You are on page 1of 5

Họ tên và MSSV: Huỳnh Thị Vân Anh - 31211027120

Đề: Trình bày sức hấp dẫn của một quốc gia đối với hoạt động kinh doanh của các MNC

Bài làm
Sức hấp dẫn của một quốc gia đối với hoạt động kinh doanh của các MNC bao gồm 3 yếu tố chính:
- Triển vọng thị trường và nguồn lực, các điều kiện cạnh tranh
- Các rủi ro hoạt động ở quốc gia
- Các thuận lợi hay vấn đề của các đặc điểm kinh tế xã hội và chính trị của quốc gia có để đạt
được lợi nhuận kinh tế
Minh hoạ cụ thể: Sức hấp dẫn của Việt Nam đối với các hoạt động kinh doanh của các MNC

1. Cơ hội thị trường và ngành


1.1 Đánh giá cơ hội thị trường bằng việc đo lường nhu cầu tiềm năng trong nước đối với các
sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty:
• Quy mô thị trường: Nhờ chi phí lao động cạnh tranh, các chính sách ưu đãi về thuế và đầu
tư, cùng với vị trí địa lý chiến lược, Việt Nam đang trở thành một trong những điểm đến lý
tưởng cho nhu cầu sản xuất và lắp ráp của các công ty đa quốc gia.
• Thị trường tăng trưởng: Việt Nam đã đón nhận nhiều dự án đầu tư quy mô lớn trong năm
2021, trong đó phải kể đến LG Display tăng vốn đầu tư vào Hải Phòng hơn 2 tỷ USD, Amkor
Technology của Mỹ chọn Bắc Ninh để mở rộng nhà máy với khoản đầu tư lên tới 1,6 tỷ USD
từ nay đến năm 2035 hay LEGO xây nhà máy trị giá 1 tỷ USD tại Bình Dương.
• Chất lượng của nhu cầu: Ðề cập đến triển vọng năm 2022, tác giả bài viết đánh giá Việt
Nam đang trở thành một trong những điểm đến cho nhu cầu sản xuất và lắp ráp của các công
ty đa quốc gia. Truyền thông Trung Quốc cũng chung nhận định về vai trò và vị trí quan trọng
của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Trước khi đại dịch bùng phát, các mặt hàng
xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là điện thoại di động, tivi, máy ảnh, thiết bị điện, cũng như
lắp ráp vi mạch và vi mạch điện tử. Samsung Electronics sản xuất khoảng 180 triệu thiết bị
điện tử mỗi năm, từ điện thoại di động đến tivi và tủ lạnh và Việt Nam chiếm 60% tổng sản
lượng thiết bị toàn cầu của công ty này. Tổng vốn đầu tư của Foxconn vào Việt Nam năm
2020 là 1,5 tỷ USD và đầu tư thêm 700 triệu USD vào năm 2021, sau khi tuyển thêm 10
nghìn lao động địa phương. Các công ty như Sharp, Nintendo, Komatsu và Lenovo đều đã
công bố kế hoạch thâm nhập hoặc mở rộng hoạt động tại Việt Nam. Qualcomm cũng đã thành
lập một trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) tại Hà Nội - trung tâm R&D đầu tiên của
công ty này ở Ðông Nam Á. Hiệp hội doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam kỳ
vọng sẽ có thêm nhiều công ty châu Âu, Mỹ và châu Á vào Việt Nam năm 2022.
1.2 Đánh giá cơ hội trong ngành bằng việc đo lường mức độ dễ dàng cạnh tranh trong nước:
• Chất lượng của môi trường cạnh tranh:
- Lực lượng lao động hiểu biết và cạnh tranh: Việt Nam có dân số 90,73 triệu người,
trên 50% dân số từ 25 tuổi trở xuống. Sở hữu những người lao động trẻ, có tay nghề
cao với tinh thần làm việc tốt và tỷ lệ biết chữ hơn 90%, người Việt Nam sẵn sàng
phục vụ trong các ngành đòi hỏi kỹ năng cao như công nghệ thông tin, dược phẩm và
dịch vụ tài chính với chi phí cạnh tranh hơn so với các nước trong khu vực.Tỷ lệ thất
nghiệp trong độ tuổi lao động nửa đầu năm 2020 là 2,26%, trong đó khu vực thành thị
là 3,62% và khu vực nông thôn là 1,59% (năm 2019 tỷ lệ thất nghiệp là 1,99%)
- Vị trí địa lý & Thị trường tiềm năng: Nằm ở cái nôi của Đông Nam Á, Việt Nam
chiếm giữ đường bờ biển phía đông của bán đảo Đông Nam Á và có chung đường
biên giới trên bộ với Trung Quốc ở phía bắc, Lào và Campuchia ở phía tây, giúp tiếp
cận trực tiếp với Vịnh Thái Lan và Biển Đông.Đường biển đẹp dài 3.444 km là điều

