You are on page 1of 8

KIỂM TRA GIỮA KỲ HỌC PHẦN

CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


HỌC KỲ 2 NĂM HỌC 2023-2024

Họ và tên sinh viên:……Nguyễn Thị Hải Yến……………………….


Ngành học (ghi chính xác):……Quản lý thông tin………………..
Mã số sinh viên:…23031202……………..
Số thứ tự trong danh sách:…81………..

Quy định:
- Sinh viên thực hiện bài kiểm tra trên nền file này HOẶC viết tay trên giấy
khổ A4 (xin nhắc lại trên giấy khổ A4).
- Buổi học tuần thứ 10 (từ 01/4 đến 05/4/2024) sinh viên KHÔNG đến lớp;
- Trong buổi học tuần thứ 11 (từ 08/4 đến 12/4/2024), sinh viên nộp bài kiểm
tra cho nhóm trưởng, nhóm trưởng xếp theo thứ tự danh sách và nộp cho lớp trưởng,
lớp trưởng chuyển bài kiểm tra cho giảng viên.

ĐỀ BÀI
Lý thuyết
1. Nêu các đặc điểm của nghiên cứu khoa học. Cho ví dụ minh họa.
2. Nêu trình tự logic của nghiên cứu khoa học. Cho ví dụ minh họa.
3. Phân biệt giả thuyết nghiên cứu với giả thiết. Cho ví dụ minh họa.
4. Phân biệt “phát minh” với “phát hiện”. Cho ví dụ minh họa.
5. Phân biệt “phát minh” với “sáng chế”. Cho ví dụ minh họa.
Bài tập
Anh/Chị hãy phát hiện một sự kiện khoa học trong lĩnh vực mà mình đang học tập.
Từ sự kiện đã phát hiện, Anh/Chị hãy xây dựng đề cương nghiên cứu dạng giải
pháp HOẶC giải thích, theo trình tự sau đây:
1. Phân tích lý do nghiên cứu
2. Đặt tên đề tài nghiên cứu (nhất thiết phải thể hiện “luận điểm khoa học”)
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
1
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
4. Câu hỏi nghiên cứu
4.1. Câu hỏi nghiên cứu chủ đạo
4.2. Các câu hỏi nghiên cứu bổ trợ
5. Giả thuyết nghiên cứu
5.1. Giả thuyết nghiên cứu chủ đạo
5.2. Các giả thuyết nghiên cứu bổ trợ

BÀI LÀM
LÝ THUYẾT

Câu 1: Nêu các đặc điểm của nghiên cứu khoa học. Cho ví dụ minh họa.

Marx đã từng nói rằng: “Bất kì một em học sinh tiểu học nào cũng có thể
học thuộc lòng một bảng cửu chương .Trong khi các nhà khoa học phải mất bao
nhiêu năm nghiên cứu mới xây dựng nên nó.”. Điều này đã chứng minh rằng
nghiên cứu khoa học chính là một hoạt động xã hội, một dạng nhân công lao
động xã hội nhưng nó có các đặc điểm khác với các loại hình lao động khác,
nhất là so với lao động trong lĩnh vực hoạt động sản xuất vật chất. Dưới đây là 7
đặc điểm cụ thể của nghiên cứu khoa học:

Tính mới: Là đặc điểm đầu tiên và quan trọng nhất trong nghiên cứu khoa học:

- Không trùng lặp đề tài (vấn đề nghiên cứu) với các công trình khoa học
khác đã công bố.
- Có thể là lý thuyết khoa học mới, dữ liệu mới, phương pháp mới,...

VD: Khi làm lại một nghiên cứu về tình trạng chứng chỉ ielts của sinh viên tại
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, thay vì sử dụng phương pháp
khảo sát thực địa để tìm ra số lượng sinh viên đã có chứng chỉ thì ta sẽ chuyển
sang một phương pháp nghiên cứu mới như phỏng vấn, dùng bảng hỏi,...

Tính tin cậy: Đây là một yếu tố quan trọng để đảm bảo tính chính xác và giá trị
của nghiên cứu:

- Phương pháp nghiên cứu có phù hợp không


- Các dữ liệu, luận cứ có đáng tin cậy không (lấy từ nguồn nào, cách thức
lấy ra làm sao,...)
- Số lượng mẫu, biến có đủ tin cậy không, sự đo lường có đáng tin cậy
không

2
- Kết quả công bố trong nghiên cứu có giống như kết quả thực sự đã nghiên
cứu được hay không

VD: Khi nói : “Trái đất quay xung quanh Mặt trời” thì người nghiên cứu phải
chỉ ra được lý do cụ thể của điều này là bởi lực hấp dẫn, luật vận động Newton,
sự kết hợp giữa lực hấp dẫn và lực ly tâm giúp duy trì và ổn định quỹ đạo của
Trái đất quay xung quanh Mặt trời,... để chứng minh tính chính xác của nghiên
cứu.

