You are on page 1of 7

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC UEH


TRƯỜNG KINH DOANH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN KHÔNG THUYẾT TRÌNH


LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Họ và tên : Nguyễn Lê Diễm


Lớp : RM001
Mã số sinh viên : 31211021616
Mã lớp học phần : 23D1HIS51002610
Tên học phần : Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam
Giảng viên giảng dạy : Bùi Thị Huyền

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 03 năm 2023


ĐỀ BÀI
Bằng những kiến thức đã học từ học phần Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam tại
UEH, anh, chị hãy trả lời các vấn đề sau:
1. Tại Đại hội nào Đảng ta khẳng định: “Nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế -
xã hội, nhưng một số mặt còn chưa vững chắc. Nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu
tiên của thời kỳ quá độ là chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hóa đã cơ bản hoàn thành
cho phép chuyển sang thời kỳ mới đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước”. Hãy trình bày những bài học kinh nghiệm và các quan điểm về công nghiệp
hóa, hiện đại hóa được Đại hội này xác định.
2. Vì sao Việt Nam phải tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa? Trong các quan
điểm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa được nêu ở trên, hãy phân tích một quan điểm
theo anh, chị là quan trọng nhất? Hãy trình bày trách nhiệm của bản thân trong bối
cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

NỘI DUNG
Câu 1: Tại Đại hội nào Đảng ta khẳng định: “Nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh
tế -xã hội, nhưng một số mặt còn chưa vững chắc. Nhiệm vụ đề ra cho chặng đường
đầu tiên của thời kỳ quá độ là chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hóa đã cơ bản hoàn
thành cho phép chuyển sang thời kỳ mới đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước”. Hãy trình bày những bài học kinh nghiệm và các quan điểm về công
nghiệp hóa, hiện đại hóa được Đại hội này xác định.
Đại hội VIII họp tại Hà Nội, từ ngày 28-6 đến ngày 1-7-1996. Đại hội đã thông qua các
văn kiện chính trị quan trọng và bầu đồng chí Đỗ Mười tiếp tục làm Tổng Bí thư của
Đảng. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương tại Đại hội VIII đã bổ sung đặc
trưng tổng quát về mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là: Dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, văn minh.

1.1. Bài học kinh nghiệm


1) Giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong quá trình đổi mới.
- Độc lập dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa xã hội là mục tiêu cách mạng, phù hợp với
nguyện vọng của quần chúng nhân dân, vì lợi ích của quần chúng nhân dân. Kiên định
mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa xã hội, Việt Nam đã đạt được những
thành tựu to lớn, đất nước chưa bao giờ có được cơ đồ rộng mở rộng như ngày nay. Vì
vậy, mọi luận điệu xuyên tạc mối quan hệ độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội, đòi xóa
bỏ Chủ nghĩa xã hội...đều đi ngược lại quyền lợi, lợi ích của nhân dân, dân tộc. Các luận
điều này cần phải bị vạch trần và đấu tranh, loại bỏ.
2) Kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị; lấy đổi mới
kinh tế làm trọng tâm, đồng thời từng bước đổi mới chính trị.
- Đảng ta đã tập trung vào việc thực hiện từ đổi mới tư duy đến đổi mới cơ chế chính sách
và chỉ đạo hoạt động thực tiễn sẽ tạo nền tảng vật chất và đặt ra yêu cầu cho đổi mới chính
trị. Thắng lợi nhiệm vụ đổi mới kinh tế, khắc phục khủng hoảng kinh tế - xã hội, tạo tiền
đề cần thiết về vật chất và tinh thần để giữ vững ổn định chính trị, xây dựng và củng cố
niềm tin của nhân dân, tạo thuận lợi để đổi mới các mặt khác của đời sống xã hội.

3) Xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị
trường, đi đôi với tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội
chủ nghĩa.
- Chủ trương phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là sự tiếp thu có
chọn lọc thành tựu của văn minh nhân loại, phát huy vai trò tích cực của kinh tế thị trường
trong việc thúc đẩy phát triển sức sản xuất, xã hội hóa lao động, cải tiến kỹ thuật - công
nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra nhiều của cải, góp phần làm giàu cho xã hội
và cải thiện đời sống nhân dân.
4) Mở rộng và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân phát huy sức mạnh của cả dân
tộc.
Đại đoàn kết toàn dân tộc là truyền thống quý báu, là cội nguồn sức mạnh của dân tộc
Việt Nam. Truyền thống đó được hun đúc, hình thành và phát triển bởi tinh thần yêu nước,
ý chí độc lập, tự chủ của dân tộc ta trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, chiến
thắng mọi thiên tai, địch họa, để xây dựng nên Tổ quốc Việt Nam ngày càng cường thịnh.
Thực hiện đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng nước ta.
Đảng ta khẳng định, mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước phải
phản ánh được nguyện vọng, quyền lợi của đại đa số dân chúng để có thể tập hợp, đoàn
kết mọi lực lượng cho cách mạng.
5) Mở rộng hợp tác quốc tế, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của nhân dân
thế giới, kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh thời đại.
Bài học kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại ngày càng có vai trò quan trọng
trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Đặc biệt, với mục tiêu “khơi dậy khát
vọng phát triển đất nước, phát huy ý chí, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với
sức mạnh thời đại”. Đại hội đã cụ thể hóa sức mạnh dân tộc là khơi dậy khát vọng phát
triển đất nước, phát huy ý chí, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.
6) Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, coi xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt.
Để phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, thực hiện có hiệu quả các mục tiêu,
nhiệm vụ trong giai đoạn mới với nhiều khó khăn, thử thách công tác xây dựng Đảng phải
là tiền đề vững chắc, yếu tố "then chốt" để củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân
dân đối với Đảng. Góp phần quan trọng làm cho Đảng ta đoàn kết, thống nhất hơn; trong
sạch, vững mạnh hơn; củng cố, tăng cường hơn niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà
nước.

1.2. Quan điểm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thời kỳ mới
1) Giữ vững độc lập, tự chủ, đi đôi với mở rộng quan hệ quốc tế, đa phương hóa, đa
dạng hóa quan hệ đối ngoại. Dựa vào nguồn lực trong nước chính là đi đôi với tranh
thủ tối đa nguồn lực bên ngoài
- Đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển, Việt Nam là bạn,
đối tác trách nhiệm, tin cậy trong cộng đồng quốc tế; đa phương hoá, đa dạng hoá và bảo
đảm cao nhất lợi ích quốc gia, dân tộc dựa trên luật pháp quốc tế, bình đẳng giữa các quốc
gia. Lần này có điểm nhấn rất mạnh là chúng ta đặt ra nhiệm vụ đối ngoại, phát huy vai
trò tiên phong trong tạo dựng và gìn giữ môi trường hoà bình, tranh thủ điều kiện thuận
lợi cho quá trình phát triển và đổi mới đất nước cũng như nâng cao vị thế của Việt Nam.
2) Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần
kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo
- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình tất yếu, là nhiệm vụ trung tâm để phát triển
kinh tế nhanh và bền vững bởi vì nó giúp phát triển lực lượng sản xuất, làm thay đổi căn
bản công nghệ sản xuất, tăng năng suất lao động, nhiều khi công nghiệp, khi chế xuất, khi
công nghệ cao đã hình thành trong cả nước thu hút sự tham giá mạnh mẽ của thành phần
kinh tế thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động và nâng cao sức cạnh tranh của
nền kinh tế.
3) Lấy việc phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh
và bền vững
Quan điểm của Đảng đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt tới con người trước hết và trên hết
phải nêu cao vai trò của con người với tư cách là chủ thể tích cực của quá trình tác động
cải tạo tự nhiên, biến đổi tự nhiên; là phương tiện, là động lực cơ bản của tăng trưởng kinh
tế đồng thời là mục tiêu cao nhất của sự phát triển kinh tế-xã hội.
4) Khoa học và công nghệ là động lực của công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Kết hợp
công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại, tranh thủ đi nhanh vào hiện đại ở
những khâu quyết định
Công nghệ thông tin là chìa khoá để đi vào kinh tế tri thức. ứng dụng và phát triển công
nghệ thông tin sẽ góp phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần của toàn dân
tộc, tạo động lực mạnh mẽ cho phát triển hệ thống đổi mới, phát triển nhanh và HĐH các
ngành kinh tế, tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, hỗ trợ hữu hiệu quá
trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân,
đảm bảo an ninh, quốc phòng, tạo khả năng đi tắt đón đầu để thực hiện thắng lợi sự nghiệp
CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức.
5) Lấy hiệu quả kinh tế làm chuẩn cơ bản để xác định phương án phát triển, lựa
chọn dự án đầu tư và công nghệ
Trong quá trình phát triển kinh tế, việc lựa chọn đúng phương án phát triển, quyết định
đầu tư vào các dự án có hiệu quả kinh tế cao, sao cho phù hợp với bối cảnh, tình hình để
“biến nguy thành cơ” sẽ giúp tối ưu hóa sản xuất và nâng cao năng suất lao động, đồng
thời tăng trưởng kinh tế và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân.
6) Kết hợp kinh tế với quốc phòng và an ninh
Đây là quan điểm tất yếu khách quan, một nội dung quan trọng trong đường lối phát triển
đất nước của Đảng ta, nhằm tăng cường sức mạnh quốc phòng của đất nước trong quá
trình phát triển kinh tế, đồng thời giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để thực hiện mục
tiêu phát triển kinh tế nhanh, bền vững.

