You are on page 1of 12

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN

KHOA ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG

BÀI GIẢNG MÔN HỌC

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


CHUYÊN NGÀNH KỸ THUẬT

Mã học phần: 850350

(Tài liệu sử dụng cho sinh viên khoa Điện tử viễn thông)

Giảng viên: TS. HỒ VĂN CỪU. Bộ môn Viễn thông

TP, Hồ Chí Minh, năm 2023

1
MỤC LỤC

2
MỞ ĐẦU
1. GIỚI THIỆU VỀ MÔN HỌC
Ngành điện, điện tử, viễn thông là ngành công nghiệp rất quan trọng, tốc độ phát triển rất
nhanh chóng, góp phần phát triển mạnh mẽ các ngành kinh tế, xã hội. Hiện nay, trên thế giới hầu
hết các nước đều đầu tư phát triển ngành công nghiệp đến cấp độ hiện đại và tự động hóa cao, đã
tạo ra nhiều hệ thống sản phẩm hiện đại ứng dụng trên toàn cầu.
Sau năm 1975, Việt Nam bắt đầu triển khai nhiều dự án nghiên cứu đầu tư phát triển hạ
tầng kỹ thuật và công nghệ cho ngành kỹ thuật trong đó có các ngành trọng điểm như ngành điện,
điện tử, viễn thông, cơ khí, tự động hóa, kim loại, năng lượng, để góp phần phát triển toàn diện nền
kinh tế xã hội của Việt Nam, hướng đến trình độ kỹ thuật hiện đại ngang tầm với thế giới.
Môn học Phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành kỹ thuật là học phần chuyên
môn cơ sở của chuyên ngành điện, điện tử, truyền thông và máy tính, mục tiêu của môn học là
cung cấp cho người học hiểu được các vấn đề chính về khái niệm về khoa học và nghiên cứu khoa
học, các phương pháp nghiên cứu, để áp dụng vào việc tìm chủ đề, xây dựng đề cương và triển
khai thực hiện các đề tài và viết báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học trong quá trình học tập tại
trường đại học Sài Gòn cũng như triển khai nghiên cứu mới trong tương lai.
Mục tiêu cụ thể của môn học là sinh viên áp dụng thực hiên tốt các đồ án môn học, báo cáo
khóa luận tốt nghiệp và thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học.

2. NỘI DUNG MÔN HỌC


Bài giảng môn học Phương pháp Nghiên cứu khoa học tổ chức thành 5 chương chính theo
đề cương và bổ sung thêm một chương về công nghệ 4.0 như sau:
Chương 1: Đại cương về nghiên cứu khoa học, nội dung của chương là giới thiệu tổng quan
về các khái niệm về khoa học và nghiên cứu khoa học và mô hình quản lý kết quả nghiên cưu khoa
học.
Chương 2: Các bước nghiên cứu khoa học, nội dung chương là trình bày các bước cơ bản
về quá trình triển khai thực hiện đề án nghiên cứu khoa học.
Chương 3: Các phương pháp nghiên cứu khoa học thường dùng trong kỹ thuật, nội dung
chương là trình bày hai phương pháp nghiên cứu chính theo dạng điều tra và nghiên cứu định tính
Chương 4: Cách viết báo cáo nghiên cứu khoa học, nội dung chương là trình bày cách viết
kết quả đề tài nghiên cứu khoa học.
Chương 5: Đạo đức khoa học và đánh giá nghiên cứu khoa học, nội dung chương là trình
bày các vấn đề về đạo đức trong nghiên cứu khoa học, phương pháp đánh giá kết quả thực hiện đề
tài nghiên cứu khoa học
Chương 6: Công nghệ 4.0, nội dung chương trình bày vấn đề cốt lõi của cuộc cách mạng 4.0.

3
3. KIẾN THỨC TIỀN ĐỀ
Môn học Phương pháp Nghiên cứu khoa học chuyên ngành kỹ thuật là môn học học cơ sở,
có kiến thức tổng hợp về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên và học phần tin học. Nội dung của
môn học là giải quyết các vấn đề chính về các phương pháp nghiên cứu khoa học, để áp dụng vào
việc tìm chủ đề, xây dựng đề cương và triển khai thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học trong
quá trình học tập tại trường đại học Sài Gòn.

4. YÊU CẦU MÔN HỌC


Người học phải hiểu được các vấn đề chính về phương pháp nghiên cứu khoa học để áp
dụng triển khai thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học trong thực tế. Do đó, người học cần phải
tham dự đầy đủ các buổi giảng lý thuyết, buổi thảo luận trên lớp học, nắm vững các nội dung
chính các chương trong bài giảng, thực hiện đầy đủ các nội dung ôn tập, chịu khó đọc thêm một số
tài liệu tham khảo và hoàn thành báo cáo đồ án môn học.

