You are on page 1of 303

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


KHOA HỌC GIÁO DỤC

Hà Nội, năm 2021


KỲ VỌNG CHO NGƯỜI HỌC

Sau khi kết thúc khóa học, người học có thể:


 Hình thành ý tưởng nghiên cứu, câu hỏi nghiên
cứu, phương pháp nghiên cứu
 Thiết kế được công cụ, thang đo, bảng hỏi
 Biết cách điều tra, nhập dữ liệu, kiểm tra dữ
liệu
 Biết phân tích dữ liệu cơ bản
 Biết diễn giải dữ liệu, viết bài báo cáo…
ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC ĐIỀU ĐÓ, NGƯỜI
HỌC CẦN…
1. Tập trung nghe giảng và ghi chép trên lớp, tích cực tham gia xây
dựng bài
2. Tích cực tham gia các hoạt động theo nhóm và nhiệm vụ cá nhân
trên lớp và về nhà
3. Đọc tài liệu được giao, đọc thêm sách về nghiên cứu khoa học và các
bài báo, tạp chí
4. Tích cực trao đổi với giáo viên, người hướng dẫn…
5. Thực hiện nghiên cứu (dự án cá nhân) của mình
HỌC LIỆU
Tài liệu chính:
[1]. Vũ Cao Đàm, (2010), Giáo trình Phương pháp luận nghiên cứu khoa
học, NXB Giáo dục.
[2]. Lưu Xuân Mới (2003), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB
Đại học Sư phạm.
[3]. Dương Thiệu Tống (2005), Phương pháp nghiên cứu khoa học tâm lý-
giáo dục, NXB Khoa học Xã hội.
[4]. Phạm Viết Vượng (2004), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB
ĐHQG Hà Nội.
[5]. Phan Thị Mai Hương (2013), Phương pháp nghiên cứu trong tâm lý
học, NXB Khoa học Xã hội.
HỌC LIỆU (tiếp)
Tài liệu tham khảo:
[6]. Lê Công Triêm, Nguyễn Đức Vũ (2004), Phương pháp nghiên cứu khoa
học giáo dục, NXB Đại học Sư phạm.
[7]. Louis Cohen & Lawrence Manion (1994), Research methods in
Education (4th edition), Routledge, London & NewYork.
[8]. University of New England (UNE) (2004), Research methods in
education (Module 1-3), UNE, Armidale, AUS.
[9]. Tạp chí Khoa học giáo dục
[10]. Khoá luận tốt nghiệp, luận văn, luận án trường ĐHGD-ĐHQGHN.
ĐÁNH GIÁ

TT Hình thức kiểm tra – đánh giá Hệ số

1 Chuyên cần 10%

2 Tổng hợp bài tập giữa kỳ (2 bài) 30%

3 Bài thi cuối kỳ 60%


ĐÁNH GIÁ (tiếp)

Nội dung chấm


Yêu cầu cụ thể
điểm

 Đi học đầy đủ, đúng giờ, không làm việc


Chuyên cần riêng, tham gia tích cực trong giờ học

 Đề cương nghiên cứu (Nhóm)


Bài giữa kỳ  Bài kiểm tra kiến thức (cá nhân)

 Thực hiện một nghiên cứu trọn vẹn từ


khâu hình thành ý tưởng cho đến viết báo
Bài thi cuối kỳ
cáo và trình bày báo cáo (làm theo
nhóm/cá nhân)
NỘI DUNG CHÍNH
1. Hệ thống khái niệm cơ bản: khoa học, nghiên cứu khoa học, các
quan điểm tiếp cận về nghiên cứu khoa học giáo dục, các lĩnh vực
nghiên cứu khoa học giáo dục
2. Một số nguyên tắc, yêu cầu khi thực hiện đề tài nghiên cứu trong
lĩnh vực giáo dục
3. Đặc điểm và phân loại các nhóm phương pháp nghiên cứu khoa học
giáo dục
4. Lựa chọn và triển khai một số phương pháp nghiên cứu trong khoa
học giáo dục
NỘI DUNG CHÍNH (Tiếp)

5. Kĩ thuật xử lý số liệu và phân tích kết quả


6. Quy trình tiến hành một công trình nghiên
cứu khoa học giáo dục, thiết kế đề cương nghiên
c ứu
7. Trình bày một công trình nghiên cứu khoa
học giáo dục dưới các hình thức khác nhau như
bài tập lớn, khoá luận tốt nghiệp, báo cáo khoa
học
8. Tiêu chí đánh giá và đánh giá một nghiên
cứu khoa học giáo dục
PHÂN BỐ CHƯƠNG

 Chương 1: Những vấn đề chung về khoa học


(KH) và nghiên cứu khoa học giáo dục
(KHGD)
 Chương 2: Quy trình tiến hành một đề tài
nghiên cứu KHGD
 Chương 3: Phương pháp và kỹ thuật triển khai
nghiên cứu KHGD
 Chương4: Xử lý, phân tích và trình bày kết
quả nghiên cứu
TRAO ĐỔI

1. Nghiên cứu khoa học là gì?


(Viết hoặc vẽ, trình bày trước
lớp)
2. Vì sao cần học môn PPNCKH?
3. Nên học môn này như thế nào?
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
VỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

 Khoa học
 Nghiên cứu Khoa học
 Đạo đức nghiên cứu khoa học
“KHOA HỌC”
Tri thức khoa học khác
với tri thức thông
thường hay kinh nghiệm
 Hệ thống tri thức về dân gian
các quy luật tự nhiên,
xã hội và tư duy;
 Là sự tích luỹ có hệ
thống, là sự tổng kết
các tập hợp tri thức và
sự kiện ngẫu nhiên
được khái quát thành
các lý thuyết về bản
chất của sự vật, hiện
tượng.
PHÂN LOẠI KHOA HỌC
 Theo phương pháp hình thành cơ sở lý
thuyết:
 Khoa học cơ bản (lý thuyết)
 Khoa học thực chứng, thực nghiệm
 Theo đối tượng nghiên cứu:
 Khoa học tự nhiên
 Khoa học xã hội
 Khoa học công nghệ
 Khoa học sức khoẻ
 Khoa học nông nghiệp
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

• Nghiên cứu là một hoạt động có mục đích,


có hệ thống nhằm đưa ra sự hiểu biết có
kiểm chứng.
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

• Mục đích: Nghiên cứu khoa học hướng tới sự


phát hiện bản chất, quy luật vận động của sự
vật, hiện tượng và vận dụng hiểu biết, quy
luật đó để sáng tạo các giải pháp có tính
thực tiễn.
• Chức năng cơ bản của nghiên cứu khoa học
là nhận thức thế giới và cải tạo thế giới.
TIÊU CHÍ NHẬN DẠNG MỘT BỘ MÔN
KHOA HỌC

1. Có đối tượng nghiên cứu

2. Có hệ thống lý thuyết

3. Có hệ thống phương pháp luận

4. Có mục đích ứng dụng

5. Có một lịch sử nghiên cứu


TIÊU CHÍ NHẬN DẠNG MỘT BỘ MÔN
KHOA HỌC
1. Có đối tượng nghiên cứu: Sự vật, hiện
tượng
2. Có hệ thống lý thuyết: Hệ thống khái
niệm, phạm trù, quy luật,…
3. Có hệ thống phương pháp luận: Hệ thống
lý luận và phương pháp; phương pháp luận
duy vật, quan điểm biện chứng, v.v…
TIÊU CHÍ NHẬN DẠNG MỘT BỘ MÔN KHOA
HỌC (Tiếp)

4. Có mục đích ứng dụng: Xu hướng nghiên cứu ứng

dụng ngày càng rõ ràng và là một yêu cầu cấp bách (t ừ nghiên c ứu

- ứng dụng sản xuất), tuy nhiên vẫn còn những mảng nghiên cứu chỉ

dừng lại ở lý thuyết chưa xác định ngay mục đích ứng d ụng. Do vậy

không vận dụng máy móc tiêu chí này


TIÊU CHÍ NHẬN DẠNG MỘT BỘ MÔN KHOA
HỌC (Tiếp)

5. Có một lịch sử nghiên cứu: Lịch sử nghiên cứu

là một bộ phận khoa học. Thông thường một bộ môn khoa học thường

được tách ra từ một bộ môn khác có nguồn gốc sâu xa hơn. Tuy nhiên

không phải luôn luôn như vậy. Do đó không nên vận dụng máy móc
VẬY “NGHIÊN CỨU KHOA HỌC” LÀ…

• Tìm kiếm những điều mà khoa học chưa biết: hoặc


phát hiện bản chất sự vật, hoặc sáng tạo phương
pháp mới và phương tiện kỹ thuật mới để biến đổi
sự vật phục vụ cho mục tiêu hoạt động của con
người.
• Tìm tòi, khám phá trong một thế giới hoàn toàn
chưa được biết đến, và kết quả tìm kiếm không
thể dự kiến được chi tiết (mà phải được kiểm
nghiệm).
Vũ Cao Đàm (1998, 2005)
MUỐN VẬY:

• Nhà nghiên cứu cần:


- Đưa ra một số nhận định sơ bộ về kết quả nghiên cứu
được gọi là giả thuyết nghiên cứu hoặc giả thuyết
khoa học;
- Nếu chưa có một nhận định sơ bộ về kết quả nghiên
cứu, nhà nghiên cứu có thể đưa ra câu hỏi nghiên
cứu.
- Với giả thuyết nghiên cứu, nhà nghiên cứu sẽ tìm luận
cứ để chứng minh = khẳng định hay phủ định/bác bỏ
giả thuyết nghiên cứu đưa ra.
CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI MỘT NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC

• Tính mới mẻ • Tính hiệu lực


• Tính khách quan • Tính tin cậy
• Tính kế thừa • Tính cá nhân
Ngoài ra, một nghiên cứu khoa học
tốt cần…

 Có mẫu nghiên cứu ngẫu nhiên, đủ lớn


và đại diện
 Có phương pháp và quy trình tốt
PHÂN LOẠI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Phân loại theo chức năng, có các loại nghiên cứu:
1. Nghiên cứu mô tả: Nhận dạng sự vật, hiện tượng,
định tính, định lượng,… = “thế nào?”
2. Nghiên cứu giải thích: Tìm mối quan hệ, nguyên
nhân, nguồn gốc, cấu trúc, quy luật chung,… =
“tại sao?”
3. Nghiên cứu dự báo: Nhận dạng trạng thái sự vật,
hiện tượng và tiên đoán sự phát triển của nó =
“sẽ thế nào?”
4. Nghiên cứu sáng tạo, giải pháp: Sáng tạo một sự
vật mới chưa từng tồn tại hoặc một giải pháp mới
cho một vấn đề = “làm như thế nào?”
CÁC LOẠI HÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
(tiếp)
Phân loại theo tính chất của sản phẩm, có các
nghiên cứu:
1. Nghiên cứu cơ bản: phát hiện thuộc tính, quy
luật, giá trị mới của sự vật-có hay không địa chỉ
ứng dụng;
2. Nghiên cứu ứng dụng: vận dụng quy luật để giải
thích sự vật, đưa ra các giải pháp áp dụng vào
cuộc sống (có thể dưới dạng thí điểm);
3. Nghiên cứu triển khai: vận dụng các quy luật để
đưa ra các hình mẫu nhằm phổ biến đại trà (sản
xuất đại trà).
CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

1. Đề tài: định hướng giải pháp những vấn đề về ý nghĩa khoa học, đề
tài thường tập trung giải quyết 1 vấn đề chính.
2. Dự án: đáp ứng một nhu cầu của xã hội (đặt hàng/có sản phẩm)
3. Đề án: văn kiện khoa học đề nghị thực hiện một vấn đề mà xã hội
đang có nhu cầu.
4. Chương trình: nhóm các đề tài, dự án được kết hợp theo một mục
tiêu chung nhằm giải quyết tổng thể một lĩnh vực nào đó.
ĐẠO ĐỨC
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU
Có trách nhiệm trong công việc nghiên cứu (cá nhân
hoặc nhóm)
Trung thực
Tôn trọng các cá nhân bị ảnh hưởng bởi nghiên cứu hoặc
báo cáo nghiên cứu.
=> Một chuỗi các chỉ dẫn đạo đức giúp nhà nghiên
cứu ra quyết định và hành động.
=> Đạo đức nghiên cứu nên định hướng mọi khía
cạnh trong tiến trình nghiên cứu.
ĐẠO ĐỨC LIÊN QUAN ĐẾN KHÁCH THỂ

Sự chấp thuận nghiên cứu


Khách thể được thông tin đầy đủ trước khi tham
dự nghiên cứu (mục tiêu, phương pháp, yêu cầu, rủi
ro, v.v)
Khách thể có thể không chấp nhận tham dự vào
nghiên cứu (có thể rút lui bất cứ lúc nào).
ĐẠO ĐỨC LIÊN QUAN ĐẾN KHÁCH THỂ

Sự bảo mật
Khách thể có quyền bảo mật. Số liệu
không được chia sẻ với ai ngoài dự án.
Số liệu được giữ kín, phòng riêng.
Khách thể biết được giới hạn của bảo mật
 VD: trong trường hợp sự an toàn tính mạng của
khách thể hay người khác bị đe dọa hay trường hợp
trẻ bị lạm dụng tình dục hay thân thể).
ĐẠO ĐỨC LIÊN QUAN ĐẾN
BÁO CÁO

Có trách nhiệm đảm bảo các báo cáo nghiên cứu


chính xác và trung thực.

