You are on page 1of 2

Những năm vừa qua, Nhà nước và Đảng ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách để

nâng cấp và cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, nhằm đảm bảo công ăn việc làm cho
người lao động. Thực tế, chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam thời gian vừa qua, đã
được tập trung đẩy mạnh tuy nhiên vẫn còn nhiều bất lợi. Chính sách phúc lợi xã hội
được bảo đảm nhưng nhu cầu của nhân dân vẫn còn rất lớn.

Một trong những yêu cầu nhất thiết, quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội vững
mạnh là cải thiện chất lượng nhân lực, chú trọng đào tạo kĩ năng. Đây cũng là một trong
những chiến lược phát triển đất nước trong tương lai, điều này đã được khẳng định trong
Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ XIII. Trong thời gian qua, đất nước đã và đang tập
trung để tạo ra nhiều giải pháp nâng cao chất lượng nguồn lao động. Trong tương lai gần,
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đề xuất một số giải pháp trọng tâm:

Đầu tiên, đẩy mạnh thực hiện đổi mới từ cơ bản đến nâng cao chất lượng nguồn nhân lực,
chú trọng chất lượng đào tạo mà quan trọng nhất là hiện đại hóa, bảo dưỡng, sửa chữa cơ
sở vật chất, thiết bị. Thêm vào đó, trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, nhất là giáo dục đại
học và giáo dục nghề nghiệp, cần thay đổi phương thức giáo dục, giữ lại những cái tốt,
cải thiện những thứ chưa hoàn chỉnh. Đây là vấn đề quan trọng đã được chủ trương nhất
quán từ trước đến nay, thời gian tới cần đẩy mạnh hơn vấn đề này.

Thứ hai, bảo đảm đầy đủ số lượng ngành nghề đào tạo cho việc tái tạo và phát triển kinh
tế - xã hội của đất nước. Đảng và Nhà nước ta cũng đã thực hiện, cho tới nay đã có nhiều
cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo thường xuyên nguồn lao động. Chú trọng nâng cấp
chất lượng, hiệu quả nghề nghiệp nhằm hoàn chỉnh đội ngũ lao động kỹ năng cao và đáp
ứng được nhu cầu về nhân lực khi Việt Nam tham gia vào thị trường đào tạo nhân lực
quốc tế. Hiện nay, đối tượng lao động lành nghề của nước đã hình thành nhưng chưa đáp
ứng đầy đủ nhu cầu, cần phải bảo đảm về trình độ, bên cạnh đó cần phải có kỹ năng tốt
về ngoại ngữ.

Thứ ba, cải thiện, hoàn chỉnh cơ chế, chính sách kinh tế, tích cực thu hút vốn các nhà đầu
tư để phát triển kỹ năng nghề, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực ngay tại nơi làm việc.
Đồng thời, nghiên cứu, xây dựng, ban hành các chính sách thu hút người lao động tích
cực tham gia các hoạt động cải thiện kỹ năng, trình độ nghề nghiệp.

Thứ tư, thúc đẩy dự đoán nhu cầu về đào tạo nghề nghiệp, đặc biệt là các ngành nghề về
công nghệ, khoa học kỹ thuật, ưu tiên công nghệ thông tin, công nghệ cao, các ngành về
tương lai như về AI, trí tuệ nhân tạo, khai thác triệt để dữ liệu thông tin thị trường lao
động quốc gia gắn kết với điều tra thường xuyên hoặc đột xuất về nhu cầu lao động, nhu
cầu đào tạo của doanh nghiệp và theo dõi phản hồi của người tốt nghiệp để cải thiện thêm
nhu cầu quản lý.
Bên cạnh đó, Nhà nước đã ban hành Nghị quyết số 42, Nghị quyết 68, Nghị quyết 116 và
gần đây nhất là giúp đỡ, giảm bớt gánh nặng tiền bạc cho người lao động và đã giải ngân
được hơn 50%. Hơn thế nữa, tiếp tục khảo sát, đánh giá tình hình người lao động để có
nhiều chính sách hỗ trợ cho người lao động.

You might also like