You are on page 1of 6

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC UEH


TRƯỜNG KINH DOANH, LUẬT
VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN


MÔN HỌC: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Họ tên sinh viên: Huỳnh Thanh Nhã


MSSV: 31211026346
Giảng viên giảng dạy: Bùi Thị Huyền
Tên học phần: Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam
(HIS510026)
Mã lớp học phần: 23D1HIS51002629

TP Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 3 năm 2022

1
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, với tất cả sự kính trọng, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến với Giảng
viên Bùi Thị Huyền – người Cô đã hướng dẫn, giảng dạy bộ môn Lịch sử Đảng Cộng Sản
Việt Nam. Những kiến thức quý báu và những giờ học bổ ích của Cô không chỉ giúp em
làm giàu tri thức mà còn bồi dưỡng niềm say mê tìm hiểu về Lịch sử Đảng Cộng Sản nói
riêng và lịch sử toàn dân tộc nói chung.
Em cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Kinh tế đã đem
bộ môn Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam vào chương trình học, đồng thời tạo điều kiện
thuận lợi để em có cơ hội được học tập và lĩnh hội tri thức.
Bên cạnh những kiến thức bổ ích mà Cô truyền dạy, bài tiểu luận này còn được
xây dựng trên quan điểm cá nhân nên không tránh khỏi sai sót. Em kính mong nhận được
lời nhận xét, góp ý từ Cô để bài tiểu luận của em hoàn thiện hơn!
Em xin chân thành cảm ơn!

2
BÀI LÀM
Câu 1: Tại Đại hội nào Đảng ta khẳng định: “Nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh
tế - xã hội, nhưng một số mặt còn chưa vững chắc. Nhiệm vụ đề ra cho chặng đường
đầu tiên của thời kỳ quá độ là chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hóa đã cơ bản hoàn
thành cho phép chuyển sang thời kỳ mới đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước”. Hãy trình bày những kinh nghiệm và các quan điểm về công nghiệp hóa,
hiện đại hóa được Đại hội này xác định.
1.1. Đại hội VIII họp ở Hà Nội, diễn ra từ ngày 28-6-1996 đến ngày 1-7-1996
đã thông qua các văn kiện chính trị quan trọng, bổ sung đặc trưng tổng quát
về mục tiêu xây dựng CNXH ở Việt Nam là: Dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, văn minh; đồng thời nhận định rằng: “Nước ta đã ra khỏi khủng
hoảng kinh tế - xã hội, nhưng một số mặt còn chưa vững chắc. Nhiệm vụ đề
ra cho chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ là chuẩn bị tiền đề cho
công nghiệp hóa đã cơ bản hoàn thành cho phép chuyển sang thời kỳ mới
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
1.2. Những kinh nghiệm được đại hội xác định trong 6 bài học chủ yếu qua
10 năm đổi mới:
Một là, giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH trong quá trình
đổi mới. Hai là, kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới
chính trị; lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, đồng thời từng bước đổi mới
chính trị. Ba là, xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành
theo cơ chế thị trường. Bốn là, mở rộng và tăng cường khối đại đoàn kết
toàn dân phát huy sức mạnh của cả dân tộc. Năm là, mở rộng hợp tác quốc
tế, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của nhân dân thế giới, kết hợp
sức mạnh của dân tộc với sức mạnh thời đại. Sáu là, tăng cường vai trò
lãnh đạo của Đảng, coi xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt.
1.3. Các quan điểm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thời kỳ mới bao
gồm:
Một, giữ vững độc lập, tự chủ, đi đôi với mở rộng quan hệ quốc tế,
đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại. Dựa vào nguồn lực trong
nước chính là đi đôi với tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài. Hai, công
nghiệp hóa, hiện đại hóa là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần
kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Ba, lấy việc phát huy
nguồn lực con người là yếu tố cơ bả cho sự phát triển nhanh và bền vững.
Bốn, khoa học và công nghệ là động lực của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Kết hợp công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại, tranh thủ đi nhanh
vào hiện đại ở những khâu quyết định. Năm, lấy hiệu quả kinh tế làm
chuẩn cơ bản để xác định phương án phát triển, lựa chọn dự án đầu tư và
công nghệ. Sáu, kết hợp kinh tế với quốc phòng và an ninh.

