You are on page 1of 8

Đại hội VIII

chủ đề/ tên gọi, mục tiêu, kinh nghiệm


đại hội 8 1996 + 9 2001
mục tiêu: báo cáo phương hướng nhiệm vụ, chiến lược phát triển. nhưng chủ yếu báo
cáo liên quan đến chiến lược phát triển kinh tế, xã hội

web:
kinh nghiệm: nằm ở giáo trình, mỏ ngoặc mấy kinh nghiệm ( chỉ lấy cái nổi bật)
báo cáo chính trị
mục tiêu:
ĐẠI HỘI VIII
6. Tên gọi: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đánh dấu bước ngoặt chuyển
đất nước ta sang thời kỳ mới - thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa;
vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, vững bước đi lên
chủ nghĩa xã hội.
7. mục tiêu
Trên cơ sở phân tích những đặc điểm nổi bật của tình hình thế giới, những xu thế chủ
yếu trong quan hệ quốc tế, nêu rõ những thời cơ và thách thức lớn, Đại hội định ra
mục tiêu phấn đấu đến năm 2000 và 2020 của sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước là: tiếp tục nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ
nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và xây dựng
nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở - kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp
lý, quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống
vật chất và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, văn minh.

mục tiêu cụ thể:

- Chương trình phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn


+ Phát triển nông nghiệp toàn diện hướng vào bảo đảm an toàn lương thực quốc
gia trong mọi tình huống, tăng nhanh nguồn thực phẩm và rau quả, cải thiện
chất lượng bữa ăn, giảm suy dinh dưỡng.
+ Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn có hiệu quả.
- Chương trình phát triển công nghiệp
+ Đổi mới công nghệ của phần lớn doanh nghiệp. Phát triển nhanh một số ngành
có lợi thế, hình thành một số ngành mũi nhọn trong các lĩnh vực chế biến lương
thực - thực phẩm, khai thác và chế biến dầu khí, công nghiệp điện tử và công
nghệ thông tin, cơ khí chế tạo, sản xuất vật liệu.
+ Hình thành các khu công nghiệp tập trung, tạo địa bàn thuận lợi cho việc xây
dựng các cơ sở công nghiệp mới. Phát triển mạnh công nghiệp nông thôn và
ven đô thị. ở các thành phố, thị xã, nâng cấp, cải tạo các cơ sở công nghiệp hiện
có, đưa các cơ sở không có khả năng xử lý ô nhiễm ra ngoài thành phố, hạn chế
việc xây dựng cơ sở công nghiệp mới xen lẫn với khu dân cư.
- Chương trình phát triển kết cấu hạ tầng
+ Phát triển kết cấu hạ tầng vừa đảm bảo các điều kiện cần thiết cho nhiệm vụ
phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 1996 - 2000, vừa chuẩn bị những điều kiện
cho bước phát triển sau năm 2000.
+ Bảo đảm sự giao lưu thông thoát trong mọi thời tiết trên các tuyến giao thông.
Trong từng vùng, điện, nước, giao thông, thông tin được đáp ứng tuỳ theo yêu
cầu của mức độ phát triển.
- Chương trình phát triển khoa học và công nghệ, bảo vệ môi trường sinh thái
+ Phát triển khoa học và công nghệ, nâng cao năng lực nội sinh, coi đó là nhân tố
quan trọng để thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá. Xây dựng
luận cứ khoa học cho các định hướng phát triển đất nước, các chính sách, chủ
trương của Đảng và Nhà nước; tiếp thu được các thành tựu khoa học và công
nghệ thế giới, lựa chọn và làm chủ công nghệ chuyển giao vào Việt Nam.
+ Thúc đẩy đổi mới công nghệ trong các ngành sản xuất từ 10%/năm trở lên, đặc
biệt chú ý chất lượng công nghệ; tập trung vào việc ứng dụng công nghệ tiến
bộ, đưa công nghệ nước ta từng bước đạt trình độ trung bình của khu vực.
+ Tạo bước chuyển biến rõ nét về bảo vệ môi trường sinh thái.
- Chương trình phát triển kinh tế dịch vụ
+ Phát triển mạnh các loại dịch vụ, mở thêm những loại hình mới đáp ứng nhu
cầu đa dạng của sản xuất kinh doanh và đời sống.
+ Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong dịch vụ. Giữ ổn định giá cả, nhất là
đối với các mặt hàng và dịch vụ thiết yếu.
- Chương trình phát triển kinh tế đối ngoại
+ Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân hàng năm khoảng 28% (chưa kể
phần xuất khẩu tại chỗ). Tăng nhanh tỉ trọng hàng đã qua chế biến trong kim
ngạch xuất khẩu, giảm tỉ trọng xuất khẩu nguyên liệu và hàng sơ chế.
+ Hướng nhập khẩu là tập trung vào nguyên liệu, vật liệu, các loại thiết bị công
nghệ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Từng bước thay thế nhập
khẩu những mặt hàng có thể sản xuất có hiệu quả ở trong nước. Tổng kim
ngạch nhập khẩu tăng bình quân hàng năm 24%/
+ Cải thiện cán cân thanh toán quốc tế.
- Chương trình phát triển giáo dục và đào tạo
+ Nâng cao mặt bằng dân trí, bảo đảm những tri thức cần thiết để mọi người gia
nhập cuộc sống xã hội và kinh tế theo kịp tiến trình đổi mới và phát triển đất
nước.
+ Đào tạo bồi dưỡng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá.Tăng tỉ trọng số người tốt nghiệp phổ
thông cơ sở (lớp 9) trong độ tuổi lao động lên 55 -60% và tỉ lệ những người lao
động qua đào tạo trong tổng số lao động lên 22 - 25% vào năm 2000, bảo đảm
nguồn lao động có chất lượng cho các lĩnh vực ứng dụng công nghệ tiên tiến.
Xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ vững mạnh, đủ sức giải quyết
những vấn đề được đặt ra trong chương trình phát triển khoa học và công nghệ.
+ Phát hiện, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài, chú trọng các lĩnh vực khoa học
và công nghệ, văn hoá - nghệ thuật, quản lý kinh tế, xã hội và quản trị sản xuất
kinh doanh.
- Chương trình giải quyết các vấn đề văn hoá - xã hội
+ Giải quyết việc làm, phát triển toàn diện các mặt hoạt động về văn hoá, thông
tin, thể dục thể thao, y tế, dân số, kế hoạch hoá gia đình và các mặt xã hội khác
nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất, tinh thần và thể lực của dân tộc,
đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực và hội nhập vào cộng đồng quốc tế.
+ Kết hợp hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng, tiến bộ xã
hội, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong việc giải quyết những vấn đề xã hội
bức xúc, đẩy lùi tiêu cực, bất công và các tệ nạn xã hội.

