You are on page 1of 4

I.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (28/06 – 01/07/1996)
I.1.Hoàn cảnh lịch sử
- Tình hình thế giới:
Những năm cuối thế kỷ XX, cách mạng khoa học và công nghệ phát triển
nhanh với trình độ cao hơn trước, tăng nhanh lực lượng sản xuất, đồng thời
thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thế giới, quốc tế hoá nền kinh tế
và đời sống xã hội.
Chủ nghĩa xã hội và phong trào cách mạng thế giới lâm vào thoái trào sau sự
sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu. Nguy cơ chiến tranh thế giới huỷ diệt bị đẩy
lùi nhưng xung đột vũ trang, chiến tranh cục bộ, xung đột về dân tộc, sắc tộc
và tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp, lật đổ, khủng bố vẫn xảy ra
ở nhiều nơi.1
Khủng hoảng tài chính, tiền tệ ở các nước Đông Nam Á và châu Á lan rộng
trong khu vực, tác động xấu đến nền kinh tế nước ta.
- Tình hình trong nước:
Đến năm 1996, công cuộc đổi mới đã tiến hành được 10 năm, nước ta đã đạt
được nhiều thành tựu quan trọng các lĩnh vực về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã
hội, quốc phòng, an ninh. Đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, cải
thiện một bước đời sống vật chất của đông đảo nhân dân, giữ vững ổn định
chính trị, quốc phòng, an ninh được củng cố. Quan hệ đối ngoại của nước ta
phát triển mạnh mẽ, phá được thế bị bao vây, cô lập, đồng thời nước ta cũng
tích cực đẩy mạnh sự tham gia vào đời sống của cộng đồng quốc tế. Thành tựu
10 năm đổi mới đã tạo được nhiều tiền đề cần thiết cho công cuộc công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước.2
Bên cạnh đó, sau Đại hội VII, trước sự tan rã của Liên Xô và sự thoái trào của
chủ nghĩa xã hội, một bộ phần quần chúng lo lắng, hoài nghi về tiền đồ của chủ
nghĩa xã hội. Quan hệ kinh tế giữa nước ta với các thị trường truyền thống bị
đảo lộn.3 Mỹ vẫn tiếp tục thi hành chính sách cấm vận đối với nước ta. Một số
thế lực thu địch đẩy mạnh những hoạt động gây mất ổn định chính trị và bạo
loạn lật đổ. Quan hệ hợp tác với các nước trên thế giới tăng nhưng cũng đồng
thời quan hệ cạnh tranh trở nên gay gắt hơn. Nước ta phải đối mặt với nhiều
thử thách như nguy cơ tụt hậu xa về kinh tế, “diễn biến hoà bình”; tệ quan liêu,
tham nhũng; nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa.

