You are on page 1of 2

Những điều kiện cần thiết chưa có đủ đòi hỏi trên con đường phát triển theo định

hướng XHCN, Đảng và chính quyền cách mạng phải cùng với toàn dân chủ động
tạo dựng những điều kiện: phát triển kỹ nghệ tức lực lượng sản xuất hiện đại để
phát triển công nghiệp, nông nghiệp ở trình độ cao, đặc biệt là nhân tố con người,
phải nâng cao dân trí, xây dựng con người phát triển toàn diện có trí tuệ và năng
lực tự giác xây dựng một xã hội mới. Quan điểm của Hồ Chí Minh thật sự là sự
khởi đầu nhận thức về xây dựng CNXH xuất phát từ thực tiễn Việt Nam.

Luận cương cách mạng Việt Nam được Đại hội II của Đảng (2/1951) thông qua đã
xác định phương hướng rõ ràng là: hoàn thành giải phóng dân tộc, phát triển dân
chủ nhân dân, tiến tới CNXH. Luận cương nêu rõ: “nhiệm vụ trung tâm của Đảng
là đẩy mạnh việc kỹ nghệ hóa, phát triển kỹ nghệ nặng, phát triển thật rộng bộ
phận kinh tế Nhà nước, tập thể hóa nông nghiệp dần dần, thực hiện những kế
hoạch dài hạn để gây thêm và củng cố cơ sở cho chủ nghĩa xã hội, đặng tiến lên
thực hiện chủ nghĩa xã hội. Những bước cụ thể của giai đoạn này phải tùy theo
điều kiện cụ thể của tình hình trong nước và ngoài nước khi đó mà quyết định.
Song một điều chắc chắn là chừng nào ta chưa chuẩn bị cơ sở kinh tế đầy đủ và
chưa làm cho số đông quần chúng nhân dân nhận rõ chủ nghĩa xã hội là cần thiết,
thì chủ nghĩa đó chưa thể thực hiện được. Ở nước ta, thời gian chuẩn bị đó, so với
các nước dân chủ nhân dân khác, nhất định sẽ lâu hơn, vì ta phải kiến quốc trên cơ
sở một nước nông nghiệp lâu năm bị đế quốc thống trị, tàn phá”

Cũng chính từ thất bại và tổn thất to lớn đó là bài học để các Đảng Cộng sản, các
nước kiên định con đường XHCN, trong đó có Việt Nam phải không ngừng đổi
mới tư duy lý luận và tổng kết thực tiễn để tìm ra quy luật phát triển riêng. Kiên
định, trung thành với lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh nhưng phải
không ngừng đổi mới và phát triển sáng tạo mới thành công. Bài học lịch sử là: nếu
không trung thành, kiên định lý luận, tư tưởng cộng sản sẽ phạm vào chủ nghĩa xét
lại, nhưng nếu không đổi mới, phát triển sáng tạo sẽ rơi vào chủ nghĩa giáo điều,
bảo thủ, trì trệ và đất nước không thể phát triển.

Trước hết, sáng tỏ về mô hình, mục tiêu của CNXH Việt Nam. Cương lĩnh xây
dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm
2011) đã xác định 8 đặc trưng, trong đó đặc trưng hàng đầu là xây dựng xã hội dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Các đặc trưng về vai trò làm chủ
của nhân dân, về nền kinh tế phát triển cao, về nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc, về xã hội và con người, về đoàn kết các dân tộc, về nhà nước pháp
quyền và về hợp tác, hữu nghị trong quan hệ quốc tế, đã làm rõ bản chất tốt đẹp và
tính hiện thực của CNXH ở Việt Nam.
Sáng tỏ hơn về những nội dung phát triển trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Đó là
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri
thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường. Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, nhiều
loại hình sở hữu theo định hướng XHCN. Xây dựng nền văn hóa, xây dựng con
người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội. Bảo đảm
vững chắc quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. Thực hiện đường
lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, chủ động và
tích cực hội nhập quốc tế. Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại
đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất. Xây
dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Xây
dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.
Thực tiễn đổi mới và xây dựng CNXH cũng làm rõ hơn khả năng bỏ qua chế độ tư
bản chủ nghĩa để tiến lên CNXH. “Con đường đi lên của nước ta là sự phát triển
quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ qua việc xác
lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa,
nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư
bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học và công nghệ, để phát triển mạnh mẽ lực
lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại”(12).
Công cuộc đổi mới, xây dựng CNXH đòi hỏi phải tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư
duy, vận dụng sáng tạo, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH, tăng cường tổng kết thực tiễn,
nghiên cứu lý luận, nâng cao năng lực dự báo, xử lý có hiệu quả những vấn đề mới
nảy sinh trong thực tiễn, giải quyết tốt các mối quan hệ lớn phản ánh quy luật đổi
mới và phát triển. “Đó là quan hệ giữa đổi mới, ổn định và phát triển; giữa đổi mới
kinh tế với đổi mới chính trị; giữa tuân theo các quy luật thị trường và bảo đảm
định hướng xã hội chủ nghĩa; giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng, hoàn
thiện từng bước quan hệ sản xuất; giữa nhà nước và thị trường; giữa tăng trưởng
kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; giữa xây dựng
chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; giữa độc lập, tự chủ và hội
nhập quốc tế; giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”(13).

You might also like