You are on page 1of 16

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN


MÔN HỌC: KINH TẾ HỌC GIÁO DỤC

Giảng viên: ĐỖ THỊ THU HẰNG


Sinh viên thực hiện: LÊ HỒNG NHUNG
Lớp: Quản lí giáo dục – D2020
Ngày/tháng/năm sinh: 10/06/2002
Mã sinh viên: 220000051

Hà Nội_2021
ĐỀ 1
Câu 1 : Em hãy phân tích tác động ngoại biên của giáo dục, từ đó giải
thích vì sao nhà nước lại phải đầu tư cho giáo dục :

Tác động ngoại biên là khi hành động của một đối tượng có ảnh hưởng
đến một đối tượng khác nhưng những ảnh hưởng đó lại không phản ánh trong
giá cả thị trường. Tác động ngoại biên của giáo dục là do sự tác động giữa cá
nhân tiêu dùng dịch vụ - ở đây là giáo dục, từ đó tạo ra các ảnh hưởng bên
ngoài.

Tác động ngoại biên của giáo dục hướng tới cá nhân, doanh nghiệp và
xã hội. Cụ thể như sau khi ta áp dụng vào giáo dục trong đại học, đối với
người học, trong nền kinh tế, nguồn lao động đã qua đào tạo, có kiến thức và
trình độ chuyên môn vững vàng luôn tạo ra năng suất lao động cao hơn nên
dễ dàng cạnh tranh trong thị trường lao động hiện nay. Do đó, họ có thu nhập
cao hơn và có môi trường làm việc tốt hơn nguồn lao động phổ thông không
qua đào tạo. Ngoài ra, để có thể cạnh tranh trong thị trường lao động thì
những người lao động phải có ý thức nâng cao trình độ, kỹ năng làm việc; do
đó những người được đào tạo tốt vô tình đã tạo áp lực, động lực học tập, tìm
tòi cho những người lao động khác trong môi trường làm việc chung.

Ngoại tác tích cực của giáo dục đối với người học: trong nền kinh tế,
nguồn lao động đã qua đào tạo, có kiến thức và trình độ chuyên môn vững
vàng luôn tạo ra năng suất lao động cao hơn nên dễ dàng cạnh tranh trong thị
trường lao động hiện nay. Do đó, họ có thu nhập cao hơn và có môi trường
làm việc tốt hơn nguồn lao động phổ thông không qua đào tạo. Ngoài ra, để
có thể cạnh tranh trong thị trường lao động thì những người lao động phải có
ý thức nâng cao trình độ, kỹ năng làm việc; do đó những người được đào tạo
tốt vô tình đã tạo áp lực, động lực học tập, tìm tòi cho những người lao động
khác trong môi trường làm việc chung.
Còn đối với doanh nghiệp thì một doanh nghiệp có nhiều nhân viên có
trình độ, có nhiều người tài, thì doanh nghiệp sẽ hoạt động hiệu quả hơn,
chuyên nghiệp hơn, sản phẩm của họ tạo ra mang nhiều chất xám hơn, giá trị
cao hơn; giúp tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường, giá trị
thặng dư mà doanh nghiệp tạo ra sẽ tăng lên. Đó là lý do vì sao các công ty
lớn thường tổ chức các chương trình tuyển chọn người tài với những chế độ
làm việc ưu đãi. Đặc biệt, ngày nay các công ty thường có xu hướng xây dựng
quan hệ tốt với các trường đại học lớn thông qua các chương trình tài trợ,
cung cấp học bỗng để trực tiếp tìm kiếm nguồn nhân lực được đào tạo tại các
trường. Chẳng hạn Tập đoàn Hoa Sen thường tài trợ cho một số chương trình
hoạt động của Khoa kinh tế-luật, ĐHQGTPHCM và tổ chức những chương
trình tuyển dụng sinh viên năm cuối có thành tích học tập tốt tại trường về
làm việc cho doanh nghiệp mình.

Cuối cùng đối với xã hội, việc người học tiêu dung dịch vụ giáo dục sẽ
làm nâng cao ý thức bản thân sẽ làm giảm tải số lượng người tham gia vào tệ
nạn giao thông và hiểu biết hơn về các văn hóa của nhân dân, từ đó biết giữ
gìn những danh lam thắng cảnh, những di tích lịch sử và các truyền thống cao
đẹp của dân tộc.