1
Báo Công an nhân dân, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, năm 1996, truy cập từ link:
https://cand.com.vn/thoi-su/dai-hoi-dai-bieu-toan-quoc-lan-thu-Viii-nam-1996-i378262/
2
Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng, truy cập từ link:
https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/ban-chap-hanh-trung-uong-dang/dai-hoi-dang/lan-thu-viii/dai-hoi-dai-bieu-
toan-quoc-lan-thu-viii-cua-dang-13
3
Trang thông tin của thông tấn xã Việt Nam, Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII tại
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng, truy cập từ link: https://daihoidang.vn/bao-cao-chinh-tri-cua-ban-
chap-hanh-trung-uong-dang-khoa-vii-tai-dai-hoi-dai-bieu-toan-quoc-lan-thu-viii-cua-dang/494.vnp
Tình hình thế giới và thực tiễn công cuộc đổi mới trong nước đặt ra cho Đảng
ta những nhiệm vụ và bước đi mới.
I.2.Nội dung cơ bản của Đại hội
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII đã thảo luận và thông qua các văn kiện: Báo
cáo chính trị; Phương hướng nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (1996-
2000); Điều lệ Đảng (bổ sung, sửa đổi).
Đại hội đã tổng kết đánh giá, kiểm điểm 10 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đại
hội VI và 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VII, đề ra chủ trương, nhiệm vụ nhằm kế
thừa, phát huy những thành tựu, ưu điểm đã đạt được; điều chỉnh bổ sung, phát triển
đường lối đổi mới để tiếp tục đưa sự nghiệp đổi mới của đất nước tiến lên. Xuất phát từ
đặc điểm tình hình đất nước và từ nhận định Việt Nam đã thoát ra khỏi khủng hoảng kinh
tế xã hội cũng như căn cứ vào Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên
Chủ nghĩa xã hội, Đại hội khẳng định tiếp tục nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược là xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, nhấn mạnh nước ta đã chuyển sang thời kì phát
triển mới, thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 4
I.2.1. Kinh tế
Nước ta đã dần thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội sau 10 năm đổi mới. Bộ
chính trị nhận định: “đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội… nhưng có một số
mặt chưa vững chắc”5. Từ những kết quả đạt được, tổng kết bài học trong việc xây dựng
nền kinh tế nước nhà, Đảng ta nhận định nền kinh tế nước ta cần “kết hợp chặt chẽ ngày
từ đầu đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, đồng thời
từng bước thay đổi chính trị”, “xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận
hành theo cơ chế thị trường, đi đôi với tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước theo định
hướng xã hội chủ nghĩa. Tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội,
giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái.”
Dựa trên tình hình thế giới và trong nước, nước ta đặt ra mục tiêu cho nền kinh tế
nước nhà đến năm 2020 và năm 2000:
Trong giai đoạn năm 1996-2020, mục tiêu kinh tế đặt ra là lực lượng sản xuất phát
triển mạnh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang nền kinh tế có công nghiệp và dịch vụ chiếm
tỉ trọng rất lớn trong GDP và trong lao động xã hội, phát huy tốt các nguồn lực của quan
hệ sản xuất, thúc đẩy kinh tế phát triển, xây dựng thành phần kinh tế hợp lý với kinh tế
nhà nước đóng vai trò chủ đạo.

4
Wikipedia, Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VIII, truy cập từ link:
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A1i_h%E1%BB%99i_%C4%90%E1%BA%A3ng_C%E1%BB
%99ng_s%E1%BA%A3n_Vi%E1%BB%87t_Nam_l%E1%BA%A7n_th%E1%BB%A9_VIII
5
Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 54, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, trang 415.
Trong giai đoạn năm 1996-2000, Đại hội đặt ra mục tiêu “Đến năm 2000, GDP bình
quân đầu người tăng gấp đôi năm 1990. Nhịp độ tăng trưởng GDP bình quân hằng năm
đạt khoảng 9-10%; sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp khoảng 4,5-5%, công nghiệp 14-15%,
dịch vụ 12-13%, xuất khẩu khoảng 28%. Tỉ lệ đầu tư/GDP khoảng 30%. Năm 2000, nông
nghiệp chiếm khoảng 19-20%, công nghiệp và xây dựng 34-35%, dịch vụ 45-46%
GDP… Đổi mới và phát triển đa dạng các hình thức kinh tế hợp tác từ thấp đến cao, mà
nòng cốt là các hợp tác xã. Phát triển các hình thức liên doanh, liên kết trực tiếp giữa các
doanh nghiệp nhà nước với nhau, giữa kinh tế nhà nước với kinh tế hợp tác, kinh tế tư
bản tư nhân, cá thể và các công ty nước ngoài. Tạo việc làm nhiều hơn số lao động tăng
thêm hằng năm, giảm đáng kể thất nghiệp; xóa đói, tiếp tục giảm nghèo.”
Từ các mục tiêu đặt ra, Đại hội đã đưa ra các định hướng để phát triển nền kinh tế
nước nhà như: Thứ nhất, phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thứ hai, thực hiện những chủ trương, chính sách đã đề ra đối
với từng thành phần kinh tế. Thứ ba, tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý kinh tế.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp nhiều lần, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ trọng
tâm nôi bật dựa trên các định hướng đã đề ra, nổi bật là:6
Coi phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm; phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu
quả hợp tác quốc tế, ra sức cần kiệm, nâng cao hiệu quả sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Cần kiệm để công nghiệp hóa, khắc phục xu hướng chạy theo “xã hội tiêu dùng”. Tập
trung xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, đồng thời quan tâm xây
dựng quan hệ sản xuất, từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Hướng mạnh về xuất
khẩu, nhưng không được coi nhẹ sản xuất và thị trường trong nước. Thực hiện cơ chế thị
trường nhưng Nhà nước phải quản lý và điều tiết theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Phát
triển kinh tế phải đi đôi với thực hiện công bằng xã hội.
Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu là: Thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và điều
chỉnh cơ cấu đầu tư. Phát triển nông nghiệp và nông thôn theo hướng công nghiệp hóa,
hiện đại hóa và hợp tác hóa, dân chủ hóa. Đẩy mạnh đổi mới, phát triển và quản lý có
hiệu quả các loại hình doành nghiệp. Tiếp tục đổi mới và lành mạnh hóa hệ thống tài
chính – tiền tệ; thực hành triệt để tiết kiệm. Tích cực giải quyết xóa đói giảm nghèo. Đổi
mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và phát huy quyền làm
chủ của nhân dân về kinh tế xã hội.
I.2.2. Công nghiệp hóa
Với mục tiêu đặt ra là đẩy mạnh sự phát triển của nền kinh tế theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, tại Đại hội này, Đảng đã quán triệt các các quan điểm về công nghiệp

