You are on page 1of 4

CHƯƠNG 3: Ý NGHĨA BỐI CẢNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT

NƯỚC ĐỐI VỚI SINH VIÊN HIỆN NAY


3.1. Sinh viên cần làm gì để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển
kinh tế tri thức
Trong bất cứ giai đoạn lịch sử nào, thanh niên hay sinh viên cũng là lực lượng xã hội quan
trọng, một trong những nhân tố quyết định tương lai, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Kế thừa
những giá trị của Chủ nghĩa Mác – Lênin, trong quá trình tìm đường cứu nước và lãnh đạo cách
mạng, Hồ Chí Minh luôn đề cao vị trí, vai trò của thanh niên, sinh viên trong sự nghiệp cách
mạng của Đảng và của dân tộc. Người biểu lộ niềm tin vững chắc vào thế hệ trẻ, là lớp người
“xung phong trong công cuộc phát triển kinh tế và văn hóa, công nghệ hóa hiện đại hóa đất nước
trong sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa Xã hội” và khẳng định, sinh viên ngày nay là lực lượng
cách mạng hùng hậu, bộ phận quan trọng của dân tộc, là lớp người kế tục sự nghiệp cách mạng
của cha anh.
Có thể khẳng định, việc đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước đối với sinh viên là
vô cùng khó khăn và phức tạp, vì nó phải tạo sự biến đổi sâu sắc về chất trên tất cả các lĩnh vực
của đời sống xã hội. Sinh viên là thế hệ trẻ, là chủ nhân của đất nước, sinh viên cần làm gì, làm
như thế nào để khẳng định và đóng góp sức mình vào công cuộc kiến thiết và bảo vệ Tổ quốc,
đưa đất nước tiến lên Chủ nghĩa Xã hội, nhất là trong giai đoạn hiện nay đất nước bước vào thời
kỳ công nghiệp 4.0, các nước ra sức chạy đua về công nghệ, kỹ thuật với hàng loạt các công
trình nghiên cứu, sáng chế, áp dụng kỹ thuật công nghệ tiên tiến vào đời sống sản xuất. Vậy, Để
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và kết nối với tri thức, mỗi sinh viên cần phải
rèn luyện bản thân là:
Thứ nhất, thế hệ trẻ cần phải chăm chỉ, sáng tạo, có mục đích và động cơ học tập đúng đắn,
học tập để mai sau xây dựng đất nước, hiểu được học tập tốt là yêu nước. Tuổi trẻ Việt Nam nói
chung và sinh viên Việt Nam nói riêng đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nguồn
nhân lực chất lượng cao, có đầy đủ kiến thức, kỹ năng để thích ứng với những bước phát triển
mới trong khoa học và công nghệ. Điều này có thể bao gồm việc tham gia các khóa học, hội
thảo, và đọc sách báo để hiểu rõ hơn về các ngành công nghiệp, công nghệ và xu hướng
mới.Chính vì vậy, thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước phải không ngừng học tập,
sáng tạo, tiếp thu các công nghệ mới để trang bị một nền tảng tốt, vững kỹ năng để tiếp nối các
thế hệ cha anh trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát
triển kinh tế tri thức.
Thứ hai, tích cực rèn luyện đạo đức, tác phong; lối sống trong sáng, lành mạnh, tránh xa các tệ
nạn xã hội; biết đấu tranh chống các biểu hiện của lối sống lai căng, thực dụng, xa rời các giá trị
văn hoá - đạo đức truyền thống của dân tộc. Đây sẽ là một động lực quan trọng để phát huy giá
trị truyền thống của dân tộc, phát huy giá trị tốt đẹp của con người Việt Nam nói chung và tuổi
trẻ Việt Nam nói riêng để đóng góp vào sự phồn thịnh của đất nước. Sinh viên nên mở rộng tầm
nhìn và hiểu biết bằng cách tham gia vào các hoạt động giao lưu văn hóa, hợp tác quốc tế, hoặc
du học để học hỏi từ các nền văn hóa và kinh nghiệm khác nhau, từ đó tăng cường sự đa dạng và
sáng tạo trong công việc và cuộc sống. Việc này có thể giúp họ tiếp cận nguồn lực, cơ hội học
hỏi và tạo ra sự ảnh hưởng tích cực trong cộng đồng.
