You are on page 1of 5

1

THÀNH TỰU ĐỔI MỚI BÁC BỎ LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC “VIỆT
NAM KHÔNG ĐỔI MỚI CHÍNH TRỊ, ĐỔI MỚI KINH TẾ KHÔNG
HIỆU QUẢ”

Nguyễn Đình Cử
Chi bộ 5 Đảng bộ phường Đồng Tâm,
quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Sự nghiệp Đổi Mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã trải qua gần 40
năm (1986-2024) và đã đạt đươc những thành tựu vô cùng to lớn, làm thay đổi
sâu sắc diện mạo kinh tế -xã hội nước ta. Điều quan trọng hơn là đất nước giữ
được ổn định chính trị, nghĩa là phát triển trong ổn định, chứ không như các
nước xã hôi chủ nghĩa Đông Âu và Liên xô (cũ) chuyển đổi và sụp đổ chế độ,
Đảng Cộng sản mất quyền lãnh đạo, nhiều cán bô cao cấp của Đảng ở nhiều
nước bị giết. Đạt được thành tựu trên là do Đảng ta đã xử lý đúng đắn mối quan
hệ giữa Đổi mới kinh tế và Đổi mới chính trị, dựa trên luận điểm quan trọng của
chủ nghĩa Mác- Lê Nin “Trong mọi thời đại lịch sử, sản xuất kinh tế và cơ cấu
xã hội - cơ cấu này tất yếu phải do sản xuất kinh tế mà ra, - cả hai cái đó cấu
thành cơ sở của lịch sử chính trị và lịch sử tư tưởng của thời đại ấy” 1. Điều này
có nghĩa là kinh tế quyết định chính trị, kinh tế thay đổi trước, chính trị thay đổi
sau; ngược lại là trái quy luật, tất yếu dẫn đến đổ vỡ.
Tuy nhiên, những thế lực phản động thường rêu rao luận điệu Việt Nam
“không đổi mới về chính trị” và do vậy “đổi mới kinh tế không hiệu quả”. Đây
là luận điệu của những kẻ cố tình “bịt tai, nhắm mắt”, cố tình chống phá công
cuôc Đổi Mới. Hãy để những thành tựu Đổi mới bác bỏ những luận điệu sai trái
nói trên.
Đổi mới mang tính đột phá, cách mạng về kinh tế ở Việt Nam là sự chuyển
hóa từ nền kinh tế chỉ huy, kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền
kinh tế thị trường định hướng XHCN mà trước hết là sự xuất hiện nhiều thành
phần kinh tế, nhiều hình thức sở hữu. Từ nền kinh tế chỉ có 2 thành phần nhà
nước và hợp tác xã, đến nay các thành phần kinh tế bao gồm: Kinh tế Nhà nước;
1
C. Mác và Ph. Ăng-ghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999, t. 21, tr. 11
2

Kinh tế tập thể; Kinh tế tư nhân; Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Tuy kinh tế
Nhà nước được xác định là giữ vai trò chủ đạo nhưng tỷ lệ lao động trong khu
vực này ngày càng giảm, năm 2022 chỉ còn 7,9%. Khu vực kinh tế ngoài Nhà
nước hiện chiếm 82,1% lao động; lao động trong khu vực kinh tế có vốn đầu tư
nước ngoài năm 2000 chỉ chiếm 1% năm 2022 đã tăng lên 10% 2. Sự tăng nhanh
tỷ lệ này là do năm 2022, có 108 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt
Nam3. Rõ ràng, ngày nay, lao động chủ yếu làm việc trong khu vực kinh tế
ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài trở thành một động lực
quan trọng của nền kinh tế. Năm 2022, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam
đạt 732,5 tỷ Đô la Mỹ gấp 1,79 lần tổng sản phẩm trong nước (GDP). Những
con số trên cho thấy, nền kinh tế Việt Nam đã hội nhập sâu vào nền kinh tế thế
giới4.
Các chủ thể của các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh
theo pháp luật tạo nên nền kinh tế năng động và hiệu quả. Từ 1990 đến 2022,
Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người của Việt Nam, tăng 13,4 lần
trong khi đó của toàn thế giới chỉ tăng 3,76 lần 5. Việt Nam trở thành nước có
thu nhập trung bình, từ năm 2010, công cuộc xóa đói, giảm nghèo đạt được
những thành tích to lớn. Tỷ lệ hộ nghèo về lương thực, thực phẩm năm 1990 lên
tới 55,0% nhưng tỷ lệ hộ nghèo đa chiều năm 2022 chỉ còn 4,3%6!
Năm 2022, Việt Nam có 761 đô thị (87 thành phố, 50 thị xã và 624 thị
trấn), tăng 111 đô thị so với năm 2000. Bên cạnh đó, bộ mặt nông thôn cũng
ngày càng đổi mới. Tính đến tháng 4/2023, cả nước đã có 6.009/8.211 xã
(73,2%) đạt chuẩn nông thôn mới7.
2
Tổng cục Thống kê. Niên giám Thống kê năm 2022.
3
https://baochinhphu.vn/108-quoc-gia-va-vung-lanh-tho-dau-tu-tai-viet-nam-trong-nam-2022-
102221227100121915.htm
4
https://baochinhphu.vn/108-quoc-gia-va-vung-lanh-tho-dau-tu-tai-viet-nam-trong-nam-2022-
102221227100121915.htm
5
Ngân hàng Thế giới: https://data.worldbank.org/indicator/NY.GDP.PCAP.PP.CD?locations=VN
6
Tổng cục Thống kê. https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2020/10/tinh-hinh-kinh-te-
xa-hoi-10-nam-1991-2000/ và https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2023/10/thanh-tuu-giam-
ngheo-va-cac-chinh-sach-ho-tro-nguoi-ngheo-o-viet-nam-giai-doan-2016-2022/
7
Cổng thông tin Bộ Xây dựng. https://moc.gov.vn/tl/Pages/chitiettin.aspx?IDNews=76189&tieude=ca-nuoc-co-
73-2-xa-dat-chuan-nong-thon-moi.aspx
3

