You are on page 1of 4

ủa Đảng thẳng thắn nêu rõ: “Kinh nghiệm thực tế chỉ rõ: lực lượng sản xuất bị kìm

hãm không chỉ trong


trường hợp quan hệ sản xuất lạc hậu, mà cả khi quan hệ sản xuất phát triển không đồng bộ, có những
yếu tố đi quá xa so với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất”(10).

Thực hiện đường lối đổi mới của Đại hội VI, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội do Đại hội VII đề ra (6-1991) và Cương lĩnh (bổ sung, phát triển) năm 2011 là quá trình
không ngừng phát triển nhận thức về CNXH và con đường XHCN dựa trên cơ sở tổng kết thực tiễn đổi
mới của Việt Nam. Sự sụp đổ của mô hình CNXH ở Liên Xô và các nước Đông Âu là do những hạn chế,
yếu kém kéo dài không được khắc phục, do sai lầm trong nhận thức và lãnh đạo, quản lý không được
sửa chữa và nhất là do sự tấn công trực diện của các thế lực thù địch và phản bội. Cũng chính từ thất bại
và tổn thất to lớn đó là bài học để các Đảng Cộng sản, các nước kiên định con đường XHCN, trong đó có
Việt Nam phải không ngừng đổi mới tư duy lý luận và tổng kết thực tiễn để tìm ra quy luật phát triển
riêng. Kiên định, trung thành với lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh nhưng phải không ngừng đổi
mới và phát triển sáng tạo mới thành công. Bài học lịch sử là: nếu không trung thành, kiên định lý luận,
tư tưởng cộng sản sẽ phạm vào chủ nghĩa xét lại, nhưng nếu không đổi mới, phát triển sáng tạo sẽ rơi
vào chủ nghĩa giáo điều, bảo thủ, trì trệ và đất nước không thể phát triển.

Gần 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới và Cương lĩnh của Đảng, đất nước ta đã đạt được những thành
tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử cả về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, quốc phòng, an ninh, đối ngoại,
không ngừng cải thiện đời sống, mức sống và chất lượng cuộc sống của nhân dân. “Đất nước ta chưa
bao giờ có được cơ đồ và vị thế như ngày nay”(11).

Cần phải nhấn mạnh một thành tựu về phát triển tư duy lý luận. Nhận thức về CNXH và con đường đi
lên CNXH ở Việt Nam ngày càng sáng tỏ hơn.

Trước hết, sáng tỏ về mô hình, mục tiêu của CNXH Việt Nam. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) đã xác định 8 đặc trưng, trong đó đặc
trưng hàng đầu là xây dựng xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Các đặc trưng về
vai trò làm chủ của nhân dân, về nền kinh tế phát triển cao, về nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc, về xã hội và con người, về đoàn kết các dân tộc, về nhà nước pháp quyền và về hợp tác, hữu
nghị trong quan hệ quốc tế, đã làm rõ bản chất tốt đẹp và tính hiện thực của CNXH ở Việt Nam.

Sáng tỏ hơn về những nội dung phát triển trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Đó là đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường. Phát triển
nền kinh tế nhiều thành phần, nhiều loại hình sở hữu theo định hướng XHCN. Xây dựng nền văn hóa,
xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội. Bảo đảm vững
chắc quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự
chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế. Xây dựng nền dân
chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường và mở rộng mặt trận dân tộc
thống nhất. Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Xây dựng
Đảng trong sạch, vững mạnh.

Thực tiễn đổi mới và xây dựng CNXH cũng làm rõ hơn khả năng bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa để tiến
lên CNXH. “Con đường đi lên của nước ta là sự phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư
bản chủ nghĩa, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư
bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản
chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học và công nghệ, để phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, xây dựng nền
kinh tế hiện đại”(12).

