You are on page 1of 49

MỤC LỤC

CÂU 1: CƠ HỘI HỢP TÁC ĐẦU TƯ GIỮA VIỆT NAM VÀ BRUNEI.......................................2


CÂU 2: CƠ SỞ HỢP TÁC ĐẦU TƯ GIỮA VIỆT NAM VÀ INDONESIA................................10
CÂU 4: CƠ HỘI HỢP TÁC ĐẦU TƯ GIỮA VIỆT NAM - PHILIPINES..................................18
CÂU 5: CƠ HỘI HỢP TÁC ĐẦU TƯ GIỮA VIỆT NAM - SINGAPORE.................................23
CÂU 6: CƠ HỘI HỢP TÁC ĐẦU TƯ GIỮA VIỆT NAM - THÁI LAN.....................................28
CÂU 7: CƠ HỘI HỢP TÁC ĐẦU TƯ GIỮA VIỆT NAM VÀ CAMPUCHIA...........................34
CÂU 8: CƠ HỘI HỢP TÁC ĐẦU TƯ GIỮA VIỆT NAM VÀ LÀO............................................41
CÂU 1: CƠ HỘI HỢP TÁC ĐẦU TƯ GIỮA VIỆT NAM VÀ BRUNEI
I. Thực trạng đầu tư tại Việt Nam
0. Môi trường đầu tư
-Thế mạnh của môi trường đầu tư Việt Nam

+Về chính trị: Môi trường chính trị Việt Nam được đánh giá là tương đối ổn định. Theo báo cáo Chỉ
số Hòa Bình toàn cầu năm 2013 của Viện Kinh tế và Hòa Bình, Việt Nam xếp hạng thứ 41/158 nước
và vùng lãnh thổ và được đánh giá cao về ổn định chính trị.

+Về pháp luật: Lộ trình điều chỉnh thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN) từ 32% (1997) cho đến
25% (2009) và gần đây nhất là 22%(hiệu lực 01.01.2014), 20% (hiệu lực 01.01.2016) đã tạo một
bước tiến lớn. Luật thuế XNK cho phép miễn thuế cùng với đó là sự ra đời những hiệp định về ưu
đãi thuế xuất nhập khẩu trong phạm vi các nước ASEAN, WTO

+Về văn hóa – xã hội: Việt Nam là nước có lực lượng lao động dồi dào và ngày càng được nâng cao
chuyên môn tay nghề, giá nhân công Việt Nam đang thấp hơn rất nhiều so với các quốc gia trong
khu vực.và áp lực tăng lương không cao, bước đầu tạo thuận lợi cho những nhà đầu tư mới.

+Về môi trường kinh tế:

VN đạt chỉ số thuận lợi kinh doanh là ở mức 70/190, đứng t4 trong ASEAN. Năm 2021, theo số liệu
của Tổng cục Thống kê, quy mô GDP của Việt Nam tăng trưởng 2,58%; tức đạt 278,2 tỷ USD, GDP
bình quân đầu người của Việt Nam đạt 2.824,1 USD; có sự tăng nhẹ so với năm trước,..

+Về khoa học – công nghệ: Hiện nay, Việt Nam đào tạo được trên 1,8 triệu cán bộ có trình độ Đại
học và cao đẳng trở lên với trên 30 nghìn người có trình độ trên đại học. thêm vào đó là khoảng hơn
2 triệu công nhân kỹ thuật, trong đó có hơn 34 nghìn người trực tiếp làm việc trong lĩnh vực Khoa
học – công nghệ thuộc khu vực nhà nước.

Hệ thống pháp luật về khoa học và công nghệ được tạo lập và ngày càng hoàn thiện Việt Nam xây
dựng được một mạng lưới các tổ chức Khoa học – công nghệ với trên 1.100 tổ chức nghiên cứu và
phát triển thuộc mọi thành phần kinh tế

1. Dòng vốn đầu tư


+ Dòng FDI vào:
- Lượng vốn: Tính đến 20/12/2021, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và GVMCP của nhà
ĐTNN đạt trên 31,15 tỷ USD, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm 2020. Còn vốn thực hiện đạt 19,74 tỷ
USD trong năm 2021, giảm nhẹ 1,2% so với cùng kỳ năm 2020.
Tính lũy kế đến ngày 20/3/2022, cả nước có 34.815 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký gần
422,84 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư nước ngoài ước đạt trên 256 tỷ USD,
bằng 60,5% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực.
- Lĩnh vực đầu tư: ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt trên 18,1 tỷ
USD, chiếm 58,2%. Ngành sản xuất, phân phối điện đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư trên 5,7 tỷ
USD, chiếm 18,3%, sau là ngành KD bất động sản,..
- Đối tác đầu tư: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc, Hồng Kông. Lũy kế đến 20/3/2022,
đứng đầu là Hàn Quốc với tổng vốn đăng ký trên 78,5 tỷ USD (chiếm 18,58% tổng vốn đầu tư).
Singapore đứng thứ hai với hơn 67,5 tỷ USD (chiếm 15,9% tổng vốn đầu tư), tiếp theo là Nhật Bản
- Địa bàn đầu tư: các địa phương nhận đầu tư nhiều nhất là TP.HCM, Hà Nội, Bình Dương, Hải
Phòng, Bắc Ninh,..Lũy kế đến ngày 20/3/2022, ĐTNN đã có mặt ở tất cả 63 tỉnh, thành phố trong cả
nước, TP Hồ Chí Minh vẫn là địa phương dẫn đầu trong thu hút ĐTNN với trên 52,8 tỷ USD (chiếm
12,5% tổng vốn đầu tư); tiếp theo là Bình Dương với hơn 39,4 tỷ USD (chiếm 9,3% tổng vốn đầu
tư); Hà Nội với hơn 37,6 tỷ USD (chiếm 8,9% tổng vốn đầu tư). Các địa phương tiếp theo lần lượt là
Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Hải Phòng, Bắc Ninh.
+ Dòng FDI đầu tư ra:
Trong năm 2020, tổng vốn đầu tư Việt Nam ra nước ngoài cấp mới và điều chỉnh đạt trên 590 triệu
USD, tăng 16,1% so với cùng kỳ năm 2019.
Lũy kế đến ngày 20/3/2022, Việt Nam đã có 1.539 dự án đầu tư ra nước ngoài còn hiệu lực với tổng
vốn đầu tư gần 21,43 tỷ USD. Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài tập trung nhiều nhất vào các
ngành khai khoáng (32,5%); nông, lâm nghiệp, thủy sản (16%).
Năm 2021: Có 26 quốc gia, vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam. Dẫn đầu là Hoa Kỳ với 4 dự
án đầu tư mới và 3 dự án điều chỉnh vốn, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt gần 307,3 triệu USD, tăng 4,4
lần so với năm 2020. Đứng thứ hai là Singapore với tổng vốn đầu tư trên 141,7 triệu USD, tăng gần
3,6 lần so với năm 2020.
 Khó khăn:
+Về yếu tố kinh tế: Trong bảng chỉ số cảm nhận tham nhũng,Việt Nam được 33/100 điểm,đứng thứ
117/180 nước. Điều này phản ánh tình trạng “tham nhũng nghiêm trọng” trong giới công chức tại
Việt Nam
Điểm chỉ số tự do kinh doanh của Việt Nam năm 2020 là 58,8 điểm, đứng thứ 105 trên thế giới.
Theo báo cáo, chỉ số này đã tăng 3,5 điểm so với năm 2019, giúp thứ hạng của Việt Nam tiến 23 bậc.
Tuy nhiên với số điểm là 58,8 chứng tỏ mức độ tự do kinh tế ở Việt Nam còn thấp.
+Về Thể Chế – Luật Pháp: Về việc chấp hành thủ tục hải quan ở Việt Nam vẫn còn chưa được rõ
ràng, minh bạch. Việc kiểm soát biên giới Việt Nam với các nước lân cận cũng chưa có hiệu quả.
Một số luật và quy định khác về kinh doanh liên quan nhiều đến đầu tư nước ngoài chưa được ban
hành như luật lao động, kinh doanh bất động sản, khai mỏ…
+Về văn hóa – xã hội: Công nhân Việt Nam còn chưa có ý thức làm việc tốt, mặc dù có năng lực
làm việc nhưng tinh thần kỷ luật lại chưa cao
+Về khoa học – công nghệ: Số lượng cán bộ nghiên cứu và phát triển của Việt Nam dù đã gia tăng
nhưng còn rất khiêm tốn so với các nước .Về chỉ số cạnh tranh toàn cầu, năm 2013, Việt Nam xếp
thứ 70/148 quốc gia; chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu xếp thứ 76/141 quốc gia. Trong khi Singapore
ở tốp 3 thế giới và các nước Malaysia, Thái Lan đều đứng trên Việt Nam. Tỷ lệ kết quả nghiên cứu
trong nước được thương mại hóa và ứng dụng trong thực tiễn sản xuất, kinh doanh rất thấp.
2. Chính sách đầu tư
 Chính sách đầu tư
- Việt Nam là một nước có nền nông nghiệp lạc hậu nhưng sau khi có chính sách mở cửa và đổi mới,
Việt Nam đã ban hành khung pháp luật về đầu tư, đó là Luật Đầu tư. Khi đó, Việt Nam đã đón nhận
các nhà đầu tư và đến nay, đã có 334 tỷ USD với 26.500 dự án FDI, với vốn thực hiện khoảng 184 tỷ
USD. Và đặc biệt, đầu tư nước ngoài đã giúp Việt Nam chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từ một nền nông
nghiệp lạc hậu sang một nền công nghiệp tiên tiến.

- Mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 2011-2020, có 4 định hướng chính cho việc thu
hút FDI vào Việt Nam: Chất lượng và hiệu quả cao; phát triển bền vững, xây dựng nền kinh tế ít các
bon; có sự cam kết về chuyển giao công nghệ thích hợp với từng ngành, từng dự án và lao động có
kỹ năng cao.

- Sau khi Luật Đầu tư 2005 được ban hành, nhằm tương thích với các quy định của WTO, chính sách
ưu đãi đầu tư của Việt Nam đã có sự thống nhất, không còn phân biệt đối xử giữa nhà đầu tư trong
nước và nước ngoài. Nhiều tiêu chí để xác định đối tượng được ưu đãi thuế cũng được điều chỉnh,
bãi bỏ như không còn ưu đãi thuế đối với hàng xuất khẩu (trợ cấp xuất khẩu) hoặc với hàng hoá có
tỷ lệ nội địa hoá cao. Đối tượng ưu đãi thuế dựa trên 2 tiêu chí chính: ưu đãi theo địa bàn (khó khăn
và đặc biệt khó khăn) và theo lĩnh vực.

- Về hình thức ưu đãi, ngoài các hình thức ưu đãi quen thuộc như thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền
thuê đất, thuế xuất nhập khẩu, bắt đầu xuất hiện thêm nhiều hình thức ưu đãi khác như: ưu đãi thuế
thu nhập cá nhân cho người lao động, hỗ trợ chi phí thủ tục hành chính, chi phí đầu tư hạ tầng, hỗ trợ
lãi suất, trợ giá, bao tiêu sản phẩm đối với một số ngành rất khó thu hút đầu tư như năng lượng sạch,
hoá dầu…

- Các chính sách ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) trong thu hút đầu tư của Việt Nam
là rất hấp dẫn so với các nước trong khu vực. Theo Nghị định 218/2013/NDCP, thuế suất thuế thu
nhập doanh nghiệp là 22%, trừ trường hợp các doanh nghiệp có tổng doanh thu không quá 20 tỷ
đồng/ năm hoặc các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và
tài nguyên quý hiếm của Việt Nam.

Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, những trường hợp thuộc diện áp dụng thuế suất 22% quy định tại
Khoản này áp dụng thuế suất 20%.

Các dự án FDI có giá trị cao vào Việt Nam có thể kể đến: Samsung (20 tỷ USD vào nhà máy sản
xuất điện thoại, xuất khẩu trên 50 tỷ USD/năm; sử dụng 130.000 lao động); Intel (1 tỷ USD vào nhà
máy lắp ráp và thử nghiệm chip siêu nhỏ, sử dụng 3.000 lao động); LG (4 tỷ), GE, Mitsubishi,
Sanofi, Panasonic…

II. Thực trạng đầu tư tại Brunei


1. Môi trường đầu tư
– MT pháp lý, chính trị:
Brunei có nền chính trị ổn định nổi bật được lãnh đạo bởi một chế độ quân chủ nhân từ kéo dài liên
tục
Brunei đại diện cho một trong những quốc gia phát triển nhanh nhất trong ASEAN. Báo cáo kinh
doanh năm 2019, Brunei xếp thứ 66/190 về môi trường kinh doanh. Điều này là một tiến bộ rất đáng
kể trong chính sách khuyến khích về mặt tạo lập doanh nghiệp, cho vay và hệ thống thuế.
Chỉ số bảo vệ nhà đầu tư của Brunei là 87 (cập nhật năm 2017), chỉ ở mức trung bình. Bên cạnh đó,
Luật Sharia (luật Hồi giáo) ở Brunei, cấm cả rượu và Thiên Chúa giáo, chính sách duy trì tỷ giá
ngang bằng tiền Singapore nên Brunei trở thành một trong những nơi sinh sống và làm việc đắt đỏ
nhất khu vực khiến cho Brunei trở thành một điểm đến kém hấp dẫn với các nhà đầu tư.
- MT tự nhiên:
Brunei nằm ở trung tâm của khu vực Đông Nam Á và dọc theo tuyến giao thương hàng hải Đông-
Tây, khả năng kết nối thuận lợi giữa Brunei với các nền kinh tế đang phát triển trong khu vực đã
khiến nước này trở thành một địa điểm lý tưởng cho các hoạt động định hướng xuất khẩu.
Có khoảng 70% diện tích đất tự nhiên được dành cho mục đích bảo tồn, phù hợp với mục tiêu chiến
lược quốc gia là thúc đẩy sự phát triển bền vững.
Trữ lượng dầu mỏ khổng lồ từng khiến Brunei trở thành quốc gia giàu nhất Đông Nam Á tính theo
bình quân đầu người.
- MT văn hóa-XH:
Với tỷ lệ biết chữ của người lớn là 94%, Brunei sở hữu một nguồn nhân lực có giá trị ngày càng cao.
Phần lớn người Brunei sử dụng ngôn ngữ Tiếng Anh trong kinh doanh.
Chất lượng cuộc sống của người dân Brunei được xếp hạng cao nhất trong thế giới Hồi giáo và thuộc
các thứ hạng đầu ở châu Á.
- Cơ sở hạ tầng:
Động lực đa dạng hóa nền kinh tế đã dẫn đến chi tiêu đáng kể cho các dự án cơ sở hạ tầng khác nhau
trên khắp đất nước, từ các khu công nghiệp đến viễn thông cho đến mạng lưới giao thông quốc gia.
Brunei có nhiều khu công nghiệp có sẵn các cơ sở hạ tầng hỗ trợ để tạo điều kiện cho các nhà đầu tư
xây dựng các dự án đầu tư công nghiệp mới ở Brunei.
2. Dòng vốn đầu tư
Dòng vốn FDI vào của Brunei đạt 577 triệu USD vào năm 2020, tăng từ 374,66 triệu USD vào năm
2019, bất chấp cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu do đại dịch Covid-19 gây ra. Tổng nguồn vốn FDI
vào đang tăng lên, đạt 7,6 tỷ USD vào năm 2020.

Lĩnh vực khai thác mỏ và khai thác đá nhận được tỷ trọng lớn nhất của FDI, FDI đã xuất hiện đáng
kể trong lĩnh vực O&G trong thời gian tăng giá dầu. Kể từ đó, FDI đã tập trung vào các ngành công
nghiệp hạ nguồn, bao gồm cả các dự án lớn của ngành công nghiệp Hengyi (3,4 tỷ USD, 2017-20)
và ngành công nghiệp phân bón Brunei (1,3 tỷ USD, 2017-21). Ngoài ra, FDI vào các ngành công
nghiệp ưu tiên khác nhưng nhỏ hơn đáng kể.