Hai vấn đề chính:


1. Báo cáo nghiên cứu – KHÔNG được bịa số liệu.
2. Đạo văn - Không trình bày nghiên cứu, số liệu
của người khác như của mình, dù có trích dẫn
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
GIÁO DỤC
KHOA HỌC GIÁO DỤC

 Chuyên ngành giảng dạy và nghiên cứu có nhiệm


vụ làm sáng tỏ mọi vấn đề liên quan đến giáo dục,
như lý luận và phương pháp dạy học, lý luận
đào tạo giáo viên (đào tạo ban đầu/đào tạo
liên tục), những vấn đề quản lý giáo dục, giáo
dục học so sánh, triết lý giáo dục, lịch sử giáo dục,
mối quan hệ đào tạo-việc làm, mối quan hệ đào
tạo-doanh nghiệp, đào tạo nghề, đào tạo người
lớn, thất bại trong học tập, giáo dục trẻ em khuyết
tật, kinh tế học giáo dục, xã hội học giáo dục, v.v.
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC

 Nghiên cứu KHGD là một hoạt động nghiên


cứu mang tính đặc thù trong lĩnh vực KHGD,
là hoạt động có tính hệ thống, xuất phát từ
khó khăn trong hoạt động giáo dục, quản lý
giáo dục hay từ nhu cầu nhận thức, cải thiện
hoạt động giáo dục; tìm hiểu nguyên nhân,
giải thích nguyên nhân, đề xuất giải pháp
thực hiện phù hợp với thực tiễn đặt ra.
NHIỆM VỤ CỦA NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC GIÁO DỤC
Từ thực tiễn giáo dục:
 Thu thập, tích lũy những sự kiện mới;
 Giải quyết một vấn đề cụ thể trong thực tiễn
giáo dục; tìm ra mối quan hệ giữa 2 hay
nhiều biến, giữa nguyên nhân và hệ quả;
 Xây dựng lý thuyết đúng đắn hay phát hiện ra
những quy luật giải thích cho một vấn đề;
NHIỆM VỤ CỦA NGHIÊN CỨU KHOA
HỌC GIÁO DỤC
 Quan sát, mô tả chính xác các sự kiện.
Nhà nghiên cứu xây dựng công cụ thu
thập thông tin thích hợp, tin cậy.
 Là một quá trình lôgíc, có hệ thống.
CÁC LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU
TRONG GIÁO DỤC MẦM NON
1. Tìm hiểu hệ thống vĩ mô và chính sách giáo dục;
2. Nghiên cứu người học;
3. Nghiên cứu người dạy;
4. Nghiên cứu phương pháp và hình thức giáo dục;
5. Nghiên cứu môi trường dạy học;
6. Nghiên cứu chương trình; quá trình dạy học;
7. Nghiên cứu hiệu quả giáo dục và đào tạo
1. Tìm hiểu hệ thống vĩ mô và
chính sách giáo dục
 Hệ thống giáo dục quốc dân;
 Quản lý giáo dục: phân cấp, tài chính;
 Chính sách, kế hoạch phát triển giáo dục;
 Ngành nghề đào tạo, hướng nghiệp;
 V.v…
2. Nghiên cứu người học
 Đặc điểm xuất thân hoàn cảnh gia đình về mọi mặt kinh tế, xã h ội, văn
hóa, tôn giáo,…
 Đặc điểm bản thân: đặc điểm trí tuệ, nhân cách, sở trường, sở đoản,
hứng thú, sở thích, động cơ…
 Đặc điểm hoạt động học tập: kiến thức, phương pháp, thái độ (chăm
chỉ, lười biếng…)
 Đặc điểm trong giao tiếp thường nhật: cởi mở, lắng nghe, ngoan…
 Hoạt động học, phong cách học…
 Vai trò người học trong hoạt động dạy học.
 V.v…
3. Nghiên cứu người dạy
 Đặc điểm lịch sử, xã hội, tâm lý, gia đình… (một giáo viên sinh ra, l ớn
lên và được đào tạo trong thời kì bao cấp…; một giáo viên sinh ra l ớn
lên và được đào tạo ở miền Nam trước 1975…; truyền thống gia đình;
tuổi tác; nam/nữ…)
 Đặc điểm chuyên môn, nghiệp vụ: được đào tạo theo chương trình,
phương pháp nào, được tham gia bồi dưỡng những gì ?...
 Khả năng tiếp thu cái mới/sức kháng cự trước cái mới…
 Hoạt động dạy/học; phong cách dạy/học.
 Vai trò của người dạy, người quản lý trong hoạt động dạy học.
 V.v…
4. Nghiên cứu phương pháp
giáo dục
 Phương pháp giáo dục: Cách thức tác động vào cá nhân/tập thể để
chuyển hóa trong đối tượng ý thức, niềm tin, để hình thành ở đối
tượng thói quen, hành vi tích cực.
 Nghiên cứu về phương pháp giáo dục: Cần dựa trên kết quả nghiên
cứu đặc điểm tâm sinh lý của học sinh; môi trường sống, môi tr ường
giáo dục, gia đình, bạn bè, tập thể…; đặc điểm hoạt động của b ản thân
học sinh; nghiên cứu tình huống tạo ra sự kiện; tổng kết kinh nghi ệm
giáo dục tiên tiến; quan sát sư phạm; thực nghiệm giáo dục…
5. Nghiên cứu hình thức giáo dục
 Hình thức giáo dục là cách thức tổ chức nhằm
thu hút đối tượng vào hoạt động để hình thành
ở họ những thói quen, hành vi tích cực, nhằm
đạt mục tiêu giáo dục. Hình thức giáo dục
càng phong phú, càng hấp dẫn học sinh thì
hiệu quả giáo dục càng cao.
 Muốn xây dựng hình thức giáo dục phù hợp cần
nghiên cứu hứng thú, sở thích, động cơ của
học sinh, tìm ra tính cách nổi trội của học sinh
(thích hoạt động ngoài trời, thích học nhóm…)
6. Nghiên cứu môi trường giáo dục
 Môi trường giáo dục có thể hiểu hai cách: những
yếu tố khách quan ảnh hưởng đến hoạt động giáo
dục/dạy học hay những yếu tố khách quan và chủ
quan ảnh hưởng đến giáo dục/dạy học
 Yếu tố khách quan: môi trường văn hóa-xã hội-
kinh tế-tôn giáo-gia đình… Phương tiện giáo
dục/dạy học, giáo viên cũng có thể được coi là
yếu tố khách quan (môi trường vật chất và tâm
lý)
 Yết tố chủ quan: nét tính cách, sở thích, hứng
thú, động cơ.
7. Nghiên cứu chương trình;
quá trình dạy học
 Mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục, chương
trình giáo dục: nội dung được xây dựng trên
cơ sở môi trường. Nội dung giáo dục là cở sở
xây dựng chương trình giáo dục.
 Quá trình giáo dục là mối quan hệ giữa dạy
và học từ đầu đến cuối.
8. Nghiên cứu hiệu quả giáo dục và
đào tạo
 Đánh giá hiệu quả giáo dục/dạy học: Mục tiêu,
hình thức và nội dung đánh giá
 Trong giáo dục chuyên nghiệp và giáo dục đại
học: nghiên cứu nhu cầu xã hội và mức độ đáp
ứng của các cơ sở đào tạo (cả về lượng và
chất); nghiên cứu mối quan hệ giữa chi phí
đào tạo và hiệu quả kinh tế trong đào tạo;
nghiên cứu các hình thức và phương pháp
giáo dục/đào tạo lại nhằm bổ sung nhân lực
lao động…
CÁC QUAN ĐIỂM TIẾP CẬN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC

 Tiếp cận hệ thống


 Tiếp cận lịch sử
 Tiếp cận tích hợp
 Tiếp cận hoạt động
 Tiếp cận thực tiễn
Quy trình thực hiện
nghiên cứu khoa học
QUY TRÌNH TIẾN HÀNH MỘT
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
1. Xác định vấn đề nghiên cứu - Đặt tên đề tài nghiên cứu
2. Nêu lý do chọn đề tài - Mục đích nghiên cứu
3. Nêu câu hỏi/ giả thuyết nghiên cứu
4. Xác định đối tượng
5. Xác định nhiệm vụ nghiên cứu
6. Cơ sở lý luận của đề tài
7. Phương pháp nghiên cứu và Kỹ thuật triển khai
8. Lập kế hoạch nghiên cứu
9. Cấu trúc đề tài
10.Viết báo cáo đề tài
XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN
CỨU, TÊN ĐỀ TÀI VÀ
XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG
NGHIÊN CỨU
Ý tưởng nghiên cứu
Ý tưởng nghiên cứu
Ý tưởng
nghiên cứu
Hệ thống
các lý
thuyết

Các chuyên
Quan sát
gia

Kiến thức và
Các tạp chí
kình nghiệm
khoa học
bản thân Các phương tiện
truyền thông
đại chúng
Nguồn cung cấp ý tưởng nghiên
cứu

1. Quan sát:
 Giúp người nghiên cứu phát hiện
ra “tính có vấn đề” của các hiện
tượng, sự vật xung quanh và phát
triển thành đối tượng của nghiên
cứu khoa học.
 Khoa học bắt đầu từ những quan
sát cuộc sống bằng cái nhìn phê
phán
Ví dụ:
Quan sát Câu hỏi Ý tưởng NC


Tại sao người tham gia

Thực trạng vấn đề

Giao thông, giao thông lại có hành ●
Nguyên nhân vấn
đường phố, vi như vậy? (không đội
đề
mũ bảo hiểm, vượt đèn
người tham gia đỏ, v.v.).

Các giải pháp để
giao thông

Liệu có cách nào để hạn cải thiện tình
chế tình hình không? hình
Nguồn cung cấp ý tưởng nghiên cứu

2. Các tạp chí khoa học


Là nơi đăng tải các kết quả nghiên cứu
khoa học mới nhất
 Có thể phát hiện những mâu thuẫn
trong kết quả nghiên cứu của các nhà
khoa học khác nhau
 Học tập cách thiết kế nghiên cứu (công
cụ, cách thức tổ chức nghiên cứu, cách
thức phân tích số liệu, v.v.)
Nguồn cung cấp ý tưởng nghiên cứu

3. Các phương tiện thông


tin đại chúng
Là nơi cung cấp tin tức thời sự nóng hổi
nhất từ mọi nơi
 Vấn đề bức xúc, tranh cãi mà chưa
có lời giải đáp thỏa đáng mang tính
khoa học
 Vấn đề chưa được kiểm chứng, chưa
rõ đúng sai
Nguồn cung cấp ý tưởng nghiên cứu

4. Các chuyên gia


Vấn đề

Gián tiếp:
Sách vở

Trực tiếp:
Con người
Nguồn cung cấp ý tưởng nghiên cứu

5. Hệ thống lý thuyết
Một vấn đề, có nhiều lý thuyết khác nhau, đưa ra cách nhìn
nhận và giải thích khác nhau.
 Thắc mắc, mâu thuẫn, những điểm có nhiều tranh lu ận,
những hoài nghi về mặt khoa học => ý tưởng nghiên cứu
nhằm kiểm chứng lý thuyết hiện hành
Nguồn cung cấp ý tưởng nghiên cứu

6. Kinh nghiệm và kiến thức,


hứng thú của bản thân
Là nền tảng ban đầu để có thể thực hiện nghiên cứu
khoa học
• Kinh nghiệm và kiến thức, hứng thú cá nhân kết
hợp quan sát, đọc tài liệu, tham khảo ý kiến
chuyên gia, cập nhật tin tức thời sự, v.v. giúp
nhà nghiên cứu có độ nhạy cảm với các vấn đề
trong cuộc sống xã hội và con người.
Nguồn cung cấp ý tưởng nghiên cứu

Ngoài ra, ý tưởng/ câu hỏi nghiên cứu có thể


xuất hiện khi…

 Đọc các công trình nghiên


cứu trước, phát hiện mặt
mạnh, mặt yếu, những gợi ý
cho nghiên cứu tiếp theo
 Nghĩ ngược lại quan niệm
thông thường
Nguồn cung cấp ý tưởng nghiên cứu

Ngoài ra, ý tưởng/ câu hỏi nghiên cứu có thể


xuất hiện khi…

 Nhận dạng những vướng mắc trong


các hoạt động/ công việc thực tế
 Lắng nghe phàn nàn, thắc mắc của
những người không am hiểu
 Những câu hỏi bất chợt không phụ
thuộc lý do nào
Xác định vấn đề
nghiên cứu
XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
 Đềtài nghiên cứu khoa học là một vấn đề
khoa học chứa đựng một nội dung mới, là
một câu hỏi cần có giải đáp nhằm thúc đẩy
phát triển sự vật-hiện tượng.
 Đâyđược gọi là bước phát hiện vấn đề nghiên
cứu hay lựa chọn sự kiện khoa học hay đặt
câu hỏi nghiên cứu.
XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
(Tiếp)
 Vấn đề nghiên cứu là một sự kiện hay hiện tượng chưa ai giải quyết;
 Vấn đề nghiên cứu mang tính thời sự;
 Bằng kiến thức cũ (hiện có) không giải quyết được;
 Nếu được giải quyết sẽ mang lại một giá trị khoa học hay làm sáng
tỏ các hoạt động thực tiễn.
THỰC HÀNH
XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
 Mỗi sinh viên đề nghị 1 vấn đề nghiên cứu xuất phát từ thực ti ễn d ạy
- học hoặc tâm lý - giáo dục nói chung, thảo luận nhóm. Cả nhóm
chọn 1 vấn đề tiêu biểu mà mọi người tâm đắc, thảo lu ận các ý xung
quanh vấn đề nghiên cứu.
 Kết quả được trình bày trước lớp là phát biểu vấn đề cần nghiên cứu.
ĐẶT TÊN ĐỀ TÀI
 Tên đề tài chứa đựng nội dung nghiên cứu. Trong
một số trường hợp tên đề tài còn thể hiện phạm vi
thời gian, không gian và phương pháp nghiên cứu.
 Tênđề tài được phát biểu bằng một câu hoàn chỉnh
về ngữ pháp.
 Tên đề tài phải đơn nghĩa, cô đọng, tường minh.
 Tránh dùng các cụm từ có nghĩa chung chung, như:
Một vài suy nghĩ…, Thử tìm hiểu…, Về vấn đề…, Bàn
về…, v.v.
ĐẶT TÊN ĐỀ TÀI
 Tên đề tài phải đơn nghĩa, cô đọng, tường minh.
 Tránh dùng các cụm từ có nghĩa chung chung, như:
Một vài suy nghĩ…, Thử tìm hiểu…, Về vấn đề…, Bàn về…, v.v.
ĐẶT TÊN ĐỀ TÀI

Một giáo viên xác định vấn đề cần nghiên cứu là:
“Tìm hiểu những biểu lộ xúc cảm ở học sinh khi
đọc các bài tập đọc trong sách giáo khoa mới”.
Giáo viên này giới hạn nội dung ở những xúc cảm
liên quan đến một cảm thụ văn học. Không gian
giới hạn là các lớp 3 tại trường Kim Đồng, thời
gian là năm học 2003-2004.
Nghiên cứu mức độ biểu hiện xúc cảm trong cảm
thụ văn học của học sinh lớp 3 trường tiểu học
Kim Đồng tại TP Hà Nội năm học 2003 -2004.
THỰC HÀNH ĐẶT TÊN ĐỀ
TÀI

Đặt 3 tên đề tài của vấn đề đã chọn, sắp xếp

theo thức tự ưu tiên từ 1-3.


ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
4. Câu hỏi nghiên cứu
5. Giả thuyết nghiên cứu (có thể có hoặc không)
6. Đối tượng, khách thể
7. Phạm vi nghiên cứu
8. Phương pháp nghiên cứu
9. Kết cấu của đề tài
10. Tài liệu tham khảo
11. Kế hoạch thực hiện
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

 Trả lời câu hỏi “Tại sao thực hiện đề tài/chủ


đề này?”
 Về mặt lý luận: chỉ ra những điểm hoài
nghi, gây nhiều tranh cãi trong lý luận về
vấn đề/ hiện tượng nghiên cứu
 Về mặt thực tiễn: chỉ ra tính bức xúc, tính
cấp thiết của vấn đề nghiên cứu qua những
hiện trạng đã được nhắc đến nhiều trong
thực tiễn
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI



luậ
luậ
n
n
- “tính có vấn
đề” của hiện
tượng nghiên
c ứu
- chỉ ra nhu
cầu của phát
triển khoa học
ngành, của xã
hội
- chỉ ra vai
trò của kết
quả nghiên
cứu trong việc
giải quyết các
vấn đề
Thự
Thự
c
c
ti
tiễễn
n
Lý do chọn đề tài
Không đạt yêu cầu khi…
Lý do xa vời, không Không chỉ ra
rõ ràng, không có “tính có vấn
bằng chứng đề”

Không logic
với vấn đề
đang bàn đến
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI,
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
 Giữa lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu có một mối liên hệ hữu
cơ.
 Phải trả lời câu hỏi “Tại sao thực hiện đề tài/chủ đề này?”
 Nêu lý do chọn đề tài cũng là khẳng định lại việc xác định sự kiện khoa
học (hay đề tài) về phương diện lý luận, thực tiễn, tính thời sự…
 Nêu được mối liên hệ giữa người thực hiện đề tài với chủ đề nghiên cứu
 Nêu được đề tài không trùng hợp với những đề tài khác đã thực hiện,
hay bổ sung, tăng cường.
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
 Mụ c
đích là cái mà nghiên cứu cần
hướng đến.
 Mụ c đích nhằm trả lời câu hỏi:
 “Nhằm vào việc gì ?”
 “Để phục vụ cái gì?”
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
(Ti ếp)
 Ví dụ: Với đề tài liên quan đến tình trạng học
sinh yếu môn (Toán), mục đích được phát
biểu như sau:
“Mục đích nghiên cứu của đề tài là xác định
được một số nguyên nhân chủ yếu đã gây ra
tình trạng học yếu của học sinh, trên cơ sở
phát hiện đó tìm ra những biện pháp hữu hiệu
khắc phục tình trạng này”.
NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

 Lànhững công việc mà người nghiên


cứu phải thực hiện trong đề tài.
 Thường có 2 nhóm nhiệm vụ lớn:
 Nhiệm vụ nghiên cứu lý luận
 Nhiệm vụ nghiên cứu thực tiễn
NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

Nhiệm vụ nghiên cứu lý luận


Là xây dựng khái niệm, hình thành khung lý luận về vấn đề nghiên cứu

Nhiệm vụ nghiên cứu thực tiễn


Là tiếp cận đối tượng nghiên cứu ở các khía cạnh mà câu h ỏi nghiên c ứu đ ặt ra, tìm ki ếm
chứng cứ để trả lời câu hỏi nghiên cứu, chúng minh hoặc bác bỏ giả thuyết nghiên cứu
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
 Đ ốitượng nghiên cứu là toàn bộ sự vật hoặc
hiện tượng trong phạm vi quan tâm của đề tài
cần được xem xét và làm sáng tỏ trong nhiệm
vụ nghiên cứu.
 Vídụ, với đề tài “Giải pháp đổi mới phương
pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng
đào tạo trong các nhà trường”, Đối tượng
nghiên cứu là “Giải pháp đổi mới phương
pháp dạy học”
KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
 Khách thể nghiên cứu là vật mang đối tượng
nghiên cứu, là nơi chứa đựng những vấn đề
mà nhà nghiên cứu cần làm sáng tỏ: câu hỏi
phải trả lời, mâu thuẫn phải giải quyết…
BÀI TẬP THỰC HÀNH THEO NHÓM

Viết 1 đề cương nghiên cứu:


 Tên đề tài
 Lí do chọn đề tài
 Mục đích nghiên cứu của đề tài
 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
 Đối tượng nghiên cứu của đề tài
 Khách thể nghiên cứu của đề tài
KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
Ví dụ: Đề tài “Vận dụng phương pháp trắc
nghiệm khách quan vào việc đánh giá kết quả
học tập của sinh viên trường Đại học”
 Đố i tượng nghiên cứu: Phương pháp trắc
nghiệm khách quan
 Khách thể nghiên cứu: Trường đại học
KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
(Ti ế p )
Khách thể nghiên cứu có thể là:
 Con người
 Một không gian, khu vực hành chính
 Một quá trình
 Một hoạt động
 Một cộng đồng
MỐI QUAN HỆ GIỮA KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU VÀ
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

 Môi trường giáo dục (quá trình, điều kiện, …)

Khách thể Đối tượng


nghiên cứu nghiên cứu
PHẠM VI NGHIÊN CỨU
 Đố itượng nghiên cứu và đối tượng khảo sát
không thể được xem xét một cách toàn diện
trong mọi không gian và thời gian mà phải
được giới hạn. Do vậy phạm vi nghiên cứu là
giới hạn về nội dung đối tượng nghiên cứu
(quy mô), thời gian và không gian của sự vật,
hiện tượng
PHẠM VI NGHIÊN CỨU
 Giới hạn đề tài nghiên cứu căn cứ vào:
 Những điều kiện chủ quan: khả năng, vị trí,
chức năng người nghiên cứu
 Những điều kiện khách quan: tính chất đề
tài, các điều kiện như thời gian cho phép,
địa bàn hoạt động, khách thể nghiên cứu
PHẠM VI NGHIÊN CỨU (Tiếp)
1. Phạm vi về nội dung: đề tài chỉ tìm hiểu/tập trung vào khía cạnh nào
đó của đối tượng nghiên cứu, ví dụ chỉ tìm hiểu về kỹ năng giao tiếp
trong phạm vi trường học chứ không nghiên cứu kỹ năng giao tiếp
chung chung ở mọi tình huống.
2. Phạm vi về thời gian: chỉ nghiên cứu ở thời điểm hay khoảng thời gian
nào đó
3. Phạm vi về không gian: chỉ nghiên cứu ở một lớp, trường, địa bàn,
tỉnh thành… nào đó
Câu hỏi nghiên cứu

 Lànội dung cơ bản của nghiên cứu được cụ thể


hóa dưới dạng các câu hỏi.
 Phản ánh những gì nhà nghiên cứu chưa biết
hoặc chưa hiểu về vấn đề nghiên cứu
Điểm khác biệt giữa câu hỏi nghiên
cứu và câu hỏi thông thường là gì?

Câu hỏi nghiên cứu đòi


hỏi câu trả lời:
- phải có đầy đủ các
bằng chứng khoa học
- phải thông qua một
quá trình nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu tốt là
câu hỏi…

1. Liên quan trực tiếp vấn đề nghiên cứu


2. Có ý nghĩa xã hội
3. Rõ ràng
4. Có thể trả lời được trong điều kiện nghiên
cứu hiện hành
Câu hỏi nghiên cứu

Có 2 dạng chính:
1. Câu hỏi mô tả
2. Câu hỏi về mối quan hệ giữa các biến số
Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi về mối
Câu hỏi mô tả quan hệ giữa
các biến số
Cho biết vấn đề nghiên cứu
Chỉ ra thực trạng của


có mối quan hệ như thế nào
vấn đề trong bối cảnh với các hiện tượng khác, vấn
nghiên cứu nhất định đề khác
VD: mối tương quan, mối
VD: số lượng, tỷ lệ,


quan hệ nhân – quả, sự ảnh
tần suất, v.v. hưởng/ tác động, v.v.
GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Là những phát biểu (kết luận) có tính giả định,
phán đoán về bản chất của đối tượng nghiên
cứu
 Được xây dựng từ các lý thuyết hoặc nguyên lý đã
được công nhận, là hệ quả của quá trình suy luận
lô gích.
 Được xây dựng từ những quan sát trong thực tiễn.
GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU (Tiếp)

 Ví dụ: Trong đề tài “Tìm các nguyên nhân học


kém môn Văn của học sinh”, chúng ta có thể
đưa ra giả thuyết sau:

“Trong số các nguyên nhân làm cho học sinh làm


văn kém, nguyên nhân quan trọng nhất là phương
pháp giáo dục của giáo viên không thích hợp”
GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
(Tiếp)
 Một giả thuyết khoa học có thể được khẳng định
nhưng cũng có thể bị bác bỏ qua quá trình nghiên
cứu của chủ thể.
 Bác bỏ giả thuyết cũng là một kết quả của nghiên
cứu khoa học, chứng tỏ giả thuyết khoa học đưa ra
không có cơ sở để trả lời câu hỏi nghiên cứu.
Giả thuyết tốt là…
1. Giả thuyết trực tiếp trả lời câu hỏi
nghiên cứu, dựa vào vấn đề nghiên cứu
2. Giả thuyết chứa mối quan hệ giữa các
biến số
3. Giả thuyết có thể kiểm chứng được
4. Giả thuyết có thể đo lường được
THỰC HÀNH
Viết đề cương nghiên cứu của 1 đề tài:
1. Lí do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
3. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
5. Câu hỏi nghiên cứu của đề tài
6. Giả thuyết nghiên cứu của đề tài
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
NGHIÊN CỨU
 Kế hoạch nghiên cứu giúp nhà nghiên cứu được soạn thảo sau
khi đề cương nghiên cứu đã được xây dựng. Kế hoạch nghiên
cứu tập hợp tất cả các hoạt động/nhiệm vụ nghiên cứu cần
được thực hiện trong thời gian cho phép (đề tài khoa học công
nghệ, khóa luận, luận văn, luận án,…).

 Kế hoạch nghiên cứu được cụ thể hoá bằng các thông số khác
(dự kiến) như: thời gian, kết quả, hình thức, kinh phí…
Bảng kế hoạch nghiên cứu
TT Nhiệm vụ Người Thời Hình Kết quả Kinh
nghiên cứu thực gian thức dự kiến phí
hiện thực thực
hiện hiện
PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
PHƯƠNG PHÁP LUẬN & PHƯƠNG PHÁP NCKH

 Khác với nhận thức thông thường, tri thức khoa học phải đúng
đắn, chân thực và phản ánh sự nhận thức ngày càng sâu sắc
hơn về thế giới khách quan.
 Tri thức khoa học, như một chỉnh thể bao gồm các cấp độ: trực
quan khoa học, kinh nghiệm khoa học, và lý luận khoa học.

Phương pháp luận là hệ thống lý luận về PPNC, gồm các nguyên lý, quan
điểm chỉ đạo, cách tiếp cận,…có tính nguyên tắc về các cách thức nghiên
cứu cần được thực hiện trong một lĩnh vực xác định, đảm bảo hiệu quả tối ưu
cho quá trình nghiên cứu. Có PPL chung cho mọi NC (triết học) và PPL cho
từng lĩnh vực vận động vật chất, từng khoa học.

103
MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC THUẬT NGỮ TRONG NCKH

Cá Là Ch C
i gì m ún
đa thế g h
ng B nà ta ú
tồ o có
n
ả để thể n
tại n th sử
g
u dụ
?
Ch
t lượ P ng ta
m qu
ún h đầ h y
c
g
ể y trì ó
ta
có lu
đ ủ,
tốt
ư nh

P th
thể
biế ậ nh
ất
ơ cô
ng
h ể
n th
t
về
nh
ữn
n cụ

ư u N
&
cái
gì N
g
tri
g o
để
ơ tậ g
và th
p có
n p u
là h ức đư
d
m
thế
ậ ch
o h ợc
th g ữ ồ
n

o
lĩn
h á ôn
g p li n
t ệ
để
biế h
vự
c p tin
đầ h u
d
nà y
t
về ứ y, l đ ủ, á 104 lo ữ
cái c vấ
n u
kh
ác p ại li
đó
lu đề h n
?
ậ nà ậ qu N à ệ
MỘT SỐ QUAN ĐIỂM PHƯƠNG PHÁP LUẬN
Marxit trong NCKH

Từ Nguyên lý vận động và phát triển trong triết học Duy vật biện
chứng, có một số Quan điểm tiếp cận Nhận thức- NC:

Tiếp cận Hệ thống- Cấu trúc; Tiếp cận Lịch sử - Phát triển.
 Tiếp cận Thực tiễn; Tiếp cận Hoạt động

 Các Nguyên tắc cơ bản của QT Nhận thức: Tính khách quan; Tính
Quyết định luận (Nhân- Quả); Tính năng động của NT; Tính toàn diện;
Tính phát triển; Tính lịch sử- Cụ thể; Tính Thống nhất - Đối lập; Tính
thống nhất Lý luận và Thực tiễn;

105
MỘT SỐ QUAN ĐIỂM PHƯƠNG PHÁP LUẬN
Marxit trong NCKH

Các PPNC trong Nhận thức luận:


1) PP Trừu tượng – Khái quát hóa; 2) PP Phân tích- Tổng hợp;
3) PP Quy nạp- Diễn dịch; 4) PP Lịch sử - Logic;
5) PP chuyển từ Trừu tượng đến Cụ thể.

Cũng có thể phân định theo hai lĩnh vực đặc thù:
-Các PP lý thuyết: 1) PP Trừu tượng hoá và Khái quát hoá;
2) PP Tổng hợp- Phân tích; 3) PP Giả định - suy diễn;
4) PP Tiền đề - Kết luận; 5) PP Mô hình hóa
-Các PP thực tiễn: a) PP Quan sát; b) Điều tra (khảo sát),…
c) PP Thí nghiệm- Thực nghiệm; d) PP Đo đạc – đánh giá

106
Một số quan điểm cơ bản
về phương pháp luận NCKHGD
 Quan điểm hệ thống - cấu trúc
 Quan điểm lịch sử - logic
 Quan điểm thực tiễn

 Ngoài ra, TRONG NCKH GIÁO DỤC còn có: Quan điểm tích
hợp; Quan điểm Hoạt động- nhân cách,…

107
Quan điểm hệ thống - cấu trúc:
 Mỗi sự vật (SVHT,VĐ) là thể hoàn chỉnh, đều có một cấu trúc đặc thù, bao gồm các
thành tố và các quan hệ quy định sự vận động của nó; Đồng thời, SVHT,VĐ đó cũng
là bộ phận, thành tố của cái toàn thể lớn hơn (hoàn cảnh, sự vật, sự việc xung
quanh,…);
 Quan điểm HT-CT chỉ đạo QT nghiên cứu phải đặt SVHT,VĐ được NC trong một Hệ
thống (chỉnh thể), phân tích các thành tố cấu trúc và các mối quan hệ nội tại;
 Mặt khác, cần phân tích các mối quan hệ giữa SVHT,VĐ được NC trong các quan hệ
với các yếu tố ảnh hưởng, với môi trường xung quanh (Chủ thể- Đối tượng- Khách
thể; hoàn cảnh KT- XH), cần tôn trọng sự tồn tại khách quan của SVHT,VĐ được NC
trong một hệ thống lớn hơn, mà nó chỉ là một thành tố cấu trúc.
  Mối quan hệ thống nhất biện chứng giữa hệ thống và cấu trúc còn cần được thể hiện
ở cách trình bày vấn đề sau khi đã được giải quyết (bài viết).
 Ví dụ: NC hoạt động đổi mới PPDH: PPGD (GV)- PP Học (HS) và phải đặt trong tổng
thể MTDH, Chương trình MH nào, việc KTĐG, chủ trương đổi mới của Bộ GD&ĐT, các
ĐK đảm bảo của nhà trường và môi trường văn hóa nhà trường đó hiện nay,…

