You are on page 1of 40

PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

(2113433)

PGS.TS. LÊ ĐÌNH VŨ – Khoa Công nghệ Hóa học


Email: ledinhvu@iuh.edu.vn
Phone: 0902863099

TP.HCM, 01/2022
NỘI DUNG MÔN HỌC
Tổng số tín chỉ: 2 Lý thuyết: 2 Tự học: 4
Tài liệu học tập Sách, giáo trình chính

1. Nguyễn Thị Thu Trang và Đặng Hữu Phúc. Giáo trình Phương pháp luận nghiên cứu
khoa học. TP. HCM: NXB Trường Đại học Công nghiệp TP. HCM, 2022. [001.42NGU-T],
[100294721
Tài liệu tham khảo
1. Võ Thị Ngọc Lan, Nguyễn Văn Tuấn. Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học
giáo dục. TP. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2015.
[KCB 000002]
2. Vũ Cao Đàm. Giáo trình Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Tái bản lần thứ
bảy. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2015. [100286811 - 100286830]
NỘI DUNG MÔN HỌC

a. MỤC TIÊU HỌC PHẦN


Sau khi học xong nười học:
❖ Có các kiến thức cơ bản về nghiên cứu khoa học, các phương pháp nghiên cứu khoa học và trình tự
logic tiến hành một nghiên cứu khoa học;
❖ Có một số kỹ năng nghiên cứu, kỹ năng đọc, viết học thuật, và một số kỹ năng tư duy;
❖ Có ý thức học tập tích cực, có thái độ trung thực trong nghiên cứu khoa học.
b. MÔ TẢ VẮN TẮT HỌC PHẦN
✓ Khái niệm cơ bản, quy trình và các phương pháp thường sử dụng trong nghiên cứu khoa học.
✓ Phát triển cho sinh viên các kỹ năng học thuật và nghiên cứu cơ bản như kỹ năng đọc, viết học thuật,
kỹ năng tư duy, kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề, kỹ năng thu thập và xử lý dữ liệu.
✓ Vận dụng các kiến thức và kỹ năng được học để thực hiện các đồ án môn học hay đồ án tốt
nghiệp, luận văn tốt nghiệp một cách khoa học và hiệu quả. Sinh viên cũng có thể sử dụng
các kiến thức và kỹ năng này để tiến hành các nghiên cứu khoa học trong học tập cũng như trong
công việc sau này.
NỘI DUNG MÔN HỌC

c. Yêu cầu khác:


✓ Sinh viên có mặt trên 80% thời lượng môn học, tích cực tham gia vào
các hoạt động nhóm, thực hiện đầy đủ các bài tập, bài kiểm tra.
✓ Sinh viên phải thể hiện được sự trung thực trong nghiên cứu khoa học
thông qua việc không đạo văn, luôn thực hiện đầy đủ việc trích dẫn
nguồn tài liệu tham khảo trong đề cương nghiên cứu cuối khóa theo
đúng các quy định về trích dẫn. Nếu bị phát hiện đạo văn, sinh viên sẽ
nhận điểm 0 cho đề cương nghiên cứu cuối khóa và sẽ bị đánh rớt môn
học.
NỘI DUNG HỌC PHẦN VÀ KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY

Phương pháp
STT Nội dung giảng dạy Số tiết CLOs giảng dạy
Chương 1. Đại cương về Khoa học,
Nghiên cứu khoa học và Phương pháp - Thuyết giảng
1 luận nghiên cứu khoa học 4 1, 3 - Thảo luận
1.1 Khoa học
1.2 Nghiên cứu khoa học
1.3 Phương pháp nghiên cứu khoa học
Trình tự logic tiến hành một nhiệm vụ khoa
1.4 học và công nghệ
Chương 2. Các phương pháp nghiên cứu
2 khoa học 2 2, 3 - Thuyết giảng
2.1 Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết - Bài tập nhóm
2.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
NỘI DUNG HỌC PHẦN VÀ KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY

