You are on page 1of 8

Câu 1: Kinh tế vật chất chuyển sang kinh tế tri thức như thế nào và chúng

có những đặc điểm gì?


Trong những thập niên cuối tk XX và những năm đầu tk XXI của nhân loại,
một nền kinh tế mới – nền kinh tế tri thức hay còn gọi là nền kinh tế thông
tin, kinh tế số, kinh tế dựa trên tri thức tạo nền tảng cho cuộc Cách mạng
công nghiệp 4.0 ... đã ra đời. Đã có rất nhiều bàn luận của các học giả trong
nước và ngoài nước, nhiều công trình nghiên cứu xung quanh vấn đề này
từ khía cạnh chính tri-xã hội, kinh tế-sản xuất, văn hóa, khoa học-công
nghệ. Nhìn chung, dù đứng ở góc độ nào, nhà kinh tế hay nhà chính trị, nhà
văn hóa, khoa học, chuyên gia công nghệ hay nhà doanh nhân... mọi người
đều thấy nổi lên vai trò to lớn mang tính quyết định của tri thức, đặc biệt là
tri thức hệ thống được kết nối với tư cách là nhân tố tiền đề, tạo cơ sở và
là bà đỡ cho việc ra đời của những hình thái kinh tế- xã hội mới, trong đó
có xã hội thông tin, kinh tế tri thức và các loại hình sản xuất – dịch vụ dựa
trên nền tảng CMCN 4.0. Cũng không phải ngẫu nhiên mà ngày nay, vai trò
của tri thức, nguồn vốn tri thức –một sản phẩm của quá trình nhận thức
thế giới nói chung và con người nói riêng được đề cao và các chỉ số phát
trienr tri thức (như các chỉ số sáng tạo, bài báo cáo khoa học, bằng phát
minh, sáng chế...) luôn luôn là những chỉ số so sánh quan trọng về trình độ
phát triển của một quốc gia. Việc nhận dạng những khoảng cách giữa các
quốc gia không chỉ về thu nhập đầu người GDP, năng lực khoa học – công
nghệ mà còn về các chỉ số phát triển tri thức và năng lực sáng tạo. Trong
bối cảnh đó, vai trò của giáo dục và đào tạo đặc biệt là gd đại học ngày
càng tăng cao. GD ĐH trở thành một môi trường cạnh tranh chất xám gay
gắt với một thị trường dịch vụ GD và nghiên cứu khoa học – công nghệ
hàng ngàn tỉ đô la. Ngân hàng Thế giới cho rằng: “GD là chìa khóa để tạo ra,
thích nghi và mở rộng kiến thức đối với các cá nhân và các nước’’.
Đặc điểm của nền kinh tế tri thức:
-Cơ cấu sản xuất và nền tảng của sự tăng trưởng kinh tế ngày càng dựa
nhiều vào việc ứng dụng các thành tựu khoa học- công nghệ, đặc biệt là các
lĩnh vực công nghệ cao, các cơ sở khoa học liên ngành hiện đại. Tỉ trọng
hàn hóa công nghệ cao ( hàm lượng chất xám cao ) ngày càng lớn.
-Tỉ trọng GDP hoặc tỉ trọng ngành nghề xã hội đều cớ dịch chuyển dần từ
sản xuất vật chất sang hoạt động dịch vụ, xử lí thông tin là chủ đạo. Lao
động trí thức chiếm tỉ lệ cao (70-90%). Thế giới nghề nghiệp và nhu cầu lao
động nghề nghiệp đã và đang có những thay đổi căn bản về cơ cấu và trình
độ nghề nghiệp với tính linh hoạt và đa dạng đòi hỏi nhân lực đa năng có
khả năng chuyển đổi và thích ứng cao.
-Sản xuất tri thức, sản xuất công nghệ trở thành loại hình sản xuất quan
trọng nhất, tiêu biểu nhất và luôn luôn biến đổi. Chu kì sống của sản phẩm,
công nghệ rất ngắn. GD nói chung, đặc biệt là GD ĐH trở thành một trong
những lĩnh vực sản xuất và dịch vụ tri thức cao cấp ở thị trường trong và
ngoài nước.
-Chuyển từ sản xuất theo quy mô lớn, nhất thể hóa sang tổ chức sản xuất
phân tán theo cấu trúc mạng và linh hoạt theo yêu cầu của khách hàng.
Quản lí thích nghi và phi tập trung. Giảm cơ cấu lao động thừa hành máy
móc, giản đơn, tăng thành phần lao động sáng tạo (Thiết kế, tư vấn,
ngheien cứu, lập trình, quản lí,..).
