You are on page 1of 4

2.3.

Đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề chảy máu chất xám ở Việt Nam
trong thời gian tới:

Nguồn lực chất xám là yếu tố vô cùng quan trọng góp phần vào sự phát triển
kinh tế - xã hội của Việt Nam. Khi kinh tế càng phát triển, chảy máu chất xám càng
phổ biến. Chảy máu chất xám có ảnh hưởng nhất định đến chiến lược phát triển nguồn
nhân lực và phát triển năng lực nội sinh của đất nước. Để hạn chế chảy máu chất xám
và để đáp ứng, bổ sung cho nguồn lao động chất xám bị chảy đi Việt Nam cần thực
hiện đồng bộ các giải pháp sau:

Thứ nhất, nâng cao chất lượng giáo dục để đào tạo lao động chất lượng cao. Cải
thiện hệ thống giáo dục Việt Nam và đào tạo lao động có tay nghề cao nên được ưu
tiên hàng đầu. Dạy và đào tạo sẽ làm cho lao động năng động và sáng tạo. Việt Nam
đã thực hiện các bước để tăng cường đào tạo nghề và kỹ thuật đáp ứng yêu cầu của thị
trường lao động; khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào các trung tâm
đào tạo để phát triển nguồn nhân lực bền vững. Năm 2019, Việt Nam đứng đầu các
nước ASEAN về chi tiêu cho giáo dục với 5,8% GDP cho hoạt động giảng dạy và học
tập. Duy trì mức chi chiếm 20% tổng ngân sách.Việt Nam đứng thứ 18/126 quốc gia
về đổi mới sáng tạo toàn cầu về giáo dục nhờ hai năm liền (2017 - 2018) đứng đầu
ASEAN về chi tiêu cho giáo dục. Đầu tư cho giáo dục không chỉ thể hiện ở việc đẩy
mạnh chi tiêu chung, mà thể hiện qua việc đẩy mạnh hoạt động đào tạo nguồn nhân
lực gắn với nghiên cứu khoa học. Việt Nam có bảy trường đại học lọt vào tốp các
trường đại học tốt nhất châu Á năm 2019.

Thứ hai, chú trọng phát triển thị trường khoa học - công nghệ, coi phát triển
khoa học và công nghệ là chính sách quốc gia hàng đầu. Nền kinh tế bền vững là nền
kinh tế dựa trên khoa học, công nghệ. Mọi quốc gia đều cần nỗ lực phát triển khoa học
- công nghệ để tạo cơ hội cho người lao động, nhất là lao động chất lượng cao, lao
động chất xám có động lực ở lại cống hiến. Tạo điều kiện để các sản phẩm khoa học
được “tiêu dùng” nhanh chóng, thúc đẩy và khuyến khích đội ngũ các nhà khoa học
nâng cao năng lực sáng tạo. Có sự phối hợp giữa cơ quan nghiên cứu khoa học, cơ sở
sản xuất và doanh nghiệp nhằm chuyển giao nhanh kết quả nghiên cứu khoa học và
công nghệ vào sản xuất kinh doanh. Thực hiện đầy đủ việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
để bảo đảm lợi ích của các nhà khoa học đối với các tài sản trí tuệ do họ làm ra.

Ưu tiên xây dựng những phòng thí nghiệm, viện nghiên cứu với đầy đủ trang
thiết bị, máy móc phục vụ nghiên cứu khoa học. Trao quyền tự chủ cho các nhà khoa
học để họ tự điều hành, tự quyết về tài chính, nhân sự, làm chủ những dự án khoa học
của mình. Tiếp đó là một mức lương hợp lý. Cho dù có yêu khoa học, say mê nghiên
cứu tới mức lý tưởng thì các nhà khoa học vẫn phải sống một cuộc sống bình thường
và cần phải có những chi trả cho đời sống.

Thứ ba, đẩy mạnh mô hình liên kết giáo dục có sự tham gia của nước ngoài và
chiến lược thu hút và đào tạo quốc gia về tài năng. Mộ hình liên kết giáo dục nhằm
nâng cao chất lượng đào tạo, giúp sinh viên tiếp nhận được những tri thức mới trong
nước, tránh được “chảy máu chất xám” ở bộ phận lớn du học sinh. Cố gắng đổi mới
giáo dục đại học, nâng cao chất lượng đào tạo ngang tầm với các nước trong khu vực
và trên thế giới bằng việc áp dụng công nghệ giảng dạy, học tập tiên tiến, đổi mới
phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên.

Việc thu hút các nhà khoa học nước ngoài hay gốc Việt là một việc làm đúng
đắn, hợp lý trước thách thức toàn cầu hóa hiện nay. Tuy nhiên, để thực hiện được
chính sách thu hút nhân tài này trước mắt chúng ta còn đối mặt với khá nhiều khó
khăn, từ vấn đề cạnh tranh quốc tế, ổn định sự nghiệp, và nhất là vấn đề lương bổng.
Những khoản lương hậu hĩnh, những điều kiện làm việc tốt thường là phương pháp
của nước ngoài. Để có được những người tài, ngoài kêu gọi lòng yêu nước, Việt Nam
cũng cần phải áp dụng những phương pháp mà một số quốc gia vẫn đang làm để có
thể bắt nhanh với nền kinh tế hội nhập.