6 bài học chủ yếu

Đại hội Tổng kết 10 năm đổi mới và nêu ra 6 bài học chủ yếu

- Một là, giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong quá trình
đổi mới
- Hai là, kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị; lấy
đổi mới kinh tế làm trọng tâm, đồng thời từng bước đổi mới chính trị
- Ba là, xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế
thị trường đi đôi với tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước theo định hướng
xã hội chủ nghĩa
- Bốn là, mở rộng và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân phát huy sức mạnh
của cả dân tộc
- Năm là, mở rộng hợp tác quốc tế, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của
người dân thế giới, kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại
- Sáu là, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, coi xây dựng Đảng là nhiệm vụ
then chốt

1. Giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong quá trình đổi mới;
nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, kiên trì chủ nghĩa
Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

2. Kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị; lấy đổi mới
kinh tế làm trọng tâm, đồng thời từng bước đổi mới chính trị.

3. Xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường,
đi đôi với tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

4. Mở rộng và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân phát huy sức mạnh của cả dân
tộc

5. Mở rộng hợp tác quốc tế, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của nhân dân
thế giới, kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại

6. Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, coi xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt.

đại hội IX

Đại hội Đảng IX: Đất nước bước vào thế kỷ mới

phát huy sức mạnh toàn dân tộc, tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện
đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Đại hội "Trí tuệ, Dân chủ, Đoàn kết, Đổi mới”
Đại hội IX đã hoạch định Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010 với mục
tiêu tổng quát là: Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời
sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ
bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

mục tiêu tổng quát:

Tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững; ổn định và cải thiện đời sống nhân dân.
Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện
đại hoá. Nâng cao rõ rệt hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Mở rộng kinh tế
đối ngoại. Tạo chuyển biến mạnh về giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ,
phát huy nhân tố con người. Tạo nhiều việc làm; cơ bản xoá đói, giảm số hộ nghèo;
đẩy lùi các tệ nạn xã hội. Tiếp tục tăng cường kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội; hình
thành một bước quan trọng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ
quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia.