Lĩnh vực khai thác mỏ và khai thác đá nhận được tỷ trọng lớn nhất của FDI, FDI đã xuất hiện đáng
kể trong lĩnh vực O&G trong thời gian tăng giá dầu. Kể từ đó, FDI đã tập trung vào các ngành công
nghiệp hạ nguồn, bao gồm cả các dự án lớn của ngành công nghiệp Hengyi (3,4 tỷ USD, 2017-20)
và ngành công nghiệp phân bón Brunei (1,3 tỷ USD, 2017-21). Ngoài ra, FDI vào các ngành công
nghiệp ưu tiên khác nhưng nhỏ hơn đáng kể.
3. Chính sách đầu tư
Các luật và quy định về FDI của Brunei:
(1) Đăng ký kinh doanh:
Tất cả các doanh nghiệp tại Brunei phải đăng ký với Bộ phận Đăng ký công ty và tên thương mại
thuộc Bộ Tài chính. Ngoại trừ doanh nghiệp tư nhân và các hợp doanh, các nhà đầu tư nước ngoài
có thể sở hữu toàn bộ công ty, các chi nhánh và văn phòng đại diện công ty nước ngoài.
(2) Khuyến công:
Thông qua Sắc lệnh Khuyến khích đầu tư năm 2001, Brunei muốn kích thích phát triển kinh tế bằng
cách khuyến khích việc thành lập và mở rộng các doanh nghiệp công nghiệp và kinh tế cụ thể.
(3) Các ngành tiên phong:
Các ngành công nghiệp được tuyên bố là các ngành công nghiệp tiên phong và các sản phẩm tiên
phong bao gồm: Kinh doanh nông nghiệp (phân bón và thuốc trừ sâu); Máy móc thiết bị nông
nghiệp, xây dựng, thiết bị nặng (nhà máy xi măng, sản xuất máy móc thiết bị điện công nghiệp và
máy cán thép, tấm kim loại); Hóa chất, hóa dầu, nhựa và các vật liệu tổng hợp,..
(4) Các công ty dịch vụ tiên phong:
Các hoạt động được công bố là các dịch vụ tiên phong bao gồm: Kinh doanh nông nghiệp; Kiến trúc
và kỹ thuật công trình; Ô tô và vận chuyển đường bộ ; Giáo dục; Tài chính; Công nghệ y tế ; Thông
tin và truyền thông,..
(5) Vốn vay nước ngoài để mua các thiết bị sản xuất:
Người cho vay không thường trú sẽ bị áp thuế thu nhập 20% đối với lãi suất thanh toán. Chính phủ
có thể cho miễn thuế đối với khoản vay nước ngoài đã được phê duyệt nếu khoản vay đó được sử
dụng để mua thiết bị sản xuất.
(6) Các hạn chế về quyền sở hữu tư nhân đối với người nước ngoài:
Không có giới hạn nào về quyền sở hữu nước ngoài trong các công ty được thành lập tại Brunei.
(7) Sàng lọc vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài:
Cơ quan Phát triển Kinh tế Brunei (BEDB), đang phối hợp với Bộ phận Invest thuộc Trung tâm
hành động và Hỗ trợ FDI (FAST) để đánh giá các đề án đầu tư, liên lạc với các cơ quan chính phủ
và tiếp nhận phê duyệt dự án
(8) Các chính sách ưu đãi đầu tư:
Các công ty tham gia vào hoạt động xuất khẩu sản phẩm của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và
thủy sản có thể nộp đơn xin giảm thuế trên lợi nhuận xuất khẩu. Đối với các doanh nghiệp không
phải tiên phong, thời gian giảm thuế là 8 năm và lên đến 11 năm đối với các doanh nghiệp tiên
phong.
Thuế suất thu nhập doanh nghiệp tại Brunei đã giảm từ 30% (năm 2007 và trước đó) xuống tới mức
hiện nay là 18,5% (tứ năm 2015 trở đi). Các doanh nghiệp tư nhân và hợp doanh không phải chịu
thuế. Các cá nhân không phải trả bất kỳ thuế thu nhập và lợi nhuận phát sinh từ việc bán tài sản vốn
không phải chịu thuế.
 Thuận lợi
Phát triển cơ sở hạ tầng:
Động lực đa dạng hóa nền kinh tế đã dẫn đến chi tiêu đáng kể cho các dự án cơ sở hạ tầng khác
nhau trên khắp đất nước, từ các khu công nghiệp đến viễn thông cho đến mạng lưới giao thông quốc
gia. Chính phủ sẽ tiếp tục cải thiện kết nối đường bộ, đường biển và đường hàng không để tăng
năng suất, cũng như cung cấp nước và điện không bị gián đoạn cho các hộ gia đình và doanh
nghiệp.
Ổn định chính trị:
Brunei có nền chính trị ổn định nổi bật được lãnh đạo bởi một chế độ quân chủ nhân từ kéo dài liên
tục trên 600 năm, Ngoài ra, nước này có quan hệ thương mại toàn diện với các nước ở Trung Đông,
tạo điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh và liên doanh kinh doanh trong nước.
Ngành công nghiệp dầu khí mạnh mẽ:
Dầu khí đã trở thành xương sống của nền kinh tế Brunei kể từ năm 1929. Cùng với những nỗ lực đa
dạng hóa và việc tiếp cận dễ dàng với các nguồn tài nguyên dầu khí, Brunei là một địa điểm hoàn
hảo để xây dựng các ngành công nghiệp liên quan đến dầu khí.
Cơ sở hạ tầng hiện đại:
Cơ sở hạ tầng xã hội và kinh doanh phát triển tốt được ưu tiên trong kế hoạch phát triển của Brunei
và đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh và tính hấp dẫn của đất
nước này trong thu hút đầu tư.
Vị trí chiến lược:
Brunei nằm ở trung tâm của khu vực Đông Nam Á và dọc theo tuyến giao thương hàng hải Đông-
Tây, khả năng kết nối thuận lợi giữa Brunei với các nền kinh tế đang phát triển trong khu vực đã
khiến nước này trở thành một địa điểm lý tưởng cho các hoạt động định hướng xuất khẩu.
Các chính sách ưu đãi đầu tư hấp dẫn:
Chế độ thuế tự do nhất trong khu vực và có mức thuế thu nhập doanh nghiệp thuộc hạng thấp nhất ở
Brunei. Nước này cũng không có các loại thuế thu nhập cá nhân, doanh thu, sổ lương, xuất khẩu,
thặng dư vốn hoặc sản xuất.
Có nhiều khu công nghiệp:
Brunei có nhiều khu công nghiệp có sẵn các cơ sở hạ tầng hỗ trợ để tạo điều kiện cho các nhà đầu tư
xây dựng các dự án đầu tư công nghiệp mới ở Brunei.
 Khó khăn khi đầu tư vào Brunei
Với dân số khoảng 441,000 người, thị trường trong nước của Brunei tương đối nhỏ bé. Các doanh
nghiệp nước ngoài được phép sở hữu 100% trong các hoạt động kinh doanh và đầu tư. Do vậy, các
nhà đầu tư nước ngoài không cần phải tìm kiếm một đối tác trong nước để tham gia thị trường. Tuy
nhiên, trong một số trường hợp để tham gia thị trường, các công ty nước ngoài có thể phải tìm một
đối tác trong nước để có đủ điều kiện cho một số dự án chính phủ. Các doanh nghiệp/ nhà đầu tư
nên dự trù khả năng chậm trễ, đôi khi khá lâu khi giao dịch với chính quyền địa phương.
Chỉ số bảo vệ nhà đầu tư của Brunei là 87 (cập nhật năm 2017), chỉ ở mức trung bình. Bên cạnh đó,
Luật Sharia (luật Hồi giáo) ở Brunei, cấm cả rượu và Thiên Chúa giáo, chính sách duy trì tỷ giá
ngang bằng tiền Singapore nên Brunei trở thành một trong những nơi sinh sống và làm việc đắt đỏ
nhất khu vực khiến cho Brunei trở thành một điểm đến kém hấp dẫn với các nhà đầu tư.
Trữ lượng dầu mỏ khổng lồ từng khiến Brunei trở thành quốc gia giàu nhất Đông Nam Á tính theo
bình quân đầu người. Tuy nhiên, quốc gia này hầu như không đa dạng hóa nền kinh tế ngoài lĩnh
vực dầu khí dẫn đến nền kinh tế tăng trưởng chậm chạp.
III. Cơ sở hợp tác đầu tư giữa Việt Nam và Brunei
Quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam- Brunei là mối quan hệ song phương giữa hai nước Cộng hòa Xã
hội Chủ nghĩa Việt Nam và nhà nước Brunei Darussalam, được thiết lập vào ngày 29/2/2992. Hai
nước đã đạt được bước tiến quan trọng với việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác toàn diện năm 2019.
Điều này tạo tiền đề để quan hệ hai nước phát triển ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất hơn. Thời
gian qua, quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam-Brunei tiếp tục giữ đà phát triển tích cực
Các hiệp định mà Brunei và Việt Nam cùng tham gia ký kết
 Thiết lập quan hệ ngoại giao (29/2/1992)
 Ký kết bản ghi nhớ thành lập Ủy ban hỗn hợp về hợp tác song phương (năm 2000)
 Ký kết bản tuyên bố chung về tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư và dịch vụ
(2003)
 Ký bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng (2005)
 Ký kết bản thỏa thuận về hợp tác khoa học và công nghệ (2008)
 Ký bản ghi nhớ về hợp tác du lịch (2011)
 Ký bản ghi nhớ về hợp tác nông nghiệp và thủy sản, ký bản ghi nhớ về hợp tác giữa hải quân
nhân dân Việt Nam và hải quân hoàng gia Brunei (2013)
 Ký bản ghi nhớ về hợp tác giáo dục (2016)
 Thiết lập quan hệ đối tác toàn diện (2019)
 Ký kết Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Brunei (VN-Brunei FTA) (năm 2021)
 Kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (2022)
IV. Thực trạng hợp tác đầu tư giữa Brunei và Việt Nam
1. Đầu tư từ Brunei và Việt Nam
a, Hình thức đầu tư
Hiện nay các nhà đầu tư Brunei đầu tư chủ yếu theo hình thức 100% vốn nước ngoài và hình
thức liên doanh. Theo thông tin từ Bộ kế hoạch và Đầu tư Việt Nam tính đến tháng 9 năm 2021
Brunei đã đầu tư vào Việt Nam 3 dự án với tổng vốn đăng ký là 4,2 triệu USD.
Về hình thức 100% vốn nước ngoài, một ví dụ điển hình là công ty Bru-Xin Steed Sdn (Bru-
Xin Steel) một công ty đặt tại Brunei, đã đầu tư vào xây dựng một nhà máy sản xuất thép tại Khu
công nghiệp Phú Mỹ ở tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, Việt Nam. Tổng mức đầu tư cho dự án này khoảng
500 triệu USD và Bru-Xin Steel sở hữu 100% vốn trong dự án này. Nhà máy sản xuất thép của Bru-
Xin Steel tại Việt Nam được trang bị các thiết bị và công nghệ hiện đại, có khả năng sản xuất đa
dạng các sản phẩm thép cao cấp để đáp ứng nhu cầu của thị trường nội địa và xuất khẩu. Dự án này
đã tạo ra nhiều việc làm cho người dân địa phương và đóng góp vào phát triển kinh tế và xã hội của
tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng như toàn quốc.
Vào năm 2020, Tập đoàn Bình Sơn (BSR) đã ký kết thỏa thuận với công ty Petco Brunei để
đưa vào vận hành nhà máy xử lý dầu thô Dung Quất tại tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam. Petco Brunei sẽ
trở thành một trong những cổ đông lớn nhất của BSR với tỷ lệ sở hữu 49%. Qua đó, BSR sẽ huy
động được khoảng 1 tỷ USD cho các kế hoạch mở rộng sản xuất và kinh doanh trong tương lai.
Về hình thức liên doanh, liên doanh giữa công ty Brunei National Petroleum Company
(PetroleumBRUNEI) và Công ty Cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVN) tại Việt Nam. Đây là một liên
doanh lớn được thành lập vào năm 2013, với tổng vốn đầu tư ban đầu khoảng 1,2 tỷ USD.
Liên doanh này được thành lập để thực hiện các hoạt động khai thác và sản xuất dầu khí tại hai mỏ
dầu trên bờ biển Việt Nam: mỏ dầu Block 12W và mỏ dầu Block 10-03. PetroleumBRUNEI và PVN
sẽ cùng đầu tư và chia sẻ lợi ích từ các hoạt động khai thác và sản xuất dầu khí tại các mỏ này.
b, Quy mô đầu tư và lĩnh vực đầu tư
Tính đến tháng 12/2022, Brunei đứng thứ 26/141 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với
157 dự án có hiệu lực, tổng số vốn đăng ký đạt 971 triệu USD và đứng thứ 5 trong khu vực ASEAN
có tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, xây
dựng và kinh doanh bất động sản. Các dự án đầu tư của Brunei có mặt tại các tỉnh Đồng Nai, Bình
Dương, Bà Rịa- Vũng Tàu, Long An, Thái Bình và Phú Thọ.
2. Đầu tư từ Việt Nam vào Brunei
Hiện có hai dự án lớn của doanh nghiệp Việt Nam đang triển khai tại Brunei. Dự án xây dựng
nhà máy phân bón BFI tại Brunei do Tổng công ty LILAMA Việt Nam thực hiện phần thiết kế và
lắp đặt máy móc bắt đầu từ năm 2018, đã hoàn thành thi công, dự án đi vào hoạt động vào tháng
10/2021. LILAMA đang triển khai một số gói thầu phụ như vận hành, bảo trì sau khi chuyển giao,
dự kiến hoàn thành toàn bộ dự án vào đầu tháng Ba năm nay. Đây là dự án trọng điểm, góp phần
thực hiện mục tiêu đa dạng hóa nền kinh tế trong chiến lược Tầm nhìn 2035 của Chính phủ Brunei.
Việc doanh nghiệp Việt Nam tham gia xây dựng dự án và nhà máy được hoàn thành đi vào
hoạt động đúng vào dịp hai nước kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao là một dấu mốc đẹp
trong lịch sử quan hệ ngoại giao hai nước.
Dự án tiếp theo là do PV Drilling Brunei, chi nhánh của Tổng công ty cổ phần Khoan và dịch
vụ khoan dầu khí, thuộc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Petro Vietnam khởi động, hợp tác với Brunei
Shell Petroleum (BSP). Theo đó, từ tháng 10/2021, PV Drilling cung cấp giàn khoan tiếp trợ nửa nổi
nửa chìm TAD cho BSP với thời hạn ít nhất là sáu năm.
Có thể khẳng định, hai bên có nhiều lĩnh vực hợp tác kinh tế, thương mại tiềm năng cần được quan
tâm thúc đẩy, tương xứng với quan hệ ngày càng gắn bó, phát triển giữa hai nước.
V. Cơ hội hợp tác giữa Việt Nam và Brunei
Theo đánh giá, Việt Nam và Brunei hiện nay còn nhiều tiềm năng và cơ hội cần được khai thác dựa
trên thế mạnh mỗi nước để tăng cường bổ trợ giữa hai nền kinh tế, đem lại lợi ích thiết thực cho hai
bên. Trong chuyến thăm chính thức Brunei, thủ tướng Phạm Minh Chính đã đề nghị đẩy mạnh hợp
tác trong 3 lĩnh vực cụ thể gồm: năng lượng, hóa chất và thực phẩm Halal (thực phẩm dành cho
người hồi giáo)
Về năng lượng, tạo điều kiện cho tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam (Petro Vietnam) tiếp tục tham
gia cung cấp dịch vụ kỹ thuật dầu khí và dịch vụ khoan tại Brunei và giới thiệu các dự án thăm dò
dầu khí tại Brunei cho Petro Vietnam.
Về lĩnh vực hóa chất: tiếp tục mở rộng hợp tác trong lĩnh vực hóa chất nhất là sản xuất phân bón
trong nông nghiệp.
Về thực phẩm Halal, Việt Nam có nguồn nguyên liệu phong phú cho thực phẩm Halal nhưng không
có thế mạnh về sản xuất mặt hàng này đồng thời có lợi thế về vận chuyển sang Brunei => Việt Nam
cung cấp nguyên liệu, Brunei chế biến, sản xuất và xuất khẩu
CÂU 2: CƠ SỞ HỢP TÁC ĐẦU TƯ GIỮA VIỆT NAM VÀ INDONESIA
I. Thực trạng đầu tư của Việt Nam
II. Thực trạng đầu tư của Indonesia
Yếu tố tự nhiên:
Indonesia được mệnh danh là "Xứ sở vạn đảo", lãnh thổ của nó bao gồm 13.487 hòn đảo, biên giới
tiếp xúc với rất nhiều quốc gia như Singapore, Malaysia, Philippin,…
Nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào (gỗ, tài nguyên thủy sản, dầu mỏ, khí đốt tự nhiên, kim loại).
Đa dạng sinh học cao. Bờ biển dài 80.000 kilômét được bao quanh bởi các biển nhiệt đới, nhiều hệ
sinh thái biển và bờ biển, gồm các bãi biển,…
Yếu tố văn hóa – xã hội:
Với dân số hơn 260 triệu người (năm 2019), đứng thứ tư thế giới về dân số và đứng thứ ba châu Á về
dân số.
Indonesia là quốc gia có số dân theo Hồi giáo đông nhất thế giới; . Indonesia theo thể chế cộng
hòa với một bộ máy lập pháp và tổng thống do dân bầu.
Tuy gồm rất nhiều hòn đảo, Indonesia vẫn gồm các nhóm sắc tộc, ngôn ngữ và tôn giáo riêng biệt.
Indonesia đã phát triển một tính đồng nhất được định nghĩa bởi một ngôn ngữ quốc gia, sự đa dạng
chủng tộc, sự đa dạng tôn giáo bên trong một dân số đa số Hồi giáo.
Yếu tố chính trị và pháp luật:
Indonesia là một nước cộng hòa với một hệ thống tổng thống. Với tư cách một quốc gia đơn nhất,
quyền lực tập trung trong tay chính phủ trung ương.
Đa số các tranh chấp dân sự đều được đưa ra trước Tòa Nhà nước; các vụ phúc thẩm được xử tại Tòa
Cấp cao.
Yếu tố kinh tế:
Indonesia là một nước có nền kinh tế mở, một trong những nước quy mô nền kinh tế lớn bậc nhất
ASEAN, tốc độ tăng trưởng ổn định ở mức 4-6%, năm 2019 GDP đạt 1.111,713, năm 2018 GNI đạt
1.112 USD, lạm phát luôn ổn định ở mức 3-4%. Bên cạnh đó, tỷ trọng sản xuất và dịch vụ đang
vươn lên chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu GDP, thương mại điện tử đang được chú ý phát triển, gia
công lắp ráp đang dẫn đầu xu thế tạo nên điểm sáng cho công nghiệp ô tô Indonesia.
2.1.1. Chính sách đầu tư
● Các chính sách thu hút đầu tư và phát triển:
(1) Phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng thuận lợi, kết nối các vùng miền với nhau, lựa chọn và định
hướng các dự án FDI có đặc điểm phù hợp với từng vùng miền.
(2) Tiếp tục quá trình tự do hóa thương mại và kết nối với thị trường quốc tế.
(3) Sử dụng các chính sách có tác động ngay trong ngắn hạn, các doanh nghiệp sẽ hướng tới các địa
phương có nguồn nhân lực và giá thuê đất rẻ thay vì chỉ tập trung vào các khu công nghiệp lớn.
(4) Hài hòa giữa quyền tự chủ của địa phương và khả năng điều phối nguồn thu của chính quyền
trung ương.
● Các chính sách ưu đãi đầu tư
Việc miễn thuế được thực hiện cho các dự án đầu tư lần đầu trong các ngành công nghiệp như: (i)
kim loại cơ bản, (ii) lọc dầu và/hoặc hóa chất cơ bản hữu cơ có nguồn gốc từ dầu mỏ và khí tự nhiên,
(iii) công nghiệp máy móc;... Nếu đáp ứng yêu cầu, nhà đầu tư sẽ được miễn thuế thu nhập doanh
nghiệp từ 5 tới 10 năm đầu của quá trình kinh doanh và được hưởng tiếp ưu đãi với mức 50% nghĩa
vụ nộp thuế trong hai năm tiếp theo sau khi hết hạn. Các đơn vị mới được thành lập theo Luật Đầu tư
có thể được miễn thuế nhập khẩu cho tài sản hoặc các yếu tố đầu vào.
Các ưu đãi về thuế cho các lĩnh vực và khu vực ưu tiên bao gồm bốn loại:
- Khấu trừ thêm 5% thuế vốn đầu tư thực hiện (tài sản khấu hao và không khấu hao) mỗi năm,
với thời gian ưu đãi lên đến sáu năm; tuy nhiên, khấu trừ này sẽ bị thu hồi nếu tài sản được
chuyển giao trong thời gian ưu đãi.
- Lựa chọn để được giảm trừ thuế lũy tiến ở tỷ lệ gấp 2 lần bình thường.
- Thời gian thực hiện chuyển lỗ cho các mục đích thuế có thể kéo dài đến 10 năm thay vì 5 năm
như bình thường.
- Các khấu trừ thuế đối với cổ tức cho các cổ đông không cư trú được giảm xuống còn 10%
(hoặc thấp hơn nếu chịu thỏa thuận về tránh đánh thuế hai lần). Các nhà đầu tư mới, cho dù là
nhà đầu tư nước ngoài hay trong nước, hoặc các nhà đầu tư hiện tại có kế hoạch mở rộng sản
xuất từ 30% trở lên,
Các ưu đãi khác bao gồm:
- Giảm thu nhập chịu thuế lên đến 30% trên vốn đầu tư, được thực hiện trong vòng sáu năm.
- Khấu hao nhanh
- Có thể chuyển lỗ giữa các năm trong vòng 5 năm và có thể gia hạn thêm của năm năm (thời
gian kéo dài tùy thuộc vào loại hình đầu tư).
Thuế thu nhập 10% cổ tức (có thể thấp hơn nếu quy định trong các quy định của điều ước thuế hiện
hành).
2.1.1. Thực trạng thu hút đầu tư
+Lượng vốn: Nhìn chung tổng dòng vốn FDI của Indonesia không có quá nhiều biến động qua các
năm từ 2017 – 2021. năm 2019, dòng vốn FDI đã tăng mạnh đạt mức cao nhất trong 5 năm gần đây
lên đến 23883.3 triệu USD. Nhưng đến năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch Covid - 19 gây thiệt
hại không chỉ nền kinh tế và đời sống xã hội, tổng dòng vốn FDI của Indonesia đã giảm sâu còn
18591 triệu USD. Đây là một sự chênh lệch đáng chú ý và báo động về dòng vốn FDI trong 5 năm
gần đây. Đến năm 2021, nhờ việc đưa ra các chính sách thúc đẩy đầu tư tổng dòng vốn FDI của
Indonesia đã quay trở lại mức bình quân với các năm trước, đạt 20081.2 triệu USD.
+Lĩnh vực đt: Cho đến hiện nay, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã có mặt trong 23 ngành trong hệ
thống phân ngành kinh tế quốc dân của Indonesia. Các nguồn vốn FDI đổ vào Indonesia cho đến nay
chủ yếu tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp, trong đó: lĩnh vực giao thông vận tải, kho hàng và viễn
thông chiếm 38,6%; lĩnh vực hóa chất và dược phẩm chiếm 10,9%; lĩnh vực thương mại và sửa chữa
chiếm 6,5%; lĩnh vực sản xuất kim loại, máy móc và hàng điện tử chiếm 6,1%;
+đối tác Đầu tư: Cho đến đầu năm 2022, Indonesia đã thu hút được FDI từ 111 quốc gia và vùng
lãnh thổ trên thế giới. Cụ thể trong vài năm qua Singapore, Trung Quốc, Nhật Bản luôn dẫn đầu
danh sách các nguồn FDI vào Indonesia. Trong 6 tháng đầu năm 2022, số vốn đầu tư của Singapore
và Trung Quốc chiếm 47,65% tổng số vốn đầu tư vào quốc gia này.
+ địa bàn đầu tư: Cơ cấu dòng vốn FDI của Indonesia theo địa bàn đầu tư chia theo 34 khu vực khác
nhau. Nhìn chung qua các năm, cơ cấu dòng vốn FDI theo khu vực không có quá nhiều biến động.
Khu vực đứng đầu trong việc thu hút các nhà đầu tư là Tây Java và trái ngược là khu vực ít thu hút
đầu tư nhất là Tây Sulawesi.
2.1.2. Thuận lợi và khó khăn khi đầu tư vào Indonesia.
Thuận lợi:
Dân số đông đảo gần 260 triệu dân, đây là một thị trường nội bộ khổng lồ cho bất kỳ công ty nào
muốn kinh doanh ở đó
Nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào (gỗ, tài nguyên thủy sản, dầu mỏ, khí đốt tự nhiên, kim loại)
Sự lành mạnh của ngành tài chính ngân hàng tạo ra một môi trường kinh tế thuận lợi cho tăng trưởng
bền vững.
Indonesia cho phép hình thức đầu tư 100% nước ngoài, liên doanh và mua bán sáp nhập. Cho đến
nay, Indonesia đã liên tục đơn giản hóa các thủ tục bằng cách cải thiện các quy định trong lĩnh vực
đầu tư nước ngoài.
Indonesia đã đưa ra một số biện pháp, chính sách để hài hòa việc thu hút FDI và phát triển vùng đã
được triển khai, như:
(1) Phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng thuận lợi, kết nối các vùng miền với nhau, lựa chọn và định
hướng các dự án FDI có đặc điểm phù hợp với từng vùng miền.
(2) Tiếp tục quá trình tự do hóa thương mại và kết nối với thị trường quốc tế.
Có các chính sách ưu đãi đầu tư: Việc miễn thuế được thực hiện cho các dự án đầu tư lần đầu trong
các ngành công nghiệp như: kim loại cơ bản, lọc dầu hoặc hóa chất cơ bản hữu cơ có nguồn gốc từ
dầu mỏ và khí tự nhiên,...
Các nhà đầu tư mới, cho dù là nhà đầu tư nước ngoài hay trong nước, hoặc các nhà đầu tư hiện tại có
kế hoạch mở rộng sản xuất từ 30% trở lên, hoặc đang phát triển thêm các sản phẩm mới, sẽ được xét
miễn thuế nhập khẩu hàng hóa vốn trong hai năm; họ cũng được miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu và
linh kiện cho sản xuất trong hai năm.
Các ưu đãi khác bao gồm:
- Giảm thu nhập chịu thuế lên đến 30% trên vốn đầu tư, được thực hiện trong vòng sáu năm.
- Khấu hao nhanh
- Có thể chuyển lỗ giữa các năm trong vòng 5 năm và có thể gia hạn thêm của năm năm (thời
gian kéo dài tùy thuộc vào loại hình đầu tư).
- Thuế thu nhập 10% cổ tức (có thể thấp hơn nếu quy định trong các quy định của điều ước thuế
hiện hành).
Indonesia cũng không đánh thuế thuế nhập khẩu và các loại thuế khác cho các sản phẩm được sử
dụng trong các Khu thương mại tự do (FTZs) và Khu vực cảng tự do (FPs) nếu họ nằm ngoài phạm
vi hải quan của Indonesia.
Khó khăn:
- Các nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới cho thấy khung pháp lý và kinh tế ở Indonesia kém hiệu
quả hơn so với các nước châu Á khác
- Tư pháp và chính quyền thuế và hải quan vẫn được cộng đồng doanh nghiệp nhìn nhận là nói
chung là tham nhũng và độc đoán.
- Cơ sở hạ tầng hạn chế; việc tiếp cận các đảo khác nhau của quần đảo nói chung rất phức tạp, làm
tăng bất bình đẳng kinh tế.
- Sự đa dạng lớn về dân số, tỷ lệ thất nghiệp cao và nghèo đói cùng cực ở một số vùng làm trầm
trọng thêm căng thẳng giữa các sắc tộc và do đó làm suy yếu sự ổn định của đất nước.
- Theo đánh giá của Cơ quan hỗ trợ phát triển Hoa Kỳ (USAID), quá trình phân quyền của Indonesia
còn thiếu sự nhất quán và rõ ràng, còn có sự “vênh” trong quy định về chức năng, nhiệm vụ, thẩm
quyền, và tính chịu trách nhiệm của các cấp,
- Thách thức về đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cũng đang có những rủi ro nhất định mà nếu không
giải quyết thấu đáo sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình đất nước. Indonesia cũng đang tiếp tục
phải đối mặt với việc thiếu cơ sở đào tạo về kỹ thuật và dạy nghề. Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm
trong nhóm tuổi (15-24) là 22,6% cho thấy nhu cầu về giáo dục cũng như các chương trình phát triển
cơ sở hạ tầng mềm hỗ trợ hướng nghiệp. Do điều kiện địa lý bị chia cắt nên sự kết nối và truyền
thông hiện cũng chưa được đảm bảo. Cuối cùng, nguy cơ quan trọng mà chính phủ sẽ phải giải quyết
là những ảnh hưởng của tình trạng biến đổi khí hậu. Trong năm 2017, Indonesia đã chứng kiến 2.341
vụ thiên tai.
III. Cơ sở hợp tác của Việt Nam và Indonesia
- Việt Nam và Indonesia cùng là thành viên ASEAN, Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình
Dương (APEC) và nhiều tổ chức, diễn đàn khu vực và quốc tế khác.
- Những dấu mốc trong quan hệ ngoại giáo Việt Nam – Indonesia:
+ 30/12/1955, Indonesia là nước Đông Nam Á đầu tiên thiết lập quan hệ Ngoại giao với Việt Nam.
+ Nhằm đưa hợp tác đi vào chiều sâu trên tất cả các lĩnh vực, hai bên đã nâng cấp quan hệ lên Đối
tác chiến lược vào 6/2013.
+ Năm 2021, trong bối cảnh Covid-19 phức tạp, hai nước vẫn tổ chức thành công hội đàm cấp cao
trực tiếp giữa Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Joko Widodo nhân dịp tham dự Hội nghị
Cấp cao Đặc biệt ASEAN tại Indonesia (4/2021) và cuộc điện đàm giữa Chủ tịch nước Nguyễn
Xuân Phúc và Tổng thống Joko Widodo (7/2021); Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã có cuộc
gặp song phương với Chủ tịch Hạ viện Indonesia Puan Maharani bên lề Hội nghị Chủ tịch Quốc hội
thế giới lần thứ 5 tại Áo (10/2021).
+ Năm 2022, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng điện đàm với Tổng thống Indonesia Joko Widodo
(8/2022); Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Tổng thống Indonesia bên lề HNCC ASEAN – Mỹ
(5/2022). Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn thăm chính thức Indonesia và đồng chủ trì kỳ họp
lần thứ 4 Ủy ban Hợp tác song phương (7/2022).
+ Từ ngày 21-23/12/2022, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thăm cấp Nhà nước đến nước Cộng hòa Indonesia theo lời mời
của Tổng thống Indonesia Joko Widodo. Chuyến thăm nhằm góp phần củng cố tin cậy chính trị, làm
sâu sắc hợp tác nhiều mặt, đưa quan hệ giữa Việt Nam và Indonesia đi vào thực chất, hiệu quả hơn
nữa, hướng tới kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược giữa hai nước vào năm 2023.
- Cho đến nay, Việt Nam là nước đầu tiên và duy nhất trong ASEAN mà Indonesia thiết lập quan hệ
đối tác chiến lược.
- Hai nước đã ký nhiều hiệp định và thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực.
+ Hiệp định giữa Việt Nam và Indonesia về Hợp tác Kinh tế, Khoa học kỹ thuật được ký kết vào
21/11/1990
+ Hiệp định giữa Việt Nam và Indonesia về Khuyến khích và Bảo hộ đầu tư được ký kết vào
25/10/1991
+ Hiệp định quan hệ Đối tác Toàn diện (2003)
+ Chương trình Hành động triển khai quan hệ Đối tác Chiến lược giai đoạn 2014-2018 (10/2013)
+ Chương trình Hành động triển khai quan hệ Đối tác Chiến lược giai đoạn 2019-2023 (9/2018)
IV. Thực trạng hợp tác đầu tư của Việt Nam và Indonesia
1. Đầu tư từ Indonesia vào Việt Nam
Tính đến tháng 12/2022, Indonesia tiếp tục đứng thứ 5 trong ASEAN và thứ 29/141 quốc gia đầu tư
vào Việt Nam với 106 dự án trị giá 638,88 triệu USD, tập trung các lĩnh vực bất động sản, thức ăn
chăn nuôi, xi măng, phụ tùng, kinh tế số... Chẳng hạn, Tập đoàn Ciputra đã tiên phong đầu tư vào
lĩnh vực bất động sản tại Hà Nội, hay công ty Japfa Comfeed đã xây dựng nhà máy thức ăn chăn
nuôi thứ bảy tại Việt Nam. Hơn nữa, một số kỳ lân của Indonesia và các công ty kỹ thuật số khác
cũng có mặt tại Việt Nam, bao gồm Gojek, Traveloka, Sociolla và Ruang Guru (Kien Guru).
2. Đầu tư từ Việt Nam vào Indonesia
Tính đến tháng 9/2022 Việt Nam cũng có 17 dự án đầu tư tại Indonesia với tổng vốn đăng ký là 59
triệu USD tập trung trong các lĩnh vực thương mại, công nghệ thông tin, nông nghiệp và công
nghiệp.
V. Cơ hội hợp tác đầu tư
- Việt Nam - Indonesia vẫn còn nhiều tiềm năng để thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư.
Việt Nam là địa điểm “đầy hứa hẹn” để nhà đầu tư Indonesia mở cơ sở sản xuất, nhờ việc cắt giảm
thuế quan của Cộng đồng Kinh tế ASEAN.
- Indonesia và Việt Nam đã thống nhất các kế hoạch mới nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hai
nước tìm kiếm cơ hội đầu tư nhằm mở rộng và đa dạng hóa đầu tư, đặc biệt trong các lĩnh vực ngư
nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng, năng lượng tái tạo, công nghệ cao, và chuyển đổi kỹ thuật số.
- Indonesia cũng đã mời gọi một số doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào nhiều lĩnh vực như thủy sản,
nông nghiệp và các mặt hàng xuất khẩu khác.
- Hợp tác giữa hai nước sẽ không chỉ giới hạn ở các tập đoàn lớn, mà còn mở rộng với sự tham gia
của các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các công ty khởi nghiệp có khả năng về công nghệ kỹ thuật số
và thúc đẩy hợp tác xuyên biên giới.
- Hai bên cũng sẽ xem xét mở các đường bay mới phục vụ các hoạt động du lịch, thương mại và đầu
tư.
CÂU 3: CƠ HỘI HỢP TÁC ĐẦU TƯ GIỮA VIỆT NAM - MALAYSIA
I. Thực trạng đầu tư của Việt Nam
II. Thực trạng đầu tư của Malaysia
 Môi trường đầu tư
* Yếu tố tự nhiên:

