You are on page 1of 7

Đề cương nghiên cứu khoa học

Câu 1:
Định nghĩa khoa học của unesco.
“Khoa học là một hệ thống tri thức về mọi quy luật của vật chất và sự vận động của vật
chất, những quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy”
Giải thích sự khác nhau giữa tri thức kinh nghiệm và tri thức khoa học qua 1 ví dụ
Tri thức kinh nghiệm là những hiểu biết được tích luỹ một cách ngẫu nhiên trong đời
sống hàng ngày nhờ đó con người hình dung được sự vật, biết phản ứng trước tự nhiên,
biết ứng dụng trong quan hệ xã hội. Tuy chưa đi sau vào bản chất sự vật, song những tri
thức kinh nghiệm làm cơ sở cho sự hình thành các tri thức khoa học.
Ví dụ: “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm”
– Tri thức khoa học là những hiểu biết được tích luỹ một cách hệ thống và được khái quát
hoá nhờ hoạt động nghiên cứu khoa học. Nó không phải là kế tục đơn giản của tri thức
kinh nghiệm mà là sự khái quát hoá thực tiễn sự kiện ngẫu nhiên, rời rạc thành hệ thống
kiến thức bản chất về các sự vật hiện tượng. Là những kết luận về quy luật tất yếu đã
được khảo nghiệm và kiểm chứng
Ví dụ: Ba định luật của Newton.
Câu 2: Khoa học dc phân loại theo những tiêu chí nào?
Câu 3: Nêu các tiêu chí nhận biết 1 bộ môn khoa học
Tiêu chí 1: Có đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là bản chất sự vật hoặc hiện tượng đặt trong phạm vi quan tâm của
một bộ môn khoa học.
Tiêu chí 2: có 1 hệ thống lý thuyết
Các khái niệm, phạm trù, quy luật. Hệ thống lý thuyết gồm một bộ phận đặc trưng của bộ
môn và một bộ phận kế thừa từ các bộ môn khoa học khác.
Tiêu chí 3:Có 1 hệ thống pp nghiên cứu
Tiêu chí 4: có mục đích ứng dụng
Tiêu chí 5: có một lịch sử nghiên cứu
Câu 4: Khái niệm nghiên cứu khoa học:
NCKH là việc đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi đc đặt ra về sự vật, hiện tượng liên
quan đến mọi mặt của cuộc sống
NCKH là sự phát hiện bản chất sự vật, phát triển nhận thức khoa học về thế giới
NCKH là sự sáng tạo ra pp mới và phương tiện kỹ thuật mới để phục vụ cuộc sống của
con người
NCKH là quá trình hình thành và chứng minh luận điểm kh về 1 sự vật hoặc hiện tượng
cần khám phá
Đặc điểm của nghiên cứu khoa học:
1. Tính mới mẻ
Quá trình nghiên cứu khoa học là quá trình sáng tạo ra những điều mới mẻ, vì vậy nó có
tính mới mẻ.
- Quá trình nghiên cứu khoa học không có sự lặp lại các thí nghiệm hoặc một việc gì đã
được làm trước đó.
– Tính mới trong nghiên cứu khoa học được hiểu là dù đạt được một phát hiện mới thì
người nghiên cứu vẫn phải hướng tới, tìm tòi những điều mới mẻ hơn.
