You are on page 1of 4

Chương 5: Tương lai của nguy cơ khủng hoảng nợ toàn cầu sau đại dịch COVID

Đại dịch Covid-19 để lại những hậu quả tàn khốc và nặng nề cho kinh tế toàn cầu. Theo ước
tính của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), thiệt hại do Covid-19 lên tới 28 nghìn tỷ USD tính đến
năm 2025. Với những diễn biến của đại dịch và thống kê sơ bộ những tháng đầu năm 2021,
nguy cơ thế giới đối mặt với một cuộc khủng hoảng tài chính mới là hiện hữu và năm 2021
tiếp tục là một năm khó khăn cho nền kinh tế toàn cầu.
Những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 khiến thị trường tài chính toàn cầu đối mặt
nhiều rủi ro, thị trường dầu mỏ, giá vàng, đồng USD, biến động thất thường… khiến nền kinh
tế thế giới đối diện với những thách thức đan xen.
Những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 khiến thị trường tài chính toàn cầu đối mặt
nhiều rủi ro, thị trường dầu mỏ, giá vàng, đồng USD biến động thất thường
Nợ công toàn cầu cao kỷ lục
Theo Viện Tài chính Quốc tế, nợ toàn cầu đã tăng hơn 15 nghìn tỷ USD vào năm 2020, lên
mức kỷ lục 277 nghìn tỷ USD, tương đương 365% GDP toàn cầu. Nợ từ tất cả các lĩnh vực,
từ hộ gia đình đến trái phiếu chính phủ đến trái phiếu doanh nghiệp, đều tăng mạnh.
Báo cáo mới nhất của IMF mới đây dự báo tổng nợ công toàn cầu năm 2021 sẽ tương đương
99,5% GDP thế giới. Tổng nợ của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế
giới (G20) năm 2021 dự kiến lên tới 109%, trong khi nợ của các nền kinh tế phát triển dự
kiến tăng lên gần 125% GDP. IMF cũng dự báo thâm hụt tài chính toàn cầu năm 2021 sẽ ở
mức 8,5%, các nước G20 ở mức 9,4% và các nền kinh tế phát triển ở mức 8,8% .
Lo ngại về nợ công gia tăng, IMF mới đây kêu gọi các nhà hoạch định chính sách tiếp tục hỗ
trợ kinh tế cho đến khi kiểm soát được đại dịch, trong đó đặc biệt chú trọng vào các khoản
đầu tư vào các lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất do dịch bệnh.
Phân tích mới nhất của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) về tác động của COVID-19 đối với
thị trường lao động cho thấy đại dịch đã gây nên thiệt hại khổng lồ về thời gian làm việc và
thu nhập. Nếu thiếu các chính sách phục hồi lấy con người làm trung tâm giúp sớm cải thiện
tình hình, thì triển vọng phục hồi trong năm 2021 sẽ chậm, không đồng đều và không chắc
chắn.
Trước cú sốc mang tên Covid -19, năm 2020 đã ghi nhận lần đầu tiên hàng chục nền kinh tế
lớn trên thế giới đồng loạt rơi vào suy thoái như Mỹ, Anh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp,
Đức, Italy, Australia, Brazil, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia, Singapore,
Philippines, Thái Lan, Indonesia… Trong đó, Mỹ và châu Âu là những tâm điểm chính của
diễn biến dịch bệnh và cũng là những nơi thực trạng tăng trưởng kinh tế và thương mại tồi tệ
nhất trong năm 2020.
Khả năng đổ vỡ tài chính do các biện pháp kích thích khổng lồ
Mặc dù đại dịch Covid-19 đang dần được khống chế bởi kế hoạch tiêm vaccine đang được
triển khai trên phạm vi toàn cầu và các tổ chức quốc tế đều dự báo kinh tế toàn cầu sẽ tăng
trưởng dương trở lại trong năm 2021, nhưng rủi ro tiềm ẩn vẫn rất lớn. IMF cảnh báo,
vaccine và liệu pháp điều trị có thể đẩy nhanh tốc độ phục hồi kinh tế, nhưng cũng có thể trở
nên tồi tệ hơn, đặc biệt nếu có sự gia tăng đáng kể các ca lây nhiễm mới. Ngoài ra, còn có
nhiều rủi ro khác như căng thẳng địa chính trị, xung đột thương mại, thiên tai, những thay đổi
về điều kiện tài chính…
IMF cũng cảnh báo sự phục hồi kinh tế sẽ không đồng đều giữa các quốc gia và đại dịch có
khả năng dẫn đến những thay đổi lâu dài trong nền kinh tế thế giới.
Một điều hết sức lo ngại là để đối phó với tác động xấu do Covid -19, các nước đã đồng loạt
tung ra các gói kích thích cùng nhiều biện pháp tiền tệ và cho vay khẩn cấp để giải cứu nền
kinh tế. Tổng trị giá các gói hỗ trợ của Mỹ hay Nhật Bản thậm chí lên tới 20% GDP. Khả
năng đổ vỡ tài chính đối với các ngân hàng và tổ chức tài chính do biện pháp kích thích
khổng lồ là rất lớn, đặc biệt là ở Mỹ và châu Âu. Các chuyên gia phân tích tài chính cho rằng
nguy cơ gián đoạn tài chính ngày càng gia tăng bắt nguồn từ việc định giá quá cao tài sản và
mức nợ công gia tăng do các biện pháp kích thích chính sách tiền tệ và tài khóa. Điều này đã
từng xảy ra trong các cuộc khủng hoảng tài chính trong quá khứ.
Biện pháp và chiến lược giảm thiểu rủi ro
Cơ quan giám sát tài chính toàn cầu Hội đồng Ổn định tài chính (FSB) nhận định Thụy Sỹ
cần phải tăng cường kiểm soát ngành ngân hàng nhằm ngăn chặn mọi rủi ro đối với UBS,
tránh gây ảnh hưởng lớn mang tính hệ thống. Đây là cảnh báo mạnh nhất về nguy cơ phát
sinh đối với hệ thống ngân hàng Thụy Sỹ sau vụ UBS giải cứu Credit Suisse.