- Quốc gia lớn thứ 67 trên thế giới về diện tích đất liền.
- Biên giới biển và đất liền giáp nhiều quốc gia như: Brunei, Thái Lan, Indonesia,
Philippines,…
- Bán đảo chiếm 40% diện tích đất liền của Malaysia, trải dài 740 km (460 mi) từ bắc xuống
nam, và có chiều rộng tối đa là 322 km
* Yếu tố văn hóa- xã hội:
- Malaysia là một xã hội đa dân tộc, đa văn hóa và đa ngôn ngữ
- Tồn tại một số tranh chấp văn hóa giữa Malaysia và các quốc gia láng giềng, đặc biệt là
Indonesia.
- Ẩm thực của Malaysia phản ánh đặc điểm đa dân tộc của quốc gia
* Yếu tố chính trị và pháp luật:
- Malaysia là một quốc gia quân chủ tuyển cử lập hiến liên bang.
- Quyền lập pháp được phân chia giữa các cơ quan lập pháp liên bang và bang.
- Quyền hành pháp được trao cho Nội các do thủ tướng lãnh đạo.
- Sắc tộc có ảnh hưởng lớn trong chính trị Malaysia, nhiều chính đảng dựa trên nền tảng dân
tộc.
- Hệ thống pháp luật Malaysia dựa trên thông luật Anh.
* Yếu tố kinh tế:
- Malaysia là một nền kinh tế thị trường định hướng nhà nước tương đối mở và công nghiệp
hóa mới.
- Thương mại quốc tế của Malaysia có thuận lợi do nằm sát tuyến đường thủy qua eo biển
Malacca, và chế tạo là lĩnh vực then chốt
* Yếu tố công nghệ:
- Malaysia nằm trong số các nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới về thiết bị bán dẫn, thiết bị điện
tử, sản phẩm công nghệ thông tin và truyền thông.
- Chính phủ Malaysia đầu tư kiến thiết các vệ tinh thông qua chương trình RazakSAT.
 Chính sách đầu tư của Malaysia
Để bắt đầu một dự án sản xuất mới, nhà đầu tư nước ngoài cần có Giấy phép sản xuất và Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh. Tiêu chí phê duyệt dự án đầu tư ở Malaysia được xây dựng dựa
trên tỷ lệ vốn đầu tư cho mỗi lao động (C/E). Các dự án có tỷ lệ C/E nhỏ hơn 55.000 RM được xác
định là dự án sử dụng nhiều lao động và do đó không đủ điều kiện cấp giấy phép sản xuất để nhận ưu
đãi về thuế.
Ưu đãi đầu tư tại Malaysia được coi như là một công cụ nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài
theo đúng mục tiêu đề ra. Nhằm tăng giá trị xuất khẩu, Malaysia áp dụng các ưu đãi như giảm 10%
thuế giá trị gia tăng cho sản phẩm xuất khẩu, giảm 5% giá nguyên liệu đầu vào nội địa để sản xuất
hàng xuất khẩu, cũng như chi phí quảng cáo, nghiên cứu thị trường. Với mục tiêu tạo việc làm và
khuyến khích đầu tư mở rộng của doanh nghiệp FDI, Malaysia đã đưa ra điều kiện để được hưởng
ưu đãi là lao động thường xuyên từ 500 người trở lên hoặc vốn giải ngân đạt từ 25 triệu RM trở lên.
Nhằm khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào phát triển nguồn nhân lực, Malaysia đã cấp ưu đãi
cho phép các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đào tạo hướng nghiệp cho người lao động hoặc
xây dựng các trường đào tạo.
Từ năm 2006 đến nay, nhằm khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, các ưu đãi cơ bản về
thuế cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực sản xuất được thực hiện trên nền chính sách “nhà đầu
tư tiên phong” và chính sách “trợ cấp thuế đầu tư”.

Ngoài ra, Malaysia cũng đưa ra các chương trình khuyến khích đầu tư cho các ngành công
nghệ cao, dự án chiến lược, máy móc thiết bị công nghiệp, công nghiệp ô tô và ngành sử dụng dầu
cọ sinh khối.

 Thực trạng đầu tư:


Năm 2021, Malaysia đã ghi nhận dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là 48,1 tỷ RM (10,81
tỷ USD). Đây là năm ghi nhận dòng vốn FDI chảy vào cao nhất của Malaysia. Trước đó trong giai
đoạn 2010–2019, nước này ghi nhận lưu lượng trung bình chỉ khoảng 35,9 tỷ RM.

Về các khoản đầu tư đã được phê duyệt, Malaysia đã thu hút tổng cộng 42,8 tỷ RM trong lĩnh vực
sản xuất, dịch vụ và các lĩnh vực chính, liên quan đến 910 dự án, dựa trên số liệu mới nhất của Cơ
quan Đầu tư và Phát triển Malaysia (MIDA) tính đến quý I/2022.

Tính đến ngày 7/6, có 268 dự án đầu tư được đề xuất với mức 14,4 tỷ RM trong các lĩnh vực sản
xuất và dịch vụ.

Lĩnh vực sản xuất và dịch vụ rõ ràng chiếm ưu thế trong thu hút FDI. Các lĩnh vực này đóng vai trò
quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế của Malaysia. Trong lĩnh vực sản xuất, hưởng lợi lớn nhất là
thiết bị điện, vận tải và các ngành sản xuất khác với dòng vốn đầu tư 18,4 tỷ RM. Trong lĩnh vực
dịch vụ, lĩnh vực tài chính và bảo hiểm được nhận số vốn đầu tư là 5,8 tỷ RM.

Sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài đối với khu vực Đông Nam Á đã tăng lên đáng kể sau
đại dịch. Các nền kinh tế khu vực ghi nhận tổng dòng vốn chảy vào là 175,3 tỷ USD (781 tỷ RM),
trong đó dẫn đầu là Indonesia, Việt Nam và Malaysia.

III. Cơ sở hợp tác của Việt Nam và Malaysia


Malaysia thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào ngày 30/3/1973
Việt Nam và Malaysia có ký kết Hiệp định: Về khuyến khích và bảo hộ đầu tư giữa chính phủ Cộng
hóa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Malaysia (1992)
- Với mong muốn mở rộng và tăng cường hợp tác kinh tế về công nghiệp lâu dài, tạo những điều
kiện thuận lợi cho đầu tư của nhà đầu tư của Bên ký này tại lãnh thổ của bên ký kia
- Nhận thấy sự cần thiết bảo hộ đầu tư của nhà đầu tư của hai nước ký kết và thúc đẩu đầu tư và kinh
doanh vì lợi ích kinh tế của hai bên ký kết
Hai nước đã nâng cao hợp tác song phương thông qua việc ký kết Tuyên bố chung về Khuôn khổ
Đối tác Chiến lược vào ngày 7/8/2015
Cùng với hợp tác song phương, hai nước ủng hộ lẫn nhau và phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn quốc
tế và khu vực như Liên hợp quốc, ASEAN, Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương
(APEC)… Bên cạnh đó, Việt Nam và Malaysia cũng nỗ lực tận dụng những cơ hội và lợi ích từ các
hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà hai nước tham gia là Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến
bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).
IV. Thực trạng hợp tác đầu tư của Việt Nam và Malaysia
Tính đến 20/02/2022, Malaysia có 668 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký trên 12,8 tỷ USD,
đứng thứ 10/140 quốc gia và vùng lãnh thổ đã có đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Quy mô dự án
bình quân của Malaysia là trên 19 triệu USD/dự án, cao hơn quy mô dự án bình quân chung của cả
nước là 12 triệu USD/dự án.
1. Theo lĩnh vực đầu tư
Giáo dục và đào tạo là lĩnh vực dẫn đầu với 7 dự án, tổng vốn đăng ký là 3,5 tỷ USD, chiếm 27%
tổng vốn đầu tư của Malaysia tại Việt Nam. Đứng thứ hai là lĩnh vực sản xuất, phân phối điện, khí,
nước, điều hòa với 6 dự án, tổng vốn đăng ký là 2,67 tỷ USD, chiếm 21% tổng vốn đầu tư của
Malaysia tại Việt Nam. Tiếp theo là lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo với 240 dự án, tổng vốn
đăng ký là 2,6 tỷ USD, chiếm 20% tổng vốn đầu tư. Còn lại là những ngành khác như dịch vụ lưu trú
và ăn uống, nghệ thuật, vui chơi và giải trí.
2. Theo địa bàn đầu tư
Malaysia hiện đã có đầu tư tại 32/63 tỉnh, thành phố của Việt Nam (không kể lĩnh vực dầu khí ngoài
khơi). TP Hồ Chí Minh là địa phương dẫn đầu về vốn đầu tư của Malaysia tại Việt Nam với 296 dự
án, tổng vốn đầu tư là 4,7 tỷ USD, chiếm 37% tổng vốn đầu tư của Malaysia tại Việt Nam; đứng thứ
hai là Trà Vinh với 02 dự án, tổng vốn đầu tư trên 2,5 tỷ USD, chiếm 20% tổng vốn đầu tư. Đứng
thứ ba là Hà Nội với 111 dự án, tổng vốn đầu tư 2,1 tỷ USD, chiếm 17% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo
là Bình Dương, Đồng Nai, Đà Nẵng và các địa phương khác.
3. Một số dự án tiêu biểu
- Dự án Công ty TNHH Một thành viên đô thị đại học quốc tế Berjaya Việt Nam cấp phép ngày
01/07/2008 tại TP Hồ Chí Minh. Nhà đầu tư là Công ty Berjaya Leisure (Cayman) Ltd - Malaysia.
Tổng vốn đầu tư đăng ký 3,5 tỷ USD.
- Dự án Nhà máy điện Duyên Hải 2, cấp phép ngày 09/9/2015 tại Trà Vinh. Nhà đầu tư là Công ty
Janakuasa Sdn. Bhd. Tổng vốn đầu tư đăng ký 2,4 tỷ USD.
Bên cạnh đó, hiện nay, Malaysia đứng thứ chín trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư ra
nước ngoài của Việt Nam. Hiện Việt Nam có 21 dự án đầu tư sang Malaysia còn hiệu lực, với tổng
vốn đăng ký đạt 853 triệu USD. Với các phân ngành đầu tư chính như sản xuất chế tạo, khai thác
khoáng sản
V. Cơ hội hợp tác đầu tư của Việt Nam và Malaysia
Việt Nam và Malaysia đã thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1973 và có mối quan hệ tốt trong
nhiều lĩnh vực, bao gồm kinh tế, thương mại, văn hóa, giáo dục và an ninh. Các mối quan hệ đầu tư
giữa hai quốc gia cũng đang phát triển tích cực và còn rất nhiềm tiềm năng khi Việt Nam là một địa
điểm và thị trường đầy rộng mở và hứa hẹn để các nhà đầu tư Malaysia mở cơ sở sản xuất nhờ việc
cắt giảm thuế quan của Cộng đồng Kinh tế ASEAN.
Việt Nam và Malaysia đã thống nhất nhiều kế hoạch mới nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh
nghiệp đẩy mạnh đầu tư, đặc biệt trong các ngành nổi bật như:
 Công nghiệp điện tử: Malaysia đã phát triển một ngành công nghiệp điện tử rất mạnh mẽ,
đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử và thiết bị viễn thông. Việt Nam có thể
hợp tác với Malaysia để phát triển ngành công nghiệp điện tử của mình, đặc biệt là trong
lĩnh vực sản xuất điện thoại di động và máy tính bảng.
 Công nghiệp chế biến thực phẩm: Việt Nam và Malaysia đều là những nước có nền công
nghiệp chế biến thực phẩm phát triển, vì vậy có thể hợp tác để cải tiến quy trình sản xuất
và tăng cường xuất khẩu sản phẩm chế biến thực phẩm sang các thị trường khác.
 Du lịch: Cả Việt Nam và Malaysia đều có nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng, vì vậy có thể
hợp tác đầu tư quảng bá các điểm đến du lịch của hai quốc gia và phát triển thị trường du
lịch chung.
Ngoài ra, Việt Nam cũng có triển vọng nhận đầu tư từ Malaysia trong nhiều lĩnh vực, bao gồm:
 Dịch vụ tài chính: Việt Nam đang phát triển nhanh chóng về dịch vụ tài chính, đặc biệt là
trong lĩnh vực ngân hàng và bảo hiểm. Malaysia có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này, vì
vậy các công ty tài chính của Malaysia có thể đầu tư vào Việt Nam để mở rộng hoạt động
kinh doanh của mình.
 Năng lượng tái tạo: Việt Nam cũng là một thị trường tiềm năng cho các nhà đầu tư Malaysia
trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, như năng lượng mặt trời và gió. Việt Nam có tiềm năng
phát triển năng lượng tái tạo lớn do có nhiều nguồn năng lượng tự nhiên như mặt trời và gió,
và đang tăng cường sử dụng các nguồn này để giảm thiểu ô nhiễm và giảm sự phụ thuộc vào
năng lượng từ nguyên liệu hóa thạch.
 Công nghiệp hỗ trợ: Việt Nam cũng là một thị trường hấp dẫn cho các nhà đầu tư Malaysia
trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ. Việt Nam đã phát triển một ngành công nghiệp chế tạo
máy móc và thiết bị điện tử tốt, và đang tăng cường phát triển các cụm công nghiệp để hỗ trợ
sản xuất.
 Công nghệ thông tin: Việt Nam đang đẩy mạnh phát triển công nghệ thông tin và trở thành
một trung tâm phần mềm quốc tế. Malaysia cũng có ngành công nghiệp công nghệ thông tin
phát triển và các công ty của Malaysia có thể đầu tư vào Việt Nam để phát triển các sản phẩm
và dịch vụ công nghệ thông tin.
 Công nghiệp sản xuất: Việt Nam có chi phí lao động thấp và môi trường kinh doanh thuận
lợi, do đó có tiềm năng để thu hút các nhà đầu tư Malaysia vào lĩnh vực sản xuất. Việt Nam
có nhiều ngành công nghiệp như may mặc, giày dép, gỗ, thép và điện tử, đều là các ngành có
tiềm năng để đầu tư và phát triển.

CÂU 4: CƠ HỘI HỢP TÁC ĐẦU TƯ GIỮA VIỆT NAM - PHILIPINES


I. Thực trạng đầu tư tại Việt Nam
II. Thực trạng đầu tư tại Philipines
 Môi trường đầu tư
- Philippines có lực lượng lao động chất lượng cao và có khả năng giao tiếp tiếng Anh rất tốt. Mặc
dù tiếng Anh chỉ mới được chính thức đưa vào sử dụng trong khoảng 30 năm, nhưng thứ tiếng này
đã phổ biến ở khắp nới trên đất nước.

Tiếng Anh được sử dụng phổ biến ở các khu vực hành chính phát triển ở Philippines, đặc biệt là khu
vực phía bắc của vùng đảo Luzon với tỉ lệ là 70%. Đây thực sự là một lợi thế của lao động
Philippines so với các nước trong khu vực ASEAN để thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
- Chi phí trả cho lương công nhân, nhà ở và thực phẩm là khá thấp. Môi trường chính sách kinh
doanh thân thiện với nhiều lĩnh vực cho phép 100% sở hữu nước ngoài.

- Philippines có vị trí địa lý chiến lược là cửa ngõ của khu vực kinh tế Đông Á với nhiều sân bay và
cảng biển thuận lợi cho kinh doanh.

* Các đặc khu kinh tế: được thành lập để phát triển đồng đều các ngành nông nghiệp, công nghiệp,
thương mại, du lịch … Philippines có nhiều đặc khu kinh tế như Industrial Estate để hỗ trợ các
ngành công nghiệp; Export Processing Zones phục vụ cho các doanh nghiệp xuất khẩu, ngoài ra còn
các khu hỗ trợ cho ngành du lịch, công nghệ thông tin ….

 Thực trạng đầu tư:


Năm 2019, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm mạnh chỉ còn 4996 triệu USD, đứng thứ năm
trong số mười quốc gia ASEAN về tổng vốn FDI. Theo Báo cáo Đầu tư Thế giới của UNCTAD,
Philippines đã đi ngược lại xu hướng suy giảm FDI toàn cầu trong bối cảnh đại dịch COVID-19) khi
dòng vốn FDI tăng 29% lên 6,4 tỷ USD. Trong khi FDI vào Đông Nam Á giảm 31% vào năm 2020,
thì FDI vào Philippines tăng 29% trong cùng kỳ, chủ yếu nhờ các thương vụ M&A trong lĩnh vực
nông nghiệp và năng lượng đạt 6,4 tỷ USD. Đầu tư trực tiếp nước ngoài ròng vào Philippines tăng
59,0% so với cùng kỳ lên 1,1 tỷ USD vào tháng 12 năm 2021.

Năm 2020, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Anh, Singapore, Nhật Bản, là những quốc gia có dòng vốn đầu tư
vào Philippines lớn nhất. Trong đó Hoa Kỳ chiếm tỉ lệ lớn nhất với 31,5%, tiếp sau đó là Trung
Quốc với 13,9%, Anh 11,7%, Singapore 8,9% và cuối cùng là Nhật Bản với tỉ lệ nhỏ nhất 8,4%.

Phần lớn dòng vốn đầu tư dùng để tài trợ cho các dự án trong ngành sản xuất chiếm 76,1% trong
tổng số, tăng gấp gần 4 lần so với cùng kỳ các năm 2016-2018. Tiếp đến là hai lĩnh vực Hoạt động
dịch vụ hành chính và hỗ trợ với 7,7% ~ 3,5 tỷ PhP, bám sát là Hoạt động dịch vụ lưu trú và dịch vụ
thực phẩm ở mức 6,4%.

 Thuận lợi và khó khăn của đầu tư


* Thuận lợi

- Vị trí của Philippines: nằm ở giữa hai đại dương là Biển Đông và Thái Bình Dương làm cho đất
nước này trở thành một trong những địa điểm lý tưởng để kinh doanh và đầu tư trên thế giới.

- Chi phí sinh hoạt thấp: chi phí sinh hoạt hàng ngày thấp đáng ngạc nhiên và nó cung cấp một mức
chất lượng khá. Trong những năm gần đây, số tiền mà một cư dân đã bỏ ra là 9,78 USD hằng
ngày.Hiện nay nó có thể đã tăng 2% trong năm 2019.

- Phát triển thị trường và kinh tế: thị trường nội địa của Philippines đang phát triển với tốc độ nhanh
chóng, lưu lượng hành khách nội địa của đất nước đang tăng với tốc độ phù hợp trong thập kỉ qua.

- Lao động: người Philippines là một trong những lao động có trình độ học vấn cao và có thể đào tạo
cao nhất ở châu Á, là một quốc gia chủ yếu nói tiếng anh. Tuy nhiên chi phí lao động rất phải chăng
ở tất cả các cấp.
- Kinh doanh thân thiện.