5. CÁCH TIẾP NHẬN NỘI DUNG MÔN HỌC


Để học tốt môn này, người học cần ôn tập các kiến thức về máy tinh để thực hiện các báo
cáo đồ án môn học, truy tìm tài liệu tham khảo, nghiên cứu kỹ bài giảng, trả lời các câu hỏi ôn tập,
làm đầy đủ bài tập; đọc trước bài học mới và chủ động tìm hiểu thêm các thông tin liên quan đến
về phương pháp nghiên cứu khoa học để áp dụng triển khai thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa
học trong thời gian học tập tại trường đại học Sài Gòn.

6. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC


Môn học được đánh giá gồm:
 Điểm quá trình hệ số (0.5): gồm điểm chuyên cần hệ số (0.1), điểm kiểm tra giữa kỳ hệ số
(0.2), điểm đồ án môn học hệ số (0.2). Hình thức và nội dung do giảng viên quyết định, phù hợp
với quy chế đào tạo và tình hình thực tế tại nơi tổ chức học tập.
 Điểm thi kết thúc học phần hệ số (0.5), hình thức thi tự luận, nội dung thi bao gồm nội
dung của các chương và có thể vận dụng thêm một số vấn đề mở liên quan đến lĩnh vực Nghiên
cứu khoa học.
Bài giảng Môn học Phương pháp Nghiên cứu khoa học chuyên ngành kỹ thuật được nghiên
cứu biên soạn để phục vụ cho giảng viên, sinh viên các ngành Điện, Điện tử, truyền thông và máy
tính, tham khảo giảng dạy và học tập học phần Phương pháp Nghiên cứu khoa học chuyên ngành
kỹ thuật. Chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành của thầy cô và sinh viên để tiếp tục
nghiên cứu, hoàn thiện tốt hơn trong các lần tái bản.

4
ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHUYÊN NGÀNH
KỸ THUẬT
1. THÔNG TIN HỌC PHẦN
- Tên học phần: Phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành kỹ thuật. Mã học phần:
850350
- Số tín chỉ: 2. Số tiết (lý thuyết, thảo luận): 30 (6,24)
- Trình độ đào tạo: đại học
- Điều kiện để học học phần: Không có yêu cầu học phần học trước.
2. BỘ MÔN PHỤ TRÁCH
Bộ môn phụ trách giảng dạy: Bộ môn Điện tử. Giảng viên tham gia giảng dạy có nhiều
kinh nghiệm trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học

3. MÔ TẢ HỌC PHẦN
Học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành kỹ thuật nhằm hỗ trợ kiến thức,
cơ sở lý luận và rèn luyện kỹ năng làm việc theo phương pháp của nghiên cứu khoa học. Ngoài ra
học phần cũng sẽ giúp cho sinh viên nắm bắt được đạo đức trong khoa học, cách đánh giá kết quả
nghiên cứu khoa học, rèn luyện kỹ năng nghiên cứu, áp dụng tốt vào việc thực hiện các đề tài
nghiên cứu khoa học tại trường đại học Sài Gòn.
4. MỤC TIÊU HỌC PHẦN
4.1. Về kiến thức
Sinh viên phải nắm vững được các bước cần thiết của quá trình nghiên cứu từ việc lựa chọn
chủ đề, khảo cứu, điều tra tài liệu các chủ đề đã được nghiên cứu có liên quan đến chủ đề cần
nghiên đến việc lựa chọn phương pháp thu thập, xử lý và diễn giải kết quả dữ liệu một cách tối ưu.

4.2. Về kĩ năng
Có khả năng đánh giá, xác định mục tiêu nghiên cứu, có kỹ năng sử dụng các phương pháp
thu thập và xử lý dữ liệu khác nhau, có kỹ năng viết trình bày một báo cáo kết quả khoa học hay ý
tưởng nghiên cứu. Cuối cùng là kỹ năng đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học.