Như vậy, thông qua việc đào tạo ra nguồn lực có kiến thức và năng lực
thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, giáo dục nói chung
và giáo dục đại học nói riêng vừa tạo cho người học cơ hội cải thiện nâng cao
chất lượng cuộc sống, vừa giúp cho các doanh nghiệp nâng cao lợi nhuận, tất
cả những ngoại biên này đồng thời góp phần vào việc thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế của một quốc gia. Đây chính là ngoại tác tích cực của giáo dục.

Bên cạnh đó còn có ngoại tác tiêu cực được định nghĩa như là những
tác động của cơ chế thị trường đối với những thành phần không trực tiếp tham
gia quá trình giao dịch trên thị trường. Những thành phần không trực tiếp này
thường được gọi là bên thứ ba. Ngọai tác tiêu cực của giáo dục là việc người
học dùng bằng cấp làm tín hiệu về năng lực để tăng thu nhập. Đây được gọi là
tiêu cực kinh điển nhất của giáo dục. Theo Checchi (2005), khi thông tin về
năng lực của người lao động không hoàn hảo, thường xảy ra mâu thuẩn về lợi
ích giữa các bên liên quan, làm cho tín hiệu năng lực không đáng tin. Mâu
thuẩn thứ nhất xảy ra giữa người lao động và người sử dụng lao động. Người
lao động muốn phát tín hiệu nhiều nhất về năng lực của mình trong khi người
sử dụng lao động từ chối những tín hiệu đó vì năng lực không thể quan sát
được. Mâu thuẩn thứ hai xảy ra giữa người lao động có năng lực cao và lao
động có năng lực thấp.

Thông qua tác động ngoại biên của giáo dục tới nền kinh tế, ta có thể
hiểu rằng việc đầu tư vào giáo dục có nghĩa là đầu tư vào sự phát triển lâu dài
và bền vững. Đầu tư giáo dục là chỉ nguồn vốn, điều kiện kinh tế, tài chính
của giáo dục - một quốc gia hoâc một khu vực cãn cứ vào nhu cầu phát triển
sự nghiệp giáo dục, sự tổng hòa nhân lực, vạt lực, tài lực để đầu tư vào lĩnh
vực giáo dục, nhằm bồi dưởng nguồn nhân lực hâu bị và nhân tài chuyên môn
cũng như nâng cao biểu hiện tiền tệ của nhân lực và vạt lực của trình độ trí
lực nguồn lao động.

Đối tượng của đầu tư giáo dục gồm:

 Các cấp học từ tiểu học đến đại học


 Giáo dục thành niên để nâng cao trình độ trí tuệ cho người lao động
đang làm việc.

Việc đầu tư vào giáo dục sẽ tạo ra được nhiều lợi ích về cả mặt cá nhân
và xã hội. Khi ta đầu tư vào giáo dục nghĩa là thông qua giáo dục để nâng cao
nãng lực và tố chốt của người lao động, làm cho sô lượng hàng hóa và dịch vụ
của quốc gia hoạc khu vực ngày càng tâng lên. Điều đó cũng có nghĩa, thông
qua giáo dục, người lao động nắm bắt được kĩ nãng tri thức nhất định và vân
dụng những tri thức đó vào quá trình sán xuất nhằm nâng cao nãng suốt lao
động, sáng tao ra ngày càng nhiều của cái vạt chốt và của càỉ tinh thổn cho xã
hội.
Như ta đã phân tích với ví dụ trong giáo dục đại học, tác động ngoại
biên của giáo dục ảnh hưởng mạnh mẽ tới những lợi ích của người học sau
khi học xong, sau khi được đào tạo trong một môi trường trường học chất
lượng đào tạo cao, năng lực và phẩm chất người học được tăng cao từ đó tạo
nên nhiều cơ hội cho người học có được nhiều việc làm, đồng thời tạo nên sức
cạnh tranh giữa người học với nhau, việc cạnh tranh sẽ tạo nên nhiều bước đột
phá trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Từ đó tạo nên một nền kinh tế phát triển
lành mạnh và bền vững.

Nói tóm lại, nhờ vào sự đầu tư giáo dục sẽ tạo nâng năng suất cũng như
năng lực của nguồn lực trong xã hội, chính vì vậy mà việc nhà nước cần phải
đầu tư vào giáo dục là điều hiển nhiên và cần thiết để hình thành nên một đất
nước xã hội văn minh, kinh tế phát triển lành mạnh.

