You are on page 1of 6

ĐẠI HỌC UEH

TRƯỜNG KINH DOANH


KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING

TIỂU LUẬN
BỘ MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
ĐỖ LÂM HOÀNG TRANG

CÂU 1. THÀNH TỰU , Ý NGHĨA LỊCH SỬ VÀ KINH NGHIỆM LÃNH


ĐẠO CỦA ĐẢNG TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC ( 1986 -
NAY ) 

Thành Tựu

Về kinh tế, trải qua biết bao năm đầu tư và phát triển những thành tựu về kinh tế
mà Việt Nam gặt hái được là vô cùng to lớn qua đó đã chiếm được những sự công
nhận xứng đáng của thế giới đối với nước ta. Nền kinh tế của ta đã ngăn chặn được
lạm phát, tiềm lực về kinh tế ngày càng tăng, dần dần đi đến sự phát triển ổn định
lâu dài và bền vững. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế- xã hội, Việt Nam đã và đang
từng bước lấy lại vị thế vốn có của mình trên bản đồ kinh tế thế giới, từ một nước
nghèo kém phát triển vươn lên trở thành nước có thu nhập trung bình.
Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu của Việt Nam năm 2020 được xếp thứ 42/131
nước, đứng đầu nhóm 29 quốc gia có cùng mức thu nhập. Xếp hạng về phát triển
bền vững của Việt Nam đã tăng từ thứ 88 năm 2016 lên thứ 49 năm 2020, cao hơn
nhiều so với các nước có cùng trình độ phát triển kinh tế.

Thời gian vừa qua, Việt Nam đã trải qua một trong những cuộc khủng hoảng lớn
nhất về kinh tế lẫn xã hội khi vừa chứng kiến liên tiếp những cơn bão đổ bộ vào
địa bàn các tỉnh miền Trung gây tổn thất nặng nề về tài sản lẫn con người thì dịch
bệnh Covid-19 vừa kéo đến, lấy đi biết bao nhiêu là sinh mạng của người dân, trực
tiếp ảnh hưởng xấu đến nhiều hoạt động kinh tế cả trong lẫn ngoài nước khiến cho
hàng nghìn doanh nghiệp phải đóng cửa vô thời hạn. Nhưng bằng một cách thần kì,
Việt Nam vẫn duy trì được những con số thống kê ấn tượng trong thời kì đen tối
đó: tốc độ tăng trưởng GDP bình quân gian đoạn 2016- 2020 vẫn đạt 6%/năm,
GDP đạt 271,2 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người đạt 2.779 USD, năng suất
lao động tăng từ 4,3%/năm gian đoạn 2011-2015 lên khoảng 6%/năm giai đoạn
2016-2020.
Về văn hóa, xã hội đạt được nhiều kết quả khả quan trong thời gian qua; chính
sách tiền lương cho người lao động được điều chỉnh hợp lí, mở rộng bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm y tế đạt trên 90%, chế độ an sinh xã hội được cải thiện tốt hơn. Đáp
ứng hầu hết các mục tiêu Liên Hợp Quốc đã đề ra, nổi bật là hạn chế tỷ lệ hộ nghèo
còn dưới 3% tổng số dân. Hệ thống pháp luật được cải thiện và sửa đổi để tốt hơn,
Bộ máy nhà nước từng bước phát triển đến bền vững. Quan hệ đối với các nước
trên thế giới ngày càng bền chặt và có lợi cho đôi bên, đạt nhiều thành tựu nổi bật.
Tham gia vào việc xây dựng các nguyên tắc, chuẩn mực trong các thể đa phương,
Thúc đẩy ngoại giao và tối ưu hóa hiệu quả với các nước láng giềng và các nước
lớn.

Về chính trị, cải thiện các trang thiết bị, xây dựng quân đội và tăng cường an ninh
quốc phòng. Tập trung mở rộng quan hệ đối với các nước trên thế giới, Cải thiện
quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, Hoa Kì... Chủ động thực hiện tốt các mục tiêu
của các tổ chức quốc tế đưa ra. Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 189/193
nước và thiết lập quan hệ đối tác chiến lược và đối tác toàn diện với 30 nước trên
toàn thế giới. Tạo tiền đề cho công cuộc thúc đẩy quan hệ ngoại giao song song với
việc bảo vệ đất nước.
Ý Nghĩa
Đảng đã đem đến một sự hài hòa về kinh tế lẫn chính trị vừa mang tính thúc đẩy
phát triển đất nước nhưng vẫn song song đi đầu trong việc xây dựng toàn diện và
bền vững để mở đường cho một sự phát triển lâu dài và ổn định qua thời gian theo
đúng bản chất của chế độ xã hội.
Đảng đã khôi phục nền kinh tế của nước ta khi đưa ra quyết định thay đổi từ nền
kinh tế quan liêu, bao cấp điều mà đã gây ra cuộc khủng hoảng lương thực và suy
thoái nền kinh tế trong nhiều năm liền trở thành nền kinh tế thị trường đã giải
quyết ngay lập tức bài toán thiếu thốn lương thực và mở đường cho nền kinh tế
phát triển đến ngày hôm nay nhưng vẫn giữ được sự công bằng trong xã hội làm
rút ngắn khoảng cách giàu nghèo. Để có được những việc trên, Đảng ta đã chủ
động mở cửa và hội nhập những nước trên thế giới. Tập trung vào sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Học hỏi từ các công trình nghiên cứu của thế
giới và phát huy những điểm chưa cải thiện được giúp cải thiện trình độ của đất
nước.
Với sự quyết tâm, ý chí của dân ta cũng với sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và nhà
nước, Việt Nam ta đã gặt hái được vô vàn thành tựu trong suốt công cuộc đổi mới
và phát triển. Không những thế, nước ta còn có đủ ba yếu tố quan trọng góp phần
vào thành công ấy là thiên thời, địa lợi và nhân hòa. Từ những yếu tố cơ bản trên
đã giúp Việt Nam vươn lên trở thành một trong những nước đang phát triển trong
khu vực và vững vàng trong công cuộc đi lên chủ nghĩa xã hội.