Tập đoàn UBS nổi lên như ngân hàng toàn cầu duy nhất của Thụy Sỹ vào năm ngoái khi thực
hiện vụ giải cứu Credit Suisse với sự hậu thuẫn của nhà nước. Nhờ đó, một vụ sụp đổ ngân
hàng lớn nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã không xảy ra. Tuy nhiên, việc
giải cứu Credit Suisse đi ngược lại các quy định được đưa ra sau khủng hoảng tài chính, vốn
được thiết kế để đảm bảo các nhà đầu tư, chứ không phải ngân sách nhà nước, hay nói cách
khác là người nộp thuế, sẽ chịu trách nhiệm chính về mặt tài chính trong trường hợp một
ngân hàng bị phá sản.

Cụ thể, Chính phủ Thụy Sỹ đã cấp khoản bảo lãnh 200 tỷ franc Thụy Sỹ (227 tỷ USD) để
UBS giải cứu Credit Suisse. Trong báo cáo, các quan chức quốc tế kêu gọi Bern tăng cường
kiểm soát các ngân hàng lớn và hỗ trợ Cơ quan giám sát thị trường tài chính Thụy Sỹ
(FINMA) bằng cách cấp thêm nguồn lực và quyền hạn để can thiệp kịp thời nếu một ngân
hàng gặp rắc rối. Báo cáo mô tả việc làm này là đặc biệt quan trọng vì UBS là ngân hàng lớn
nhất trên toàn cầu so với quy mô nền kinh tế Thụy Sỹ. Các quan chức nêu rõ bất kỳ rủi ro nào
xảy đến với UBS có thể tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế Thụy Sỹ và hệ thống tài chính
toàn cầu.

FSB kêu gọi Thụy Sỹ tăng cường quản lý hệ thống tài chính, không chỉ đơn thuần dựa vào
các yêu cầu vốn bổ sung và các lệnh khắc phục, mà cần giảm sự phụ thuộc vào các kiểm toán
viên bên ngoài và có thể phát triển các phương pháp thay thế để đánh giá ngân hàng.

FSB cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thiết lập một quỹ hỗ trợ thanh khoản công
cộng. Quỹ này sẽ đóng vai trò như phương sách cuối cùng để hỗ trợ một ngân hàng gặp khó
khăn.

Trước đó, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ tiếp tục chậm lại
trong năm 2024, năm thứ ba liên tiếp, và có nguy cơ rơi vào mức tăng trưởng yếu nhất trong
nửa thập kỷ, kể từ đầu những năm 1990.
Nguyên nhân là do tốc độ tăng trưởng chậm của các nền kinh tế tiên tiến, trong bối cảnh
chính sách tiền tệ bị thắt chặt, suy giảm tăng trưởng về mặt cơ cấu của Trung Quốc và hệ
thống thương mại quốc tế còn tồn tại nhiều yếu kém.