2. Tính thông tin
Sản phẩm của nghiên cứu khoa học có thể là một bài báo khoa học, tác phẩm khoa học,
cũng có thể là một mẫu vật, sản phẩm mới, … Tuy nhiên dù sản phẩm đó là gì thì nó đều
mang đặc trưng thông tin về quy luật vận động của sự vật hiện tượng, thông tin về quy
trình công nghệ và các tham số đi kèm.
3. Tính khách quan
Tính khách quan là đặc điểm của nghiên cứu khoa học và cũng là tiêu chuẩn của người
nghiên cứu khoa học. Nếu trong nghiên cứu khoa học mà không khách quan thì sản phẩm
nghiên cứu khoa học sẽ không thể chính xác và không có giá trị gì cả.
4. Tính tin cậy
Một kết quả nghiên cứu được gọi là tin cậy nếu nó có khả năng kiểm chứng bởi bất kỳ
người nào, bất kỳ trong trường hợp, điều kiện giống nhau nào đều cho một kết quả như
nhau.
5. Tính rủi ro
Nghiên cứu khoa học là quá trình tìm ra cái mới, vì vậy nó có thể thành công hoặc thất
bại, thành công sớm hoặc thành công rất muộn. Vì vậy tính rủi ro của nó là rất cao.
6. Tính kế thừa
– Tính kế thừa có ý nghĩa quan trọng về mặt phương pháp nghiên cứu khoa học.
- Hầu hết các phương hướng nghiên cứu đều xuất phát và kế thừa từ các kết quả đã đạt
được trước đó.
7. Tính cá nhân
Dù có thể là một nhóm người cùng thực hiên nghiên cứu thì vai trò cá nhân trong sáng
tạo cũng mang tính quyết định
8. Tính kinh phí
– Nghiên cứu khoa học rất khó định lượng được một cách chính xác như trong lao động
sản xuất và thậm chí có thể nói không thể định mức.
– Hiệu quả kinh tế không thể xác định được
– Lời nhuận không dễ xác định
Câu 5: sự khác biệt giữa ngiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu triển khai
Nghiên cứu cơ bản :
 là nghiên cứu tập trung vào việc nâng cao kiến thức khoa học nhằm hiểu biết đầy
đủ về một chủ đề hoặc hiện tượng tự nhiên nhất định, chủ yếu trong khoa học tự
nhiên.
 là hoàn toàn lý thuyết, tập trung vào các nguyên tắc cơ bản và lý thuyết kiểm tra.
Nó có xu hướng hiểu luật cơ bản.
 đề cập đến khái quát hóa và hình thành lý thuyết về hành vi con người,giúp bổ
sung kiến thức mới vào kiến thức đã có.
Nghiên cứu Ứng dụng là nghiên cứu bao gồm các ứng dụng khoa học tự nhiên trong đời
sống thực, hướng tới việc cung cấp giải pháp cho các vấn đề thực tế cụ thể và phát triển
công nghệ sáng tạo.
bao gồm nghiên cứu tập trung vào các kết luận nhất định gặp phải một vấn đề kinh
doanh. Hơn nữa, nghiên cứu liên kết theo hướng xác định các xu hướng xã hội, kinh tế
hoặc chính trị cũng được gọi là nghiên cứu ứng dụng.
Câu 6: trình bày trật tự log của nckhx
Bước 1. Phát hiện “vấn đề” nghiên cứu