-Xu thế toàn cầu hóa, nhất thể hóa các nền kinh tế quốc gia và khu vực
(AFTA, WTO) tăng nhanh kèm theo hai mặt hợp tác và cạnh tranh gay gắt.
Chất xám( tri thức) cũng trở thành một lĩnh vực hợp tác và cạnh tranh gay
gắt giữa các quốc gia trong quá trình toàn cầu hóa , đặc biệt là trong lĩnh
vực GD DH.
-Quá trình tin học hóa, ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào các khâu sản
xuất,dịch vụ, quản lí, gd... là cốt lõi của quá trình chuyển sang nền kinh tế
tri thức. Tin học hóa, số hóa công tác quản lí GD và quá trình GD là nhu cầu
tất yếu và là cơ hội cho GD chuyển từ trình độ thủ công( phấn bảng) sang
trình độ cơ khí hóa( máy chiếu, máy dạy học) và tiến lên trình độ tin học
hóa, hiện đại hóa(máy tính, đa phương tiện, Elearning).
-Tri thức là vốn quý nhất, quyền sở hữu trí tuệ trở thành quan trọng nhất
và sáng tạo là động lực chủ yếu thúc đẩy phát triển. GD góp phần tạo ra
cho mọi người nguồn vốn quý nhất, tạo ra giá trị gia tăng của mỗi thành
viên trong xã hội thông qua các quá trình GD và tự GD để hình thành và gia
tăng nguồn vốn tri thức cho cá nhân và xã hội, do đó đòi hỏi phải có đầu
tư, chi phí từ xã hội và người học.
-Học tập, học tập thường xuyên, học tập bao gồm cả tự học suốt đời là đặc
điểm nổi bật của xã hội và nền kinh tế tri thức. GD trong và ngoài nhà
trường góp phần chủ yếu hình thành xã hội học tập, kinh tế tri thức. Tốc độ
và năng suất, hiệu suất lao động trí óc ngày càng tăng theo cấp số nhân
cùng với sự bùng nổ tri thức trong mọi lĩnh vực.
Câu 2: Thế nào là bảo hộ nền công nghiệp non trẻ? Theo bạn, những điều
kiện cần để bảo hộ ngành công nghiệp non trẻ là gì?
-Bảo hộ ngành công nghiệp non trẻ là một chính sách kinh tế mà chính phủ
áp dụng để bảo vệ các công ty khởi nghiệp trong các ngành công nghiệp
mới trên thị trường. Mục tiêu của nó là giúp các công ty khởi nghiệp có cơ
hội phát triển và cạnh tranh với các công ty lớn, đóng góp vào sự phát triển
kinh tế của đất nước.
-Các điều kiện cần có để thực hiện:
+Đầu tư vào nghiên cứu và phát triển các sản phẩm: Các công ty khởi
nghiệp trong các ngành công nghiệp mới cần đầu tư nghiêm túc vào nghiên
cứu và phát triển sản phẩm để tạo ra các sản phẩm mới, chất lượng cao và
độc đáo, giúp họ cạnh tranh với các công ty lớn trên thị trường
+Hỗ trợ tài chính: Các công ty khởi nghiệp trong các ngành công nghiệp
mới thường gặp khó khăn trong việc thu hút vốn đầu tư. Chính phủ cần
cung cấp hỗ trợ tài chính để giúp các công ty này vượt qua giai đoạn đầu
khó khăn.
+Các chính sách chiết khấu thuế và giảm phí: Chính phủ có thể áp dụng các
chính sách chiết khấu thuế hoặc giảm phí để hỗ trợ các công ty khởi nghiệp
hoạt động trong các ngành công nghiệp mới.
+Cải thiện hạ tầng: Chính phủ cần đầu tư vào cải thiện hạ tầng để tạo ra
môi trường thuận lợi cho các công ty khởi nghiệp.
+Hỗ trợ đào tạo nhân lực: Các công ty khởi nghiệp trong các ngành công
nghiệp mới cần có năng lực trình độ chuyên môn cao. Chính phủ cần cung
cấp hỗ trợ đào tạo nhân lực chuyên môn cho các công ty này.
Tóm lại, bảo hộ ngành công nghiệp trẻ cần các chính sách hỗ trợ cho các
công ty khởi nghiệp, cộng với sự trợ giúp từ giáo dục, tài chính và hạ tầng
để giúp các công ty này phát triển và cạnh tranh với các công ty lớn trong
các ngành công nghiệp mới.