Câu 2: Vì sao Việt Nam phải tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa? Trong các
quan điểm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa được nêu ở trên, hãy phân tích một quan
điểm theo anh, chị là quan trọng nhất? Hãy trình bày trách nhiệm của bản thân
trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập
quốc tế.

2.1. Vì sao Việt Nam phải tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa?
Việt Nam phải tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì:
- Nước ta đang trong quá trình chuyển từ một nền kinh tế lạc hậu mang tính chất tự nhiên
sang một nền kinh tế thị trường có nghĩa là chúng ta đang trong quá trình thực hiện việc
chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ một nền kinh tế sản xuất nhỏ sang một nền kinh tế sản xuất
lớn ngày càng hiện đại. Một nền sản xuất lớn đòi hỏi phải có một cơ cấu cơ sở hạ tầng và
những công cụ lao động ngày càng tiến bộ. Để tạo lập ra những cơ sở vật chất kỹ thuật đó
thì mọi quốc gia đều phải tiến hành quá trình công nghiệp hoá -hiện đại hoá.
- Cơ sở kỹ thuật là hệ thống các yếu tố vật chất của lực lượng sản xuất xã hội phù hợp với
trình độ kỹ thuật công nghiệp thích ứng của nó mà lực lượng lao động xã hội sử dụng để
sản xuất ra của cải vật chất. Đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam ta,
việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền sản xuất lớn hiện đại là một trong những
nhiệm vụ kinh tế to lớn và là một yêu cầu khách quan. Cơ sở vật chất kỹ thuật của một
nền sản xuất lớn đòi hỏi phải dựa trên trình độ kỹ thuật công nghệ ngày càng hiện đại và
không ngừng hoàn thiện. Chúng ta không chỉ dừng lại ở việc cơ khí hoá các tư liệu sản
xuất mà còn ngày càng hiện đại hoá ở trình độ công nghệ tiên tiến và thường xuyên đổi
mới.
=> Như vậy, trong điều kiện thế giới đang chuyển từ văn minh công nghiệp sang hậu công
nghiệp, ở các nước đang phát triển nói chung và nước ta nói riêng công nghiệp hoá là điều
cấp bách sống còn. Công nghiệp hoá là chìa khoá của sự phát triển đặc biệt gắn chặt với
sự phát triển đặc biệt gắn chặt với sự tăng trưởng. Công nghiệp hoá tạo nên nền kinh tế
hiện đại với những ưu thế nổi bật: năng suất cao, cơ cấu sản xuất đa dạng, công ăn việc
làm phong phú hơn nhiều so với một nền kinh tế chưa công nghiệp hoá. Để đạt được hiệu
quả cao thì công nghiệp hoá phải đi đôi với hiện đại hoá, Trong nền kinh tế thị trường
hiện nay, mối quan hệ giữa các ngành là rất phức tạp và đa dạng đòi hỏi phải không ngừng
nâng cao năng lực quản lý, điều tiết vĩ mô của nhà nước, tạo khả năng tích luỹ vốn. Tất
cả chỉ có thể thực hiện nhờ quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Chỉ có công nghiệp
hóa và hiện đại hoá mới có khả năng thực tế để quan tâm phát triển tự do toàn diện của
yếu tố con người tạo khả năng mở rộng hợp tác quốc tế và củng cố quốc phòng. Ngoài ra
khi tiến hành công nghiệp hóa hiện đại hóa sẽ tạo ra nhiều cơ hội việc làm, tỷ lệ thất
nghiệp giảm, nâng cao đời sống và cải thiện chất lượng đời sống của người dân.

