You are on page 1of 28

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

NHÓM 2

PHÂN TÍCH BỐN NGUY CƠ ĐẢNG ĐÃ NÊU RA TẠI ĐẠI


HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ XII

Môn: Triết học

Giảng viên: TS. Nguyễn Thị Thanh Hà

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2023


DANH SÁCH NHÓM 2

STT HỌ VÀ TÊN MSHV

1 Nguyễn Lâm Đức C22610303

2 Phạm Linh Giang C22610305

3 Lê Vũ Trang Nhi C22609288

4 Trần Như Minh Anh C22609438BSMS

5 Nguyễn Thị Mỹ Hên C22609443BSMS

6 Đoàn Hữu Tân C22609444BSMS

7 Nguyễn Anh Thư C22609437BSMS

8 Phan Minh Thư C22609440BSMS

9 Đinh Thanh Thắng C22609441BSMS

10 Lê Cẩm Tú C22609442BSMS
Theo Nghị quyết ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ XII, Đảng đã
nêu ra những thời cơ, thuận lợi nhằm phát triển nền kinh tế Việt Nam một cách toàn
diện. Bên cạnh những nguy cơ, thuận lợi ấy, Đảng cũng đã chỉ ra nhiều hạn chế, yếu
kém trong các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hoá, xã hội, y
tế chậm được khắc phục. Đời sống của một bộ phận nhân dân, nhất là ở vùng sâu,
vùng xa còn nhiều khó khăn. Bốn nguy cơ mà Đảng ta chỉ ra vẫn còn tồn tại, có mặt
diễn biến phức tạp bao gồm: Nguy cơ tụt hậu xa hơn về mặt kinh tế so với các nước
trong khu vực và trên thế giới; Nguy cơ “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù đực
nhằm chống phá nhà nước”; Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối
sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng
phí chưa bị đẩy lùi; Khoảng cách giàu nghèo gia tăng, đạo đức xã hội có phần xuống
cấp.

Và, cũng tại Đại hội, Đảng đã nhấn mạnh chủ đề của Đại hội là: “Tăng cường
xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; phát huy sức mạnh toàn dân tộc và dân chủ xã
hội chủ nghĩa; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; bảo vệ vững chắc Tổ
quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở
thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”. Như vậy có thể thấy giữa những mong
muốn, nhiệm vụ mà Đảng đề ra và thực tiễn thì đang tồn tại những mâu thuẫn. Dưới
góc độ triết học, đây là biểu hiện của quy luật mâu thuẫn hay còn gọi là quy luật thống
nhất và đấu tranh giữa các mặt mâu thuẫn của phép biện chứng duy vật.

Quy luật mâu thuẫn được biết đến là quy luật về nguồn gốc, động lực cơ bản,
phổ biến của mọi quá trình vận động và phát triển của sự vật. Sự thống nhất và đấu tranh
từ các mặt đối lập sẽ tạo ra động lực cho sự phát triển. Các mặt đối lập không tách rời
nhau và thủ tiêu lẫn nhau, mà nó sẽ tồn tại cùng nhau theo sự khách quan tự nhiên, xã
hội. Mâu thuẫn chẳng những là một hiện tượng khách quan mà còn là một hiện tượng
phổ biến. Mâu thuẫn tồn tại khách quan trong mọi sự vật hiện tượng của giới tự nhiên
đời sống xã hội và tư duy của con người. Không có một sự vật hiện tượng nào lại không
có mâu thuẫn và không có một giai đoạn nào trong sự phát triển của mỗi sự vật hiện
tượng lại không có mâu thuẫn. Mâu thuẫn này mất đi thì mâu thuẫn khác lại hình thành.
Mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó hai mặt đối lập vừa thống nhất, vừa đấu tranh với

1
nhau. Trong một mâu thuẫn, sự thống nhất của các mặt đối lập không tách rời sự đấu
tranh giữa chúng. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là một quá trình phức tạp. Quá trình
ấy có thể chia ra từng giai đoạn, mỗi giai đoạn có những đặc điểm riêng của nó. Khi
mới xuất hiện, mâu thuẫn thường được biểu hiện ở sự khác nhau của hai mặt. Trong
quá trình phát triển của mâu thuẫn sự khác nhau đó biến thành sự đối lập. Khi hai mặt
đối lập của mâu thuẫn xung đột với nhau gay gắt, nếu có điều kiện chín muồi thì hai
mặt đối lập sẽ chuyển hoá lẫn nhau, mâu thuẫn được giải quyết. Kết quả là sự thống
nhất của hai mặt đối lập cũ bị phá huỷ, sự đối lập của hai mặt đối lập mới được hình
thành cùng với mâu thuẫn mới. Mâu thuẫn mới này lại triển khai, phát triển và lại được
giải quyết làm cho sự vật mới luôn luôn xuất hiện thay thế sự vật cũ. Sự đấu tranh giữa
hai mặt đối lập đã làm cho các sự vật không thể tồn tại một cách vĩnh viễn. Quy luật
thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập được Đảng ta vận dụng và thể hiện như sau:

1. Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới

Tăng trưởng đuổi kịp và tránh được nguy cơ tụt hậu về kinh tế là đích hướng đến
của nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Nguy cơ tụt hậu về kinh tế được hiểu là khả
năng không thể hoặc khó có thể hội tụ với mức thu nhập trung bình của một nhóm nước
trong khu vực hoặc trên thế giới. Để đánh giá so sánh sự phát triển kinh tế giữa các
nước, thông thường các chỉ tiêu về GNI, GDP bình quân đầu người điều chỉnh theo sức
mua ngang giá được sử dụng để loại bỏ sự khác biệt về quy mô dân số; sự khác biệt về
mức giá cả giữa các nước.

Sau hơn 30 năm đổi mới, kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng
ghi nhận, tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn, xuất khẩu tăng cao, chất lượng cơ sở
hạ tầng được cải thiện các mục tiêu xã hội khác như tỷ lệ nghèo giảm, giáo dục, y tế
được tăng cường. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu như vậy thì nền kinh tế Việt
Nam vẫn còn ở khoảng cách khá xa so với các nước khác trong khu vực cũng như trên
thế giới trong nhiều lĩnh vực. Trong đó riêng về thu nhập bình quân đầu người Việt
Nam đứng khá thấp so với các nước trong khu vực chỉ bằng 1/3 Thái Lan, 1/5 so với
Malaysia. Thực tế cho thấy các chỉ tiêu về kinh tế xã hội chưa đạt được. Nhiều chỉ tiêu,
tiêu chí trong mục tiêu phấn đấu để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công
nghiệp theo hướng hiện đại không đạt được. Kinh tế vĩ mô ổn định nhưng chưa vững

2
chắc, nợ công tăng nhanh, nợ xấu đang giảm dần nhưng còn ở mức cao, sản xuất kinh
doanh còn gặp rất nhiều khó khăn.

Với nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế
giới. Một trong những mục tiêu quan trọng mà Đảng ta đặt ra chính là phấn đấu sớm
đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, hay nói cách khác
là mục tiêu phát triển về kinh tế. Đây chính là sự biểu hiện của quy luật mâu thuẫn trong
việc xác định mục tiêu và nguy cơ hiện hữu. Tuy nhiên hai mặt mâu thuẫn này có tác
động qua lại hỗ trợ nhau, chúng ta có mục tiêu rõ ràng đó là phải phát triển kinh tế, đuổi
kịp với các nước trong khu vực và thế giới. Nhưng thực tế chúng ta chưa làm được và
nguy cơ tụt hậu vẫn tồn tại, sự mâu thuẫn này là tiền đề để thúc đẩy sự phát triển. Theo
đó Đảng và các ban ngành có liên quan cần phải nhìn thẳng vào thực tế vấn đề, trước
thực tiễn không phát triển thì cần tìm ra cách thức, đưa ra giải pháp để thay đổi, đưa
kinh tế đi lên theo định hướng đề ra. Đây được xem là đấu tranh để giải quyết mâu
thuẫn. Nếu không có mâu thuẫn, chúng ta sẽ không biết vị trí mình đang ở đâu và không
có động lực để thúc đẩy mình cần làm gì để đưa nước ta phát triển về mặt kinh tế hơn
nữa.
Điều cần nhận rõ là, trong thời kỳ hội nhập, cuộc đua tranh giữa các quốc gia,
dân tộc nhằm đưa đất nước mình phát triển, tiến lên là có tính quốc tế. Nước ta tiến thì
nước khác cũng tiến; còn tiến nhanh, tiến chậm hay dừng lại, thậm chí thụt lùi hay suy
thoái, khủng hoảng là tùy thuộc ở những điều kiện khách quan và chủ quan của mỗi
nước, ở khả năng nắm bắt và khai thác thời cơ, thuận lợi; hay ngược lại, lún sâu vào
khó khăn, thách thức. Ta đang nói đến nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế. Để có thể bắt
kịp với các quốc gia khác trên thế giới Việt Nam cần duy trì tăng trưởng cao. Theo một
nghiên cứu thì nếu Việt Nam muốn bắt kịp những nền kinh tế như Hàn Quốc, Đài Loan
thì cần duy trì tốc độ tăng trưởng trung bình 9%/năm trong 20 năm tới. Trong khi 20
năm qua kinh tế Việt Nam chỉ tăng trưởng trung bình 5,7%/năm. Nguy cơ tụt hậu kinh
tế Việt Nam so với các nước phát triển trong khu vực ASEAN là hiện hữu.