Câu 3: Tìm hiểu về quá trình bảo hộ và kết quả cho đến nay của ngành công
nghiệp ô tô VN. Theo bạn, có nên tiếp tục bảo hộ ngành này nữa không, tại
sao? Và nếu tiếp tục bảo hộ chúng ta nên sử dụng những biện pháp gì?
-Quá trình bảo hộ ngành công nghiệp ô tô Việt Nam bắt đầu vào năm 1991,
khi chính phủ VN ban hành Quyết định số 278/HĐBT về chính sách bảo hộ
ngành công nghiệp ô tô. Theo đó, Chính phủ hạn chế nhập khẩu oto đã lắp
ráp và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam phát triển sản xuất ô
tô trong nước.
-Hiệu quả:
Sản lượng sản xuất ô tô trong nước tăng đáng kể từ khi Chính Phủ áp dụng
chính sách bảo hộ.
Theo Hiệp hội Cơ khí Việt Nam, sản lượng sản xuất ô tô trong nước đã tăng
từ khoảng 4.000 chiếc năm 1995 lên gần 216.000 chiếc vào năm 2020.
Từ năm 2020 đến nay Chính Phủ đã 2 lần gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt
và giảm 50% lệ phí trước bạ, mỗi lần 6 tháng với ô tô lắp ráp trong nước.
Báo cáo của Tổng cục thuế (Bộ Tài Chính) cho biết, quyết định giảm 50% lệ
phí trước bạ cho ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước từ ngày 28/6 đến
31/12/2020, đã giúp thu ngân sách tăng hơn 11.200 tỷ đồng, so với cùng kỳ
năm trước. Trong đó, riêng thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng,
tăng hơn 8.200 tỷ đồng, phí và lệ phí trước bạ tăng hơn 3.000 tỷ đồng.
Còn số liệu của VAMA cho thấy, chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô
trong nước, áp dụng từ ngày 1/12/2021 đến 31/5/2022 đã phát huy tác
dụng, giúp cho doanh số ô tô trong nước tăng tới 50% so với cùng kỳ. Ô tô
dưới 10 chỗ ngồi là sản phẩm chịu nhiều thuế phí, như thuế tiêu thụ đặc
biệt, thuế giá trị gia tăng lệ phí trước bạ, phí cấp biển...
Việc giảm 50% lệ phí trước bạ, tuy có làm giảm nguồn thu này trên mỗi
chiếc xe nhưng tính chung không làm giảm số thu cho ngân sách, ngược lại
còn tăng lên nhờ tăng trưởng doanh số bán xe mang lại. Không những thế
sản lượng tăng còn góp phần thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ phát triển.
Thêm vào đó chúng ta có thể thấy được các sản phẩm ô tô trong nước đã
được nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm, xuất khẩu sang nhiều
nước trên thế giới.
Tuy nhiên ngành ô tô trong nước vẫn còn đối mặt với nhiều thách thức. Các
hãng sản xuất ô tô trong nước gặp khó khăn trong việc đầu tư vào công
nghệ và nghiên cứu, cạnh tranh với các hãng sản xuất ô tô nước ngoài về
chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất và giá cả cạnh tranh.Ví dụ chiếc
nắp bình xăng, Thái Lan chỉ tốn 1,5 USD để sản xuất mỗi chiếc thì Việt Nam
tốn tới 3,8 USD. Thái Lan đạt được chi phí cạnh tranh như vậy là do có sản
lượng ô tô lớn tới gần 2tr xe/ năm, còn Việt Nam chỉ khoảng 300.000 xe/
năm.
Nếu tiếp tục bảo hộ, chúng ta có thể áp dụng các biện pháp một số biện
pháp như:
-Hỗ trợ tài chính và các chính sách khác nhằm tạo điều kiện cho các công ty
ô tô Việt Nam tiếp cận công nghệ mới và cải tiến sản phẩm.
- Xây dựng chính sách thuế hạ tầng đáp ứng cho ngành công nghiệp ô tô,
giúp tiết kiệm chi phí và tăng khả năng cạnh tranh.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư mới trong ngành ô tô, bao gồm những
cơ hội hợp tác đối tác liên quan đến nghiên cứu sản xuất, giúp tăng cường
sức cạnh tranh cuả hãng ô tô Việt Nam.
- Tăng cường đào tạo và chuyển giao công nghệ, kỹ năng cho người lao
động, giúp cải thiện chất lượng sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất và
cạnh tranh.
