You are on page 1of 4

Trong quá trình phát triển xã hội trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội có

những biểu hiện khác nhau của đấu tranh giai cấp nhưng nó vẫn là một vấn đề
mang tính quy luật, tất yếu. Việc nhận diện khách quan những đặc điểm của đấu
tranh giai cấp có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng chủ nghĩa xã hội và liên
kết ở nước ta, phù hợp với chủ nghĩa Mác Lênin. Chính ví thế nhận thức đúng đắn
về đấu tranh giai cấp trong hoàn cảnh hiện nay là cơ sở quan trọng để củng cố vị
thế, khơi dậy tinh thần cảnh giác cách mạng, đánh bại mọi âm mưu, thủ đoạn lừa
đảo của các thế lực thù địch nhằm bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.Thế nhưng,
thời gian gần đây xuất hiện ngày càng nhiều quan điểm thiếu chính xác, xuyên tạc
của các thế lực thù địch tấn công vào nền tảng tư tưởng của Đảng, trong đó có nội
dung bác bỏ giai cấp, xung đột giai cấp.
Trong lịch sử, phần lớn các nhà triết học, xã hội học trước C. Mác, đặc biệt là các nhà
triết học và xã hội học tư sản đều thừa nhận sự tồn tại thực tế của các giai cấp. Theo họ,
giai cấp là tập hợp những người có cùng một chức năng xã hội, cùng một lối sống hoặc
mức sống, cùng một địa vị và uy tín xã hội, v.v.. Theo C. Mác, sự phân chia xã hội thành
giai cấp là kết quả tất nhiên của sự phát triển lịch sử xã hội. Quan hệ giai cấp chính là
biểu hiện về mặt xã hội của những quan hệ sản xuất, trong đó tập đoàn người này có thể
bóc lột lao động của tập đoàn người khác. Vì vậy, chỉ có thể hiểu đúng vấn đề giai cấp
khi gắn nó với đời sống kinh tế, với nền sản xuất vật chất xã hội. Kế thừa và phát triển tư
tưởng của C. Mác và Ph. Ăngghen, trong tác phẩm Sáng kiến vĩ đại, V.I. Lênin đã đưa ra
một định nghĩa khoa học về giai cấp: “Được gọi là giai cấp, là những tập đoàn người to
lớn, khác nhau về địa vị của họ trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch
sử, về quan hệ của họ đối với những tư liệu sản xuất (thường thì những quan hệ này
được pháp luật quy định và thừa nhận), về vai trò của họ trong tổ chức lao động xã hội,
và do đó khác nhau về cách thức hưởng thụ phần của cải xã hội ít hay nhiều mà họ được
hưởng. Giai cấp là những tập đoàn người, mà một tập đoàn có thể chiếm đoạt lao động
của các tập đoàn khác, do địa vị khác nhau của họ trong một chế độ kinh tế xã hội nhất
định”. Từ định nghĩa trên cho thấy, khi nói đến giai cấp là nói đến hệ thống các tập đoàn
người trong một chế độ kinh tế xã hội nhất định do chế độ đó sản sinh ra.

Trong xã hội có giai cấp, quan hệ giai cấp là quan hệ trái ngược nhau về địa vị, lợi ích cả
về kinh tế lẫn tinh thần. Quan hệ đó dẫn đến mâu thuẫn giữa thống trị và bị trị; giữa áp
bức và bị áp bức; giữa bóc lột và bị bóc lột. Chính vì lẽ đó mà V.I. Lênin có định nghĩa
đấu tranh giai cấp là : “cuộc đấu tranh của quần chúng bị tước hết quyền, bị áp bức và
lao động chống lại bọn đặc quyền, đặc lợi, bọn áp bức và bọn ăn bám; cuộc đấu tranh
của những người công nhân làm thuê hay những người vô sản chống lại những hữu sản
hay giai cấp tư sản”.Như vậy, đấu tranh giai cấp không chỉ đơn thuần là giải quyết các
mâu thuẫn đối kháng giữa các tầng lớp, giai cấp thống trị và bị trị trong xã hội mà đấu
tranh giai cấp còn có một vai trò to lớn đối với sự phát triển xã hội, chính là động lực
phát triển của xã hội có giai cấp. Hiện nay, đất nước chúng ta đang ở thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội mà thời kỳ quá độ là thời kỳ tồn tại đan xen giữa cái cũ và cái mới.Cái
cũ chính là giai cấp tư sản; cái mới chính là giai cấp công nhân, cho nên đấu tranh giai
cấp ở đây là cuộc đấu tranh để xóa bỏ tận gốc tàn dư của cái cũ đang kìm hãm sự phát
triển của cái mới hay nói cách khác đấu tranh giai cấp hiện nay chính là cuộc đấu tranh
chống khuynh hướng tự phát lên CNTB.Và Hội nghị Đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ
(1-1999) của Đảng xác định 4 nguy cơ đến nay vẫn tồn tại và có nhiều diễn biến hơn, đó
là : tụt hậu về kinh tế, diễn biến hòa bình, nguy cơ chệch hướng XHCN và nguy cơ tham
nhũng.Chính vì lẽ đó cuộc đấu tranh giai cấp diễn ra trong những điều kiện mới như sau :
Nước ta đang trong thời ky quá độ lên CNXH chứ chưa thật sự trên con đường xã hội chủ
nghĩa; Chủ nghĩa tư bản đang phát triển rất mạnh trên thế giới; Xu thế hội nhập khu vực
và thế giới ngày càng gia tăng.Như vậy, nhìn ở góc độ khái quát, đấu tranh giai cấp trong
thời kỳ mới là đấu tranh giữa hai khuynh hướng vận động trái ngược nhau, đó là khuynh
hướng vận động khách quan mang tính tự phát của các nhân tố tiền TBCN và khuynh
hướng khách quan mang tính tự giác của các nhân tố XHCN.