• Bước 2. Xây dựng giả thuyết - xác định luận đề

• Bước 3. Thu thập thông tin


• Bước 4. Xây dựng luận cứ lý thuyết

• Bước 5. Thu thập dữ liệu , luận cứ thực tiễn

• Bước 6. Phân tích và thảo luận

• Bước 7. Kết luận và đề nghị

Câu 7:có những loại câu hỏi nghiên cứu nào


có 3 loại câu hỏi nghiên cứu
a/ Câu hỏi thuộc loại thực nghiệm. (loài người có tiến hóa từ các động vật khác hay
không?)
b/ Câu hỏi thuộc loại quan niệm hay nhận thức. ( Tại sao cây trồng cần ánh sáng?)
c/ Câu hỏi thuộc loại đánh giá. ( Thế nào là học tập hiệu quả?)
8, Ở bậc đại học sinh viên có thể lấy ý tưởng nghiên cứu từ đâu
9, Câu hỏi nghiên cứu có thể bắt nguồn từ đâu? VD
Câu hỏi nghiên cứu xuất phát từ quan sát thực tế. Ví dụ: từ việc quan sát tình trạng học
tập của sinh viên, chúng ta có thể đặt câu hỏi nghiên cứu “ tại sao sinh viên học tập không
tập trung?”
10, Tại sao phải giới hạn phạm vi nghiên cứu
11, Giới hạn về quy mô khảo sát qua 1 ví dụ
12, Giới hạn về thời gian của tiến trình sự vật qua 1 ví dụ
Câu 13: giả thuyết nghiên cứu là gì
Giả thuyết nghiên cứu là nhận định sơ bộ, một kết luận giả định về bản chất sự vật, do
người nghiên cứu đưa ra để chứng minh hoặc bác bỏ. Ví dụ: câu hỏi nghiên cứu là “ việc
đọc tài liệu có cần thiết đối với sinh viên năm 2 hay không?” chúng ta có thể đưa ra 3 giả
thuyết, một là việc đọc không cần thiết, hai là việc đọc chỉ cần thiết cho sinh viên năm 2,
ba là việc sử dụng rất cần thiết
Câu 14: khái niệm “luận cứ” và phân loại luận cứ
Luận cứ là bằng chứng (đọc tài liệu, quan sát/thực nghiệm) được đưa ra để chứng minh
luận đề Trả lời câu hỏi “Chứng minh bằng cái gì ?“
Luận cứ lý thuyết: là các luận điểm khoa học đã chứng minh bao gồm các khái niệm, tiền
đề, định lý, định luật, quy luật xh, đc khai thác từ các tài liệu, công trình khoa học đã
hoàn thành
Luận cứ thực tế: dc thu thập từ quan sát hoặc thực nghiệm, điều tra,phỏng vấn…
Câu 15: 5 phương pháp thu thập thông tin:
1,Nghiên cứu tài liệu:
2, Khảo sát thực địa:
3, Phỏng vấn
4, Điều tra bằng bảng hỏi
Câu 18: Việc chọn mẫu khảo sát cần tuân thủ những nguyên tắc gì_
Yêu cầu chọn mẫu: đảm bảo tính ngẫu nhiên, tính đại diện và tính khách quan
Chọn mẫu xác suất:quan tâm đến % mẫu so với khách thể nghiên cứu cơ cấu mẫu theo
các tiêu chí như cơ cấu giới tính, học vấn, nghề nghiệp
Câu 19: Bảng câu hỏi có thể bao gồm những loại câu hỏi:
Câu hỏi đóng kèm phương án trả lời:
 Phương án trả lời “có” và “không”
 Nhiều p/án trả lời
 Phương án trả lời có trọng số
Câu hỏi mở
Câu 20: Cần lưu ý gì khi đặt câu hỏi trong thiết kế bảng hỏi
Đối với các câu hỏi về tần suất, thời lượng hoặc quy mô… phải chỉ định các đơn vị trong
đó , câu trả lời nên dc đưa ra
Nếu các phương án trả lời dc đưa ra dưới dạng thang điểm thì phải đưa ra các phương án
trả lời kahsc biệt
Câu 21: Nêu 2 nguyên tắc trong việc sắp xếp trật tự câu hỏi trong bảng hỏi
Khi tạo bảng hỏi, điều quna trọng là phải đảm bảo rằng các câu hỏi được sắp xếp hợp lý:
cấu trúc hợp lý (ví dụ: phân loại theo chủ đề chính), câu hỏi khơi dậy sự quan tâm của
người trả lời ngay từ đầu
Các câu hỏi nên được đặt theo nguyên tắc cái phễu : câu hỏi đơn giản trước rồi mới đến
câu hỏi khó, câu hỏi chung rồi mới đến cá nhân
Câu 22: Các bước xây dựng bảng câu hỏi:
Các loại câu hỏi
Trật tự các câu hỏi
Cấu trúc bảng hỏi
Câu 23: trình bày khái niệm “khối liệu” ( korpus) và khối liệu người học
( lernerkorpus)
Kể tên 2 khối liệu mà e biết
Khối liệu:
 là một tập hợp những văn bản đc sắp xếp 1 cách hệ thống theo các tiêu chí nhất
đinh ( theo nội dung/ chủ đề, theo thể loại văn bản…)
 Các văn bản dc số hóa và có thể dc tìm kiếm 1 cách tự đông
Lernerkorpus:
 Tập hợp 1 cách hệ thống các sản phẩn ngôn ngữ của người học ngôn ngữ
 ứng dụng : phân tích lỗi
2 khối liệu mà e biết:
Cosmas II:
 là khối liệu diện tư lớn nhất về ngôn ngữ Đức
 IDS: viện ngôn ngữ học Đức