108
Quan điểm lịch sử - logic
 Mọi SVHT,VĐ đều có quá trình phát sinh, phát triển (vận động, biến đổi theo quy
luật). QT nghiên cứu phải phân tích và nhìn nhận đúng sự VĐPT, các giai đoạn và đặc
điểm, các tác nhân ở từng giai đoạn phát triển. N.cứu SVHT,VĐ trong “sự thay đ ổi”.
 Khi nghiên cứu các hiện tượng GD phải tìm hiểu, phát hiện sự nảy sinh, phát triển
các thành tố của quá trình dạy học – giáo dục trong những thời gian và không gian cụ
thể với những ĐK, hoàn cảnh cụ thể,....
 Dựa vào xu thế phát triển để N.cứu thực tiễn giáo dục, tìm ra các khả năng m ới, dự
đoán các khuynh hướng phát triển, triển vọng phát triển của quá trình giáo d ục.
Dùng các sự kiện lịch sử để minh chứng, làm sáng tỏ các luận điểm khoa học, hay k ết
quả nghiên cứu.
 Đặc biệt quan trọng khi làm Tổng quan NC của Đề tài, phân tích khái ni ệm, cũng
như khi trình bày, lập luận giải quyết vấn đề

109
Quan điểm thực tiễn
 Thực tiễn là nguồn gốc, là động lực, là tiêu chuẩn và là mục đích của quá trình nhận
thức. NCKHGD là để cải tạo thực tiến giáo dục, đem lại chất lượng, hiệu quả, sự đổi
mới tốt hơn.
 Do đó, NCKHGD phải xuất phát từ những vấn đề thực tiễn GD để chọn Đề tài (nhu cầu
thực tế); phải khảo sát thực trạng để phát hiện các vấn đề cụ thể (cơ sở thực tiễn)
cần tìm giải pháp, biện pháp; xác định các điều kiện, hoàn cảnh NC,...
 Sau khi xác định được GP, BP thì cần thực nghiệm, khảo nghiệm để kiểm định sự phù
hợp, tính khả thi, độ tin cậy,...
 Giá trị khoa học và ý nghĩa thực tiễn của một công trình NCKHGD được thể hiện ở sự
kết hợp hài hòa giữa NC, vận dụng lí luận KHGD với đối chiếu các kinh nghiệm tiên
tiến của thế giới và điều kiện thực tế, kinh nghiêm thực tiễn GD địa phương, điều
kiện nhà trường
Phương pháp nghiên cứu khoa học là
gì?

 Phương pháp nghiên cứu khoa học là tổ hợp các thao tác, biện pháp
thực tiễn hoặc lí thuyết mà nhà khoa học sử dụng để nhận thức, khám
phá đối tượng, tạo ra hệ thống kiến thức về đối tượng.
Đặc điểm của phương pháp nghiên cứu
khoa học

 - Phương pháp nghiên cứu khoa học gắn liền với mục đích sáng tạo
khoa học
 - Phương pháp nghiên cứu khoa học là cách thức để thực hiện nội dung
nghiên cứu
 - Phương pháp nghiên cứu khoa học là cách thức làm việc của nhà
khoa học và do nhà khoa học lựa chọn. Do đó nó mang tính chủ quan.
 - Phương pháp nghiên cứu khoa học phụ thuộc vào đối tượng nghiên
cứu. PPNCKH chỉ có hiệu quả khi nó phù hợp với đặc điểm của đối
tượng, phù hợp với qui luật vận động
 - Phương pháp nghiên cứu khoa học có quan hệ mật thiết với phương
tiện nghiên cứu. Hay nói cách khác phương tiện nghiên cứu là công cụ
hỗ trợ đắc lực cho phương pháp nghiên cứu.
CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
TRONG KHOA HỌC GIÁO DỤC

CÁC PPNC- NHẬN THỨC

Các PP lý thuyết:
Các PP lý thuyết:
 PP Trừu tượng hoá, Khái quát hoá;
1) PP Trừu tượng hoá và Khái quát
hoá;  PP Tổng hợp- Phân tích;

2) PP Tổng hợp- Phân tích;  PP Giả thuyết (Giả định - suy diễn;

3) PP Giả định - suy diễn;  PP Hồi cứu tài liệu

4) PP Tiền đề - Kết luận;  PP Mô hình hóa

5) PP Mô hình hóa Các PP thực tiễn:


PP Quan sát
Các PP thực tiễn:
Điều tra bằng bảng hỏi
a) PP Quan sát;
PP Phỏng vấn
b) Điều tra (khảo sát),…
PP phân tích sản phẩm HĐGD
c) PP Thí nghiệm- Thực nghiệm;
PP Tổng kết kinh nghiệm GD
d) PP Đo đạc – đánh giá
Các PP đặc thù khác
1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
LÝ LUẬN

 Phân tích và tổng hợp lý thuyết


 Phân tích các tài liệu liên quan đến đề tài,
tìm ra cấu trúc, xu hướng phát triển của lý
thuyết. Từ đó tổng hợp lại để xây dựng hệ
thống khái niệm, phạm trù  Lý thuyết khoa
học mới
 Phân loại và hệ thống hoá lý thuyết
1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
LÝ LUẬN

 Sắp xếp lý thuyết khoa học thành hệ thống


lôgíc theo từng mặt, từng vấn đề,… dễ nhận
biết, dễ sử dụng.
 Hệ thống hoá lý thuyết theo quan điểm hệ
thống - cấu trúc tầng bậc từ thấp đến cao,
từ nhỏ đến lớn.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU
Là cách thức tìm hiểu, thu thập các thông tin, luận cứ từ các nguồn tài liệu
trong các nghiên cứu đã công bố trước đó, vận dụng tổng hợp các PP tư
duy khoa học (Phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa,...) đưa ra các
nhận định, suy luận... Đáp ứng mục đích, nhiệm vụ NC của một Đề tài KH.
Tổng quan
Phân
Phân tích
lo ại

Xây
dụ
dựngtích
Tài li ệu khung
nghiên cứu vấn

ộithuy
ntài liệếut
dung
đề

116
TÀI LIỆU
Bao hàm tất cả các văn bản, ấn phẩm xuất bản (sách, tạp chí,
kỉ yếu,…), đồ vật, công cụ chứa đựng những thông tin về vấn đ ề
NC (đối tượng và khách thể NC và sự kiện liên quan).

Văn tự
PHÂN LOẠI TÀI LIỆU
Chính thức Bản chính Sơ cấp

Phi văn tự Không chính thức Bản sao Thứ cấp

1 2 3 4

117
PHÂN LOẠI TÀI LIỆU
THỨ TỰ ƯU TIÊN TÀI LIỆU
Luận án

Bài báo
KHOA HỌC

Sách CHUYÊN
KH ẢO

Báo cáo tổng


kết nghiên cứu

Ấn phẩ m hộ i
thả o

118
Ưu điểm

Tài liệu đã có sẵn giá trị khoa học.

Chất lượng tài liệu thường đã được kiểm


chứng.

Dễ tìm kiếm, không đòi hỏi kinh phí cao

Hạn chế Không trực tiếp, không đầy đủ cho giải quyết vấn đề NC
(nguồn thứ cấp)

Khác quan điểm, cách tiếp cận, hoặc khác PP giải quyết
vấn đề NC
119
PHÂN TÍCH TÀI LIỆU
“Phân tích tài liệu
như một sự phân tích
thêm bất kỳ nào của một
nhóm dữ liệu có sẵn, đưa
Cải biến mục đích của thông tin, đáp ra cách giải thích, các
ứng mục tiêu NC của mình kết luận, những kiến thức

Trả lời các câu hỏi đặt ra có quan hệ đến nghiên cứu của bổ sung, hoặc khác với
mình những cái đã được
trình bày trong văn bản”
Phân loại (Hakim, 1982)


Phân tích truyền thống (định tính)

Phân tích hình thức hóa (định lượng)

120
A.PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH trong NC lý thuyết

Phân tích định tính (Phân tích truyền thống) : Sử


dụng các thao tác trí tuệ để lựa chọn, giải thích
những thông tin có trong tài liệu dựa trên quan
điểm, vốn kinh nghiệm của tác giả nghiên cứu
(thuyết minh tài liệu và giải thích)

“Phân tích truyền thống – đó là một chuỗi những kiến tạo


trí tuệ, logic nhằm làm rõ bản chất của tư liệu được phân
tích: tư tượng chủ yếu, nguồn gốc và hệ quả”
121
Phân tích định tính: tìm hiểu sơ bộ về TL và chọn thông tin

Tài liệu gì? Hình thức?

Bối cảnh và tác giả TL? Ảnh hưởng TL và uy tín c ủa TG?

Mục tiêu NC của tài liệu? Sự đầy đủ của thông tin, đáp ứng MT?

Nội dung cần lựa chọn, đánh giá về độ tin cậy và chính xác?

Các tiếp nhận và kết luận rút ra với Đề tài NC?

Ghi chép, lưu giữ và nguồn dẫn


122
Phân tích định tính: từ TT bên ngoài đến ND bên trong

Nhược điểm lớn nhất của


Phân tích bên ngoài
phân tích định tính?


Bối cảnh lịch sử: hình thức, thời gian,
không gian, tác giả và mục tiêu, độ tin cậy

Phân tích bên trong

Phụ thuộc Tính chủ quan



Nghiên cứu nội dung tài liệu, mức độ
và năng lực khái123quát hóa
hiểu biết, quan điểm của của tác giả TL của người NC
Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí thuyết
Bằng con đường suy luận thu thập thông tin từ các nguồn TL khác nhau.
Gồm 4 PPNC chủ yếu sau đây:
2A. Phương pháp phân tích và tổng hợp lí thuyết
Các thao tác phân tài liệu LT thành các đơn vị kiến thức, giúp người NC nắm được bản
chất từng đơn vị kiến thức và toàn bộ vấn đề nghiên cứu. Sau đó, tổng hợp chúng lại thành
một hệ thống để thấy được các mối quan hệ để hiểu đầy đủ, sâu sắc về lí thuyết, vấn đề NC
Ý nghĩa: giúp xây dựng được cấu trúc của vấn đề, tìm được các mặt, các Q.trình khác nhau
của hiện thực giáo dục, nhận thức được nội dung, xu hướng phát triển khách quan của lí
thuyết, từ đó tạo ra hệ thống lí thuyết khoa học mới.
2B. Phương pháp phân loại hệ thống hoá lí thuyết
Các thao tác lôgíc, sắp xếp tài liệu khoa học theo từng mặt, từng đơn vị kiến thức cùng
có dấu hiệu bản chất.
* Ý nghĩa: + Giúp người NC thấy được toàn cảnh hệ thống kiến thức khoa học đã NC được
+ Dễ nhận biết, dễ sử dụng theo mục đích nghiên cứu
+ Hệ thống hoá kiến thức theo mục đích nghiên cứu.
2C. Phương pháp mô hình hoá
Các thao tác xây dựng hệ thống giả định về đối tượng NC, quá trình giáo dục được tái
hiện thông qua hệ thống mô hình thay thế nguyên bản.
2D. Phương pháp giả thuyết
Các thao tác xây dựng các giả thuyết, dự đoán về bản chất sự kiện và dẫn dắt quá trình
NC tìm kiếm cách lập luận, tổ chức thực nghiệm để chứng minh/ hoặc bác bỏ giả thuyết, từ
đó giúp tìm thấy cái thích hợp cho lí thuyết và thực tế.
B.PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG trong NC lý thuyết
Phân tích định lượng (Phân tích hình thức hóa): tìm dấu hiệu,
phạm trù để “đo” những đặc điểm, những thuộc tính của tài liệu
phản ánh khía cạnh chủ yếu của nội dung
Thay vì đưa ra các phân tích định đính (các nhận định, suy
luận), hoặc bên cạnh các nhận định, suy luận đ ịnh đính ,
người NC đưa ra các số liệu đã công bố, hoặc số liệu thống kê,
khảo sát, từ đó phân tích, lập luận để phản ánh vấn đ ề, đ ưa ra
nhận định, đề xuất
Ví dụ
Tính tất yếu của đổi mới PPDH ở các trường THPT hiện nay...
Định tính: Xu thế thế giới, Yêu cầu của CNH, HĐH, nhu cầu GDVN,...
Định lượng: Trong 20 năm gần đây có 12 nước thực hiện CCGD, 11/12
cuộc CCGD này đều coi đổi mới PPDH là then chốt,... Theo số liệu thống
kê [12, tr.45], có đến n % GV THPT chỉ biết PPDH thuyết trình,...

Khó xác định


Khách quan, tính chính Tài liệu đồ sộ, thiếu
nội dung, cách thức có
xác, độ tin cậy cao hệ thống
thể đo lường 125
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
NỘI DUNG
1. Khái niệm
2. Mục đích của tổng quan tài liệu
3. Cách tìm tài liệu
4. Quy trình viết tổng quan tài liệu
5. Cách viết tổng quan tài liệu
6. Trích dẫn tài liệu
Tổng quan tài liệu là gì?

Là việc trình bày hiện trạng của vấn đề được


nghiên cứu, những kết quả nghiên cứu đã đạt
được, tạo nên bức tranh toàn cảnh về chủ đề/
đề tài muốn nghiên cứu.
Trong đó nêu:
◦ Những phát hiện, kết quả nghiên cứu đã có
◦ Những mâu thuẫn còn đang tranh luận
◦ Những khoảng trống trong vấn đề nghiên cứu
Tổng quan tài liệu là gì?

