You are on page 1of 4

I.

Giai cấp và đấu tranh giai cấp


1. Giai cấp
a. Định nghĩa giai cấp
- Theo nhà xã hội học người Mỹ Rodney Stark: “Giai cấp là nhóm người chia sẻ
một vị trí giống nhau trong hệ thống phân tầng xã hội. ”
- Giai cấp là những tập đoàn người to lớn, khác nhau về địa vị của họ trong
một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử, khác nhau về quan hệ
của họ (thường thì những quan hệ này được pháp luật quy định và thừa
nhận) đối với tư liệu sản xuất và phân công lao động, về vai trò của họ trong
những tổ chức lao động xã hội, và như vậy là khác nhau về cách thức
hưởng thụ và về phần của cải ít hoặc nhiều mà họ được hưởng.
b. Nguồn gốc giai cấp
- Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin đã chứng minh được rằng, nguồn
gốc của sự xuất hiện và mất đi của những giai cấp cụ thể và của xã hội có giai
cấp đề dựa trên tính tất yếu kinh tế, đồng thời sự tồn tại của các giai cấp chỉ gắn
với những giai đoạn phát triển lịch sử nhất định của sản xuất.
- Cụ thể trong xã hội nguyên thủy, do lực lượng sản xuất chưa phát triển, nên
năng suất lao động còn rất thấp kém. Vì vậy, làm chung, hưởng chung trở thành
phương thức chủ yếu để duy trì sự tồn tại và phát triển của xã hội cộng sản
nguyên thủy. DO ĐÓ điều kiện sản xuất lúc bấy giờ không cho phép và không thể
có sự phân chia xã hội thành giai cấp được.
- Cuối xã hội nguyên thủy, lực lượng sản xuất phát triển lên một trình độ mới do
con người biết sử dụng công cụ sản xuất bằng kim loại do đó có sự phát triển
của lực lượng sản xuất dẫn đến năng suất lao động tăng đáng kể, của dư xuất
hiện, phân công lao động từng bước hình thành. Những người có chức, có
quyền trong thị tộc, bộ lạc lợi dụng địa vị của mình chiếm đoạt tài sản của công
xã làm của riêng, chế độ tư hữu dần hình thành, bất bình đẳng xảy ra trong nội
bộ, công xã. Đó là cơ sở của sự xuất hiện giai cấp
 Giai cấp là một hiện tượng xã hội xuất hiện lâu dài trong lịch sử gắn với những
điều kiện sản xuất vật chất của xã hội
- Nguyên nhân trực tiếp đưa tới sự ra đời của giai cấp là xã hội xuất hiện chế độ
tư hữu về tư liệu sản xuất.
- Nguyên nhân sâu xa của sự xuất hiện giai cấp là sự phát triển của lực lượng sản
xuất làm cho năng suất lao động tăng lên, xuất hiện “của dư”, tạo khả năng
khách, tiền đề cho tập đoàn người này chiếm đột lao động của tập đoàn người
khác.
- Bên cạnh đó, giai cấp không chỉ được hình thành chủ yếu thông qua con đường
kinh tế mà còn được hình thành thông qua các cuộc chiến tranh, những thủ
đoạn cướp bóc, những hành vi bạo lực trong xã hội...
c. Kết cấu xã hội – giai cấp
- Định nghĩa: Kết cấu xã hội giai cấp là khái niệm dùng để chỉ tổng thể các giai cấp
và mối quan hệ giữa các giai cấp, tồn tại trong một giai đoạn lịch sử nhất định,
gắn với một phương thức sản xuất.
- Kết cấu xã hội – giai cấp được quy định bởi trình độ phát triển của phương thức
sản xuất xã hội, đồng thời tính đa dạng của kết cấu xã hội – giai cấp tỉ lệ thuận
với tính đa dạng của chế độ kinh tế và cơ cấu kinh tế quy định
- Phân loại: Ở trình độ phát triển chín muồi của một hình thái kinh tế – xã hội
nhất định, kết cấu giai cấp thường bao gồm hai giai cấp cơ bản, các giai cấp
không cơ bản và các tầng lớp xã hội trung gian
o Giai cấp cơ bản: Các giai cấp cơ bản gắn liền với kiểu phương thức sản
xuất thống trị, là sản phẩm của những phương thức thống trị nhất định.