Câu 2 : Hãy phân tích yêu cầu của phát triển kinh tế trong giai
đoạn hiện nay đối với nhân lực/ con người lao động. Hãy chỉ ra xu hướng
đầu tư xã hội giáo dục ở Việt Nam, rút ra bài học cho việc đầu tư giáo
dục của cá nhân :

Với sự phát triển không ngừng của công nghệ kĩ thuật ngày nay, con
người đã đi tới một thời kì mới, thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thời
đại thay đổi thì nguồn nhân lực cũng cần có sự đổi thay để có thể tiếp nhận
những tinh hoa thời đại, từ đó theo kịp bước phát triển của xã hội.

Từ xưa đến nay, ông cha ta vẫn thường hay nói: “ Hiền tài là nguyên
khí của quốc gia”. C. Mác cho rằng, con người là yếu tố số một của lực lượng
sản xuất. Nhà tương lai học người Mỹ, Alvin Toffler nhấn mạnh vai trò của
lao động trí thức: “Tiền bạc tiêu mãi cũng hết, quyền lực rồi sẽ mất; chỉ có trí
tuệ của con người thì khi sử dụng không những không mất đi mà còn lớn lên”.

Nguồn nhân lực là tiềm năng về lao động trong một thời kỳ xác định
của một quốc gia, suy rộng ra có thể được xác định trên phạm vi của một địa
phương, một ngành hay một vùng.
Chất lượng của nguồn nhân lực được thể hiện bằng các chỉ tiêu về tình
trạng phát triển thể lực, trình độ kiến thức tay nghề, tác phong nghề nghiệp,
cơ cấu nguồn nhân lực về tuổi tác, giới tính, thiên hướng ngành nghề, phân bố
theo khu vực lãnh thổ, khu vực thành thị - nông thôn…Trong nguồn nhân lực,
chất lượng đóng vai trò quyết định, trong sự phát triển nhan và bền vững. Do
vậy, phát triển nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng và là động lực thúc
đẩy nền kinh tế phát triển.

Tất cả những điều kiện phát triển nguồn nhân lực đều nhằm mục tiêu sử
dụng tối đa nguồn lực hiện có và nâng cao tính hiệu quả của tổ chức thông
qua việc giúp người lao động năm rõ hơn chuyên môn nghiệp vụ và nâng cao
trình độ tay nghề. Hoạt động phát triển nguồn nhân lực là vấn đề quan trọng
đối với bất kỳ tổ chức nào cũng như với cá nhân người lao động do đó hoạt
động này cần phải được quan tâm đúng mức để đáp ứng nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực phục vụ cho việc phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa cho
đất nước. Trong thực tế việc phát triển nguồn nhân lực có thể được xem xét
trên 4 mặt trí lực, thể lực, dân số và trình độ khoa học và công nghệ.

Áp dụng trong thực trạng nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay, ta có
thể thấy guồn nhân lực của Việt Nam đang ngày càng tăng cùng với sự gia
tăng của dân số. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (TCTK), tính đến năm
2020, quy mô dân số cả nước ước đạt 97,58 triệu người, trong đó lực lượng
lao động từ 15 tuổi trở lên khoảng 54,6 triệu người, chiếm gần 65% so với
quy mô dân số cả nước. Trung bình mỗi năm có khoảng 500 nghìn người gia
nhập lực lượng lao động. Riêng trong năm 2020, do ảnh hưởng của dịch
Covid-19, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên ước giảm 1,2 triệu người so
với năm 2019, chủ yếu là do sự sụt giảm ở khu vực nông thôn (giảm hơn 1,1
triệu người). Trong số lực lượng lao động năm 2020, có 53,4 triệu người đang
làm việc, trên 1 triệu người thất nghiệp; khoảng 17,3 triệu người (số liệu năm
2018 và 2019) không hoạt động kinh tế vì các lý do khác nhau
Xét một cách tổng quan, chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam đã có sự
cải thiện rõ rệt. Tất cả những yếu tố này đã góp phần nâng cao NSLĐ của
Việt Nam trong thời gian qua. Năm 2020, NSLĐ toàn nền kinh tế theo giá
hiện hành ước đạt 117,9 triệu đồng/lao động (tương đương 5.081 USD/lao
động); tính theo giá so sánh, tăng 5,4% so với năm 2019. Bình quân giai đoạn
2016 - 2020, NSLĐ tăng 5,78%/năm, cao hơn so với mức tăng bình quân
4,35%/năm của giai đoạn 2011 - 2015. Tính chung giai đoạn 2011 - 2020,
NSLĐ tăng bình quân 5,07%/năm.