Không nhất thiết phải tổng quan tất cả,


nhưng cần được cập nhật và bao gồm
những nghiên cứu quan trọng.
Mục đích của tổng quan tài liệu

1. Đánh giá hiện trạng vấn đề đã được nghiên cứu đến


đâu, có những kết quả gì?
2. Đã được thực hiện bằng những phương pháp nào?
3. Giữa các kết quả của các tác giả khác nhau có mâu
thuẫn gì không?
4. Chỉ ra khoảng trống cần nghiên cứu
Mục đích của tổng quan tài liệu

Cung cấp cho độc giả những hiểu biết (có tính hàn
lâm, khoa học) về vấn đề nghiên cứu và những động
cơ của NC của tác giả.
◦ Đối với tác giả, giúp tác giả hiểu biết về vấn đề mình
nghiên cứu và đưa ra hướng thực hiện cho NC của
mình.
◦ Đối với những nhà chuyên môn, chúng là những báo
cáo hữu ích, giúp họ cập nhật những kiến thức về
vấn đề NC.
◦ Đối với học giả, việc lược khảo sâu và rộng gây ấn
tượng về sự tin cậy đối với tác giả.
Tìm tài Tài liệu đó là…
liệu từ
-Sách
những -Luận văn, luận án, khóa luận
-Tạp chí khoa học, bài báo
nguồn tin
khoa học
cậy! -Kỷ yếu hội thảo
-Các tài liệu liên quan (bộ
luật, chính sách, số liệu
thống kê, v.v.)
NGUỒN TÌM TÀI LIỆU

INTERNET
THƯ VIỆN, -Sách
NHÀ SÁCH, -Luận văn, luận án, khóa
HỘI THẢO luận
-Tạp chí khoa học
-Kỷ yếu hội thảo
-Các tài liệu liên quan
NGUỒN TÌM TÀI LIỆU TRÊN
INTERNET
http://www.lic.vnu.edu.vn/
http://tapchi.vnu.edu.vn/tckh/
http://www.vjol.info/index.php/TLH
https://scholar.google.com.vn/
- Nên tìm từ khóa
- Thêm “filetype:pdf” sau từ khóa để tìm tài liệu bản PDF

https://scholar.google.com.vn/
https://scholar.google.com.vn/
Cách trích dẫn
https://books.google.com/
https://books.google.com/
https://www.researchgate.net
http://online.sagepub.com/
http://online.sagepub.com/

Tên tài khoản: thuviendaihocdalat


Mật khẩu: thuviendaihocdalat
Quy trình tổng quan tài liệu
SƠ ĐỒ TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

147
Về nội dung trình bày
Không phải liệt kê tên tác giả và tên đề tài, mà
phải chỉ ra kết quả nghiên cứu đã đạt được của
các tác giả đó.
Tất cả nội dung trình bày đều phải gắn với câu
hỏi nghiên cứu.
Về nội dung trình bày
Cần tổng hợp những kiến thức về một
vấn đề:
◦ Tổng hợp những điểm chung giữa kết quả
nghiên cứu của các tác giả về vấn đề đó
◦ Nêu những điểm khác biệt
◦ Nêu những khoảng trống và nhu cầu cần
nghiên cứu về vấn đề đó
Làm thế nào để chứng minh vấn đề mà chúng
ta lựa chọn nghiên cứu là một đề tài mới?
Cách luận giải về cái mới của vấn đề
nghiên cứu
Mới về câu hỏi nghiên cứu:
Nội dung nghiên cứu phản ánh qua câu hỏi
nghiên cứu. Tuy một đề tài cũ những
chứng minh được câu hỏi nghiên cứu là
mới thì đó cũng là một đề tài mới.
Cách luận giải về cái mới của vấn
đề nghiên cứu

Mới về cách tiếp cận:


Mỗi đề tài có cách tiếp cận khác nhau, dựa vào những
khung lý thuyết khác nhau.
Có thể chứng minh rằng cách tiếp cận là mới, dựa vào
khung lý thuyết khác với tác giả khác thì đó cũng là đề
tài mới
Cách luận giải về cái mới của vấn
đề nghiên cứu

Mới về phương pháp nghiên cứu:


Mỗi phương pháp nghiên cứu có điểm mạnh và điểm
yếu riêng, không có phương pháp nào là hoàn hảo
tuyệt đối.
Sử dụng phương pháp khác để nghiên cứu một vấn đề
cũ cũng có thể có những phát hiện mới.
Cách luận giải về cái mới của vấn
đề nghiên cứu

Khía cạnh mới của khách thể nghiên cứu mới


Khía cạnh mới của nghiên cứu trong khung thời gian
khác
Khía cạnh mới của nghiên cứu ở một địa bàn khác
Về cách sắp xếp tài liệu
Thông tin cần được sắp xếp theo trật tự logic
nhất định tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu và
câu hỏi nghiên cứu.
Về cách sắp xếp tài liệu
Thông tin thu thập được có thể nhóm lại và
trình bày theo:
1. Thời gian (lịch sử nghiên cứu vấn đề)
2. Tác giả
3. Nội dung nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu (bao gồm thiết
kế nghiên cứu, công cụ nghiên cứu, tiếp
cận đo lường, v.v.)
Cách trích dẫn
Trích dẫn trực tiếp: Trích dẫn gián tiếp:
Là trích dẫn nguyên văn một phần • Là sử dụng ý tưởng, kết quả, hoặc
câu, một câu, một đoạn văn, hình ý của một vấn đề để diễn tả lại
ảnh, sơ đồ, quy trình,… của bản gốc theo cách viết của mình nhưng
vào bài viết. phải đảm bảo đúng nội dung của
bản gốc.
Phải bảo đảm đúng chính xác từng
câu, từng chữ, từng dấu câu được • Đây là cách trích dẫn được khuyến
sử dụng trong bản gốc được trích khích sử dụng trong nghiên cứu
dẫn. khoa học.
“Phần trích dẫn được đặt trong • Cần cẩn trọng và chính xác
ngoặc kép”, [số tltk] đặt trong ngoặc để tránh diễn dịch sai, đảm bảo
vuông. trung thành với nội dung của bài
gốc.
Không nên dùng quá nhiều cách
trích dẫn này vì bài viết sẽ nặng nề
và đơn điệu.
CÁCH TRÍCH DẪN
Bắt nạt luôn là một vấn nạn trong trường học [1]. Thay vì việc bắt nạt chỉ
diễn ở trường, học sinh bắt đầu sử dụng công nghệ như máy tính và
điện thoại di động để bắt nạt lẫn nhau [2].

Tài liệu tham khảo:


[1]. Lee, M.; Zi-Pei, W.; Svanstrom, L.; Dalal, K. (2013), Cyber Bullying
prevention: intervention in Taiwan, Plos one, 8, 5, from:
www.plosone.org.
[2]. Beran, T.; Li, Q. (2007), The Relationship between Cyberbullying and
School Bullying, Journal of Student Wellbeing, 1, 2, 15-33.
CÁCH TRÍCH DẪN

Bắt nạt luôn là một vấn nạn trong trường học (Lee và cs., 2013). Thay vì
việc bắt nạt chỉ diễn ở trường, học sinh bắt đầu sử dụng công nghệ như
máy tính và điện thoại di động để bắt nạt lẫn nhau (Beran & Li, 2007).

Tài liệu tham khảo:


[1]. Lee, M.; Zi-Pei, W.; Svanstrom, L.; Dalal, K. (2013), Cyber Bullying
prevention: intervention in Taiwan, Plos one, 8, 5, from: www.plosone.org.

[2]. Beran, T.; Li, Q. (2007), The Relationship between Cyberbullying and
School Bullying, Journal of Student Wellbeing, 1, 2, 15-33.
CÁCH TRÌNH BÀY DANH MỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tham khảo: (theo quy định chung)
Thông thường được trình bày như sau (bằng tiếng Việt và ngoại
ngữ):
1. Tài liệu tiếng Việt (sách, tạp chí, luận văn thạc sĩ, luận án tiến
sĩ)
2. Tài liệu tiếng Anh
3. Các địa chỉ mạng internet.
Tài liệu tiếng Việt, theo thứ tự a, b, c của tên gọi của tác giả và
theo họ (nếu là sách nước ngoài dịch sang tiếng Việt)
Tài liệu bằng tiếng nước ngoài (Anh, Pháp, Nga…) theo thứ tự a,
b, c của họ của tác giả
CÁCH TRÌNH BÀY DANH MỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Cách trình bày từng loại tài liệu tham khảo:
Sách: Tác giả, năm XB, tên sách (in nghiêng), nhà XB.
Tạp chí: Tác giả, năm XB, tên bài báo (in nghiêng), tên tạp chí, số tạp
chí, trang.
Ký yếu: Tác giả, năm XB, tên bài báo (in nghiêng), Kỷ yếu KH, nơi in,
trang.
Báo: Tác giả, năm XB, tên bài báo (in nghiêng), tên báo, chuyên mục, số
ra ngày.
Internet: Tên tác giả, tên bài báo (in nghiêng), địa chỉ website, ngày truy
cập.
Lưu ý: Tất cả những tài liệu được trích dẫn trong đề tài phải được liệt kê
vào danh mục tham khảo.
VÍ DỤ: TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Nguyễn Đức Chính (2002), Đánh giá chất lượng trong giáo dục
đại học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

2. Trần Văn Công, Bahr Weiss, David Cole (2014), Xây dựng
thang đo nạn nhân bắt nạt cho trẻ em Việt Nam, Kỷ yếu hội
thảo khoa học toàn quốc, Sức khỏe tâm thần trong trường học,
NXB Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.

3. Nguyễn Thị Nga (2011), Tìm hiểu hiện tượng bị bắt nạt ở học
sinh phổ thông, Luận văn thạc sĩ ngành Tâm lí học, Trường Đại
học Khoa Học Xã Hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
VÍ DỤ: TÀI LIỆU TIẾNG NƯỚC NGOÀI

1. Lee, M.; Zi-Pei, W.; Svanstrom, L.; Dalal, K. (2013), Cyber


Bullying prevention: intervention in Taiwan, Plos one, 8, 5, from:
www.plosone.org.

2. Beran, T.; Li, Q. (2007), The Relationship between Cyberbullying


and School Bullying, Journal of Student Wellbeing, 1, 2, 15-33.
XÂY DỰNG
CƠ SỞ LÝ LUẬN
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

 Thế nào là cơ sở lý luận của đề tài ?


 Phươngpháp xây dựng cơ sở lý luận
hay khung lý thuyết cho đề tài.
XÂY DỰNG CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ
TÀI (Tiếp)
 Cơ sở lý luận, hay khung lý thuyết của đề tài
là những tri thức đã được hệ thống hoá thành
lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu.
 Xácđịnh được cơ sở lý luận hay khung lý
thuyết của đề tài là có được một bức tranh
toàn cảnh về luận cứ lý thuyết.
XÂY DỰNG CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ
TÀI (Tiếp)
 Muốn xây dựng được cơ sở lý luận hay khung
lý thuyết của đề tài trước hết phải nắm rõ
những khái niệm cơ bản mà đề tài phải sử
dụng và những phát triển của chúng ở các
nhà khoa học, các trường phái khoa học khác
nhau.
XÂY DỰNG CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ
TÀI (tiếp)
 Ví dụ đề tài “Nghiên cứu đặc điểm kinh tế thị trường
ở Việt Nam”, có những khái niệm cơ bản sau:
 Kinh tế (bao cấp, kế hoạch, tự do, …)
 Thị trường
 Kinh tế thị trường
 Kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa
 Xã hội Việt Nam
 V.v..
CẤU TRÚC CỦA CƠ SỞ LÝ LUẬN
THƯỜNG BAO GỒM:
1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1. trên thế giới
2. tại Việt Nam
2. Các khái niệm liên quan
1. Khái niệm A
2. Khái niệm B
3. …..
XÂY DỰNG CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI (tiếp)

Tóm lại:
 Cơ sở lý luận/khung lý thuyết bao gồm các khái niệm, phạm trù và các
quy luật có liên quan đến việc giải quyết vấn đề đặt ra trong đề tài.
 Ví dụ khung lý thuyết của một khoá luận cử nhân về xã hội học sau:
“Di động xã hội trong cộng đồng khoa học Việt Nam”. Khung lý thuyết
được trình bày dưới dạng một sơ đồ khối gồm các khái niệm và phạm
trù, tuy nhiên có thể tóm tắt như sau: “Kinh tế thị trường →Thay đổi
về giá trị →Di động xã hội trong cộng đồng khoa học và công nghệ
→Định hướng khoa học của cá nhân
XÂY DỰNG CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ
TÀI (tiếp)
Như vậy, xây dựng cơ sở lý luận hay khung lý thuyết của đề tài đòi hỏi:
 Xác định các khái niệm công cụ ngay trong vấn đề nghiên cứu, tên đề tài;
 Làm sáng tỏ những khái niệm đó thông qua những kết quả nghiên cứu trước
đây;
 Xác lập mối liên hệ với đề tài
Lưu ý: Cơ sở lý luận/khung lý thuyết được thực hiện với phương pháp nghiên
cứu lý luận
2. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA BẰNG
BẢNG HỎI
 Còngọi là phương pháp anket, phương pháp
bảng hỏi,…
 Mộtbảng hỏi, với nhiều dạng câu hỏi khác
nhau, nhằm hướng vào việc trả lời câu hỏi
hay giả thuyết nghiên cứu, được thiết kế và
phát cho khách thể nghiên cứu.
Các hình thức điều tra
bằng bảng hỏi

 Qua điện thoại


 Qua thư
 Qua internet
 Trực tiếp
2. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA BẰNG BẢNG HỎI
(tiếp)

Ưu điểm Hạn chế


Thu được nhiều thông tin ●
Yêu cầu về chọn mẫu đại
trong thời gian ngắn,
diện nghiêm ngặt
phạm vi rộng ●
Cần đầu tư nhiều thời

Có thể thu được ý kiến
gian để soạn thảo, thử
nhiều người tại cùng một
nghiệm, chỉnh sửa
thời điểm
3. PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT

 Quan sát trực tiếp hay thông qua hình ảnh


video ghi lại
 Sử dụng một bộ công cụ quan sát để mã hóa
các hành vi quan sát được
Lưu ý: Chỉ đến “nhìn” lớp học , trường học mà
không có công cụ quan sát, không có quy tắc
và lịch trình quan sát chi tiết thì không được
coi là phương pháp quan sát
3. PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT (tiếp)

Các loại quan sát


 Quan sát trực tiếp, gián tiếp, công khai, kín
đáo, có tham dự hay không tham dự của nhà
NC (do mối quan hệ của nhà nghiên cứu với
người “bị” quan sát, tính chất nghiên cứu)
 Quan sát liên tục, gián đoạn
 Quan sát mô tả, phân tích, khía cạnh/toàn
diện,…
3. PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT (tiếp)

Yêu cầu và các bước thực hiện:


 Xác định đối tượng, mục đích, nhiệm vụ quan
sát.
 Xây dựng công cụ quan sát.
 Quy trình tiến hành: kế hoạch QS trong suốt
quá trình NC và CT của từng buổi QS, xác định
mẫu QS (toàn bộ hay chọn lọc), ghi chép kết
quả QS thông qua công cụ đã chọn
 Xử lý, phân tích kết quả .
Để quan sát thành công…

Nên:
 Chỉ ghi chép những gì mình thấy
 Ghi rõ bối cảnh của hành vi
 Giữ thái độ khách quan và trung lập với
tình huống quan sát
Để quan sát thành công…

Không nên:
 Ghi
những gì không thấy (những điều phỏng
đoán về ý nghĩa, mục đích của hành vi,…)
 Theo đuổi nhiều mục tiêu cùng một lúc
 Quan sát trong một thời gian quá dài
Nguyên tắc:

1. Xác định rõ mục đích quan sát


2. Có mục tiêu quan sát rõ ràng, xác định rõ những hành vi cần quan
sát
3. Thiết kế bảng ghi chép và cách thức ghi chép thích hợp, dễ dàng
4. Chọn mẫu thời gian, địa điểm và tình huống quan sát thích hợp với
vấn đề nghiên cứu
3. PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT (tiếp)

