You are on page 1of 15

Đề 9.

Đại hội Đảng lần thứ IX (2001) và chiến lược: phát triển nhanh, hiệu quả,
bền vững, phát triển kinh tế xã hội gắn chặt với bảo vệ môi trường, giữ gìn đa dạng
sinh học – từ nhận thức đến thực tiễn

A. MỞ ĐẦU
“Ðưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và
tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một
nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người, năng lực khoa học
và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng
cường; thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về
cơ bản; vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao”- đó là mục tiêu của
Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2001-2010 tại Đại hội Đảng lần thứ IX
năm 2001. Đảng đã nêu rõ “phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững, phát triển kinh tế
xã hội gắn chặt với bảo vệ môi trường, giữ gìn đa dạng sinh học”. Phát triển kinh tế
xã hội là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh thần của con người
qua việc sản xuất ra của cải vật chất, cải tiến quan hệ xã hội, nâng cao chất lượng
văn hóa. Tuy nhiên trước những biến đổi theo chiều hướng xấu của môi trường
trong thời gian gần đây đã đặt ra vấn đề cần có những giải pháp khắc phục kịp thời
để hướng đến một nền kinh tế phát triển bền vững. Vì vậy em xin phép lựa chọn đề
tài “Đại hội Đảng lần thứ IX (2001) và chiến lược: phát triển nhanh, hiệu quả, bền
vững, phát triển kinh tế xã hội gắn chặt với bảo vệ môi trường, giữ gìn đa dạng
sinh học – từ nhận thức đến thực tiễn” làm đề tài nghiên cứu tiểu luận

B. NỘI DUNG
I. Đại hội Đảng lần thứ IX (2001) và chiến lược: phát triển nhanh, hiệu quả,
bền vững, phát triển kinh tế xã hội gắn chặt với bảo vệ môi trường, giữ
gìn đa dạng sinh học
1. Hoàn cảnh và nội dung của Đại hội Đảng lần thứ IX (2001)
1.1. Hoàn cảnh
Những năm đầu thế kỷ XXI, cách mạng khoa học và công nghệ tiếp tục phát triển
nhảy vọt, thúc đẩy sự phát triển kinh tế tri thức. Toàn cầu hoá là xu thế khách quan
diễn ra mạnh mẽ. Sau sự kiện 11-9-2001, Mỹ và một nước lớn, nhân dịp chống
khủng bố, tăng cường can thiệp vào công việc nội bộ của nhiều nước. Khu vực
Đông Nam Á, châu Á-Thái Bình Dương trở thành khu vực phát triển kinh tế năng
động nhưng tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định.
Sau 15 năm đổi mới, Việt Nam đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tạo thế và lực
mới thúc đẩy công cuộc đổi mới đi vào chiều sâu. Kinh tế đất nước tăng trưởng
khá; đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện. Tình hình chính trị-xã hội ổn định;
quan hệ đối ngoại không ngừng được mở rộng, hội nhập kinh tế quốc tế được tiến
hành chủ động và đạt nhiều kết quả tốt.
Tuy nhiên, nền kinh tế phát triển chưa vững chắc, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp.
Chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế bình quân trong 5 năm mà Đại hội VIII đề ra là 9-10%
đã không đạt. Các nguy cơ mà Hội nghị giữ nhiệm kỳ của Đảng (1-1994) đã nêu ra
vẫn là những thách thức lớn của cách mạng nước ta.