- Hiệp định thuế kép (DTA).

- Sáng kiến của chính phủ.

- Cơ sở hạ tầng.

* Khó khăn:

- Hối lộ và tham nhũng.

- Hệ thống tư pháp không hiệu quả: thiếu hụt trầm trọng các công tố viên và thẩm phán; một hồ sơ
yếu kém về khởi tố sẽ phá hỏng quá trình tư pháp.

- Quyền sở hữu hạn chế: Philippines hạn chế quyền sở hữu nước ngoài trong các ngành công nghiệp
chọn lọc.

- Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ kém: nhiều loại hàng giả thường được bán phổ biến trong cả nước.

- Hệ thống quy định: đăng kí sản phẩm, tiêu chuẩn sản phẩm, và những yêu cầu về môi trường áp đặt
với một số sản phẩm nhất định.

- Thiếu chính sách phát triển dài hạn.

 Chính sách đầu tư


Hơn 140 văn bản qui định pháp luật đề cập đến ưu đãi đầu tư nói chung và theo lĩnh vực mà chính
phủ Philippines đang định hướng phát triển. Tổng thống Benigno Aquino III đã công khai tuyên
bố ủng hộ việc hợp lý hóa các ưu đãi tài chính và một số các dự luật đã được trình lên Quốc hội
Philippines.

Hàng năm, kế hoạch ưu tiên đầu tư (Investment Priorities Plan - IPP) đưa ra danh sách các lĩnh vực
đầu tư được hưởng ưu đãi. Chương trình IPP 2010 tiếp tục tập trung vào các ngành như nông nghiệp/
kinh doanh nông sản và thủy sản (bao gồm các sản phẩm công nghệ sinh học và dịch vụ); cơ sở hạ
tầng, các sản phẩm công nghệ, kinh doanh gia công, nghiên cứu và phát triển và các ngành công
nghiệp sáng tạo. Cũng được hưởng ưu đãi là các hoạt động và dự án chiến lược với vốn đầu tư tối
thiểu 300 triệu USD, tạo ra ít nhất 1.000 việc làm. Kế hoạch 2010 đã có thêm "các dự án xanh" nhằm
thúc đẩy việc sử dụng hiệu quả năng lượng, tài nguyên thiên nhiên và nguyên liệu, và các dự án giảm
thiểu ô nhiễm và khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

Trong số các ưu đãi đáng kể cung cấp cho các công ty đăng ký với Cục Đầu tư bao gồm: 4-6 năm
miễn thuế thu nhập; tăng số năm miễn giảm thuế cho các dự án mở rộng và hiện đại hoá; khấu trừ
thuế đối với các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu và lớn cho các công ty đạt tại những nơi có cơ sở
hạ tầng, tiện ích công cộng và cơ sở vật chất khác còn yếu kém; miễn thuế cho hàng vật tư chăn
nuôi, vật tư và phụ tùng cần thiết; miễn lệ phí cầu cảng và thuế xuất khẩu, các thuế phí đánh vào các
sản phẩm xuất khẩu phi truyền thống trong 10 năm, khả năng sử dụng người nước ngoài ở các vị trí
giám sát, kỹ thuật, hoặc tư vấn trong 5 năm với các yêu cầu thị thực, thủ tục hải quan được đơn giản
hóa.

Để khuyến khích việc trải rộng đầu tư, các doanh nghiệp đăng ký với BOI hoạt động tại các khu vực
kém phát triển và 30 tỉnh nghèo nhất sẽ tự động nhận các ưu đãi đặc biệt. Các doanh nghiệp này có
thể khấu trừ 100% chi phí cơ sở hạ tầng từ thu nhập chịu thuế. Một công ty cũng có thể khấu trừ
100% chi phí lao động gia tăng trong 5 năm, gấp đôi tỷ lệ được phép cho các dự án đăng ký với BOI
không nằm trong các khu vực kém phát triển.

Pháp luật Philippines cũng cung cấp ưu đãi cho các doanh nghiệp đa quốc gia thiết lập trụ sở khu
vực hoặc trụ sở điều hành khu vực tại Philippines. Trụ sở quản lý cấp khu vực là chi nhánh của công
ty đa quốc gia có tổng hành dinh ở ngoài đất nước Philippines không có thu nhập tại Philippines mà
chủ yếu hoạt động như là trung tâm giám sát, thông tin và điều phối.

Ưu đãi cho các trụ sở khu vực bao gồm: miễn thuế thu nhập; miễn thuế chuyển lợi nhuận chi nhánh;
miễn thuế giá trị gia tăng; bán hoặc cho thuê hàng hoá, tài sản và thực hiện các dịch vụ cho các trụ
sở khu vực được chịu thuế giá trị gia tăng 0%; miễn từ tất cả các loại thuế, lệ phí, hoặc phí áp đặt bởi
một đơn vị chính quyền địa phương (trừ các loại thuế bất động sản); thuế giá trị gia tăng và miễn
thuế nhập khẩu các vật tư thiết bị đào tạo và hội nghị chỉ được sử dụng trong các hoạt động của trụ
sở chính.

Công ty đa quốc gia thiết lập kho khu vực để cung cấp phụ tùng, linh kiện sản xuất, hoặc nguyên liệu
thô cho các thị trường nước ngoài cũng được hưởng ưu đãi cho hàng nhập khẩu được tái xuất khẩu.
Hàng nhập khẩu được tái xuất được miễn thuế hải quan, thuế doanh thu nội bộ, và các loại thuế địa
phương.

III. Cơ sở hợp tác giữa Việt Nam và Phillipines


- Quan hệ hợp tác đầu tư giữa Việt Nam và Philippines trước hết được xây dựng trên cơ sở đều là
thành viên của ASEAN, Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) và nhiều tổ
chức, diễn đàn khu vực và quốc tế khác.
- Bên cạnh đó, trong hợp tác đầu tư giữa hai nước, phải nhắc tới Hiệp định giữa chính phủ nước
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Và chính phủ Cộng Hòa Philippines về xúc tiến và bảo hộ
Đầu Tư được ký kết tại Manila vào ngày 27/02/1992 để tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác kinh tế
sâu rộng hơn giữa hai nước, cụ thể là cho việc đầu tư vốn của các nhà đầu tư của các bên trên cơ sở
bình đẳng, cùng có lợi và tôn trọng độc lập chủ quyền của mỗi bên.
Các hiệp định đã ký:
- Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ đầu tư (02/1992)
- Tuyên bố chung về Khuôn khổ hợp tác song phương trong 25 năm đầu thế kỷ 21 và thời kỳ tiếp
theo (11/2002)
IV. Thực trạng đầu tư giữa Việt Nam và Phillipines
1. Phillipines đầu tư vào Việt Nam
- Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Philippines vào Việt Nam trong năm 2019 đạt 52
triệu USD. Trong đó có 3 dự án đầu tư mới tại Việt Nam với tổng số vốn 0.05 triệu USD, 36 lượt
mua góp vốn, mua cổ phần với tổng lượng vốn 51.92 triệu USD. Tính lũy kế đến hết 2019,
Philippines có 77 dự án đầu tư vào Việt Nam với số vốn đạt 276 tỷ USD, đứng thứ 36 trong tổng số
130 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam.
- Philippines hiện là nhà nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam, với 2,22 triệu tấn được mua vào
năm 2020. Philippines có 82 dự án đầu tư còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký 615 triệu
USD tính đến hết tháng 4 năm 2021, xếp thứ 28 trong tổng số 140 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu
tư tại Việt Nam:
+ Theo ngành: Đến nay, Phi-líp-pin đã đầu tư vào 10/21 ngành theo hệ thống phân ngành của Việt
Nam, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo đứng thứ nhất với 25 dự án, tổng vốn đầu tư
đăng ký đạt 252 triệu USD (chiếm 33% số dự án và chiếm khoảng 77% tổng vốn đầu tư); tiếp theo
là lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản với 2 dự án và tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 60 triệu USD...
+ Hình thức: Các nhà đầu tư Phi-líp-pin đầu tư chủ yếu theo hình thức 100% vốn nước ngoài với 59
dự án với số vốn đăng ký đạt 165 triệu USD (76% số dự án, 52,6% vốn đầu tư); hình thức liên
doanh có 17 dự án, 163 triệu USD.
+ Địa bàn: Phi-líp-pin đã đầu tư vào 20/63 tỉnh thành của Việt Nam, đứng đầu là Hà Nội (17 dự án;
92,5 triệu USD); Bình Dương (6 dự án; 74 triệu USD); Ninh Bình (1 dự án; 60 triệu USD); TP. Hồ
Chí Minh (32 dự án; 41 triệu USD).
2. Việt Nam đầu tư vào Phillipines
Việt Nam có 5 dự án đầu tư sang Phi-líp-pin với tổng vốn đầu tư là 4 triệu USD, trong lĩnh vực phát
triển phần mềm - ứng dụng (FPT), dịch vụ, thương mại.
- Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) mới công bố đối tác liên doanh tại Philippines là Del
Monte Philippines, Inc (DPMI), công ty con của Del Monte Pacific Limited và là một doanh nghiệp
thực phẩm và đồ uống hàng đầu tại Philippines. Tổng vốn đầu tư giai đoạn đầu là 6 triệu USD, trong
đó Vinamilk và đối tác mỗi bên góp 50%. Liên doanh mang đến cơ hội phát triển cho ngành sữa
Philippines khi Vinamilk mở rộng sang một thị trường mới và Del Monte mở rộng một ngành hàng
mới với sản phẩm thiết yếu được người tiêu dùng sử dụng hàng ngày.
V. Cơ hội hợp tác giữa Việt Nam và Phillipnes
Các doanh nghiệp Philippines đánh giá Việt Nam là thị trường tiềm năng trong khu vực ASEAN
cũng như châu Á với nhiều ưu thế như dân số đông, năng động, nhu cầu tiêu dùng gia tăng, đặc biệt
là đối với thực phẩm chất lượng cao và sản phẩm chăm sóc các nhân. Nhà đầu tư Philippines muốn
chia sẻ với các nhà đầu tư Việt Nam rất nhiều cơ hội hợp tác đầu tư, kinh doanh. Thượng viện
Philippines đã thông qua rất nhiều luật nhằm mở cửa và tự do hàng hóa thương mại, có những chính
sách mới tạo điều kiện hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có Việt Nam, để thúc đẩy hợp
tác đầu tư giữa hai nước, như chính sách giảm thuế cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Về hợp tác quốc phòng - an ninh, hai bên đã chủ động triển khai các nội dung đã ký kết. Sự hợp tác
của họ trong các lĩnh vực liên quan đến biển và đại dương là một trong những trụ cột chính của quan
hệ hai nước. Hai bên đã thành lập Nhóm công tác thường trực chung về quan tâm hàng hải và đại
dương được nâng cấp thành Ủy ban hỗn hợp về hợp tác hàng hải và đại dương cấp Thứ trưởng. Hợp
tác trong lĩnh vực giáo dục, văn hóa, thể thao, du lịch, nông nghiệp và thủy sản được tăng cường. Về
hợp tác ứng phó với đại dịch COVID-19, hai nước đã hỗ trợ nhau trong công tác phòng chống dịch,
trong đó có việc tổ chức các chuyến bay đưa công dân về nước. Việt Nam tài trợ vật tư y tế cho
Philippines. Hoạt động giao lưu nhân dân được đẩy mạnh với vai trò nòng cốt của Hội Hữu nghị
Philippines - Việt Nam và Hội Hữu nghị Việt Nam - Philippines. Việt Nam, là nơi sinh sống của gần
5.000 người Philippines, cũng có khoảng 3.000 công dân đang sinh sống, học tập và làm việc tại
quốc đảo này. Kiều bào đã và đang có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước.
Về các vấn đề khu vực và quốc tế, Việt Nam và Philippines đã phối hợp chặt chẽ và ủng hộ lẫn nhau
tại các diễn đàn đa phương. Cả hai nước đều là thành viên tích cực, chủ động và có trách nhiệm của
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Các bên luôn nỗ lực phát triển Cộng đồng ASEAN
cũng như phát huy vai trò trung tâm của Hiệp hội, góp phần đảm bảo sự ổn định, hợp tác và phát
triển ở khu vực và trên thế giới.
Các doanh nghiệp Philippines đánh giá Việt Nam là thị trường tiềm năng trong khu vực
ASEAN cũng như châu Á với nhiều ưu thế như dân số đông, năng động, mức sống được cải thiện
hơn nên nhu cầu tiêu dùng gia tăng, đặc biệt là đối với thực phẩm chất lượng cao và sản phẩm chăm
sóc các nhân. Đây sẽ có thể là những mặt hàng tiềm năng để Philippines có thể đầu tư ở Việt Nam
trong tương lai tới.
Đối với Philippines, trong những năm gần đây thị trường lương thực thực phẩm, đặc biệt là
gạo, vẫn luôn là một thị trường tiềm năng của Việt Nam khi đầu tư. Ngoài ra, khi mức sống của
người dân tăng cao thì nhu cầu đi lại cũng được mong muốn cải thiện hơn. Đây là một tín hiệu tốt
cho thị trường xe ô tô. Tại chương trình giao thương, gần 20 doanh nghiệp của Philippines hoạt động
trong các lĩnh vực thực phẩm, hàng tiêu dùng và chế tạo ô tô – xe máy đã trực tiếp gặp gỡ, trao đổi
thông tin, cơ hội hợp tác với gần 100 doanh nghiệp Việt Nam nhằm thiết lập quan hệ đối tác và đẩy
mạnh hoạt động trao đổi thương mại hàng hóa cũng như đầu tư trong thời gian tới.

CÂU 5: CƠ HỘI HỢP TÁC ĐẦU TƯ GIỮA VIỆT NAM - SINGAPORE


I. Thực trạng đầu tư tại Việt Nam
II. Thực trạng đầu tư tại Singapore
 Môi trường đầu tư tại Singapore
Singapore được mệnh danh là quốc gia rất hấp dẫn đầu tư nước ngoài, do môi trường đầu tư
tại nước này có rất nhiều điểm thuận lợi cho các doanh nghiệp ngoại quốc. Cụ thể như:
Các nhà đầu tư nước ngoài mở công ty đầu tiên tại Singapore có thể được hỗ trợ bởi các tổ
chức như Ban Phát triển Thương mại Singapore (STDB) thúc đẩy FDI và xuất khẩu và Ban Phát
triển Kinh tế (EDB) cung cấp các ưu đãi khác nhau cho các doanh nhân nước ngoài thành lập công
ty tại thành phố. Ngoài các ngành kể trên, chính phủ hỗ trợ mạnh mẽ lĩnh vực sản xuất và dịch vụ,
một phần trong chính sách của họ nhằm thay thế các hoạt động lao động có giá trị thấp đã được
chuyển đến Trung Quốc. Singapore có ba khu thương mại tự do (FTZ) mang lại cơ hội như nhau cho
các công ty trong và ngoài nước. Doanh nghiệp có thể sử dụng khu phi thuế quan để lưu trữ, đóng
gói lại và xuất khẩu.
Singapore là một trong số ít quốc gia trên thế giới cung cấp các ưu đãi và khấu trừ thuế theo
ngành cụ thể. Đây cũng là một trong những yếu tố khiến Singapore trở nên rất hấp dẫn đối với các
doanh nhân nước ngoài. Được công nhận là một trong những trung tâm hàng hải quan trọng nhất ở
Đông Nam Á, Singapore cũng cung cấp một số ưu đãi cho những người thành lập các công ty hàng
hải tại đây. Trong số các lợi ích phổ biến nhất được cấp cho các công ty Singapore trong lĩnh vực
này, Ưu đãi dành cho lĩnh vực hàng hải cung cấp các ưu đãi về thuế trong thời gian lên đến 10 năm
là khá quan trọng.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn ra trên toàn cầu đã ảnh hưởng không ít đến việc các
nước đầu tư vào Singapore do nền kinh tế bị lâm vào tình trạng khủng hoảng. Ngoài ra, các nguồn
lực của môi trường đầu tư cũng gặp nhiều khó khăn. Nhiều doanh nghiệp Singapore sử dụng người
lao động Trung Quốc cũng bị ảnh hưởng, do sự hạn chế đi lại và chế độ cách ly nhằm giảm sự lây
lan của dịch bệnh. Bên cạnh tình trạng thiếu hụt người lao động, việc thiếu nguồn nguyên vật liệu
nhập khẩu từ các nước, trong đó có Trung Quốc, khiến hoạt động sản xuất tại nhiều doanh nghiệp
Singapore bị đình trệ hoặc được triển khai cầm chừng, nhất là các nhà máy sản xuất điện thoại, ô-tô.
Các lĩnh vực khác như ngân hàng, bất động sản, dịch vụ cũng chịu tác động tiêu cực.
Hiện Singapore có 25 hiệp định thương mại tự do với các nền kinh tế trên thế giới, mang lại
cơ hội tiếp cận hàng tỷ khách hàng cho các doanh nghiệp nước này. Theo kế hoạch, Singapore sẽ
triển khai đồng bộ các biện pháp như hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận thị trường mới ở nước ngoài,
gia hạn chương trình giảm thuế thêm 5 năm đối với các công ty đầu tư ra nước ngoài, hỗ trợ các
doanh nghiệp vừa và nhỏ mở rộng kinh doanh ở các nước khác…
 Thực trạng đầu tư vào Singapore
+ Dòng vốn đầu tư
Theo Báo cáo Đầu tư Thế giới năm 2020 của UNCTAD, dòng vốn FDI vào Singapore đã tăng lên 92
tỷ USD vào năm 2019, từ mức 79 tỷ USD một năm trước đó. Singapore là quốc gia tiếp nhận dòng
vốn FDI lớn thứ 5 trên thế giới, Trung Quốc, Hà Lan và Hồng Kông. Singapore cũng là nhà đầu tư
lớn ra nước ngoài, dòng vốn FDI đạt 33 tỷ USD vào năm 2019.
+ Đối tác đầu tư:
Châu Âu tiếp tục là nhà đầu tư hàng đầu của Singapore, đóng góp 27,0% (tương đương 515,8 tỷ
SGD) vào tổng lượng vốn FDI vào Singapore vào cuối năm 2019, mặc dù giảm 2,9% so với năm
trước. Vốn FDI từ Bắc Mỹ tăng từ 314,3 tỷ SGD vào cuối năm 2018 lên 483,5 tỷ SGD vào cuối năm
2019, chủ yếu do Hoa kỳ đầu tư nhiều hơn. Tính chung, hai khu vực này đóng góp hơn một nửa
(52,3%) tổng lượng vốn FDI vào Singapore vào cuối năm 2019. Nam mỹ, Trung Mỹ và vùng Caribe
(455,0 tỷ SGD) và châu Á (402,1 tỷ SGD) là những khu vực có nguồn vốn FDI lớn khác.
+ Lĩnh vực đầu tư
Các hoạt động tài chính và bảo hiểm là lĩnh vực nhận đầu tư nước ngoài nhiều nhất, chiếm 54,4%
tổng lượng vốn FDI. Sắp tới, Singapore dự định thu hút các khoản đầu tư nước ngoài vào đổi mới kỹ
thuật số và an ninh mạng.
 Thuận lợi
- Singapore có hệ thống ngân hàng đáng tin cậy, dịch vụ hỗ trợ tốt, nằm ở vị trí địa lý thuận lợi,
giao dịch đơn giản. Đồng thời đây là nước có hạ tầng hiện đại, người dân biết nhiều thứ tiếng….
- Ở Singapore, muốn thành lập công ty, cá nhân, tổ chức chỉ cần vốn pháp định 1 đô la Singapore.
- Singapore là một đất nước có trình độ dân trí cao và là một trong những nước có nền giáo dục
phát triển bậc nhất Châu Á. Singapore cũng được coi là một trong những nước đi đầu trong nền kinh
tế tri thức.
Theo báo cáo về môi trường kinh doanh 2019 "Doing Business 2019" do Ngân hàng Thế giới công
bố, Singapore là quốc gia đứng thứ 2 thế giới về chất lượng môi trường kinh doanh. Các nhà đầu tư
ngoại khi thành lập công ty tại đảo quốc Sư Tử sẽ được hưởng toàn bộ những ưu đãi hấp dẫn về
thuế, cơ chế luật pháp, hành chính nhanh gọn tại đây.
- Singapore là một trung tâm tài chính, thương mại và mậu dịch quốc tế được công nhận ở châu Á.
Singapore đã thu hút nhân tài và các công ty từ khắp nơi trên thế giới đến nhập cư tại Singapore
thông qua mức thuế thấp và nhiều mức ưu đãi thuế khác nhau. Singapore đã trở thành một trong
những quốc gia được công nhận có mức thuế thấp nhất trên thế giới dành cho các doanh nghiệp và
cá nhân.
- Hệ thống pháp luật của Singapore thừa hưởng từ Anh và liên tục được đổi mới để phù hợp với
thay đổi của môi trường quốc tế. Các nhà đầu tư tại Singapore không phải đối mặt với những trở
ngại đến từ quá trình thực hiện thủ tục pháp lý chậm chạp.. Thủ tục thành lập một công ty tại
Singapore diễn ra hết sức nhanh chóng kể cả với doanh nghiệp trong nước hay nước ngoài.
- Singapore còn tạo điều kiện thuận lợi và dễ dàng về thị thực nhập cảnh và cư trú cho người nước
ngoài muốn hoạt động kinh doanh tại Singapore.
 Khó khăn
- Ở Singapore, muốn thành lập công ty, cá nhân, tổ chức chỉ cần vốn pháp định 1 đô la Singapore.
Tuy vậy, những đòi hỏi phải minh bạch về mọi vấn đề tài chính. Và điều kiện cần là trong ban giám
đốc phải có một người Singapore.
- Việc đầu tư vào nước này cũng đòi hỏi người nước ngoài phải nắm rõ một số luật lệ của
Singapore, như các thủ tục pháp lý làm sao cho nhanh chóng, thuận tiện, và làm sao để được giảm,
miễn thuế. Việc vay vốn ngân hàng ở Singapore không dễ, phải thế chấp bằng bất động sản, không
phải thế chấp bằng máy móc thiết bị, lãi suất vay cũng dao động ở mức lớn. Ngân hàng có thể cho
vay lãi suất chỉ 1% nhưng cũng có thể lên đến 18-19%, tùy theo việc đánh giá tín dụng.
- Vì chi phí thành lập rẻ nên vẫn tồn tại một số công ty làm ăn chụp giật, dẫn đến việc các đối tác
có thể mất tiền khi xuất sang Singapore như đối tác không trả tiền hàng.
- Hầu hết doanh nghiệp Singapore không cập nhật bản vá bảo mật kịp thời : Trong năm qua, số vụ
tấn công mạng nhằm vào các doanh nghiệp (DN) Singapore đã gia tăng 18%, trong đó có 58% vụ
xâm phạm liên quan đến các lỗ hổng bảo mật đã có bản vá nhưng không cập nhật kịp thời gây ảnh
hưởng đến khách hàng, nhân viên và thương hiệu
- Các sản phẩm nhập vào Singapore phải chịu sự kiểm soát nghiêm ngặt về chất lượng, nhất là về
tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Bị ảnh hưởng nặng nề bởi các triết lý châu Á, Singapore nhấn mạnh vào tầm quan trọng của việc
tạo mối quan hệ tốt với những người khác trước khi làm kinh doanh với họ.
- Để thành công khi kinh doanh tại Singapore, điều quan trọng là phải đánh giá đầy đủ và hiểu được
nhiều phong tục và truyền thống khác nhau có ảnh hưởng đến văn hóa và nghi thức kinh doanh của
Singapore.
 Chính sách đầu tư
Trong khi nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á có thế mạnh về tài nguyên và con người…
nhưng vẫn luẩn quẩn trong vòng thu nhập trung bình, thì Singapore lại có những bước phát triển thần
kỳ, dù trở thành một nhà nước tự chủ từ năm 1959. Có được điều này một phần quan trọng là nhờ
vào nguồn vốn FDI quy mô lớn, liên tục chảy vào quốc đảo ngay cả trong những năm kinh tế thế
giới rơi vào khủng hoảng. Nhìn lại những chính sách có hiệu quả trong thu hút vốn FDI Singapore
đã khiến nhiều doanh nghiệp lựa chọn là điểm đến hấp dẫn để họ đầu tư.
Thứ nhất, Singapore đã xác định rõ việc thu hút nguồn vốn FDI tập trung vào 3 lĩnh vực cần
ưu tiên là: ngành sản xuất mới, xây dựng và xuất khẩu. Bên cạnh đó, tùy từng điều kiện cụ thể của
mỗi thời kỳ, Singapore chủ trương thu hút vốn FDI vào các ngành thích hợp. Gần đây, EDB đã áp
dụng cách tiếp cận theo cụm, tập trung vào những công ty thuộc các ngành điện tử - bán dẫn, hóa
dầu và công nghiệp chế biến. Để khai thác ưu thế về vị trí địa lý, cũng như khắc phục sự thiếu hụt về
tài nguyên thiên nhiên, phù hợp với trình độ phát triển cao của nền kinh tế, thu hút vốn FDI còn
hướng vào việc tạo ra một hệ thống các ngành dịch vụ thúc đẩy đầu tư quốc tế.
Thứ hai, Chính phủ Singapore đã tạo nên một môi trường kinh doanh ổn định, hấp dẫn cho
các nhà đầu tư nước ngoài. Chính phủ đã công khai khẳng định, không quốc hữu hóa các doanh
nghiệp nước ngoài. Bên cạnh đó, Singapore cũng rất chú trọng xây dựng kết cấu hạ tầng, phục vụ
cho hoạt động sản xuất. Thủ tục cấp giấy phép đơn giản, thuận tiện, có những dự án xin cấp giấy
phép rồi đi vào sản xuất chỉ trong vòng vài tháng, có những dự án chỉ trong vòng 49 ngày đã có thể
đi vào sản xuất. Hiện tượng này được gọi là “kỳ tích 49 ngày” ở Singapore. Đặc biệt, Singapore đã
xây dựng được hệ thống pháp luật hoàn thiện, nghiêm minh, công bằng và hiệu quả. Tệ nạn tham
nhũng được xét xử rất nghiêm, tất cả các doanh nghiệp không kể trong nước, ngoài nước đều được
đối xử như nhau, mọi người đều làm việc, tuân thủ theo pháp luật.
Thứ ba, Chính phủ Singapore đã ban hành những chính sách khuyến khích các nhà tư bản
nước ngoài bỏ vốn vào đầu tư. Singapore áp dụng chính sách ưu đãi rất đặc biệt, đó là: Khi kinh
doanh có lợi nhuận, nhà đầu tư nước ngoài được tự do chuyển lợi nhuận về nước; Nhà đầu tư có
quyền cư trú nhập cảnh (đặc quyền về nhập cảnh và nhập quốc tịch); Nhà đầu tư nào có số vốn ký
thác tại Singapore từ 250.000 SGD trở lên và có dự án đầu tư thì gia đình họ được hưởng quyền
công dân Singapore.
Sự tác động tiêu cực của Covid-19 là nguyên nhân chủ yếu khiến Singapore phải điều chỉnh
lại chính sách tăng trưởng và cơ cấu kinh tế của nước này. Những năm gần đây, Singapore liên tục
nghiên cứu nhằm duy trì theo tốc độ tăng trưởng đó, nước này dự kiến đẩy mạnh khu vực công
nghiệp trong nền kinh tế (công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp sáng tạo,…), giảm dần tỉ trọng
của khu vực dịch vụ vì cho rằng khả năng cạnh tranh của Singapore trong đợt khó khăn đã kém đi
nhiều. Bộ trưởng Bộ Công Thương nước này dự kiến sẽ duy trì khu vực sản xuất xoay quanh tỉ trọng
20% của nền kinh tế và tiếp tục tìm kiếm cách thức chuyển đổi, đa dạng hóa khu vực dịch vụ, chú
trọng các ngành dịch vụ tiềm năng và chú trọng vào đầu tư nước ngoài nhằm phục hồi lại nền kinh
tế.