Kinh Ngiệm

Một là, thực thi chỉnh đốn nghiêm và dứt khoát các trường hợp về chính trị, tư
tưởng,đạo đức, tổ chức và cán bộ bên trong nội bộ Đảng. Đề cao khả năng lãnh
đạo, tính đoàn kết trong tập thể, thực hiện nghiêm các luật lệ mà Đảng đề ra và
thường xuyên đổi mới, củng cố phương thức lãnh đạo mà Đảng đề ra. Luôn giữ
cho bộ máy chính trị trong sạch, tránh các tình trạng suy đồi trong nội bộ và đấu
tranh kiên quyết với trường hợp tham nhũng. Đào tạo cán bộ hội đủ cả tài lẫn đức,
trở thành một cán bộ kiểu mẫu cho nhân dân noi theo.
Hai là, tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân, đáp ứng các nhu cầu về quyền lợi
của nhân dân để tạo một xã hội công bằng liêm chính.
Ba là, người lãnh đạo phải có tâm, sáng tạo và dứt khoát luôn đưa ra các quyết
định chính xác và giải quyết được các vấn đề đang mắc phải.
Bốn là, Phải hài hòa các lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội, đảm bảo
nền kinh tế phát triển, ôn hòa với các quan hệ quốc tế nhưng vẫn giữ được nét
phong tục và sự công bằng trong xã hội.
Năm là, dự báo và nắm vững tình hình quan hệ đối với các nước trên thế giới,
tránh gây xung đột và những tác động làm ảnh hưởng xấu đến an ninh quốc gia từ
đó là tiền đề cho sự phát triển trong hoạt động ngoại thương với các nước trên thế
giới.

CÂU 2. PHÂN TÍCH NHÂN TỐ QUYẾT ĐỊNH ĐƯA ĐẾN THẮNG LỢI
CỦA CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI (1986 – NAY). TỪ VẤN ĐỀ LỊCH SỬ TRÊN,
BẠN CÓ THỂ RÚT RA BÀI HỌC GÌ CHO CUỘC SỐNG CỦA BẢN
THÂN?
Xuyên suốt quá trình hình thành và phát triển từ năm 1986 đến nay, Đảng ta luôn
đóng một vai trò quan trọng bật nhất và ảnh hưởng sâu xắc đến những thành quả
mà ta đang được tận hưởng ngày hôm nay. Sau đây là những luận điểm chỉ ra
những vai trò cốt lõi của Đảng đã làm. Thứ nhất, Đảng là nhân tố gắn kết chủ
nghĩa cộng sản với chủ nghĩa dân tộc thành một khối thống nhất làm bàn đạp cho
công cuộc giải phóng dân tộc của đất nước. Thứ hai, Đảng chỉ ra sự tương đồng về
nho giáo và tư tưởng xã hội chủ nghĩa trong việc tôn trọng thứ bậc và hi sinh lợi
ích cá nhân cho lợi ích của một tập thể. Đối với nhân dân Đảng như gia đình, luôn
ân cần và cùng nhân dân vượt qua gian khổ từ đó tạo ra một thể gắn kết khó tách
rời từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ban đầu nước ta đặt năng về sự lãnh đạo của
Đảng nhưng càng về sau, sự chuyên chế đã dần biến mất, Đảng đã dần thay đổi để
đề cao tính tự chủ của nhân dân từ đó hạn chế những tình trạng tham nhũng,...
Qua đó cho thấy chế độ XHCN ở Việt Nam đã có một nền tảng bền vững và đang
từng bước phát triển. Sự vượt trội đó chủ yếu dựa vào sức mạnh đại đoàn kết của
dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản thông qua hai cuộc chiến
tranh chống Pháp và chống Mỹ cứu nước. Cho nên, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam vẫn tiếp tục chứng minh sức sống của mình cả trong thời chiến lẫn trong thời
bình mà ở đó, chúng ta thực hiện dân chủ hoá xã hội mà không làm mất đi sự hài
hoà, ổn định cần có để duy trì tăng trưởng kinh tế.

Qua việc phân tích trên, tôi sẽ nhìn nhận lại bản thân trong việc xây dựng mục tiêu
và nắm bắt lấy tình hình xung quanh để chớp lấy thời cơ trong học tập cũng như
trong công việc. Cải thiện khả năng làm việc nhóm và ứng phó với những vấn đề
phát sinh bất ngờ không mong muốn. Trau dồi kinh nghiệm, kiến thức từ mọi
người và từ các nước trên thế giới để đổi mới cách học tập và phát huy những tiềm
lực mà bản thân đang có.

You might also like