2. Nội dụng Đại hội Đảng lần thứ IX (2001)


Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2001-2010 đã tổng kết việc thực hiện Chiến
lược ổn định và phát triển kinh tế-xã hội 1991-2000 và xác định mục tiêu tổng
quát: Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; nâng cao rõ rệt đời sống vật
chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ
bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Mục tiêu cụ thể của Chiến lược là đưa GDP năm 2010 lên gấp đôi năm 2000. Quan
điểm phát triển của Chiến lược là: Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững.Phát
triển kinh tế-xã hội gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường, giữ gìn đa dạng
sinh học. Tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo
vệ môi trường. Coi phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng đồng bộ nền
tảng cho một nước công nghiệp là yêu cầu cấp thiết. Đẩy mạnh công cuộc đổi mới,
tạo động lực giải phóng và phát huy mọi nguồn lực. Gắn chặt việc xây dựng nền
kinh tế độc lập tự chủ với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Kết hợp chặt chẽ phát
triển kinh tế-xã hội với quốc phòng-an ninh.
Chiến lược đưa ra định hướng phát triển các ngành kinh tế và các vùng; chủ trương
hình thành đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Phát
triển nền kinh tế nhiều thành phần, nhiều hình thức sở hữu; tạo lập đồng bộ các yếu
tố thị trường, đổi mới và nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước; đổi mới chính sách
và kiện toàn hệ thống tài chính-tiền tệ; mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối
ngoại; tiếp tục mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại.
2.1. Những bài học đổi mới do các Đại hội VI, VII, VIII của Đảng nêu lên
đến nay vẫn còn có giá trị lớn, nhất là những bài học chủ yếu sau đây:
Một là, trong quá trình đổi mới phải kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa
xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Hai là, đổi
mới phải dựa vào nhân dân, vì lợi ích của nhân dân, phù hợp với thực tiễn, luôn
luôn sáng tạo. Ba là, đổi mới phải kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
Bốn là, đường lối đúng đắn của Đảng là nhân tố quyết định thành công của sự
nghiệp đổi mới.
2.2. Nội dung Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng IX (2001)
Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường xã
hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Tư
tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn
đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng
tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển
các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại. Đó
là tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người; về
độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức
mạnh thời đại; về sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc; về quyền
làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nước thật sự của dân, do dân, vì dân; về quốc
phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; về phát triển kinh tế và văn
hoá, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; về đạo
đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; về chăm lo bồi dưỡng thế
hệ cách mạng cho đời sau; về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, cán bộ, đảng
viên vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân...
Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng
lợi, là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta. Khẳng định lấy chủ nghĩa
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành
động là bước phát triển quan trọng trong nhận thức và tư duy lý luận của Đảng ta.
Báo cáo chính trị chỉ rõ: Con đường đi lên của nước ta là sự phát triển quá độ lên
chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí
thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng
tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ
nghĩa, đặc biệt về khoa học và công nghệ, để phát triển nhanh lực lượng sản xuất,
xây dựng nền kinh tế hiện đại. Xây dựng chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản
chủ nghĩa là sự nghiệp rất khó khăn, phức tạp, cho nên phải trải qua một thời kỳ
quá độ lâu dài với nhiều chặng đường, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội có
tính chất quá độ. Trong thời kỳ quá độ, có nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản
xuất, nhiều thành phần kinh tế, giai cấp, tầng lớp xã hội khác nhau, nhưng cơ cấu,
tính chất, vị trí của các giai cấp trong xã hội ta đã thay đổi nhiều cùng với những
biến đổi to lớn về kinh tế, xã hội. Quan hệ các giai cấp, các tầng lớp xã hội là quan
hệ hợp tác và đấu tranh trong nội bộ nhân dân, đoàn kết và hợp tác lâu dài trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Nội dung chủ yếu của đấu tranh giai cấp hiện nay là thực hiện thắng lợi sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa, khắc phục tình
trạng nước nghèo, kém phát triển; thực hiện công bằng xã hội, chống áp bức, bất
công; đấu tranh ngăn chặn và khắc phục những tư tưởng và hành động tiêu cực, sai
trái; đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá của các thế lực
thù địch; bảo vệ độc lập dân tộc, xây dựng nước ta thành một nước xã hội chủ