Như đã đề cập đến ở phần trước, trên khía cạnh giáo dục và đào tạo, bài
viết sẽ thực hiện phân tích các số liệu thống kê liên quan đến trình độ học vấn
và trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực. Có thể thấy, trình độ
học vấn của nhân lực nước ta liên tục được cải thiện qua từng năm. Tỷ lệ lao
động đã qua đào tạo đã tăng hơn gấp đôi sau khoảng 20 năm, từ 10,3% (năm
2000) lên 22,8% (năm 2019).

Giai đoạn 2009 - 2019, trình độ học vấn của nguồn nhân lực Việt Nam
đã được nâng cao; phân bổ lực lượng lao động theo trình độ học vấn tăng
mạnh ở các nhóm trình độ cao và giảm mạnh ở các nhóm trình độ thấp.

Không chỉ trình độ học vấn được nâng cao, trình độ chuyên môn kỹ
thuật của nguồn nhân lực Việt Nam cũng không ngừng được cải thiện. Tỷ lệ
dân số có chuyên môn kỹ thuật đã tăng lên đáng kể so với năm 2007, tăng 6,3
điểm phần trăm, từ 17,7% (năm 2007) lên 24% (quý II/2020). Tỷ lệ dân số có
trình độ đại học trở lên tăng mạnh nhất, từ 4,9% (năm 2007) lên 11,1% (quý
II/2020).

Tính đến năm 2020, tổng số dân của Việt Nam khoảng 97,58 triệu
người. Theo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, Việt Nam là
quốc gia đông dân thứ ba trong khu vực Đông Nam Á (sau Indonesia và
Philippines) và đứng thứ 15 trên thế giới. Như vậy giai đoạn 2011 - 2020, quy
mô dân số Việt Nam đã tăng thêm khoảng 9,434 triệu người, tốc độ tăng dân
số bình quân khoảng 1,15%/năm, tương đương với tốc độ tăng bình quân của
giai đoạn 2001 -2010. Tuy nhiên, tốc độ gia tăng dân số đang có xu hướng
giảm từ 1,27% (năm 2001) xuống còn 1,14% (năm 2020). Bên cạnh đó, với
cuộc sống hiện nay, nhiều người muốn tập trung vào làm kinh tế để nâng cao
chất lượng cuộc sống cho bản thân và con cái nên có xu hướng dừng lại từ 1 -
2 con.

Về giới tính, năm 2020, dân số nam là 48,59 triệu người, chiếm 49,8%,
dân số nữ là 48,99 triệu người, chiếm 50,2%, tương đương với tỷ số giới tính
là 99,2 nam/100 nữ. Trong đó, tỷ số giới tính khu vực thành thị là 96,5
nam/100 nữ, khu vực nông thôn là 100,4 nam/100 nữ. Kể từ cuộc tổng điều
tra năm 1979 đến nay, tỷ số giới tính của dân số Việt Nam liên tục tăng nhưng
luôn ở mức dưới 100.

Theo Bộ Khoa học và Công nghệ (2019), trong giai đoạn 2011 -2019,
nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho các doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu khoa
học, phát triển và đổi mới công nghệ đã được ban hành, triển khai thực hiện
và đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Nhiều doanh nghiệp tham gia
vào các dự án đầu tư ứng dụng công nghệ cao và sản phẩm công nghệ cao do
nhà nước hỗ trợ đã tạo ra được các sản phẩm có giá trị kinh tế cao, góp phần
thúc đẩy tăng trưởng của doanh nghiệp, nâng cao ý thức về vai trò của khoa
học và công nghệ trong hoạt động sản xuất - kinh doanh. Nhờ đó, chỉ số đổi
mới sáng tạo toàn cầu năm 2020 (GII 2020) của Việt Nam tiếp tục duy trì
được thứ hạng cao, là năm thứ hai liên tiếp xếp thứ 42/131 quốc gia và nền
kinh tế. Với thứ hạng này, Việt Nam đang dẫn đầu trong nhóm 29 quốc gia có
cùng mức thu nhập và đứng thứ ba khu vực Đông Nam Á.