1
kiện lý tưởng để phát triển ngành hàng hải, thương mại, du lịch nói riêng và vươn lên
trở thành trung tâm vận tải biển của thế giới nói chung.Cấu trúc địa lý đa dạng cùng
với các vùng đồi núi, cao nguyên và ven biển thích hợp cho các vùng kinh tế tổng
hợp.
- Tài nguyên thiên nhiên: Từ những năm 1970, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu
ròng dầu thô, ngoài ra trữ lượng khí đốt và dầu mỏ, trữ lượng than và khai thác thủy
điện cung cấp các nguồn năng lượng khác.Khoáng sản ở Việt Nam đa dạng bao gồm
quặng sắt, thiếc, đồng, chì,…Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đóng vai trò quan trọng
trong việc xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp ra thị trường thế giới (nước xuất khẩu
hạt tiêu lớn nhất thế giới, nước xuất khẩu cà phê và gạo lớn thứ hai, và nước xuất
khẩu hạt điều lớn thứ ba)
• Chất lượng của cơ cấu cạnh tranh trong ngành:
- Môi trường kinh doanh mở: Trong những năm qua, Việt Nam với môi trường kinh
doanh mới là địa điểm đầu tư hấp dẫn cho người nước ngoài khởi nghiệp tại Việt
Nam.Việt Nam đã chứng kiến sự gia tăng không ngừng về hiệu quả hoạt động cho các
bước phát triển. Một số điểm nhấn chính của môi trường kinh doanh Việt Nam trong
những năm gần đây: Việt Nam đạt kỷ lục 7,08% trong tốc độ tăng trưởng GDP của cả
nước vào năm 2018, Dân số hơn 97 triệu người đã đánh dấu sức mua tiềm năng của
thị trường Việt Nam, Việt Nam nằm trong số các nhà máy hàng đầu thế giới về cung
cấp các mặt hàng điện tử, điện thoại di động, hàng dệt may và các ngành công nghiệp
khác…
- Môi trường pháp lý được cải thiện: Hệ thống quản lý của Việt Nam được đánh giá
cao bởi môi trường kinh doanh mở, chính sách đầu tư minh bạch, cùng với các ưu đãi
dựa trên lợi nhuận thuận lợi cho doanh nghiệp. Đáng chú ý, Việt Nam xếp hạng 70
trong số 190 nền kinh tế trong báo cáo Kinh doanh năm 2020 của Ngân hàng Thế
giới.Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp sửa đổi
(hiệu lực từ 1/1/2021). Những cập nhật và thay đổi trong các luật tương ứng kỳ vọng
sẽ làm cho hoạt động kinh doanh tại Việt Nam bớt gánh nặng hơn và mang lại lợi ích
cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.
• Các chính phủ khuyến khích đầu tư:
Việc duy trì ổn định kinh tế vĩ mô đồng thời kiểm soát lạm phát là hết sức quan trọng.
Để đạt được mục tiêu, Chính phủ yêu cầu tất cả cơ quan nhà nước, ủy ban nhân dân và các tổ
chức nỗ lực thực hiện nhiệm vụ được giao ở mức cao.Đồng thời, Chính phủ cũng yêu cầu
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đưa ra các chính sách tài khóa, tiền tệ chủ động đưa lạm phát
vào tầm kiểm soát, ổn định kinh tế vĩ mô để Việt Nam đạt được tăng trưởng kinh tế hợp
lý.Đặc biệt, khi Việt Nam dỡ bỏ lệnh dãn cách xã hội và nỗ lực để phục hồi nền kinh tế,
Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 84 / NQ-CP (Nghị quyết 84) đưa ra một số ưu đãi cho các
doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch, bao gồm việc cắt giảm một số loại phí, nới lỏng các
quy định khác nhau liên quan đến thương mại, công nghiệp và nhân viên nước ngoài.