Thứ ba, luôn nâng cao nhận thức chính trị, học tập chủ nghĩa Mác – Lênin, học tập và làm theo
tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Hiện nay, các thiết bị công nghệ hiện đại và hệ
thống mạng xã hội đang ngày càng phát triển đã tạo ra nhiều ảnh hưởng lớn đến sinh viên, bao
gồm cả những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực, một trong số đó là khiến giới trẻ nói chung, trong
đó có sinh viên sống tách biệt với xã hội, hình thành lối sống vô tâm, vô cảm, thờ ơ chính trị.
Bên cạnh đó, nhiều bạn trẻ chủ yếu đọc báo qua những bài được chia trẻ trên mạng xã hội chưa
được kiểm chứng cụ thể, thay vì chủ động tiếp cận tới các nguồn tin chính thức, tạo cơ hội cho
các thế lực thù địch truyền bá những thông tin xuyên tạc Đảng và Nhà nước mà nếu không có
những nhận thức chính trị đầy đủ, người đọc sẽ hình thành suy nghĩ sai lệch, gây ra những hệ
lụy khôn lường cho tình hình an ninh xã hội. Sinh viên Việt Nam phải có nhiệm vụ tự mình nâng
cao nhận thức trị, học và làm theo Bác, hỗ trợ Đảng và Nhà nước trong việc loại bỏ các thông tin
xuyên tạc, tiêu cực khỏi các nền tảng mạng xã hội, tuyên truyền đến người thân, bạn bè có cách
tiếp nhận thông tin đúng đắn, chính xác.
Thứ tư, biết trau dồi các kỹ năng hội nhập trong thời kỳ mới, tiếp thu sự phát triển của công
nghệ, phát triển bản thân phù hợp với hoàn cảnh gia đình và xã hội. Trong quá trình xây dựng
nước Việt Nam Xã hội chủ nghĩa, ta không nên mù quáng phủ nhận tất cả những sản phẩm Chủ
nghĩa Tư bản đã tạo ra mà phải chắt lọc, kế thừa những thành tựu phù hợp với điều kiện phát
triển của đất nước. Trong đó, sinh viên với bản chất năng động, sáng tạo, nhiệt huyết, nhanh
nhạy là đối tượng lý tưởng để tiếp thu các công nghệ mới, tham gia giao lưu, hội nhập quốc tế.
Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập phải luôn tỉnh táo để không đánh mất bản sắc văn hóa của
dân tộc, phải dung hòa được nếp sống hiện đại với những giá trị truyền thống. Nhiệm vụ học tập
khoa học, công nghệ và hội nhập quốc tế đòi hỏi lớp sinh viên hiện nay phải nhanh chóng trang
bị cho mình năng lực hội nhập, kiến thức, trình độ ngoại ngữ, tin học, kỹ năng, tác phong công
nghiệp, hiểu biết văn hóa dân tộc, đất nước mình, đồng thời phải hiểu biết tình kinh tế, chính trị,
xã hội và văn hóa thế giới. Để thực hiện nhiệm vụ đó, mỗi sinh viên phải phát huy tinh thần tự
học tập, tự rèn luyện.
3.2. Nhận thức của sinh viên về công nghiệp hóa, hiện đại hóa và kinh tế tri thức
Việc hiện đại hóa và công nghiệp hóa không chỉ đơn thuần là về việc tăng cường năng suất
và thu nhập, mà còn liên quan mật thiết đến việc tạo ra một nền kinh tế tri thức - một nền tảng
dựa trên sự sáng tạo, sức mạnh tri thức và khả năng thích ứng nhanh chóng với các thay đổi.
Sinh viên là những người trẻ tuổi, đầy năng lượng và ý tưởng mới, và họ có vai trò quan trọng
trong việc hình thành và thúc đẩy xu hướng này. Họ cần xem xét cẩn thận các cơ hội và thách
thức mà những xu hướng này mang lại, cũng như chuẩn bị cho mình để thích ứng và thành công
trong một nền kinh tế đang thay đổi với tốc độ chưa từng có. Để hiểu rõ hơn về các vấn đề này,
chúng ta cần nhìn vào những cá nhân, cộng đồng và doanh nghiệp đang tạo ra những thay đổi,
cũng như đề xuất các giải pháp sáng tạo để giải quyết các vấn đề phức tạp.