Để giải quyết mâu thuẫn về phát triển kinh tế, cần phải tập trung bồi dưỡng nguồn
nhân lực chất lượng cao. Bởi, muốn phát triển về kinh tế, rút ngắn khoảng cách với các
quốc gia cần phát triển về hoạt động sản xuất mà trong đó người lao động là lực lượng

3
sản xuất mang yếu tố quyết định. Trình độ nguồn nhân lực càng cao, kinh tế càng phát
triển. Đặc biệt trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, việc áp dụng máy móc, kỹ
thuật, dây chuyền tiên tiến vào trong sản xuất, lao động là một yếu tố then chốt giúp
nâng cao sản lượng, đẩy mạnh sản xuất. Chính vì vậy, cần phải đặt ra nhiều chính sách
thúc đẩy phát triển dồi dào nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với đẩy mạnh đổi mới
sáng tạo, tiếp thu tinh hoa nhân loại, công nghệ tiên tiến, ứng dụng và phát triển mạnh
mẽ khoa học, công nghệ.

2. Nguy cơ “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch nhằm chống phá nhà
nước

Đảng ta luôn hướng đến việc bảo vệ nhà nước, bảo vệ chế độ, trong khi đó nguy
cơ “diễn biến hoà bình” của các thế lực chống phá vẫn còn tồn tại. Điều này cho thấy
sự mâu thuẫn trong thực tiễn và định hướng của Đảng. Để ngăn chặn nguy cơ “diễn
biến hòa bình” thì trước hết Đảng ta phải nhìn thẳng vào thực tiễn, phân tích và làm rõ
khái niệm, đối tượng tác động, mục tiêu và hình thức thực hiện “diễn biễn hòa bình” từ
đó, Đảng ta cần vận dụng triệt để quy luật mâu thuẫn để xây dựng đường lối, chính sách
và các biện pháp phù hợp để đấu tranh, loại bỏ nhóm nguy cơ này.

(i) Khái niệm “diễn biến hòa bình”

Diễn biến hòa bình chiến lược của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động
quốc tế, được thực hiện dưới một phương thức, thủ đoạn mới để chống phá, đẩy lùi và
đi đến xoá bỏ chủ nghĩa xã hội. Đối tượng của chiến lược Diễn biến hòa bình là các
nước có khuynh hướng phát triển phi tư bản chủ nghĩa. Bản chất của chiến lược Diễn
biến hòa bình là chống chủ nghĩa xã hội. Nội dung cơ bản là phá hoại các nước xã hội
chủ nghĩa về các mặt chính trị, tư tưởng, kinh tế, văn hoá, xã hội, v.v... Phương thức và
thủ đoạn chủ yếu là tạo dựng và thúc đẩy những nhân tố phản động, chống đối từ bên
trong, đẩy đối phương vào khủng hoảng toàn diện, từng bước chuyển hoá chế độ chính
trị theo con đường phát triển tư bản chủ nghĩa hoặc bị chính các thế lực chống đối dùng
bạo lực lật đổ.

Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam coi diễn biến hòa bình là một trong
bốn nguy cơ lớn với sự tồn tại của Đảng. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập quốc tế,

4
Việt Nam không có lựa chọn nào khác là xây dựng quan hệ kinh tế, chính trị và an ninh
với các nước Tư bản chủ nghĩa là tác giả của Diễn biến hòa bình, như Mỹ, Liên minh
châu Âu (EU). Chính vì vậy, một mặt vẫn tuyên truyền trong nước về sự nguy hiểm của
Diễn biến hòa bình, mặt khác, chính phủ Việt Nam mềm mỏng trong quan hệ ngoại
giao. Chính phủ Việt Nam chỉ phát ngôn chung chung, không nêu rõ ai là tác giả của
các hoạt động Diễn biến hòa bình. Việt Nam cũng không làm rạch ròi như trước thế nào
là chủ nghĩa đế quốc và ai là kẻ thù của chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, sau một số "Cách
mạng sắc màu" diễn ra tại các nước Đông Âu, dẫn tới sự bất ổn và sụp đổ của nhiều chế
độ chính trị tại một số nước, Việt Nam trở nên quan ngại hơn. Chính phủ Việt nam coi
việc xử lý thế nào để vẫn giữ được bản sắc dân tộc và độc lập tự chủ của đất nước là
vấn đề lớn mà VN cần phải làm.

(ii) Đối tượng tác động của “diễn biến hòa bình”

● Một bộ phận cán bộ trong Đảng, kể cả cán bộ cấp cao, đang giữ những vị trí trọng
trách trong bộ máy quản lý nhà nước và hệ thống chính trị, cán bộ hoạch định chiến
lược, cán bộ làm công tác tư tưởng lý luận, công tác, tổ chức...

● Trí thức và tầng lớp văn nghệ sĩ - một lực lượng nhạy cảm chính trị xã hội cao,
thường chịu sự tác động rất nhanh nhạy trước những biến cố xã hội.

● Thanh niên, sinh viên, lực lượng đông đảo và có vai trò to lớn trong đời sống xã
hội, là bộ phận năng động, nhạy bén, có khả năng tiếp nhận và thích nghi với cái
mới nhanh, nhiệt tình, xông xáo; nhưng vốn sống và kinh nghiệm ít, kiến thức và
bản lĩnh chính trị hạn chế, mức độ kiềm chế và năng lực đề kháng trước những cám
dỗ thấp, dễ bị lôi kéo bởi những luồng thông tin sai lệch.

● Những phần tử cơ hội chính trị có quan điểm sai trái, đối lập với chủ trương đường
lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Đây là những thành phần cực
đoan giàu tham vọng chính trị, sẵn sàng tiếp tay cho nước ngoài, tập hợp lôi kéo
xây dựng lực lượng chống phá ra từ bên trong.

● Một bộ phận nhân dân do thiếu hiểu biết, hoặc bị lợi dụng, mua chuộc dụ dỗ, đặc
biệt là dân tộc ít người, đồng bào theo các tôn giáo... Bộ phận này thường bị kích
động, lôi kéo, trở thành quân cờ chính trị trong tay các thế lực nước ngoài. Bộ phận

5
này có vai trò như một công cụ gây áp lực chính trị, buộc chính phủ Việt Nam
nhượng bộ thay đổi đường lối.

(iii) Mục tiêu của “diễn biến hòa bình”

Mục tiêu của Diễn biến hòa bình tập trung ở các khía cạnh:

● Về hệ tư tưởng: Dùng nhiều kế hoạch và phương tiện, tuyên truyền nhằm xuyên
tạc, phủ định chủ nghĩa Marx-Lenin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, cũng như những
nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động cách mạng của Đảng Cộng
sản Việt Nam, từ đó gây ra "tự diễn biến", hòng tạo ra sự khủng hoảng về lý
tưởng chính trị, làm suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng
viên và nhân dân. Từ đó làm chệch hướng và sụp đổ chế độ chính trị, từng bước
thay thế chủ nghĩa Marx-Lenin và Tư tưởng Hồ Chí Minh bằng ý thức hệ tư bản
chủ nghĩa.

● Về định hướng phát triển: Xóa bỏ chủ nghĩa xã hội, mục tiêu, lý tưởng của Đảng
Cộng sản Việt Nam và dân tộc Việt Nam. Tạo áp lực và gây sức ép buộc Việt
Nam quay trở lại chủ nghĩa tư bản.

● Về thể chế pháp luật: Đòi xóa bỏ Điều 4 của Hiến pháp, thủ tiêu vai trò lãnh đạo
của Đảng, thực hiện đa nguyên, đa đảng.

Mục tiêu chung của diễn biến hòa bình là làm cho đại đa số cán bộ, đảng viên và các
tầng lớp nhân dân, từ cán bộ cấp cao cho đến người dân đều có chung tâm trạng hoài
nghi, dao động.