Tính thông tin: Sản phẩm của nghiên cứu khoa học được thể hiện dưới nhiều
dạng: một báo cáo khoa học, một tác phẩm khoa học, một mẫu vật liệu mới, mẫu
sản phẩm mới, mô hình thí điểm về một phương thức tổ chức sản xuất mới,...

- Thông tin định tính, thông tin định lượng, luận cứ luận chứng, kết quả,...
- Sản phẩm khoa học luôn mang những đặc trưng thông tin về quy luật vận
động của sự vật hiện tượng, thông tin về một quá trình xã hội hoặc quy
trình công nghệ và các tham số đặc trưng cho quy trình đó.

VD: Khi nghiên cứu về kết quả học tập của một học sinh vừa hoàn thành tốt
nghiệp cấp Trung học phổ thông, nhìn bề ngoài ta chỉ thấy là một kết quả đạt
bằng giỏi như bao học sinh khác. Tuy nhiên, đi sâu vào tìm hiểu ta sẽ phát hiện
thông tin về phương pháp học tập, cách làm bài tập về nhà, cách làm việc nhóm
cùng khả năng tự học, tự trau dồi kiến thức mới,... của bạn đó.

Tính khách quan: vừa là một đặc điểm của nghiên cứu khoa học, vừa là một
tiêu chuẩn về phẩm chất của người nghiên cứu:

- Không thiên vị trong nghiên cứu khoa học, vượt qua cảm xúc, tôn trọng
sự tồn tại khách quan của sự vật hiện tượng
- Có thể phối hợp nhiều phương pháp nghiên cứu để giảm bớt các nhận
định chủ quan
- Kết quả đúng trong nghiên cứu khoa học là duy nhất (đúng với mỗi đối
tượng)

VD: Khi ta nghiên cứu về một vụ tai nạn giao thông, ta phải thu thập các thông
tin từ các nguồn tin cậy như cảnh sát địa phương, nhân chứng và báo cáo từ các
cơ quan chức năng; phải chọn những thông tin chứng cứ cụ thể để làm nghiên
cứu một cách khách quan, tránh việc có ý kiến riêng.

Tính rủi ro: Một nghiên cứu có thể thành công, có thể thất bại. Sự thất bại trong
nghiên cứu khoa học có thể do nhiều nguyên nhân với các mức độ khác nhau,
chẳng hạn:

3
- Rủi ro về trùng lặp đề tài với công trình khoa học đã nghiên cứu
- Rủi ro về phương pháp nghiên cứu không đúng
- Do hạn chế về tài liệu tham khảo
- Do kinh phí, thời gian, các điều kiện nghiên cứu khác không đủ
- Do có những phần không trùng khớp giữa kết quả nghiên cứu với quá
trình kiểm nghiệm lại trong thực tế sau đó
- Do sức khỏe, sinh mệnh người nghiên cứu

Tính kế thừa: Ngày nay hầu như không còn một công trình nghiên cứu khoa
học nào bắt đầu từ chỗ hoàn toàn trống không về kiến thức:

- Nghiên cứu nào cũng có sự kế thừa, kế thừa là tất yếu (bản thân việc sử
dụng ngôn ngữ đã là sự kế thừa). Tính kế thừa thể hiện sự khoa học của
nghiên cứu, thể hiện đạo đức nghiên cứu,...
- Tính kế thừa biểu hiện ở việc phải có các khái quát, các nghiên cứu liên
quan đã có, còn gọi là lịch sử vấn đề nghiên cứu, tổng quan tình hình
nghiên cứu trong và ngoài nước, có danh mục tài liệu tham khảo, có luận
cứ, trích dẫn cụ thể,…

VD: Sự xuất hiện của “Tư tưởng Hồ Chí Minh” chính là kết quả của quá trình
kế thừa những cơ sở lý luận, phương pháp luận trong Triết học Mác - Lênin.

Tính cá nhân: được thể hiện trong tư duy cá nhân, nỗ lực cá nhân và chủ kiến
riêng của cá nhân:

- Kết quả nghiên cứu là của cá nhân hay một nhóm người, nó cũng phản
ánh trách nhiệm và quyền lợi bản quyền của người nghiên cứu
- Cũng giống như nghệ thuật, nghiên cứu khoa học không nước đôi, không
nửa vời, không san sẻ
- Mỗi nghiên cứu đều phải có người chủ trì
- Văn phong khoa học ít nhiều mang dấu ấn cá nhân

Câu 2: Nêu trình tự logic của nghiên cứu khoa học. Cho ví dụ minh họa.