nghĩa phồn vinh, nhân dân hạnh phúc.
Động lực chủ yếu để phát triển đất nước là đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên
minh giữa công nhân với nông dân và trí thức do Đảng lãnh đạo, kết hợp hài hòa
các lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội, phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực của các
thành phần kinh tế, của toàn xã hội.
Đảng, Nhà nước ta chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển
nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản
lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa; đó chính là nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Mục đích của nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa là phát triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế để xây
dựng cơ sở vật chất-kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.
Phát triển lực lượng sản xuất hiện đại gắn liền với xây dựng quan hệ sản xuất mới
phù hợp trên cả ba mặt sở hữu, quản lý và phân phối.
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có nhiều hình thức sở hữu, nhiều
thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế nhà nước
cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc. Kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước.
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực hiện phân phối chủ yếu theo
kết quả lao động và hiệu quả kinh tế, đồng thời phân phối theo mức đóng góp vốn
và các nguồn lực khác vào sản xuất, kinh doanh và thông qua phúc lợi xã hội.
Tăng trưởng kinh tế gắn liền với bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong
từng bước phát triển. Tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa và giáo dục,
xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, làm cho chủ
nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh
thần của nhân dân, nâng cao dân trí, giáo dục và đào tạo con người, xây dựng và
phát triển nguồn nhân lực của đất nước.
Chủ trương xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ đi lên chủ
nghĩa xã hội.
Phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, xây dựng nền văn hoá tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân.Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu,
vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội; hướng mọi hoạt động văn
hoá vào việc xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị, tư
tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, về năng lực sáng tạo, có ý thức cộng đồng, lòng
nhân ái, khoan dung, tôn trọng nghĩa tình, lối sống văn hoá, quan hệ hài hoà trong
gia đình, cộng đồng và xã hội.
Tăng cường quốc phòng, an ninh; mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập
kinh tế quốc tế. Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở,
đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế. Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối
tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và
phát triển.
Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân; đẩy mạnh cải cách tổ chức và hoạt động
của Nhà nước, phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế. Xây dựng, chỉnh đốn Đảng,
nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng.
Đại hội lần thứ IX của Đảng là Đại hội tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, đánh
dấu bước trưởng thành về vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, phát triển và cụ thể hoá Cương lĩnh chính trị năm 1991của Đảng trong
hoàn cảnh lịch sử mới.
2.3. Những nhiệm vụ trọng tâm:
- Những chủ trương đổi mới kinh tế
Một là, tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà
nước, tạo bước phát triển mới, tạo thế và lực cho các doanh nghiệp nhà nước hoạt
động có hiệu quả hơn trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội
nhập kinh tế quốc tế.
Hai là, tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể. Thống nhất
nhận thức về sự cần thiết phát triển kinh tế tập thể; xác lập môi trường thể chế và
tâm lý xã hội thuận lợi, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách; nâng cao vai trò
quản lý của nhà nước; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của Liên
minh hợp tác xã Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân đổi với phát
triển kinh tế tập thể.
Ba là, tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển
kinh tế tư nhân. Coi kinh tế tư nhân là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh
tế quốc dân. Phát triển kinh tế tư nhân là vấn đề chiến lược lâu dài trong phát triển
nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần quan trọng
thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế, công nghiệp hóa, hiện
đại hóa, nâng cao nội lực của đất nước trong hội nhập kinh tế quốc tế.
Bốn là, tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước với quan điểm chỉ đạo:
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là
nguồn nội lực và nguồn vốn to lớn của đất nước; quyền sử dụng đất là hàng hoá
đặc biệt. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống
nhất quản lý. Nhà nước giao đất, cho thuê đất cho các tổ chức, hộ gia đình và cá
nhân sử dụng ổn định lâu dài hoặc có thời hạn theo pháp luật. Nhà nước không
thừa nhận việc đòi lại đất đã được Nhà nước giao cho cá nhân.