(iv) Các biện pháp thực hiện “diễn biến hòa bình”

Về chính trị - xã hội

● Phối hợp đồng bộ giữa bên ngoài và bên trong mà chủ yếu là triệt để khai thác
các phần tử bất mãn chống đối trong nước, nhất là một số trí thức và cán bộ biến
chất, các phần tử cơ hội chính trị, tập trung xuyên tạc và phủ định chủ nghĩa Mác
- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với mưu đồ dùng chính cộng sản chống lại và
phản bác chủ nghĩa cộng sản. Trọng tâm là làm cho quần chúng nhân dân, kể cả
một bộ phận cán bộ, đảng viên xa rời chủ nghĩa Marx, xa rời tư tưởng Hồ Chí

6
Minh.

● Sử dụng chính những kẻ cơ hội và Đảng viên biến chất. Mục tiêu của tự diễn
biến trong nội bộ Đảng là tách Đảng ra khỏi dân, đối lập Đảng với dân. Thông
qua thổi phồng khuyết điểm, yếu kém của chính những phần tử cơ hội, bọn quan
liêu, tham nhũng để quy chụp, đánh đồng những Đảng viên xấu, hủ bại với những
Đảng viên tốt, trung kiên; nhằm làm cho quần chúng nhân dân lẫn lộn tốt-xấu,
đánh đồng những cá nhân biến chất với lý tưởng cộng sản và tổ chức Đảng nói
chung.

● Thông qua các hiện tượng cụ thể có thật, những yếu kém, bất cập của chính phủ,
nhưng được nhào nặn, bóp méo, cường điệu với dụng ý xấu, nhằm quy kết và
phủ định những thành quả của đổi mới, xuyên tạc nhằm bôi đen chế độ, phủ định
con đường chủ nghĩa xã hội.

● Về xã hội: lợi dụng các mâu thuẫn, khiếu kiện, các chiêu bài "dân chủ", "nhân
quyền" và "tôn giáo" để can thiệp vào tình hình nội bộ, phá hoại sự ổn định của
Việt Nam.

● Về quốc phòng - an ninh: xuyên tạc đường lối, chính sách quốc phòng-an ninh,
đối ngoại của Đảng-Nhà nước. Thực hiện mưu đồ "phi chính trị hóa" Quân đội
nhân dân Việt Nam và công an nhân dân… làm mất lý tưởng, sức chiến đấu của
lực lượng vũ trang để sẵn sàng tạo cớ răn đe, can thiệp quân sự hoặc xâm lược
khi điều kiện chín muồi.

● Về kinh tế: xuyên tạc đường lối, chính sách kinh tế; thúc đẩy chuyển hoá cơ cấu
kinh tế, thành phần kinh tế, xâm nhập, chiếm lĩnh các địa bàn, các lĩnh vực kinh
tế quan trọng nhằm tước bỏ vai trò điều hành nền kinh tế của Nhà nước; từ đó
thúc đẩy, chuyển hóa nền kinh tế sang quỹ đạo tư bản chủ nghĩa.

● Về lịch sử: xuyên tạc lịch sử dân tộc và bôi nhọ uy tín của các nhà lãnh đạo cách
mạng Việt Nam

Về giáo dục

Thông qua các chương trình đưa cán bộ ra nước ngoài học tập, nghiên cứu bằng

7
nhiều nguồn vốn khác nhau, nhất là nguồn tài trợ nước ngoài, hòng tạo ra một “thế hệ
cán bộ thân phương Tây”, sau này nắm dần các cương vị trọng yếu trong hệ thống chính
trị. Mặt khác, thông qua việc hợp tác đào tạo tại Việt Nam để truyền bá các quan điểm
xa lạ, gạt bỏ hệ tư tưởng cách mạng trong học viên.

Về truyền thông và văn hóa

● Thông qua con đường hợp tác trên các lĩnh vực giáo dục đào tạo, báo chí, truyền
thông, hội thảo, triển lãm, tài trợ… để từng bước hình thành các tổ hợp, tập đoàn,
câu lạc bộ, báo chí tư nhân, nhà xuất bản tư nhân, trang thông tin điện tử, cơ quan
ngôn luận ngầm ủng hộ diễn biến hòa bình. Thông qua mô hình liên doanh - liên
kết để vô hiệu hóa vai trò kiểm duyệt của các nhà xuất bản, nhằm tung ra thị
trường các văn hóa phẩm độc hại, trái với thuần phong mỹ tục, chuẩn mực đạo
đức của dân tộc.

● Tăng cường truyên truyền về 3 mô hình: quảng bá xã hội dân sự, cổ vũ việc xóa
bỏ vai trò điều tiết của Nhà nước trong kinh tế thị trường, quảng bá mô hình nhà
nước theo hướng tư bản chủ nghĩa

● Truyền bá văn hóa, lối sống tư sản phương Tây - lối sống thực dụng, vụ lợi cá
nhân, sùng bái đồng tiền, dâm ô, trụy lạc phi nhân tính... Kích thích sự phục hồi,
phát triển lối sống mê tín dị đoan, tôn thờ chủ nghĩa hữu thần; tìm hiểu, móc nối,
mua chuộc, lôi kéo, kích động trí thức, văn nghệ sĩ có tư tưởng bất mãn, thù địch,
cơ hội, hữu khuynh cực đoan, sa đọa về phẩm chất đạo đức... vào con đường
chống lại Đảng Cộng sản Việt Nam và nhà nước Việt Nam. Tìm cách thao túng,
lũng đoạn, chi phối các cơ quan, tổ chức văn hóa, văn nghệ làm cho văn hóa, văn
nghệ đi chệch "định hướng XHCN".

Như vậy, việc xác định và nhận thức rõ về sự tồn tại của nguy cơ “diễn biến hòa
bình” trong quá trình quá độ lên CNXH ở nước ta đã giúp Đảng ta đưa ra các đường lối,
chính sách và biện pháp phù hợp nhằm bảo vệ nhà nước, bảo vệ chế độ và phát triển
kinh tế - xã hội dựa trên việc áp dụng quy luật mâu thuẫn của phép biện chứng duy vật,
cụ thể:

Năm 2016, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết Trung

8
ương 4 khóa XII, trong đó cảnh báo về sự nguy hiểm của suy thoái về tư tưởng chính
trị, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ Đảng, trong đó có đoạn: "...sự suy thoái
về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống dẫn tới "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" chỉ là
một bước ngắn, thậm chí rất ngắn, nguy hiểm khôn lường, có thể dẫn tới tiếp tay hoặc
cấu kết với các thế lực xấu, thù địch, phản bội lại lý tưởng và sự nghiệp cách mạng của
Đảng và dân tộc. Những hạn chế, khuyết điểm nêu trên làm giảm sút vai trò lãnh đạo
của Đảng; làm tổn thương tình cảm và suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng,
là một nguy cơ trực tiếp đe doạ sự tồn vong của Đảng và chế độ."

Trước những âm mưu, thủ đoạn vô cùng nguy hiểm kể trên, đòi hỏi chúng ta
phải luôn chủ động, kiên quyết trong nhận diện, đấu tranh phòng, chống “diễn biến hoà
bình”. Để đấu tranh làm thất bại chiến lược “diễn biến hòa bình” của chủ nghĩa đế quốc,
chúng ta cần triển khai và làm tốt một số nhiệm vụ, giải pháp vừa mang tính cấp bách,
vừa thường xuyên, liên tục. Đó là:

Thứ nhất, cần xác định công tác đấu tranh phòng, chống âm mưu, thủ đoạn chống
phá của các thế lực thù địch là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo trực
tiếp của Đảng, phải được triển khai tích cực, thường xuyên và lâu dài. Trong đấu tranh
phải kiên quyết, linh hoạt, chủ động, kết hợp chặt chẽ giữa “xây” và “chống”, lấy “xây”
là chính. Tuyên truyền giúp cán bộ, đảng viên và Nhân dân nâng cao cảnh giác, tạo sức
đề kháng trước những thông tin, quan điểm sai trái, thù địch. Đồng thời, thường xuyên
chỉ đạo, định hướng công tác tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, đảng viên và quần
chúng nhân dân, nhất là giáo dục thế hệ trẻ nhận thức rõ về vai trò, sứ mệnh lãnh đạo
của Đảng, về mô hình chính trị mà nước ta đã kiên định. Đó là độc lập dân tộc gắn liền
với chủ nghĩa xã hội; xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân,
do Nhân dân, vì Nhân dân.