3
Câu 2: Vì sao Việt Nam phải tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa? Trong các
quan điểm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa được nêu ở trên, hãy phân tích một
quan điểm theo anh, chị là quan trọng nhất? Hãy trình bày trách nhiệm của bản
thân trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội
nhập quốc tế.
2.1. Vì sao Việt Nam phải tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa?
 Yêu cầu phải xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng – kỹ thuật của công nghiệp
CNXH. Cơ sở vật chất – kỹ thuật là điều kiện trọng yếu nhất, quyết định nhất
có liên quan đến sự phát triển về chất đối với lực lượng sản xuất, và năng suất
lao động.
 Yêu cầu phải rút ngắn khoảng cách tụt hậu về kinh tế, kỹ thuật – công nghệ
giữa nước ta với các nước trong khu vực và thế giới. Do đặc điểm của nước ta
là nước nông nghiệp nghèo nàn, kém phát triển, lại bị chiến tranh phá hoại
nặng nề cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp trước đây đẫn đến nền kinh
tế bị tụt hậu so với thế giới.
 Yêu cầu phải tạo ra năng suất lao động cao nhằm đảm bảo cho sự tồn tại và
phát triển của CNXH.
 Việt Nam phải tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại dựa trên tính tất yếu khách
quan của công nghiệp hóa, hiện đại hóa: bắt buộc phải xảy ra, không phụ thuộc
vào ý thức con người muốn hay không muốn. Đồng thời, thực hiện đúng đắn quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ có những tác dụng to lớn về nhiều mặt
trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước:
 Tạo điều kiện để biến đổi về chất lượng sản xuất, tăng năng suất lao động, tăng
sức chế ngự của con người đối với tự nhiên, tăng trưởng và phát triển kinh tế,
từ đó góp phần ổn định và nâng cao đời sống nhân dân.
 Tạo điều kiện vật chất cho việc cùng cố vai trò kinh tế của nhà nước, nâng cao
năng lực tích lũy, nhờ đó làm tăng sự phát triển tự do và toàn diện trong mọi
hoạt động kinh tế của con người.
 Tạo điều kiện vật chất cho việc tăng cường củng cố an ninh – quốc phòng.
 Tạo điều kiện vật chất cho việc xây dựng nền kinh tế dân tộc tự chủ, đủ sức
thực hiện sự phân công và hợp tác quốc tế.
2.2. Phân tích một quan điểm theo anh, chị là quan trọng nhất trong các quan
điểm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
“Giữ vững độc lập, tự chủ, đi đôi với mở rộng quan hệ quốc tế, đa phương hóa, đa
dạng hóa quan hệ đối ngoại. Dựa vào nguồn lực trong nước chính là đi đôi với tranh thủ
tối đa nguồn lực bên ngoài.” là quan điểm quan trọng nhất trong hệ thống các quan điểm
về công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thời kỳ mới. Bởi lẽ Việt Nam không nằm ngoài
một vấn đề mang tính quy luật rằng: Độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế là những vấn đề
mang tính khách quan, phản ánh tính quy luật của sự phát triển đối với mọi quốc gia, dân
tộc trong thời đại ngày nay. Trong quá trình lãnh đạo của Đảng ta, một mặt, vấn đề khát
vọng độc lập dân tộc và phát triển luôn là nguồn mạch trong tư duy, chỉ đạo thực tiễn của
Đảng; mặt khác, hội nhập là một xu hướng khách quan và ngày càng trở nên nổi bật trong

4
suốt hệ thống đường lối, chủ trương của Đảng ta. Chính vì vậy, mối quan hệ giữa độc lập,
tự chủ với hội nhập quốc tế là một trong những mối quan hệ đặc biệt quan trọng cần được
quán triệt và giải quyết tốt trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.
Quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế được đặt trong mối quan hệ biện
chứng, vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn: Giữ vững độc lập, tự chủ là điều kiện tiên quyết
để hội nhập quốc tế thành công; đảm bảo Việt Nam ta “hòa nhập nhưng không hòa tan”,
đổi mới nhưng không đổi hướng. Ngược lại, hội nhập quốc tế tạo cơ hội khai thác tối đa
mọi nguồn lực của bên ngoài để cùng với nội lực tạo động lực mới cho sự phát triển bền
vững, góp phần bảo vệ lợi ích cốt lõi của quốc gia – dân tộc là hòa bình, độc lập dân tộc,
dân chủ và chủ nghĩa xã hội. Giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia và chủ động, tích cực
hội nhập quốc tế là mối quan hệ cơ bản, đa diện, đa chiều trong khi tình hình thế giới diễn
biến đầy nhanh chóng, phức tạp. Giải quyết tốt mối quan hệ này, Việt Nam sẽ trả lời
được câu hỏi về khả năng phát triển bền vững của quốc gia, tạo được “hàng rào đề
kháng” cao hơn, ít bị tổn thương trước những biến động của thời cuộc; từ đó tạo điều
kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh – quốc phòng, nâng tầm vị
thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
2.3. Trình bày trách nhiệm của bản thân trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế là điều tất yếu trong thời đại ngày
nay. Trong quá trình tìm hiểu về quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước của
Đảng và quá trình hội nhập quốc tế, bản thân là một sinh viên, em càng có những nhận
thức rõ hơn về trách nhiệm của mình để góp phần vào sự nghiệp chung của toàn dân tộc:
 Nhận thức đúng đắn về sự cần thiết khách quan và tác dụng to lớn của quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
 Có lập trường vững vàng, có lòng yêu nước và niềm tin vào sự nghiệp lãnh đạo
của Đảng.
 Xây dựng quyết tâm học tập, tu dưỡng đạo đức, nâng cao trình độ lý luận chính
trị và trình độ khoa học – kĩ thuật để góp phần tạo nguồn nhân lực chất lượng
cao cho đất nước.
 Xây dựng lối sống lành mạnh, rèn luyện các kĩ năng mềm để phát triển năng
lực của bản thân.
 Giữ vững tinh thần “hòa nhập nhưng không hòa tan”, gìn giữ, trân trọng những
giá trị truyền thống cốt lõi của dân tộc; đồng thời chủ động học hỏi, tiếp thu có
chọn lọc những giá trị văn hóa của nước ngoài trong quá trình hội nhập quốc
tế.

--- HẾT ---

5
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu hướng dẫn ôn tập môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.

2. Bài báo “Về mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế” – PGS.TS
Nguyễn Văn Thạo: https://hdll.vn/vi/nghien-cuu---trao-doi/ve-moi-quan-he-giua-
doc-lap-tu-chu-va-hoi-nhap-quoc-te.html

3. Bài báo “Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về giữ vững độc lập, tự chủ và
chủ động, tích cực hội nhập quốc tế” – Thiếu tướng, PGS.TS Nguyễn Bá Dương:
http://tapchiqptd.vn/vi/ky-niem-90-nam-ngay-thanh-lap-dcs-viet-nam/quan-diem-
cua-dang-cong-san-viet-nam-ve-giu-vung-doc-lap-tu-chu-va-chu-dong-tich-cuc-
hoi-n/15013.html

You might also like