Từ những phân tích trên có thể thấy, nguồn nhân lực của Việt Nam
đang ngày càng tăng cùng với sự gia tăng của dân số. Chất lượng nguồn nhân
lực Việt Nam đã có sự cải thiện, thể hiện ở trình độ học vấn cũng như trình độ
chuyên môn kỹ thuật của người lao động tăng qua từng năm, phần nào đáp
ứng được yêu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động. Lực lượng lao
động kỹ thuật của Việt Nam đã làm chủ được khoa học và công nghệ, đảm
nhận được phần lớn các vị trí công việc phức tạp trong sản xuất - kinh doanh;
sức khỏe của người lao động ngày càng được chăm sóc tốt hơn…; qua đó góp
phần nâng cao NSLĐ của Việt Nam trong thời gian qua. Tuy nhiên, lực lượng
lao động của Việt Nam cũng còn bộc lộ những tồn tại, hạn chế, thể hiện ở các
điểm sau đây:

Về trí lực, mức độ cải thiện và chênh lệch về trình độ học vấn là đáng
kể giữa khu vực thành thị và nông thôn. Đây là dấu hiệu cho thấy sự phân
cấp, mất cân đối nguồn nhân lực giữa các vùng miền và tất yếu sẽ kéo theo
chênh lệch mức sống dân cư, về phát triển kinh tế - xã hội giữa các khu vực
và có thể xem là lỗ hổng lớn về chất lượng lao động của Việt Nam hiện nay.
Bên cạnh đó, tỷ trọng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật còn thấp.
Theo đánh giá của WB, Việt Nam đang thiếu lao động có trình độ tay nghề,
công nhân kỹ thuật bậc cao. Trong xu hướng phát triển hiện nay, Việt Nam
vẫn có nhu cầu rất lớn về nguồn nhân lực chất lượng cao và lành nghề. Tuy
nhiên, những bất cập hiện nay không chỉ cản trở tiềm năng đóng góp của lao
động vào tăng năng suất lao động mà còn đặt ra nhiệm vụ nặng nề cho những
cố gắng nhằm nâng cao chất lượng nguồn lực lao động phục vụ sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

Về thể lực, mặc dù, công tác y tế - chăm sóc sức khỏe của người dân
được cải thiện qua từng năm tháng, dân số không ngừng tăng, tuổi thọ trung
bình được nâng lên… nhưng tốc độ gia tăng dân số đang có xu hướng giảm,
mất câng bằng giới tính tăng, xu hướng già hóa dân số ngày càng hiện hữu
qua gánh nặng bệnh tật của người cao tuổi lớn, đời sống vật chất của người
cao tuổi còn thấp… Chính vì vậy, đi đôi với tuổi thọ trung bình được nâng lên
thì vấn đề già hóa với tốc độ nhanh trong bối cảnh Việt Nam vẫn là một quốc
gia có mức thu nhập trung bình thấp đang là một thách thức không nhỏ. Già
hóa dân số sẽ tác động đến hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội bao gồm:
thị trường lao động, tài chính, nhu cầu về các hàng hóa, dịch vụ, giáo dục, an
sinh xã hội và chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi...
Trình độ khoa học và công nghệ của Việt Nam mặc dù đã đạt được một
số thành tựu nhưng vẫn còn có khoảng cách khá xa so với các quốc gia dẫn
đầu khu vực châu Á, nhất là khoảng cách giữa nghiên cứu khoa học, công
nghệ với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ vào đời sống xã hội, sản
xuất. Bên cạnh đó, hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia của Việt Nam còn non
trẻ, manh mún; hoạt động nghiên cứu và phát triển trong khu vực doanh
nghiệp còn ít và thiếu kết nối hiệu quả với các trường đại học, viện nghiên
cứu; lực lượng lao động có chất lượng cao còn hạn chế.

Có thể nói, giai đoạn 2021 - 2030 là giai đoạn phát triển mới mang tính
bứt phá của Việt Nam, nhất là trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp
4.0 đang diễn ra với tốc độ nhanh, phát triển nền kinh tế số, hội nhập quốc tế
ngày càng sâu rộng hơn. Bối cảnh này cũng đặt ra những yêu cầu đổi mới và
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Theo đó, con người cần phát triển đồng
bộ về “tâm lực - trí lực - kỹ lực - thể lực - cuộc sống hạnh phúc”, làm chủ một
số công nghệ mới, tạo nền tảng để khoa học - công nghệ thực sự trở thành
động lực then chốt, tạo bứt phá về NSLĐ, chuyển đổi mô hình tăng trưởng
sang phát triển theo chiều sâu, đảm bảo cho đất nước phát triển nhanh - bền
vững trong giai đoạn mới…