III. Cơ sở hợp tác giữa Việt Nam và Singapore


 Năm 1973, Singapore là một trong những quốc gia đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với
Việt Nam, đồng thời trở thành một trong những nước thành viên ASEAN đầu tiên thiết lập
quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam năm 2013
 Việt Nam và Singapore đều là thành viên của ASEAN, của các hiệp định thương mại tự do
thế hệ mới như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP),
Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), và nhiều tổ chức diễn đàn khu vực và
quốc tế khác.
 Hai nước đã ký nhiều hiệp định và thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực, như lĩnh vực đầu tư
với Hiệp định Đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA).
IV. Thực trạng hợp tác đầu tư giữa Việt Nam và Singapore

 Trong những năm qua, Singapore luôn nằm trong nhóm những nhà đầu tư hàng đầu vào Việt
Nam. Năm 2022, Singapore dẫn đầu với tổng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam trong cả phạm vi
ASEAN và thế giới.
 Tính đến hết năm 2022, trong 108 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào VN, Singapore là nhà
đầu tư nước ngoài lớn nhất tổng số vốn đăng ký đạt 70 tỷ USD, hơn 3.600 dự án tập trung vào
lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, kinh doanh bất động sản, sản xuất, phân phối điện,
khí, nước, điều hòa.
 Việt Nam cũng có 140 dự án đầu tư vào Singapore còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký là 586
triệu USD, tập trung vào các lĩnh vực: khoa học công nghệ; bán buôn bán lẻ; công nghiệp chế
biến, chế tạo; dịch vụ hành chính; bất động sản.
→ Dòng vốn FDI từ Singapore đều tập trung vào những lĩnh vực chủ lực trong thu hút đầu tư
nước ngoài của Việt Nam và ngược lại.
→ Sự hợp tác đầu tư Việt Nam - Singapore có tính bổ trợ, bổ sung cho nhau, cùng nhau phát
triển.
V. Cơ hội hợp tác giữa Việt Nam và Singapore

 Việt Nam là một trong những nền kinh tế mở nhất thế giới về đầu tư và thương mại. Nhà đầu
tư Singapore có cơ hội mở cơ sở sản xuất, mở rộng thị trường xuất khẩu vào các quốc gia mà
Việt Nam có ký kết các hiệp định FTA.
 Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế như giáo dục chưa thực sự phát triển, cần thời gian để cải
thiện hạ tầng, nâng cấp môi trường đầu tư - kinh doanh. Ngược lại, Singapore lại là quốc gia
có thế mạnh về các lĩnh vực trên. Do đó, nếu biết tận dụng, Việt Nam là cơ hội lớn cho nhà
đầu tư Singapore mang thế mạnh đầu tư của mình sang Việt Nam phát triển.
 Với hệ thống chính trị ổn định và môi trường đầu tư ngày càng được cải thiện, Việt Nam hoan
nghênh và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Singapore mở rộng đầu tư tại Việt
Nam, nhất là trong các lĩnh vực như chuyển đổi số, năng lượng xanh, khoa học công nghệ
cao, chuỗi cung ứng và hậu cần (logistics).
 Hợp tác giữa hai nước không chỉ giới hạn ở các tập đoàn lớn mà còn mở rộng với sự tham gia
của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các công ty khởi nghiệp có khả năng về công nghệ kỹ thuật
số và thúc đẩy hợp tác xuyên biên giới.
CÂU 6: CƠ HỘI HỢP TÁC ĐẦU TƯ GIỮA VIỆT NAM - THÁI LAN
I. Thực trạng đầu tư của Việt Nam
II. Thực trạng đầu tư của Thái Lan
 Môi trường đầu tư:
Nền kinh tế Thái-lan vốn có xuất phát điểm không có gì vượt trội, nhưng chỉ sau vài thập kỷ, Thái-
lan đã vượt lên nhóm dẫn đầu trong các nước khu vực. Môi trường đầu tư chính là "bà đỡ" quan
trọng để thu hút và phát huy các nguồn lực, cả trong nước và nước ngoài, cần thiết cho sự phát triển
hết sức ấn tượng này.
Điểm nổi bật của môi trường đầu tư Thái-lan là sự điều chỉnh linh hoạt và đồng bộ các chính sách hỗ
trợ đắc lực các chiến lược: từ phát triển thay thế hàng nhập khẩu, rồi hướng về xuất khẩu và kết hợp
đồng thời, hài hòa cả thay thế nhập khẩu với hướng về xuất khẩu; giảm dần đầu tư Chính phủ,
khuyến khích tư nhân trong nước đảm nhận vai trò động lực ngày càng quan trọng và hiệu quả hơn
trong phát triển những sản phẩm chủ lực được đầu tư trọng tâm, gắn với các cơ sở đầu tư ngoại vi và
phụ trợ theo chuỗi ngành nền tảng quốc gia, được lựa chọn thích hợp với lợi thế cạnh tranh và nhu
cầu thị trường trong từng thời kỳ, giai đoạn, từ thấp lên cao.
Đồng thời, môi trường đầu tư của Thái-lan cũng được thiết kế nhằm luôn tạo thuận lợi cho phát triển
nguồn nhân lực trong nước, nhất là đội ngũ công nghân kỹ thuật tay nghề cao và các công chức kỹ trị
được đào tạo bài bản, có nghiệp vụ cao; đồng thời, có sức hấp dẫn thu hút các chuyên gia, lao động
chất lượng cao từ bên ngoài.
Đặc biệt, môi trường đầu tư Thái-lan phân biệt ưu tiên, ưu đãi đối với từng nhóm dự án đầu tư cụ thể
được phân loại theo tác động của dự án đó đến nền kinh tế cả nước. Môi trường đầu tư thuận lợi
cũng giúp Thái-lan khá thành công trong việc xây dựng thế mạnh của nền nông nghiệp và công
nghiệp quốc gia, cũng như các thế mạnh về công nghệ cao tại khu vực Đông - Nam Á, nắm giữ vai
trò là quốc gia chủ lực trong khối ASEAN về công nghiệp xe hơi, lọc hóa dầu, xi măng, hóa chất,
nông nghiệp kỹ thuật cao…
 Chính sách đầu tư:
Trong giai đoạn 1972 - 1996, Bộ Đầu tư Thái Lan đã ban hành nhiều chính sách thu hút các chuyên
gia, lao động chất lượng cao từ nước ngoài đến làm việc tại nước này với những ưu đãi về đất đai,
chế độ làm việc nhằm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế theo hướng xuất khẩu.
Từ năm 2005, chính sách thu hút FDI của Thái Lan có sự chuyển biến theo hướng đầu tư chọn lọc
với chính sách ưu tiên nhà đầu tư trong nước, hỗ trợ phát triển các loại hình dịch vụ phi sản xuất và
các loại hình dịch vụ tài chính. Nhờ những chính sách này, thu hút vốn FDI vào Thái Lan đã đạt
được kết quả bước đầu.
Điểm đáng lưu ý, Thái-lan ngày càng coi trọng sử dụng ưu đãi tổng hợp cả về miễn, giảm thuế (năm
2012, Thái Lan đã giảm thuế suất TNDN từ 30% xuống 23% năm) , về cung ứng lao động, về cơ sở
hạ tầng và thủ tục hành chính; giảm dần ưu đãi dự án theo vùng miền và tăng ưu đãi cho những dự
án lớn, trọng điểm, có sức lan tỏa thu hút các đầu tư khác. Các ưu đãi cũng ngày càng tăng thêm cho
các dự án đầu tư ra nước ngoài và các công ty mẹ đóng tại Thái-lan (gọi là Regional Operating
Headquarters hay ROH), nhằm chủ động hội nhập và khai thác các cơ hội đầu tư quốc tế, củng cố
sức cạnh tranh và vị thế nền kinh tế Thái-lan trong Cộng đồng kinh tế chung ASEAN và toàn cầu.
Đặc biệt hơn ta có ưu đãi đầu tư của Thái Lan cho nhà đầu tư nước ngoài bao gồm các khuyến khích
bằng thuế và các khuyến khích không bằng thuế như sau: Các khuyến khích bằng thuế, bao gồm:
miễn, giảm thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị; giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu; miễn, giảm thuế thu
nhập doanh nghiệp; giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp; khấu trừ hai lần chi phí vận chuyển, điện
và nước; bổ sung 25% khấu trừ chi phí xây dựng và lắp đặt cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp; miễn
thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu và nguyên liệu thiết yếu sử dụng để sản xuất hàng xuất khẩu.
Trước đây, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài được dựa trên chiến lược phát triển sản xuất thay
thế nhập khẩu. Do đó, Thái Lan phải nhập khẩu nhiều máy móc, nguyên vật liệu, dẫn đến thâm hụt
thương mại. Đến nay, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Thái Lan là hướng vào phát triển sản
xuất phục vụ cho xuất khẩu
Thu hẹp diện hưởng ưu đãi đầu tư từ 240 ngành, lĩnh vực như trước đây xuống còn 100 ngành, lĩnh
vực. Đồng thời, ưu đãi đầu tư tập trung hơn vào 03 lĩnh vực, bao gồm: phát triển công nghệ cao;
nghiên cứu và phát triển (R&D), hoạt động đào tạo công nghệ tiên tiến; phát triển doanh nghiệp nhỏ
và vừa (SME)
 Thực trạng đầu tư:
Theo Báo cáo Đầu tư Thế giới năm 2016, dòng FDI vào Thái Lan đã tăng gấp 3 trong năm 2015, lên
tới 10,8 tỷ USD. Đầu tư FDI đã vượt mục tiêu của Ủy ban Đầu tư Thái Lan trong năm 2016, lên tổng
10,3 tỷ USD.
Trong tổng số dự án nước ngoài trình xúc tiến đầu tư từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2021, Nhật Bản có
số dự án nhiều nhất là 87 dự án, chiếm 22% số dự án đầu tư tất cả các quốc gia nước ngoài tương
ứng với giá trị đầu tư cao nhất cũng đến từ Nhật Bản tổng cộng 42,773 triệu baht, tương đương 15%.
Đứng thứ hai là Mỹ với 18 dự án tương đương với 24,131 triệu baht, tiếp theo là Trung Quốc với 63
dự án (18,615 triệu baht), rồi đến Singapore với 52 dự án (18,580 triệu baht),...
Về số lượng dự án: Hầu hết các dự án nước ngoài đã được phê duyệt xúc tiến trong ngành thiết bị
điện điện tử và thiết bị viễn thông: 60 dự án, chiếm 26% tổng số dự án trong tất cả các ngành công
nghiệp mục tiêu, tiếp theo là công nghiệp nông nghiệp và chế biến thực phẩm, 39 dự án, chiếm 17%.
Xét về giá trị đầu tư: Phần lớn trong số đó là các khoản đầu tư công nghiệp đồ gia dụng điện tử và
điện tử trị giá 27,214 triệu baht chiếm 25% giá trị của các dự án nước ngoài được phê duyệt để
khuyến mại trong ngành tất cả các mục tiêu tiếp theo là ngành công nghệ sinh học 21,575 triệu baht
chiếm 20% giá trị dự án đã được phê duyệt đầu tư trong tất cả các ngành công nghiệp mục tiêu.