2. Các rủi ro hoạt động ở quốc gia


Khi bắt đầu xâm nhập về một thị trường mới đặt biệt là đối với thị trường ngoại quốc,
các công ty luôn phải đối mặt với nhiều rủi ro bởi sự khác biệt văn hoá, xã hội cũng như tôn
giáo, ngôn ngữ.
Khi một công ty đa quốc gia đến hoạt động tại Việt Nam, họ cũng gặo không ít những
rủi ro bởi truyền thống dân tộc, chế độ xã hội hay ngôn ngữ giao tiếp. Việc tìm hiểu nó sẽ
giúp các công ty đa quốc gia phòng tránh được sự thất bại tại thị trường này.
2.1 Rủi ro về sự khác biệt cấu trúc xã hội

2
Sự phân tầng xã hội ở Việt Nam không thật sự sâu sắc. Hệ thống giai cấp chủ yếu là
giai cấp công nông nên vấn đề tiêu dùng chỉ ở mức trung. Các tập đoàn đa quốc gia chỉ có thể
phát triển rộng dòng sản phẩm tầm trung, hạn chế không thể phát triển dòng sản phẩm thượng
lưu. Chính dòng sản phẩm thượng lưu đem đến cho các công ty lợi nhuận nhiều hơn.
Các công ty khi thuê mướn nhân công ty có được đội ngũ nhân công dồi dào nhưng
chất lượng chưa cao bởi tính cộng đồng trong văn hóa Việt Nam. Đối với các nhà máy xí
nghiệp sẽ dễ dẫn đến tính trạng bãi công, tính cạnh tranh trong công việc thấp và năng suất
làm việc không cao
2.2 Những rủi ro về sự khác biệt hệ thống triết lý chính trị
Việt Nam mang hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa có thể gọi là đối lập với hệ thống
tư bản chủ nghĩa. Vì vậy, khi làm việc và phát triển ở Việt Nam, Các MNCs cần chú ý quan
điểm chính trị, cũng như chính sách và hệ thống pháp luật. Sự không quen cũng như thiếu
hiểu biết sẽ là thách thức với sự phát triển của MNCs nếu muốn đầu tư vào Việt Nam
2.3 Những rủi ro về hệ thống triết lý kinh tế
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tuy có mang dáng dấp nền kinh tế
thị trường của quốc gia tư bản tuy nhiên nó đi theo tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Chống bóc lột,
đề cao tính công bằng và vai trò của công nhân. Đây là một điều bất lợi cho các MNCs khi họ
làm luôn là để tối đa hóa lợi nhuận và đem lại lợi nhuận nhiều nhất cho chủ doanh nghiệp.
2.4 Những rủi ro về sự khác biệt giáo dục
Về giáo dục chính quy, các công ty đa quốc gia khi gia nhập vào Việt Nam sẽ gặp
phải một số vấn đề hệ lụy từ nền giáo dục có nhiều lỗ hổng từ phương pháp đến chất lượng
giáo dục. Trước hết là vấn đề chất lượng lao động chưa cao nên khi muốn đầu tư vào nhân sự
bản địa phải trả chi phí và công sức lớn để đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu về chuyên môn,
ngoại ngữ, kỹ năng mềm đưa ra. Thứ hai là trình độ dân trí chưa cao khiến cho các công ty đa
quốc gia gặp phải một số khó khăn khi xác định thị trường cho một số sản phẩm thuộc phân
cấp cao và yêu cầu về chất lượng lao động cho những ngành đòi hỏi kỹ thuật, công nghệ cao
như phần mềm, điện tử.
Về giáo dục không chính quy. Chính vì những gắn bó của người Việt Nam đối với gia
đình, xã hội nên các công ty đa quốc gia khi gia nhập vào thị trường cần phải có một số các
lưu ý trong chiến lược phát triển sản phẩm và chiến lược quản lý nhân sự.
2.5 Những rủi ro về sự khác biệt ngôn ngữ
Về ngôn ngữ nói, đại đa số người Việt Nam sử dụng thống nhất một loại ngôn ngữ là
Tiếng Việt – thứ tiếng không phổ biến trên thế giới, lại là một ngôn ngữ có tiếng phương ngữ
(giọng điệu và từ địa phương thay đổi theo từng vùng miền), thậm chí là thứ tiếng có dấu
khác biệt hẳn với các ngôn ngữ phổ biến cũng gây ra không ít khó khăn cho các doanh nghiệp
Việt Nam và các đối tác nước ngoài. Vì thế, khi gia nhập vào thị trường Việt Nam, các đối tác
nước ngoài gặp phải rào cản ngôn ngữ tiếng Việt, buộc họ phải sử dụng thành thạo hoặc bỏ ra
một khoản chi phí lớn để thuê người phiên dịch, thông dịch viên,… hơn nữa, các giấy tờ, văn
bản cũng phải được hình thức hóa bằng Tiếng Việt sẽ dễ vấp phải một số rủi ro vì hiểu sai
ngôn ngữ.
Về phi ngôn ngữ, đặc biệt là ngôn ngữ cơ thể - là tất cả những gì mà chúng ta thể hiện
ra bên ngoài trong quá trình giao tiếp với người khác. Đó là hệ thống tín hiệu đặc biệt, được
tạo thành bởi những thao tác, chuyển động của từng bộ phận cơ thể bao gồm các cử chỉ, sự
biểu lộ trên khuôn mặt, sự thể hiện qua ánh mắt, nụ cười, hành động của bàn tay, giọng điệu,
điệu bộ cơ thể,… hoặc của nhiều bộ phận phối hợp và có chức năng giao tiếp hoặc phụ trợ
cho ngôn ngữ nói trong quá trình giao tiếp. Chính vì thể tìm hiểu về sự khác biệt trong ngôn
ngữ cử chỉ của người Việt hết sức quan trọng trong quá trình tham gia các hoạt động kinh
doanh quốc tế.

