You are on page 1of 4

1.1.1.

Những hạn chế nhất định trong việc phát huy vai trò của người lao động trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay

Bên cạnh những mặt đã đạt được, còn tồn tại những hạn chế:

Thứ nhất, thể chất của lực lượng lao động còn yếu: Về cơ bản, thể chất của người lao
động Việt Nam đã được cải thiện, nhưng còn thấp so với các nước trong khu vực, thể
hiện ở các khía cạnh tầm vóc, sức khoẻ, sức bền, khả năng chịu áp lực… Tỷ lệ suy dinh
dưỡng thể thấp còi vẫn còn cao (ở mức 24,6%). Từ năm 1993 đến nay, chiều cao trung
bình của thanh niên Việt Nam chỉ tăng thêm được 3 cm, hiện đạt 164 cm (ở nam) và 153
cm (ở nữ). Chiều cao của nam đứng thứ 19, và của nữ đứng thứ 13 trong số những nước
có chiều cao thấp nhất thế giới. Chiều cao trung bình đạt được (tức là mức cao nhất đạt
đến) của thanh niên Việt Nam hiện nay nằm ở nhóm tuổi 20 đến 24. [1]

Thứ hai, trình độ của người lao động còn nhiều hạn chế, bất cập, do chất lượng đào
tạo, cơ cấu theo ngành nghề, lĩnh vực, sự phân bố theo vùng, miền, địa phương của
nguồn nhân lực chưa phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế và nhu cầu của xã hội,
gây lãng phí nguồn lực của Nhà nước và xã hội. Cơ cấu lực lượng lao động phân theo 2
khu vực thành thị và nông thôn cũng có sự chênh lệch lớn. Nhìn chung, lực lượng lao
động ở nước ta chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn, chiếm khoảng gần 70%. Đến nay,
tỉ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ mặc dù đã có sự gia tăng nhưng vẫn còn rất
thấp, mới chỉ đạt trên 20,92%.[2]

Thứ ba, thiếu đội ngũ công nhân, kỹ thuật viên lành nghề để đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao của xã hội phát triển các ngành kinh tế chủ lực của Việt Nam. Số người có trình
độ chuyên môn kỹ thuật chỉ có 11,39 triệu lao động (chiếm 20,87%) qua đào tạo có
bằng/chứng chỉ (bao gồm các trình độ sơ cấp nghề, trung cấp, cao đẳng, đại học và sau
đại học), chiếm 20,92% tổng lực lượng lao động. Trong 10 năm qua, tỷ lệ lao động qua
đào tạo tăng mạnh nhưng vẫn còn 76,9% người tham gia lực lượng lao động chưa được
đào tạo chuyên môn.[3]
Thứ tư, năng suất làm việc còn thấp, tỉ lệ lao động chất lượng cao chưa cao. Đa số lao
động của Việt Nam là lao động giản đơn, không yêu cầu kỹ năng cao. Năng suất lao động
Việt Nam từ lâu đã là vấn đề nhức nhói. Năng suất lao động của Việt Nam năm 2020,
theo ước tính của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), thấp hơn 7 lần so với Malaysia; 4 lần
so với Trung Quốc; 3 lần so với Thái Lan, 2 lần so với Philippines và 26 lần so với
Singapore. Nguyên nhân do Thứ nhất, quy mô nền kinh tế Việt Nam còn nhỏ. Với xuất
phát điểm thấp, quy mô kinh tế nhỏ, việc thu hẹp khoảng cách tương đối về thu nhập bình
quân và NSLĐ của Việt Nam với các nước trong thời gian qua là một thành tựu đáng ghi
nhận nhưng chưa đủ để thu hẹp khoảng cách tuyệt đối về giá trị NSLĐ so với các nước
trong khu vực. [4]

Thứ năm, thu nhập của người lao động Việt Nam còn thấp so với khu vực. Theo báo
cáo về tiền lương toàn cầu 2014 - 2015 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), trong các
nước ASEAN, lương tháng trung bình trong năm 2012 của Việt Nam ở mức xấp xỉ 181
USD, chỉ cao hơn so với Lào (119 USD), Campuchia (121 USD) và Indonesia (174
USD). Mức lương này chỉ bằng khoảng một nửa so với Thái Lan (357 USD), chưa bằng
1/3 của Malaysia (609 USD) và chỉ bằng 1/20 của Singapore (3.547 USD). Cũng theo
báo cáo này, lĩnh vực được trả lương cao nhất hiện nay thuộc về ngành ngân hàng, tài
chính. Trong khi đó, ngành nông, lâm, thủy sản chiếm tới một nửa lực lượng lao động cả
nước nhưng thuộc nhóm lao động có mức lương thấp nhất.[12] Nguyên nhân do đất nước
ta là đất nước đang phát triển, nền kinh tế khá nhỏ so với các nước khác trong khu vực
dẫn đến mức sống thấp, và ta buộc phải duy trì mức lương thấp một thời gian để thu hút
nhà đầu tư nước ngoài nhằm giải quyết vấn đề việc làm.[5]

