You are on page 1of 4

Đề:

Câu 1: Phân tích nguyên nhân hình thành giai cấp và đấu tranh giai cấp ? Liên hệ vấn
đề trên với sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
Câu 2: Tại sao trong nhận thức thực tiễn con người cần tôn trọng nguyên tắc phát
triển?
Bài làm
Câu 1: Nguồn gốc của giai cấp:
Giai cấp là một hiện tượng xã hội xuất hiện lâu dài trong lịch sử gắn với những điều
kiện sản xuất vật chất nhất định của xã hội.Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác -
Lênin đã chứng minh được rằng, nguồn gốc của sự xuất hiện và mất đi của những
giai cấp cụ thể và của xã hội có giai cấp đều dựa trên tính tất yếu kinh tế, “gắn với
những giai đoạn phát triển lịch sử nhất định của sản xuất”.

Sự phát triển tiếp theo của sản xuất vật chất từng bước phân hóa xã hội thành những
tập đoàn người có sự đối lập về địa vị kinh tế - xã hội và giai cấp xuất hiện.

Từ sự phân công xã hội lớn lần đầu tiên, đã nảy sinh ra sự phân chia lớn đầu tiên
trong xã hội thành hai giai cấp: chủ nô và nô lệ, kẻ bóc lột và người bị bóc lột

Nguyên nhân sâu xa: hình thành giai cấp là do sự phát triển của lực lượng sản xuất
làm cho năng suất lao động tăng lên, xuất hiện “của dư”, tạo khả năng khách quan,
tiền đề cho tập đoàn người này chiếm đoạt lao động của tập đoàn người khác.

Nguyên nhân trực tiếp: đưa tới sự ra đời của giai cấp xã hội xuất hiện chế độ tư hữu
về tư liệu sản xuất. Chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất là cơ sở trực tiếp của sự hình
thành các giai cấp.

Đấu tranh giai cấp: là đấu tranh của bộ phận nhân dân này chống một bộ phận khác,
cuộc đấu tranh của quần chúng bị tước hết quyền, bị áp bức và lao động, chống bọn
có đặc quyền đặc lợi, bọn áp bức và bọn ăn bám, cuộc đấu tranh của những người
công nhân làm thuê hay những người vô sản chống những người hữu sản hay giai cấp
tư sản”.

Đấu tranh giai cấp là tất yếu, do sự đối lập về lợi ích căn bản không thể điều hòa
được giữa các giai cấp.

Đấu tranh giai cấp là cuộc đấu tranh của các tập đoàn người to lớn có lợi ích căn bản
đối lập nhau trong một phương thức sản xuất xã hội nhất định.

Trong xã hội có giai cấp, đấu tranh giai cấp chủ yếu và trước hết là cuộc đấu tranh
của hai giai cấp cơ bản đại diện cho phương thức sản xuất thống trị trong xã hội (nô
lệ và chủ nô, nông dân và địa chủ, vô sản và tư sản).

Thực chất của đấu tranh giai cấp là cuộc đấu tranh của quần chúng lao động bị áp
bức, bóc lột chống lại giai cấp áp bức, bóc lột nhằm lật đổ ách thống trị của chúng.

Trong xã hội có đối kháng giai cấp, thực chất đấu tranh giai cấp là cuộc đấu tranh của
quần chúng lao động bị áp bức, bóc lột chống lại giai cấp áp bức, bóc lột do sự đối
lập về lợi ích không thể dung hòa trong một chế độ kinh tế - xã hội nhất định.
Liên hệ vấn đề trên với sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay đấu tranh giai cấp là
tất yếu, tính tất yếu của nó do chính các đặc điểm kinh tế - xã hội của thời kỳ quá độ
quy định.

Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, mục tiêu cuối cùng của cuộc
đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội chưa
hoàn thành. Quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là quá độ gián tiếp từ một xã hội
thuộc địa, nửa phong kiến với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất còn thấp, tiến
lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Trong thời kỳ này còn cơ sở
kinh tế để nảy sinh giai cấp bóc lột và mâu thuẫn giai cấp vẫn tồn tại. Với đặc điểm
nền kinh tế sản xuất nhỏ là phổ biến và bản thân trong quá trình phát triển nền kinh tế
hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường đòi hỏi tất yếu phải đấu
tranh chống lại khuynh hướng tự phát đi lên chủ nghĩa tư bản, giữ vững định hướng
xã hội chủ nghĩa trên các lĩnh vực phát triển của đất nước.

Để đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội thắng lợi, cần thực
hiện tốt những nhiệm vụ sau:

Đoàn kết, thống nhất của các tầng lớp nhân dân là nhân tố quan trọng quyết định
thắng lợi của đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Cần tập
trung tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân về bản
chất, ý nghĩa của đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, từ đó
đoàn kết, thống nhất, chung sức, đồng lòng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Lực lượng cách mạng là nòng cốt của đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội. Cần tập trung xây dựng, củng cố lực lượng cách mạng, nâng cao sức
mạnh của lực lượng cách mạng về chính trị, tư tưởng, tổ chức và thực lực.

Các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách chống phá, hòng lật đổ chế độ XHCN. Vì vậy,
cần kiên quyết đấu tranh, vạch trần, bác bỏ những luận điệu xuyên tạc, sai trái của
các thế lực thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ chế độ XHCN.

Câu 2:

Nguyên lý về sự phát triển

Phát triển là quá trình vận động từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện
hơn, từ chất cũ đến chất mới ở trình độ cao hơn. Như vậy, phát triển là vận động
nhưng không phải mọi vận động đều là phát triển, mà chỉ vận động nào theo khuynh
hướng đi lên thì mới là phát triển. Phát triển là quá trình bổ sung, phát triển cái mới
trên cơ sở của cái cũ.

Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, tôn trọng nguyên tắc phát triển sẽ
mang lại:
Giúp khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, định kiến trong hoạt động nhận thức và thực
tiễn.

Trong quá trình học tập và thực hành, sinh viên thông qua các hoạt động, các phương
pháp học để rút ra các phương pháp học nào phù hợp với tính cách, nhu cầu học, tâm
lý, sức khỏe của bản thân, khi rút ra được phương pháp học hiệu quả, cần kiên trì
thực hiện trong quá trình học và làm việc, đồng thời phát triển bổ sung vào phương
pháp học thêm những điều mới mẻ, nhằm giúp bản thân có cảm giác mới mẻ, tìm
được cảm hứng trong học tập.

Kế thừa những điểm tích cực của cái cũ để hình thành nên cái mới

Con người cần quan sát, đánh giá, phân tích để tìm ra xu hướng phát triển, từ đó có
các hoạt động thực tiễn phù hợp.

Ngược lại nếu không tôn trọng nguyên tắc phát triển sẽ mang lại hậu quả
Nếu chúng ta tuyệt đối hoá nhận thức, nhất là nhận thức khoa học về sự vật hay hiện
tượng nào đó thì các khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn sẽ không thể
phát triển và thực tiễn sẽ dậm chân tại chỗ.

Nếu không tôn trong nguyên tắc phát triển mà cố gắng tác động vào quá trình phát
triển tự nhiên của nó sẽ gây ra những tác dụng ngược, những hậu quả không đáng có,
mang lại những kết quả không như mong muốn.

Chính vì thế, chúng ta cần phải tăng cường phát huy nỗ lực của bản thân trong việc
hiện thực hoá quan điểm phát triển vào nhận thức và cải tạo sự vật nhằm phục vụ nhu
cầu, lợi ích của chúng ta và của toàn xã hội.

You might also like