III. Cơ sở hợp tác giữa Việt Nam và Thái Lan


 Từ 6/8/1976, lần đầu tiên hai nước Việt Nam-Thái Lan thiết lập quan hệ ngoại giao, tạo bước
ngoặt mở ra hướng phát triển trong quan hệ hai nước. Trong gần 50 năm qua, hai nước đã
chứng kiến những dấu mốc rất quan trọng.
 Là thành viên của ASEAN, hai nước có quan hệ truyền thống, đã mở ra quan hệ hợp tác trên
các lĩnh vực kinh tế, chính trị, giao lưu nhân dân.
 Hiệp định giữa Việt Nam và Thái Lan về Khuyến khích và Bảo hộ Đầu tư Lẫn nhau 1991
được kí kết với mong muốn tạo điều kiện thuận lợi cho sự tăng cường hợp tác kinh tế giữa hai
nước, đặc biệt cho đầu tư vốn của các công dân và công ty của nước này trên lãnh thổ của
nước kia trên cơ sở tôn trọng độc lập và chủ quyền của nhau, bình đẳng và cùng có lợi.
 Ngày 29/3/2012, Hiệp định Đầu tư toàn diện (ACIA) đã chính thức có hiệu lực và là văn bản
cam kết quan trọng tiến trình Hội nhập của các nước thành viên ASEAN. ACIA đã mở rộng
lợi ích cho ASEAN – nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư trong các nước thành viên ASEAN,
qua đó, giúp đẩy nhanh tốc độ đầu tư trong nội bộ ASEAN. Trong đó có Việt Nam và Thái
Lan.
 Nhũng dấu mốc trong quan hệ ngoại giao Việt Nam – Thái Lan
 Năm 1976, Thái Lan là quốc gia đầu tiên mở đại sứ quán tại Hà Nội và Việt Nam mở đại sứ
quán tại Bangkok.
 Năm 1991, Việt Nam và Thái Lan ký kết Thỏa thuận hữu nghị và hợp tác kinh tế.
 Năm 1995, Việt Nam và Thái Lan ký kết Hiệp định Thương mại tự do ASEAN (AFTA).
 Năm 1999, Thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra thăm chính thức Việt Nam, đánh dấu
một bước tiến mới trong quan hệ hai nước.
 Năm 2004, Thủ tướng Việt Nam Phan Văn Khải thăm chính thức Thái Lan, ký kết nhiều thỏa
thuận hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư.
 Năm 2013, quan hệ Việt Nam - Thái Lan được nâng cấp thành Đối tác chiến lược.
 Năm 2015, Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha thăm chính thức Việt Nam, ký kết nhiều
thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực năng lượng, du lịch, đầu tư và thương mại.
 Năm 2019, Quốc vương Thái Lan Maha Vajiralongkorn thăm chính thức Việt Nam, đánh dấu
một bước tiến mới trong quan hệ hai nước.
 Những dấu mốc trên cho thấy quan hệ Việt Nam - Thái Lan đang ngày càng được củng cố và
phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế và thương mại.
IV. Thực trạng hợp tác đầu tư giữa Việt Nam và Thái Lan
1. Đầu tư từ Thái Lan vào Việt Nam
1.1 Quy mô đầu tư
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, tính đến tháng 5 năm 2021, Thái Lan là quốc gia đứng thứ
10 trong danh sách các đối tác đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam với số vốn đăng ký là
khoảng 11,7 tỷ USD và số dự án là 608 dự án. Tuy nhiên, việc đầu tư của Thái Lan vào Việt Nam
vẫn còn khá nhỏ so với tiềm năng của hai nước. Do đó, việc thúc đẩy hợp tác đầu tư giữa hai nước
cần được tăng cường và đẩy mạnh trong thời gian tới.
1.2 Theo lĩnh vực đầu tư
1. Công nghiệp chế biến, sản xuất: Thái Lan đầu tư vào nhiều dự án sản xuất các mặt hàng chế
biến, sản xuất như ô tô, linh kiện ô tô, điện tử, vật liệu xây dựng, giấy và bột giấy, dệt may,
thực phẩm và đồ uống.
Ví dụ: Một số dự án đầu tư lớn của Thái Lan tại Việt Nam bao gồm dự án sản xuất xe hơi của công
ty ô tô Thái Lan (ThaiBev) tại tỉnh Quảng Nam, dự án sản xuất đồ gia dụng của Tập đoàn SCG tại
Bình Dương và dự án nhà máy sản xuất giấy và bột giấy của Công ty TNHH Double A tại tỉnh Bà
Rịa - Vũng Tàu.
2. Bất động sản: Thái Lan cũng đầu tư vào lĩnh vực bất động sản tại Việt Nam. Các dự án nhà ở,
khu đô thị, khu công nghiệp được xây dựng bởi các tập đoàn bất động sản lớn của Thái Lan
như Amata, Sansiri, Central Group, Singha Estate,...
3. Dịch vụ và bán lẻ: Thái Lan cũng đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ và bán lẻ tại Việt Nam. Các tập
đoàn lớn như Central Group, CP Group đang có mặt và đầu tư vào các lĩnh vực như bán lẻ,
thương mại điện tử, giải trí,...
4. Năng lượng: Thái Lan đang có kế hoạch đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tại Việt Nam, bao
gồm các dự án điện gió và điện mặt trời.
5. Các lĩnh vực khác: Thái Lan cũng đầu tư vào các lĩnh vực khác như dược phẩm, sản xuất thủy
sản, sản xuất thức ăn chăn nuôi, công nghệ thông tin và truyền thông.
Việc Thái Lan đầu tư vào các lĩnh vực này đang tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao
động Việt Nam, đồng thời giúp nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm của Việt Nam.
1.3. Khu vực đầu tư:
Thái Lan đầu tư ở nhiều khu vực khác nhau tại Việt Nam, bao gồm:
Miền Bắc: Thái Lan có nhiều dự án đầu tư tại Hà Nội, bao gồm các dự án bất động sản, sản
xuất linh kiện ô tô, sản xuất giấy và bột giấy, và dịch vụ khách sạn.
Miền Trung: Thái Lan đầu tư vào tỉnh Quảng Nam với dự án sản xuất ô tô của công ty ô tô
Thái Lan (ThaiBev).
Miền Nam: Thái Lan có nhiều dự án đầu tư tại TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận, bao gồm
các dự án bất động sản, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất đồ gia dụng, và dịch vụ.
Các khu công nghiệp và khu chế xuất: Thái Lan đầu tư vào nhiều khu công nghiệp và khu chế
xuất tại Việt Nam, bao gồm các khu vực như Bình Dương, Đồng Nai, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải
Phòng, và Cần Thơ.
Ngoài ra, Thái Lan cũng quan tâm đến các khu vực đầu tư khác như các khu công nghệ cao và
các khu vực đang phát triển nhanh như Đà Nẵng và Phú Quốc
2. Đầu tư từ Việt Nam vào Thái Lan
1. . Qui mô đầu tư
Qui mô đầu tư của Việt Nam vào Thái Lan hiện nay không lớn, tuy nhiên vẫn có một số dự án
đầu tư đáng kể trong các lĩnh vực như bất động sản, dịch vụ và sản xuất.
Theo Thương vụ Việt Nam tại Thái Lan, tính đến cuối năm 2021, Việt Nam đang đầu tư vào
khoảng 28 dự án tại Thái Lan với tổng vốn đầu tư khoảng 40 triệu USD. Các lĩnh vực đầu tư của
Việt Nam tại Thái Lan chủ yếu là bất động sản, xây dựng và dịch vụ.
Ngoài ra, Việt Nam cũng quan tâm đến các lĩnh vực sản xuất, đặc biệt là sản xuất và chế biến
nông sản, thực phẩm và đồ uống, cũng như các lĩnh vực khác như công nghệ thông tin, truyền
thông, du lịch và giáo dục. Việc thúc đẩy hợp tác đầu tư giữa hai nước trong các lĩnh vực này cũng
có tiềm năng phát triển trong thời gian tới.
2. Lĩnh vực đầu tư
Việt Nam đầu tư vào Thái Lan chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực như bất động sản, dịch vụ,
sản xuất, thương mại và nông nghiệp.
Về lĩnh vực bất động sản, nhiều nhà đầu tư Việt Nam đã tham gia vào các dự án phát triển
khu đô thị, căn hộ cao cấp và các khu nghỉ dưỡng tại Thái Lan. Một số dự án đáng chú ý bao gồm
việc tham gia vào dự án Grand Solaire, một khu căn hộ cao cấp ở Pattaya, và dự án phát triển khu
đô thị TNR Holdings tại Bangkok. Hay là, Công ty Tập đoàn Vingroup đã đầu tư vào một dự án bất
động sản tại Bangkok, Thái Lan với tổng mức đầu tư 1,5 tỷ USD.
Ngoài ra, Việt Nam cũng đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất và dịch vụ như du lịch, giáo dục,
công nghệ thông tin, thực phẩm và đồ uống. Ví dụ, Tập đoàn FPT đã mở một trung tâm phát triển
phần mềm tại Thái Lan và Công ty VNPT Global đã đầu tư vào một công ty viễn thông tại
Bangkok.
Các lĩnh vực khác mà Việt Nam quan tâm đến để đầu tư vào Thái Lan bao gồm ngân hàng và
tài chính, y tế và chăm sóc sức khỏe, năng lượng tái tạo và môi trường. Ví dụ, Công ty Cổ phần
Năng lượng Tái tạo Xanh (Blue Power Energy) cũng đã ký kết một thỏa thuận hợp tác với Tập đoàn
SCG của Thái Lan để triển khai các dự án năng lượng tái tạo tại Thái Lan.
Tuy nhiên, qui mô đầu tư của Việt Nam vào Thái Lan hiện nay còn khá nhỏ so với các quốc
gia khác như Nhật Bản và Singapore.
3. Khu vực đầu tư
Các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư vào Thái Lan chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn
như Bangkok, Pattaya, Chonburi, Rayong và các tỉnh miền Nam của Thái Lan. Dưới đây là một số
khu vực và dự án mà các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư vào tại Thái Lan:
Khu công nghiệp Amata: Đây là một trong những khu công nghiệp lớn nhất tại Thái Lan và
có nhiều doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào đó.
Các khu công nghiệp tại tỉnh Rayong: Tỉnh Rayong được xem là trung tâm công nghiệp của
Thái Lan, với nhiều khu công nghiệp lớn và thuận lợi cho việc đầu tư.
Dự án xây dựng khu du lịch ở Pattaya: Các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư vào dự án xây
dựng khu du lịch này tại thành phố Pattaya.
Dự án bất động sản tại Bangkok: Một số doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư vào các dự án phát
triển bất động sản tại thủ đô Bangkok.
Tóm lại, Các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào Thái Lan chủ yếu tập trung vào các thành
phố lớn như Bangkok và các tỉnh phía Nam của Thái Lan, bao gồm các tỉnh Chonburi, Rayong, và
các tỉnh ven biển khác. Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã đầu tư vào các khu công
nghiệp và khu chế xuất tại Thái Lan như khu công nghiệp Rojana, khu công nghiệp Hemaraj, khu
công nghiệp Amata, và khu công nghiệp Map Ta Phut.
Tuy nhiên, đầu tư của Việt Nam tại Thái Lan vẫn còn chưa nhiều so với quan hệ kinh tế hai
nước, còn có nhiều tiềm năng để khai thác và phát triể
V. Cơ hội hợp tác đầu tư giữa Việt Nam và Thái Lan
1. Cơ hội Thái Lan đầu tư vào Việt Nam
Việt Nam đang trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư quốc tế, bao gồm cả
Thái Lan. Các cơ hội hợp tác đầu tư giữa Việt Nam và Thái Lan đang mở ra, đặc biệt là trong các
lĩnh vực như:
Sản xuất và chế biến: Việt Nam có một nền kinh tế phát triển với lực lượng lao động giá rẻ và
tay nghề cao, đồng thời cũng có vị trí địa lý thuận lợi để kết nối các thị trường lớn ở châu Á. Thái
Lan có nhiều kinh nghiệm và chuyên môn về các lĩnh vực sản xuất và chế biến, do đó, sự kết hợp
giữa hai quốc gia này sẽ mang lại lợi ích lớn cho cả hai bên.
Dịch vụ tài chính: Thái Lan là một trong những trung tâm tài chính hàng đầu của khu vực
Đông Nam Á, với nhiều ngân hàng và công ty bảo hiểm hàng đầu. Việc hợp tác với Thái Lan trong
lĩnh vực này sẽ giúp Việt Nam phát triển thêm các dịch vụ tài chính và gia tăng tiềm năng đầu tư.
Du lịch: Cả Việt Nam và Thái Lan đều là các điểm đến du lịch hấp dẫn của khu vực, với
nhiều điểm tham quan và trải nghiệm độc đáo. Hợp tác giữa hai quốc gia này trong lĩnh vực du lịch
sẽ mang lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp trong ngành này.
Năng lượng và môi trường: Việt Nam đang chuyển đổi sang năng lượng sạch và bảo vệ môi
trường, tạo ra nhiều cơ hội đầu tư cho các doanh nghiệp năng lượng sạch và các công nghệ xử lý môi
trường. Thái Lan có thể đầu tư vào các dự án điện gió, điện mặt trời và các dự án năng lượng tái tạo
khác, cũng như các công nghệ xử lý nước và xử lý chất thải.
Công nghệ thông tin và truyền thông: Thái Lan có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực công
nghệ thông tin và truyền thông, do đó có thể đầu tư vào các dự án phần mềm, truyền thông và các
dịch vụ liên quan.
2. Cơ hội Việt Nam đầu tư vào Thái Lan
Việt Nam và Thái Lan đang trong quá trình tăng cường hợp tác kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh
vực đầu tư. Hiện nay, Thái Lan là một trong những thị trường đầu tư tiềm năng và thu hút sự quan
tâm của các doanh nghiệp Việt Nam. Dưới đây là một số cơ hội đầu tư tiềm năng của Việt Nam tại
Thái Lan:
Đầu tư vào lĩnh vực du lịch: Thái Lan là một trong những điểm đến du lịch hàng đầu ở Đông
Nam Á, với nhiều điểm tham quan nổi tiếng như Bangkok, Pattaya, Phuket, Chiang Mai, Krabi, Koh
Samui và nhiều hơn nữa. Việc đầu tư vào lĩnh vực du lịch tại Thái Lan sẽ mang lại cơ hội lớn cho
các doanh nghiệp Việt Nam.
Đầu tư vào lĩnh vực sản xuất và chế biến: Thái Lan có một nền kinh tế công nghiệp phát
triển, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất và chế biến. Việc đầu tư vào các lĩnh vực này tại Thái Lan
sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận các thị trường quốc tế và nâng cao khả năng cạnh tranh
của mình.
Đầu tư vào lĩnh vực năng lượng: Thái Lan đang dần chuyển đổi sang sử dụng các nguồn năng
lượng tái tạo để giảm thiểu tác động của môi trường. Việc đầu tư vào lĩnh vực này tại Thái Lan sẽ
giúp các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào các dự án xây dựng và phát triển các nguồn năng
lượng sạch.
Đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi và nông nghiệp: Thái Lan là một quốc gia có nền nông nghiệp
và chăn nuôi phát triển. Việc đầu tư vào lĩnh vực này tại Thái Lan sẽ giúp các doanh nghiệp Việt
Nam tiếp cận các thị trường xuất khẩu và nâng cao năng lực sản xuất của mình.
Kinh doanh và đầu tư trong lĩnh vực dược phẩm, y tế: Thị trường y tế tại Thái Lan đang tăng
trưởng với nhu cầu tăng cao từ người dân và nhu cầu xuất khẩu sang các nước láng giềng. Việt Nam
có nhiều doanh nghiệp có kinh nghiệm trong lĩnh vực này và có thể tận dụng cơ hội để mở rộng hoạt
động kinh doanh và đầu tư vào Thái Lan.
Công nghệ thông tin và truyền thông: Thái Lan đang có sự phát triển nhanh chóng trong lĩnh
vực công nghệ thông tin và truyền thông. Việt Nam cũng là một trong những quốc gia có nền công
nghệ thông tin tiên tiến và có thể hợp tác đầu tư vào các doanh nghiệp trong lĩnh vực này tại Thái
Lan.
Đầu tư vào lĩnh vực bất động sản: Thị trường bất động sản tại Thái Lan đang phát triển mạnh
mẽ, đặc biệt là trong lĩnh vực khu đô thị cao cấp.

CÂU 7: CƠ HỘI HỢP TÁC ĐẦU TƯ GIỮA VIỆT NAM VÀ CAMPUCHIA


I. Thực trạng đầu tư của Việt Nam
II. Thực trạng đầu tư của Campuchia
- Môi trường tự nhiên
Campuchia nằm ở Tây Nam bán đảo Đông Dương, Với vị trí địa lý thuận lợi ở trung tâm hành lang
đông tây của Tiểu vùng sông Mekong mở rộng (GMS), giúp Campuchia tiếp cận các thị trường
trọng điểm trên thế giới. Điều đó khiến Campuchia trở thành cơ sở sản xuất giá rẻ phổ biến cho một
số ngành công nghiệp có nhu cầu đáng kể đối với các sản phẩm của mình ở các nước châu Á khác.
Campuchia nằm ở bản lề giao thông của Đông Nam Á. Như vậy, Campuchia trở thành đầu mối
giao thương trọng điểm được các nhà đầu tư ở nhiều quốc gia săn đón.
- Cùng với địa hình chủ yếu là đồng bằng và khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng quanh năm, mùa mưa
do gió tây nam thổi từ vịnh Ben-gan qua vịnh Thái Lan đem nhiều hơi nước đến cho Campuchia. Do
đó, Campuchia có lợi thế vô cùng lớn trong việc thu hút các nhà đầu tư trong các lĩnh vực như nông
nghiệp, thủy sản và thủy điện..
- Bên cạnh tài nguyên đất cho phát triển nông nghiệp, Campuchia còn có nguồn tài nguyên rừng
phong phú với hơn 70% diện tích có rừng bao phủ. Gỗ là nguồn lâm sản chính của Campuchia.
- Về các nguồn khoáng sản và quặng kim loại, trước kia người ta cho rằng trữ lượng của Campuchia
không lớn lắm.
Hiện tại, đất nước này đang phụ thuộc vào nhập khẩu tài nguyên, chủ yếu là dầu, khí đốt và than đá
được nhập khẩu và không được khai thác trong nước. Tuy nhiên, Campuchia được kỳ vọng là có
tiềm năng về dầu mỏ,
- MT văn hóa-xã hội:
Dân số năm 2020 của Campuchia là hơn 16,7 triệu người.
Tôn giáo: Phật giáo Theravada hay còn gọi là Phật giáo nguyên thủy bị Khmer Đỏ hủy diệt đã được
phục hồi là tôn giáo chính thức, với khoảng 95% dân số.
Ngôn ngữ: Tiếng Pháp và tiếng Anh được nhiều người Campuchia sử dụng như là ngôn ngữ thứ hai
Văn hóa: Nền văn hóa Campuchia có lịch sử phong phú đa dạng trải qua nhiều thế kỷ và chịu ảnh
hưởng nặng của Ấn Độ.
- MT chính trị:
Vương quốc Campuchia hiện là một nước Quân chủ lập hiến theo hình thức quân chủ tuyển cử. Trên
thực tế Quốc vương không điều hành đất nước.
Campuchia là thành viên của Liên hiệp quốc và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Nước này đã
đạt được sự ổn định tương đối về chính trị từ thập niên 1990 trở lại đây.
Quan hệ đối ngoại: Quan hệ đối ngoại của Vương quốc Campuchia được điều phối bởi Bộ Ngoại
giao và Hợp tác quốc tế Campuchia. Campuchia là thành viên của Liên Hợp Quốc, Ngân hàng thế
giới và Quỹ tiền tệ Quốc tế. Nó là một thành viên của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), ASEAN,
và trở thành thành viên của WTO năm 2004..
- MT kinh tế:
Campuchia là nước nông nghiệp (58% dân số làm nghề nông, nông nghiệp cũng chiếm tới gần 40%
GDP của nước này), phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên.
Kể từ năm 2004, hàng may mặc, xây dựng, nông nghiệp và du lịch đã giúp Campuchia tăng trưởng
mạnh. GDP tăng ít nhất 7%/năm từ năm 2011 đến năm 2015.
Campuchia vẫn là một trong những quốc gia nghèo nhất trong Châu Á, phát triển kinh tế khó khăn
do tham nhũng, học thức còn hạn chế, khoảng cách giàu nghèo lớn, hạ tầng cơ sở ở một số vùng còn
rất kém.
Chính phủ Campuchia đang làm việc với nhiều tổ chức tài trợ song phương và đa phương, bao gồm
Ngân hàng Phát triển Châu Á, Ngân hàng Thế giới và IMF, để giải quyết nhiều nhu cầu cấp thiết của
đất nước; hơn 30% ngân sách chính phủ xuất phát từ các tổ chức tài trợ quốc tế.
 Chính sách đầu tư
1.2.4.1. Tự do hóa đầu tư
● Ưu đãi đầu tư và thuế: 15/10/2021, Luật Đầu tư mới của Vương quốc Campuchia (Luật
Đầu tư 2021) đã được ban hành, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư:
Về ưu đãi cơ bản, nhà đầu tư đủ điều kiện hưởng ưu đãi có thể lựa chọn hưởng toàn bộ miễn thuế thu
nhập, từ 3 đến 9 năm, tùy theo lĩnh vực và hoạt động đầu tư hoặc hưởng gộp các ưu đãi khác nhau,
gồm giảm trừ khấu hao đặc biệt và đủ điều kiện giảm trừ chi phí theo mức cao hơn.
1.2.4.2. Bảo hộ đầu tư
Luật Đầu tư mới đảm bảo rằng hoạt động đầu tư nước ngoài tại Vương quốc đa phần đều được đối
xử như đầu tư trong nước. Campuchia không áp dụng cơ chế giám sát hoặc rà soát cụ thể nào đối với
các khoản đầu tư nước ngoài vào đất nước này. Nhà đầu tư nước ngoài cũng không cần phải thực
hiện bất kỳ thủ tục nào để được chấp thuận đầu tư vào Vương quốc.
+ Mức độ bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
Theo luật đầu tư 2021, tài sản trí tuệ của nhà đầu tư được bảo vệ theo luật pháp và các quy định liên
quan đến sở hữu trí tuệ của Vương quốc Campuchia.
- Khung quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ:
Chính phủ Campuchia đã thông qua một loạt luật và khuôn khổ pháp lý để bảo vệ quyền sở hữu trí
tuệ tại Campuchia đã đạt được một tiến bộ đáng kể và trở nên tuân thủ tốt các nghĩa vụ của WTO.
+ Mức độ bảo vệ nhà đầu tư
Chính phủ Campuchia đảm bảo đối xử bình đẳng với tất cả các nhà đầu tư và tự do chuyển ngoại tệ
ra nước ngoài. Không có yêu cầu đối với các nhà đầu tư tham gia vào vốn chủ sở hữu địa phương.
Chính phủ đã ưu tiên thu hút đầu tư từ nước ngoài. Các ưu đãi đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
dành cho các nhà đầu tư bao gồm 100% sở hữu nước ngoài đối với các công ty, miễn thuế doanh
nghiệp, thuế suất doanh nghiệp 20% sau khi thời gian ưu đãi kết thúc, miễn thuế nhập khẩu tư liệu
sản xuất và không có hạn chế về vốn hồi hương.
1.2.4.3. Xúc tiến đầu tư
Ưu tiên bắt tay vào cải cách cơ cấu, đặc biệt là những cải cách có thể giúp cải thiện môi trường đầu
tư và giảm chi phí kinh doanh, bao gồm bằng cách đưa ra giá năng lượng cạnh tranh và giảm chi phí
hậu cần. Các nhà đầu tư nước ngoài xác nhận rằng chi phí lao động thấp, ưu đãi thuế cao và ưu đãi
tiếp cận các thị trường xuất khẩu quan trọng là những lý do khiến họ đầu tư vào Campuchia.
1.2.4.4. Thuận lợi hóa đầu tư
Các luật và quy định quản lý FDI ở Campuchia về cơ bản được thiết kế để khuyến khích đầu tư. Như
Luật Đầu tư quy định, các nhà đầu tư nước ngoài FDI được đối xử không phân biệt đối xử, ngoại trừ
quyền sở hữu đất đai, điều này đã được ghi trong Hiến pháp và được phép đầu tư tự do vào nhiều
lĩnh vực. Theo Luật Đầu tư hiện hành, nhà đầu tư được cấp Giấy chứng nhận đăng ký cuối cùng sẽ
được hưởng các ưu đãi khác nhau.
Ngoài ra, chính phủ Campuchia đã và đang cải thiện các dịch vụ tạo thuận lợi đầu tư của họ. Ví dụ,
vào năm 2005, Chính phủ đã quyết định thành lập Ban đặc khu kinh tế Campuchia (CSEZB) trực
thuộc CDC để thúc đẩy kế hoạch đặc khu kinh tế (SEZ) ở Campuchia. Do CSEZB quản lý, Ban
Quản lý Đặc khu Kinh tế sẽ được thành lập tại SEZ được ủy quyền và dự kiến cung cấp dịch vụ một
cửa cho các nhà đầu tư trong khu vực từ đăng ký dự án đầu tư đến phê duyệt xuất nhập khẩu thông
thường.
 Thực trạng đầu tư
Dòng vốn FDI thu hút vào Campuchia ngày càng có xu hướng tăng trưởng dương qua các giai đoạn
từ 2016-2019, từ 2,48 tỷ USD năm 2016 lên cao nhất năm 2019 đạt 3,66 tỷ USD. Sang năm 2020, do
chịu ảnh hưởng của dịch Covid khiến lượng FDI chảy vào có sự sụt giảm nhẹ xuống 3,62 tỷ USD
vào năm 2020 và 3,48 tỷ USD vào năm 2021 (theo số liệu của WB).
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) năm 2022 và 2023 dự kiến sẽ phục hồi lần lượt khoảng 12% và
11,6% so với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) được hỗ trợ bởi niềm tin của các nhà đầu tư gia tăng và
sự thay đổi nhanh hơn trong sản xuất và chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu. Trong 8 tháng đầu
năm 2022, Hội đồng Phát triển Campuchia đã phê duyệt 123 dự án đầu tư với số vốn đầu tư gần 3,3
tỷ USD gồm các dự án nhà máy may, giày dép, túi xách, thiết bị phục vụ du lịch;
FDI là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế của Campuchia hiện nay, trong đó, Trung Quốc, Nhật
Bản, Hàn Quốc và các nước ASEAN là nguồn cung cấp FDI chính.
Các nhà đầu tư đã chọn các lĩnh vực được chính phủ Campuchia hỗ trợ như nông nghiệp, công
nghiệp vừa và nặng, lắp ráp ôtô, lắp ráp các loại linh kiện, khai thác năng lượng... để đầu tư kinh
doanh.
● Thuận lợi
Campuchia có vị trí chiến lược nằm ở trái tim khu vực Mekong và nằm ở bản lề giao thông của
Đông Nam khiến nước này trở thành quốc gia kết nối giữa nhiều quốc gia trên Thế giới. Bên cạnh
đó, cùng với môi trường đầu tư thuận lợi và tiềm năng như: nguồn tài nguyên thiên nhiên chưa được
khai thác, nền văn hóa đa sắc, kinh tế phát triển mạnh mẽ cùng các chính sách, ưu đãi đầu tư hấp dẫn
đã tạo rất nhiều thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư trên thế giới.
Tuy nhiên, So với các nước châu Á khác, Campuchia có chế độ thị thực mềm và môi trường đầu tư
thuận lợi hơn nhiều.
2.1.1. Không có sự khác biệt về tiền tệ
Campuchia là quốc gia duy nhất ở châu Á sử dụng đồng thời USD với đồng tiền của mình. Nhà đầu
tư có thể mang theo một xấp USD và giao dịch bằng cách sử dụng nó mà không cần đổi tiền nội tệ.
Chỉ cần đảm bảo mang theo các hóa đơn nhỏ hơn bên mình. Chi phí sinh hoạt ở Campuchia thấp, đó
là lý do tại sao giá cả hàng hóa cũng thấp.
2.1.2. Không cần thay đổi quốc tịch
Ở Campuchia người nước ngoài có thể tham gia thị trường bất động sản Campuchia mà không cần
thay đổi quốc tịch. Người nước ngoài có thể mua tài sản thông qua chức danh Strata hoặc theo cơ
cấu đề cử. Trong cơ cấu đề cử, 51% tài sản do Công dân Campuchia đứng tên và 49% thuộc sở hữu
của Người nước ngoài.
Người nước ngoài có thể đầu tư và sở hữu các công ty tại Campuchia. Họ có thể có 100% quyền sở
hữu và không có hạn chế thương mại. Các nhà đầu tư có thể thành lập bất kỳ loại hình kinh doanh
nào trong nước.
2.1.3. Luật đầu tư đủ điều kiện
Các công ty nước ngoài đăng ký là QIP được miễn thuế hoặc khấu hao thuế đặc biệt. Khấu hao thuế
đặc biệt là 40% tư liệu sản xuất.
Trong diện miễn thuế, các nhà đầu tư nước ngoài được miễn thuế 3 năm. Sau 3 năm miễn thuế, có
một thời gian ưu tiên 3 năm nữa. Đây là một trường hợp miễn 3 năm khác. Thời gian thực hiện tùy
thuộc vào loại dự án và vốn đầu tư.
Một lợi ích khác cho các QIP là các Đặc khu Kinh tế. Các khu này được xây dựng trên khắp đất
nước. Các SEZ có những đặc quyền đặc biệt dành cho các ngành công nghiệp mang lại vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài (FDI). Các khu này có các đặc quyền như ngân sách bổ sung cho cơ sở hạ tầng
và công trình công cộng. Ngoài ra còn có các quan chức chính phủ đóng quân cung cấp sự giúp đỡ
ngay lập tức nếu cần.
2.1.4. Lực lượng lao động trẻ và năng động
Ở Campuchia, lao động trẻ và số lượng lớn, đang ngày càng nâng cao trình độ chuyên môn.
● Khó khăn
2.2.1. Cơ sở hạ tầng
Đối với vận tải đường biển, các lô hàng quốc tế chủ yếu được xử lý qua Cảng tự trị Sihanoukville
(PAS) và Cảng tự trị Phnom Penh (PPAP). Mặc dù PAS đã được mở rộng và nâng cấp trong vài năm
qua, nhưng vẫn còn tồn tại những yếu tố kém hiệu quả trong hoạt động và hải quan, dẫn đến thời
gian xử lý cảng kéo dài và chi phí cao.
Mặc dù có sự cải thiện ổn định trong những năm gần đây, cơ sở hạ tầng giao thông của Campuchia
vẫn chưa phát triển và tụt hậu so với nhiều quốc gia cùng khu vực. Trong Chỉ số hoạt động Logistics
của Ngân hàng Thế giới năm 2018, Campuchia được xếp hạng 98 trong số 160 nền kinh tế.
2.2.2. Tham nhũng
Trong ngắn hạn, môi trường kinh doanh Campuchia có thể vẫn còn nhiều thách thức. Tham nhũng
vẫn hoành hành; 81% số người tham gia Khảo sát Môi trường Kinh doanh ASEAN của Phòng
Thương mại Hoa Kỳ xác định rằng áp lực hối lộ các quan chức để có được giấy phép và giấy phép
thiết yếu là cản trở hoạt động của họ.
2.2.3. Lao động
Đào tạo về chuyên môn ở Campuchia còn hạn chế làm cho chủ đầu tư thiếu rất nhiều công nhân lao
động có tay nghề cao. Trình độ chuyên môn của lực lượng lao động còn hạn chế đã làm cho nhà đầu
tư gặp khó khăn trong việc tăng sản xuất sản phẩm.
2.2.4. Pháp luật
Campuchia có một chế độ đầu tư nước ngoài tự do và tích cực thu hút FDI. Luật cơ bản điều chỉnh
đầu tư là Luật Đầu tư năm 1994. Chính phủ cho phép 100% sở hữu nước ngoài đối với các công ty
trong hầu hết các lĩnh vực. Tuy nhiên, mặc dù có rất ít hoặc không có sự phân biệt đối xử pháp lý
chính thức đối với các nhà đầu tư nước ngoài, nhưng một số doanh nghiệp nước ngoài vẫn báo cáo
những bất lợi trước Campuchia hoặc các đối thủ nước ngoài khác có hành vi tham nhũng, trốn thuế
hoặc lợi dụng việc thực thi quy định kém của Campuchia.
Nhìn chung, hệ thống quản lý của Campuchia dù đang được cải thiện nhưng vẫn thiếu minh bạch. Sự
thiếu minh bạch này là kết quả của việc thiếu luật pháp và năng lực hạn chế của các cơ quan chủ
chốt, và càng trở nên trầm trọng hơn bởi hệ thống tòa án yếu kém. Các nhà đầu tư thường phàn nàn
rằng các quyết định của các cơ quan quản lý Campuchia không nhất quán, độc đoán hoặc bị ảnh
hưởng bởi tham nhũng.
III. Cơ sở hợp tác của Việt Nam và Campuchia
Quan hệ Việt Nam - Campuchia là mối quan hệ song phương giữa 2 nước Cộng hòa Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam và Vương quốc Campuchia. Nó đã trở nên căng thẳng kéo dài trong suốt chiến tranh
Việt Nam-Campuchia (1976-1990). Sau đó, cả 2 nước đã có những bước tiến trong việc tạo dựng
mối quan hệ hữu nghị bền chặt.
Năm 2005, Việt Nam và Campuchia đã nhất trí phát triển quan hệ hai nước trong thời kỳ mới theo
phương châm 16 chữ “Láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu
dài”. Quan hệ Việt Nam - Campuchia cả trong quá khứ và hiện tại là minh chứng hùng hồn rằng,
phương châm 16 chữ trong quan hệ hai nước không chỉ là cách nói văn hoa, khẩu hiệu mà giống như
“vàng đã qua thử lửa”, là tài sản chung vô giá, nhân tố đảm bảo thành công của cách mạng mỗi
nước, cần được giữ gìn, phát huy và truyền thụ cho thế hệ mai sau.
IV. Thực trạng hợp tác đầu tư giữa Việt Nam và Campuchia
1. Việt Nam đầu tư sang Campuchia

