You are on page 1of 7

TIỂU LUẬN

Môn học: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Đề: TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

Giảng viên hướng dẫn: Bùi Thị Huyền


Mã lớp học phần: 23D1HIS51002609
Sinh viên: Phạm Nguyễn Hồng Phúc
Khóa – Lớp: K47 - DH47AD005
MSSV: 31211025023

TP Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 03 năm 2023.


MỤC LỤC
I. ĐỀ BÀI ..............................................................................................................................1
II. BÀI LÀM ........................................................................................................................ 1
1 Đại hội VIII (1996). .......................................................................................................1
2 Công nghiệp hóa – hiện đại hóa. ................................................................................. 2
2.1 Tính tất yếu, khách quan công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở Việt Nam. .......... 2
2.2 Phân tích quan điểm quan trọng trong các quan điểm về công nghiệp hóa –
hiện đại hóa. .................................................................................................................. 3
2.3 Trách nhiệm của sinh viên trong bối cảnh Việt Nam đẩy mạnh công nghiệp
hóa – hiện đại hóa. ........................................................................................................4
III. TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 5
I. ĐỀ BÀI
Bằng những kiến thức đã học từ học phần Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam tại
UEH, anh, chị hãy trả lời các vấn đề sau:
1. Tại Đại hội nào Đảng ta khẳng định: “Nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế -
xã hội, nhưng một số mặt còn chưa vững chắc. Nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu tiên
của thời kỳ quá độ là chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hóa đã cơ bản hoàn thành cho
phép chuyển sang thời kỳ mới đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Hãy
trình bày những bài học kinh nghiệm và các quan điểm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa
được Đại hội này xác định. (4đ)
2. Vì sao Việt Nam phải tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa? Trong các quan
điểm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa được nêu ở trên, hãy phân tích một quan điểm
theo anh, chị là quan trọng nhất? Hãy trình bày trách nhiệm của bản thân trong bối cảnh
Việt Nam đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. (6đ)

II. BÀI LÀM


1 Đại hội VIII (1996).
Đại hội VIII họp tại Hà Nội, từ ngày 28-6 đến ngày 1-7-1996. Đại hội đã thông qua các
văn kiện chính trị quan trọng và bầu đồng chí Đỗ Mười tiếp tục làm Tổng bí thư của
Đảng. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương tại Đại hội VIII đã bổ sung đặc
trưng tổng quát về mục tiêu xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là: Dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, văn minh.
Kiểm điểm, đánh giá kết quả của 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VII và tổng kết 10
năm đổi mới (1986-1996), Đại hội VIII đã kết luận tổng quát như sau: Sau 10 năm thực
hiện đường lối đổi mới toàn diện và 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VII, đất nước đã
vượt qua một giai đoạn thử thách gay go. Trong những hoàn cảnh hết sức phức tạp, khó
khăn, nhân dân ta không những đứng vững mà còn vươn lên, đạt những thắng lợi nổi bật
trên nhiều mặt.Công cuộc đổi mới trong 10 năm qua đã thu được những thành tựu to lớn,
có ý nghĩa rất quan trọng. Nhiệm vụ do Đại hội VII đề ra cho 5 năm 1991-1995 đã được
hoàn thành về cơ bản.
Đại hội VIII nhận định: “Nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, nhưng một số
mặt còn chưa vững chắc. Nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ là
chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hóa đã cơ bản hoàn thành cho phép chuyển sang thời kỳ
mới đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.”
Xét trên tổng thể, việc hoạch định và thực hiện đường lối đổi mới những năm qua về cơ
bản là đúng đắn, đúng định hướng xã hội chủ nghĩa, tuy trong quá trình thực hiện có một
số khuyết điểm, lệch lạc lớn và kéo dài dẫn đến chệch hướng ở lĩnh vực này hay lĩnh vực