C.Mác khẳng định: Tất cả các cuộc đấu tranh chính trị đều là đấu tranh giai cấp
và tất cả các cuộc đấu tranh giải phóng giai cấp, dù dưới hình thức chính trị tất
yếu của chúng thế nào đi nữa - vì bất cứ cuộc đấu tranh giai cấp nào cũng đều là
đấu tranh chính trị - xét đến cùng, đều xoay quanh vẫn để giải phóng về kinh tế.
Cho nên, mục tiêu đấu tranh giai cấp là giải quyết lợi ích kinh tế, nếu không giải
quyết được lợi ích kinh tế thì quyền lực chính trị cũng dần dần mất đi và động lực
của sự phát triên xã hội nằm ngay trong chính phương thức sản xuất với việc giải
quyết mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Để thực hiện mục
tiêu phát triển kinh tế, Đảng ta đã chủ trương phát triển mạnh mẽ nền kinh tế nhiều
thành phần vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lí của Nhà nước nên kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Chính điều đó dẫn đến cơ cấu xã hội -
giai cấp biển đồi; do đó, đấu tranh giai cấp trong nền kinh tế nhiều thành phân
mang tính tất yêu khách quan, vì nó tồn tại những xu hướng, lợi ích vừa thống
nhất, vừa đối lập, đấu tranh với nhau. Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định, báo cáo
chính trị tại Đại hội IX của Đảng đã khẳng định: Nội dung chủ yếu của đấu tranh giai
cấp trong giai đoạn hiện nay ở nước ta là thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH theo
định hướng xã hội chủ nghĩa, khắc phục tình trạng nước nghèo, kém phát triển; thực
hiện công bằng xã hội, chông áp bức, bắt công; đấu tranh, ngăn chặn và khắc phục
những tư tường và hành động tiêu cực, sai trái; đầu tranh làm thất bại mọi âm mưu và
hành động chông phá của các thể lực thù địch, bảo vệ độc lập dân tộc, xây dựng nước ta
thành một nước xã hội chủ nghĩa phồn vinh, nhân dân hạnh phúc.Chính vì thế cuộc đấu
tranh giai cấp ở nước nước ta hiện nay là làm sao phát huy được chủ nghĩa yêu nước và
truyền thống dân tộc, tăng cường và huy động được mọi nguồn lực dân tộc của khối đoàn
kết toàn dân, để phát triển KT- XH, chống nghèo nàn lạc hậu, giải quyết tốt chính sách xã
hội, quan tâm phát triển KT-XH vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo một cách bền
vững.