3
Về giao tiếp bằng mắt, người Việt cho rằng ánh mắt nhìn thẳng trực diện vào người
nói khi đang đàm phán là không được lịch sự. Người Việt cho rằng hành động này là không
tôn trọng người nói.
Chính vì thế, khi thực hiện giao tiếp, đàm phán với người Việt nên tránh nhìn ánh mắt trực
diện vào người nói, tuy nhiên điều này không có nghĩa là người nghe nhìn vô hồn vào những
thứ xung quanh khi giao tiếp mà phải thể hiện ánh mắt chăm chú lắng nghe, đôi khi vẫn nhìn
thẳng vào mắt người nói vài giây thể hiện sự thích thú lắng nghe.
Về giao tiếp bằng nụ cười, người Việt đánh giá cao một nụ cười vừa đủ khi giao tiếp,
đàm phán. Đây là hành động thể hiện sự thân thiện. Chính vì thế đừng quên nở một nụ cười
thật tươi và vừa đủ khi giao tiếp làm ăn với người Việt.
Về hành động, người Việt cho rằng hành động khoanh tay trước ngực, hai chân vắt
chéo biểu thị không muốn nói chuyện với người khác; hành động hơi ngẩng đầu, tay đặt trên
ghế hay trên bàn, hai chân để ra trước, hai mắt nhìn đối phương biểu thị cho cảm giác thích
thú trò chuyện; hành động lưng thẳng, đằng trước và sau luôn ở trạng thái thẳng biểu thị cho
sự tự tin, đầy nhiệt huyết, ngược lại hai vai trùng xuống biểu hiện cảm xúc mệt mỏi, thất
vọng, bị động, tiêu cực; khi giao tiếp, người Việt Nam thường gật đầu và kèm theo một vài
tiếng đệm ‘vâng” (khi nói tiếng Việt) hoặc “yes” (khi nói Tiếng Anh) để thể hiện sự quan tâm
lắng nghe, chú ý…
Mặc dù không đặt nặng những nguyên tắc trong đàm phán kinh doanh như người
Nhật, Trung Quốc, Mỹ,… nhưng khi làm ăn với người Việt Nam, các đối tác cũng cần có một
số lưu ý nhỏ như tránh khoanh tay trước ngực, hai chân vắt chéo hay hai vai trùng xuống,….
cố gắng thoải mái, tự tin, vui vẻ khi giao tiếp