1
khác, ở mức độ này hay mức độ khác. Những thành tựu đã đạt được trên là kết quả của
một quá trình tìm tòi, đổi mới; bám sát thực tiễn, nhạy bén với thời cuộc; phê phán những
lệch lạc về tư tưởng chính trị đa nguyên chớm nở trong nội bộ Đảng; sự phấn đấu gian
khổ của toàn Đảng và toàn dân ta. Tổng kết chặng đường 10 năm đổi mới, có thể rút ra
sáu bài học chủ yếu sau:
Một là, giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong quá trình đổi mới.
Hai là, kết hợp chạt chẽ ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị; lấy đổi mới
kinh tế làm trọng tâm, đông thời từng bước đổi mới chính trị.
Ba là, xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường,
đi đôi với tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước theo cơ chế xã hội chủ nghĩa.
Bốn là, mở rộng và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân phát huy sức mạnh của toàn
dân tộc.
Năm là, mở rộng hợp tác quốc tế, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của nhân
dân trên thế giới, kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh thời đại.
Sáu là, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, coi xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt.
Đại hội cũng đã nêu lên các định hướng phát triển các lĩnh vực chủ yếu trong thời kỳ
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Về phát triển và chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đại hội nêu sáu quan điểm về công
nghiệp hóa, hiện đại hóa như sau:
Một là, giữ vững độc lập, tự chủ, đi đôi với mở rộng quan hệ quốc tế, đa phương hoá, đa
dạng hoá quan hệ đối ngoại. Dựa vào nguồn lực trong nước chính là đi đôi với tranh thủ
tối đa nguồn lực bên ngoài.
Hai là, công nghiệp hóa – hiện đại hóa là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần
kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
Ba là, lấy việc phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và
bền vững.
Bốn là, khoa học và công nghệ là động lực của công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Kết hợp
công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại, tranh thủ đi nhanh vào hiện đại ở những
khâu quyết định.
Năm là, lấy hiệu quả kinh tế làm chuẩn cơ bản để xác định phương án phát triển, lựa
chọn dự án đầu tư và công nghệ.
Sáu là, kết hợp kinh tế với quốc phòng và an ninh.

2 Công nghiệp hóa – hiện đại hóa.


2.1 Tính tất yếu, khách quan công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở Việt Nam.

2
Nước ta đang trong quá trình chuyển từ một nền kinh tế lạc hậu mang tính chất cung tự
cấp sang một nền kinh tế thị trường; chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ một nền kinh tế sản
xuất nhỏ sang một nền kinh tế sản xuất lớn ngày càng hiện đại. Quá trình chuyển đổi và
phát triển ấy cần có sự góp sức của công nghiệp hóa hiện đại hóa. Công nghiệp hóa –
hiện đại hóa có ý nghĩa quan trọng và tất yếu.
Tính tất yếu khách quan của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta xuất phát từ các
nguyên nhân sau:
Một là, đặc điểm của nước ta là nước nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu, kém phát triển lại
bị chiến tranh phá hoại nặng nề, cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp trước đây dẫn
đến kinh tế bị tụt hậu so với thế giới, điều đó đòi hỏi nước ta phải tiến hành công nghiệp
hóa để rút ngắn khoảng cách tụt hậu về kinh tế, kỹ thuật – công nghệ giữa nước ta với các
nước trong khu vực và trên thế giới. Công nghiệp hoá góp phần tạo nên nền kinh tế hiện
đại với những ưu thế nổi bật như: năng suất cao, cơ cấu sản suất đa dạng, công ăn việc
làm phong phú hơn nhiều so với một nền kinh tế bao cấp. Việc có công nghiệp hóa hiện
đại hóa giúp xã hội phát triển kinh tế đi lên. Khoảng cách giàu nghèo cũng được thu hẹp
lại.
Hai là, bối cảnh thế giới với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, nếu nước
ta không kịp thời tiến hành công nghiệp hóa – hiện đại hóa thì sẽ bị bỏ lại phía sau. Đồng
thời nước ta tận dụng được lợi thế của nước phát triển sau, tiếp thu được công nghệ hiện
đại.
Ba là, quá trình toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, số nước bắt đầu chuyển
sang nền kinh tế tri thức yêu cầu nước ta phải bắt kịp xu thế đó.
Bốn là, do yêu cầu phải xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng – kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội.
Cơ sở vật chất – kỹ thuật là hệ thống các yếu tố vật chất của lực lượng sản xuất xã hội
phù hợp với trình độ kỹ thuật công nghiệp thích ứng của nó mà lực lượng lao động xã hội
sử dụng để sản xuất ra của cải vật chất. Đối với các nước đang phát triển, việc xây dựng
cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền sản xuất lớn hiện đại là một trong những nhiệm vụ kinh tế
to lớn và là một yêu cầu khách quan.
Năm là, do yêu cầu phải tạo ra năng suất lao động xã hội cao, đảm bảo cho sự tồn tại và
phát triển của xã hội.
2.2 Phân tích quan điểm quan trọng trong các quan điểm về công nghiệp hóa
– hiện đại hóa.
Tại Đại hội VIII cũng đã nêu lên các định hướng phát triển các lĩnh vực chủ yếu trong
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Về phát triển và chuyển dịch
cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đại hội nêu sáu quan điểm về
công nghiệp hóa, hiện đại hóa và theo em thì quan điểm thứ nhất, quan điểm “giữ vững
độc lập, tự chủ, đi đôi với mở rộng quan hệ quốc tế, đa phương hoá, đa dạng hoá quan