Phương pháp
STT Nội dung giảng dạy Số tiết CLOs giảng dạy
- Thuyết giảng
3 Chương 3: Giai đoạn khám phá 5 2, 3 - Thảo luận
3.1 Xác định vấn đề nghiên cứu
3.2 Xây dựng cơ sở lý thuyết cho đề tài
3.3 Vận hành hóa khái niệm
3.4 Xây dựng giả thuyết nghiên cứu
Chương 4: Giai đoạn phát triển nghiên - Thuyết giảng
4 cứu 5 2, 3 - Thảo luận
4.1 Thiết kế nghiên cứu
4.2 Chọn phương pháp nghiên cứu
4.3 Thiết kế bảng câu hỏi
4.4 Chọn mẫu
NỘI DUNG HỌC PHẦN VÀ KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY

Phương pháp
STT Nội dung giảng dạy Số tiết CLOs giảng dạy
- Thuyết giảng
5 Chương 5: Viết đề cương nghiên cứu 4 2, 3,4 - Thảo luận
5.1 Khái niệm “Đề cương nghiên cứu”
5.2 Nội dung đề cương
5.3 Những lưu ý khi viết đề cương
- Thuyết giảng
6 Chương 6: Xử lý và phân tích dữ liệu 2 2, 3 - Thảo luận
6.1 Xử lý và phân tích dữ liệu định lượng
6.2 Xử lý và phân tích dữ liệu định tính
6.3 Trình bày kết quả phân tích dữ liệu
NỘI DUNG HỌC PHẦN VÀ KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY

Phương pháp
STT Nội dung giảng dạy Số tiết CLOs giảng dạy
- Thuyết giảng
7 Chương 7: Công bố kết quả nghiên cứu 2 2, 3 - Thảo luận
7.1 Bài báo khoa học
7.2 Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học
7.3 Luận văn, luận án khoa học
7.4 Thuyết trình khoa học
8 Thuyết trình đề cương nghiên cứu nhóm 6 2.3 Bài tập nhóm
CHUẨN ĐẦU RA MÔN HỌC

CLOs Chuẩn đầu ra của học phần


Giải thích được các khái niệm cơ bản về nghiên cứu khoa học, phương pháp
1 luận nghiên cứu khoa học, phương pháp và quy trình nghiên cứu khoa học.
Vận dụng các kiến thức và kỹ năng đã học để xây dựng đề cương nghiên
2 cứu.
Tham gia, đóng góp tích cực vào hoạt động nhóm, có khả năng giải quyết
3 hiệu quả công việc nhóm.
4 Thể hiện thái độ trung thực trong nghiên cứu khoa học.
PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ

CLOs Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %


1 Kiểm tra thường xuyên (tự luận, bài tập, trả lời trên lớp …) 30
Giữa kỳ (tự luận) 70
2 Bài tập nhóm (bài tập, thuyết trình …) 20
Cuối kỳ (tiểu luận nhóm) 80
Báo cáo đánh giá của nhóm về mức độ tham gia và đóng góp
3 của từng thành viên trong nhóm. 100
4 Cuối kỳ (tiểu luận nhóm) 100
CÁC THÀNH PHẦN ĐÁNH GIÁ

PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ Tỷ trọng


(%)

Đánh giá thường xuyên 20


Kiểm tra thường xuyên (tự luận, làm bài tập, trả lời 10
trên lớp)
Thuyết trình 10
Kiểm tra giữa kỳ (trắc nghiệm) 30