Thứ hai, cấp uỷ, chính quyền các cấp nhất là người đứng đầu các cơ quan, đơn
vị phải chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, củng cố và giữ vững lập trường tư tưởng,
chính trị cho cán bộ, đảng viên. Bản lĩnh chính trị của cán bộ, đảng viên là yếu tố cơ
bản, then chốt tạo nên sức mạnh chiến đấu của các đơn vị; đồng thời, giữ vai trò định
hướng thúc đẩy hành động và hành vi tích cực của cán bộ, đảng viên. Đối với tổ chức
đảng phải thường xuyên chăm lo xây dựng nội bộ trong sạch, vững mạnh toàn diện, chủ

9
động nắm bắt tình hình, định hướng dư luận không để bị động, bất ngờ khi có tình huống
xảy ra, coi đây là yếu tố then chốt quyết định đến thắng lợi của nhiệm vụ phòng chống
“Diễn biến hòa bình”. Để thực hiện nhiệm vụ này, cần quán triệt và thực hiện nghiêm
các nguyên tắc của Đảng, nguyên tắc tập trung dân chủ; tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ
trách, tăng cường công tác kiểm tra, bảo đảm cho nghị quyết của tổ chức đảng được
thực hiện thắng lợi. Đồng thời, xây dựng đội ngũ cán bộ, lãnh đạo các cấp mạnh về số
lượng và chất lượng, thể hiện ở các khâu từ lựa chọn, bồi dưỡng, sắp xếp, bố trí đúng
người, đúng việc, phát huy vai trò tổ chức thực hiện nhiệm vụ. Đồng thời, phát huy hiệu
quả vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội, trong việc phát huy
dân chủ, tinh thần đoàn kết, tính chủ động trong việc ngăn ngừa và làm thất bại mọi âm
mưu, thủ đoạn phá hoại của địch. Có thể thấy rõ phương pháp của chiến lược “Diễn
biến hòa bình” của các thế lực thù địch là thực hiện “chiến thắng không cần chiến tranh”.
Chúng tập trung phá hoại về chính trị, tư tưởng của cán bộ, đảng viên. Do đó, phải nâng
cao bản lĩnh chính trị củng cố và giữ vững tư tưởng cho mỗi cán bộ, đảng viên là tất
yếu trong giai đoạn cách mạng hiện nay. Đồng thời, kiên quyết đấu tranh bảo vệ đường
lối, quan điểm của Đảng, đấu tranh chống lại các quan điểm tư tưởng sai trái và phản
động, các biểu hiện mơ hồ, ảo tưởng, hoài nghi, dao động, lơ là mất cảnh giác trong
thực hiện nhiệm vụ.

Thứ ba, cần quán triệt sâu sắc phương châm, gắn “xây dựng với bảo vệ”, “bảo
vệ với xây dựng”; xây dựng là một nội dung của bảo vệ và là biện pháp chống “tự diễn
biến”, “tự chuyển hóa”, “phi chính trị hóa” quân đội hiệu quả nhất. Như đã phân tích,
mục đích của các thế lực thù địch nhằm thúc đẩy “phi chính trị hóa” quân đội, công an
hòng làm ta từ bỏ nền tảng tư tưởng của Đảng, phai nhạt bản chất giai cấp, lý tưởng
cách mạng, xa rời phương hướng chính trị, mục tiêu chiến đấu và cuối cùng dẫn tới xa
rời sự lãnh đạo của Đảng. Âm mưu của họ rất thâm hiểm. Do đó, cần phải tập trung xây
dựng lực lượng quân đội và công an vững mạnh về chính trị trong tình hình mới. Bởi
đây là lực lượng chủ công, nòng cốt trong việc đảm bảo an ninh trật tự và an ninh quốc
gia, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ và Nhân dân.

Thứ tư, xây dựng tổ chức lực lượng nòng cốt trong công tác đấu tranh phòng
chống “diễn biến hòa bình”. Lực lượng tham gia đấu tranh chống “diễn biến hòa bình”

10
phải được tổ chức bài bản và có các phương án, xây dựng, bố trí lực lượng chủ công
trên từng lĩnh vực tư tưởng, chính trị, văn hóa, văn học, nghệ thuật, kết hợp giữa tin bài
trên các phương tiện thông tin đại chúng, kể cả mạng xã hội, báo cáo viên, thông tin
chuyên đề thời sự trong sinh hoạt đảng, đoàn thể. Tổ chức các diễn đàn đối thoại, các
hoạt động khoa học có tính chuyên sâu, tập hợp được chuyên gia, trí thức, văn nghệ sĩ
bàn về những vấn đề đang được dư luận xã hội quan tâm, có liên quan đến lợi ích của
đất nước, qua đó thu hẹp khoảng cách bất đồng quan điểm, chính kiến, không để xuất
hiện các tổ chức, quan điểm chính trị đối lập. Để thực hiện nhiệm vụ đó trước hết phải
tăng cường và giữ vững sự lãnh đạo của Đảng trong mọi tình huống; nâng cao hiệu quả
và chất lượng của công tác giáo dục, phải coi trọng đổi mới nội dung, hình thức, phương
pháp giáo dục lý luận chính trị, cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác những thông tin
cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trước những vấn đề mà dư luận, xã hội
đang quan tâm, không để các vụ việc xảy ra nội cộm, bức xúc.

Thứ năm, phát huy mạnh mẽ vai trò của báo chí, truyền thông đối với công cuộc
đấu tranh phòng, chống “Diễn biến hoà bình”. Đảm bảo tính tư tưởng, tính chân thật,
tính nhân dân, tính chiến đấu và tính định hướng, cần phát huy vai trò của báo chí trong
việc tạo dòng thông tin chủ lưu tích cực, góp phần tăng cường sự đoàn kết, nhất trí về
tư tưởng, chính trị trong nhân dân. Kiên quyết đấu tranh, phê phán các quan điểm sai
trái, thù địch, khắc phục các biểu hiện thương mại hoá, xa rời tôn chỉ, mục đích và các
biểu hiện tiêu cực, lệch lạc. Để chống “diễn biến hoà bình”, báo chí cần tăng cường giáo
dục ý thức xã hội chủ nghĩa cho quần chúng nhân dân, đặc biệt là thanh niên, sinh viên
hiểu và nhận thức rõ chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tình hình kinh tế,
chính trị, xã hội của đất nước; đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa thực
dụng… Báo chí cần tuyên truyền tinh thần yêu nước, thúc đẩy tiến trình công nghiệp
hoá, hiện đại hoá, giữ vững phương hướng đúng đắn trong chỉ đạo dư luận, làm thất bại
những âm mưu của “diễn biến hoà bình”.

Thứ sáu, trong đấu tranh chống “diễn biến hòa bình” cần có sự đổi mới cách tiếp
cận mục tiêu, tập trung, kiên quyết vạch trần những luận điệu xuyên tạc của các thế lực
thù địch, cơ hội chính trị, đồng thời tập trung sâu hơn vào việc hình thành khả năng
“miễn nhiễm”, nâng cao “sức đề kháng” của xã hội trước những thông tin xấu độc.

11
Trong đó, mỗi cán bộ, đảng viên, đặc biệt là thế hệ trẻ cần trang bị những có kiến thức,
kỹ năng để làm tốt công tác tham mưu, công tác đấu tranh chống “diễn biến hòa bình”,
trong đó khi nói và viết bài hoặc phát ngôn trên diễn đàn, trên mạng xã hội, phải thể
hiện rõ bản lĩnh chính trị không được phép phát ngôn mang tính hoài nghi, a dua với
những luồng thông tin xấu độc. Điều đó đòi hỏi đội ngũ cán bộ, đảng viên phải không
ngừng tự nghiên cứu, học tập, trau rèn nhận thức, bản lĩnh chính trị, trước những tư
tưởng sai trái, lệch lạc, không để mình bị “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Bên cạnh đó,
mỗi cán bộ, đảng viên phải luôn phát huy vai trò “hạt nhân” tại cơ sở để đưa những
thông tin chính thống, tích cực, trở thành tấm gương sáng góp phần tạo niềm tin của
nhân dân đối với Đảng, để từ đó khiến các thế lực thù địch không còn “đất” để xuyên
tạc, chống phá.

Vấn đề quan trọng có ý nghĩa định hướng chiến lược trong cuộc chiến này là
phải tăng cường nghiên cứu, dự báo, đánh giá và nhận diện đúng bộ mặt thật, “bình
mới, rượu cũ” của chiến lược “diễn biến hòa bình”; đồng thời, xác định đấu tranh phòng,
chống, làm thất bại “diễn biến hòa bình” là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách hàng đầu
trong các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh của mọi tổ chức, mọi lực lượng, các cấp, các
ngành, các địa phương. Về cơ bản lâu dài, kiên quyết đấu tranh, kiên trì quán triệt, thực
hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ, quan điểm, phương châm, giải pháp đấu tranh phòng, chống
“diễn biến hòa bình” của Đảng và Nhà nước đã xác định, trong đó, tăng cường công tác
thông tin, tuyên truyền, thống nhất nhận thức và tư tưởng, hành động, đề cao tinh thần
cảnh giác cách mạng trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân là cơ sở nền tảng. Thực hiện
đồng bộ các giải pháp ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức,
lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ là giải pháp đột
phá, nhất là khi “diễn biến hòa bình” đã chuyển trọng tâm, thay vì tác động từ bên ngoài
vào sang tiến hành các hoạt động chống đối tại chỗ, thúc đẩy chúng ta “tự diễn biến”,
“tự chuyển hóa” trong nội bộ. Mũi nhọn xung kích chính là vũ khí phê phán thông qua
đẩy mạnh đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ vững chắc nền
tảng tư tưởng của Đảng. Và cho dù “diễn biến hòa bình” có thay đổi phương thức, điều
chỉnh thủ đoạn, diễn biến theo chiều hướng nào, mang bộ mặt nào đi nữa thì mục tiêu
cuối cùng của họ không có gì khác là hạ thấp, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, hòng
xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Vì vậy, tập trung xây dựng Đảng vững

12
mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình” gắn
với ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn
biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ là vấn đề mang tính nguyên tắc, giữ vai trò quyết
định trong bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và chế độ xã hội chủ nghĩa của Việt
Nam trong tình hình mới.