Lưu ý:
 Tính
chủ quan của
người quan sát.
 Tínhkịch trong hoạt
động của đối tượng QS
(nếu là người)
3. PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT (tiếp)

Ưu điểm Hạn chế


Trực tiếp ●
Tốn kém
Đa dạng và linh hoạt
Tính chủ quan



Ghi chép thực tế

Kỹ thuật bổ sung cho

Tính kịch (hiệu
phương pháp khác ứng quan sát)
4. PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM
 Đượcsử dụng khi nhà nghiên cứu muốn áp
dụng phương pháp hay cách thức gì đó mới
cho một hoạt động nào đó, ví dụ áp dụng một
phương pháp giảng dạy mới và xem phương
pháp đó có hiệu quả như thế nào
5. PHƯƠNG PHÁP PHỎNG VẤN

 Là cuộc trò chuyện giữa


nhà nghiên cứu và khách
thể nghiên cứu, trong đó
nhà nghiên cứu sẽ đặt
câu hỏi để tìm hiểu thông
tin cần thiết cho nghiên
cứu.
Phân loại
Phỏng vấn Phỏng vấn
Phỏ. ng vấn
bán phi
cấu trúc
cấu trúc cấu trúc
NPV chuẩn bị bộ ●
Chuẩn bị một ý
NPV chuẩn bị bộ

câu hỏi cụ thể, tưởng chung về chủ


câu hỏi cụ thể,
đề nghiên cứu
xếp theo trình tự xếp theo trình tự ●
Quá trình phỏng

Khi phỏng vấn ●
Khi phỏng vấn đảm
vấn như cuộc thảo
không đổi nội bảo nội dung và có
luận, hội thoại,
dung hay cách thể thay đổi cách
câu hỏi tùy vào sự
hỏi hỏi, trình tự hỏi tương tác.
5. PHƯƠNG PHÁP PHỎNG VẤN

 Phương pháp phỏng vấn phổ biến là phỏng


vấn bán cấu trúc, dựa trên bảng hỏi bán cấu
trúc.
Tiến hành phỏng vấn

1. Giới thiệu mở đầu


2. Phỏng vấn
3. Kết thúc
Tiến hành phỏng vấn
1. Giới thiệu mở đầu
 Làm quen và tạo dựng mối quan hệ tin cậy
giữa người hỏi và người trả lời
 NPV giữ vai trò chủ động, giới thiệu và nói
rõ mục đích phỏng vấn, vai trò của người
được phỏng vấn
Tiến hành phỏng vấn

2. Phỏng vấn
 Đây là quá trình giao tiếp tích cực giữa người phỏng vấn và người được
phỏng vấn
 NPV cần có kỹ năng:
 Đặt câu hỏi
 Thu thập thông tin
 Điều chỉnh cuộc phỏng vấn đi đúng hướng
 Lôi kéo, khích lệ người trả lời
 Khai thác sâu những ý kiến mà người trả lời đưa ra
 Lắng nghe tích cực
Tiến hành phỏng vấn

3. Kết thúc
 Để lại ấn tượng tốt đẹp cho người trả
lời
 Nên dành thời gian để người được
phỏng vấn hỏi lại những vấn đề họ
quan tâm
Lưu ý
 Không quên ghi chép các thông tin cá nhân
của người được phỏng vấn (họ tên, giới tính,
cơ quan, địa chỉ, v.v.)
 Không nên tập trung quá vào ghi chép mà
quên người được phỏng vấn
Lưu ý
 Hỏi một cách tự nhiên, không nên đọc câu
hỏi một cách vô hồn
 Có thái độ ứng xử hợp lý (cách xưng hô,
giọng điệu, cách ăn mặc, v.v.)
 Luôn chuẩn bị tinh thần để xử lý mọi tình
huống có thể xảy ra trong cuộc phỏng vấn
5. PHƯƠNG PHÁP PHỎNG VẤN

Ưu điểm:
 Tái hiện được sự kiện xảy ra qua lời kể của nhân chứng
 Khách quan hóa thông tin, thông tin có độ hiệu lực và độ tin cậy cao
5. PHƯƠNG PHÁP PHỎNG VẤN

Ưu điểm:
 Phỏng vấn trực tiếp giúp NPV kết hợp giữa nội dung nói với ngôn ngữ
không lời của người được phỏng vấn (giọng nói, ngữ điệu, ngôn ngữ cơ
thể,…) do đó cung cấp thêm thông tin bên cạnh câu trả lời
 NPV có thể chủ động dừng hoặc tiếp tục phỏng vấn
5. PHƯƠNG PHÁP PHỎNG VẤN

Nhược điểm:
 Dễ mang tính chủ quan
 Đòi hỏi NPV phải có sự am hiểu vấn đề và có kỹ năng giao tiếp
tích cực
 Nếu dùng ghi âm chính xác hơn viết tay nhưng mất thời gian gỡ
bang, khó khăn với tiếng địa phương
6. PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ
TOÁN HỌC

 Là việc sử dụng các phép tính toán thống kê,


phần mềm thống kê để tìm hiểu và tóm tắt dữ
liệu định lượng thu được từ kết quả nghiên
cứu.
6. PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ
TOÁN HỌC
 Các phần mềm thống kê phổ biến hiện nay
là Excel, SPSS và R.
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP KHÁC
(trong nghiên cứu khoa học giáo dục)

1. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục

2. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt


động giáo dục 

3. Phương pháp chuyên gia


Phương pháp tổng kết
kinh nghiệm giáo dục

Phân tích và tổng kết kinh nghiệm


giáo dục của cá nhân hay tập thể sư
phạm trong quá khứ, với những
thành tựu và cả những thất bại.
Phương pháp tổng kết
kinh nghiệm giáo dục

Phương pháp này gồm một số bước sau:


Mô tả Tổng
lại quá kết
trình
Tái hiện kinh
hình
thành, nghiệ
phát m giáo
triển dục
Phương pháp tổng kết
kinh nghiệm giáo dục
Phân tích, tìm ra những quy luật phát triển của
các sự kiện, kinh nghiệm giáo dục.

=> Từ đó, khái quát bài học kinh nghiệm, để tổ


chức nhân rộng, hoặc vào các đối tượng có
điều kiện tương tự.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
SẢN PHẨM HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

Nghiên cứu sản phẩm hoạt động của giáo viên và học
sinh để phát hiện trình độ nhận thức, phương pháp và
chất lượng hoạt động của họ nhằm tìm giải pháp nâng
cao chất lượng quá trình giáo dục.
Phương pháp chuyên gia
(trong nghiên cứu khoa học giáo dục)

Là phương pháp sử dụng trí tuệ của đội ngũ chuyên


gia giáo dục có trình độ cao, để đánh giá một công
trình khoa học giáo dục, để phân tích tìm ra bản chất
một sự kiện giáo dục hay để tìm ra những giải pháp
tối ưu cho sự kiện giáo dục nào đó.
Phương pháp chuyên gia
(trong nghiên cứu khoa học giáo dục)

Phỏng vấn xin ý kiến các chuyên gia về vấn đề


nghiên cứu.

Hội thảo (semina khoa học) mời nhiều chuyên gia


đến để cùng trao đổi, phát biểu các quan điểm, ý
kiến khác nhau về một vấn đề nghiên cứu.
Bài kiểm tra cá nhân:

Mô tả phương pháp mà bạn sẽ sử dụng khi triển khai đề tài


nghiên cứu?
XÂY DỰNG
CÔNG CỤ NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu và
Công cụ nghiên cứu
 Mỗiphương pháp nghiên cứu lại có những
công cụ nghiên cứu tương ứng để triển khai
phương pháp
 Côngcụ nghiên cứu có thể là sẵn có hoặc
được xây dựng mới
Công cụ nghiên cứu
 Sau khi xác định được mục đích, nhiệm vụ,
câu hỏi, giả thuyết, khách thể, đối tượng,
phương pháp nghiên cứu (nghĩa là xong đề
cương), nhà nghiên cứu có thể bắt đầu xây
dựng công cụ đo lường (đo đạc) để thu thập
dữ liệu.
 Côngcụ nghiên cứu được xác định bởi
phương pháp nghiên cứu được sử dụng, và
nhiệm vụ-câu hỏi-giả thuyết-khách thể-đối
tượng nghiên cứu.
Cách xây dựng công cụ nghiên cứu
 Có2 cách thức chính nhưng luôn kết hợp và
đồng hành với nhau:
(1) Tìm các công cụ đo đạc từ các nghiên cứu
trước, có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Nên
tìm ít nhất 3 công cụ và điều chỉnh, thích nghi
cho phù hợp với nghiên cứu của mình.
(2) Xây dựng và làm rõ khái niệm và cấu trúc của
đối tượng nghiên cứu (xây dựng khái niệm công
cụ) và tất cả các biến liên quan đến đối tượng
nghiên cứu. Vd: cần làm rõ khái niệm và cấu
trúc của “nhận thức” và thiết kế công cụ
nghiên cứu từ cấu trúc này
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA
BẰNG BẢNG HỎI
CÁCH THỨC XÂY DỰNG CÔNG CỤ
NGHIÊN CỨU CHO PHƯƠNG PHÁP
BẢNG HỎI / XÂY DỰNG PHIẾU HỎI
Lưu ý
 BẢNG HỎI khác THANG ĐO
 Bảnghỏi (Questionnaire / Survey) thường rộng
hơn thang đo, trong bảng hỏi có thể có nhiều
thang đo
 Thang đo (Mesure / Scale) là một nhóm các
câu/mục (item) hướng về một cấu trúc/nội dung
nào đó, ví dụ thang đo về hứng thú, thang đo
stress, thang đo lo âu...
Ví dụ về bảng hỏi
PHIẾU HỎI THÔNG TIN
 Chào các bạn!
Để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, chúng tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp của các bạn,
bằng cách trả lời chân thực nhất những câu hỏi sau đây. Các câu trả lời sẽ chỉ được phục vụ cho mục đích
nghiên cứu. Xin cảm ơn các bạn!
 
Xin hãy cho biết một vài thông tin cá nhân:
1. Cơ quan công tác:……………………….………………………
2. Năm sinh:………. Giới tính:  Nam  Nữ
3. Hoàn cảnh gia đình:  Chưa kết hôn  Đã lập gia đình
 Bố/mẹ đơn thân  Góa phụ  Ly thân/ly hôn
4. Bạn đánh giá về tầm quan trọng của môn Phương pháp nghiên cứu khoa học?
 Rất quan trọng  Quan trọng  Ít quan trọng
 Không quan trọng  Hoàn toàn vô nghĩa
5. Bạn hãy lựa chọn một phương án phù hợp nhất với mình?
 Đây là môn khó, học vất vả hơn các môn khác
 Môn này có độ khó và học cũng như các môn khác
 Môn này dễ và học nhàn hơn các môn khác
Ví dụ về thang đo

Bảng hỏi A. Những câu sau đây hỏi về những suy nghĩ, cảm xúc hoặc hành động
của em trong thời gian gần đây. Đối với mỗi câu, em hãy khoanh tròn con số
tương ứng thể hiện tình trạng đúng nhất về em.

 
Rất
Không Hiếm Thường
thường
bao giờ khi xuyên
xuyên
đúng đúng đúng
đúng với
với em với em với em
em

1. Em cảm thấy căng thẳng hoặc bồn chồn. 0 1 2 3


2. Em thường xuyên hỏi xin sự cho phép. 0 1 2 3
3. Em lo lắng về việc bị các bạn khác cười chê. 0 1 2 3
4. Em lo sợ khi bố mẹ đi xa. 0 1 2 3
5. Em luôn cảnh giác đề phòng nguy hiểm. 0 1 2 3
6. Em gặp khó khăn trong việc hít thở. 0 1 2 3
7. Việc đi cắm trại/tham quan làm em sợ. 0 1 2 3
Thang đo kiểu Likert
 Thang đo Likert bao gồm 2 phần:
 phần nêu nội dung câu phát biểu
 phần câu trả lời
Thang đo kiểu Likert

 Phần nêu nội dung câu phát biểu:


Quy tắc để viết các mục (item) tốt:
1. Mỗi mục chỉ hỏi một câu hỏi hoặc một mệnh đề
2. Sử dụng các mục diễn đạt theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực.
3. Tránh dùng thuật ngữ gây sốc về mặt cảm xúc hoặc gây cho khách th ể
sự lo lắng trả lời không đúng
4. Viết bằng ngôn từ phổ thông, không mang tính hàn lâm, không ch ứa
các thuật ngữ chuyên môn
5. Xem xét mức độ đọc hiểu của người trả lời, các mục nên ngắn gọn và
ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu.
Thang đo kiểu Likert
 Thang đo (scale) thường sử dụng thang Likert cho các phương án trả
lời, ví dụ:

Không bao giờ – Hiếm khi – Đôi khi – Thường xuyên –


Khá thường xuyên
0-1-2-3-4
Rất không đồng ý – Không đồng ý - Đồng ý một chút
– Đồng ý – Hoàn toàn đồng ý
1-2-3-4-5
Ví dụ
Thang đo Likert 4 điểm: 1 mục trong 10 mục
 Ví dụ 1:

của thang đo lòng tự trọng Rosenberg


(Rosenberg Self-Esteem Scale - RSE) của
Rosenberg (1965):

Tôi cảm thấy rằng tôi có một số phẩm chất tốt.


