You are on page 1of 3

Đề bài: VN nên ưu tiên ODA hay FDI ?

VN nên ưu tiên FDI vì:


- Trong chiến lược mở rộng sản xuất ngoài nước của Trung Quốc, Việt Nam
không phải là điểm đến hấp dẫn duy nhất. Trong thu hút vốn vào ngành điện tử,
Việt Nam đang phải cạnh tranh với Ấn Độ - một đối thủ rất mạnh. Theo Bộ Kế
hoạch và Đầu tư Việt Nam, trong hai tháng đầu năm 2023, tổng vốn nước ngoài
(gồm đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp)
vào Việt Nam đạt gần 3,1 tỷ USD, giảm 38% so với cùng kỳ năm ngoái. Vốn
triển khai thực tế đạt khoảng 2,55 tỷ USD, giảm 4,9%. Ngoài ra, khối FDI cũng
đã thể hiện đóng góp tích cực vào ngân sách và cán cân thanh toán quốc tế.
- Tuy nhiên theo đánh giá chung của các chuyên gia, việc vốn nước ngoài vào
Việt Nam giảm là do tình hình kinh tế toàn cầu vẫn bất ổn trong bối cảnh xung
đột địa chính trị đang tiếp tục và kéo dài, lạm phát vẫn tăng ở các nền kinh tế
phát triển, lãi suất cao, sức cầu yếu. Đồng thời, nền kinh tế Việt Nam có độ mở
cao nên dễ bị tác động tiêu cực của các biến động địa chính trị như: chiến tranh
thương mại, tranh chấp chủ quyền trên biển Đông, cũng như các cuộc khủng
hoảng kinh tế - tài chính, suy giảm tăng trưởng toàn cầu.
- Thực tế là trong nhiều năm qua các nhà đầu tư châu Á đã bơm rất nhiều tiền
vào Việt Nam. Và cho tới nay, Việt Nam vẫn là điểm đến đầu tư ưa thích của
họ. Chúng ta hãy cùng nhìn lại một số chỉ số quan trọng: Trong 5 năm gần đây,
Singapore, Nhật Bản và Hàn Quốc là 3 nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt
Nam. Tiếp theo là Trung Quốc đại lục, Hồng Kông (Trung Quốc), Đài Loan
(Trung Quốc), cũng có những đầu tư lớn vào Việt Nam.
- Theo thông tin của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong giai đoạn 2018-2022, tổng
vốn đầu tư vào Việt Nam của Singapore là 35,66 tỷ USD, của Hàn Quốc là 28,9
tỷ USD, của Nhật Bản – 18,28 tỷ USD, của Trung Quốc – 14,28 tỷ USD, của
Hồng Công – 15,43 tỷ USD.
- Trong bối cảnh các công ty đa quốc gia châu Âu đang đối mặt với những thách
thức từ kinh tế vĩ mô và bất ổn cũng như sự gay gắt của cạnh tranh địa chính trị
thì một số công ty đa quốc gia châu Á, trước hết thuộc các lĩnh vực bán lẻ, năng
lượng tái tạo, logistics, điện tử - linh kiện…tìm cách mở rộng hoặc đầu tư mới
vào Việt Nam. Xuất hiện những nhà đầu tư mới, từ châu Á, một ví dụ điển hình
như Central Retail của Thái Lan. Tập đoàn này cho biết sẽ đầu tư khoảng 1,45
tỷ USD vào Việt Nam trong 5 năm tới.
- Việt Nam cũng đang phải đối đầu với những thách thức không nhỏ. Những lợi
thế trước đây của Việt Nam giờ nhiều nước cũng có. Giá nhân công của Việt
Nam không còn rẻ, chất lượng lao động cũng cần cải thiện, các nước khác cũng
có chính sách đầu tư mở...
- Theo các chuyên gia, Việt Nam cần phải làm rất nhiều để có thể thu hút được
36 - 38 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong năm 2023, tăng khoảng 30
- 37% so với năm 2022, theo như Báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế
hoạch và Đầu tư đã nhận định hồi đầu năm. Đó là hoàn thiện hạ tầng mềm và hạ
tầng cứng, từ thủ tục hành chính, hệ thống pháp luật, thuế…tới hạ tầng vận tải,
logistics, môi trường, các nhân tố phát triển bền vững.
- Trong bối cảnh huy động các nguồn vốn từ bên ngoài như vốn ODA đang
giảm dần, nguồn vốn đầu tư gián tiếp không ổn định, thì FDI tiếp tục giữ vai trò
quan trọng. Để thu hút và sử dụng có chất lượng và hiệu quả FDI, trước hết,
phải tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế, cải cách hành chính, tư pháp; cải thiện
môi trường đầu tư kinh doanh theo chuẩn mực thị trường hiện đại và hội nhập