Hiện Việt Nam có 187 dự án đầu tư sang Campuchia còn hiệu lực, với tổng số vốn đầu tư đăng
ký khoảng 2,76 tỷ USD, đứng thứ 3/77 quốc gia, vùng lãnh thổ mà Việt Nam có đầu tư ra nước
ngoài, chủ yếu là các lĩnh vực nông nghiệp (chiếm gần 70% tổng vốn đăng ký); tài chính, ngân hàng,
bảo hiểm, viễn thông; các dự án còn lại nằm trong các lĩnh vực hàng không, khoáng sản, công
nghiệp chế biến, chế tạo, vận tải kho bãi, y tế, xây dựng, du lịch - khách sạn, bất động sản và các
dịch vụ khác.

Các doanh nghiệp đề nghị Chính phủ hai nước tăng cường phối hợp, trao đổi thông tin, xây
dựng cơ chế chính sách, khai thác hiệu quả các nguồn lực; triển khai thực hiện Hiệp định khuyến
khích và bảo hộ Đầu tư đã ký kết; có chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư đối với địa bàn kinh
tế, xã hội khó khăn; đơn giản hóa thủ tục vận chuyển hàng hóa qua biên giới, bảo quản nông sản,
kiểm định chất lượng.

Hai bên cũng tổ chức nhiều sự kiện quan trọng, như Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam -
Campuchia, Hội nghị xúc tiến đầu tư Việt Nam - Campuchia nhằm thúc đẩy hợp tác đầu tư giữa hai
nước ngày càng đi vào chiều sâu và hiệu quả. Nhờ đó, hoạt động đầu tư của Việt Nam vào
Campuchia có sự chuyển biến mạnh mẽ với vai trò quan trọng của các tập đoàn, tổng công ty, doanh
nghiệp lớn. Xuất hiện nhiều điểm sáng trong quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam - Campuchia, như
trong năm 2016, Liên doanh Vinamilk khánh thành Nhà máy sữa Angkor; Nhà máy chế biến mủ cao
su của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) xây dựng tại tỉnh Kampong Thom... Hiện có
nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, vươn lên đầu tư, làm ăn hiệu quả
tại Campuchia, được phía Campuchia đánh giá, như BIDC, Agribank, Sacombank, MB, SHB, Tập
đoàn Viễn thông Viettel, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG), Tập đoàn Điện lực Việt
Nam (EVN) đã không chỉ đầu tư, kinh doanh hiệu quả, thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ đóng thuế mà
còn góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống, đóng góp tích cực vào an sinh xã
hội, tăng thu ngân sách, thúc đẩy phát triển hạ tầng và tạo việc làm cho hàng vạn lao động
Campuchia.

Theo thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài, tính riêng năm 2020 đã có 220 dự án của Việt Nam
đã được Chính phủ Campuchia cấp phép đầu tư với tổng số vốn đạt gần 5,3 tỷ USD, chiếm 15,2%
tổng số dự án. Hoạt động của các dự án đầu tư của Việt Nam vào Campuchia đã góp phần thúc đẩy
phát triển kinh tế - xã hội 2 nước, nhất là các tỉnh biên giới; tạo việc làm ổn định cho hàng vạn lao
động; nhiều hàng nông sản Campuchia xuất sang châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc,… đều do doanh
nghiệp Việt Nam đầu tư, như:

 Dự án y tế của Bệnh viện Chợ Rẫy- Phnom Penh: 500 triệu USD.
 Dự án Trồng cao su, nuôi bò sữa của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai: 300 triệu USD.
 Dự án hàng không của Công ty Viettel: 150 triệu USD.
 Dự án sản xuất phân bón của Công ty Phân bón Năm Sao: 100 triệu USD

Hiện tại, Việt Nam đã vươn lên đứng vị trí thứ 5/70 quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư
vào Campuchia. Hoạt động đầu tư của doanh nghiệp Việt được tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực
nông nghiệp (trồng cao su và nuôi bò sữa), phân bón, y tế, ngân hàng, hàng không và viễn thông.
Tính đến hết năm 2020 đã có khoảng 50 dự án lớn được hoàn thành và đưa vào hoạt động tại
Campuchia với tổng số vốn đầu tư đạt khoảng 1,5 tỷ USD. Có thể nói, trong năm 2020 vừa qua,
phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam, với gần 220 dự án a đã vững vàng vượt qua khó khăn, thử
thách do dịch bệnh và thiên tai gây nên, đồng thời góp phần trợ giúp cho các hoạt động kinh tế, xã
hội thiết yếu của nước bạn.
2. Campuchia đầu tư sang Việt Nam
Tính đến thời điểm này Campuchia cũng có 21 dự án đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đăng
ký đầu tư đạt 63,7 triệu USD. Đầu tư của Campuchia tại Việt Nam tập trung chủ yếu vào lĩnh vực
nông, lâm nghiệp, thủy sản, kinh doanh thương mại, vận tải kho bãi, công nghệ chế biến chế tạo...
Riêng 9 tháng năm 2019, vốn đầu tư của Campuchia vào Việt Nam đạt 3,2 triệu USD.
V. Cơ hội hợp tác giữa Việt Nam và Campuchia
1. Cơ hội
Hoạt động giao thương hàng hóa vẫn chưa tương xứng với các tiềm năng giữa các bên. Song
song với đó là trình độ phát triển sản xuất công nghiệp của nước bạn còn khá hạn chế, thiếu các nhà
máy sản xuất hàng tiêu dùng thiết yếu, thị hiếu tiêu dùng ở đây lại chưa quá khắt khe. Vì vậy, đây
chính là một cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam thuộc các lĩnh vực sản xuất đồ gia dụng,
đồ nhựa, mì ăn liền, thực phẩm, tiểu thủ công nghiệp… có thể dịch chuyển nhà máy sang Campuchia
để đầu tư sản xuất.
Với sự phát triển cơ sở hạ tầng giao thông trong khu vực. Ngành công nghiệp du lịch cũng rất
phát triển dựa trên một loạt các tuyến đường xuyên quốc gia. Giải quyết những vấn đề liên quan đến
quy định về đi lại qua biên giới, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng tuyến du lịch
lữ hành, khai thác nguồn lợi chung dọc theo biên giới. Xây dựng và phát huy các chiến lược quảng
cáo và tiếp thị về du lịch. Tăng cường các tour du lịch theo các hành lang Đông – Tây tạo cơ sở khai
thác tuyến du lịch đường bộ liên hoàn ba nước để khai thác các danh lam thắng cảnh, di sản văn hóa
phong phú của nước bạn.
Lĩnh vực nông lâm nghiệp được coi là thế mạnh của Tam giác phát triển CLV do phát huy
được lợi thế so sánh của khu vực này trong mối quan hệ với nền kinh tế ba nước và khu vực.
Trong lĩnh vực thương mại và đầu tư sản xuất công nông nghiệp. Ủy ban các quốc gia thuộc
khu vực GMS đã tiến hành đồng bộ hóa và hợp lý hóa các quy trình và bảng phân loại về thuế quan
như: phương thức điều hoà hoạt động buôn bán biên giới và thu hẹp tình trạng buôn bán bất hợp
pháp, tạo điều kiện thuận lợi cho các hình thức thương mại quá cảnh và các cơ chế bảo đảm tài chính
và thanh toán… Tất cả các vấn đề trên dẫn đến một loạt các ký kết hiệp định các quy định để kêu gọi
sự đầu tư cùng phát triển trong khu vực và tạo ra một loạt các cơ hội đầu tư tốt cho các nước, trong
đó có Việt Nam.
2. Thách thức
*Thách thức đầu tư từ Campuchia sang Việt Nam
Trình độ quản lý và tiềm lực vật chất của các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu kém, nguồn
nhân lực dồi dào nhưng kỹ năng không cao, điều này khiến cho hệ thống phân công lao động gặp
nhiều bất cập ở thị trường nước ngoài.
Những khác biệt về văn hóa, pháp luật, môi trường giữa Việt Nam và Campuchia dẫn đến các
tranh chấp ngoài mong muốn, ảnh hưởng đến việc thực hiện dự án, quyền và lợi ích của người dân
địa phương.
Chưa chú trọng đúng mức đến việc chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh, chất lượng tăng
trưởng, đặc biệt là sức cạnh tranh của doanh nghiệp và sản phẩm, dù đã được cải thiện nhưng còn
yếu so với nhiều nước như Nhật Bản, Hàn Quốc,... chưa xây dựng được nhiều thương hiệu mạnh
trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Năng suất lao động nhiều doanh nghiệp còn thấp so với khu vực, khoa học công nghệ, đặc biệt
là hàm lượng tri thức, các yếu tố năng suất tổng hợp đóng góp vào quy mô tăng trưởng chưa nhiều,
mà chủ yếu vẫn dựa vào các yếu tố vốn, giá nhân công lao động rẻ…
Trình độ khoa học công nghệ và khả năng ứng dụng khoa học công nghệ của nhiều doanh
nghiệp còn hạn chế kể cả khả năng nhận thức và thực thi luật pháp, cơ chế chính sách cũng chưa bảo
đảm.
Trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp của đội ngũ lao động kỹ thuật trong các doanh
nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu.
Năng lực quản trị, nhất là quản trị doanh nghiệp còn yếu; khả năng nắm bắt, xử lý thông tin, dự
báo thị trường hạn chế, chưa chủ động.
Cơ chế hợp tác thương mại và đầu tư trong khu vực vẫn còn nhiều bất cập. Các chính sách
thuế, thủ tục đầu tư chưa nhất quán và tương thích, xuất nhập cảnh còn phức tạp gây ảnh hưởng
không thuận đến các dự án đầu tư và hoạt động thương mại.
Những chính sách, quy định còn gây khó khăn cho doanh nghiệp như quy định về xe vận
chuyển hàng hóa, về tuyến đường đi, về quy định vay vốn. Các thách thức về buôn lậu, di cư trái
phép, dịch bệnh, hủy hoại rừng và ô nhiễm môi trường cũng ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động của
các doanh nghiệp của Campuchia tại Việt Nam.
Ngoài ra do mạng lưới giao thông chưa được cải thiện, chi phí thu mua và phân phối còn cao đã làm
hạn chế việc tham gia của các nhà đầu tư.

CÂU 8: CƠ HỘI HỢP TÁC ĐẦU TƯ GIỮA VIỆT NAM VÀ LÀO


I. Thực trạng đầu tư của Việt Nam
II. Thực trạng đầu tư của Lào
 Môi trường đầu tư của Lào
Môi trường chính trị
Môi trường chính trị xã hội và trật tự an toàn xã hội trên toàn nước Lào vẫn luôn được nhìn nhận là
ổn định. Sự ổn định chính trị này luôn được coi là cơ hội thuận lợi và hấp dẫn nhất đối với hoạt động
chiến lược của các nhà đầu tư, các nhà sản xuất, kinh doanh nước ngoài.
Môi trường kinh tế
Kinh tế Lào đạt được tốc độ cao và khá ổn định trong những năm gần đây. Lào là một quốc gia nhỏ
không giáp biển, nhưng đã có mức tăng trưởng kinh tế đáng kể hơn 6% mỗi năm kể từ năm 2015.
Ngoài ra, đây còn là đất nước khá “hoang sơ” nên tiềm năng phát triển rất lớn. Với dân số chưa tới 7
triệu người và tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình trên 6% (gần 7%), Lào là thị trường đang phát
triển có khá nhiều tiềm năng, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp, du lịch và năng lượng Mặt Trời.
Đó là một trong những lý do khiến Lào trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư, trong đó có
Việt Nam.
Môi trường văn hóa – xã hội
Bên cạnh đó, con người Lào rất hiền hậu, thân thiện, đất nước Lào còn nhiều cảnh đẹp để khám phá
và rất nhiều du khách đến Lào đều nói sẽ quay trở lại. Vì vậy, đây là thị trường đầu tư du lịch đầy
tiềm năng.
Yếu tố tự nhiên
Lào có một nguồn tài nguyên rất phong phú. Sông Mê Công là con sông lớn chạy từ Trung Quốc dọc
biên giới Lào rất thuận lợi cho vận tải đường thủy giữa Trung Quốc và các nước có sông chảy qua.
Ngoài ra, có rất nhiều sông suối bắt nguồn từ dãy Trường Sơn đổ ra sông Mê Kông cung cấp nước
cho nông nghiệp, sinh hoạt, phát triển cây công nghiệp và đặc biệt đây chính là tiềm năng về thủy
điện rất lớn của Lào. Bên cạnh đó, Lào cũng có tiềm năng khoáng sản khá lớn, hơn 570 địa điểm có
mỏ khoáng sản,
Cơ sở vật chất
Lào là quốc gia không có biển, cơ sở hạ tầng tương đối lạc hậu. Trong những năm gần đây, Chính
phủ đã mở rộng đầu tư vào hệ thống cầu, đường, cơ sở hạ tầng trung tâm đô thị cũng đã được cải
thiện, đã xây dựng được 4 cầu vượt sông Mê Kông nối liền với Thái Lan.
Về khả năng tiếp cận các nguồn lực
Nguồn vốn
Trong hai năm trở lại đây, khả năng tiếp cận nguồn vốn của SMEs (doanh nghiệp vừa và nhỏ) gặp
nhiều khó khăn hơn là kết quả khảo sát được WB đưa ra.
Nguồn lao động
Lào đang kỳ vọng rất lớn vào phát triển của lực lượng sản xuất trong nước khi nguồn lao động trẻ
đang chiếm 60% dân số cả nước. Đây được cho là tín hiệu tích cực cho Lào khi sở hữu lực lượng lao
động trẻ trong tương lai gần, có khả năng đáp ứng nguồn lao động có sức khỏe, năng suất cao cho
nền kinh tế, với giá lao động rẻ. Nhờ đó, khả năng tiếp cận nguồn lao động là rất lớn. Tuy nhiên,
chất lượng lao động ở Lào tương đối thấp,
Khoa học – công nghệ
Như chúng ta đã biết thì Lào vẫn còn đang là một quốc gia kém phát triển, khoa học công nghệ cũng
vì thế mà còn lạc hậu, chưa thể phát triển bắt kịp với tốc độ hiện đại của thế giới.
 Thuận lợi khó khăn
Thuận lợi
Dù là một nước nằm sâu trong lục địa, không tiếp giáp với biển, Lào vẫn có tiềm năng về nguồn tài
nguyên phong phú, đặc biệt là gỗ và khoáng sản.
Là một nước có dòng Mê Kông đi qua, Lào dần nổi lên như một thế lực quan trọng trong việc cung
cấp thủy điện cho khu vực, đặc biệt cho các nước như Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam.
Hệ thống hạ tầng, giao thông vận tải của Lào đang được phát triển với các dự án đường sắt quy mô
lớn. Chi phí vận chuyển hàng hóa, vật liệu sẽ giảm xuống từ đó sẽ mở ra những cơ hội mới cho các
lĩnh vực sản xuất, thương mại và đầu tư. .
Lào còn là một quốc gia có nguồn lao động trẻ, giá rẻ có sức khỏe, trong độ tuổi lao động chiếm
phần lớn (khoảng 60% ).
Chính phủ Lào đã ban hành Bộ Luật Khuyến khích đầu tư (bản sửa đổi) có hiệu lực từ năm 2016 cơ
bản đã tạo điều kiện tốt hơn cho môi trường đầu tư thông qua việc điều chỉnh các cơ chế cấp phép
đầu tư thông qua áp dụng cơ chế đầu tư một cửa,...
Chính phủ Lào hiện đang hoàn thiện pháp luật để chống tham nhũng, chống rửa tiền và tài trợ khủng
bố, về dẫn độ và Bộ luật Hình sự sửa đổi hiện đang được ban hành
Khó khăn
Cơ sở hạ tầng hạn chế, khoa học kĩ thuật chỉ mới đang dần được chú trọng trong sản xuất, tài nguyên
nhân lực của Lào cũng có chất lượng không cao, đặc biệt là lao động công nghiệp có tay nghề yếu,
thiếu tính sáng tạo, vì vậy không đáp ứng được tiêu chuẩn của các nhà đầu tư nước ngoài. Khả năng
sản xuất còn ở trình độ thấp, năng suất và chất lượng thấp.
Tỷ giá, lãi suất và lạm phát của Lào trong mấy năm gần đây khá ổn định nhưng những chỉ số vĩ mô
biến này động mạnh.
Ngoài ra, nợ công của Chính phủ Lào là rất lớn, theo ngân hàng Thế giới WB mới đây công bố giám
sát kinh tế cho biết nợ công của Lào dự kiến sẽ tăng khoảng từ 65 – 68% GDP trong năm 2020
Chính phủ Lào phản ứng khá chậm đối với những vấn đề mang tính chính sách đảm bảo được quyền,
lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư quốc tế nói chung và Việt Nam nói riêng. Các doanh nghiệp đầu tư
vào Lào hiện tại khó có thể lường hết được những khó khăn, rủi ro đặc thù của Lào.
Tranh chấp thương mại hiếm khi được phán xử có lợi cho nhà đầu tư nước ngoài. Thủ tục đầu tư
rườm rà và thời gian phê duyệt không đúng như trong luật định.
Thêm vào đó, chính phủ Lào các năm gần đây đang đưa ra các quy định pháp luật để hạn chế đầu tư
vào khai khoáng các tài nguyên thiên nhiên của quốc gia Lào, điều này ảnh hưởng không ít tới các
công ty đã và đang đầu tư vào các lĩnh vực này.
 Chính sách đầu tư
Chủ trương thực hiện chính sách 3 mở bao gồm “Tư duy mở”, “Thông tin mở” và “Rào cản mở” để
thu hút mạnh mẽ hơn nữa đầu tư nước ngoài vào Lào. Chính sách “3 mở” khẳng định được những
yêu cầu rất cụ thể như sau:
- “Mở tư duy” để chào đón các nhà đầu tư nước ngoài,
- Chính phủ Lào “mở thông tin” bằng việc tăng cường cung cấp thông tin và khuyến
khích đầu tư,
- Và cuối cùng đồng thời sẽ cải cách mạnh mẽ hơn nữa để loại bỏ các “rào cản” về thủ tục
hành chính không cần thiết, gây tốn kém về thời gian và chi phí cho nhà đầu tư,
Về mặt chính sách, Lào sẽ tiến hành rà soát, điều chỉnh hệ thống các văn bản pháp lý ban hành trước
đây không còn phù hợp, điều chỉnh cơ chế khuyến khích đầu tư nước ngoài, tạo môi trường ổn định,
minh bạch, dự báo được, phát triển lao động Lào có tay nghề, kỷ luật và kỹ năng làm việc cao hơn,
Chính phủ Lào còn áp dụng một số chính sách ưu đãi đặc biệt về miễn trừ hải quan và thuế thu nhập
theo các điều kiện được quy định trong Luật khuyến khích đầu tư,
Thực hiện chế độ quản lý đầu tư nước ngoài bình đẳng với các nhà đầu tư trong nước, cạnh tranh và
hợp tác bình đẳng theo quy định pháp luật của Lào (ngoại trừ các dự án thuộc danh mục kiểm soát
đặc biệt của Chính phủ).
Ngoài ra, Chính phủ Lào quan tâm thu hút đầu tư vào các đặc khu kinh tế, các khu công nghiệp, các
dự án vừa và nhỏ sử dụng khoa học kỹ thuật hiện đại, cần thiết, phù hợp với điều kiện thực tế của
Lào; khuyến khích đầu tư theo hình thức BOT và PPP
Ngoài ra, các ưu đãi của chính phủ Lào cho nhà đầu tư nước ngoài:
- Được phép đưa công dân nước ngoài vào thực hiện nghiên cứu khả thi đầu tư.
- Được phép đưa các kỹ thuật viên, chuyên gia, nhà quản lý nước ngoài vào nếu không có trình độ
chuyên môn của công dân Lào vào làm việc trong các dự án đầu tư.
- Cho phép thuê đất lên đến 20 năm từ công dân Lào và tối đa 50 năm từ chính phủ.
- Cho phép sở hữu tất cả các cải tiến và công trình trên đất thuê, chuyển nhượng hợp đồng thuê cho
các đơn vị khác và cho phép bán hoặc dỡ bỏ các cải tiến hoặc công trình kiến trúc.
- Tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở cấp thị thực xuất nhập cảnh và giấy phép lao động cho nhân viên
người nước ngoài.
- Chính phủ cũng đưa ra các bảo đảm chống lại việc quốc hữu hóa, trưng thu hoặc trưng dụng mà
không cần bồi thường.
 Thực trạng đầu tư:
Vì sự phát triển chậm, nền kinh tế còn yếu kém nên cho đến nay Lào vẫn chủ yếu mở cửa nhận các
nguồn đầu tư từ nước ngoài vào chứ chưa thực sự có dự án đầu tư nào ra nước ngoài nổi bật.
Lào đạt đỉnh thu hút đầu tư nước ngoài vào năm 2017 với 1,69 tỷ USD tăng 81,02% so với năm
2016. Sau đó có sự giảm vào 2 năm liên tiếp, năm 2018 giảm 19,79% và năm 2019 giảm 44,37%, có
thể thấy được sự không ổn định trong việc thu hút đầu tư nước ngoài.
Vào năm 2019 Trung Quốc, Thái Lan, Pháp, Việt Nam và Nhật Bản là những nguồn đầu tư nước
ngoài lớn nhất, trong đó Trung Quốc chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng số FDI ở Lào.
Lĩnh vực thu hút nhiều vốn FDI nhất ở Lào là du lịch, nhà hàng, xây dựng. Ngành nông nghiệp và
công nghiệp chế tạo chỉ nhận được phần ít vốn đầu tư. ngoài ra 1 phần FDI đổ vào Lào cho ngành
giáo dục để nâng cao chất lượng nhân lực.

