You are on page 1of 5

CÂU HỎI TỰ LUẬN VĨ MÔ 2021.

2022
Câu hỏi
Câu 1 Trong năm 2019 thế giới phải đối mặt với đại dịch Covid 19 gây ảnh
hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế toàn cầu. Hãy phân tích ảnh hưởng
của dịch Covid 19 đến kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam

Câu 2 Năm 2020 Chính phủ tung gói kích cầu kinh tế 280.000 tỷ đồng hỗ trợ
doanh nghiệp vượt khó đảm bảo an sinh xã hội ứng phó với dịch bệnh
Covid 19. Hãy cho biết tình hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có
những thay đổi tích cực nào sau khi thực hiện gói kích cầu đó.

Câu 3 Trong giai đoạn 2008-2012 tăng trưởng kinh tế liên tục giảm. Chính phủ
đã làm gì và có những chính sách nào để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
trong giai đoạn này

Câu 4 Hãy cho biết tình hình lạm phát của Việt Nam giai đoạn 2008-2011.
Cho biết nguyên nhân và giải pháp mà chính phủ Việt Nam đã thực hiện
trong giai đoạn này để kiềm chế lạm phát

Câu 5 Nêu lý do tại sao Việt Nam là một điểm sáng trong tăng trưởng kinh tế
năm 2020. Phân tích những nguyên nhân dẫn đến sự tăng trưởng đó.
Câu 6 Phân tích xu hướng giảm lãi suất cho vay trong năm 2020 tại Việt Nam

HƯỚNG DẪN CÂU HỎI TỰ LUẬN


CÂU 1:
 Bối cảnh tình hình covid 19 (Toàn cầu, Việt Nam)
+ covid-19 là đại dịch truyền nhiễm với tác nhân là virus SARS- covz diễn ra
trên phạm vi toàn cầu khởi nguồn vào ngày 31 tháng 12 năm 2019, bắt nguồn từ
Vũ Hán thuộc miền Trung Trung Quốc. Bắt đầu lan rộng ra khắp nơi trên thế
giới trong đó có Việt Nam.
 Thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam
+Việt Nam có quan hệ thương mại với khoảng 70 quốc gia trên thế giới, các thị
trường xuất nhập khẩu lớn của Việt Nam như Trung Quốc, Hàn Quốc, Asean,
Nhật Bản. Mặt hàng Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất là dệt may, linh kiện điện
tử, điện thoại, máy tính.
 Ảnh hưởng của covid với kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam
+các đối tác lớn của Việt Nam đã chịu ảnh hưởng nặng nề từ đợt dịch covid
chính vì vậy kim ngạch gạch xuất nhập khẩu 2020 giảm nhưng vẫn đạt mức kỷ
lục ước đạt khoảng 489 tỉ USD tăng 3,5% so cùng kỳ năm trước và ước cả năm
là năm 527 tỷ USD tăng 1,8% so với năm 2019 kim ngạch xuất khẩu hàng hóa
đạt 267 tỷ USD, tăng khoảng 1% so với 2019
+tình hình dịch bệnh được kiểm soát nên VN cũng ảnh hưởng ít hơn các nước
khác.
 Triển vọng về xuất khẩu trong thời gian tới
+có nhiều cơ hội xuất khẩu tăng các mặt hàng vì Việt Nam còn có những lợi thế
từ Hiệp định Thương mại EU đã được ký kết. Việt Nam là một trong những
quốc gia mà mà kiểm soát dịch bệnh tương đối tốt
 Một số Đề xuất
+thay đổi tư duy, rà soát các lô sản xuất, lô chế biến để đáp ứng các yêu cầu về
an toàn thực phẩm, các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với các đối tác của chúng ta