3. Sự suy thoái của một số cán bộ, công chức, viên chức:

Trong hơn 88 năm lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí
Minh không ngừng đi sâu nhận thức chủ nghĩa Mác - Lênin, nắm vững bản chất khoa
học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa
Mác - Lênin trong điều kiện cụ thể của Việt Nam và thời đại; nhờ đó đã đưa cách mạng
nước ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, vượt qua mọi thác ghềnh, vượt qua những
thời điểm hiểm nghèo của cách mạng.

Theo V. I. Lênin, lý tưởng đạo đức cao quý nhất của người cộng sản, của đạo đức
cộng sản luôn gắn bó với lý tưởng chính trị, là động lực thúc đẩy lý tưởng chính trị trở
thành hiện thực cách mạng xã hội chủ nghĩa. Ông cũng cho rằng, người cộng sản có đạo
đức trước hết phải là người có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ tri thức ngày
càng cao và có năng lực hành động đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ của cách mạng trong
mọi điều kiện, hoàn cảnh. Trong điều kiện Đảng Cộng sản cầm quyền và lãnh đạo đất
nước, một trong những vấn đề cấp thiết được V. I. Lênin nêu lên là phải kiên quyết đấu
tranh ngăn ngừa tệ quan liêu, tham nhũng, xa hoa, lãng phí xảy ra ngay trong đội ngũ
cán bộ, đảng viên. Ông cảnh báo: “Toàn bộ các công việc của tất cả các cơ quan kinh
tế của chúng ta bị khốn khổ trước hết về quan liêu... Nếu có cái gì sẽ làm tiêu vong
chúng ta thì chính là cái đó”. Ông còn nhấn mạnh: “Nếu còn có thể hối lộ được, thì cũng
không thể nói đến chính trị được. Trong trường hợp này thậm chí cũng không thể nói
đến làm chính trị được, vì mọi biện pháp đều sẽ lơ lửng trên không trung, sẽ hoàn toàn
không mang lại kết quả gì”. Đặc biệt, ông nhiều lần căn dặn: Mỗi cán bộ, đảng viên
chúng ta nếu không tự bôi nhọ đạo đức, thanh danh của mình, thì không ai có thể hạ
thấp được uy tín của họ, không một thế lực phản cách mạng nào ở trong nước và quốc
tế có thể phá vỡ được mối quan hệ gắn bó giữa Đảng với quần chúng nhân dân.

13
Từ những quan điểm trên, Đảng và Nhà nước ta luôn nhấn mạnh về việc phải quan
tâm chăm lo giáo dục, rèn luyện, nâng cao đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng
viên. Tuy nhiên, hiện nay, một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức, viên chức đang
có xu hướng suy thoái về mặt chính trị, đạo đức và lối sống theo nhiều mặt khác nhau.
Việc này đã dẫn đến tệ nạn quan liêu, tham nhũng, lãng phí, nhũng nhiễu nhân dân, trái
với chuẩn mực đạo đức của người cộng sản.

Sự suy thoái về mặt chính trị, đạo đức có thể biểu hiện ở một số mặt tiêu biểu như:
Không tích cực học tập, nghiên cứu lý luận chính trị, thỏa mãn với những nhận thức
giản đơn, chung chung về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương,
đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thiếu thống nhất với các quan
điểm, chủ trương của Đảng, từ đó nói và làm không theo đúng chủ trương, đường lối
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Cơ hội chính trị dưới những biểu hiện
khác nhau, tệ nạn tham nhũng, hối lộ, bòn rút, lãng phí của công không giảm, đạo đức
nghề nghiệp không được đề cao, kể cả trong những lĩnh vực rất nhạy cảm, như giáo
dục, y tế; giáo dục nhân cách con người không được quan tâm đúng mức, lối sống thực
dụng, sự toan tính vụ lợi, ích kỷ đang tác động trực tiếp đến quan hệ đạo đức trong gia
đình, đến nền nếp gia phong của gia đình truyền thống Việt Nam. Từ đó làm mất niềm
tin của nhân dân vào Nhà nước.

Bên cạnh đó hiện nay một số cán bộ, công chức, viên chức Việt Nam đang phủ
nhận lại luận điểm của C. Mác, Ph. Ăng-ghen, V.I. Lê-nin. Họ cho rằng những luận
điểm ấy không còn phù hợp với thực tiễn hiện nay. Những cán bộ, đảng viên này có sự
dao động về ý thức hệ, về niềm tin, về lý tưởng xã hội chủ nghĩa. Có người kiến nghị
đòi sửa đổi Cương lĩnh của Đảng theo hướng đưa chủ nghĩa Mác - Lênin ra khỏi nền
tảng tư tưởng của Đảng (chỉ giữ lại “học thuyết Hồ Chí Minh”), chỉ giữ lại mục tiêu độc
lập dân tộc, bỏ mục tiêu Xã hội chủ nghĩa. Đây chính là một biểu hiện của sự suy thoái
về tư tưởng chính trị.

Hiện nay, tình trạng cán bộ, công chức, viên chức đảng viên có tư tưởng suy thoái
đạo đức vẫn đang có chiều hướng gia tăng. Đơn cử có thể kể đến vụ việc xảy ra tại
Vũng Tàu năm 2014, bị cáo Nguyễn Khắc Thủy đã thực hiện hành vi dâm ô đối với 2
trẻ em tại khu chung cư Lakeside ở TP.Vũng Tàu. Đáng chú ý khi TAND tỉnh Bà Rịa-

14
Vũng Tàu xử phúc thẩm, họ đã áp dụng nhiều tình tiết giảm nhẹ, trong đó có việc bị cáo
là đảng viên, để tuyên Nguyễn Khắc Thủy (78 tuổi) từ 3 năm tù xuống còn 18 tháng tù
nhưng cho hưởng án treo về tội “dâm ô đối với trẻ em”. Hoặc có thể nói đến vụ việc
tham nhũng và gây ra thiệt hại hơn 800 tỷ đồng của ông Đinh La Thăng.

Từ những vụ việc trên thì việc cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước có hành vi
tham ô, đút lót đã gây ra rất nhiều hệ lụy, trong đó tiêu biểu là gây ra thiệt hại đối với
Nhà nước và đánh mất niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước Việt Nam.

Giải pháp ngăn ngừa cán bộ, công chức, viên chức suy thoái

Một số giải pháp cần đặc biệt tập trung thực hiện

Một là, tăng cường công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống cho
cán bộ, đảng viên, quần chúng theo định hướng Đại hội XIII của Đảng.

Đại hội XIII của Đảng xác định: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương
thức công tác tư tưởng theo hướng chủ động, thiết thực, kịp thời và hiệu quả; nâng cao
tính chiến đấu, tính giáo dục, tính thuyết phục trong tuyên truyền, học tập chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước. Nắm chắc, dự báo đúng, định hướng chính xác, xử lý đúng đắn, kịp
thời các vấn đề tư tưởng trong Đảng, trong xã hội. Chú trọng nắm bắt, định hướng dư
luận xã hội, bảo đảm thống nhất tư tưởng trong Đảng, đồng thuận cao trong xã hội”.
Đồng thời, đổi mới hình thức, phương pháp giáo dục, bồi dưỡng chính trị, học tập nghị
quyết, kết hợp chặt chẽ việc phổ biến, quán triệt làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn với gợi
mở vấn đề thực tế đang đặt ra và thảo luận, trao đổi, phát huy tìm tòi, sáng tạo của cá
nhân; chú trọng tính hiệu quả và phù hợp với từng đối tượng; thường xuyên cập nhật
kiến thức mới cho cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Bên cạnh
đó, cần tổ chức đăng ký tu dưỡng, rèn luyện viên đảng viên gắn với theo dõi, đánh giá
đúng thực chất hằng năm của tổ chức đảng; tăng cường giáo dục lương tâm, danh dự,
liêm sỉ đối với đảng viên theo lời Bác Hồ dạy: “Phải biết rằng tham lam là một điều rất
đáng xấu hổ”, phải “ít lòng tham muốn về vật chất”, “Cán bộ Ðảng, cán bộ chính quyền
không phải làm quan cách mạng, ăn trên ngồi trốc...”.

