You are on page 1of 11

Tích cực

+ Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lý, hiện đại và hiểu quả
hơn.
VD : Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng
tại TP. Hồ Chí Minh
Giải pháp :
 Cần đổi mới tư duy về chức năng quản lý kinh tế của nhà nước thông qua
việc sử dụng công cụ kế hoạch hóa phù hợp với sự vận hành của cơ chế thị
trường.
 Sử dụng hiệu quả công cụ chính sách kinh tế - tài chính để thúc đẩy quá
trình thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tái cấu trúc nội bộ các ngành
kinh tế.
 Sử dụng các tổ chức kinh tế của Nhà nước như công cụ để khắc phục và hạn
chế những khuyết tật của thị trường.
 Chuyển từ cơ cấu kinh tế địa phương sang cơ cấu kinh tế vùng.
 Đổi mới tổ chức hoạt động của chính quyền đô thị trong khuôn khổ tổ chức
hệ thống chính quyển địa phương theo phương thức mở rộng tính tự chủ và
chịu trách nhiệm đối với nhiệm vụ được giao.
https://tapchitaichinh.vn/giai-phap-thuc-day-chuyen-dich-co-cau-kinh-te-doi-moi-
mo-hinh-tang-truong-tai-tp-ho-chi-minh.html
+ Nâng cao trình độ của nguồn nhân lực và tiềm lực khoa học công nghệ quốc gia
thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài và chuyển giao công nghệ.
VD : Phát triển nhân lực khoa học và công nghệ đáp ứng yêu cầu của cách mạng
công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng
Giải pháp :
 Nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản
lý nhà nước về khoa học và công nghệ, phải coi lao động khoa học và công
nghệ là một loại hình lao động đặc thù và do vậy cần có tư duy phù hợp khi
xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách đối với nhân lực khoa học và công
nghệ.
 Có chiến lược và tầm nhìn dài hạn về công tác tạo nguồn cán bộ khoa học và
công nghệ, xây dựng và triển khai thực hiện bài bản, khoa học quy hoạch, kế
hoạch phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ để khắc phục tình
trạng thiếu hụt nguồn nhân lực khoa học và công nghệ chất lượng cao.
 Đẩy mạnh phát triển nhân lực khoa học và công nghệ bao gồm việc đào tạo,
đào tạo lại gắn liền với sử dụng và trọng dụng nhân tài trong lĩnh vực khoa
học và công nghệ
 Có chính sách để nuôi dưỡng tài năng đối với cán bộ khoa học trẻ, tạo nguồn
tiến tới hình thành những nhà khoa học đầu ngành, tổng công trình sư tâm
huyết và gắn bó lâu dài với sự nghiệp khoa học và công nghệ, có đủ năng
lực chỉ đạo giải quyết những vấn đề khoa học và công nghệ trọng yếu của
đất nước.
 Hoàn thiện theo hướng đồng bộ và toàn diện chính sách đối với nhân lực
khoa học và công nghệ, nhất là nhân lực khoa học và công nghệ chất lượng
cao, trong đó bao gồm chính sách tiền lương, thu nhập.
 Các hoạt động tôn vinh, ghi nhận đối với đóng góp, cống hiến của trí thức
khoa học và công nghệ.
 Môi trường sống và làm việc thuận lợi cho cá nhân nhà khoa học và gia đình
họ.
 Tăng cường việc quản lý, đón đầu, khai thác và sử dụng nguồn nhân lực