quốc tế; đảm bảo vận hành hiệu quả các loại thị trường; thúc đẩy thị trường hóa
các nhân tố sản xuất; tập trung khắc phục bất cập về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân
lực; phát triển hệ thống doanh nghiệp trong nước. Theo đó, cần lưu ý những giải
pháp sau:
Thứ nhất, về ngành, lĩnh vực
- Ưu tiên thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các ngành, lĩnh vực công nghệ cao,
tiên tiến, công nghệ thân thiện với môi trường, năng lượng sạch, năng lượng tái
tạo; sản xuất thiết bị y tế, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giáo dục và đào
tạo, du lịch chất lượng cao, dịch vụ tài chính, logistics và các dịch vụ hiện đại
khác; sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh; phát triển
kết cấu hạ tầng kỹ thuật hiện đại, đặc biệt là các ngành nghề mới trên nền tảng
công nghiệp 4.0.
- Đảm bảo hài hòa giữa tăng trưởng xuất khẩu với đầu tư phát triển sản phẩm,
dịch vụ có giá trị gia tăng và sử dụng nguồn nguyên liệu nội địa, phát triển công
nghiệp hỗ trợ, đào tạo nguồn nhân lực trong nước.
- Thu hút nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các tập đoàn đa quốc gia liên kết
với doanh nghiệp trong nước hình thành và phát triển cụm liên kết ngành theo
từng chuỗi giá trị.
- Tiếp tục thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các ngành, mà Việt Nam vẫn đang
có lợi thế như dệt may, da giày..., nhưng ưu tiên tập trung vào các khâu tạo giá
trị gia tăng cao, gắn với quy trình sản xuất thông minh, tự động hóa.
Thứ hai, về địa phương, vùng
- Thu hút vốn đầu tư nước ngoài phù hợp với lợi thế, điều kiện, trình độ phát
triển và quy hoạch từng địa phương trong mối liên kết vùng, đảm bảo hiệu quả
tổng thể kinh tế - xã hội - môi trường.
- Đối với những địa bàn, khu vực nhạy cảm, liên quan đến quốc phòng, an ninh,
khu vực biên giới, vùng biển, hải đảo, vùng đặc quyền kinh tế, việc thu hút thu
hút vốn đầu tư nước ngoài cần được xem xét chặt chẽ, đặt vấn đề bảo đảm quốc
phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia lên hàng đầu.
- Hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo động lực mới cho thu hút vốn đầu tư
nước ngoài vào các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ
cao; Tận dụng lợi thế của Việt Nam trong thị trường ASEAN và cơ hội, do các
hiệp định thương mại tự do (FTA) để thu hút vốn ĐTNN vào nông nghiệp công
nghệ cao. Nghiên cứu, ban hành cơ chế, chính sách thu hút các nhà đầu tư chiến
lược, tập đoàn đa quốc gia (TNCs) đầu tư vào các đơn vị hành chính - kinh tế,
đặc biệt được Quốc hội quyết định thành lập khi điều kiện chín muồi.
Thứ ba, về thị trường và đối tác
- Đa phương hóa, đa dạng hóa thu hút vốn đầu tư nước ngoài từ các thị trường
và đối tác tiềm năng. Khai thác có hiệu quả mối quan hệ với các đối tác chiến
lược (đối tác toàn diện, đối tác chiến lược toàn diện), chú trọng các nước phát
triển hàng đầu thế giới, các TNCs nắm giữ công nghệ nguồn, tiên tiến và trình
độ quản trị hiện đại.
- Chủ động, theo dõi, đánh giá xu hướng dịch chuyển dòng vốn đầu tư nước
ngoài và công nghệ lạc hậu, không thân thiện với môi trường vào Việt Nam từ
một số nước trong khu vực để lựa chọn thu hút các dự án đầu tư phù hợp với
định hướng.
- Thu hút vốn đầu tư nước ngoài từ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, dự án quy mô
nhỏ, siêu nhỏ phải đảm bảo điều kiện nâng cấp công nghệ và gia nhập mạng sản
xuất và chuỗi giá trị toàn cầu, phát triển công nghiệp hỗ trợ.
- Tận dụng lợi thế của Việt Nam trong thị trường của ASEAN và cơ hội do các
FTA tạo ra để thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

You might also like