Kiểm tra cuối kỳ (tiểu luận nhóm ) 50


Chương 1
Đại cương về Khoa học, Nghiên cứu khoa học và
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
1.1 KHOA HỌC
1.1.1 Khái niệm
Khoa học là một hệ thống tri thức về tự nhiên, về xã hội và tư
duy, về những quy luật phát triển khách quan của tự nhiên, xã
hội và tư duy. Hệ thống trí thức này được hình thành trong lịch
sử và không ngừng phát triển trên cơ sở thực tiễn xã hội.
Hệ thống tri thức được đề cập là hệ thống tri thức khoa học
Cần phân biệt:
Tri thức khoa học và Tri thức kinh nghiệm
Hệ thống tri thức của khoa học
(Tiên nghiệm)
• Đêm Tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày Tháng mười …
• Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa
• Gần mực thì đen, gần đèn…
• Không thầy đố mày…
• Học thầy không tầy học bạn
• Đói cho sạch, rách…
• Một cây làm chẳng lên non…
• Lọt sàng xuống nia
• Ở hiền gặp lành…
Vai trò và ý nghĩa của khoa học
• Giải thích các quy luật tự nhiên, xã hội và các hiện tượng
tự nhiên, xã hội (sấm sét; mưa; vạn vật hấp dẫn…)
• Giúp con người hiểu biết tự nhiên, xã hội đúng đắn và
khách quan từ đó có thái độ hợp lý trong các hoạt động
của mình (Lợi dụng mưa để canh tác, mùa vụ; biến đổi khí
hậu…)
• Bảo vệ cuộc sống con người, sinh vật và tài nguyên thiên
nhiên (nước biển dâng; chống xói mòn…)
• Thúc đẩy xã hội phát triển bền vững.
• Bản chất khoa học phải khách quan không phụ thuộc vào
ý thức hệ. Tuy nhiên, đôi khi khoa học phụ thuộc vào thái
độ của người sử dụng khoa học.
1.1.2 Phân loại khoa học
Là sự sắp xếp các bộ môn khoa học thành từng nhóm theo một tiêu chí
nào đó.
1.1.2.1 Phân loại theo hệ thống lĩnh vực (theo đối tượng)
• Khoa học tự nhiên
• Khoa học xã hội nhân văn
1.1.2.2 Phân loại theo mục đích:
- Khoa học cơ bản
- Khoa học ứng dụng
Phân loại theo thời đại…
1.1.3 Lý thuyết khoa học
• Lí thuyết là nền tảng của KH. Không có bộ môn hay ngành KH nào tồn
tại mà không có một hệ thống lí thuyết.
• Nghiên cứu KH luôn luôn phải dựa trên cơ sở lí thuyết.
• Và một trong những sản phẩm quan trọng của NCKH là sự đóng góp
vào hệ thống lí thuyết hiện có.
1.1.3.1 Khái niệm
- Lí thuyết KH là một hệ thống các khái niệm có liên quan với nhau, và
- Các luận điểm về mối liên hệ giữa các khái niệm đó.
1.2 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
1.2.1 Khái niệm NCKH
• Là quá trình thu nhận kiến thức thông qua việc sử dụng các phương pháp
được công nhận để thu thập, phân lọai, phân tích và diễn giải các dữ liệu.
(Fortin, 1996)
• Nghiên cứu khoa học là một họat động tìm kiếm, xem xét, điều tra, hoặc
thử nghiệm.
• Dựa trên những số liệu, tài liệu, kiến thức,… đạt được từ các thí nghiệm
NCKH để phát hiện ra những cái mới về bản chất sự vật, về thế giới tự nhiên
và xã hội, và để sáng tạo phương pháp và phương tiện kỹ thuật mới cao hơn,
giá trị hơn.

Con người muốn làm NCKH phải có kiến thức nhất định về lãnh vực nghiên
cứu và cái chính là phải rèn luyện cách làm việc tự lực, có phương pháp
từ lúc ngồi trên ghế nhà trường.
Hoạt động nghiên cứu khoa học
• Nghiên cứu khoa học bao gồm:
• Họat động tìm kiếm (Địa chất; Cổ sinh vật học…), xem xét,
điều tra, hoặc thí nghiệm (KHXH gọi là thử nghiệm) (Giống;
Cây trồng; Vắc xin...)
• Dựa trên những số liệu, tài liệu, kiến thức,… đạt
được từ các thí nghiệm NCKH Để phát hiện ra những
cái mới về bản chất sự vật, về thế giới tự nhiên và xã
hội, Để sáng tạo phương pháp và phương tiện kỹ thuật
mới cao hơn, giá trị hơn.
1.2.2. Các chức năng cơ bản của nghiên cứu khoa học