- Những đổi mới về hệ thống chính trị


Một là, chủ trương nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị
trấn. Xác định chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức trong hệ thống chính trị; xây
dựng quan hệ đoàn kết, phối hợp, thực hành dân chủ thực sự trong nội bộ các tổ
chức của hệ thống chính trị ở cơ sở theo nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy
quyền làm chủ của nhân dân; xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở trong sạch, vững
mạnh.
Hai là, nhiệm vụ chủ yếu của công tác tư tưởng, lý luận của Đảng là:
Đẩy mạnh tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận, tiếp tục làm sáng tỏ hơn lý luận
về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục lý luận chính trị,
tạo sự thống nhất cao hơn trong Đảng, sự đồng thuận trong nhân dân.
Góp phần giải quyết những vấn đề kinh tế-xã hội bức xúc, chống chủ nghĩa cá
nhân, tư tưởng cơ hội, thực dụng, chặn đà suy thoái về đạo đức, lối sống.
Chủ động tiến công, triển khai có hiệu quả cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng,
lý luận, làm thất bại chiến lược “diễn biến hòa bình”, âm mưu bạo loạn lật đổ của
các thế lực thù địch.
Ba là, đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh . Mục
đích làm cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân nhận thức sâu sắc nguồn gốc, nội
dung, giá trị, vai trò của tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh; làm cho chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh ngày
càng giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần, tư tưởng của xã hội ta.
Bốn là, chủ trương phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì “Dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” với quan điểm chỉ đạo:
Đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp
nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng là đường lối chiến lược
của cách mạng Việt Nam; là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý
nghĩa quyết định bảo đảm phát triển bền vững đất nước.
Bảo đảm công bằng và bình đẳng xã hội, chăm lo lợi ích thiết thực, chính đáng,
hợp pháp của các giai cấp, các tầng lớp nhân dân; kết hợp hài hoà lợi ích cá nhân,
lợi ích tập thể và lợi ích toàn xã hội; thực hiện dân chủ gắn liền với giữ gìn kỷ
cương, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí; không ngừng bồi dưỡng, nâng cao
tinh thần yêu nước, ý thức độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc, tinh thần tự lực, tự
cường xây dựng đất nước.
Đại đoàn kết là sự nghiệp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị mà hạt nhân
lãnh đạo là các tổ chức đảng, được thực hiện bằng nhiều biện pháp, hình thức,
trong đó các chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước có ý
nghĩa quan trọng hàng đầu.
Năm là, khẳng định công tác dân tộc của Đảng với những quan điểm mới:
Dân tộc và đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, đồng thời là vấn
đề cấp bách của cách mạng Việt Nam. Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam
bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng phát triển, cùng thực hiện thắng lợi
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Phát triển toàn diện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh-quốc phòng trên
địa bàn vùng dân tộc và miền núi ; giữ gìn và phát huy những giá trị, bản sắc văn
hóa truyền thống các dân tộc thiểu số.
Công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn
dân, toàn quân, của các cấp, các ngành và toàn bộ hệ thống chính trị.
Sáu là, khẳng định công tác tôn giáo của Đảng với những quan điểm mới:
Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ
tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đảng, Nhà
nước thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng,
theo hoặc không theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo
đúng pháp luật.
Các tôn giáo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, bình đẳng trước pháp luật.
Đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau; đoàn kết đồng bào theo tôn giáo
và đồng bào không theo tôn giáo. Giữ gìn và phát huy những giá trị tích cực của
truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh những người có công với Tổ quốc.
Nghiêm cấm sự phân biệt đối xử với công dân vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo. Đồng
thời, nghiêm cấm lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động mê tín dị đoan, hoạt
động trái pháp luật và chính sách của Nhà nước.