Những số liệu khái quát nói trên đã đủ chứng tỏ sự thật không thể chối cãi
rằng, Đổi mới kinh tế ở Việt Nam mang tính đột phá, cách mạng và hiệu quả.
Những thế lực cho rằng, Việt Nam không Đổi mới về chính trị là hết sức phiến
diện, nông cạn. Người ta chỉ nghĩ rằng Đổi mới chính trị là phải đa đảng, đa
nguyên. Có thể thấy Đổi mới chính trị được tiến hành trên cơ sở kết quả Đổi
mới kinh tế và đạt được các kết quả mà bất kỳ ai cũng không thể phủ nhận.
Một là, đường lối xây dựng CNXH trong thời kỳ quá độ nói chung và nền
kinh tế thị trường định hướng XHCN nói riêng ngày cảng rõ ràng hơn.
Sau 25 năm Đổi Mới, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) đã chỉ rõ mô hình:”Xã hội xã hội
chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên
lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hoá
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc,
có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng,
đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có
quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới.”
Điểm rất mới, rất sáng trong Đổi Mới về chính trị là Việt Nam “có quan hệ hữu
nghị và hợp tác với các nước trên thế giới”, đặc biệt đến năm 2024 đã có 7 nước có
quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam là: Trung Quốc
(2008), Nga (2012), Ấn Độ (2016), Hàn Quốc (2022), Hoa Kỳ (2023), Nhật
Bản (2023) và Úc (2024), trong đó có cả những nước là cựu thù với Việt Nam
trước đây. Thử hỏi, nếu không có Đổi Mới về chính trị, liệu có thể có những mối
quan hệ đối tác chiến lược toàn diện nói trên?
Hai là, mặc dù là Đảng duy nhất, Đảng lãnh đạo nhưng kỷ luật của Đảng ngày
càng nghiêm khắc, Đảng ta có khả năng phê bình và tự phê bình cao.
Với những thiết chế như Ủy ban kiểm tra của Đảng ủy, từ cấp Trung ương
đến cấp cơ sở; Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực cấp Trung ương;
4