15
Hai là, tiếp tục thực hiện nghiêm nguyên tắc, chế độ, quy định và đổi mới nội
dung, hình thức để nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ; xác định rõ vai trò và phát
huy trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, đơn vị.

Trước hết, cần thực hiện nghiêm các nguyên tắc sinh hoạt trong Đảng, nhất là
nguyên tắc tập trung dân chủ; duy trì nề nếp và chuẩn bị chu đáo nội dung sinh hoạt.
Việc tự phê bình và phê bình phải dựa trên tinh thần xây dựng tập thể và có “Phải có
tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”; khắc phục tình trạng nể nang, né tránh, ngại va
chạm và bảo vệ người thẳng thắn, dám đấu tranh cho cái đúng. Đổi mới nội dung, hình
thức, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ là giải pháp quan trọng để ngăn chặn, đẩy
lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên
hiện nay. Bên cạnh thực hiện nghiêm nguyên tắc sinh hoạt Đảng thì cần thực hiện đúng
quy chế làm việc của cấp ủy, ủy ban kiểm tra và quy chế lãnh đạo các mặt công tác
trọng yếu; kiên quyết khắc phục các biểu hiện dân chủ hình thức, độc đoán chuyên
quyền, cá nhân chủ nghĩa, lấy danh nghĩa tập thể để trục lợi hoặc tranh công, đổ lỗi...
Trong sinh hoạt, tập trung lãnh đạo, giải quyết những vấn đề thiết thực, cụ thể, trọng
tâm, trọng điểm; xác định chủ trương, biện pháp lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị
trung tâm, giải quyết những vấn đề nổi cộm, bức xúc, khắc phục khâu yếu kém của cơ
quan, đơn vị và nguyện vọng chính đáng của quần chúng, cán bộ, đảng viên. Nghị quyết
lãnh đạo của chi bộ nên ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, khả thi và cần cụ thể hóa bằng kế
hoạch để thực hiện, gắn liền với khâu kiểm tra, giám sát; kịp thời, phát hiện và có giải
pháp xử lý hiệu quả vấn đề nảy sinh.

Đề cao và thực hiện nghiêm chế độ nêu gương, nhất là cấp ủy, người đứng đầu
cấp ủy, chính quyền, đoàn thể ở mọi lúc, mọi nơi; gương mẫu chấp hành nguyên tắc,
chế độ sinh hoạt đảng, đổi mới phương pháp, tác phong làm việc theo hướng giữ vững
tính đảng, nguyên tắc, dân chủ, sát thực tế, nói đi đôi với làm, lắng nghe, tiếp thu ý kiến
và giải đáp kiến nghị của quần chúng, cán bộ, đảng viên. Đồng thời, thực hiện nghiêm
việc gắn vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong hoạt động của cơ quan, đơn vị,
nhất là hậu quả do suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống gây ra. Có như vậy,
năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng mới được nâng cao và đồng thời,
khích lệ, động viên đảng viên, quần chúng học tập, làm theo.

16
Ba là, đổi mới mạnh mẽ công tác cán bộ, tăng cường bảo vệ chính trị nội bộ, nền
tảng tư tưởng của Đảng; chủ động đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn, hoạt động
chống phá của các thế lực thù địch và phần tử cơ hội chính trị.

Đảng ta xác định: Công tác cán bộ là “then chốt của then chốt”. Mọi việc trong bộ
máy Đảng, chính quyền, đoàn thể tốt hay không tốt đều từ cán bộ mà ra. Do vậy, cần
thực hiện nghiêm quy trình, quy định của Đảng về công tác cán bộ; có cơ chế kiểm soát
quyền lực, khắc phục và ngăn chặn sự lạm quyền, lộng quyền, lợi dụng quyền lực; xử
lý và thay thế kịp thời những cán bộ lãnh đạo, quản lý yếu về năng lực, giảm sút uy tín,
trì trệ; sử dụng cán bộ đúng việc, đúng chỗ để phát huy điểm mạnh và hạn chế nhược
điểm; đồng thời bảo đảm tính kế thừa và phát triển, chống cục bộ, bè phái, chạy chức,
chạy quyền... trong công tác cán bộ.

Cấp ủy, chi bộ cần chủ động theo dõi, nắm bắt tư tưởng, dự báo tình hình, lãnh,
chỉ đạo và phát huy vai trò gương mẫu của đảng viên để kịp thời phát hiện, đấu tranh
làm thất bại hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, nhất là trên không gian mạng.
Thường xuyên thông tin thời sự trong nước, quốc tế, vấn đề dư luận quan tâm; tuyên
truyền đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước và nâng cao
tinh thần cảnh giác cách mạng trong cán bộ, đảng viên, quần chúng. Chủ động đấu tranh
vạch trần bản chất phản động, phản khoa học, luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù
địch; lên án nhận thức, hành vi sai trái, tiêu cực, lạc hậu, không để cán bộ, đảng viên
suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.

Bốn là, nâng cao đạo đức cách mạng, trình độ chính trị và phát huy vai trò tiên
phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên.

Muốn giữ vững vai trò lãnh đạo cách mạng, đòi hỏi tổ chức đảng phải không
ngừng nâng cao năng lực, sức chiến đấu của chính mình. Muốn vậy, đội ngũ cán bộ,
đảng viên phải không ngừng nâng cao đạo đức cách mạng, sự hiểu biết, trình độ chính
trị, chuyên môn, nghiệp vụ nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Để rèn luyện đạo đức thì mỗi cán bộ, đảng viên cần thực hành lời dạy của Bác:
“Gạo đem vào giã bao đau đớn/ Gạo giã xong rồi trắng tựa bông...” và phải luôn “cần,

17
kiệm, liêm chính, chí công vô tư”; tránh học theo, bắt chước thói hư, tật xấu, biểu hiện
tiêu cực đang hiện hữu đâu đó trong bộ hệ thống chính trị và ngoài xã hội. Mặt khác,
cấp ủy, tổ chức đảng cần thường xuyên quân tâm công tác bồi dưỡng, đào tạo, tập huấn
về nội dung xây dựng Đảng, nhất là về tư tưởng, chính trị, đạo đức; tạo điều kiện thuận
lợi để cán bộ, đảng viên học tập, rèn luyện qua hoạt động thực tiễn; đẩy mạnh thông tin,
tuyên truyền bằng nhiều hình thức phù hợp nhằm chuyển tải nội dung lý luận cần thiết
đến mỗi người.

Tiếp tục quán triệt, cụ thể hóa tiêu chí phấn đấu của cán bộ, đảng viên theo nội
dung, yêu cầu Nghị quyết Trung ương 4 về xây dựng Đảng gắn với Chỉ thị số 05-CT/TW
của Bộ Chính trị; coi trọng việc phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái
về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển
hóa” trong nội bộ. Mặt khác, cần phát huy cao độ vai trò tiên phong, gương mẫu của
cán bộ, đảng viên trong việc tự giác rèn luyện, tìm tòi, học tập để nâng cao trình độ mọi
mặt cho bản thân mình.

Năm là, làm tốt công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng.

Ngoài việc xây dựng chương trình, kế hoạch, chuẩn hóa đội ngũ làm công tác kiểm
tra, giám sát; cấp ủy, UBKT 02 cấp cần xác định đúng trọng tâm, trọng điểm nội dung
kiểm tra, giám sát, trong đó cần xem kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng về tư
tưởng chính trị, phẩm chất, đạo đức, lối sống, năng lực công tác là nội dung rất quan
trọng; cần được tiến hành nghiêm túc, chặt chẽ, đúng quy trình, quy định. Mặt khác,
cần phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng, tổ chức trong hoạt động kiểm tra,
giám sát, nhất là vai trò của cấp ủy, cơ quan, đơn vị, ủy ban kiểm tra, tổ chức đảng và
quần chúng đối với cán bộ, đảng viên; xử lý nghiêm minh, “tâm phục, khẩu phục” những
trường hợp vi phạm.

Thực sự quan tâm đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên bằng việc ban
hành và thực thi quy định chặt chẽ hơn về kết nạp đảng viên mới bảo đảm chất lượng,
kiên quyết không chạy theo số lượng để ngăn chặn những kẻ cơ hội, thực dụng thâm
nhập vào hàng ngũ của Đảng. Nghiên cứu để có cách thức đánh giá, xếp loại đảng viên
thực chất hơn, đủ sức thanh lọc, loại bỏ những phần tử thoái hóa, biến chất ra khỏi Đảng.
Không dung nạp những phần tử cơ hội, cá nhân chủ nghĩa.