Về Nhận thức về cơ hội và thách thức: Sinh viên hiện đại thường nhận thức được rằng Việt
Nam đang trải qua quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa nhanh chóng, với nhiều cơ hội mới
như tăng trưởng kinh tế, đổi mới công nghệ và khởi nghiệp. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều sự thách
thức từ các vấn đề như ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu không chắc chắn về an sinh xã hội
và khả năng cạnh tranh trên thị trường lao động, và mong muốn thấy sự phát triển kinh tế được
đồng bộ với việc bảo vệ môi trường và tạo ra lợi ích xã hội cho mọi người
Về Tầm nhìn toàn cầu: Hiện nay sinh viên cũng thường có cái nhìn toàn cầu hơn về công
nghiệp hóa và kinh tế tri thức. Họ nhận thức rõ ràng về vai trò của quốc tế trong việc hỗ trợ phát
triển kinh tế của Việt Nam thông qua việc hợp tác với các quốc gia khác, tham gia vào chuỗi
cung ứng toàn cầu và tiếp cận các công nghệ tiên tiến. Bên cạnh đó công nghiệp hóa không chỉ
là việc tạo ra những nhà máy và những dây chuyền sản xuất mới, mà còn là quá trình tăng cường
cơ sở hạ tầng, sự phát triển kinh tế không thể thiếu của công nghiệp hóa, và đồng thời đề cao vai
trò của các ngành công nghiệp phụ trợ như công nghệ thông tin, logistics, và dịch vụ.
Về Khao khát kiến thức và kỹ năng: Sinh viên thường có khao khát lớn trong việc học hỏi và
phát triển kiến thức và kỹ năng cần thiết để tham gia vào nền kinh tế tri thức.Luôn quan tâm đến
việc nâng cao trình độ học vấn, kỹ năng mềm và kinh nghiệm thực tiễn để có thể đáp ứng được
yêu cầu của một thị trường lao động đòi hỏi sự linh hoạt và sáng tạo.
Về Quan tâm đến tiến bộ công nghệ: Đặc biệt quan tâm đến việc tiến bộ công nghệ và ứng
dụng công nghệ thông tin trong sản xuất và quản lý kinh doanh. Họ hiểu rõ rằng sự hiện đại hóa
của nền kinh tế đòi hỏi sự áp dụng và phát triển các công nghệ mới để nâng cao năng suất và
cạnh tranh. Ngoài ra do sự phong phú trong nguồn thông tin và trải nghiệm, nhận thức về công
nghiệp hóa và hiện đại hóa ở Việt Nam có thể phản ánh sự đa dạng trong quan điểm của sinh
viên.
Với tất cả những yếu tố này, kinh tế tri thức trở thành một phần không thể thiếu của cảnh
quan kinh tế hiện nay. Sinh viên nhận ra rằng việc đầu tư vào giáo dục và đào tạo, nâng cao trình
độ chuyên môn và kỹ năng mềm là chìa khóa để thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xã hội. Họ
hiểu rằng sự sáng tạo, sức mạnh tri thức và khả năng thích nghi với các thay đổi là những yếu tố
quan trọng để Việt Nam tiến xa trên con đường của mình. Tích cực trau dồi lý tưởng cách mạng,
đạo đức, lối sống văn hóa để tránh bị tác động bởi các thế lực thù địch, phản động. Chủ động
phấn đấu theo mẫu hình thanh niên Việt Nam: tâm trong, trí sáng, hoài bão lớn, tiên phong trong
công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước, góp sức mình vào công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam.Tóm lại, nhận thức của sinh viên về công nghiệp hóa, hiện đại hóa và kinh tế tri
thức ở Việt Nam đang ngày càng phong phú và sâu sắc. Đây không chỉ là một vấn đề lý thuyết
mà còn là một phần của cuộc sống hàng ngày, và sinh viên là những người đang có sức ảnh
hưởng lớn đối với tương lai của đất nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1.Nguyễn Thị Hiền, Vai trò của sinh viên trong sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa Xã hội ở Việt
Nam hiện nay, Nghiên cứu trao đổi, Năm 2022, http://gdcttc.saodo.edu.vn/nghien-cuu-trao-
doi/vai-tro-cua-sinh-vien-trong-su-nghiep-xay-dung-chu-nghia-xa-hoi-o-viet-nam-hien-
nay-478.html. (Truy cập ngày 26/3/2024)

You might also like