You are on page 1of 8

Phần I:

* Định nghĩa giai cấp


Kế thừa và phát triển tư tưởng của C.Mác và Ph. Ăngghen, trong tác
phẩm “Sáng kiến vĩ đại”, V.I.Lênin đã đưa ra một định nghĩa khoa học về
giai cấp. “Người ta gọi là giai cấp, những tập đoàn to lớn gồm những
người khác nhau về địa vị của họ trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất
định trong lịch sử, khác nhau về quan hệ của họ (thường thường thì
những quan hệ này được pháp luật quy định và thừa nhận) đối với tư liệu
sản xuất, về vai trò của họ trong tổ chức lao động xã hội và như vậy là
khác nhau về cách thức hưởng thụ và về phần của cải xã hội ít hoặc nhiều
mà họ được hưởng. Giai cấp là những tập đoàn người, mà tập đoàn này
thì có thể chiếm đoạt lao động của tập đoàn khác, do chỗ tập đoàn đó có
địa vị khác nhau trong một chế độ kinh tế - xã hội nhất định”

* Đặc trưng cơ bản của giai cấp:


1- Giai cấp là những tập đoàn người có địa vị kinh tế - xã hội khác
nhau trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử.
+Giai cấp chủ nô và nô lệ trong xã hội chiếm hữu nô lệ
+Giai cấp địa chủ phong kiến và nông nô trong xã hội phong kiến
+Giai cấp tư sán và vô sản trong xã hội tư bản chủ nghĩa

2- Dấu hiệu chủ yếu quy đinh địa vị kinh tế - xã hội của các giai cấp là
các mối quan hệ kinh tế - vật chất giữa các tập đoàn người trong phương thức
sản xuất.
 Quan hệ đối với tư liệu sản xuất ( đóng vai trò quyết định địa vị kinh
tế - xã hội )
 Vai trò trong tổ chức lao động, quản lý sản xuất.
 Cách thức và quy mô thu nhập của cải xã hội
Vd: Trong xã hội chiếm hữu nô lệ chủ nô sở hữu tư liệu sản xuất bao
gồm cả nông nô nên địa vị giai cấp chủ nô cao hơn giai cấp nông nô.

3- Tập đoàn người nào nắm tư liệu sản xuất sẽ trở thành giai cấp thống trị
xã hội và sẽ chiếm đoạt những sản phẩm lao động của các tập đoàn khác.

Ví dụ: Trong chế độ phong kiến, người nông nô là người tạo ra các sản
phẩm từ ruộng đất bằng cách cày cuốc và thu hoạch sản phẩm nhưng sản
phẩm của nông nô sẽ bị chiếm đoạt bởi tập đoàn khác là địa chủ phong
kiến.

- Thực chất của quan hệ giai cấp là tập đoàn người này chiếm đoạt lao
động của tập đoàn người khác (quan hệ bóc lột và bị bóc lột) do đối lập
về địa vị trong 1 chế độ kinh tế - xã hội nhất định.

VD: trong xh TBCN , giai cấp tư sản và vô sản do khác nhau về vị trí, vai
trò trong hệ thống sản xuất xh dẫn đến đối lập nhau về địa vị trong chế độ
kinh tế - xã hội , trở thành 2 giai cấp bị trị và thống trị.

Giai cấp là một phạm trù kinh tế - xã hội có tính lịch sử: Giai cấp
không phải là sản phẩm của sản xuất nói chung mà là sản phẩm của
những hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử. Mỗi hệ thống giai
cấp tương ứng với một hệthống sản xuất xã hội, về bản chất, là thể thống
nhất của các mặt đối lập. Do đó, ta không thể hiểu được đặc trưng của
từng giai cấp cụ thể nếu không đặt nó trong hệ thống, tức là trong mối
quan hệ với giai cấp đối lập với nó.

Ví dụ: Ta không thể hiểu giai cấp tư sản là gì nếu không xem xét trong
mối quan hệ của nó với giai cấp vô sản, và ngược lại.

Giá trị: Định nghĩa giai cấp của V.I.Lênin mang bản chất cách mạng
và khoa học, có giá trị to lớn về lý luận và thực tiễn.
Đây là cơ sở để nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò, bản chất của các
giai cấp trong lịch sử;
Trang bị cho giai cấp vô sản cơ sở lý luận khoa học để nhận thức
được vai trò lịch sử của giai cấp vô sản trong cuộc đấu tranh xoá bỏ giai
cấp và xây dựng xã hội mới.
* Nguồn gốc giai cấp
- Nguồn gốc của sự xuất hiện và mất đi của những giai cấp cụ thể và
của xã hội có giai cấp đều dựa trên tính tất yếu kinh tế. Sự phát triển của lực
lượng sản xuất dẫn đến năng suất lao động tăng lên và xuất hiện “của dư ”
trong xã hội, tạo khả năng cho những người này chiếm đoạt lao động của
những người khác. Chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất hình thành .