Trình tự logic của nghiên cứu khoa học như sau:

1. Lựa chọn chủ đề (topic), nghiên cứu và đặt tên đề tài


2. Xác định mục tiêu (objective) nghiên cứu
3. Đặt câu hỏi (question) nghiên cứu
4. Đưa luận điểm, tức giả thuyết (hypothesis) nghiên cứu
5. Lựa chọn các phương pháp (methods) để chứng minh giả thuyết
6. Tìm kiếm các luận cứ (evidence) để chứng minh luận điểm

4
VD:
1. Lựa chọn chủ đề (topic), nghiên cứu và đặt tên đề tài:
Nhóm nghiên cứu quan tâm đến "Tác động của biến đổi khí hậu đến sinh
sản của loài chim di cư."

2. Xác định mục tiêu (objective) nghiên cứu:


Mục tiêu là "Phân tích cách mà biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến môi
trường sinh sản của các loài chim di cư và các biến thể của chúng."

3. Đặt câu hỏi (question) nghiên cứu:


Câu hỏi nghiên cứu có thể là "Biến đổi khí hậu làm thay đổi cách mà loài
chim di cư tìm kiếm, xây dựng và duy trì tổ yến như thế nào?"

4. Đưa luận điểm, tức giả thuyết (hypothesis) nghiên cứu:


Giả thuyết có thể là "Biến đổi khí hậu gây ra sự thay đổi trong môi trường
sinh sản của loài chim di cư, dẫn đến ảnh hưởng tiêu cực đến tổ yến và sự sinh
sản của chúng."

5. Lựa chọn các phương pháp (methods) để chứng minh giả thuyết:
Nhóm nghiên cứu có thể sử dụng phương pháp quan sát và thu thập dữ
liệu từ các vùng sinh sống của các loài chim di cư, so sánh sự thay đổi về môi
trường sinh sản trước và sau biến đổi khí hậu.

6. Tìm kiếm các luận cứ (evidence) để chứng minh luận điểm:


Thu thập dữ liệu về sự thay đổi về nhiệt độ, mức độ mưa và các yếu tố
môi trường khác, cũng như quan sát sự thay đổi trong cách loài chim di cư xây
tổ, lựa chọn vị trí tổ và quan hệ tình dục, sau đó phân tích dữ liệu để xác định
mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu và sinh sản của chúng.

Câu 3: Phân biệt giả thuyết nghiên cứu với giả thiết. Cho ví dụ minh họa.

Giả thuyết nghiên cứu Giả thiết nghiên cứu


Giả thuyết là câu trả lời sơ bộ cho Giả thiết là giả định của nghiên cứu nhằm
câu hỏi nghiên cứu chuẩn hóa, lí tưởng hóa nghiên cứu
Giả thuyết gồm có giả thuyết chủ Giả thiết gồm có giả thiết đối tượng, môi
đạo và giả thuyết bổ trợ trường, phương pháp tiếp cận
Giả thuyết là phải chứng minh Giả thiết không cần phải chứng minh

VD: Việc uống nước lọc hàng VD: Nước lọc được sản xuất và phân phối
ngày sẽ cải thiện sức khỏe của theo các quy chuẩn vệ sinh nghiêm ngặt
người tiêu dùng bằng cách giảm và không chứa các chất gây hại cho sức
nguy cơ mắc các bệnh tiêu hóa. khỏe như vi khuẩn, hóa chất độc hại.

5
Câu 4: Phân biệt “phát minh” với “phát hiện”. Cho ví dụ minh họa.

Phát minh Phát hiện


Là kết quả nghiên cứu cơ bản Là kết quả nghiên cứu cơ bản
Tuân theo quy luật tự nhiên Tuân theo quy luật xã hội
Không mới Không có tính mới
Không có giá trị thương mại Không có giá trị thương mại
Phát hiện ra vật thể trong tự nhiên

Phát minh: là sự khám phá ra những quy luật, những tính chất hoặc những hiện
tượng của thế giới vật chất tồn tại một cách khách quan mà trước đó chưa ai
biết, nhờ đó làm thay đổi cơ bản nhận thức của con người.
VD: Newton phát minh định luật vạn vật hấp dẫn, Nguyễn Văn Hiệu phát minh
định luật bất biến tiết diện của các quá trình sinh hạt…
Phát hiện: là sự khám phá ra những vật thể, những quy luật xã hội đang tồn tại
một cách khách quan.
VD: phát hiện của Galileo Galilei về bốn mặt trăng lớn của hành tinh Jupiter vào
năm 1610, Kock phát hiện vi trùng lao, Colomb phát hiện châu Mỹ,...
Câu 5: Phân biệt “phát minh” với “sáng chế”. Cho ví dụ minh họa.