4.3. Về thái độ
Thực hiện đúng tác phong sinh viên, tự giác, tích cực học tập, thảo luận, học tập và đạo đức
nghiên cứu.

5
5. NỘI DUNG VÀ KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY
Nội dung và kế hoạch dạy học học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành
kỹ thuật được triển khai chi tiết như sau:

Số Hình thức tổ chức, phương pháp dạy -


Nội dung chi tiết học phần
tiết học, và kiểm tra, đánh giá

Chương 1. Đại cương về nghiên cứu khoa + Sinh viên đọc trước nội dung phần giới
3
học thiệu môn học

1.1. Khái niệm + Sinh viên đọc trước nội dung của
chương
1.2. Các đặc trưng của phương pháp khoa
+ Giảng viên hướng dẫn và giảng lý
học
thuyết: (1 tiết)

1.3. Các bước nghiên cứu + Thảo luận, giải quyết các vấn đề thắc
mắc của sinh viên (1 tiết)

1.4. Phân loại nghiên cứu + Phân công và giao nhiệm vụ thiết kế đồ
án môn học cho sinh viên (1 tiết)

Chương 2. Các bước nghiên cứu 3 + Sinh viên đọc trước nội dung của
chương.
2.1. Lựa chọn vấn đề
+ Giảng viên hướng dẫn và giảng lý
2.2. Tìm hiểu các lý thuyết, nghiên cứu có
thuyết (1 tiết)
liên quan trước đó
+ Thảo luận, giải quyết các vấn đề thắc
2.3. Đặt giả thiết hoặc câu hỏi cần nghiên
mắc của sinh viên (1 tiết)
cứu
+ Hướng dẫn sinh viên thiết kế báo cáo
2.4 Xác định phương pháp nghiên cứu thực hiện đồ án môn học (1 tiết)
2.5. Thu thập, phân tích và diễn giải dữ liệu

2.6. Trình bày kết quả nghiên cứu

Chương 3. Các phương pháp nghiên cứu + Sinh viên đọc trước nội dung của
6
thường dùng trong chuyên ngành kỹ thuật chương.

3.1. Phương pháp nghiên cứu dạng điều tra + Giảng viên hướng dẫn và giảng lý

6
Số Hình thức tổ chức, phương pháp dạy -
Nội dung chi tiết học phần
tiết học, và kiểm tra, đánh giá

3.2. Các phương pháp nghiên cứu định tính thuyết (1 tiết)

3.2.1. Khảo sát thực địa + Thảo luận: Sinh viên thực tập các
phương pháp đã được hướng dẫn, giải
3.2.2. Phỏng vấn
quyết các vấn đề thắc mắc của sinh viên
3.2.3. Nghiên cứu tài liệu và thực nghiệm (1 tiết).

+ Kiểm tra đề cương báo cáo thực hiện


đồ án môn học (4tiết)

Chương 4. Cách viết báo cáo kết quả 6 + Sinh viên đọc trước nội dung của
nghiên cứu chương.

4.1. Đồ án, khóa luận văn tốt nghiệp + Giảng viên hướng dẫn và giảng lý
thuyết (1 tiết)
4.2. Bài báo khoa học
+ Thảo luận: Sinh viên tập phân tích các
4.3. Đề tài nghiên cứu
thiếu sót của các bài báo, luận văn tốt
4.4. Tóm tắt nghiệp và dự án mẫu (1 tiết)

+ Sinh viên báo cáo đồ án môn học (4


tiết)

Chương 5. Đạo đức trong nghiên cứu 6 + Sinh viên đọc trước nội dung của
khoa học chương.

5.1. Đạo đức khoa học + Giảng viên hướng dẫn và giảng lý
thuyết (1 tiết)
5.2. Đánh giá nghiên cứu khoa học
+ Thảo luận: Sinh viên tập phân tích các
5.2.1 Đánh giá kết quả nghiên cứu
thiếu sót của các bài báo, luận văn tốt
5.2.2 Đánh giá hiệu quả nghiên cứu nghiệp và dự án mẫu (1 tiết)

+ Sinh viên báo cáo đồ án môn học (4


tiết)

Chương 6. Cuộc cách mạng công nghệ thế 6 + Sinh viên đọc trước nội dung của
hệ thứ tư (4.0) chương.

7
Số Hình thức tổ chức, phương pháp dạy -
Nội dung chi tiết học phần
tiết học, và kiểm tra, đánh giá

6.1. Giới thiệu về công nghệ 4.0 + Giảng viên hướng dẫn và giảng lý
thuyết (1 tiết)
6.2. Các ứng dụng quan trọng của công nghệ 6
4.0 + Thảo luận: Sinh viên tập phân tích các
thiếu sót của các bài báo, luận văn tốt
6.3. Các cơ hội và thách thức
nghiệp và dự án mẫu (1 tiết)
6.4. Sự tác động của công nghệ 4.0 đến
+ Sinh viên báo cáo đồ án môn học (3
chương trình đào tạo các ngành khoa học kỹ
tiết)
thuật
+ Công bố điểm chuyên cần ( 1 tiết)
6.5. Định hướng xây dựng thành phố thông
minh