18
Kiên quyết thực hiện ngay việc công khai tài sản, thu nhập của cán bộ, đảng viên,
công chức. Cơ quan chống tham nhũng đủ quyền hạn để thực thi nhiệm vụ; cơ quan này
có nhiệm vụ quản lý thu nhập, tài sản của cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị.
Đẩy mạnh việc phòng ngừa, ngăn chặn và đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham
nhũng, lãng phí bằng tổ chức hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách và nhiều biện pháp
để cán bộ “không tham nhũng”, “không dám tham nhũng”.

4. Khoảng cách giàu nghèo gia tăng, đạo đức xã hội có phần xuống cấp

Khoảng cách giàu nghèo gia tăng

Kinh tế thị trường không thể thủ tiêu phân hoá giàu nghèo, trái lại, nó là một
trong những môi trường thuận lợi nhất cho sự phân hoá giàu nghèo phát triển. Đồng
thời, nó cũng là phương thức phát triển kinh tế năng động nhất trong các phương thức
phát triển kinh tế từ trước tới nay. Nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển, đời sống của nhân dân
từng bước được cải thiện, nhưng đồng thời cũng tạo ra sự chênh lệch về thu nhập, mức
sống ngày càng rõ nét hơn, trong đó phân hóa giàu nghèo đang là một trong những vấn
đề xã hội bức xúc hiện nay. Do đó, khi kinh tế thị trường càng phát triển thì khoảng
cách giàu nghèo càng tăng nhanh. Quy luật mâu thuẫn được thể hiện ở góc độ nguy cơ
này trái với mục tiêu phát huy sức mạnh toàn dân tộc và dân chủ xã hội chủ nghĩa, đẩy
mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới mà Đảng ta đặt ra.

Sự phân hóa giàu nghèo bất hợp lý đang gây ra nhiều hệ lụy, đòi hỏi toàn thể xã
hội phải quan tâm giải quyết, vì nó không chỉ đe dọa đến an ninh kinh tế, an ninh xã
hội, mà còn làm xuống cấp các giá trị nhân cách của con người. Điều đó đi ngược lại
với bản chất, mục tiêu của chủ nghĩa xã hội mà chúng ta đang từng bước xây dựng.

Dưới góc độ chính trị, phân hóa giàu nghèo có thể sẽ dẫn đến phân cực xã hội.
Người giàu ngày càng giàu thêm và người nghèo ngày càng nghèo hơn.

Dưới góc độ kinh tế, sự phân hóa giàu nghèo có thể trở thành yếu tố kìm hãm sự
tăng trưởng và phát triển kinh tế (nếu đó là sự làm giàu không chính đáng). Vì sự bất
bình đẳng trong thu nhập trở nên trầm trọng sẽ khiến tăng trưởng kinh tế không ổn định.

19
Điều này dẫn đến không có thể toàn diện đẩy mạnh đồng bộ công cuộc đổi mới
toàn đất nước.

Thực tiễn, giải pháp

Theo thống kê của Bộ LĐ-TBXH số hộ nghèo năm 2022 theo vùng được thể
hiện ở hình dưới đây. Sự chênh lệch giữa các vùng là rất lớn. Có những vùng được xem
là đầu tàu kinh tế của đất nước nhưng cũng có những vùng gặp nhiều khó khăn trong
kinh tế.

Bên cạnh đó, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từng có bài viết nói nội dung
như sau: Thực tế là các thiết chế dân chủ theo công thức "dân chủ tự do" vẫn chủ yếu
thuộc về thiểu số giàu có và phục vụ cho lợi ích của các tập đoàn tư bản lớn. Một bộ
phận rất nhỏ, thậm chí chỉ là 1% dân số, nhưng lại chiếm giữ phần lớn của cải, tư liệu
sản xuất, kiểm soát tới 3/4 nguồn tài chính, tri thức và các phương tiện thông tin đại
chúng chủ yếu và do đó chi phối toàn xã hội.

Từ 2 ví dụ nêu trên có thể thấy việc phân hóa giàu nghèo không chỉ là tình trạng
riêng của nước ta mà là thực trạng chung của mọi quốc gia.

20
Tuy nhiên cần làm rõ rằng, khoảng cách giàu nghèo phát sinh do những bất công
mới là điều kìm hãm sự phát triển của đất nước. Còn khi khoảng cách giàu nghèo ở
trong một giới hạn nhất định có thể là hợp lý.

Vì vậy, có thể xem xét các giải pháp sau để vận dụng khoảng cách giàu nghèo
để thúc đẩy nền kinh tế như sau:

- Những người giàu lên do làm ăn chân chính, có lối sống lành mạnh còn là tấm
gương, là mục tiêu để những người nghèo sống lương thiện phải nỗ lực vươn lên.

- Những hộ giàu lên một cách hợp pháp cũng hỗ trợ những hộ nghèo trong khả
năng của họ về kinh nghiệm làm giàu.

- Sự giàu có hợp pháp cũng làm cho nền kinh tế phát triển với năng suất lao động
cao, tăng phúc lợi xã hội cho người dân, góp phần tạo nên sự phồn vinh, hưng
thịnh của đất nước.

Đạo đức xã hội xuống cấp

Thông qua lập trường duy vật và phương pháp biện chứng, C.Mác và Ph
Ăngghen chỉ rõ trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản: Sự sản xuất ra đời sống tinh thần
luôn biến đổi theo quá trình sản xuất vật chất; những tư tưởng thống trị của một thời đại
bao giờ cũng là những tư tưởng của giai cấp thống trị. Trong các xã hội có đối kháng
giai cấp, tư tưởng đạo đức thống trị chính là tư tưởng của giai cấp thống trị. Tuy nhiên,
cùng với sự vận động, phát triển của xã hội, địa vị chủ đạo của các giai cấp cũng luôn
biến đổi. Theo đó, đạo đức xã hội không phải là cái bất biến, mà thường biến đổi theo
tồn tại xã hội. Ngoài ra, Mác và Ăngghen còn chỉ rõ cơ sở hình thành đạo đức là nền
tảng kinh tế - xã hội, gắn liền với quá trình giáo dục, rèn luyện đạo đức và hoạt động
thực tiễn của con người. Theo Ăngghen: “Nếu lợi ích đúng đắn là nguyên tắc của toàn
bộ đạo đức, thì do đó, cần ra sức làm cho lợi ích riêng của con người cá biệt phù hợp
với lợi ích của toàn thể loài người”.

Nguyên nhân

Lợi ích hình thành trên cơ sở nhu cầu của con người trong hoạt động. Bất kể một
hoạt động nào của con người cũng nhằm thỏa mãn những nhu cầu nhất định, khi xuất

21
hiện nhu cầu cũng là khi con người hình thành nên động cơ lợi ích. Tuy nhiên, trong
hoạt động, con người không làm với tư cách là một cá nhân riêng lẻ mà luôn thực hiện
trong mối quan hệ với cộng đồng xã hội. Từ đó, hình thành nên các lợi ích khác nhau,
có lợi ích cá nhân, có lợi ích tập thể, có lợi ích xã hội. Các lợi ích có thể tương hợp,
đồng thuận, có thể mâu thuẫn, xung đột với nhau tùy thuộc vào việc giải quyết và đáp
ứng nhu cầu ở mỗi điều kiện, hoàn cảnh cụ thể.

Đạo đức xã hội là hệ thống các chuẩn mực giá trị, các nguyên tắc điều chỉnh
nhận thức, thái độ, hành vi của con người dựa trên cơ sở cùng chung lợi ích của các
thành viên trong xã hội, là kết quả của việc giải quyết các quan hệ lợi ích, mà mấu chốt
là quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội, là sự thừa nhận và thực hiện một cách
tự nguyện, tự giác các quan hệ lợi ích giữa các cá nhân trong xã hội. Theo đó, thực chất
quan hệ giữa lợi ích cá nhân và đạo đức xã hội là sự tác động qua lại giữa nhu cầu cá
nhân đa dạng, phong phú, thường xuyên vận động, biến đổi với đạo đức được coi là một
phương thức điều chỉnh quan hệ lợi ích. Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường
hiện nay đang có sự xung đột lớn giữa lợi ích cá nhân và đạo đức xã hội. Bên cạnh
những tác động tích cực của lợi ích cá nhân đến đạo đức xã hội, lợi ích cá nhân còn có
tác động tiêu cực đến đạo đức trước ảnh hưởng của kinh tế thị trường. Hiện nay, tác
động của kinh tế thị trường đã và đang gây tác hại đến nhiều giá trị đạo đức xã hội, mà
nguyên nhân là do sự kích thích lợi ích cá nhân phát triển thái quá. Đó là nguyên nhân
căn cốt của tình trạng suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Tất cả đều bắt
nguồn từ lối sống thực dụng, chạy theo lợi ích cá nhân đơn thuần.