Nguyên nhân xâu xa: là sự phát triển của lực lượng sản xuất làm cho
năng suất lao động tăng lên , xuất hiện của dư, tạo tiền đề cho tập đoàn
người này chiếm đoạt lao động của tập đoàn người khác.
Nguyên nhân trực tiếp: là xã hội xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu
sản xuất.
Chừng nào ở đâu còn tồn tại chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất thì ở đó
còn tồn tại giai cấp và đấu tranh giai cấp. Giai cấp chỉ mất đi khi chế độ
tư hữu về tư liệu sản xuất hoàn toàn bị xóa bỏ.

-Theo các nhà kinh điển mácxit, con đường hình thành giai cấp rất
phức tạp: Những người có chức, có quyền lợi dụng quyền lực để chiếm
đoạt tài sản công làm của riêng; tù binh bắt được trong chiến tranh được sử
dụng làm nô lệ để sản xuất; các tầng lớp xã hội tự do trao đổi, bị phân hoá
thành các giai cấp khác nhau…

Điều kiện góp phần đẩy nhanh quá trình phân hoá giai cấp là các
cuộc chiến tranh, những thủ đoạn cướp bóc, những hành vi bạo lực trong
xã hội...
Xã hội chiếm hữu nô lệ là xã hội có giai cấp đầu tiên trong lịch sử,
XH phong kiến, xã hội tư bản.

* Kết cấu xã hội - giai cấp


- Kết cấu xã hội - giai cấp là tổng thể các giai cấp và mối quan hệ giữa
các giai cấp, tồn tại trong một giai đoạn lịch sử nhất định.
- Trong một kết cấu xã hội - giai cấp bao giờ cũng gồm có hai giai cấp
cơ bản và những giai cấp không cơ bản, hoặc các tầng lớp xã hội trung gian.

+ Giai cấp cơ bản là sản phẩm đích thực của chế độ kinh tế – xã hội đó,
đồng thời là những giai cấp quyết định sự tồn tại, phát triển của hệ thống
sản xuất trong xã hội đó.
VD: là chủ nô và nô lệ trong chế độ nô lệ, địa chủ và nông nô trong chế
độ phong kiến, là tư sản và vô sản trong chế độ tư bản chủ nghĩa
+ Giai cấp không cơ bản là những nhóm người là tàn dư của xã hội cũ
hoặc là mầm mống của phương thức sản xuất tương lai.
+ Tầng lớp xã hội trung gian là kết quả của quá trình phân hóa xã hội
không ngừng diễn ra

- Kết cấu xã hội - giai cấp luôn có sự vận động và biến đổi không
ngừng trong sự chuyển biến các phương thức sản xuất và trong mỗi
phương thức sản xuất.

Phần II:
Đấu tranh giai cấp
* Tính tất yếu và thực chất của đấu tranh giai cấp
-Kế thừa và phát triển tư tưởng của C.Mác và Ph. Ăngghen trong điều kiện
mới của lịch sử, V.I Lênin: “Đấu tranh giai cấp là đấu tranh của bộ phận
nhân dân này chống một bộ phận khác, đấu tranh của quần chúng bị tước
hết quyền, bị áp bức và lao động, chống bọn có đặc quyền, đặc lợi, bọn
áp bức và ăn bám, cuộc đấu tranh của những người công nhân làm thuê
hay những người vô sản chống những người hữu sản hay giai cấp tư sản”.
- Đấu tranh giai cấp là tất yếu do sự đối lập về lợi ích căn bản không
thể điều hoà được giữa các giai cấp.
- Đấu tranh giai cấp là cuộc đấu tranh của các tập đoàn người to
lớn có lợi ích căn bản đối lập nhau trong một phương thức sản xuất xã hội
nhất định.
- Thực chất của đấu tranh giai cấp là cuộc đấu tranh của quần
chúng lao động bị áp bức, bóc lột chống lại giai cấp áp bức, bóc lột nhằm
lật đổ ách thống trị của chúng. .
- Đấu tranh giai cấp để giải quyết mâu thuẫn không thể dunng hoà
giữa các giai cấp tất yếu dẫn đến cách mạng xã hội nhằm lật đổ ách thống
trị của giai cấp áp bức, bóc lột.
- Cách mạng xã hội là phương thức tất yếu để lật đổ ách thống trị
của giai cấp thống trị bóc lột, xoá bỏ quan hệ sản xuất cũ, xây dựng quan
hệ sản xuất mới và mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển.
- Đấu tranh giai cấp không phải là hiện tượng vĩnh viễn trong lịch
sử.
- Trong đấu tranh giai cấp, liên minh giai cấp là tất yếu. Liên minh
giai cấp là sự liên kết giữa những giai cấp này để chống lại những giai
cấp khác. Liên minh giai cấp là vấn đề có ý nghĩa cực kỳ quan trọng để
tập hợp và phát triển lực lượng trong các cuộc đấu tranh giai cấp.
* Vai trò của đấu tranh giai cấp trong sự phát triển của xã hội có
giai cấp
Trong xã hội có giai cấp, đấu tranh giai cấp là động lực quan trọng,
trực tiếp của lịch sử.
Vai trò là động lực của đấu tranh giai cấp còn được thể hiện trong những
thời kỳ tiến hoá xã hội.
Đấu tranh giai cấp chẳng những có tác dụng cải tạo xã hội, xoá bỏ các
lực lượng xã hội phản động, mà còn có tác dụng cải tạo bản thân các giai cấp
cách mạng.
Thông qua thực tiễn đấu tranh giai cấp, giai cấp cách mạng có sự trưởng
thành về mọi mặt. Các giai cấp cách mạng cũng phải tự nâng mình lên đáp
ứng được yêu cầu của lịch sử.
Đấu tranh giai cấp là động lực phát triển của xã hội có giai cấp.
Đấu tranh giai cấp là động lực phát triển của xã hội, nhưng không
phải là động lực duy nhất mà là một động lực trực tiếp và quan trọng.
Trong thời đại ngày nay, những nguyên nhân của việc phân chia
xã hội thành giai cấp và đấu tranh giai cấp vẫn còn tồn tại. Trong đó
mâu thuẫn cơ bản, có tính chất xuyên suốt là mâu thuẫn giữa chủ
nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản; mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản với
giai cấp tư sản.
Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản trên thế giới hiện nay, gắn bó chặt
chẽ với các cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Trong đó, đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản vẫn là động lực trực tiếp và
quan trọng nhất của thời đại hiện nay.