cấp tỉnh; hoạt động “phê và tự phê” đi vào nền nếp, chịu sự giám sát của nhân
dân; Đảng ta hoàn toàn có khả năng thanh lọc những phần từ thoái hóa, biến
chất ra khỏi đội ngũ. Chỉ riêng 6 tháng đầu năm 2022,có đã có 27 cán bộ thuộc
diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý bị kỷ luật, trong đó có 4 Ủy viên Trung
ương8. Bộ Chính trị khóa XIII đã có 4 Ủy viên Bộ Chính trị thôi mọi chức vụ,
nghỉ hưu. Thời kỳ trước Đổi Mới, cán bộ cao cấp bị kỷ luật vô cùng hiếm hoi.
Hiện nay, trong Đảng “có vào, có ra; có lên, có xuống” đã trở thành hiện tượng
bình thường.
Ba là, bộ máy nhà nước tinh gọn, hướng tới hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Trước Đổi mới, kinh tế do Nhà nước chỉ huy trực tiếp, kế hoạch hóa cứng
nhắc, khi Đổi mới, nhà nước đóng vai trò quản lý định hướng, việc phân bố
nguồn lực chủ yếu do thi trường quyết định nên có điều kiện tinh giản bộ máy
quản lý hành chính. Gần đây nhất, chỉ sau 5 năm triển khai Nghị quyết số 18-
NQ/TW ngày 25/10/2017, Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương
Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của
hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” đã đạt được những
thành tựu to lớn. Hiện nay, Chính phủ chỉ có 18 Bộ và 4 cơ quan ngang bộ. Hơn
nữa, so với các nhiệm kỳ trước đây, các bộ đã giảm 17 Tổng cục (trước đây 30
Tổng cục, nay chỉ còn 13), 8 cục và 100 Vụ. Riêng Bộ Công an đã bỏ 6 Tổng
cục và 2 đơn vị tương đương tổng cục; 55 đơn vị cấp cục; giảm 20 Sở Cảnh sát
phòng cháy, chữa cháy; 7 trường; 1.014 đơn vị cấp phòng và trên 2.300 đơn vị
cấp đội, đã giảm hơn 30.000 biên chế9. Những con số trên cho thấy Đảng và
Nhà nước ta quyết liệt Đổi mới bộ máy quản lý hành chính, một cấu thành của
Hệ thống chính trị.
Bốn là, dân chủ xã hội, phản biện xã hội được phát huy, tăng cường

8
https://dantri.com.vn/xa-hoi/danh-sach-27-can-bo-cap-cao-bi-ky-luat-trong-6-thang-20220822225903440.htm
9
https://vietnamnet.vn/cat-giam-duoc-17-tong-cuc-8-cuc-hon-100-vu-la-ket-qua-dang-mung-2077618.html
https://vietnamnet.vn/cuoc-cach-mang-tinh-gon-bo-may-cat-giam-25-tong-cuc-2152243.html
5

Năm 2007, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh thực hiện
dân chủ ở xã, phường, thị trấn. Năm 2022, cả nước có 127 cơ quan báo; 670 cơ
quan tạp chí (có 327 tạp chí lý luận chính trị và khoa học, 72 tạp chí văn học
nghệ thuật); 72 cơ quan đài phát thanh, truyền hình 10. Đặc biệt, ngay từ năm
1997, mặc dù hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu của Internet nhưng Việt Nam vẫn
quyết định kết nối với mạng Internet toàn cầu, một dạng “mở cửa thông tin” với
toàn thế giới. Đến nay, 70 triệu người dân đã sử dụng và có diễn đàn mới để nói
lên tiếng nói của mình, tạo ra dư luận xã hội mạnh mẽ, trong đó có dư luận
mạng xã hội phản ảnh, phản biện mọi chủ trương chính sách của Đảng và Chính
quyền các cấp, mang lại hiệu quả không nhỏ trong xây dựng và thực thi chính
sách.
Năm là, giám sát xã hội ngày càng chặt chẽ.
Với sự phát triển của Internet, mạng xã hội, điện thoại thông minh, việc
giám sát của người dân đối với xã hội nói chung và nhân viên, cơ quan công
quyền nói chung được thực hiện mọi nơi, mọi lúc. Từ câu chuyện của người
dân về việc đi làm giấy khai tử “bị hành” tại UBND phường Văn Miếu (quận
Đống Đa, Hà Nội) lan truyền trên mạng xã hội ngày 25/7/2017, ngay hôm sau
26/7/2017, Đoàn kiểm tra công vụ Tp Hà Nội vào cuộc làm rõ sự việc, ngày
22/8/2017 nhân viên “hành dân” đã bị buộc thôi việc11.
Rõ ràng, công cuộc Đổi mới đất nước đã đi vào cuộc sống. Kinh tế và
chính trị Việt Nam thay đổi mang tính cách mạng trong 38 năm qua. Đổi mới
Kinh tế đi trước và tạo tiền đề để Đổi mới chính trị. Đổi mới chính trị lai mở
đường cho Đổi Mới kinh tế và làm cho nước ta giàu có hơn, dân chủ hơn. Đây
là đường lối đúng đắn, hiệu quả đã được thực tiễn chứng minh rõ ràng. Chỉ có
những ai cố tình nhắm mắt mới không thấy những đổi thay này trên đất nước
Việt Nam. Với thành tựu 38 năm Đổi mới, chúng ta tin tưởng rằng nhất định
chủ nghĩa xã hội sẽ thành công trên đất nước Việt Nam.

10
https://www.vietnamplus.vn/infographics-so-lieu-ve-cac-co-quan-bao-chi-viet-nam-nam-2021-
post764886.vnp
11
https://vnexpress.net/ha-noi-cho-thoi-viec-can-bo-phuong-van-mieu-bi-to-hanh-dan-3631142.html

You might also like