Mặc dù các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển khác ngoài Trung Quốc dự báo sẽ đạt được
một cú hích nhẹ về tốc độ tăng trưởng trong năm 2024, song tốc độ này vẫn thấp hơn nhiều
so với mức trung bình trước đại dịch COVID-19, bất chấp sự phục hồi “khiêm tốn” sau
những cú sốc kinh tế gần đây.

Người dân ở 1/4 các nền kinh tế đang phát triển vẫn nghèo hơn thời kỳ trước đại dịch.Tuy
nhiên, vẫn có một số tín hiệu tích cực. Lạm phát toàn cầu đang tiếp tục giảm. Một số thị
trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển (EMDE) đã quay trở lại tốc độ tăng trưởng
trước đại dịch và dường như các nền kinh tế này đang ở vị trí tốt để thúc đẩy sự phục hồi theo
dự kiến về nhu cầu toàn cầu và thương mại quốc tế từ năm 2025 trở đi.

WB cũng đã đưa ra một lộ trình tiềm năng để kích thích một chiến lược thoát khỏi chu kỳ suy
thoái hiện tại mạnh mẽ hơn, rộng rãi hơn. Dó là tăng tốc đầu tư. Nhưng điều này không đơn
giản.

Báo cáo lưu ý con đường hướng tới sự phục hồi sáng lạn hơn rất hẹp và đòi hỏi phải có
những quyết định kinh tế sáng suốt trong suốt chặng đường.Nền kinh tế toàn cầu dự kiến sẽ
tăng trưởng 2,4% trong năm nay, giảm nhẹ so với mức 2,6% của năm 2023.

Dự báo tăng trưởng của Mỹ đã được điều chỉnh nâng 0,8 điểm phần trăm lên 1,6% cho cả
năm 2024, nhờ hoạt động kinh tế mạnh mẽ đáng ngạc nhiên, bất chấp chính sách tiền tệ thắt
chặt.

Trong khi đó, dự báo tăng trưởng của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) đã bị hạ 0,6
điểm phần trăm, xuống chỉ còn 0,7%, so với dự báo mà WB đã đưa ra trước đó.

Hoạt động của khối kinh tế này đã giảm tốc mạnh vào nửa cuối năm 2023, do cú sốc từ cuộc
xung đột Ukraine vẫn tiếp diễn, dẫn đến lạm phát giá năng lượng và lãi suất tăng cao đè nặng
lên hoạt động của cả khối.

Tình trạng bất ổn dự kiến sẽ tiếp tục kéo dài đến năm 2024.Trung Quốc tăng trưởng chậm bất
ngờ trong năm 2023, sau khi kỳ vọng về sự phục hồi sau đại dịch không như mong đợi.

**Kết Luận** Nhận định về tương lai nguy cơ khủng hoảng nợ toàn cầu sau đại dịch
covid 19

Tình hình nợ toàn cầu sau đại dịch COVID-19 đang là một vấn đề được quan tâm rộng rãi.
Theo ước tính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), thiệt hại kinh tế do đại dịch có thể lên tới 28
nghìn tỷ USD đến năm 2025¹. Nợ công toàn cầu đã tăng vọt, với mức nợ tăng thêm hơn 15
nghìn tỷ USD trong năm 2020, đạt mức kỷ lục 277 nghìn tỷ USD. Điều này đặt ra nguy cơ về
một cuộc khủng hoảng tài chính mới, khi các nền kinh tế trên toàn thế giới đang phải đối mặt
với gánh nặng nợ nần tăng cao.
IMF cũng nhấn mạnh rằng các chính sách hỗ trợ kinh tế cần được tiếp tục cho đến khi đại
dịch được kiểm soát hoàn toàn, đặc biệt là đầu tư vào các lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Tuy nhiên, việc tăng lãi suất liên tiếp từ năm 2022 có thể làm gia tăng nguy cơ suy thoái kinh
tế toàn cầu.

Trong bối cảnh đó, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia đã chèo lái thành
công qua đại dịch, với mức tăng trưởng kinh tế 2,9% trong năm 2020 và dự báo tăng trưởng
6,5% trong năm 2021². Điều này cho thấy sự linh hoạt và khả năng phục hồi của nền kinh tế
Việt Nam trong đối phó với những thách thức toàn cầu.

Nhìn chung, tương lai nguy cơ khủng hoảng nợ toàn cầu sau đại dịch COVID-19 vẫn còn
nhiều bất định và phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cả việc triển khai vaccine và các biện
pháp điều trị, cũng như các chính sách kinh tế mà các quốc gia áp dụng để ứng phó với hậu
quả của đại dịch.

You might also like