Công cuộc đổi mới, xây dựng CNXH đòi hỏi phải tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư duy, vận dụng sáng tạo,
phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH,
tăng cường tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, nâng cao năng lực dự báo, xử lý có hiệu quả những
vấn đề mới nảy sinh trong thực tiễn, giải quyết tốt các mối quan hệ lớn phản ánh quy luật đổi mới và
phát triển. “Đó là quan hệ giữa đổi mới, ổn định và phát triển; giữa đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị;
giữa tuân theo các quy luật thị trường và bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa; giữa phát triển lực
lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất; giữa nhà nước và thị trường; giữa
tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; giữa xây dựng chủ
nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế; giữa Đảng
lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”(13).

Tiến tới Đại hội XIII của Đảng, tổng kết 35 năm đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh 1991 và 10 năm
thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển
năm 2011), nhiều vấn đề được tổng kết để nhận thức rõ hơn và giải quyết những yêu cầu bức thiết do
thực tiễn đặt ra, nhất là vấn đề xây dựng quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ lực lượng sản
xuất; vấn đề an sinh xã hội, phân hóa giàu nghèo; vấn đề xây dựng văn hóa, con người trong xã hội văn
minh, tiến bộ; vấn đề chống suy thoái, tham nhũng, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Mục tiêu xây
dựng một nước Việt Nam XHCN hùng cường, sớm trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Khi
kết thúc thời kỳ quá độ, xây dựng được về cơ bản nền tảng kinh tế của CNXH với kiến trúc thượng tầng
về chính trị, tư tưởng, văn hóa phù hợp. Đến giữa thế kỷ XXI, Việt Nam trở thành một nước công nghiệp
hiện đại, theo định hướng XHCN. Đó là mục tiêu, định hướng phát triển với tầm nhìn chiến lược kỷ niệm
100 năm thành lập Đảng (2030) và 100 năm Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2045).
Theo Tạp chí Lý luận chính trị số 1-2020

(1), (2) ĐCSVN: Văn kiện Đảng Toàn tập, t.2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, tr.2, 94.

(3) Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.315.

(4) ĐCSVN: Văn kiện Đảng Toàn tập, t.12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr.89.

(5), (6), (7) Hồ Chí Minh Toàn tập, t.10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.390, 391, 391.

(8) Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.11, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.92.

(9), (10) ĐCSVN: Văn kiện Đảng Toàn tập, t.47, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr.363, 390.

(11) ĐCSVN: Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, Văn phòng Trung ương
Đảng, Hà Nội, 2016, tr.20.

(12) ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr.84.

(13) ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2016,
tr.17-18.

CÁC TIN KHÁC

Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương chỉ đạo thực hiện 4 nhiệm vụ trọng tâm năm 2020 (20/01/2020
10:41)

4 nội dung trọng tâm trong công tác tuyên truyền kỷ niệm 60 năm phong trào Đồng khởi (07/01/2020
14:50)
07 nhiệm vụ cấp bách thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí
hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường (13/09/2019 17:08)

3 nhiệm vụ trọng tâm trong công tác tuyên giáo của Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương (26/08/2019
10:30)

10 nhiệm vụ trọng tâm của công tác tuyên giáo những tháng cuối năm 2019 (02/08/2019 08:40)

9 nhiệm vụ trọng tâm của Ban Tổ chức Trung ương 6 tháng cuối năm 2019 (26/07/2019 14:18)

Công tác kiểm tra, giám sát góp phần đổi mới, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ
chức đảng (23/07/2019 15:24)

Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2019 (23/07/2019
14:51)

Phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (25/06/2019 13:40)

Hội nghị giao ban trực tuyến ngành Tổ chức xây dựng Đảng tháng 6/2019 (10/06/2019 13:25)

CHUYÊN MỤC

GIỚI THIỆU

TIN TỨC - SỰ KIỆN

CHIẾN LƯỢC - CHÍNH SÁCH

NGHIÊN CỨU VÀ QUẢN LÝ KHOA HỌC

HỘI THẢO

TƯ VẤN, ĐÀO TẠO, DỊCH VỤ CÔNG

You might also like