Để có thể đạt được những yêu cầu này ta cần đẩy mạnh phát triển
nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, thông qua nâng cao chất
lượng giáo dục - đào tạo. Các loại hình giáo dục sau phổ thông trung học cần
được đa dạng hóa, trong đó có các chương trình đại học không bằng cấp. Xây
dựng mối liên kết chặt chẽ giữa nhà trường và doanh nghiệp nhằm giúp các
sinh viên có cơ hội vừa học vừa làm, trải nghiệm môi trường thực tế ngay từ
khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Các chương trình đào tạo, phương pháp
giảng dạy cần được đổi mới theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực; bên
cạnh các kiến thức trong sách vở, người học cần được thực hành nhiều hơn,
cũng như cần được trang bị thêm các kỹ năng mềm nhằm đáp ứng với yêu cầu
ngày càng cao của xã hội.
Định hướng giáo dục theo nhu cầu nhằm tạo ra sự cân bằng trong đào
tạo và sử dụng nhân lực ở các ngành nghề, vùng, miền và các thành phần kinh
tế, tránh lãng phí không cần thiết khi đào tạo lao động có bằng cấp mà không
được sử dụng hay sử dụng sai so với nội dung đào tạo. Hệ thống giáo dục
quốc dân cần được hoàn thiện theo hướng hệ thống giáo dục mở, học tập suốt
đời và xây dựng xã hội học tập.

Để rút ngắn khoảng cách về trình độ học vấn cũng như trình độ chuyên
môn kỹ thuật của người lao động giữa khu vực thành thị và khu vực nông
thôn, các chương trình mục tiêu quốc gia cần được xây dựng cơ chế hỗ trợ
người dân vùng nông thôn, các dân tộc thiểu số vùng sâu vùng xa… Đầu tư
cho giáo dục đào tạo cần được tăng cường bằng nhiều nguồn khác nhau, trong
đó đầu tư từ ngân sách nhà nước cần tăng lên, đồng thời huy động nhiều hơn,
tốt hơn sức dân thông qua đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, xây dựng xã hội học
tập.

Cơ chế quản lý khoa học và công nghệ cần được đổi mới, nhất là cơ
chế tài chính, nhằm giải phóng năng lực sáng tạo của nhà khoa học, đưa
nhanh tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất, đời sống. Liên kết giữa
các tổ chức khoa học và công nghệ với doanh nghiệp cần được tăng cường.
Hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ cao cần được ưu tiên trong hội nhập
quốc tế. Việt Nam cần đa dạng hóa đối tác, lựa chọn đối tác chiến lược là các
quốc gia có nền khoa học, công nghệ tiên tiến; gắn kết chặt chẽ giữa hợp tác
quốc tế về khoa học, công nghệ với hợp tác kinh tế quốc tế. Đồng thời, phát
triển mạng lưới kết nối nhân tài người Việt Nam, thu hút sự tham gia đóng
góp của cộng đồng các nhà khoa học người Việt Nam ở nước ngoài. Có như
vậy nền khoa học và công nghệ Việt Nam mới không lạc lõng và tụt hậu so
với thế giới.

Nâng cao đời sống tinh thần và sức khỏe cho người dân, đảm bảo gắn
kết hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội.
Bên cạnh những cơ chế, chính sách, pháp luật về dân số, Việt Nam cần
bổ sung và hoàn thiện các cơ chế, chính sách về bảo vệ, chăm sóc và phát huy
vai trò của người cao tuổi như: các chính sách nhằm tạo điều kiện cho người
cao tuổi phát huy kinh nghiệm của mình trong quá trình phát triển đất nước,
những chính sách khuyến khích người cao tuổi, đặc biệt là những người cao
tuổi có trình độ chuyên môn cao trong các lĩnh vực ưu tiên, tham Đẩy mạnh
phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, thông qua nâng
cao chất lượng giáo dục - đào tạo.

Các loại hình giáo dục sau phổ thông trung học cần được đa dạng hóa,
trong đó có các chương trình đại học không bằng cấp. Xây dựng mối liên kết
chặt chẽ giữa nhà trường và doanh nghiệp nhằm giúp các sinh viên có cơ hội
vừa học vừa làm, trải nghiệm môi trường thực tế ngay từ khi còn ngồi trên
ghế nhà trường. Các chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy cần được
đổi mới theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực; bên cạnh các kiến thức
trong sách vở, người học cần được thực hành nhiều hơn, cũng như cần được
trang bị thêm các kỹ năng mềm nhằm đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của
xã hội.