- Về đổi mới phát triển văn hóa và giải quyết các vấn đề xã hội
Một là, chủ trương phát triển giáo dục-đào tạo, phát triển khoa học và công nghệ
đến năm 2010. Tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo nhân
tài; phát triển hợp lý quy mô giáo dục trên cơ sở bảo đảm chất lượng; điều chỉnh cơ
cấu, gắn đào tạo với yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội.
Hai là, kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII và tiếp tục
xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu để tiếp tục phát triển khoa
học và công nghệ nước ta trong thời kỳ mới.
Ba là, kiểm điểm 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII về xây dựng
và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và chỉ rõ mục
tiêu, nhiệm vụ trọng tâm và các giải pháp chủ yếu để tiếp tục xây dựng và phát
triển văn hóa trong thời kỳ mới.
- Về đổi mới, tăng cường quốc phòng, an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại
Một là, ban hành Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Nhiệm vụ cơ bản về bảo vệ Tổ quốc: Giữ vững hòa bình, ổn định để thực hiện
thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội
chủ nghĩa. Xây dựng Đảng là nhiệm vụ theo chốt, kết hợp chặt chẽ với bảo vệ
Đảng, bảo vệ vững chắc an ninh chính trị nội bộ. Nỗ lực thực hiện thắng lợi nhiệm
vụ trung tâm là phát triển kinh tế gắn với giải quyết tốt các vấn đề xã hội, xây dựng
nền kinh tế độc lập tự chủ, đồng thời chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Phát huy
sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa đi đôi
với việc tăng cường trật tự kỷ cương. Chú trọng giải quyết các vấn đề dân tộc, tôn
giáo, nâng cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong sự
nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Tăng cường quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia và
toàn vẹn lãnh thổ là nhiệm vụ trọng yếu thường xuyên của Đảng, Nhà nước và của
toàn dân, trong đó Quân đội nhân dân và Công an nhân dân là lực lượng lòng cốt.
Đẩy mạnh hoạt động đối ngoại, mở rộng hợp tác quốc tế, ưu tiên phát triển hợp tác
với các nước láng giềng, chú trọng thúc đẩy quan hệ với các nước và trung tâm
lớn.
Hai là, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế với quan điểm chỉ đạo:
Phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế ; bảo đảm độc lập, tự
chủ và đinh hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc; an ninh quốc gia, giữ
gìn bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường.
Hội nhập kinh tế quốc tế là sự nghiệp của toàn dân; trong quá trình hội nhập cần
phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực của các thành phần kinh tế, của toàn xã hội,
trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình vừa hợp tác, vừa đấu tranh và cạnh tranh, vừa
có nhiều cơ hội, vừa không ít thách thức, cần tỉnh táo, khôn khéo và linh hoạt trong
việc xử lý tính hai mặt của hội nhập tuỳ theo đối tượng, vấn đề, trường hợp, thời
điểm cụ thể; vừa phải đề phòng tư tưởng trì trệ, thụ động, vừa phải chống tư tưởng
giản đơn, nôn nóng.
Nhận thức đầy đủ đặc điểm nền kinh tế nước ta, từ đó đề ra kế hoạch và lộ trình
hợp lý, vừa phù hợp với trình độ phát triển của đất nước.
Kết hợp chặt chẽ hội nhập kinh tế quốc tế với yêu cầu giữ vững an ninh, quốc
phòng, thông qua hội nhập để tăng cường sức mạnh tổng hợp của quốc gia, nhằm
củng cố chủ quyền và an ninh đất nước, cảnh giác với những mư¬u toan thông qua
hội nhập để thực hiện ý đồ ,diễn biến hoà bình đối với nước ta.
Ba là, Nghị quyết số 36 Bộ Chính trị khóa IX (3-2004) chủ trương coi người Việt
Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời, là nguồn lực của cộng đồng dân tộc
Việt Nam, là nhân tố quan trọng góp phần tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị
giữa nước ta với các nước. Nhà nước có trách nhiệm thoả thuận với các nước hữu
quan về khuôn khổ pháp lý để đồng bào ổn định cuộc sống và bảo vệ quyền lợi
chính đáng của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài theo luật pháp, công ước
và thông lệ quốc tế.