1.1.2.Những giải pháp nhằm khắc phục hạn chế trong việc phát huy vai trò của người lao
động trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay

Thứ nhất, cần đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng, triển khai các dự án, sản phẩm về dinh
dưỡng. Các ban nghành các cấp tư vấn xây dựng, cải thiện khẩu phần ăn, nâng cao chất
lượng dịch vụ tư vấn dinh dưỡng; tham gia công tác truyền thông, đào tạo nâng cao nhận
thức xã hội, người dân về dinh dưỡng; tư vấn, góp ý về chính sách, quy định liên quan
đến dinh dưỡng.

Thứ hai, đưa ra các chính sách tăng cường, hỗ trợ công tác đào tạo các trường đại học
cao đẳng. Thúc đẩy tổ chức đào tạo, nâng cao tay nghề tại các doanh nghiệp. Đẩy mạnh
cải cách giáo dục, đổi mới mạnh mẽ nội dung, chương trình, sách giáo khoa phổ thông,
khung chương trình đào tạo ở bậc đại học và giáo dục nghề nghiệp, phương pháp dạy và
học ở tất cả các cấp theo hướng phát huy tư duy sáng tạo, năng lực tự học, tự nghiên cứu,
tăng thời gian thực hành, tập trung vào những nội dung, nâng cao chất lượng đào tạo
ngoại ngữ. Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất
lượng cao là một đột phá chiến lược. Chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, phát huy nhân tài,
đào tạo nhân lực cho phát triển kinh tế tri thức. Tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để
thu hút các nhà giáo, nhà khoa học có tài năng và kinh nghiệm của nước ngoài, người
Việt Nam ở nước ngoài tham gia vào quá trình đào tạo nhân lực đại học và nghiên cứu
khoa học, công nghệ tại các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam. Thúc đẩy trao đổi nghiên
cứu khoa học giữa các nước.

Thứ ba, đẩy mạnh chính sách lương tối thiếu của người lao động nhất là công nhân,
nông dân. Đào tạo, nâng cao tay nghề của người lao động để có được công việc có nguồn
thu nhập tốt hơn. Mạnh dạn tăng mức lương tối thiểu cho người lao động. Thủ tướng yêu
cầu không ngừng nâng cao mức sống cho công nhân lao động. Các bộ, ngành, chính
quyền địa phương phối hợp chặt chẽ với các cấp công đoàn và người sử dụng lao động
trong lĩnh vực quy hoạch đất đai, xây dựng nhà ở, trường học và các thiết chế phục vụ
công nhân. Đây là nhiệm vụ cần được ưu tiên đặc biệt trong 5 năm tới. Tổ chức triển khai
thực hiện có hiệu quả các hiệp định thương mại, nhất là các hiệp định thương mại tự do
thế hệ mới (CPTPP, EVFTA, RCEP...) theo các điều khoản Việt Nam đã ký kết. Tiếp tục
rà soát các văn bản pháp luật, nội luật hóa các tiêu chuẩn lao động quốc tế, giúp công
nhân lao động được thụ hưởng các quyền và điều kiện lao động ngày càng tốt hơn. Nâng
cao giá trị xuất khẩu nông sản, thuỷ, hải sản giúp người nông dân có thêm thu nhập. Tổ
chức các hội nghị, hội thảo, nâng cao kiến thức, ý thức của nông dân về nông nghiệp.
Tìm ra các mô hình tận dụng tốt nguồn nông sản dồi giàu tạo ra giá trị gia tăng nhiều
hơn.Áp dụng công nghệ, khoa học kỹ thuật cao vào nông nghiệp.

[1] https://nhandan.vn/tin-tuc-y-te/cai-thien-nang-cao-tam-voc-nguoi-viet-nam-
473973

[2] https://nld.com.vn/cong-doan/chat-luong-lao-dong-viet-nam-con-thap-
20201220215943947.htm

[3] Ths. Ds. Trần Lê Diễm Anh, Thực trạng phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam
hiện nay. Truy cập từ https://irdm.edu.vn/thuc-trang-nguon-nhan-luc-viet-nam/

[4] M.P (28/04/2021), Việt Nam nỗ lực cải thiện năng suất lao độngi, Truy cập từ
https://dangcongsan.vn/kinh-te/viet-nam-no-luc-cai-thien-nang-suat-lao-dong-
579443.html]

[5] Anninhthudo (15/12/2014), Tại sao lương của người lao động Việt Nam quá
thấp?. Truy cập từ http://congdoanquangninh.org.vn/Tin-tuc/Tin-tong-hop-kinh-te-chinh-
tri-xa-hoi/22206/tai-sao-luong-cua-nguoi-lao-dong-viet-nam-qua-thap

You might also like