CÂU 2:
 Bối cảnh tình hình covid 19 tại Việt Nam
+covid là đại dịch truyền nhiễm diễn ra phạm vi trên toàn cầu khởi nguồn là ở
Vũ Hán -Trung Quốc. Bệnh nhân nhiễm bệnh đầu tiên của Việt Nam vào ngày
23 tháng 1 năm 2020 hiện tại cũng đã được kiểm soát chặt chẽ. Hiện nay Việt
Nam có khoảng 9.505 ca nhiễm và tử vong 55, người khỏi bệnh 3549 người
 Ảnh hưởng của dịch bệnh
+tác động đến nhiều mặt về kinh tế xã hội, tác động đến việc làm, xuất nhập
khẩu ảnh hưởng, tăng trưởng kinh tế cũng ảnh hưởng, cán cân thương mại, công
ăn việc làm của nhân dân ảnh hưởng, đời sống xã hội ảnh hưởng,...
 Nội dung gói hỗ trợ 280 nghìn tỷ
+theo chỉ thị số 11/ CT- TTg ngày 04 tháng 3 năm 2020 và nội dung của gói hỗ
trợ 280 nghìn tỷ như sau:
- tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi tiếp tục về tiếp cận vốn tín dụng, tài chính,
thuế và thương mại
- rà soát cắt giảm các thủ tục hành chính chi phí cho doanh nghiệp
- tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất thúc đẩy NK
- Đẩy mạnh phục hồi, phát triển các ngành du lịch, hàng không vì du lịch và
ngành hàng không đang chịu ảnh hưởng nghiêm trọng
- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện giải ngân, vốn đầu tư, cải thiện môi trường kinh
doanh, tập trung xử lý các vướng mắc về lao động, xử lý và đẩy mạnh các
kênh truyền thông.
 Tình hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam
+ GDP năm 2020 tăng 2,91% trong bối cảnh dịch covid-19 diễn biến phức tạp,
ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế -xã hội là thành công lớn của Việt
Nam, sản xuất công nghiệp với tốc độ tăng thêm đạt 4,8% so với kỳ năm
trước…
 Đề xuất
+ Giúp doanh nghiệp tiếp cận các cơ quan hành chính linh hoạt trong sản xuất, các mô
hình chuyển đổi sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh tiến độ khai thác, các giải pháp hỗ trợ
ban hành các giải pháp thiết thực hơn cho doanh nghiệp. Các thủ tục hành chính bớt
rườm rà hơn tạo mức tiếp cận cho doanh nghiệp ứng với gói kích cầu 280.000 tỷ của
Chính phủ
CÂU 3:
+ Tình hình tăng trưởng kinh tế qua giai đoạn 2008-2012
Trong bối cảnh có những biến động không thuận lợi của thế giới tốc độ tăng trưởng
kinh tế nước ta năm 2008 đã chậm lại còn 6,2% so với 8,5% năm 2007
Tình hình tăng trưởng kinh tế năm 2009 có GDP tăng 5,32%, nông lâm ngư nghiệp
1,83%, công nghiệp và xây dựng tăng 5,5%, dịch vụ tăng 6,63%
GDP 2010 tăng 6,78% so với 2009
GDP 2011 tăng 5,89% so với 2010
GDP năm 2012 tăng 5,03% so với năm 2011
+ Biện pháp của chính phủ:
- Triển khai thực hiện cơ chế hỗ trợ lãi suất
- Nghiệp vụ thị trường mở chủ yếu là mua giấy tờ có giá để cung ứng thêm tiền
- Thực hiện gói kích cầu
- Mở rộng chi tiêu và đầu tư
- Giãn thuế, giảm thuế để kích cầu đầu tư và tiêu dùng
- Giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc tại các ngân hàng