Sự đối kháng và đấu tranh giữa các giai cấp phản ánh mâu thuẫn cơ bản
của phương thức sản xuất sinh ra chúng, cũng như quy định một cách
khách quan mâu thuẫn cơ bản của chế độ xã hội. Tương ứng với các
kiểu phương thức sản xuất bóc lột từng thống trị trong lịch sử là các cặp
giai cấp cơ bản như: chủ nô – nô lệ ( trongxã hội chiếm hữu nô lệ),
phong kiến – nông nô ( trong xã hội phong kiến), tư sản – vô sản (trong
xã hội tư bản chủ nghĩa)
o Giai cấp không cơ bản: là những giai cấp gắn với phương thức sản xuất
tàn dư, hoặc mầm mống trong xã hội. Chẳng hạn như:
 Giai cấp nô lệ trong buổi đầu xã hội phong kiến, địa chủ và nông
nô trong buổi đầu xã hội tư bản (Gắn với phương thức sản xuất
tàn dư)
 Giai cấp tiểu chủm tiểu thương, tư sản, vô sản trong giai đoạn
cuối xã hội phong kiến (Gắn với phương thức sản xuất mầm
mống)
- Cùng với sự phát triển sản xuất, mỗi giai cấp trong một kết cấu giai cấp xã hội
cũng có những biến đổi nhất định. Những sự biến đổi ấy dẫn đến sự thay đổi địa
vị của các giai cấp đó trong hệ thống sản xuất xã hội. Điển hình như: thông
thường, giai cấp do phương thức sản xuất tàn dư sinh ra sẽ tàn lụi dần do sự
phát triển của xã hội, giai cấp do phương thức sản xuất mầm mống sinh ra là
mặt phủ định xã hội cũ
o Các tầng lớp xã hội trung gian: là tầng lớp không bóc lột ai và không bị ai
bóc lột trong các chế độ bóc lột. Ví dụ: tri thức, nhân sĩ, giới tu hành,...
o Các tầng này không có địa vị kinh tế độc lập nhưng có vai trò quan trọng
trong sự phát triển kinh tế, xã hội nói chung. Đồng thời, các tầng lớp xã
hội trung gian này luôn bị phân hóa dưới sự tác động của sự vận động
nền sản xuất vật chất xã hội
- Ý nghĩa, mục đích của việc phân tích kết cấu xã hội - giai cấp: Phân tích kết cấu
xã hội - giai cấp và khuynh hướng vận động, phát triển của nó có vai trò vô cùng
quan trọng vềlý luận và thực tiễn trong điều kiện xã hội hiện nay, giúp cho chính
đảng của giai cấp vô sản xác định đúng các mâu thuẫn cơ bản, mâu thuẫn chủ
yếu của xã hội; nhận thức đúng địa vị, vai trò và thái độ chính trị của mỗi giai
cấp.
2. Đấu tranh giai cấp
a. Tính tất yếu và thực chất của đấu tranh giai cấp
- Trong xã hội có giai cấp, giai cấp thống trị chiếm đoạt lao động của các giai cấp
và tầng lớp bị trị, chiếm đoạt của cải xã hội vào tay mình. Các giai cấp, tầng lớp
bị trị không những bị chiếm đoạt về lao động mà còn bị áp bức về chính trị, xã
hội và tinh thần. Những bất công như vậy làm tất yếu nảy sinh cuộc đấu tranh
giữa các giai cấp. C.Mác đã khẳng định: “lịch sử tất cả các xã hội cho đếnngày
nay chỉ là lịch sử đấu tranh giai cấp”. Trong thời kỳ chiếm hữu nô lệ có đấu tranh
giữa nô lệ và chủ nô, đến thời phong kiến lại có cuộc đấu tranh của nông dân và
địa chủ phong kiến, đến xã hội tư bản thì có cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô sản
và tư bản
- Kế thừa và phát triển tư tưởng của Các Mác và Ăngghen trong điều kiện mới của
lịch sử, V.I.Lêninchỉ rõ: “đấu tranh giai cấp là đấu tranh của bộ phận nhân dân
này chống một bộ phận khác, đấu tranh của quần chúng bị tước hết quyền, bị
áp bức và lao động, chống bọn có đặc quyền, đặc lợi, bọn áp bức và ăn bám,
cuộc đấu tranh của những người công nhân làm thuê hay những người vôsản
chống những người hữu sản hay giai cấp tư sản”. Như vậy, các nhà kinh điển đã
chỉ ra tính tất yếu và thực chất của đấu tranh giai cấp trong xã hội có đối kháng
giai cấp.