3. Những điểm mới- đặc biệt trong chiến lược bảo vệ môi trường
Kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ và cải thiện môi trường
theo hướng phát triển bền vững; tiến tới bảo đảm cho mọi người dân đều được
sống trong môi trường có chất lượng tốt về không khí, đất, nước, cảnh quan và các
nhân tố môi trường tự nhiên khác đạt chuẩn mực tối thiểu do Nhà nước quy định.
Trước mắt, tập trung giải quyết tình trạng suy thoái môi trường ở các khu công
nghiệp, các khu dân cư đông đúc, chật chội ở các thành phố lớn và một số vùng
nông thôn. Kiểm soát ô nhiễm và ứng cứu sự cố môi trường do thiên tai lũ lụt gây
ra; có kế hoạch cải tạo, khắc phục sự cố ô nhiễm môi trường trên các dòng sông,
hồ ao, kênh mương... Thực hiện các dự án về cải tạo, bảo vệ môi trường: xây dựng
vườn quốc gia, khu rừng cấm, trồng cây xanh, giữ gìn đa dạng sinh học, bảo tồn
các nguồn gen di truyền, xây dựng các công trình làm sạch môi trường. Đảm bảo
sử dụng hợp lý tài nguyên, phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hoá; tiết kiệm và tiết chế sử dụng tài nguyên không tái tạo được. Tăng
cường kiểm tra và giám sát môi trường trong từng dự án đầu tư và từng quy hoạch,
kế hoạch phát triển của các ngành, các vùng lãnh thổ. Áp dụng các công nghệ và
quy trình sản xuất ít chất thải, ít gây ô nhiễm môi trường.

II. Thực tiễn phát triển kinh tế xã hội gắn chặt với bảo vệ môi trường, giữ
gìn đa dạng sinh học
1. Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và vấn đề môi trường
1.1. Tác động của phát triển kinh tế xã hội đến môi trường:
Trong hệ thống kinh tế xã hội, hàng hóa tham gia trong các giai đoạn. Từ sản xuất,
lưu thông, phân phối và tiêu dùng cùng với dòng luân chuyển của nguyên liệu,
năng lượng, sản phẩm, phế thải. Do đó, sản phẩm của phát triển kinh tế xã hội cũng
mang đến thay đổi môi trường.
Các thành phần, sản phẩm luôn ở trạng thái tương tác với các thành phần tự nhiên
và xã hội của hệ thống môi trường đang tồn tại trong địa bàn đó. Khu vực giao
nhau giữa hai hệ thống trên là môi trường do con người tạo ra (môi trường nhân
tạo).
– Phát triển kinh tế xã hội là nguyên nhân tạo nên các biến đổi của môi trường:
+ Ở khía cạnh có lợi, phát triển kinh tế xã hội là cải tạo môi trường tự nhiên hoặc
tạo ra kinh phí cần thiết cho sự cải tạo đó. Con người nhận thức được và thực hiện
các chiến dịch bảo vệ môi trường.
+ Nhưng có thể gây ra ô nhiễm môi trường tự nhiên hoặc nhân tạo. Bởi các ý thức
chưa cao, ý thức kém cũng từ phía con người.
1.2. Môi trường là địa bàn và đối tượng của sự phát triển kinh tế xã hội
Môi trường tự nhiên đồng thời cũng tác động đến sự phát triển kinh tế xã hội thông
qua việc làm suy thoái nguồn tài nguyên. Các tài nguyên không thể được sản sinh
phù hợp, đáp ứng cho các yêu cầu sử dụng ngày càng lớn.
+ Do đó môi trường đang là đối tượng của hoạt động phát triển, thúc đẩy kinh tế xã
hội.
+ Ở khía cạnh khác lại gây ra thảm họa, thiên tai đối với các hoạt động kinh tế xã
hội trong khu vực.
Có thể thấy được sự tác động của môi trường ở kết quả của các quốc gia phát triển:
Ở các quốc gia có trình độ phát triển kinh tế khác nhau có các xu hướng gây ô
nhiễm môi trường khác nhau. Khi đó, môi trường được đo lường ở mức độ ô
nhiễm. Ví dụ:
– Ô nhiễm do dư thừa: 20% dân số thế giới ở các nước giàu hiện sử dụng 80% tài
nguyên và năng lượng của loài người. Các nhu cầu, dịch vụ con người sử dụng
càng cao thì càng lãng phí.
– Ô nhiễm do nghèo đói: Những người nghèo khổ ở các nước nghèo chỉ có con
đường phát triển duy nhất là khai thác tài nguyên thiên nhiên (rừng, khoáng sản,
nông nghiệp,…). Khi đó, họ cố gắng khai thác không kết hợp với tái tạo năng
lượng. Do đó, ngoài 20% số người giàu, 80% số dân còn lại chỉ sử dụng 20% phần
tài nguyên và năng lượng của loài người. Các nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ
khó khăn và đắt đỏ hơn trong khả năng.