RĐY ĐY KĐY RKĐY
(Trong đó, RĐY: rất không đồng ý; ĐY: đồng ý; KĐY:
Không đồng ý; RKĐY: rất không đồng ý).
Ví dụ
Thang đo Likert 5 điểm: 1 mục trong 19 mục
 Ví dụ 1:

của thang đánh giá lo âu dùng máy tính


(Computer Anxiety Rating Scale – CARS) của
Heinssen, Glass, Knight (1987)

Tôi tự tin rằng tôi có thể học các kỹ năng máy tính.
Rất không đồng ý Rất đồng ý
1 2 3 4 5
Ví dụ
Thang đo Likert 7 điểm: 1 mục trong 5 mục của
 Ví dụ 1:

thang đo sự hài lòng với cuộc sống (Satisfaction With


Life Scale - SWLS) của Diener, Emmons, Larsen,
Griffin (1985)
Thang đo kiểu Likert

5 bước chính để xây dựng một thang đo Likert


Cấu trúc bảng hỏi
1. Tiêu đề bảng hỏi (ví dụ PHIẾU HỎI THÔNG TIN; PHIẾU ĐIỀU TRA;
PHIẾU HỎI Ý KIẾN; BẢNG HỎI THÔNG TIN…)
2. Giới thiệu về bảng hỏi:
1. Mục đích
2. Tính bảo mật của câu trả lời/bảo vệ quyền lợi của người trả lời
3. Các câu hỏi
1. Các câu về thông tin cá nhân (thông tin nhân khẩu học)
2. Các câu hỏi chính
Các loại câu hỏi
 Câu hỏi đóng, ví dụ:
Bạn là:  Nam  Nữ

 Câu hỏi mở, ví dụ:


Cơ quan làm việc:…………………
Câu hỏi đóng

Nhược
Ưu điểm điểm
Hạn chế phạm vi trả
Dễ trả lời


lời

Dễ xử lý các ●
Khó xây dựng các
phương án trả lời bao
câu trả lời trùm toàn bộ thực tế
Câu hỏi mở

Nhược
Ưu điểm điểm

Thông tin thu được phong ●
Tốn nhiều thời
phú, thực tế

Cho phép xuất hiện những gian cho người hỏi
câu trả lời bất thường và người trả lời
Thăm dò lĩnh vực mới mà
Tốn thời gian khi


nhà nghiên cứu có kiến
thức hạn chế xử lý thông tin
Thứ tự sắp xếp câu hỏi

 Các câu hỏi được sắp xếp theo trình tự logic


từ chung đến riêng, từ đơn giản đến phức
tạp, từ dễ đến khó
 Câu hỏi có nội dung liên quan xếp gần nhau
Độ dài của bảng hỏi

 Độdài của bảng hỏi được tính theo lượng thời


gian cần thiết để hoàn thành bảng hỏi.
 Tốt
nhất nên hỏi trong khoảng từ 45 đến 60
phút, giới hạn là 1,5 giờ
 Không được hỏi quá 2 giờ
Hình thức trình bày bảng
hỏi

 Đảm bảo sự nhận diện dễ dàng các nội dung


cốt yếu của câu hỏi, các phần của bảng hỏi
(bằng cách in đậm, nghiêng, gạch chân,…)
 Đánh số đầy đủ, liên tục giữa các câu
 Tạokhoảng trống cần thiết để phân biệt giữa
các phần, để chỗ đủ ghi chép cho câu hỏi mở
Hình thức trình bày
bảng hỏi
 Cácchỉ dẫn cần phân biệt rõ ràng với câu hỏi
phải đọc (thường sử dụng chữ nghiêng, các
chú ý có thể dùng chữ nghiêng đậm)
 Để nhập dữ liệu dễ dàng, các ô để người trả
lời điền vào cần theo một quy tắc thống nhất
(ở một vị trí nhất định: thẳng hàng, cột trái/
phải)
Thử nghiệm bảng hỏi

 Mục đích: đánh giá sự phù hợp của bảng hỏi


với đối tượng điều tra về:
 Cách diễn đạt từ ngữ
 Nội dung trình bày
 Cách trình bày
 Các chỉ dẫn
 Độ dài của bảng hỏi
 Đánh giá độ tin cậy và độ hiệu lực của các thang đo sử dụng trong bảng hỏi
Thử nghiệm và chỉnh sửa
bảng hỏi

 Các câu hỏi cần trả lời khi hỏi thử:


1. Người trả lời có hiểu câu hỏi theo đúng mục
đích của nhà nghiên cứu?
2. Nội dung có phù hợp với thực tế địa phương,
với đối tượng hỏi không? Có gì cần sửa,
thêm, bớt?
Thử nghiệm và chỉnh sửa
bảng hỏi

 Các câu hỏi cần trả lời khi hỏi thử:


3. Những bất cập của công cụ: sắp xếp bảng
hỏi, lời văn, độ dài của bảng hỏi, các phương
án trả lời có phù hợp không?
4. Những bất ổn đối với người trả lời, những
khó khăn với điều tra viên để thu được câu trả
lời tin cậy
Thử nghiệm và chỉnh sửa
bảng hỏi
 Các câu hỏi cần trả lời khi hỏi thử:
5. Những yếu tố không được biết trước khi
soạn bảng hỏi?
Lưu ý
 Cần xác định rõ bảng hỏi/ thang dùng cho
ai. Với mỗi đối tượng sử dụng, cần có cách sử
dụng ngôn từ, tình huống khác nhau để thể
hiện nội dung đo.
 Vấn đề cần quan tâm nhất khi xây dựng bảng
hỏi, thang đo: trình độ học vấn và lứa tuổi
của người trả lời.
Bảng hỏi, thang đo

 http://www.midss.i
e/
PHƯƠNG PHÁP
QUAN SÁT
CÁCH THỨC XÂY DỰNG CÔNG CỤ NGHIÊN CỨU
CHO PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT
Bảng quan sát
Họ và tên học sinh:…………..
Ngày quan sát:……………….
Môn học:………………………

Thời Nói chuyện Làm việc riêng Dùng điện Ngủ


gian thoại
0:30
1:00
1:30
2:00
2:30
3:00
3:30
4:00
4:30
5:00
PHƯƠNG PHÁP
PHỎNG VẤN
CÁCH THỨC XÂY DỰNG CÔNG CỤ NGHIÊN CỨU CHO
PHƯƠNG PHÁP PHỎNG VẤN
Phỏng vấn

 Trongđa số trường hợp sẽ dùng phỏng


vấn bán cấu trúc
 Sửdụng các câu hỏi mở xoay quanh chủ
đề/đối tượng nghiên cứu
CÁC DẠNG CÂU HỎI
PHỎNG VẤN
1. Câu hỏi giới 1. Câu hỏi trực
thiệu tiếp
2. Câu hỏi làm rõ 2. Câu hỏi gián
3. Câu hỏi thăm tiếp
dò 3. Câu hỏi cấu
4. Câu hỏi cụ thể trúc
hóa 4. Câu hỏi diễn
giải
CÁC DẠNG CÂU HỎI PHỎNG
VẤN

1 Câu hỏi giới thiệu


Là loại câu hỏi giới thiệu vấn đề để người

được phỏng vấn chú trọng vào thông tin


2 Câu hỏi làm rõ

Câu hỏi đề nghị người được phỏng vấn làm rõ hơn
về những điều họ nói trước đó
CÁC DẠNG CÂU HỎI PHỎNG
VẤN

3 Câu hỏi thăm dò


Là loại câu hỏi dùng để thăm dò về

nội dung
4 Câu hỏi cụ thể hóa

Câu hỏi dùng để hỏi cụ thể thông tin
CÁC DẠNG CÂU HỎI PHỎNG
VẤN

5 Câu hỏi trực tiếp


Hỏi trực tiếp vào vấn đê, thường hỏi

khi gần kết thúc phỏng vấn


6 Câu hỏi gián tiếp

Hỏi gián tiếp thông qua quan điểm, suy nghĩ, thái
độ của người khác
CÁC DẠNG CÂU HỎI PHỎNG
VẤN

7 Câu hỏi cấu trúc


Là dạng câu hỏi nhằm chuyển sang

một nội dung khác


8 Câu hỏi diễn giải

Diễn giải làm rõ tình huống, hành động
Câu hỏi phỏng vấn tốt là…

 Câu hỏi thật đơn giản, không phức tạp, không dài, nêu các vấn đề
đơn giản
 Câu hỏi rõ ràng, chính xác, 1 lần hỏi chỉ đặt 1 câu hỏi
Câu hỏi phỏng vấn tốt là…

 Câu hỏi không đa nghĩa


 Không hỏi những điều vượt quá hiểu biết của người trả lời
 Câu hỏi mang tính trung lập, khách quan, không gợi ý
Ví dụ về phỏng vấn bán cấu trúc
Thực trạng giáo dục hòa nhập:
1 – Trong lớp của thầy/cô có những trẻ nào có biểu hiện lạ,
khác biệt với những trẻ khác, gặp khó khăn trong giao tiếp, sinh
hoạt, học tập, hành vi?
2 – Anh/chị cảm thấy thế nào khi nhìn những trẻ đó? Cảm xúc
của anh/chị là gì?
3 – Anh/chị nghĩ gì về những trẻ đó? Khả năng học tập, nhận
thức, khả năng hòa nhập, khả năng giao tiếp, có an toàn cho
những trẻ em khác học cùng…?
4 – Những trẻ em đó đang được dạy theo cách như thế nào?
5 – Có bất cứ sự hỗ trợ nào từ phía nhà trường, giáo viên cho
những em này không?
6 – Chính sách của nhà trường, nhà nước dành cho các em này
như thế nào?
KỸ THUẬT TRIỂN KHAI
NGHIÊN CỨU

ĐIỀU TRA, PHỎNG VẤN


 Xác định khách thể hay chọn mẫu điều tra;
 Xác định mục đích, nhiệm vụ điều tra – phỏng vấn;
 Xây dựng công cụ điều tra – phỏng vấn;
 Quy trình tiến hành điều tra – phỏng vấn;
 Xử lý, phân tích kết quả.
CHỌN MẪU ĐIỀU TRA

Khái niệm “Tổng thể thống kê” và “Mẫu”


 “Tổng thể thống kê” (theo nghĩa thông thường) là tập hợp rất đông
đảo đối tượng (người hoặc sự vật, hiện tượng) tồn tại trong một không
gian địa lý nhất định vào một thời điểm nhất định
 “Mẫu” là một phần, một tập hợp con của “dân số” đó, là đối tượng
khảo sát được chọn từ khách thể. Nói cách khác, chọn mẫu là lấy ra
một số hữu hạn các phần tử trong một dân số nào đó liên quan đến đề
tài nghiên cứu.
CHỌN MẪU ĐIỀU TRA (tiếp)

Vì sao phải chọn mẫu trong nghiên cứu ?


 Do hầu như khi tiến hành khảo sát người nghiên cứu không thể tiếp cận
được với tất cả dân số quá đông.
 Thông thường người ta hay đánh giá hoặc nhận xét các sự vật, hiện
tượng và con người thông qua một số hữu hạn các dấu hiệu biểu hiện,
tính chất dựa vào một số trường hợp tiếp xúc hay quan sát được.
CHỌN MẪU ĐIỀU TRA (tiếp)

Ví dụ những trường hợp phải chọn mẫu:


 Chọn địa điểm khảo sát trong hành trình điều tra tài nguyên;
 Chọn các nhóm xã hội để điều tra dư luận xã hội;
 Chọn mẫu vật liệu để khảo nghiệm tính cơ, lý, hoá trong nghiên cứu
vật liệu;
 Chọn một số mẫu bài toán để nghiên cứu phương pháp giải;
 V.v…
CHỌN MẪU ĐIỀU TRA (tiếp)

Lưu ý:
 Việc chọn mẫu có ảnh hưởng quyết định tới độ tin cậy của kết quả
nghiên cứu, do vậy chọn mẫu phải đảm bảo tính khoa học, tính đại
diện. Tránh chọn mẫu theo cảm tính, định hướng chủ quan của nhà
nghiên cứu.
CHỌN MẪU ĐIỀU TRA (tiếp)

Một số phương pháp chọ mẫu:


 Rút thăm;
 Số ngẫu nhiên;
 Hệ thống.
CHỌN MẪU ĐIỀU TRA (tiếp)

 Chọn mẫu bằng cách rút thăm: Là cách chọn mẫu đơn giản. Có thể
thực hiện như sau:
Cắt giấy làm 15 mảnh nhỏ, viết tên học sinh lên 15 mẫu giấy, vo tròn các
mảnh giấy đó và cho vào một cái hộp, lắc đều chiếc hộp và lấy ra 5 viên giấy.
Những học sinh có tên trong 5 mảnh giấy đó coi như được chọn để làm mẫu
nghiên cứu.
CHỌN MẪU ĐIỀU TRA (tiếp)
 Chọn mẫu dựa vào các số ngẫu nhiên:
 Lập danh sách học sinh (một hay nhiều trường) không cần theo thứ tự
chữ cái. Mã hoá tên học sinh thành một con số bằng cách đánh số thứ
tự từ đầu danh sách đến cuối danh sách.
 Sử dụng các số trong bảng số ngẫu nhiên (kèm theo sách thống kê)
hoặc các số ngẫu nhiên trong máy tính bỏ túi,…. Liệt kê ra danh sách
số ngẫu nhiên chọn từ các công cụ trên sau khi đã loại bỏ các số nằm
ngoài phạm vi những số đã được mã hoá.
 Lấy ra các tên học sinh trong danh sách có số thứ tự trùng với những
số ngẫu nhiên đã liệt kê.
CHỌN MẪU ĐIỀU TRA (tiếp)

 Chọn mẫu theo số ngẫu nhiên phân tầng:


 Đối tượng nghiên cứu gồm nhiều tập hợp không đồng nhất về thuộc
tính cần nghiên cứu. Cần phải chia đối tượng thành nhiều lớp, mỗi lớp
có những đặc trưng đồng nhất. Từ mỗi lớp đó người nghiên cứu có thể
thực hiện kỹ thuật lấy mẫu ngẫu nhiên
 (VD: Nam/Nữ/Thành thị/Nông thôn/Lớp tuổi…)
CHỌN MẪU ĐIỀU TRA (tiếp)
Chọn mẫu theo hệ thống:
 Giả sử dân số là 8 lớp của khối 12 một trường THPT (khoảng 300 học
sinh). Người nghiên cứu cần chọn ra 30 học sinh làm mẫu nghiên cứu.
Thực hiện các bước sau:
 Lập danh sách các phần tử trong dân số (học sinh) cần chọn mẫu theo
thứ tự chữ cái (hay theo một thứ tự nào đó định trước);
 Xác định tỉ số chọn mẫu: 30/300=1/10;
 Hãy chọn một vị trí nào đó trong danh sách (vị trí 1 đối với trường hợp
này), kế tiếp cứ 10 người thì chọn 1, tiếp tục cho đến khi hết danh
sách;
 Những người được chọn ra tạo thành mẫu nghiên cứu.
CHỌN MẪU ĐIỀU TRA (tiếp)
 Chọn mẫu theo hệ thống phân tầng:
 Đối tượng nghiên cứu gồm nhiều tập hợp không đồng nhất về thuộc
tính cần nghiên cứu. Lấy mẫu được thực hiện trên cơ sở phân chia đối
tượng thành nhiều lớp, mỗi lớp có những đặc trưng đồng nhất. Đối với
mỗi lớp, người nghiên cứu thực hiện theo kỹ thuật lấy mẫu hệ thống.