Để đảm bảo cho những mục tiêu và mục đích của


con người về tìm hiểu và tiến tới làm chủ thiên
nhiên, NCKH cần có những chức năng cơ bản
sau:
• Khám phá: Khám phá những điều chưa biết của
sự vật, cấu trúc, trạng thái, sự vận động; qui luật
tự nhiên, XH…Tồn tại dưới dạng phát minh hay
phát hiện. (Chris. Columbus, James Watt, Edison…)
• Dự báo: nhìn trước quá trình vận động của sự vật
để đưa ra các đánh giá, nhận định trong tương lai
của sự vật. (Climate change, lan truyền ô nhiễm)
1.2.2. Các chức năng cơ bản của nghiên cứu khoa học

• Sáng tạo: Sứ mệnh lớn lao của khoa học là sáng tạo các nguyên lí, giải
pháp phục vụ cho hoạt động SX, chiến đấu, sinh tồn dựa trên tri thức
kinh nghiệm hay KH. (Trần Đại Nghĩa, Lương Định Của…)
Sáng tạo cũng có thể sáng tạo ra các mô hình, hình mẫu trong công
nghiệp hay trong lĩnh vực XH… đem lại những lợi ích khác nhau cho
XH.
• Tiên đoán (Dự báo)
• Mô tả
• Giải thích…
1.2.3. Đặc điểm cơ bản của nghiên cứu khoa học

• Tính mới
• Tính thông tin: Báo cáo, tác phẩm KH, vật liệu mới (Smart Phone, sợi
quang học), giải pháp mới, mô hình quản lí mới...
• Tính khách quan
• Tính tin cậy
• Tính rủi ro
• Tính kế thừa
• Tính cá nhân
1.2.4 Phân loại NCKH (theo Ranjit Kumar (1996)
1.2.4 Phân loại NCKH
1.2.4.1 Phân loại theo mục tiêu NC
1. NC mô tả: Điều tra dân số, việc làm, mô tả tình hình kinh tế, xã hội, thái
độ sinh viên về chất lượng đào tạo, sở thích của người dùng về một sản
phẩm ... là một số ví dụ về nghiên cứu mô tả.
2. NC giải thích: là làm rõ vì sao hai khía cạnh của một tình trạng hay hiện
tượng có quan hệ với nhau và chúng quan hệ với nhau theo cách thức nào.
Ví dụ: giải thích nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình, nguyên nhân trẻ bỏ
học, hay môi trường gia đình có ảnh hưởng ra sao với thành tích học tập
của trẻ.
3. NC tương quan: khám phá hay thiết lập mối quan hệ/ liên kết/ sự
tương thuộc giữa hai hay nhiều khía cạnh của một trạng thái. Ví dụ, một
chiến dịch quảng cáo có ảnh hưởng gì đến tình hình tiêu thụ của một sản
phẩm, nỗ lực học tập có liên hệ ra sao với thành tích học tập, sự phát triển
của công nghệ có quan hệ ra sao với nạn thất nghiệp, vv…
1.2.4 Phân loại NCKH
4. NC khám phá: thường được tiến hành ở những lĩnh vực mà nhà
nghiên cứu không có hoặc có rất ít thông tin về nó. Nghiên cứu
khám phá được thực hiện nhằm (1) kiểm tra chi tiết bản chất hoặc quy
mô của một hiện tượng, vấn đề, hay hành vi đặc biệt, (2) hình thành
những khái niệm, ý tưởng ban đầu về vấn đề, hiện tượng đó, hoặc (3)
xem xét tính khả thi của các nghiên cứu mở rộng về vấn đề, hiện
tượng đó.
5. NC giải pháp: đề xuất các giải pháp để giải quyết một vấn đề trong
công nghệ, tổ chức, hay quản lý vv…Ví dụ, giải pháp giải quyết nạn
kẹt xe ở các đô thị lớn, giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo.
6. NC dự báo: dự đoán trạng thái của sự vật, hiện tượng trong tương
lai.
1.2.4 Phân loại NCKH
1.2.4.2 Phân loại theo giai đoạn/tầng bậc NC
- NC cơ bản: Cơ bản thuần túy và cơ bản định hướng (NC nền tảng và
NC chuyên đề)
- NC ứng dụng
- NC triển khai (Triển khai thực nghiệm):
+ Tạo mẫu (Prototype)
+ Tạo qui trình (Pilot)
+ Sản xuất thử (Làm Serie O)
Cơ bản thuần túy NC nền tảng