2. Tầm quan trọng của việc hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi
trường, đa dạng sinh học
Phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường đều là những yếu tố quan trọng và không
thể tách rời. Sự liên kết giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường xuất phát từ
những lợi ích và tác động mà chúng gây ra.
Tài nguyên tự nhiên là cơ sở của phát triển kinh tế: Môi trường cung cấp các tài
nguyên quan trọng như nước, không khí, đất và nguồn năng lượng. Phát triển kinh
tế phụ thuộc vào việc sử dụng và khai thác các tài nguyên này. Nếu không bảo vệ
môi trường, tài nguyên này sẽ bị suy thoái và làm hạn chế sự phát triển kinh tế
trong tương lai.
Ô nhiễm và suy thoái môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc
sống: Nếu không bảo vệ môi trường, ô nhiễm và suy thoái môi trường sẽ gây ra các
vấn đề sức khỏe, tác động đến chất lượng cuộc sống của con người. Ví dụ, ô nhiễm
không khí gây ra các vấn đề về hô hấp và các bệnh về tim mạch, trong khi ô nhiễm
nước có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe và thiếu nước sạch.
Bảo vệ môi trường tạo ra cơ hội kinh doanh và việc làm: Bảo vệ môi trường có thể
tạo ra cơ hội kinh doanh mới và việc làm. Các ngành công nghiệp xanh và công
nghệ sạch có thể tạo ra công việc mới và đóng góp vào sự phát triển kinh tế. Đồng
thời, việc thúc đẩy các biện pháp bảo vệ môi trường có thể tạo ra một môi trường
kinh doanh lành mạnh và thu hút đầu tư.
Biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường có thể gây nguy hiểm cho kinh tế: Biến
đổi khí hậu, mất rừng, và sự suy thoái môi trường khác có thể gây ra thiệt hại kinh
tế nghiêm trọng. Các thảm họa thiên nhiên như hạn hán, lũ lụt và cạn kiệt tài
nguyên có thể gây mất mát lớn cho kinh tế. Do đó, bảo vệ môi trường cũng đồng
nghĩa với việc giảm thiểu rủi ro và bảo vệ sự ổn định kinh tế.
Phát triển bền vững và đáp ứng nhu cầu tương lai: Bảo vệ môi trường đảm bảo
rằng phát triển kinh tế là bền vững và có thể đáp ứng nhu cầu của cả hiện tại và
tương lai. Sự tận dụng tài nguyên một cách bền vững, sử dụng công nghệ xanh và
thúc đẩy các hình thức kinh doanh có trách nhiệm môi trường đóng góp vào việc
xây dựng một tương lai bền vững cho thế hệ tiếp theo.
3. Thực tiễn phát triển kinh tế gắn với vấn đề môi trường ở Việt Nam hiện nay
3.1. Những kết quả đạt được
Thực hiện Chiến lược Bảo vệ môi trường (BVMT) quốc gia đến năm 2020, tầm
nhìn 2030, công tác BVMT đã đạt được một số kết quả. Nhận thức về BVMT của
toàn xã hội đã có bước chuyển biến mạnh mẽ, Chính phủ xác định không hy sinh
môi trường lấy lợi ích tăng trưởng kinh tế. Hệ thống chính sách, pháp luật, tổ chức
bộ máy về BVMT tiếp tục được hoàn thiện. Nguồn lực cho BVMT tiếp tục được
tăng cường với tổng chi ngân sách cho sự nghiệp môi trường tăng dần từ 9.772 tỷ
đồng năm 2013 (~0,9% chi ngân sách) lên 20.442 tỷ đồng năm 2019 (~1,252%
tổng chi ngân sách) (Bộ Tài chính, 2019). Vốn đầu tư phát triển ngành tài nguyên
và môi trường được phân bổ tăng từ 550 tỷ đồng năm 2013 lên 1.798 tỷ đồng năm
2018. Hoạt động hợp tác quốc tế về BVMT tiếp tục được đẩy mạnh; trong giai
đoạn 2012-2018, đã huy động được 6.915,47 triệu USD hỗ trợ cho BVMT và biến
đổi khí hậu (BĐKH)
Về phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm, tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng đạt 92,71% năm 2018, tăng so với năm 2012 (84,3%). Năm 2019, tỷ lệ khu
công nghiệp, khu công xưởng có hệ thống xử lý nước thải tập trung (HTXLNTTT)
đạt 89%, tăng so với 2010 (~60%). Tỷ lệ thu gom chất thải rắn (CTR) sinh hoạt đô
thị đã tăng lên 86,5% năm 2019 so với 82% năm 2010; tỷ lệ thu gom, xử lý chất
thải nguy hại (CTNH) đã được cải thiện, đạt 75% năm 2018 so với 65% năm 2010;
tỷ lệ CTR y tế được phân loại, xử lý đạt trên 98%; đã bước đầu triển khai mạnh mẽ
các giải pháp phòng chống chất thải nhựa.
Đã cơ bản xử lý xong ô nhiễm dioxin ở sân bay Đà Nẵng. Đến năm 2018, vệ sinh
môi trường nông thôn đã được cải thiện với 65,5% số xã đạt tiêu chí về môi trường
và an toàn thực phẩm của Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) nông thôn
mới; 88,5% số xã có công trình vệ sinh đáp ứng yêu cầu, tăng đáng kể so với 2010
(~52%). Tỷ lệ dân số đô thị được cấp nước sạch đạt 86%; tỷ lệ dân số nông thôn
được cấp nước hợp vệ sinh đạt 94,84%.
Về khai thác bền vững, sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo tồn thiên nhiên và đa
dạng sinh học, đã thực hiện thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, tài nguyên
nước. Tiền thu từ đất đai, cấp quyền khai thác khoáng sản, tài nguyên nước đã tăng
lên, đạt hơn 9.354 tỷ đồng năm 2019 (đối với tài nguyên nước). Tỷ lệ che phủ rừng
đạt 41,65% năm 2018, tăng so với 2012 (39,5%); số vụ vi phạm pháp luật về bảo
vệ và phát triển rừng đã giảm so với giai đoạn trước. Đã tăng thêm 3 khu bảo tồn
(KBT) thiên nhiên trên cạn với diện tích tăng thêm 2.500ha so với 2015; tăng thêm
4 KBT biển so với 2010 với tổng diện tích đạt khoảng 0,11% vùng biển trên cả
nước.
Về nâng cao năng lực ứng phó với BĐKH, công tác phòng, chống, ứng phó với
thiên tai tiếp tục được đẩy mạnh; kịch bản BĐKH và nước biển dâng đã được cập
nhật 2 lần năm 2012 và 2016; công tác dự báo khí tượng thủy văn có nhiều tiến bộ.
Đã tiết kiệm được 5,65% năng lượng giai đoạn 2011-2015; năng lượng mặt trời có
bước phát triển mạnh, đạt 4.500MW năm 2019; nhiều hành động giảm nhẹ phát
thải khí nhà kính (KNK) được triển khai thực hiện.