- Đấu tranh giai cấp là tất yếu, do sự đối lập về lợi ích căn bản không thể điều hòa
được giữa các giai cấp. Tính tất yếu của đấu tranh giai cấp xuất phát từ tính tất
yếu kinh tế
o Cuộc đấu tranh đó có nguyên nhân khách quan từ sự phát triển mang
tính xã hội hóa ngày càng sâu rộng của lực lượng sản xuất với quan hệ
chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Biểu hiện của mâu thuẫn này về
phương diện xã hội là: Mâu thuẫn giữa một bên là giai cấp cách mạng,
tiến bộ, đại diện cho phương thức sản xuất mới, với một bên là giai cấp
thống trị, bóc lột, đại biểu cho những lợi ích gắn với quan hệ sản xuất lỗi
thời, lạc hậu
- Thực chất đấu tranh giai cấp là cuộc đấu tranh của quần chúng lao động bị áp
bức, bóc lột chống lại giai cấp áp bức, bóc lột nhằm lật đổ ách thống trị của
chúng. Cách mạng xã hội là phương thứctất yếu để lật đổ ách thống trị của giai
cấp thống trị bóc lột, xóa bỏ quan hệ sản xuất cũ, xây dựng quan hệ sản xuất
mới và mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển.
 Mục đích cao nhất mà cuộc đấu tranh giai cấp cần đạt được không phải là đánh
đổ một giai cấp cụ thể mà là giải phóng lực lượng sản xuất khỏi sự kìm hãm của
những quan hệ sản xuất đã lỗi thời, tạo điều kiện đẩy nhanh phát triển của lực
lượng sản xuất và phát triển xã hội
- Tính lịch sử của ĐTGC: ĐTGC chỉ xảy ra trong xã hội có giai cấp đối kháng và sự
phát triển của nó dẫn đến cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống lại giai cấp
tư sản- cuộc ĐTGC cuối cùng trong lịch sử
b. Vai trò của đấu tranh giai cấp trong sự phát triển của xã hội có giai cấp
- Đấu tranh giai cấp là động lực trực tiếp, quan trọng trong sự phát triển của xã
hội có giai cấp (thông qua cuộc đấu tranh giai cấp, sự xung đột giữa lực lượng
sản xuất mới và quan hệ sản xuất lạc hậu được giải quyết, thực hiện bước quá
độ từ một hình thái kinh tế - xã hội lỗi thời sang một hình thái kinh tế - xã hội
mới cao hơn)
- Vai trò của các cuộc đấu tranh giai cấp trong lịch sử không giống nhau, được thể
hiện trong những thời kỳ tiến hóa xã hội (nó còn phụ thuộc vào quy mô, tính
chất của các nhiệm vụ kinh tế,chính trị, xã hội mà cuộc đấu tranh đó phải giải
quyết)
- Đấu tranh giai cấp có tác dụng cải tạo xã hội, xóa bỏ các lực lượng xã hội phản
động, cải tạo bản thân các giai cấp cách mạng. (Vì thông qua thực tiễn đấu tranh
giai cấp, giai cấp cách mạng có sự trưởng thành về mọi mặt, họ cũng phải tự
nâng mình lên đáp ứng được yêu cầu của lịch sử)
- Đấu tranh giai cấp là động lực phát triển của xã hội, nhưng không phải là động
lực duy nhất mà là một động lực trực tiếp và quan trọng

You might also like