1- Mục tiêu chiến lược

Mục tiêu tổng quát của Chiến lược 10 năm 2001 - 2010 là:

Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn
hoá, tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành
một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người, năng lực khoa học
và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng
cường; thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ
bản; vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao.
Mục tiêu cụ thể của Chiến lược là:

- Đưa GDP năm 2010 lên ít nhất gấp đôi năm 2000. Nâng cao rõ rệt hiệu quả và sức
cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và nền kinh tế; đáp ứng tốt hơn nhu cầu tiêu
dùng thiết yếu, một phần đáng kể nhu cầu sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu. ổn định
kinh tế vĩ mô; cán cân thanh toán quốc tế lành mạnh và tăng dự trữ ngoại tệ; bội chi
ngân sách, lạm phát, nợ nước ngoài được kiểm soát trong giới hạn an toàn và tác
động tích cực đến tăng trưởng. Tích luỹ nội bộ nền kinh tế đạt trên 30% GDP. Nhịp
độ tăng xuất khẩu gấp trên 2 lần nhịp độ tăng GDP. Tỷ trọng trong GDP của nông
nghiệp 16 - 17%, công nghiệp 40 - 41%, dịch vụ 42 - 43%. Tỷ lệ lao động nông
nghiệp còn khoảng 50%.

- Nâng lên đáng kể chỉ số phát triển con người (HDI) của nước ta. Tốc độ tăng dân số
đến năm 2010 còn 1,1%. Xoá hộ đói, giảm nhanh hộ nghèo. Giải quyết việc làm ở cả
thành thị và nông thôn (thất nghiệp ở thành thị dưới 5%, quỹ thời gian lao động được
sử dụng ở nông thôn khoảng 80-85%); nâng tỷ lệ người lao động được đào tạo nghề
lên khoảng 40%. Trẻ em đến tuổi đi học đều được đến trường; hoàn thành phổ cập
trung học cơ sở trong cả nước. Người có bệnh được chữa trị; giảm tỷ lệ trẻ em (dưới
5 tuổi) suy dinh dưỡng xuống khoảng 20%; tăng tuổi thọ trung bình lên 71 tuổi. Chất
lượng đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần được nâng lên rõ rệt trong môi trường xã
hội an toàn, lành mạnh; môi trường tự nhiên được bảo vệ và cải thiện.

- Năng lực nội sinh về khoa học và công nghệ đủ khả năng ứng dụng các công nghệ
hiện đại, tiếp cận trình độ thế giới và tự phát triển trên một số lĩnh vực, nhất là công
nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hoá.
- Kết cấu hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và
có bước đi trước. Hệ thống giao thông bảo đảm lưu thông an toàn, thông suốt quanh
năm và hiện đại hoá một bước. Mạng lưới giao thông nông thôn được mở rộng và
nâng cấp. Hệ thống đê xung yếu được củng cố vững chắc; hệ thống thủy nông phát
triển và phần lớn được kiên cố hóa. Hầu hết các xã được sử dụng điện, điện thoại và
các dịch vụ bưu chính - viễn thông cơ bản, có trạm xá, trường học kiên cố, nơi sinh
hoạt văn hóa, thể thao. Bảo đảm về cơ bản cơ sở vật chất cho học sinh phổ thông học
cả ngày tại trường. Có đủ giường bệnh cho bệnh nhân.

- Vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước được tăng cường, chi phối các lĩnh vực then
chốt của nền kinh tế; doanh nghiệp nhà nước được đổi mới, phát triển, sản xuất, kinh
doanh có hiệu quả. Kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân,
kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đều phát triển mạnh và lâu
dài. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ
bản và vận hành thông suốt, có hiệu quả.

KINH NGHIỆM

- Một là, quá trình đổi mới phải kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa
xã hội trên nền tảng chủ nghĩa mác-lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Hai là, đổi mới toàn diện đồng bộ có kế thừa có bước đi, hình thức và cách làm
phù hợp.
- Ba là đổi mới phải vì lợi ích của nhân dân, dựa vào nhân dân, phát huy vai trò
chủ động sáng tạo của nhân dân, xuất phát từ thực tiễn nhạy bén với cái mới
- Bốn là, phát huy cao độ nội lực, đồng thời ra sức tranh thủ ngoại lực, kết hợp
sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới.
- Năm là, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, không ngừng
đổi mới hệ thống chính trị, xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã
hội chủ nghĩa.
TRÒ CHƠI:

+ 10p: khái quát bối cảnh ls


+ max 30p: trò chơi
+ 25p: thảo luận + nhận xét; đặt câu hỏi

yc về ND BTN:

+ cách tổ chức trò chơi, hình thức ntn, kịch bản hợp lý hay không

( nên sử dụng kết hợp quizz và kahoo và những trò khá)

+ nội dung câu hỏi có nội dung, phong phú hay không ( không quá nhiều và k
quá ít) ( hỏi ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu)
+ sự phối hợp nhóm + lớp
+ nhận xét của nhóm đó đối với các nhóm khác

( buổi 9)

You might also like