3
hệ đối ngoại; dựa vào nguồn lực trong nước chính là đi đôi với tranh thủ tối đa nguồn
lực bên ngoài.” là quan trọng nhất.
Độc lập, tự chủ là năng lực của quốc gia trong giữ vững chủ quyền và sự tự quyết về đối
nội, đối ngoại, bảo vệ lợi ích quốc gia, không bị sự thống trị, lệ thuộc, chi phối mang tính
cưỡng bức, áp đặt từ bên ngoài. Quốc gia độc lập, tự chủ là quốc gia có quyền quyết định
việc lựa chọn con đường, mô hình phát triển, chế độ chính trị, độc lập, tự chủ cả về kinh
tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại; trong đó, độc lập, tự chủ về
kinh tế là nền tảng vật chất cơ bản để giữ vững độc lập, tự chủ về chính trị và tăng cường
độc lập, tự chủ của quốc gia; không thể có độc lập, tự chủ về chính trị trong khi lệ thuộc
về kinh tế. Tuy nhiên, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ không có nghĩa là khép kín,
tách bạch với khu vực và thế giới mà được thực hiện thông qua việc phát huy sức mạnh
nội lực kết hợp với ngoại lực, mở rộng quan hệ quốc tế trên nhiều phương diện, dựa vào
nguồn lực trong nước chính là đi đôi với tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài qua như là
việc tham gia vào các tổ chức quốc tế, phù hợp với yêu cầu trong mỗi giai đoạn lịch sử
nhất định.
2.3 Trách nhiệm của sinh viên trong bối cảnh Việt Nam đẩy mạnh công
nghiệp hóa – hiện đại hóa.
Có thể thấy rằng lực lượng sinh viên luôn có một vị trí quan trọng trong sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sinh viên luôn là lực lượng xung kích, đi đầu trong mọi phong
trào, sẵn sàng cống hiến sức trẻ, trí tuệ cho sự phát triển của đất nước. Đặc biệt là trong
bối cảnh đất nước đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa, tuổi trẻ chúng ta ngay bây
giờ nên biết luyện tập thể dục thể thao nâng cao sức khỏe, vì có sức khỏe chúng ta mới có
sức làm những việc lớn hơn, bên cạnh đó chúng ta nên ra sức học tập thật tốt, cố gắng rèn
luyện đạo đức tránh xa các tệ nạn xã hội để trơe thành một phần tử giúp ích cho xã hội.
Sinh viên nên ra sức học tập và trải nghiệm, học hỏi những điều mới, rèn luyện những kỹ
năng mới để nhanh chóng thích ứng được với tốc độ phát triển của các nước bạn và trên
thế giới; cần nhận rõ vai trò của bản thân trong cộng động và có ý thức trách nhiệm hơn
với xã hội. Sinh viên cần chủ động cập nhập kịp thời những công nghệ, kỹ năng mới bên
cạnh đó thì cũng phải rèn luyện ngoại ngữ vì nó chính là chìa khóa để ta có cơ hội tiếp
cận những tri thức tiên tiến của những nước phát triển, tạo ra một lực lượng sinh viên có
trình độ và kỹ năng tốt đáp ứng được yêu cầu của cuộc cách mạng công nghệ hiện đại,
vận dụng những kiến thức phù hợp với bối cảnh nước nhà để cùng nhau đẩy mạnh công
nghiệp hóa – hiện đại hóa nước nhà.

4
III. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam trường Đại học Kinh tế TPHCM.
2. https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/ban-chap-hanh-trung-uong-dang/dai-hoi-
dang/lan-thu-viii/dai-hoi-dai-bieu-toan-quoc-lan-thu-viii-cua-dang-13
3. http://tapchiqptd.vn/vi/chao-mung-thanh-cong-dai-hoi-xiii-cua-dang/xay-dung-
nen-kinh-te-doc-lap-tu-chu-va-nang-cao-hieu-qua-hoi-nhap-kinh-te-quoc-
te/16610.html

You might also like