NGHIÊN CỨU
CƠ BẢN Cơ bản định hướng
NC chuyên đề

NGHIÊN CỨU
ỨNG DỤNG
Tạo mẫu (Prototype)

NGHIÊN CỨU
TRIỂN KHAI Tạo qui trình (Pilot)

Sản xuất thử (Làm Serie O)


1.2.4 Phân loại NCKH
1.2.4.3 Phân loại theo logic suy luận
1. NC qui nạp (Inductive research)
Suy luận qui nạp là suy luận nhằm rút ra tri thức chung, khái quát từ những
tri thức riêng biệt, cụ thể.
Trong suy luận qui nạp, thông thường tiền đề là những phán đoán riêng,
còn kết luận lại là những phán đoán chung, phán đoán phổ biến.
Ví dụ : Một số học sinh sau khi quan sát thấy.
- Sắt là một chắt rắn. - Chì là một chất rắn.
- Kẽm là một chất rắn. - Vàng là một chất rắn.
- Đồng là một chất rắn. - Bạc là một chất rắn.
Mà sắt, kẽm, đồng, chì, vàng, bạc v.v… là kim loại. Từ đó đã làm một phép
qui nạp là : “Vậy thì mọi kim loại đều là chất rắn”
1.2.4 Phân loại NCKH
2. NC diễn dịch (Suy diễn – Deductive R.)
- Góc A thỏa mãn điều kiện: 90o < A < 180o (Góc tù)
- Góc A = 120o
- Vậy A là góc tù
(Tam đoạn luận Aristot)
- Là người thì phải chết
- Nguyễn Văn A là người
- Vậy A phải chết.
1.2.4 Phân loại NCKH
1.2.4.4 Phân loại theo hình thức thu thập, đo lường và phân
tích thông tin
- NC định lượng
- NC định tính
Các hình thức NCKH
(MỘT SỐ DẠNG ĐỀ TÀI NCKH)
ĐỀ TÀI là một hình thức tổ chức nghiên cứu khoa học,
trong đó có một nhóm người cùng thực hiện một nhiệm
vụ nghiên cứu.
Một số hình thức tổ chức NC khác, tuy không hoàn toàn
mang tính chất NCKH, nhưng có những đặc điểm tương
tự với đề tài, và do vậy, cũng có thể vận dụng các PP của
một đề tài khoa học, chẳng hạn: Chương trình, Dự án, Đề
án. Có thể phân biệt như sau:
• Đề tài: được thực hiện để trả lời những câu hỏi
mang tính học thuật, có thể chưa để ý đến việc ứng
dụng trong hoạt động thực tế. (NC cơ bản)
• Dự án: nhằm vào mục đích ứng dụng, xác định cụ
thể hiệu quả về kinh tế và xã hội, có ràng buộc thời
gian và nguồn lực.
• Đề án: là loại văn kiện, được xây dựng để trình cấp
quản lý cao hơn. Sau khi đề án được phê chuẩn, sẽ
hình thành những dự án, chương trình, đề tài theo
yêu cầu của đề án.
• Chương trình: là một nhóm đề tài hoặc dự án được
tập hợp theo một mục đích xác định. Giữa chúng có
tính độc lập tương đối cao. Tiến độ thực hiện các đề
tài, dự án trong chương trình không có sự đòi hỏi
cứng nhắc, nhưng những nội dung của một chương
trình thì phải luôn đồng bộ.
1.2.5 Sản phẩm của NCKH
• Các luận điểm: được chứng minh hay bác bỏ bởi kết quả nghiên cứu.
Nó có thể là: Đinh luật, định lí, qui luật, nguyên lí…
• Các luận cứ: những sự kiện khoa học đã được kiểm nghiệm dùng để
chứng minh (khi phù hợp) hay bác bỏ (khi không phù hợp) với luận
điểm trong thực tế.
• Một số sản phẩm đặc biệt của NCKH: như phát minh, phát hiện, sáng
chế.
1.3 PHƯƠNG PHÁP LUẬN NCKH
1.3.1 Khái niệm
• Phương pháp NCKH là con đường, cách thức, phương tiện nhà nghiên cứu
sử dụng để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu, để đạt được mục tiêu
nghiên cứu một cách chính xác và hiệu quả.
• Phương pháp NCKH là phương cách thực hiện ý tưởng nghiên cứu theo một trình tự,
một cách thức nhất định, hợp lý, khoa học, cho một đề tài nhất định, để tạo ra một kết
quả nhất định. Phương cách này sẽ trả lời câu hỏi “Tại sao?” và “Làm như thế nào?”
đối với một vấn đề mà chúng ta cần tìm hiểu. (Lê Huy Bá, 2000).