Phát minh Sáng chế


Là kết quả nghiên cứu cơ Là giải pháp kĩ thuật, là kết quả nghiên cứu ứng
bản dụng
Tuân theo quy luật tự Áp dụng quy luật tự nhiên
nhiên
Không mới Phải có tính mới
Không có giá trị thương Có giá trị thương mại
mại

Phát minh: là sự khám phá ra những quy luật, những tính chất hoặc những hiện
tượng của thế giới vật chất tồn tại một cách khách quan mà trước đó chưa ai
biết, nhờ đó làm thay đổi cơ bản nhận thức của con người.
VD: Newton phát minh định luật vạn vật hấp dẫn, Nguyễn Văn Hiệu phát minh
định luật bất biến tiết diện của các quá trình sinh hạt…
Sáng chế: Là một giải pháp kỹ thuật mới về nguyên lý kĩ thuật, tính sáng tạo và
ứng dụng được.
VD: James Watt sáng chế máy hơi nước, Nobel sáng chế công thức thuốc nổ,..
6
BÀI TẬP

Sự kiện khoa học: sinh viên ngành Quản lý thông tin của Trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn đang gặp khó khăn về việc nâng cao năng lực số.

Đề cương nghiên cứu dạng giải pháp:

1. Lý do nghiên cứu

Hiện nay, năng lực số (digital literacy) vẫn còn là một khái niệm tương
đối mới mẻ và chưa được nhiều người biết đến ở Việt Nam. Tuy nhiên, có thể
khẳng định rằng, trong bối cảnh phục hồi kinh tế sau đại dịch, với nhu cầu tất
yếu của việc chuyển đổi số ở mọi mặt đời sống xã hội, năng lực số hiện đã trở
thành một tiêu chí quan trọng hàng đầu đối với nguồn nhân lực trẻ.
Đối với ngành Quản lý thông tin của Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn, sinh viên cũng đang gặp khó khăn rất lớn về việc nâng cao năng lực
số.

2. Tên đề tài

Ứng dụng Công nghệ thông tin vào việc dạy học để nâng cao năng lực số
trong sinh viên ngành Quản lý thông tin trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn.

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục tiêu nghiên cứu


Chứng minh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học là giải pháp
chủ đạo nhằm nâng cao năng lực số trong sinh viên ngành Quản lý thông tin
trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Phân tích cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa công nghệ thông tin với nâng
cao năng lực số trong sinh viên.
Khảo sát và phân tích thực trạng về năng lực số, nguyên nhân dẫn đến
tình trạng sinh viên gặp khó khăn về năng lực số ở trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn.
Đề xuất nội dung, các nguồn lực, trình tự các bước, tổ chức hoạt động ứng
dụng công nghệ thông tin vào dạy học để nâng cao năng lực số trong sinh viên
ngành Quản lý thông tin trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

4. Câu hỏi nghiên cứu

4.1. Câu hỏi nghiên cứu chủ đạo

7
Trong ngành Quản lý thông tin tại trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn, việc ứng dụng Công nghệ thông tin (ICT) vào quá trình dạy học có
thể ảnh hưởng đến năng lực số của sinh viên như thế nào?
4.2. Câu hỏi nghiên cứu bổ trợ
Trong quá trình học tập, mức độ sự chủ động và tương tác của sinh viên
với các công nghệ thông tin có ảnh hưởng đến hiệu quả của việc nâng cao năng
lực số không?
Có những thách thức nào phát sinh khi tích hợp Công nghệ thông tin vào
quá trình giảng dạy và học tập trong ngành Quản lý thông tin?

5. Giả thuyết nghiên cứu

5.1. Giả thuyết nghiên cứu chủ đạo

Việc tích hợp Công nghệ thông tin vào quá trình dạy học trong ngành
Quản lý thông tin tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn sẽ dẫn đến
cải thiện đáng kể năng lực số của sinh viên.

5.2. Giả thuyết nghiên cứu bổ trợ

Sự linh hoạt trong việc áp dụng các công nghệ phù hợp sẽ tăng cường
hiệu quả của việc tích hợp Công nghệ thông tin vào quá trình dạy học trong
ngành Quản lý thông tin.

You might also like