Như đã nói, đất nước bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH thì nhiệm vụ ngăn chặn,
đẩy lùi xu hướng đi chệch hướng xã hội chủ nghĩa trên mọi lĩnh vực; trong đó, lĩnh vực
kinh tế giữ vai trò hàng đầu.Trong đó, trọng tâm là phát triển lực lượng sản uất, thực hiên
CNH, HĐH đất nước; cho phép thành phần kinh trế cạnh tranh lành mạnh ..Vì chỉ có giữ
vững định hướng xã hội chủ nghĩa thì đất nước mới có nền độc lập dân tộc thực sự và
trọn vẹn, quốc phòng và an ninh quốc gia mới được củng cố và tăng cường, mới đẩy lùi
được quan liêu và tham nhũng, buôn lậu và làm thất bại âm mưu “ chiến lược diễn biến
hòa bình” của các thế lực thù địch.Bởi cuộc đấu tranh giai cấp trong thời kì quá độ hiện
nay thực chất là cuộc đấu tranh chống xu hướng tự phát lên tư bản chủ nghĩa với giữ
vững độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.Chưa dừng lại ở đó, về đối ngoại Việt Nam là
bạn với các nước và các dân tộc trên thế giới với tinh thần đa phương hóa, đa dạng hóa
trong mối quan hệ quốc tế nhưng phải đảm bảo giữ vững độc lập chủ quyền quốc gia với
tinh thần độc lập dân tộc và tự lực tự cường; về quốc phòng an ninh thì giữ vững an ninh
quốc phòng và trật tự xã hội, ngăn chặn âm mưu của thế lực thù địch; về tư tưởng-lý luận
là cuộc đấu tranh phức tạp, gay gắt, phải thắng được “ giặt dốt” để giữ vững nền tảng tư
tưởng của Đảng; thường xuyên nguyên cứu, bổ sung và phát triển lí luận Mác – Lênin
một cách sáng tạo, phù hợp. Ngoài ra, khi nền độc lập về chính trị của các quốc gia, dân
tộc được pháp luật quốc tế thừa nhận và hội nhập kinh tế toàn cầu trở nên phổ biến, đấu
tranh về lợi ích dân tộc được triển khai mạnh mẽ trên cả lĩnh vực văn hóa. Đấu tranh trên
lĩnh vực văn hóa để chống lại sự đồng hóa, bài trừ tệ nô dịch, củng cố những giá trị
truyền thống và tôn trọng những bản sắc đặc trưng của dân tộc, đẩy mạnh phát triển tín
ngưỡng, ngôn ngữ văn học nghệ thuật dân tộc. Qua đó ta thấy, đấu tranh giai cấp ở nước
ta hiện nay biểu hiện nội dung rộng lớn, hình thức phong phú, tính chất phức tạp, diễn ra
hằng ngày, hằng giờ không chỉ trên lĩnh vực kinh tế, văn hóa mà nó cũng diễn ra khá
phức tạp trên lĩnh vực tư tưởng và cả an ninh quốc gia, trật tự xã hội.

Như ta đã thấy, trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay, đấu
tranh giai cấp khong những không mất đi mà con diễn ra rất phức tạp, đòi hỏi mỗi
chúng ta cần nhận thức sâu sức, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có khả năng tư
duy tốt có như vậy mới có thể sáng suốt đấu tranh chống lại các quan điểm sai trái
của các thế lực thù địch. Hơn hết, từ tất cả những nội dung trên cho ta thấy cuộc
đấu tranh giai cấp diễn ra dưới nhiều hình thức muôn màu muôn vẻ, đồng thời
cũng mang tính chất của cuộc đấu tranh dân tộc.Vì vậy chúng ta phải thấy được
rằng đấu tranh giai cấp chưa chấm chấm dứt được nếu trong xã hội vẫn còn tồn tại
giai cấp.Tuy nhiên,bối cảnh hiện nay của đất nước thì nội dung, tính chất và mức
độ của cuộc đấu tranh trên là hoàn toàn khác trước nên ra cần phải có sự nhận thức
đúng đắn và khoa học.

Đấu tranh, ngăn chặn âm mưu chống phá của các thế lực địch nhằm góp phần bảo
vệ độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện nay không là trách nhiệm
riêng lẻ của ai.Đối với tôi, một sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường tôi luôn ý
thức được vai trò và trách nhiệm của mình trong công cuộc bảo vệ độc lập và xây
dựng CNXH của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Trước tiên, chúng ta phải
trung thành tuyệt đối với Chủ nghĩa Mác – Lênin với đường lối của Đảng và pháp
luật của Nhà Nước.Không những vậy,là sinh viên thì việc học tập tốt và rèn luyện
theo tư tưởng của Hồ Chính minh để tạo nên nền móng vững chắc cho những
nghiên cứ cũng như sáng kiến cho sự phát triển đất nước là điều vô cùng cấp
thiết.Ngoài ra bản thân phải luôn trau dồi và nâng cao ý thức, lối sống và trách
nhiệm với xã hội, gia đình và bản thân.Và quan trọng hơn hết là phải kiên quyết
lên án, tránh xa những hoạt động lôi kéo, phản động, những thông tin trái ngược
với những lý tưởng của chủ nghĩa xã hội và tư tưởng Hồ Chí Minh và đồng thời
hướng dẫn tuyên truyền những người xung quanh tránh xa và không bị các thế lực
thù địc dụ dỗ, lôi kéo.Cuối cùng luôn nâng cao kiến thức và cập nhật thông tin,
thời sự chính trị để nâng cao “sức đề kháng” với diễn biến hòa bình và bạo loạn lật
đổ của các thế lực thù địch. Lên án và quyết đấu tranh với các luận điệu sai trái,
xuyên tạc và lợi dụng kẽ hở của xã hội và Nhà nước để chống phá. Đặc biệt luôn
nâng cao sự cảnh giác và bảo vệ bản thân trước những thông tin sai trái của phản
động.

You might also like