3. Các thuận lợi hay vấn đề của các đặc điểm kinh tế xã hội và chính trị của quốc gia có để
đạt được lợi nhuận kinh tế
Nằm trong một khu vực nơi mà một số quốc gia vẫn dễ bị bất ổn chính trị và kinh tế,
Việt Nam đã được hưởng lợi từ chính phủ và cấu trúc xã hội ổn định, trở thành một địa điểm
lý tưởng để đầu tư vốn. Sau 40 năm hòa bình và phát triển, Việt Nam đã trở thành một trong
những điểm đến đầu tư tin cậy của nhiều quốc gia do sự ổn định và nhất quán về chính trị.
Một trong những yếu tố quan trọng nhất để các doanh nghiệp FDI lựa chọn đầu tư vào Việt
Nam là vấn đề an ninh.
Việt Nam là một nhà nước độc đảng được điều hành bởi sự lãnh đạo tập thể của Tổng
Bí thư Đảng Cộng sản, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch nước. Chính sách được Đại hội
Đảng quy định 5 năm một lần và được điều chỉnh hai lần một năm bởi các cuộc họp toàn thể
của Ban Chấp hành Trung ương. Chính phủ và các cơ quan nhà nước khác có trách nhiệm
thực hiện chính sách. Quốc hội có quyền thông qua, sửa đổi Hiến pháp và Luật, quyết định
các vấn đề quan trọng của quốc gia (chính sách đối nội, đối ngoại, kinh tế - xã hội, chính trị,
an ninh, hoạt động của các cơ quan nhà nước) và giám sát mọi hoạt động của các cơ quan nhà
nước.
Chủ tịch nước với tư cách là Nguyên thủ quốc gia đại diện cho nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại. Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao
nhất của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện và quản lý các hoạt động
chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của các cơ quan nhà
nước. Các bộ chịu trách nhiệm thực thi quyền lực nhà nước trong ngành, lĩnh vực nhất định.
Ủy ban nhân dân (tỉnh, huyện, xã) điều hành các công việc quản lý trên phạm vi địa bàn hành
chính của mình, quản lý, chỉ đạo, điều hành hoạt động hàng ngày của các cơ quan nhà nước ở
địa phương và thực hiện các chính sách của Hội đồng nhân dân và các cơ quan nhà nước cấp
trên.

4
Thời gian gần đây, Việt Nam được các nhà đầu tư coi là điểm sáng trong ASEAN nhờ
chính trị ổn định, tăng trưởng kinh tế bền vững, lực lượng lao động dồi dào, thị trường rộng
lớn, thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng, hội nhập quốc tế sâu rộng, ưu đãi cạnh
tranh, cộng với vị trí địa lý ở trung tâm Đông Nam Á.
Việt Nam hiện có hơn 32.000 dự án trị giá 378 tỷ USD từ 136 quốc gia và vùng lãnh
thổ. Trong khi các nước trên thế giới vẫn đang chiến đấu chống lại Covid-19, Việt Nam đã trở
lại các hoạt động kinh doanh bình thường và trở thành một trong những quốc gia đầu tiên đa
dạng hóa chuỗi cung ứng. Do đó, các nhà đầu tư nước ngoài đang coi Việt Nam là một điểm
đến đầu tư tiềm năng trong giai đoạn hậu Covid-19.
Một khảo sát của Tổ chức Ngoại thương Nhật Bản (JETRO) vào tháng 2/2020 cho
thấy hơn 63% doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam có kế hoạch tăng cường đầu tư, tỷ lệ cao
nhất trong khối ASEAN.

You might also like