You are on page 1of 3

 TÌnh hình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam:

- Việt Nam đã và đang tích cực tham gia hội nhập kinh tế quốc tế từ năm
1995 với việc gia nhập hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ( ASEAN) ,
đến nay Việt nam đã gia nhập tất cả các tổ chức khu vực. quốc tế lớn
điển hình là ASEAN, WTO năm 2007, APEC năm 1998, Diễn đàn hợp
tác Á Âu ( ASEM) năm 1996,...
- Tham gia đàm phán hơn 15 FTAS song phương, đa phương : EVFTA,
AFTA, ACFTA, AKFTA,...
- Các FTA đang đàm phán : Việt nam - EFTA, ASEAN - canada, Việt
nam - UAE FTA

 Tác động tích cực

HNKTQT đã thúc đẩy tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu hút đầu tư
nước ngoài, tăng kim ngạch, mở rộng thị trường và chuyển dịch cơ cấu hàng
hóa xuất khẩu:

- Đối với xuất nhập khẩu: Cơ hội lớn nhất là mở rộng thị trường nhờ cắt
giảm thuế và dỡ bỏ rào cản thương mại để tham gia sâu hơn vào chuỗi
sản xuất và cung ứng toàn cầu. Kết quả cho thấy, nếu như năm 2007,
tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam là hơn 100 tỷ USD thì
tới năm 2015 con số này đã tăng khoảng 3 lần đạt hơn 300 tỷ USD.
Đến năm 2018 , tổng kim ngạch xuất nhập đạt 480 nghìn tỷ USD, đạt
kỷ lục về kim ngạch XNK
- Đối với chuyển dịch cơ cấu sản xuất hàng xuất khẩu: Hội nhập kinh tế
quốc tế đã thúc đẩy tái cấu trúc nền kinh tế, tập trung nhiều hơn vào các
mặt hàng chế biến, chế tạo có giá trị và hàm lượng công nghệ và giá trị
gia tăng cao hơn.

Năm 2015, tỷ trọng xuất khẩu các nhóm hàng sản phẩm dệt may, giày
dép, nông sản có xu hướng giảm xuống trong khi đó tỷ trọng của các nhóm
sản phẩm như máy vi tính, linh kiện điện tử, điện thoại tăng lên, chiếm tới gần
30% tổng giá trị kim ngạch hàng hóa xuất khẩu.

- Thu hút FDI : tính chung trong 12 tháng năm 2015, tổng vốn đăng ký
cấp mới và tăng thêm tăng 12,5% so với cùng kỳ năm 2014. Năm 2018
tăng gần 35,5 tỷ USD. Tích lũy đến ngày 20/1/2022, sau 35 năm đón
vốn FDI, toàn bộ 63 tỉnh, thành phố trong cả nước đã thu hút gần 35
nghìn dự án còn hiệu lực , tổng vốn đăng ký hơn 400 tỷ USD, vốn thực
hiện lũy kế trên 250 tỷ USD

Không chỉ là nguồn lực quan trọng góp phần đẩy nhanh sự phát triển của
nền kinh tế, bổ sung nguồn vốn đáng kể cho tăng trưởng, chuyển giao công
nghệ, tăng cường khả năng xuất khẩu, tạo thêm nhiều việc làm, FDI còn có
vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp trong nước.

 Tác động tiêu cực:

- Có thể khiến Việt Nam trở thành bãi rác công nghệ khi các công ty FDI
mang những công nghệ lạc hậu, lỗi thời đến Việt Nam
- Có thể dẫn đến tình trạng chảy máu chất xám khi nguồn lao động chất
lượng cao trong nước có xu hướng xuất khẩu sang nước ngoài
- Do các doanh nghiệp chạy theo phát triển kinh tế mà gây tác động tiêu
cực đến môi trường
 Giải pháp:
- Nhà nước, chính phủ có chính sách thu hút FDI một cách có chọn lọc
hơn
- các nhà nước, cũng như các doanh nghiệp đầu tư đào tạo nguồn nhân
lực, bên cạnh đó có những chính sách ưu đãi nhằm giữ chân những lao
động chất lượng cao
- Hướng đến nền kinh tế xanh, có các giải pháp giảm thiểu và xử lý rác
thải bằng các công nghệ sinh học, an toàn với môi trường

You might also like