Tóm lại, để tiếp tục bảo hộ và phát triển ngành công nghiệp ô tô VN, cần áp
dụng biện pháp đa chiều để tăng cường sức cạnh tranh và hiệu quả sx, tạo
ra các sản phẩm ô tô chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu thị trường và giá
cả cạnh tranh.
Câu 4: Điểm yếu nhất trong cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam?
Làm thế nào để phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ?
Giải pháp cho VN:
-Đổi mới chính sách nhằm khuyến khích các nhà đầu tư phát triển CNHT
Chính sách đất đai: Tạo điều kiện thuận lợi về quỹ đất cho các DN sản xuất
các sản phẩm phụ trợ được thuê lâu dài và ổn định theo luật định.
Chính sách tín dụng: Có chính sách ưu đãi , hỗ trợ thông qua tín dụng ưu
đãi trong CNHT..
Chính sách thuế: Cần xếp các DN sản xuất các sản phẩm phụ trợ vào nhóm
các DN được ưu đãi về thuế, để các DN này khi thành lập được hưởng thời
gian miễn giảm thuế như các DN được ưu đãi đầu tư khác
Chính sách đầu tư: Đầu tư hình thành một số DN chủ chốt ở một số lĩnh
vực như cơ khí chế tạo, nhựa, cao su, sản xuất linh kiện...
-Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành CNHT
Chính phủ cần cải cách đào tạo đại học theo hướng cân đối lại số lượng
tuyển sinh ở các ngành học, tạo điều kiện để sinh viên được nâng cao kỹ
năng thực hành và có thái độ đúng đắn với môi trường làm việc của một
DN sản xuất. Ngoài ra, thu hút sự hỗ trợ của các nước phát triển như Nhật
Bản, Liên minh châu Âu(EU)..để đào tạo nguồn nhân lực cho ngành CNHT
cũng là rất cần thiết.
- Tăng cường liên kết giữa các DN trong quá trình phát triển CNHT
Thiết lập một hệ thống thông tin DN chính thức và xây dựng mạng lưới
thông tin nội bộ DN, tăng cường công tác thống kê, xây dựng cơ sở dữ liệu
về các DN sản xuất hỗ trợ để làm cơ sở cho công tác giơi thiệu tìm kiếm đối
tác.
- Hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng sẽ góp phần giảm bớt chi phí cho
các nhà đầu tư, giúp cho hàng hóa của họ( linh kiện, vật tư, phụ tùng..)
thuận lợi hơn trong việc lưu thông cả ở thị trường trong và ngoài nước
- Nhà nước cần tổ chức bộ phận chịu trách nhiệm theo dõi, chỉ đạo việc
thực hiện quy hoạch phát triển ngành CNHT.
Điểm yếu: đó là dựa vào xuất khẩu một só mặt hàng chủ lực như dầu
mỏ, khí đốt, đồng,gỗ, thủy sản và các sản phẩm nông nghiệp. Vì vậy, nếu
thị trường một trong những ngành này gặp khó khăn, Việt Nam sẽ bị ảnh
hưởng đáng kể.
Câu 5:
Việt Nam phát triển kinh tế theo hướng mở cửa kinh tế và chính sách
TMQT của WTO. Sau khi gia nhập wto vào năm 2007, Việt Nam đã thực
hiện nhiều cải cách kinh tế, đẩy mạnh năng lực cạnh tranh quốc tế và tăng
cường hội nhập kinh tế quốc tế.
Hướng mở và hội nhập quốc tế đã đóng góp vào sự phát triển kinh tế của
VN từ 1986 đến nay. Trong giai đoạn đầu, chính sách đổi mới kinh tế
hướng vào cải thiện nội bộ nền kinh tế, tạo môi trường kinh doanh thuận
lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Sau đó , trong quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế VN đã chủ động kí kết các hiệp định thương mại tự do
với các nước trên thế giới, tạo điều kiện thúc đẩy xuất khẩu, hu hút đầu tư
nước ngoài và mở rộng thị trường sản phẩm VN trên thế giới.
Hướng hội mở cửa và hội nhập quốc tế mmang lại nhiều lợi ích cho nền
kinh tế VN:
Tăng cường sức cạnh tranh của các DN VN trên thị trường QT
Tăng cường xk và thu hút đầu tư từ các quốc gia khác trên thế giới
Tạo ra cơ hội cho các DN Vn tiếp cận các công nghệ kỹ thuật, trảng thiết bị
và vật tư mới nhất trên thế giới.
Mở rộng thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm trong nước, tạo đk để các
DN trong nước cạnh tranh, phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động VN, giúp cải thiện đời sống và
mức sống cho người dân.

You might also like