2.2. Trong các quan điểm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa được nêu ở trên, hãy
phân tích một quan điểm theo anh, chị là quan trọng nhất?
* Tất cả các quan điểm được nêu ở trên đều thật sự cần thiết đối với chủ trương, chính
sách của Đảng. Nhưng đối với em, quan điểm: “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là sự
nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò
chủ đạo” là quan trọng nhất.
Quan điểm này xuất phát từ nguyên lý: “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”. Công
nghiệp hóa, hiện đại hóa là sự nghiệp cách mạng trọng đại của nhân dân ta, đất nước ta,
nhằm mục đích “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh”. Vì vậy, nó không
phải là công việc riêng của một bộ phận, một giai cấp mà là sự nghiệp của toàn dân, do
nhân dân thực hiện. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi phải huy động cao độ sức mạnh
của toàn dân về mọi mặt: sức lao động, tiền vốn, trí tuệ, tài năng, kinh nghiệm, kỹ thuật.
Công nghiệp các sự nghiệp cách mạng khác, nhân dân là người quyết định sự thành công
của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước được thực hiện trong điều kiện nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Cơ cấu kinh
tế nhiều thành phần cho phép khai thác và sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất, các
tiềm năng và nguồn lực của đất nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, góp phần vào
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong cơ cấu kinh tế nhiều vốn, lực lượng lao
động, kinh nghiệm quản lý…Trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế Nhà
nước “làm đòn bẩy đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế và tạo nền tảng cho chế độ xã hội mới”.
Kinh tế Nhà nước nắm giữ các ngành, các lĩnh vực, các khâu quan trọng nhất của nền kinh
tế được trang bị bằng kỹ thuật và công nghệ hiện đại đủ sức chủ đạo và định hướng phát
triển các thành phần kinh tế khác.