Hệ lụy

Sự xuống cấp ấy được thể hiện vô cùng đa dạng ở mọi lĩnh vực, mọi hình thức:

Trước tiên là lĩnh vực kinh tế. Nhờ vận động theo cơ chế kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa từ bao năm nay, nước ta đạt được nhiều thành tựu to lớn về
kinh tế và an sinh xã hội, đời sống của nhân dân được cải thiện đáng kể so với trước.
Sự xuống cấp về đạo đức thể hiện rất rõ trong lĩnh vực này qua những đại án hình sự và
nhiều vụ án kinh tế mà nhiều người chịu sự trừng phạt của pháp luật.

22
Lối sống buông thả, hưởng lạc, sa đọa hoặc vị kỷ, vô cảm, thiếu trách nhiệm;
thói dối trá, đạo đức giả; thói làm ăn phi pháp, bất chính; thói gian lận trong học hành,
bằng cấp; các thủ đoạn chạy chức, chạy quyền, chạy danh, chạy lợi, chạy tội… len lỏi
vào các cơ quan công quyền, thậm chí ở cả những cơ quan quyền lực cao nhất. Đạo đức
nghề nghiệp sa sút ngay cả trong những lĩnh vực được xã hội tôn vinh như: y tế, giáo
dục, luật pháp, báo chí…

Các tệ nạn xã hội từ bạo lực, tống tiền, giết người, cướp của đến cờ bạc, nghiện
hút, mại dâm...có chiều hướng lan rộng. Đạo đức học đường cũng có nhiều biểu hiện
đáng lo ngại, từ bạo lực học đường, hành xử thiếu văn hóa đến gian lận, dối trá trong
thi cử, bệnh thành tích, lối sống thiếu lý tưởng, hoài bão, thiếu ý chí phấn đấu.

Trong gia đình thì bạo lực gia đình có chiều hướng gia tăng, tỷ lệ ly hôn ngày
càng cao, cha mẹ ít quan tâm giáo dục đạo đức cho con cái, chỉ chăm lo phát triển vật
chất và trí tuệ, nhiều gia đình không còn là tổ ấm, tế bào lành mạnh của xã hội.

Thực tiễn, giải pháp

Thông qua việc tổng kết tình hình xây dựng và phát triển văn hóa, con người
Việt Nam thời gian qua, Nghị quyết số 33 Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khóa XI đã nhận định: “Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức,
lối sống trong Đảng và trong xã hội có chiều hướng gia tăng”. Kết quả một cuộc điều
tra xã hội học tại ba thành phố lớn ở ba miền là Hà Nội, Huế và thành phố Hồ Chí Minh
cho thấy, đa số người dân đánh giá sự xuống cấp đạo đức ở Việt Nam hiện nay đang ở
mức báo động (chiếm tới 53.0%) và trầm trọng (25.8%), một bộ phận cho rằng cần phải
có biện pháp ngăn chặn ngay (17.3%), chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ cho là ở mức độ bình
thường và không đáng lo ngại (dưới 2.0%). Như vậy, có thể thấy sự suy thoái, xuống
cấp đạo đức trong xã hội hiện nay là một thực trạng đáng báo động và ngày càng có
nhiều diễn biến phức tạp, khó lường.

Từ những phân tích trên, để khắc phục và nâng cao đạo đức xã hội cần tập trung
vào các giải pháp sau:

Về kinh tế:

23
Một là, kết hợp hài hòa các quan hệ lợi ích. Việc giải quyết hài hòa mối quan hệ
giữa lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và lợi ích xã hội là giải pháp quan trọng hàng đầu,
có tác động đến nguyên nhân “căn cốt” của sự xung đột giữa lợi ích cá nhân và đạo đức
xã hội. Việc giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và lợi
ích xã hội là giải pháp quan trọng hàng đầu, có tác động đến nguyên nhân chủ yếu của
sự xung đột giữa lợi ích cá nhân và đạo đức xã hội. Để kết hợp hài hòa các quan hệ lợi
ích, trước hết cần tôn trọng và bảo đảm cho sự phát triển của lợi ích cá nhân chính đáng
của con người. Đảng ta khẳng định: “Đại đoàn kết dân tộc phải dựa trên cơ sở giải
quyết hài hòa quan hệ lợi ích giữa các thành viên trong xã hội; bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp, chính đáng của nhân dân…”.Theo đó, các chế độ, chính sách, pháp luật của
Nhà nước phải được cụ thể hóa để thực sự trở thành công cụ thực hiện công bằng xã
hội, từng bước hiện thực hóa các giá trị xã hội chủ nghĩa vào thực tiễn đời sống xã hội
của đất nước, bảo đảm mỗi người dân đều được thụ hưởng những thành quả của công
cuộc đổi mới.

Hai là, phát huy vai trò của đạo đức trong quản lý xã hội nhằm định hướng cho
sự phát triển đúng đắn của lợi ích cá nhân. Văn kiện Đại hội XII của Đảng nhấn mạnh:
“Quản lý đất nước theo pháp luật, đồng thời coi trọng xây dựng nền tảng đạo đức xã
hội”. Điều này cho thấy vai trò của đạo đức xã hội ngày càng tăng và việc coi trọng nền
tảng đạo đức xã hội là chủ trương đúng đắn đáp ứng yêu cầu khách quan của quản lý xã
hội hiện nay. Để phát huy vai trò của đạo đức trong quản lý xã hội cần phải coi trọng
đạo đức truyền thống và hiện đại, đạo đức của các thiết chế xã hội. Cần chú trọng xây
dựng đạo đức như một nội dung trong xây dựng con người, tổ chức, trong mỗi lĩnh vực:
đạo đức trong kinh tế, trong chính trị, trong văn hóa,... Đạo đức phải được thể chế hóa
thành các nguyên tắc quy phạm pháp luật. Tính dung hợp của đạo đức và pháp luật
trong điều kiện xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền cần được thực hiện mạnh
mẽ hơn, điều đó vừa phản ánh tính ưu việt của đạo đức, vừa thể hiện tính ưu việt của
Nhà nước pháp quyền.

Về văn hóa, cần tập trung vào các giải pháp “từ văn hóa” và "bằng văn hóa" chủ
yếu như sau:

24
Một là, hoàn thiện thể chế văn hóa, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho công
cuộc ngăn chặn, đẩy lùi sự xuống cấp đạo đức và xây dựng nền đạo đức mới. Ban hành
các khung chuẩn mực đạo đức, tiêu chí đánh giá đạo đức, các Bộ quy tắc ứng xử phù
hợp với từng lĩnh vực, làm căn cứ để đánh giá, xếp loại các cá nhân và hoạt động nghề
nghiệp.

Hai là, phát huy vai trò của văn học, nghệ thuật, của văn nghệ sĩ trong xây dựng
đạo đức xã hội. Các tác phẩm văn học, nghệ thuật phải trở thành công cụ đắc lực giáo
dục ý thức đạo đức, lẽ sống, niềm tin, trách nhiệm, nghĩa vụ, lương tâm, phẩm giá của
con người. Các văn nghệ sĩ phải là lực lượng nòng cốt trong giáo dục đạo đức, là hiện
thân của những nhân cách văn hóa, hướng con người tới khát vọng chân, thiện, mỹ, giúp
thanh lọc tâm hồn, thức tỉnh phần nhân văn trong con người.

Ba là, đưa phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đi vào
chiều sâu, vào thực chất, thực sự phát huy được vai trò của các cộng đồng làng xã, khu
dân cư, các thiết chế xã hội trong việc giám sát và điều chỉnh đạo đức, hành vi, ứng xử
của các cá nhân và tập thể.

25
KẾT LUẬN

Mọi đối tượng đều bao gồm những mặt, những khuynh hướng, lực lượng... đối
lập nhau tạo thành những mâu thuẫn tồn tại trong chính nó; sự thống nhất và đấu tranh
giữa các mặt đối lập này là nguyên nhân, giải quyết mâu thuẫn là động lực của sự vận
động và phát triển. Chính vì thế, Đảng thẳng thắn nhìn nhận những nguy cơ còn tồn tại,
chỉ ra những mâu thuẫn còn hiện diện chính là đang đi tìm nguồn gốc, nguyên nhân của
vấn đề để từ đó đề ra được các giải pháp đấu tranh, giải quyết mâu thuẫn, tạo động lực
cho sự vận động và phát triển. Muốn giải quyết mâu thuẫn phải thông qua con đường
đấu tranh chứ không thể bằng con đường điều hòa mâu thuẫn, không nên giải quyết vội
vàng khi chưa có đủ điều kiện.

26

You might also like