Phần III:
Đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản
Cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản chia thành hai giai đoạn
cơ bản: Giai đoạn trước khi giành chính quyền và giai đạn sau khi giành
chính quyền.
Ba hình thức đấu tranh cơ bản, đó là đấu tranh kinh tế; đấu tranh chính
trị và đấu tranh tư tưởng.
Đấu tranh kinh tế là một trong những hình thức cơ bản đấu tranh giai
cấp của giai cấp vô sản.
Đấu tranh chính trị là hình thức đấu tranh cao nhất của giai cấp vô sản. Mục
tiêu của đấu tranh chính trị là đánh đổ ách thống trị của giai cấp tư sản, phản động,
giành chính quyền về tay giai cấp vô sản.
Đấu tranh tư tưởng có mục đích đập tan hệ tư tưởng của giai cấp tư
sản, khắc phục những ảnh hưởng của tư tưởng, tâm lý, tập quán lạc hậu
trong phong trào cách mạng; vũ trang cho họ hệ tư tưởng cách mạng và
khoa học của giai cấp công nhân, đó là chủ nghĩa Mác - Lênin.

Về điều kiện hiện nay của đấu tranh giai cấp


- Sau khi chủ nghĩa xã hội ở Liênxô và Đông Âu sụp đổ, so sánh lực
lượng tạm thời có lợi cho các lực lượng phản cách mạng và bất lợi cho
lực lượng cách mạng.
- Chủ nghĩa tư bản vẫn còn khả năng phát triển, có những điều chỉnh,
thay đổi khá sâu sắc để thích nghi với điều kiện mới, tạm thời xoa dịu
mâu thuẫn giữa tư bản với vô sản.
- Cách mạng khoa học, công nghệ làm cho lực lượng sản xuất phát triển
nhanh. Mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất có nhiều biểu hiện mới, gay gắt nhưng phức tạp, không dễ
nhận thức như trước.
Về nhận định về tình hình hiện nay của Đảng Cộng sản Việt Nam (Đại
hội IX).
- Các mâu thuẫn cơ bản trên thế giới, biểu hiện dưới những hình thái và
mức độ khác nhau vẫn tồn tại và phát triển, có mặt sâu sắc hơn.
- Đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp tiếp tục diễn ra dưới nhiều hình
thức, lúc hoà hoãn, lúc gay gắt.
- Chủ nghĩa tư bản còn tiếp tục tự điều chỉnh, nắm và sử dụng các thành
tựu khoa học và công nghệ để phát triển, song vẫn là một chế độ áp bức,
bóc lột và bất công, vì vậy không thể khắc phục nổi những mâu thuẫn vốn
có của nó.
- Các quốc gia độc lập ngày càng tăng cường đấu tranh để tự lựa chọn và
quyết định con đường phát triển của mình, chống lại sự áp đặt, can thiệp
của nước ngoài.
- Chủ nghĩa xã hội thế giới tạm thời lâm vào thoái trào nhưng vẫn có điều
kiện và khả năng phục hồi và phát triển.
- Tính chất của thời đại vẫn không thay đổi- là thời đại quá độ từ chủ
nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội.

You might also like