2.3. Hãy trình bày trách nhiệm của bản thân trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Theo em, là một sinh viên, bản thân chúng ta cần:
+ Đầu tiên là một sinh viên bản thân ta cần phải tích cực học tập, nâng cao trình độ lý luận
chính trị, văn hóa, bồi đắp tư tưởng cách mạng trong sáng. Phải có lập trường tư tưởng
vững vàng, có lòng yêu nước, có niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và sự sự nghiệp mới.
Tích cực tham gia vào các cuộc đấu tranh bảo vệ Đảng, Nhà nước, đấu tranh chống tham
nhũng, tệ nạn xã hội,...
+ Năng động , trải nghiệm, sẵn sàng đón nhận và rèn luyện được những kỹ năng mới như
làm việc nhóm, quản lý thời gian, xử lý tình huống….Ngoài ra sinh viên cần chủ động
cập nhật kịp thời những công nghệ, kỹ năng mới. Ngoại ngữ cũng vô cùng quan trọng vì
có ngoại ngữ mới có cơ hội tiếp cận được trí thức, những sáng tạo tiên tiến của nước ngoài.
Trang bị kỹ năng mềm cũng là một yếu tố cốt lỗi vì chính nó góp phần quyết định năng
lực làm việc, hiệu quar công việc . Chủ động sáng tạo nhiệt huyết và không ngừng học
hỏi sẽ là những tố chất mà một sinh viên trong thời đại 4.0 cần có để đáp ứng yêu cầu của
thực tế.
+ Sự bùng nổ của công nghệ cao mang đến cho mọi quốc gia , trong đó có Việt Nam
những cơ hội to lớn, đồng thời cũng đặt ra những thách thức không hề nhỏ. Trong khi đó
lực lượng sinh viên là lực lượng lao động chính trong tương lai, chúng ta phải đối mặt
với: tư duy sáng tạo, thái độ làm việc, các kỹ năng mềm, ngoại ngữ,....Cho nên cần chủ
động cung cấp thông tin tiếp cận đến với sinh viện và sinh viên cần chủ động xây dựng
kế hoạch của bản thân.
+ Với sự bùng nổ thông thông tin một cách ồ ạt và mạnh mẽ trên các trang mạng xã hội,
trong đó có các luồng tin giả, chưa qua kiểm chứng,...đã có những tác động tiêu cực đến
tư tưởng, lối sống sinh viên. Do đó sinh viên cần phải tỉnh táo tiếp nhận hoặc bài trừ những
thông tin trên mạng xã hội.
+ Cần tự nhìn nhận và xem xét lại cách tư duy của mình bằng cái nhìn không hài lòng để
tìm cách cải thiện, sửa đổi nó để phù hợp và sẵn sàng áp dụng những thành tựu công nghệ
mới cần thiết.
+ Cần sự đồng lòng, đóng góp sáng tạo và sẵn sàng chấp nhận công nghệ mới của mọi
người để cùng nhau phát triển trong thế giới mà công nghệ có thể làm thay đổi mọi mặt
nhanh chóng trong một môi trường có tính cạnh tranh cao như ngày nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam, NXB Trường Đại học Kinh tế Thành phố
Hồ Chí Minh
2. Tuấn Nguyễn, Luận văn “Quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa tại Việt Nam”.
https://123docz.net/document/1238597-tieu-luan-kinh-te-chinh-tri-qua-trinh-cong-
nghiep-hoa-hien-dai-hoa-tai-viet-nam-pot.htm?cv=1 (truy cập ngày 14/03/2023).
3. Báo Thanh Niên, “Sinh viên thời 4.0 phải nghĩ khác, làm khác”. https://tai-lieu.com/tai-
lieu/de-an-noi-dung-chu-yeu-cua-cong-nghiep-hoa-hien-dai-hoa-va-dieu-kien-de-thuc-
hien-no-o-nuoc-ta-hien-nay-33498/?cv=1 (truy cập ngày 14/03/2023).
4. Trần Huệ Mẫn, Tiểu luận kinh tế chính trị “ Tính tất yếu khách quan của quá trình công
nghiệp hóa- hiện đại hóa. https://tailieu.vn/doc/tinh-tat-yeu-khach-quan-cua-qua-trinh-
cong-nghie-hoa-hien-dai-hoa-129555.html?cv=1 (truy cập ngày 14/03/2023).
5. Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam, “Giải quyết tốt mối quan hệ giữa đổi mới kinh
tế và đổi mới chính trị dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội XI của Đảng Vũ Văn Phúc”.
https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/van-kien-tu-lieu-ve-dang/gioi-thieu-van-kien-
dang/giai-quyet-tot-moi-quan-he-giua-doi-moi-kinh-te-va-doi-moi-chinh-tri-duoi-anh-
sang-nghi-quyet-dai-hoi-xi-cua-866 (truy cập ngày 17/03/2023).
6. Tạp chí Cộng Sản, “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Quan niệm và
giải pháp phát triển”. https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/kinh-te/-
/2018/2081/kinh-te-thi-truong-dinh-huong-xa-hoi-chu-nghia---quan-niem-va-giai-phap-
phat-trien.aspx. (truy cập ngày 17/03/2023).
7. Trang tin điện tử Đảng Bộ Thành phố Hồ Chí Minh, “Việt Nam thực hiện đường lối
đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình hợp tác và phát triển”. https://www.hcmcpv.org.vn/tin-
tuc/viet-nam-thuc-hien-duong-loi-doi-ngoai-doc-lap-tu-chu-hoa-binh-hop-tac-va-phat-
trien-1491874224. (truy cập ngày 17/03/2023).

You might also like