Câu 4:
- Nêu tình hình lạm phát qua các năm 2008-2011
+ lạm phát giảm nhanh trong quý IV / 2008 dẫn đến lạm phát cả năm 2008 còn gần 20%
+ lạm phát cả năm 2009 chỉ tăng 6,88% so với năm 2008
+ lạm phát năm 2010 là 11,75%
+ lạm phát năm 2011 lên tới 18,58% với chỉ số giá cả các mặt hàng lương thực thực phẩm,
nhà ở, giáo dục và giao thông tăng mạnh nhất.
- Nêu một vài nguyên nhân
+Tác động khủng hoảng kinh tế 2008
+ Tăng trưởng tín dụng mạnh trước 2008
+ Chính sách nới lỏng tiền tệ cuối năm 2009
+ giá nguyên vật liệu thế giới tăng…
- Giải pháp:
+ năm 2008, thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, tăng lãi suất chiết khấu. Phát hành trái
phiếu bắt buộc vào năm 2008.
+ Năm 2011, ngân hàng nhà nước giới hạn trần tín dụng với các ngân hàng thương mại
đồng thời giảm chi tiêu công.
Câu 5:
 Lý do bối cảnh kinh tế năm 2020 toàn cầu là một điểm sáng:
- tăng trưởng toàn cầu tăng nhẹ lên 2,5% trong năm 2020 trong bối cảnh nợ gia
tăng và tăng trưởng năng suất chậm lại. Tăng trưởng ở các nền kinh tế đang phát triển
về thị trường mới nổi dự kiến sẽ tăng 4% trong năm nay
- Việt Nam là quốc gia duy nhất ở Asean Và là một trong số những nước ít đổi
đạt được tăng trưởng dương năm 2020.
 Tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2020 ( c1 +c2)
 Phân tích những nguyên nhân
- kinh tế vĩ mô ổn định
- văn hóa xã hội có những tiến bộ an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, đời sống nhân
dân được đảm bảo
- Công tác phòng ngừa đấu tranh chống tham nhũng, lãm phí thực hiện quyết liệt
và có hiệu quả của chính phủ
- hoạt động đối ngoại hội nhập kinh tế trong bối cảnh đại dịch được duy trì và đạt
được những kết quả quan trọng nâng cao uy tín và uy thế của Việt Nam
- các chủ trương chính sách biện pháp được thực hiện một cách độc đáo
- niềm tin của nhân dân đối với Đảng đối với nhà nước không ngừng được củng
cố và nâng cao

Câu 6: Bối cảnh kinh tế Việt Nam 2020 (c1,2,5)


Tình hình tổ chức tín dụng của hệ thống ngân hàng Việt Nam
- ngày 31 tháng 3 năm 2020 Ngân hàng Nhà nước đã ban hành chỉ thị 02 về các
giải pháp cấp bách trong tăng cường và phòng chống và khắc phục khó khăn do tác
động của dịch covid
- ngày 1 tháng 4 năm 2020 có khoảng 20 ngân hàng đã giảm mạnh lãi suất cho
vay, giảm khoảng 2% đây được coi là lần giảm mạnh nhất trong một lần điều chỉnh
ngân hàng
- để hỗ trợ nền kinh tế thì Ngân hàng Nhà nước đã ban hành các quyết định hạ
một số khoản lãi suất cho vay có hiệu lực từ ngày 13 tháng 05 năm 2020, đây là lần
thứ 2 trong năm 2020 ngân hàng giảm mạnh lãi suất.
Nguyên nhân về xu hướng giảm lãi suất cho vay
- thanh khoản các ngân hàng đang dồi dào do cầu tín dụng thấp, doanh nghiệp
chưa có triển vọng, chưa có động lực để vay vốn, chưa có tiếp cận vốn nhiều
- do tác động của covid-19 cầu vốn giảm, lãi suất cho vay giảm
- tín dụng tăng chậm hơn huy động vốn
- ngân hàng nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ để đối phó với dịch covid-19 ,
cắt giảm các loại lãi suất
- ngân hàng nhà nước đặt mục tiêu: ổn định tỷ giá giá, cuối năm lượng mua lớn
hơn ngoại tệ
- tâm lý lo ngại do tác động của dịch covid đối với kinh tế làm cho người dân lo
ngại nên là người dân thường giữ tài sản hơn là có lợi nhuận do việc đầu tư, họ sẽ
phải tìm giải pháp an toàn thay vì người ta tìm ra kênh đầu tư để kiếm lợi nhuận.

You might also like