khoa học và công nghệ từ các lưu học sinh, nghiên cứu sinh giỏi, nhà khoa
học là người Việt Nam ở nước ngoài
http://hvcsnd.edu.vn/nghien-cuu-trao-doi/dai-hoc-40/phat-trien-nhan-luc-khoa-
hoc-va-cong-nghe-dap-ung-yeu-cau-cua-cach-mang-cong-nghiep-lan-thu-tu-va-
hoi-nhap-quoc-4299
+ Tạo thêm cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận thị trường quốc tế,
nguồn tín dụng và các đối tác quốc tế.
VD : Tăng thêm cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế cho doanh nghiệp
Giải pháp :
 Đẩy mạnh hơn nữa công tác cải cách hành chính, ban hành chính sách với
phương châm tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp, minh bạch và bảo đảm
công bằng, không có sự phân biêt đối xử giữa các thành phần kinh tế
 Nâng cao năng lực cạnh tranh
 Đảm bảo cam kết cao về phát triển bền vững, cụ thể là gắn việc phát triển
sản xuất và thương mại với các yêu cầu về bảo vệ môi trường
https://congly.vn/tang-them-co-hoi-tiep-can-thi-truong-quoc-te-cho-doanh-nghiep-
183829.html
+ Tác động mạnh mẽ đến hội nhập chính trị, tạo điều kiện cho cải cách toàn diện,
giúp mỗi nước tìm cho mình một vị trí thích hợp trong trật tự quốc tế,nâng cao vai
trò, uy tín và vị thế quốc tế trong các tổ chức chính trị và kinh tế toàn cầu.
VD : Thành tựu của ASEAN và sự tham gia của Việt Nam trong trụ cột Cộng đồng
kinh tế của ASEAN
Giải pháp : Chính phủ cần tích cực và chủ động tham gia đàm phán ký kết các hiệp
định thương mại, đầu tư song phương và đa phương trong khuôn khổ của WTO,
APEC, ASEAN, ASEM, v.v… nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho thương mại
và đầu tư của Việt Nam phát triển. Trước mắt, cần tham gia tích cực xây dựng
thành công Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) và sớm kết thúc đàm phán Hiệp
định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)
+ Đảm bảo an ninh quốc gia, duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực và quốc tế. (giải
quyết những vấn đề quan tâm chung như môi trường, biến đổi khí hậu, phòng
chống tội phạm và buôn lậu quốc tế)
https://dangcongsan.vn/kinh-te/thanh-tuu-cua-asean-va-su-tham-gia-cua-viet-nam-
trong-tru-cot-cong-dong-kinh-te-cua-asean-494122.html
VD : Vấn đề kết hợp kinh tế, văn hóa, xã hội với quốc phòng, an ninh
Giải pháp : Tiếp tục phương châm đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ đối
ngoại, ưu tiên phát triển quan hệ hợp tác và hữu nghị truyền thống với các nước
láng giềng có chung biên giới như: Lào, Trung Quốc và Cam-pu-chia. Ký kết và
thực hiện hiệu quả các hiệp định thương mại song phương, đa phương mới trong
một kế hoạch tổng thể với lộ trình hợp lý, phù hợp với lợi ích của đất nước.
https://nhanvanviet.com/dai-hoi-xii/van-de-ket-hop-kinh-te-van-hoa-xa-hoi-voi-
quoc-phong-an-ninh/?
fbclid=IwAR2baRwE1gtj5XgivfjFsGGG1mEE0lykCESsFMKsixncS0htldzUjR-
v9Yo