6
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021), Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (Dành cho sinh viên đại học, cao
đẳng khối không chuyên ngành Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
hóa trong thời kỳ đổi mới như sau 7: Một là, giữ vững độc lập tự chủ đi đôi với mở rộng
hợp tác quốc tế, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại. Dựa vào nguồn lực trong
nước là chính đi đôi với tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài. Hai là, công nghiệp hóa,
hiện đại hóa là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà
nước là chủ đạo. Ba là, lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự
phát triển nhanh và bền vững. Bốn là, khoa học và công nghệ là động lực của công
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Kết hợp công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại; tranh
thủ đi nhanh vào hiện đại ở những khâu quyết định. Năm là, lấy hiệu quả kinh tế - xã hội
làm tiêu chuẩn cơ bản để xác định phương án phát triển, lựa chọn dự án đầu tư và công
nghệ. Sáu là, kết hợp kinh tế với quốc phòng - an ninh.
Từ các quan điểm đó, Đại hội cũng nêu lên nội dung cơ bản của công nghiệp hóa -
hiện đại hóa trong những năm còn lại của thập kỷ 90 8: Đặc biệt coi trọng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn; phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp
gắn với công nghiệp chế biên nông, lâm, thủy sản; phát triển công nghiệp sản xuất hàng
tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Nâng cấp, cải tạo, mở rộng và xây dựng mới có trọng điểm
kết cấu hạ tầng kinh tế, trước hết ở những khâu ách tắc và yếu kém nhất đang cản trở sự
phát triển. Xây dựng có chọn lọc một số cơ sở công nghiệp nặng trọng yếu và hết sức cấp
thiết, có điều kiện về vốn, công nghệ, thị trường, phát huy tác dụng nhanh và có hiệu quả
cao. Mở rộng thương nghiệp, du lịch, dịch vụ. Đẩy mạnh các hoạt động kinh tế đối ngoại.
Hình thành dần một số ngành mũi nhọn như chế biến nông, lâm, thủy sản, khai thác và
chế biến dầu - khí, một số ngành cơ khí chế tạo, công nghiệp điện tử và công nghệ thông
tin, du lịch. Phát triển mạnh sự nghiệp giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ.

7
Trang thông tin của thông tấn xã Việt Nam, Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII tại
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng, truy cập từ link: https://daihoidang.vn/bao-cao-chinh-tri-cua-ban-
chap-hanh-trung-uong-dang-khoa-vii-tai-dai-hoi-dai-bieu-toan-quoc-lan-thu-viii-cua-dang/494.vnp
8
Trang thông tin của thông tấn xã Việt Nam, Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII tại
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng, truy cập từ link: https://daihoidang.vn/bao-cao-chinh-tri-cua-ban-
chap-hanh-trung-uong-dang-khoa-vii-tai-dai-hoi-dai-bieu-toan-quoc-lan-thu-viii-cua-dang/494.vnp

You might also like