(VD: Nam/Nữ/Thành thị/Nông thôn/Lớp tuổi…)


TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU

THỰC NGHIỆM
Yêu cầu và các bước thực hiện:
 Xác định đối tượng, mục đích, nhiệm vụ thực
nghiệm
 Xây dựng công cụ thực nghiệm
 Quy trình tiến hành thực nghiệm
 Xử lý, phân tích kết quả
TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU
(tiếp)
Ý nghĩa của thực nghiệm:
 Là kỹ thuật thu thập thông tin đặc biệt quan
trọng trong nghiên cứu thực tiễn, trong đó
nhà khoa học chủ động tác động vào đối
tượng để hướng dẫn sự phát triển của chúng
theo mục tiêu dự kiến của mình.
 Một số bộ môn được gọi là khoa học thực
nghiệm. Tuy nhiên kỹ thuật thực nghiệm
ngày nay được áp dụng rộng rãi cả trong
khoa học xã hội, nhân văn.
TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU
(tiếp)
Phân loại thực nghiệm theo địa điểm:
 Trong phòng thí nghiệm: các điều kiện hạn chế, tham số hạn chế.
 Trên hiện trường: điều kiện thực, đa dạng, khó khăn về khả năng khống
chế các tham số và các điều kiện.
 Trong một cộng đồng xã hội: trong điều kiện sống của cộng đồng, thay
đổi các điều kiện sinh hoạt bằng cách tác động vào đó những yếu tố
cần được kiểm chứng trong nghiên cứu (áp dụng chủ yếu trong khoa
học xã hội, giáo dục…)
TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU (tiếp)

Phân loại thực nghiệm theo mục đích:


 Thăm dò: phát hiện bản chất của sự vật/hiện tượng
 Kiểm tra: kiểm chứng các giả thuyết
 Song hành: trên các đối tượng khác nhau trong các điều kiện khống
chế giống nhau
 Đối nghịch: trên hai đối tượng giống nhau với các điều kiện ngược
nhau.
 So sánh trên hai đối tượng khác/giống nhau trong đó một trong hai là
đối chứng nhằm tìm sự khác biệt về nội dung, phương pháp tác động
TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU (Tiếp)

TỔNG KẾT KINH NGHIỆM


• Phát hiện và phân tích các sự kiện, hiện tượng
điển hình.
• Tham quan, gặp gỡ, trao đổi với đối tượng
nghiên cứu.
• Mô hình hoá sự kiện.
• Tổng kết kinh nghiệm, ứng dụng vào thực tiễn.
TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU
(tiếp)
TRẮC NGHIỆM
 Hay còn gọi là bán thực nghiệm dùng để đánh giá chất
lượng của đối tượng khảo sát, là phương pháp đo lường
khách quan các phản ứng của sự vật, biểu hiện tâm lý,
mức độ nhận thức của một hoặc một nhóm người.
 Công cụ sử dụng có thể là ngôn ngữ (bảng hỏi) hay phi
ngôn ngữ (thử nghiệm đánh bóng vật liệu, độ bền cơ học
của vật liệu, …
XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU
Xử lý và phân tích kết quả nghiên cứu
◦ Thông tin định tính
◦ Thông tin định lượng
LƯU Ý KHI ĐI THU THẬP DỮ LIỆU

1. Xin phép người đứng đầu tổ chức (nếu cần


thiết)
2. Nếu có thể, có quà / tiền cảm ơn người trả
lời (đưa theo tập thể hoặc theo cá nhân)
3. Giới thiệu qua cho khách thể mục đích
nghiên cứu, tính bảo mật, sau đó cảm ơn họ
LƯU Ý TRƯỚC KHI NHẬP DỮ LIỆU

Kiểm tra phiếu, kiểm câu trả lời, xem có


nghiêm túc không
Đánh mã phiếu
Gán các con số cho phương án trả lời trước
khi nhập dữ liệu.
◦ Ví dụ: 1 = Nam; 2 = Nữ; 0 = Không bao giờ; 1 = Thỉnh
thoảng; 2= Thường xuyên…
LƯU Ý KHI NHẬP DỮ LIỆU
Nếu không thể nhập độc lập 2 lần (rồi sau
đó kiểm tra), nên kiểm tra lại số liệu ít nhất
20%
Nếu có dữ liệu trống: vẫn dùng phiếu đó
nhưng bỏ trống dữ liệu trống
Nhập dữ liệu: có thể bằng Excel hoặc
SPSS, sau đó nên xử lý bằng SPSS cho
dễ
Trình bày kết quả
nghiên cứu
1. Con số rời rạc
2. Bảng số liệu
3. Biểu đồ
Trình bày kết quả
nghiên cứu
1. Con số rời rạc
Mô tả định lượng các sự kiến bằng những con số rời
rạc, sử dụng trong trường hợp số liệu thuộc các sự
vật riêng lẻ, không mang tính hệ thống, không theo
chuỗi thời gian
Ví dụ

Trong tổng số 100 học sinh, có 5 em (chiếm


5%) thường xuyên bị sao nhãng, mất tập
trung trong giờ học.
Trình bày kết quả
nghiên cứu
2. Bảng số liệu
Sử dụng khi số liệu mang tính hệ thống, thể
hiện một cấu trúc hoặc một xu thế
Ví dụ
Bảng 1 – Tỷ lệ sử dụng các trang mạng xã hội năm 2010 (%)

Facebook MySpace Twitter Google +

1 Cá nhân 66,6 10,4 12,4 11,1

2 Tổ chức 60,8 12,1 20,2 6.9


Trình bày kết quả
nghiên cứu
3. Biểu đồ
Sử dụng đối với số liệu so sánh, để cung cấp
cho người đọc một hình ảnh trực quan về
tương quan giữa hai hay nhiều sự vật cần so
sánh
Ví dụ
Biểu đồ 1 - Tỷ lệ phần trăm (%) học sinh bị đặt và gọi
bằng biệt danh xấu trong các bình luận trên mạng
Ví dụ
Biểu đồ 2 – Tỷ lệ học sinh giỏi của trường A , B và C năm 2010
(%)
90%

80%
80%
70%
70%
60%

50% 55%
40% 45%
30%
30%
20%
20%
10%

0%
A B C

Học kỳ 1 Học kỳ 2
CẤU TRÚC BÁO CÁO
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
NỘI DUNG BÁO CÁO
Nội dung và hình thức báo cáo :
Báo cáo khoa học
Bài báo khoa học
Khoá luận tốt nghiệp
BỐ CỤC BẢN THẢO CÔNG TRÌNH

BÌA CHÍNH CHƯƠNG 1


BÌA PHỤ CHƯƠNG 2
LỜI CẢM ƠN CHƯƠNG 3
MỤC LỤC KẾT LUẬN VÀ
DANH MỤC KÍ HIỆU KHUYẾN NGHỊ
VÀ VIẾT TẮT TÀI LIỆU TAM KHẢO
MỞ ĐẦU PHỤ LỤC
BÌA CHÍNH
 Theo quy định chung, thường bao gồm:
 Tên trường, khoa nơi quản lý đào tạo
trực tiếp
 Tên tác giả
 Tên đề tài (chữ hoa cỡ lớn)
 Đ ịa danh và tháng năm bảo vệ
BÌA PHỤ
 Theo quy định chung, thường bao gồm:
 Tên trường, khoa nơi quản lý đào tạo
trực tiếp
 Tên tác giả
 Tên đề tài (chữ hoa cỡ lớn)
 Tên giảng viên hướng dẫn
 Địa danh và tháng năm bảo vệ
CẤU TRÚC BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN
CỨU (KHÓA LUẬN, LUẬN VĂN…)

 Một nghiên cứu ở bậc đại học (khóa luận, luận văn…)
được trình bày theo một cấu trúc tương đối ổn định (có
thể theo quy định chung).
 Thông thường, báo cáo bao gồm một số nội dung cơ bản,
được cấu trúc thành 3 chương ngoài phần mở đầu và
phần kết luận
PHẦN MỞ ĐẦU
 Phát biểu tóm tắt lý do chọn đề tài, ý nghĩa
lý luận và thực tiễn
 Nêu mục đích nghiên cứu, đối tượng, khách
thể và phạm vi nghiên cứu
 Nêu giả thuyết khoa học và phương pháp
nghiên cứu
 Trình bày kết cấu các nội dung được trình
bày trong luận văn qua từng chương.
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN

 Cơ sở lý thuyết của đề tài/Khung lý thuyết


 Tổngquan vấn đề nghiên cứu có liên quan
đến đề tài và quan điểm cá nhân
CHƯƠNG 2
TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
C ỨU

 Trình bày quy trình thu thập dữ liệu


 Giới thiệu về khách thể, địa bàn nghiên
cứu
 Giớithiệu kỹ về phương pháp, công cụ
khảo sát
CHƯƠNG 2
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

 Đây là phần quan trọng nhất của nội dung nghiên cứu. Sau khi kết thúc
nghiên cứu, nhà nghiên cứu cần công bố kết quả một cách lô gíc với
mục đích nghiên cứu đã đề ra, đặc biệt là thông qua đây phải chứng
minh được các giả thuyết khoa học đã đề ra từ đầu.
 Kết quả nghiên cứu đạt được về mặt lý thuyết và kết quả áp dụng
 Phân tích những kết quả thu được thông qua các phương pháp và kỹ
thuật nghiên cứu nhằm khẳng định hay bác bỏ giả thuyết khoa học đề
ra.
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Nếu có phương pháp thực nghiệm,
trình bày phương pháp thực nghiệm
vào chương này
 Chương này xuất hiện những nghiên
cứu thực nghiệm
 Trình bày quy trình thực nghiệm, kết
quả thu được…
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận
2. Khuyến nghị
KẾT LUẬN
 Tóm lược những kết quả đã đạt được
 Khẳng định giả thuyết khoa học
 Những đóng góp chính của đề tài
 Những điểm mới của nghiên cứu
 Những hạn chế của nghiên cứu
 Dự định tương lai
KHUYẾN NGHỊ
 Phầnnày có liên quan mật thiết với
phần kết luận
 Nêuđược một số giải pháp thiết thực
nhằm bổ sung lý thuyết hay cải thiện
một tình huống sư phạm…
 Nêu được những điều kiện áp dụng các
biện pháp, kiến nghị mới
Tàiliệu tham khảo
Phụ lục
VIẾT BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU
VIẾT BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN
C ỨU
 Ngôn ngữ báo cáo khoa học
 Bố cục báo cáo
 Đánh số chương mục
 Tài liệu tham khảo
 Trích dẫn khoa học
 Phụ lục
 Mục lục
VIẾT BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN
CỨU (tiếp)
 Ngôn ngữ khoa học
 Văn phong khoa học
 Câu thường được dùng ở dạng bị động (ví dụ: thay vì viết “chúng tôi đã
thực hiện khảo sát …” nên viết “khảo sát này đã được thực hiện …”;
Tuy nhiên cách sử dụng này phụ thuộc vào ý đồ nhấn mạnh của tác
giả.
VIẾT BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN
CỨU (tiếp)
 Không dùng câu diễn đạt cảm xúc của tác giả (như thán ngữ, hô ngữ,…),
những cách viết dạng “bút chiến”
 Ngôn ngữ toán thông qua đồ thị, biểu đồ, con số
 Sơ đồ, hình vẽ…
VIẾT BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN
CỨU (tiếp)
 Chương mục: (theo quy định chung),
tránh dùng các kiểu con số, kiểu chữ khác
nhau.
Chương 1
1.1.
1.2.
1.2.1.
1.2.1.1.
 Lưu ý: không nên quá 5 số
VIẾT BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN
CỨU (tiếp)
 Tài liệu tham khảo: (theo quy định chung)
 Thông thường được trình bày như sau (bằng tiếng Việt và ngoại ngữ):
1. Tài liệu tiếng Việt (sách, tạp chí, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ)
2. Tài liệu tiếng Anh
3. Các địa chỉ mạng internet.
 Tài liệu tiếng Việt, theo thứ tự a, b, c của tên gọi của tác giả và theo
họ (nếu là sách nước ngoài dịch sang tiếng Việt)
 Tài liệu bằng tiếng nước ngoài (Anh, Pháp, Nga…) theo thứ tự a, b, c
của họ của tác giả
VIẾT BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
(tiếp)
 Cách trình bày từng loại tài liệu tham khảo:
 Sách: Tác giả, năm XB, tên sách (in nghiêng), nhà XB.
 Tạp chí: Tác giả, năm XB, tên bài báo (in nghiêng), tên tạp chí, số tạp
chí, trang.
 Ký yếu: Tác giả, năm XB, tên bài báo (in nghiêng), Kỷ yếu KH, nơi in,
trang.
 Báo: Tác giả, năm XB, tên bài báo (in nghiêng), tên báo, chuyên mục,
số ra ngày.
 Internet: Tên tác giả, tên bài báo (in nghiêng), địa chỉ website, ngày
truy cập.
 Lưu ý: Tất cả những tài liệu được trích dẫn trong đề tài phải được liệt
kê vào danh mục tham khảo.
VIẾT BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU (tiếp)
 Trích dẫn: tuân thủ quy định chung
 Phụ lục: bao gồm những tài liệu sử dụng để phục vụ
nghiên cứu như bảng hỏi, công văn, văn kiện, tranh ảnh,
biểu đồ… Các phụ lục phải được sắp xếp theo thứ tự xuất
hiện trong báo cáo và phải được đánh tương ứng.
 Mục lục: theo quy định. Chi tiết đủ để đọc giả nắm bắt
toàn bộ nghiên cứu khi chỉ đọc lướt qua phần này.
ĐÁNH GIÁ MỘT CÔNG TRÌNH
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

 Các tiêu chí và phương pháp đánh giá


 Hoạt động đánh giá
CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ

 Tính mới mẻ, thời sự


 Giá trị khoa học
 Giá trị cộng đồng
 Mức độ đạt mục tiêu nghiên cứu
 Hiệu quả sử dụng kinh phí
 Thông tin khoa học
 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
 Hình thức trình bày, báo cáo kết quả nghiên cứu
 Triển vọng phát triển
CÁC PHƯƠNG PHÁP
ĐÁNH GIÁ
Phương pháp hội đồng
 Phương pháp chuyên gia
 Kết h ợp
ĐÁNH GIÁ CUỐI MÔN HỌC: Báo cáo kết quả 1 nghiên cứu (dưới dạng 1 đề tài
nghiên cứu qui mô nhỏ)
1. Yêu cầu: Bài báo cáo được trình bày rõ ràng, mạch lạc, sạch sẽ, không được tẩy
xóa, in trên một mặt giấy trắng khổ A4 (210 x 297 mm). Dùng cỡ 13 hoặc 14 của loại
chữ Times New Roman, dãn dòng đặt ở chế độ 1,5 lines. Quy định về bề rộng lề của
trang soạn thảo: lề trên 3,5 cm; lề dưới 3 cm; lề trái 3,5 cm; lề phải 2 cm. Số trang
được đánh ở giữa, phía trên đầu mỗi trang. Trang 1 là trang đầu tiên của bài viết.
2. Thời gian nộp bài: hạn cuối là ngày 17/6/2021 Lớp trưởng đại diện nộp lại cho trợ
lý môn học Khoa các Khoa học giáo dục (KCKHGD).
3.. Nơi nộp bài: Nộp cho Lớp trưởng.
 Lưu ý khi nộp bài phải có xác nhận chữ kí đã nộp bài.
 Sau khi hết hạn nộp bài, Lớp trưởng sẽ giao lại toàn bộ bài thu được cho trợ lý
Khoa CKHGD kèm danh sách chữ kí của các thành viên trong lớp đã nộp.
 Bài đánh giá cuối môn học submit trên hệ thống moodle

You might also like