6. TÀI LIỆU THAM KHẢO


6.1. Tài liệu chính
1. Hồ Văn Cừu, 2020, Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành kỹ thuật.
Khoa Điện tử viễn thông (sử dụng nội bộ)
6.2. Tài liệu khác
2. Prof. Samy Tayie (2005), “Research methods and writing research proposals, Faculty of
Engineering), Cairo University, (Ebook)
3. Vũ Cao Đàm, (2010), “Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học”, NXB GD, ( bản
photocopy).
7. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HỌC PHẦN
Phương pháp đánh giá học phần: Thang điểm: thang điểm 10, làm tròn đến phần nguyên.
Hình thức thi kết thúc học phần: Thi tự luận. Điểm chuyên cần: hệ số 0.1; Điểm kiểm tra giữa kỳ
hệ số (0.2), điểm đồ án môn học hệ số (0.2). Điểm thi kết thúc học phần hệ số (0.5), hình thức thi
tự luận trong 45 phút.

8. KẾT LUẬN
Mục tiêu cụ thể của môn học là sinh viên áp dụng thực hiên tốt các đồ án môn học, báo cáo
khóa luận tốt nghiệp và thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học. Bài giảng môn học Phương pháp
Nghiên cứu khoa học tổ chức thành 5 chương chính theo đề cương và bổ sung thêm một chương
về công nghệ 4.0.

8
9
DANH SÁCH CÁC ĐỀ TÀI ĐỒ ÁN MÔN HỌC
1. Tìm hiểu về công nghệ thông minh 4.0 và ứng dụng
Nội dung:
Mở Đầu
Chương 1. Tổng quan về Công nghệ 4.0.
Chương 2. Robot cộng tác.
Chương 3. Machine Learning.
Chương 4. Big Data.
Chương 5. Nhà máy thông minh và Ứng dụng.
Kết luận
2. Tìm hiểu về năng lượng mặt trời và ứng dụng trong hệ thống sạc điện
Nội dung:
Mở Đầu.
Chương 1. Tổng quan về năng lượng mặt trời.
Chương 2. Hệ thống sạc pin tự động.
Chương 3. Mô hình ứng dụng.
Kết luận
3. Tìm hiểu về công nghệ kỹ thuật 4.0
Nội dung:
Mở Đầu.
Chương 1. Tổng quan về Công nghệ 4.0.
Chương 2. Sự phát triển và đặc trưng của Công nghệ 4.0.
Chương 3. Những lợi ích và thách thức của Công nghệ 4.0.
Chương 4. Mô hình ứng dụng trong nhà máy thông minh.
Kết luận
4. Tìm hiểu về giải pháp cung cấp điện cho nhà thông minh
Nội dung:
Mở Đầu.
Chương 1. Tổng quan về hệ thống điện nhà thông minh.

10
Chương 2. Giải pháp điều khiển thiết bị điện thông minh.
Chương 3. Hiệu quả sử dụng điện năng
Kết luận
5. Tìm hiểu về Máy bay điều khiển DRONE và ứng dụng
Nội dung:
Mở Đầu.
Chương 1. Tổng quan về DRONE.
Chương 2. Mô hình DRONE và ứng dụng trong đời sống.
Chương 3. Mô hình Drone ứng dụng trong quân sự.
Kết luận
6. Tìm hiểu phần mềm học trực tuyến Elearning và ứng dụng
Nội dung:
Mở Đầu.
Chương 1. Giới thiệu về học trực tuyến.
Chương 2. Mô hình học trực tuyến
Chương 3. Hiệu quả học trực tuyến.
Kết luận
7. Giải pháp cấp nguồn cho trạm viễn thông
Nội dung:
Mở Đầu.
Chương 1. Tổng quan về mô hình trạm viễn thông.
Chương 2. Các thành phần kiến trúc trong trạm viễn thông.
Chương 3. Các hệ thống cấp nguồn.
Chương 4. Ác quy.
Chương 5. Giải pháp cấp nguồn hiệu quả.
Kết luận
8. IOT và Ứng dụng
Nội dung:
Mở Đầu

11
Tổng quan về IoT
Mô hình ToT và ứng dụng
Hướng phát triển
Kết luận
9. Người máy Robot
Nội dung:
Mở Đầu
Tổng quan về Robot dạng người
Mô hình hóa Robot dạng người
Điều khiển Robot
Kết luận
10. Pin Lithium-Ion
Nội dung:
Mở Đầu
Chương 1. Tổng quan về pin Lithium-Ion
Chương 2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
Chương 3. Mô hình ứng dụng
Chương 4. Tiềm năng phát triển
Kết luận
(Tài liệu tham khảo: https://techport.vn/chi-tiet-thao-luan-227.html)
11. Đề tài mới do sinh viên tự chọn và thiết kế nội dung

12

You might also like