Câu 24: Chức năng và ý nghĩa của trích dẫn:


Chức năng:
Dùng làm luận cứ để chứng minh 1 luận điểm
DÙng để bác bỏ 1 nhận định
Tạo sự liên hệ giữa bài nghiên cứu với các kết quả nghiên cứu khác
DÙng để hỗ trợ trong diễn đạt
Ý nghĩa:
Ý nghĩa khoa học: thể hiện tính chuẩn xác khoa học của tác giả, giúp người đọc dễ kiểm
chứng, tra cứu các tư tưởng của tác phẩm được trích dẫn
Ý nghĩa trách nhiệm: người đọc biết rõ ai là người chịu trách nhiệm về luận điểm dc trích
dẫn
Ý nghĩa pháp lý: thể hiện ý thức tôn trọng pháp luật về quyền tác giả, tránh đạo văn
Ý nghĩa đạo đức: thể hiện sự tôn trọng cam kết về chuẩn mực đạo đức trong khoa học
Câu 25: Quy tắc trích dẫn thông thường trong ngành ngôn ngữ Đức:
Cách trích dẫn theo mẫu của APA (Hiệp hội Tâm lí học Hoa Kỳ) Dẫn nguồn trong nội
dung văn bản: [Tác giả]_[Năm] : [Số trang]
Câu 26: Trong văn bản khoa học Đức có nhiều câu bị động vì: Thể bị động đóng một
vai trò quan trọng trong văn bản khoa học nên người làm nghiên cứu khoa học tránh nêu
ý kiến, khái quát các luận điểm dưới góc nhìn của ngôi thứ nhất “ich” và tránh dùng từ
“man”. Khi ở dạng câu bị động thì hai chủ thể này hoàn toàn bị lược bỏ nên sẽ làm cho
văn bản nghiên cứu khoa học trở nên khách quan hơn
Câu 27: Chuẩn mực đạo đức trong nghiên cứu khoa học:
Chuẩn mực trong cộng đồng khoa học là nền tảng hình thành đạo đức khoa học
Tính cộng đồng (Communalism): Kết quả nghiên cứu là tài sản chung của cộng đồng
khoa học, các thành viên được tự do trao đổi thông tin khoa học
Tính không vị lợi (disinterested humility): Không để kết quả nghiên cứu vướng vào mục
đích hay tín ngưỡng khác
Tính độc đáo (Originality): Kết quả nghiên cứu phải là mới, góp phần vào bảo tàng tri
thức
Tính hoài nghi (Skepticism): Mọi kết quả công bố cần được xem xét và kiểm chứng trước
khi được công nhận
Câu 28: Hệ lụy âm tính và hệ lụy dương tính
Câu 29: Những loại lệch chuẩn đạo đức trong xử lí kết quả nghiên cứu: Gian lận: Giả
mạo (bịa đặt sự kiện) Xuyên tạc (làm biến dạng sự kiện) Ăn cắp: chiếm đoạt công sức lao
động của người khác (đạo văn, đứng tên tác giả)
Câu 30: Sau khi học về đạo đức trong nghiên cứu, các việc em cần làm để không vi
phạm các chuẩn mực về đạo đức trong NCKH:
Trung thực với các báo cáo trong nghiên cứu khoa học Cẩn trọng trong phân tích kết quả
khoa học để tránh sai sót;
Phân tích và giải thích các kết quả một cách độc lập dựa trên dữ liệu và không dựa trên
ảnh hưởng của các nguồn bên ngoài;
Trích dẫn chuẩn xác nguồn thông tin, dữ liệu và ý tưởng;

You might also like