You are on page 1of 12

BÀI TẬP CHUYÊN ĐỀ

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC

Câu 1. Nghiên cứu khoa học có những đặc trưng cơ bản nào? Lấy ví dụ cụ thể
để làm sáng tỏ các đặc trưng cơ bản của nghiên cứu khoa học.

Nghiên cứu khoa học có vai trò quan trọng. Đây là hành động tìm hiểu, quan sát,
thí nghiệm… dựa trên những số liệu, dữ liệu, tài liệu thu thập được để phát hiện ra
bản chất, quy luật chung của sự vật, hiện tượng, tìm ra những kiến thức mới hoặc
tìm ra những ứng dụng kỹ thuật mới, những mô hình mới có ý nghĩa thực tiễn.

Người muốn làm nghiên cứu khoa học phải có những kiến thức nhất định về lĩnh
vực nghiên cứu nhưng chủ yếu là phải rèn luyện cách làm việc tự lực và có phương
pháp.

 Phương pháp nghiên cứu khoa học có mặt chủ quan và khách quan thể hiện
sự tương tác biện chứng giữa chủ thể và khách thể trong hoạt động nghiên
cứu khoa học.
- Khách quan (gắn với đối tượng nghiên cứu)
- Chủ quan (gắn với chủ thể nghiên cứu)
 Phương pháp nghiên cứu khoa học có tính mục đích, gắn liền với nội dụng;
chịu sự chi phối của mục đích và nội dung; bản thân phương pháp có chức
năng phương tiện để thực hiện mục đích và nội dung.