Định hướng giáo dục theo nhu cầu nhằm tạo ra sự cân bằng trong đào
tạo và sử dụng nhân lực ở các ngành nghề, vùng, miền và các thành phần kinh
tế, tránh lãng phí không cần thiết khi đào tạo lao động có bằng cấp mà không
được sử dụng hay sử dụng sai so với nội dung đào tạo. Hệ thống giáo dục
quốc dân cần được hoàn thiện theo hướng hệ thống giáo dục mở, học tập suốt
đời và xây dựng xã hội học tập.

Để rút ngắn khoảng cách về trình độ học vấn cũng như trình độ chuyên
môn kỹ thuật của người lao động giữa khu vực thành thị và khu vực nông
thôn, các chương trình mục tiêu quốc gia cần được xây dựng cơ chế hỗ trợ
người dân vùng nông thôn, các dân tộc thiểu số vùng sâu vùng xa… Đầu tư
cho giáo dục đào tạo cần được tăng cường bằng nhiều nguồn khác nhau, trong
đó đầu tư từ ngân sách nhà nước cần tăng lên, đồng thời huy động nhiều hơn,
tốt hơn sức dân thông qua đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, xây dựng xã hội học
tập.

Phát triển mạnh mẽ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo để bứt phá
về chất lượng lao động, nâng cao NSLĐ, tăng cường hiệu quả và sức cạnh
tranh của nền kinh tế.

Cơ chế quản lý khoa học và công nghệ cần được đổi mới, nhất là cơ
chế tài chính, nhằm giải phóng năng lực sáng tạo của nhà khoa học, đưa
nhanh tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất, đời sống. Liên kết giữa
các tổ chức khoa học và công nghệ với doanh nghiệp cần được tăng cường.
Hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ cao cần được ưu tiên trong hội nhập
quốc tế. Việt Nam cần đa dạng hóa đối tác, lựa chọn đối tác chiến lược là các
quốc gia có nền khoa học, công nghệ tiên tiến; gắn kết chặt chẽ giữa hợp tác
quốc tế về khoa học, công nghệ với hợp tác kinh tế quốc tế. Đồng thời, phát
triển mạng lưới kết nối nhân tài người Việt Nam, thu hút sự tham gia đóng
góp của cộng đồng các nhà khoa học người Việt Nam ở nước ngoài. Có như
vậy nền khoa học và công nghệ Việt Nam mới không lạc lõng và tụt hậu so
với thế giới.

Nâng cao đời sống tinh thần và sức khỏe cho người dân, đảm bảo gắn
kết hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội.
Chính sách, pháp luật về dân số cần tiếp tục được hoàn thiện theo
hướng gắn với xây dựng gia đình hạnh phúc; bảo đảm hài hòa giữa quyền và
nghĩa vụ của người dân trong thực hiện chính sách dân số. Dịch vụ y tế công
phải bảo đảm các dịch vụ cơ bản; sức khỏe người dân được chăm sóc và bảo
vệ. Y tế cơ sở, y tế dự phòng, sàng lọc và phát hiện sớm, chữa trị kịp thời cần
được đẩy mạnh. Công tác nghiên cứu và ứng dụng khoa học y học cần được
tăng cường, trong đó chú trọng phát triển các ngành khoa học phục vụ bảo vệ
và chăm sóc sức khỏe người dân.

Bên cạnh những cơ chế, chính sách, pháp luật về dân số, Việt Nam cần
bổ sung và hoàn thiện các cơ chế, chính sách về bảo vệ, chăm sóc và phát huy
vai trò của người cao tuổi như: các chính sách nhằm tạo điều kiện cho người
cao tuổi phát huy kinh nghiệm của mình trong quá trình phát triển đất nước,
những chính sách khuyến khích người cao tuổi, đặc biệt là những người cao
tuổi có trình độ chuyên môn cao trong các lĩnh vực ưu tiên, tham gia/tiếp tục
tham gia hoạt động kinh tế - xã hội. Nhận thức của xã hội cần được nâng cao,
người dân cần chủ động hơn trong việc chuẩn bị cho tuổi già. Việt Nam cần
xây dựng các chính sách tiếp cận toàn diện hơn về vấn đề già hóa dân số, vừa
giải quyết các vấn đề hiện tại do tác động của già hóa dân số tới cả người cao
tuổi và người trẻ tuổi, vừa phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
trong tương lai. gia/tiếp tục tham gia hoạt động kinh tế - xã hội. Nhận thức
của xã hội cần được nâng cao, người dân cần chủ động hơn trong việc chuẩn
bị cho tuổi già. Việt Nam cần xây dựng các chính sách tiếp cận toàn diện hơn
về vấn đề già hóa dân số, vừa giải quyết các vấn đề hiện tại do tác động của
già hóa dân số tới cả người cao tuổi và người trẻ tuổi, vừa phù hợp với kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai.