3.2. Những hạn chế, yếu kém


Ô nhiễm, suy thoái môi trường tiếp tục gia tăng.Môi trường không khí ở các đô thị
lớn, đặc biệt là Hà Nội và TP. HCM, bị ô nhiễm ở một số thời điểm. Vẫn còn hơn
80% cụm công nghiệp (CCN) chưa có HTXLNTTT; 87% nước thải sinh hoạt đô
thị chưa được xử lý. CTR sinh hoạt chưa được phân loại tại nguồn; tỷ lệ tái chế còn
thấp (8-12%); tỷ lệ chôn lấp hơn 70%, chủ yếu là không hợp vệ sinh; vẫn còn
~36,5% CTR sinh hoạt nông thôn chưa được thu gom, xử lý. Tình trạng đổ trộm
CTNH nghiêm trọng vẫn còn xảy ra. Giai đoạn 2012-2019 đã xảy ra nhiều sự cố ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng, điển hình như các vụ Formosa Hà Tĩnh (2016), ô
nhiễm nguồn của nhà máy nước sông Đà, Hà Nội (2019).
Đa dạng sinh học tiếp tục suy thoái, tài nguyên thiên nhiên chưa được khai thác
bền vững, sử dụng hiệu quả. Mặc dù độ che phủ tăng song chất lượng rừng tiếp tục
suy giảm; tình trạng chặt phá rừng trái phép chưa chấm dứt; nhiều vụ cháy rừng
xảy ra trong năm 2019. Các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng như thảm cỏ biển, rạn
san hô tiếp tục suy thoái; các loài động thực vật hoang dã tiếp tục suy giảm; nguy
cơ từ sinh vật ngoại lai xâm hại và rủi ro từ sinh vật biến đổi gen vẫn còn hiện hữu.
Sử dụng đất trong nông nghiệp vẫn còn manh mún; diện tích đất bị thoái hóa tiếp
tục tăng 8 triệu ha so với 2010. Công tác bảo vệ an ninh nguồn nước chưa đáp ứng
yêu cầu; chưa ngăn chặn được suy giảm nước ngầm và ô nhiễm nước mặt. Vẫn còn
tình trạng khai thác khoáng sản trái phép, đặc biệt là khai thác cát sỏi lòng sông trái
phép ở nhiều địa phương. Tình trạng khai thác thủy sản không bền vững chưa
chấm dứt; vẫn còn vi phạm về đánh bắt các vùng biển nước ngoài.
Năng lực chủ động ứng phó với BĐKH còn chưa cao. Nhận thức về BĐKH vẫn
chưa đáp ứng yêu cầu; thiệt hại do thiên tai vẫn còn lớn. Việc phổ biến, nhân rộng
các mô hình thích nghi, sống chung với BĐKH, phát triển cac-bon thấp còn gặp
nhiều khó khăn. Cường độ sử dụng năng lượng sơ cấp còn cao so với thế giới và
khu vực, năm 2015 là 20 GJ/USD GDP, trong khi giá trị trung bình của thế giới là
8 GJ/USD, Thái Lan 14,2 GJ/USD, Trung Quốc 13,8 GJ/USD, Malaysia 10,9
GJ/USD, Indonesia 9,6 GJ/USD, Philippin 8,4 GJ/USD... Việc phát triển năng
lượng tái tạo còn gặp vướng mắc; thu hồi năng lượng từ chất thải chưa được triển
khai mạnh mẽ.

C. KẾT LUẬN
Ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường, biến đổi khí hậu diễn ra ở Việt Nam chủ
yếu do hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đã và đang được thúc đẩy
với tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao. Trong một chừng mực nào đó, có thể nói có nhiều
nơi, nhiều lúc việc bảo vệ môi trường đã bị xem nhẹ, những nguyên tắc để đảm
bảo phát triển bền vững đã không được tuân thủ một cách nghiêm ngặt. Do đó,
việc gắn chặt phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường là cần thiết để đảm bảo sự
phát triển bền vững, bảo vệ sức khỏe con người và tạo ra cơ hội kinh doanh và việc
làm. Bảo vệ môi trường không chỉ là trách nhiệm của chính phủ và tổ chức, mà
cũng là trách nhiệm của mỗi cá nhân trong xã hội. Đại hội IX của Đảng là đại hội
của trí tuệ, dân chủ, đoàn kết, đổi mới, thể hiện ý chí kiên cường và niềm hy vọng
lớn lao của toàn Đảng, toàn dân trong thời điểm trọng đại của dân tộc, mở đường
cho đất nước ta nắm lấy cơ hội, vượt qua thách thức tiến vào thế kỷ mới, thiên niên
kỷ mới, thực hiện mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã
hội công bằng, dân chủ, văn minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
2. Tổng cục Môi trường - MT, 2019a, Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện
chiến lược BVMT quốc gia đến 2020.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường - TNMT, 2019, Báo cáo Tổng kết công tác
năm 2019 và triển khai nhiệm vụ năm 2020 của ngành tài nguyên và môi
trường.
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - NNPTNT, 2019a, Báo cáo tổng
kết 10 năm thực hiện CTMTQG xây dựng nông thôn mới.
5. Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo - NLTT và Cục Năng lượng Đan Mạch,
2019, Báo cáo triển vọng năng lượng Việt Nam.

You might also like