• Hay nói cách khác: Phương pháp NCKH tiến hành các nội dung:
1. Thực hiện một khung khái niệm về hệ thống các lí luận
2. Sử dụng các thủ thuật, Phương pháp và kỹ thuật đã được thử nghiệm công
nhận, để tiến hành điều tra, tìm hiểu.
3. Tiến hành thực hiện để có một câu trả lời khách quan và hợp lí.
1.3 PHƯƠNG PHÁP NCKH
1.3.2 Đặc điểm của PPNCKH
- Có tính chủ quan (Vai trò cá nhân)
- Có tính khách quan (Phụ thuộc đối tượng NC)
- Có tính mục tiêu
- Gắn chặt với nội dung của vấn đề NC
- Có tính hệ thống
- Cần có sự hỗ trợ của các phương tiện NC
1.3 PHƯƠNG PHÁP NCKH
1.3.3 Phân loại các PPNCKH
1.3.3.1 Phương pháp NC lí thuyết
+ Phân tích, tổng hợp lí thuyết
+ Phân loại và hệ thống hóa lí thuyết
+ Mô hình hóa
+ Phương pháp NC lịch sử
1.3.3.2 Phương pháp NC thực tiễn
1. Phương pháp NC phi thực nghiệm
2. PPNC thực nghiệm
3. PP chuyên gia
Phân tích, tổng hợp lí thuyết

Phân loại và hệ thống hóa lí thuyết

PPNC
Mô hình hóa
LÝ THUYẾT

Phương pháp NC lịch sử


Phương pháp quan sát khoa học

Phương pháp NC phi thực nghiệm Phương pháp đàm thoại

Khảo sát bằng phiếu câu hỏi


PPNC
Phương pháp NC thực nghiệm
THỰC TIỄN

Phương pháp NC chuyên gia


1.4 TRÌNH TỰ CỦA NCKH
Nghiên cứu khoa học là một hoạt động được tổ chức đặc biệt.
Quy trình nghiên cứu khoa học cần được tổ chức một cách hợp
lý, cần phải tuân thủ theo một tiến trình logic xác định. Việc tiến
hành các nội dung công việc theo một trật tự hợp lý sẽ giúp nhà
nghiên cứu tiết kiệm được thời gian, công sức và có thể đạt
được các mục tiêu nghiên cứu một cách nhanh chóng và hiệu
quả. Theo Bhattacherjee (2012), quá trình nghiên cứu khoa học
có thể chia làm 5 giai đoạn: khám phá, thiết kế nghiên cứu,
viết đề cương nghiên cứu, tiến hành nghiên cứu và viết báo
cáo nghiên cứu. Các giai đoạn của quá trình nghiên cứu khoa
học được minh họa trong hình 1.3.
Xây dựng Vận hành Xây dựng
GIAI ĐOẠN 1 CS lí thuyết hóa KN giả thiết

GIAI ĐOẠN 2 Xác định Thiết kế


PPNC CCNC

GIAI ĐOẠN 3

Nghiên cứu cơ sở thực


tiễn (Thu thập, phân
GIAI ĐOẠN 4 tích dữ liệu)

Đề xuất giải pháp

GIAI ĐOẠN 5

GIAI ĐOẠN 6 Bảo vệ kết quả NC


GIAI ĐOẠN 7
Công bố kết quả NC

GIAI ĐOẠN 8 Chuyển giao kết quả NC


Hình 1.3 Trình tự logic tiến hành một nhiệm vụ khoa học và công nghệ

You might also like