III. Cơ sở hợp tác của Việt Nam và Lào


IV. Thực trạng hợp tác đầu tư của Việt Nam và Lào
1. Đầu tư của Việt Nam tại Lào
1.1 Dòng vốn đầu tư
 Đầu tư Việt Nam vào Lào liên tục tăng qua các năm. Theo Số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài
(Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, tính đến hết năm 2011, FDI của Việt nam vào Lào đạt trên
3.4 tỷ USD. Riêng năm 2011 là 480 triệu USD. Các khu vực Trung và Nam của Lào thu hút
tới 163 dự án của Việt Nam, chiếm 78% tổng số dự án của ta đầu tư sang Lào.
 Tính đến hết năm 2014, Việt Nam có 253 dự án được cấp phép đầu tư vào Lào, với tổng vốn
FDI hơn 5,1 tỷ USD. Việt Nam tiếp tục nằm trong tốp ba nước đứng đầu về đầu tư vào Lào và
Lào là nước đầu tư ra nước ngoài lớn nhất của Việt Nam.
 Năm 2016, Việt Nam có 258 dự án được cấp phép đầu tư sang Lào, với tổng số vốn đăng ký
là 5,1 tỷ USD, xếp thứ 3 trong số các nước có đầu tư vào Lào.
 Đến hết năm 2017, có 276 dự án của doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sang Lào với tổng vốn
đăng ký khoảng 5 tỷ USD, đứng vị trí thứ ba trong số các nhà đầu tư tại Lào chỉ sau Trung
Quốc và Thái Lan; tổng vốn thực hiện lũy kế đạt hơn 1,6 tỷ USD, chiếm 32,5%.
 Hết năm 2019 Việt Nam vẫn tiếp tục là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 3 tại Lào với 413 dự án
với tổng số vốn trên 5 tỷ USD. Sang năm 2020, tình hình đầu tư của các doanh nghiệp Việt
Nam tại Lào do dịch Covid-19 đã tác động đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp Việt
Nam nói chung và doanh nghiệp Việt Nam tại Lào nói riêng. Đầu tư của doanh nghiệp kinh
doanh Việt Nam tại Lào cũng gặp phải những khó khăn, đình đốn hoạt động; các yếu tố đầu
vào như nguyên liệu sản xuất, công nhân không đảm bảo, không đáp ứng theo yêu cầu; một
số dự án đã cấp phép dừng hoạt động. 8 tháng đầu năm 2020, đầu tư của doanh nghiệp Việt
Nam tại Lào đạt khoảng 85,6 triệu USD, trong đó có 2 dự án có quy mô lớn được điều chỉnh
tăng tổng mức đầu tư, đóng góp quan trọng vào kết quả đầu tư giữa hai nước.
1.2 Các lĩnh vực Việt Nam đầu tư tại Lào
 Về lĩnh vực công nghiệp:
 Tính đến cuối tháng 12 năm 2018, công nghiệp là lĩnh vực các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư
vào Lào chiếm tỷ trọng lớn nhất. Lĩnh vực công nghiệp chiếm tới 44.5% vốn đầu tư và 51.8%
về số dự án FDI của các doanh nghiệp Việt Nam. Các dự án lớn tập trung chủ yếu vào lĩnh
vực xây dựng nhà máy thủy điện và công nghiệp khai khoáng. Cụ thể, trong lĩnh vực xây
dựng nhà máy thủy điện, hiện Việt Nam đang triển khai 5 dự án thủy điện tại Lào với tổng số
vốn lên tới con số 1267 triệu USD, chiếm 72.4% tổng lượng vốn đăng ký trong lĩnh vực công
nghiệp và 32.3% tổng lượng vốn FDI của các doanh nghiệp Việt Nam vào Lào.
 Năm 2020, Việt Nam hiện có 9 dự án đầu tư vào ngành năng lượng điện, trong đó 2 dự án đã
hoàn thành, 1 dự án đã ký Hiệp định trúng thầu và đang tiến hành xây dựng (CA) 5 dự án
đang trong quá trình thực hiện Hiệp định phát triển dự án (PDA) và 1 dự án đang trong quá
trình thực hiện biên bản ghi nhớ (MOU)…
 Về lĩnh vực nông nghiệp:
Nông nghiệp là một trong những lĩnh vực thế mạnh của Việt Nam. Chính vì vậy, hoạt động FDI
của các doanh nghiệp Việt Nam vào lĩnh vực nông nghiệp Lào đã ngày càng mở rộng về quy mô
vốn và số dự án qua các năm. Tính lũy kế đến cuối tháng 12/2018, tổng vốn đầu tư vào lĩnh vực
nông nghiệp đạt 691,708 triệu USD, với 46 dự án. Quy mô vốn trung bình mỗi dự án đạt khoảng
15.1 triệu USD/dự án.
 Về lĩnh vực dịch vụ
Lĩnh vực dịch vụ ở Lào vẫn còn nhiều “khoảng trống thị trường” là cơ hội để các nhà đầu tư Việt
Nam có thể bỏ vốn. Tính lũy kế đến cuối năm 2018, Việt Nam đã có 5 dự án đầu tư vào lĩnh vực
dịch vụ ở Lào, với tổng vốn đầu tư là 1484 triệu USD. Quy mô vốn trung bình đạt 25.15 triệu
USD/dự án. Như vậy, quy mô vốn trung bình của các dự án trong lĩnh vực dịch vụ cao hơn quy
mô vốn trung bình chung của các dự án FDI của Việt Nam vào Lào (ở mức là 18,01 triệu
USD/dự án)
 Trong lĩnh vực mỏ
Hiện các doanh nhân Việt Nam đã đầu tư vào 30 dự án, trong đó có 19 dự án đang ở giai đoạn
tìm kiếm – khảo sát và 11 dự án đang tiến hành khai thác.
1.3 Một số dự án đầu tư của Việt Nam sang Lào
 Lĩnh vực nông lâm nghiệp:
 Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đầu tư vào các dự án về trồng mía đường, cao su, dầu cọ.
 Nhà máy chế biến mủ cao su của Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam.
 Lĩnh vực dầu mỏ: Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) thuộc Tập đoàn Dầu khí
Quốc gia Việt Nam đầu tư khoảng 2 tỷ USD thực hiện dự án Thủy điện Luông Pha Băng
(Lào).
 Lĩnh vực thủy điện: Tập đoàn đầu tư Sài Gòn (SGI) với năm 2011 dự án Thủy điện Nam Sum
được chính thức công bố, với tổng vốn đầu tư dự kiến gần 450 triệu USD.
 Lĩnh vực dịch vụ:
 Mạng Unitel của Viettel xây dựng tại Lào vào năm 2009 với số vốn chỉ hơn 1 triệu USD.
 Đài chuyển tiếp phát thanh – phát hình khu vực Paksong. Đây là công trình do đài truyền hình
Việt Nam là chủ dự án bằng nguồn vốn ODA của Chính phủ Việt Nam, góp phần đưa chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước LÀo đến với vùng sâu vùng xa, nâng cao đời sống
nhân dân các tỉnh Nam Lào.
 Lĩnh vực tài chính – ngân hàng: Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)
mới là người “mở đường” sang Lào với việc thành lập Ngân hàng Liên doanh Lào Việt
(LaoVietBank) vào tháng 6/1999 (BIDV sở hữu 65% vốn điều lệ) đứng thứ 2 về quy mô vốn
điều lệ tại Lào.
 Những lĩnh vực có nhiều triển vọng hợp tác là sản xuất vật liệu xây dựng, hóa chất, thuốc
chữa bệnh, trồng trọt và một số hàng tiêu dùng khác.
Bên cạnh đó, Việt Nam đều dành các khoản hỗ trợ không hoàn lại ODA cho Lào qua các năm.
Việt Nam đã viện trợ không hoàn lại 3,25 nghìn tỷ đồng (139,76 triệu USD) trong giai đoạn 2016
- 2020 và 707 tỷ đồng (30,4 triệu USD) vào năm 2019, tăng 18,4% so với cùng kỳ năm ngoái,
chủ yếu cho dự án phát triển cơ sở hạ tầng, năng lượng, phúc lợi xã hội và đào tạo nguồn nhân
lực, … Việt Nam đã cung cấp một số viện trợ không hoàn lại cho Lào trị giá 930 tỷ đồng (40,43
triệu USD) vào năm 2020, tăng 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là năm thứ ba liên tiếp toàn
bộ ngân sách kế hoạch được giải ngân. Trong 10 năm qua, viện trợ không hoàn lại của Việt Nam
cho Lào đạt 6,35 nghìn tỷ đồng (276,1 triệu USD), đưa vào sử dụng 54 dự án chất lượng cao.
1.4 Trong bối cảnh Covid-19
 Đầu tư từ Việt Nam sang Lào đến năm 2020 đã có bước phát triển đáng kể. Trong 11 tháng
đầu năm, có 8 dự án đăng ký mới và điều chỉnh vốn, với tổng vốn đầu tư 88,73 triệu USD,
tăng 43,1% so với cùng kỳ năm ngoái (62 triệu USD). Trong số này có trang trại chăn nuôi bò
sữa công nghệ cao của Vinamilk, nhà máy sản xuất bô-xít và nhà máy Alumina của Công ty
cổ phần Tập đoàn Đầu tư Việt Phương.
 Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, hai bên chưa tổ chức triển khai được một cách đầy đủ các
thỏa thuận của Lãnh đạo cấp cao cũng như Hiệp định hợp tác năm 2020 của hai Chính phủ
Lào và Việt Nam. Đa số các dự án đầu tư của Việt Nam tại Lào bị ảnh hưởng, nhất là các dự
án trọng tâm, trọng điểm trong lĩnh vực thủy điện, khai thác khoáng sản và cao su, ... Việc cấp
phép đầu tư và giải quyết vấn đề hành chính liên quan vẫn còn chậm, rườm rà.
 Trong tình hình dịch bệnh Covid – 19 bùng phát các doanh nghiệp Việt Nam đã đồng lòng,
chung sức, hỗ trợ Chính phủ và nhân dân Lào phòng chống dịch bệnh như: Star Telecom
(Unitel) hỗ trợ hơn 12 tỷ đồng, Hoàng Anh Gia Lai 100 ngàn USD, LaoVietBank hơn 10
ngàn USD, khai thác mỏ Sakai hơn 22 ngàn USD, Điện Việt – Lào 30 ngàn USD, …
2. Đầu tư của Lào tại Việt Nam
 Năm 2015, đầu tư từ Lào sang Việt Nam có 10 dự án với tổng số vốn đăng ký trên 75 triệu
USD, xếp thứ 49 trong hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam và xếp thứ
7 trong số các nước ASEAN
 Năm 2019, Lào có 8 dự án vào Việt Nam với tổng số vốn đăng ký 70 triệu USD xếp thứ 51
trong 130 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam, và xếp thứ 7 trong số các nước
ASEAN. Riêng năm 2019, Lào chỉ có 1 dự án cấp mới 0,1 triệu USD và 4 lượt góp vốn mua
cổ phần với giá trị góp vốn 0,14 triệu USD.
V. Cơ hội hợp tác đầu tư của Việt Nam và Lào
3. Triển vọng hợp tác giữa Việt Nam và Lào
 Quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước Việt
Nam – Lào đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Kaysone Phomvihane dày công vun
đắp vẫn đang được Đảng, chính quyền, nhân dân hai nước củng cố bền vững, phát triển ngày
càng tốt đẹp. Mối quan hệ này đã trải qua nhiều thử thách, trở thành nhân tố quan trọng thúc
đẩy sự nghiệp cách mạng của mỗi nước. Trong thời gian vừa qua một loạt các Hiệp định giữa
hai nước đã được ký kết như : Hiệp định về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học, kỹ thuật; Hiệp
định thương mại biên giới; Hiệp định về vận tải; Thỏa thuận để tạo điều kiện thuận lợi cho
người, phương tiện và hàng hóa qua biên giới; Hiệp định thương mại song phương; Hiệp định
về Quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới trên đất liền Việt Nam-Lào; Nghị định thư
về đường biên giới và mốc quốc giới Việt Nam-Lào;… tạo điều kiện hợp tác và trao đổi kinh
tế, thương mại giữa hai nước sau này.
 Lào là một thị trường trung chuyển hàng hóa tiềm năng, có nhiều triển vọng hấp dẫn và phù
hợp với các doanh nghiệp Việt Nam. Có rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam đầu tư, mở văn
phòng đại diện, chi nhánh, đại lý kênh phân phối tại Lào, các doanh nghiệp Việt Nam đã chủ
động hơn trong việc tìm kiếm nguồn hợp tác kinh tế tại Lào. Phương pháp hợp tác giữa các
doanh nghiệp Việt Nam với chính phủ Lào là mô hình hợp tác mang lại nhiều triển vọng
trong tăng trưởng thương mại cũng như mở ra những cơ hội hợp tác trong tương lai.
 Năm 2019 tổng viện trợ Việt Nam đối với Lào tăng gần 19%, Việt Nam thuộc top 3 các nước
có tổng vốn đầu tư lớn tại Lào (trên 5 tỷ USD); có 5 công trình lớn hợp tác giữa hai nước đã
khánh thành và đưa vào sử dụng. Những thành công đạt được trong lĩnh vực đầu tư được coi
như “tấm vé thông hành” dẫn dắt hàng hóa Việt Nam vào thị trường Lào khi thực hiện tốt
công tác gắn kết hoạt động thương mại với hoạt động đầu tư, tạo ra triển vọng hợp tác kinh tế
giữa hai nước.
 Tiềm năng của Lào chưa được khai thác hết: giàu tài nguyên khoáng sản (có hơn 570 điểm
mỏ bao gồm 20 loại khoáng sản trong đó có nhiều loại dùng cho công nghiệp luyện kim và
hóa chất như thiếc, sắt, than...), nguồn tài nguyên này còn ẩn mình trong núi rừng từ Bắc
xuống Nam, là tiềm ẩn của đất nước Lào trong tương lai; tiềm năng thủy điện khá lớn khoảng
trên 27.000 MW; diện tích rừng chiếm hơn nửa diền tích lãnh thổ nên tiềm năng gỗ rất lớn.
Lào là một nước dồi dào về tài nguyên nhưng lại chưa thể đảm bảo sản xuất và tiêu dùng
trong nước còn Việt Nam lại rất cần thị trường tiêu thụ và nguồn nhiên liệu để phát triển sản
xuất. Nếu Việt Nam biết nắm bắt cơ hội, hợp tác với các doanh nghiệp Lào trong đầu tư, khai
thác thì trong tương lai đây sẽ là nguồn nguyên liệu nhập khẩu dồi dào cho sản xuất của Việt
Nam.
 Hiện nay quan hệ toàn diện Việt Nam – Lào nói chung và quan hệ thương mại nói riêng đang
diễn ra trong bối cảnh hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Xu hướng toàn cầu hoá và khu vực
hoá đang diễn ra mạnh mẽ, nền kinh tế thế giới bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến tranh thương mại
Mỹ - Trung và đặc biệt đang phải đối mặt với dịch bệnh Covid-19, buộc các quốc gia phải hội
nhập tích cực để có thể đương đầu với cuộc cạnh tranh thương mại và sự biến động của thị
trường ngày càng gay gắt, Việt Nam và Lào cũng vậy. Hơn nữa Việt Nam và Lào đều là
thành viên chính thức của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) vì thế việc tham gia khu
vực mậu dịch tự do và áp lực thực hiện lộ trình AFTA khiến hai nước cần tăng cường hơn nữa
mối quan hệ hợp tác kinh tế trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi, từng bước thu hẹp về khoảng
cách kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới, tăng vị thế quốc gia trên trường quốc
tế.
 Trong khu vực Đông Nam Á, Lào là nước duy nhất không có biển nên việc vận chuyển hàng
hoá xuất nhập khẩu chủ yếu là bằng đường bộ và đường hàng không nên chi phí rất đắt.
Trong khi đó, Việt Nam có thế mạnh về cảng biển, là cửa ngõ trong bản đồ hàng hải quốc tế,
nằm trong khu vực có vận tải quốc tế sầm uất nhất thế giới, từ Việt Nam hàng hoá có thể dễ
dàng đến các quốc gia khác nhau trên thế giới. Để hàng hoá của Lào có cơ hội giao lưu, xâm
nhập thị trường thế giới một cách dễ dàng hơn và với chi phí vận tải thấp thì việc phát triển
quan hệ hợp tác với Việt Nam là điều cần thiết.
4. Đánh giá thuận lợi và khó khăn
 Những thuận lợi trong quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào
 Xét về vị trí địa lý, Lào là một quốc gia có chung đường biên giới phía Tây Bắc với Việt
Nam, các dân tộc hai nước cùng sinh sống lâu đời trên bán đảo Đông Dương nên hiểu rõ tập
quán của nhau, đó là nền tảng đầu tiên cho quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước. Vớí vị trí là
cầu nối nới vùng Đông Bắc Thái Lan và các nước trong khu vực, khi đường Xuyên Á đã
thông, Lào sẽ là thị trường trung chuyển và quá cảnh hàng hoá đầy tiềm năng đối với Việt
Nam nói chung và các tỉnh miền trung Việt Nam nói riêng, tạo hành lang phát triển dọc theo
các trục giao thông nối ngang hai nước từ đó mở rộng quan hệ với các quốc gia khác trong
khu vực như Thái Lan, Myanmar…
 Trong bối cảnh toàn cầu hoá và khu vực hoá và sự phát triển của nền kinh tế tri thức, Việt
Nam và Lào luôn tìm được tiếng nói chung trong khu vực và quốc tế. Lào đóng vai trò khai
thông quan hệ giữa Việt Nam và các nước ASEAN. Hơn nữa Việt Nam và Lào luôn là thành
viên của tích cực của ASEAN nên có cơ hội đẩy mạnh trao đổi hàng hoá trong khuôn khổ
mậu dịch tự do ASEAN.
 Chính phủ Lào - Chính phủ Việt Nam chủ trương giảm thuế nhập khẩu và tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho hàng hóa của hai nước để phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân. Đây là cơ
hội tốt, thuận lợi để các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Lào, đưa
kim ngạch mậu dịch Việt Nam – Lào lên mức tương xứng với tiềm năng và mối quan hệ đặc
biệt giữa hai nước.
 Quan hệ song phương giữa Việt Nam và Lào không nằm ngoài mục tiêu của chiến lược hợp
tác phát triển kinh tế trong các tam giác, tứ giác kinh tế, đặc biệt là trong hợp tác phát triển
kinh tế Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS). Sự hợp tác trong GMS có ý nghĩa quan
trọng trong việc cải thiện cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế, giảm bớt khoảng cách giữa các nước
ASEAN-4 và ASEAN-6, góp phần làm tăng hiệu quả của các chương trình hợp tác khu vực,
tạo ra các điều kiện thuận lợi cho các hoạt động thương mại, đầu tư... cũng như hợp tác song
phương Việt – Lào.
 Những khó khăn trong quan hệ hợp tác Việt Nam – Lào
 Cả Việt Nam và Lào đều đang tăng cường quan hệ của mình với cộng đồng thế giới, đa dạng
hóa, tích cực hội nhập, buộc mỗi bên cần dành nhiều thời gian, công sức, vật chất, nguồn
nhân lực để đầu tư, phát triển mối quan hệ của mình với các nước và tổ chức khác trên thế
giới. Hơn nữa, Lào được nhiều quốc gia và khu vực như EU, Mỹ, Nhật Bản... dành cho ưu đãi
thương mại nhằm biến Lào thành cửa ngõ đưa hàng hoá vào Đông Nam Á nên thị trường Lào
không chỉ nhập hàng hoá Thái Lan, Trung Quốc mà còn có hàng hoá từ Nhật Bản, EU...Vì
vậy, hàng hoá Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt với các hàng hóa của nước khác.
 Cơ sở hạ tầng thương mại ở cửa khẩu biên giới, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, dịch
vụ thanh toán giao nhận, vận chuyển còn hạn chế; nguồn lực còn non trẻ, thiếu thốn, trình độ
dân trí còn thấp, yếu kém trong công tác quản lí xuất nhập khẩu... cản trở quan hệ hợp tác
kinh tế giữa Việt Nam và Lào.
 Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, nền kinh tế toàn cầu sau 06 tháng
đầu năm 2020 bị nhận định đã bước vào một cuộc suy thoái tồi tệ, tương tự hoặc thậm chí tồi
tệ hơn so với cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009. Covid-19 đã cuốn trôi 12.000 tỷ USD
của cải trên thế giới. Trong báo cáo công bố ngày 24/6, IMF đã báo động đại dịch Covid-19
tác động đến tất cả mọi khu vực địa lý trên toàn cầu, khiến GDP của thế giới thấp hơn đến
4,9% so với năm 2019. Đại dịch này đã ảnh hưởng đến các nước trên thế giới trong đó có Việt
Nam và Lào trong tất cả các lĩnh vực đồng thời phá vỡ mục tiêu phát triển của hai nước nói
chung và kế hoạch hợp tác kinh tế giữa hai nước trong tương lai.

You might also like