Bên cạnh đó, cần có chiến lược xây dựng trung tâm nghiên cứu và đào tạo quốc
gia về tài năng. Có chính sách đặc thù để phát hiện, bồi dưỡng những tài năng trẻ. Việc
tuyển chọn, đào tạo những tài năng trẻ không chỉ quá tập trung vào đào tạo tri thức, mà
cần có phương pháp giáo dục chính trị tư tưởng tương ứng để thực sự khơi dậy lòng tự
hào dân tộc, giúp họ hiểu được rằng quyền lợi và nghĩa vụ của họ là cống hiến, đóng
góp vào sự phát triển đất nước.
Thứ tư, có chính sách đãi ngộ hợp lý với việc tạo môi trường và vị trí làm việc
thuận lợi cho lao động chất xám. Điều lao động chất xám cần là một chế độ đãi ngộ
hợp lý và môi trường làm việc thuận lợi, để từ đó người lao động được cống hiến hết
sức mình và được ghi nhận một cách xứng đáng tài năng. Đây là những yếu tố khả dĩ
giúp Việt Nam bớt chảy máu chất xám trong tương lai. Cùng với những chính sách
khích lệ về tiền lương, nhà ở, chi phí đi lại... nhằm thu hút người có trình độ cao là
hoàn toàn đúng đắn. Chính những điều kiện về môi trường làm việc mới tạo ra tính
bền vững của việc giữ chân lao động tại chỗ và thu hút người tài. Khi điều kiện làm
việc trong nước tương đương với nước ngoài, sẽ có nhiều người tài giỏi về nước làm
việc bởi tâm lý chung của người Việt Nam là muốn gắn bó với quê hương.

Để tránh tình trạng “chảy máu chất xám” do người lao động kỹ năng không trở
về nước sau thời gian làm việc ở nước ngoài, cần có những chính sách thu hút đối
tượng lao động này quay trở về phục vụ cho nhu cầu phát triển của đất nước. Cụ thể
hoá các chính sách hỗ trợ người lao động sau khi về nước cũng như ban hành thêm
những chính sách hỗ trợ tích cực hơn với lao động trở về. Xây dựng các chương trình
hỗ trợ và kết nối việc làm cho lao động về nước, tận dụng “chất xám” họ đã thu nhận,
nâng cao và rèn luyện được ở nước ngoài vào các công việc ở trong nước.

Di chuyển của chất xám là một hiện tượng bình thường, và ngày càng xảy ra
thường xuyên hơn trong thị trường lao động. Nền kinh phát triển, hiện tượng “chảy
máu chất xám” càng phổ biến. Thực tế, chảy máu chất xám là điều kiện không thể
thiếu của sự phát triển lành mạnh. Những người lao động tri thức là những người có
tính di động rất cao. Muốn đẩy nhanh sự phát triển kinh tế xã hội và xây dựng nền
kinh tế tri thức, thì các quốc gia phải khôn ngoan đối mặt với hiện tượng di chuyển của
những người lao động nói chung và lao động tri thức nói riêng, có chính sách "trọng
dụng" lao động tri thức, tạo mọi điều kiện (về vật chất nhưng quan trọng hơn là cách
ứng xử đối với họ) để họ làm việc có hiệu quả.

Thứ năm, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính. Việt Nam vẫn còn một số thủ
tục hành chính rườm rà, gây nhiều khó chịu cho những du học sinh - những người đã
từng sinh sống trong môi trường “lý tưởng” ở nước ngoài, muốn trở về nước làm việc.
Nhiều du học sinh không muốn trở về Việt Nam vì “ngại” sẽ phải va chạm với những
bức xúc hàng ngày khi trở về nước, xin giấy tờ, làm thủ tục hành chính đều rất khó
khăn, mất nhiều thời gian trong khi những thủ tục hành chính này ở nước ngoài rất đơn
giản.

Nhiều thủ tục cứng nhắc, nạn kỳ thị phân biệt đối xử khi xin giấy phép kinh
doanh cũng là những khó khăn cản trở lao động tri thức trở về. Thái độ ứng xử cửa
quyền của nhân viên cơ quan quản lý nhà nước, nhiều cán bộ làm việc quan liêu, có
biểu hiện gây khó dễ xuất phát từ lợi ích vật chất, cục bộ khiến cho lao động tri thức
nản chí, chịu nhiều áp lực không muốn quay về làm việc.

Cải cách bộ máy hành chính hiệu quả giúp cho lao động trí thức, du học sinh
thấy được sự tôn trọng thực sự, có được cuộc sống yên ổn, không bị phiền hà, được
pháp luật bảo vệ và “yên tâm” làm việc không di chuyển.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Phạm Thị Thanh Bình, Vũ Thị Phương Dung. (2021). Chảy máu chất xám ở Việt
Nam: Thực trạng và giải pháp. Truy cập từ:
https://sti.vista.gov.vn/tw/Lists/TaiLieu
KHCN/Attachments/325102/CVv132S052021047.pdf

You might also like