Tiêu cực
+ Làm gia tăng sự cạnh tranh gay gắt khiến nhiều doanh nghiệp và ngành kinh tế
nước ta gặp khó khan trong phát triển.
VD : Thách thức doanh nghiệp phải đối mặt trong quá trình hội nhập kinh tế quốc
tế
 Nguồn lực, nguồn vốn, chất lượng nguồn lao động, trình độ khoa học kĩ
thuật, ứng dụng công nghệ… còn nhiều hạn chế.
 Chưa có kế hoạch chiến lược mang tính lâu dài, bền vững
 Công tác quản trị, đào tạo, nuôi dưỡng nhân tài của doanh nghiệp Việt
Giải pháp :
 Xây dựng chiến lược thị trường, chiến lược phát triển trong hội nhập
 Ứng dụng khoa học, công nghệ hiên đại trong sản xuất kinh doanh
 Áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật về năng suất, chất lượng
 Phát triển nguồn nhân lực
https://giaiphaperp.vn/thach-thuc-cua-doanh-nghiep-trong-qua-trinh-hoi-nhap-
kinh-te-quoc-te/
+ Gia tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế quốc gia vào thị trường bên ngoài (khiến
nền kinh tế dễ bị tổn thương trước những biến động khôn lường về chính trị).
VD : Sự phụ thuộc quá mức của Việt Nam vào xuất khẩu và FDI
Giải pháp :
 Tăng cường năng lực sản xuất và xuất khẩu của các tập đoàn trong nước
 Thường xuyên được sửa đổi và cập nhật để đảm bảo sự bình đẳng giữa các
doanh nghiệp trong việc tiếp cận các nguồn lực.
 Cải cách về môi trường kinh doanh như giảm số lượng các ngành nghề kinh
doanh có điều kiện,
 Giảm thủ tục hành chính và chống tham nhũng cũng đã được thực hiện
nhằm giảm chi phí cho doanh nghiệp và tạo thuận lợi cho hoạt động
 khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân mở rộng kinh doanh, đặc biệt là vào
các lĩnh vực chế tạo và công nghệ cao, để củng cố nền tảng công nghiệp
trong nước của Việt Nam
https://nghiencuuquocte.org/2020/09/08/su-phu-thuoc-qua-muc-cua-viet-nam-vao-
xuat-khau-va-fdi/
+ Dẫn đến phân phối không công bằng lợi ích và rủi ro cho các nước và cácnhóm
khác nhau trong xã hội. (tăng khoảng cách giàu – nghèo và bất bình đẳng xã hội).
VD : Kiểm soát phân tầng xã hội, góp phần bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa
Giải pháp :
 Đẩy mạnh nghiên cứu về những diễn biến, hệ quả xã hội của phân tầng xã
hội ở Việt Nam để có thể kiểm soát kịp thời
 Tăng cường việc lồng ghép các mục tiêu kiểm soát phân tầng xã hội vào các
mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trung và dài hạn của đất nước; bảo đảm
tính hiệu lực, hiệu quả trong phát huy vai trò của từng thành phần kinh tế
 Gia tăng kiểm soát quyền lực, kiểm soát “quyền kiểm soát” tài sản công và
kiểm soát tham nhũng, góp phần kiểm soát thành công phân tầng xã hội.
 Cần thống nhất trong nhận thức và hành động ở mọi chủ thể xã hội đối với
việc thực hiện các mục tiêu về quản lý phát triển xã hội, phân tầng xã hội.
 Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nhằm vun đắp cho các
nhóm, giai tầng xã hội về định hướng “lợi ích hài hòa, xã hội giá trị”.
 Thúc đẩy tiến trình công khai, minh bạch hóa các hoạt động giao dịch kinh
tế, thúc đẩy kinh tế thị trường vận hành đúng quy luật.
http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/anh-chinh/item/3898-kiem-soat-phan-
tang-xa-hoi-gop-phan-bao-dam-dinh-huong-xa-hoi-chu-nghia.html
+ Tăng nguy cơ xói mòn bản sắc văn hóa dân tộc và văn hóa truyền thống Việt
Nam.
VD : Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam trong hội nhập quốc tế hiện
nay
Giải pháp:
 xây dựng bản lĩnh dân tộc
 xây dựng chiến lược bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc phải dựa
trên cơ sở lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư
tưởng và kim chỉ nam cho hành động.
 xây dựng bản lĩnh dân tộc, chiến lược bảo tồn và phát huy di sản văn hóa
dân tộc phải được tiến hành đồng thời và đồng bộ với chiến lược xây dựng
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam.
https://www.nxbctqg.org.vn/2016-12-05-07-11-10.html
+ Tăng nguy cơ gia tăng của tình trạng khủng bố quốc tế, buôn lậu, tội phạm xuyên
quốc gia, dịch bệnh, nhập cư bất hợp pháp,…
VD : Phòng, chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia trong bối cảnh toàn cầu
hóa và hội nhập quốc tế
Giải pháp :
 Quán triệt và thực hiện nghiêm túc, chất lượng, bảo đảm thiết thực, hiệu quả
Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ an
ninh, trật tự.
 Các cơ quan chức năng chủ động tham mưu cho các cấp ủy Đảng, chính
quyền, đề ra những chủ trương, chính sách, tiến hành đồng bộ các biện pháp
chính trị, kinh tế, giáo dục, văn hóa,..
 Nâng cao nhận thức và đời sống của nhân dân nhằm kiềm chế thấp nhất tình
trạng tội phạm, tệ nạn xã hội, đồng thời nâng cao năng lực quản lý kinh tế,
xã hội của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội.
 Nghiên cứu, đề xuất xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến
công tác đấu tranh chống tội phạm nói chung và tội phạm xuyên quốc gia
nói riêng trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.
 Các cơ quan chức năng của Việt Nam như Bộ Công an, Bộ Ngoại giao,
Tổng cục Hải quan, Viện Kiểm sát, Bộ Tư pháp... cần chủ động, tăng cường
hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế trong nắm tình hình liên quan đến
hoạt động của tội phạm xuyên quốc gia.
 Tăng cường phối hợp có hiệu quả cao giữa các ngành, các cơ quan của Việt
Nam trong phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia từ nắm tình hình liên
quan đến hoạt động của tội phạm xuyên quốc gia đến rà soát, phát hiện
những sơ hở, thiếu sót trong công tác quản lý nhà nước.
 Chú trọng công tác nắm tình hình, chủ động đánh giá thực trạng và dự báo
xu thế phát triển của các loại tội phạm nói chung và tội phạm xuyên quốc gia
liên quan đến Việt Nam nói riêng.

http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/quoc-te/item/3686-phong-chong-toi-
pham-co-to-chuc-xuyen-quoc-gia-trong-boi-canh-toan-cau-hoa-va-hoi-nhap-quoc-
te.html

You might also like