Hiện nay, việc công nghệ thâm nhập vào mọi lĩnh vực bao gồm cả giáo
dục đã thắp nên một ngọn lửa mới trong việc đầu tư cho giáo dục. Đặc biệt là
khi công nghệ càng phát triển, đòi hỏi con người cũng phải có trình độ học
vấn và kỹ năng chuyên biệt để có thể vận dụng các kỹ thuật và máy móc trong
việc làm. Chính vì thế mà xu hướng đầu tư xã hội cho giáo dục hàng đầu là
đầu tư vào đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và đầu tư về vật chất để
xây dựng những mô hình trường học tiên tiến phù hợp với xã hội hiện nay,
thu hút đầu tư giáo dục trong và ngoài nước.

Nguồn lực nhân lực trong giáo dục là một yếu tố quan trọng bậc nhất,
bởi nguồn nhân lực trong giáo dục bao gồm các giáo viên, giảng viên – những
người trực tiếp truyền đạt các kiến thức kỹ năng cho các lớp trẻ đi sau, các
cán bộ, nhân viên, các nhà quản lý giáo dục - những người tìm ra những lối đi
hợp lý trong việc điều hành việc giáo dục như nào, ra sao.... Việc đầu tư mạnh
về mặt nhân lực sẽ tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, từ nguồn nhân lực
chất lượng cao sẽ sinh ra năng suất cao.

Bên cạnh việc đào tạo nhân lực chất lượng cao thì cần phải có những
đầu tư hợp lý về mặt vật chất như máy chiếu, máy tính, các dụng cụ thí
nghiệm.... So sánh với những năm trước thì việc vận dụng công nghệ như
máy chiếu đã dần được các trường học tiếp thu và thực hiện, từ đó giúp cho
các bài học dần được trở nên sinh động hơn, sôi nổi hơn với những hình ảnh,
đoạn phim ngắn thay thế cho lời nói, cũng như bước đầu hình thành nên mô
hình các trường học thông minh, ... .

Cụ thể ở Việt Nam, chúng ta có thể thấy rằng nhà nước hiện nay đang
thực hiện những chính sách đối đãi tốt với việc đầu tư giáo dục, thu hút vốn
đầu tư từ các nhà đầu tư nước ngoài cũng như trong nước. Đã có những tùy
chỉnh hợp lý cho việc mất cân bằng nhân lực ở thành phố và vùng sâu vùng
xa, củng cố những ngôi trường cũ không còn an toàn cho việc học, đầu tư
thêm về những dụng cụ phục vụ cho việc học trở nên một cách dễ dàng hơn,
thực hành đi đôi với lý thuyết. Đặc biệt là đầu tư mạnh cho việc xây dựng
những ngôi trường ở vùng núi, những nơi khó tiếp cận được giáo dục. Ta
cũng có thể thấy được một số ngôi trường dân lập đã có những thành công
trong việc thu hút người dân tham gia cho con em mình học do điều kiện vật
chất cũng như hỗ trợ học tập vô cùng tốt như vinschool hay Thschool....
Chính vì vậy mà nhà nước cũng cần đẩy mạnh việc đầu tư vật chất cho các
trường công lập bởi vẫn còn thiểu số các ngôi trường cũ kỹ chưa được xây
dựng lại hay thiếu thốn dụng cụ thực hành. Một số trường học như trường
trung học cơ sở vĩnh hưng, trường tiểu học vĩnh hưng, trường tiểu học tân
mai,.. đã được xây dựng lại vô cùng đẹp và bắt mắt, kèm với đó là điều kiện
lớp học đầy đủ để giúp cho các em tham gia học tập.

Tóm lại, các xu hướng đầu tư cho giáo dục hiện nay thường nhắm tới
con người, nguồn nhân lực, yếu tố quan trọng hàng đầu bởi nếu như có máy
móc nhưng thiếu đi các lý thuyết và kỹ năng thì sẽ không sử dụng được, việc
đầu tư nguồn nhân lực chất lượng cao từ trước đến nay vẫn là đích đến của
nhiều nhà giáo dục, của nhiều đất nước. Em rút ra bài học cho bản thân cần
phải sử dụng các thiết bị điện tự hợp lý hơn, đây không chỉ là một công cụ
giải trí mà nó còn là một nguồn thông tin và kiến thức khổng lồ giúp bản thân
phát triển.

THE END.

You might also like