Nghiên cứu khoa học là một dạng hoạt động xã hội, là một dạng nhân công lao
động xã hội. Nhưng nghiên cứu khoa học có những đặc điểm khác với các loại hình
lao động khác, nhất là so với lao động trong lĩnh vực sản xuất vật chất. Những đặc
điểm ấy làm cho lao động nghiên cứu khoa học khó đánh giá.
 Tính mới mẻ:
Nghiên cứu khoa học là một quá trình thâm nhập vào thế giới của những sự
vật, hiện tượng mà con người chưa biết. Vì vậy, quá trình nghiên cứu khoa
học là quá trình sáng tạo luôn hướng tới những phát hiện mới hoặc sáng tạo
mới. Trong quá trình nghiên cứu khoa học không có sự phát hiện lại hoặc
sáng tạo lại. Vì vậy, tính mới là thuộc tính số một của lao động khoa học.
Đặc điểm trên đây cho thấy một đặc điểm khác, là quá trình nghiên cứu khoa
học không có sự lặp lại một thí nghiệm hoặc một quan sát đúng như công
việc đã làm trước đó.
Ví dụ: Khi làm lại một thí nghiệm hóa học với những thành phần hóa chất
tham gia phản ứng vẫn được giữ nguyên như ban đầu, thì các tham số về
điều kiện phản ứng, như nhiệt độ, áp suất… phải thay đổi.
“Tính mới” cần phải được hiểu là, cho dù đạt được một phát hiện mới, nhưng
người nghiên cứu còn tiếp tục vươn tới những phát hiện mới hơn. Tuy nhiên,
cần lưu ý rằng, tính mới của nghiên cứu khoa học không hề mâu thuẫn, và do
vậy, không thể bị hiểu lầm bởi một tính chất khác về tính tin cậy của kết quả
nghiên cứu.
 Tính thông tin:
Sản phầm của nghiên cứu khoa học được thể hiện dưới nhiều dạng, có thể đó
là một báo cáo khoa học, tác phẩm khoa học, song cũng có thể là một mẫu
vật liệu mới, mẫu sản phẩm mới, mô hình thí điểm về một phương pháp tổ
chức sản xuất mới… Tuy nhiên, trong tất cả các trường hợp này, sản phẩm
khoa học luôn mang đặc trưng thông tin về quy luật vận động của sự vật
hoặc hiện tượng, thông tin về quy trình công nghệ và các tham số đi kèm quy
trình đó.
Ví dụ: Trong trường hợp kết quả nghiên cứu cho sản phẩm là một kilogram
thóc giống vừa được thử nghiệm thành công. Nhìn bề ngoài, nó có thể không
khác bao nhiêu so với một kilogram thóc khác, nhưng đi sâu vào bên trong,
nó chứa đựng thông tin hoàn toàn mới về kĩ thuật lai tạo, kĩ thuật canh tác,
khả năng chống chịu sâu bệnh, chế độ chăm bón, tưới tiêu, bảo vệ thực vật…
 Tính khách quan:
Tính khách quan vừa là đặc điểm của nghiên cứu khoa học, vừa là một tiêu
chuẩn của người nghiên cứu khoa học. Một nhận định vội vã theo cảm tính,
một kết luận thiếu các xác nhận bằng kiểm chứng chưa thể xem là một phản
ánh khách quan về bản chất của sự vật hoặc hiện tượng.
 Tính tin cây:
Tính tin cậy là một thuộc tính của sản phẩm khoa học. Một kết quả nghiên
cứu đạt được nhờ một phương pháp nào đó chỉ có thể xem là tin cậy khi nó
có khả năng kiểm chứng lại nhiều lần do nhiều người khác nhau thực hiện
trong điều kiện quan sát hoặc thí nghiệm hoàn toàn giống nhau và với những
kết quả thu được hoàn toàn giống nhau.
Một kết quả ngẫu nhiên dù phù hợp với giả thuyết đã đặt ra trước đó cững
chưa thể xem là đủ tin cậy để kết luận về bản chất của sự vận động hoặc hiện
tượng. Điều này dẫn đến một nguyên tắc mang tính phương pháp luận của
nghiên cứu khoa học, là khi trình bày một kết quả nghiên cứu, người nghiên
cứu đã chỉ rõ các điều kiện, các nhân tố và phương tiện thực hiện (nếu có).
Ví dụ: Khi nói “Nước sôi ở nhiệt độ 100oC” thì người nghiên cứu đã phải chỉ
ra điều kiện là nước nguyên chất, đun nóng dưới áp suất 1atm. Nếu lặp lại
các điều kiện giống như thế, mọi người đều có thể đạt được kết quả giống
như những kết quả đạt được trước đó.
 Tính rủi ro:
Tính hướng mới của nghiên cứu khoa học quy định một thuộc tính quan
trọng khác của nghiên cứu khoa học, đó chính là tính rủi ro. Một nghiên cứu
có thể thành công, có thể thất bại. Sự thất bại trong nghiên cứu khoa học có
thể do nhiều nguyên nhân với các mức độ khác nhau. Chẳng hạn, do thiếu
những thông tin cần thiết và đủ tin cậy, do trình độ kĩ thuật của thiết bị thí
nghiệm không đáp ứng nhu cầu kiểm chứng giả thuyết, do khả năng thực
hiện của người nghiên cứu chưa đủ tầm để xử lý vấn đề, do giả thuyết nghiên
cứu đặt ra sai, do những tác nhân bất khả kháng…
Ngay cả những nghiên cứu đã thử nghiệm thành công vẫn chịu những rủi ro
trong áp dụng kĩ thuật chưa được làm chủ, hoặc ngay cả khi đã thử nghiệm
thành công thì vẫn không đi đến quyết định áp dụng vì một nguyên nhân xã
hội nào đó…
Tuy nhiên, trong nghiên cứu khoa học, sự thất bại cũng được xem là một kết
quả. Kết quả ấy cũng được mang ý nghĩa về một kết luận của nghiên cứu
khoa học, mà nội dung ấy là, các giả thuyết đã đặt ra không được xác nhận
về mặt khoa học. Nghĩa là, trong sự vật hoặc hiện tượng không tồn tại quy
luật hoặc giải pháp như đã dự kiến. Kết quả này cũng phải được tổng kết lại,
được lưu giữ như một tài liệu khoa học nghiêm túc. Mục đích của sự tổng kết
là để tránh cho các nghiên cứu khác không dẫm lên lối mòn, lãng phí các
nguồn lực nghiên cứu.
 Tính kế thừa:
Ngày nay không còn một công trình nghiên cứu khoa học nào bắt nguồn từ
chỗ hoàn toàn trống không về kiến trúc. Mỗi nghiên cứu phải kế thừa các kết
quả nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học rất khác nhau. Chẳng hạn, khi
nghiên cứu kinh tế học, Mác đã kế thừa những kiến thức về mô hình toán
học để thiết lập mô hình toán học của quá trình tái sản xuất xã hội.
Tính kế thừa có một ý nghĩa quan trọng về mặt phương pháp luận nghiên
cứu: Một người nghiên cứu chân chính không bao giờ đóng cửa cố thủ trong
những “kho tàng” lí luận và phương pháp luận “riêng có” của mình mà bài
xích sự thâm nhập cả về lí luận và phương pháp luận từ các lĩnh vực khoa
học dù là rất khác nhau.
Hàng loạt các phương hướng nghiên cứu mới và các bộ môn khoa học mới
xuất hiện, chính là kết quả kế thừa lẫn nhau giữa các bộ môn khoa học.
Chẳng hạn, sự xuất hiện bộ môn Kinh tế chính trị học chính là kết quả kế
thừa những cơ sở lí luận và phương pháp luận của chính trị học và nghiên
cứu kinh tế học.
Tính kế thừa mang một ý nghĩa hết sức quan trọng về mặt phương pháp luận:
Trước hết, người nghiên cứu không giữ thái độ quá cứng nhắc và tự mãn đối
với những hệ lí luận và phương pháp luận “của mình” đến mức từ chối tiếp
nhận những cơ sở lí luận và phương pháp luận tiên tiến của các bộ môn khoa
học khác. Hơn nữa, người nghiên cứu không ngộ nhận và áp đặt những lí
luận và phương pháp luận “của mình” cho các lĩnh vực nghiên cứu khác.
 Tính cá nhân:
Dù là một công trình nghiên cứu khoa học do một tập thể thực hiện, thì vai
trò cá nhân trong sáng tạo cũng mang tính chất quyết định. Tư duy cá nhân
trong nghiên cứu chính là quá trình tự tìm tòi, điều tra, sáng tạo để có ý kiến
riêng có giá trị mới mẻ về mặt khoa học. Người nghiên cứu nên thường
xuyên kiểm tra trong các tác phẩm của mình về xuất xứ của các sản phẩm trí
tuệ, xem đâu là sản phẩm tư duy của riêng mình, đâu là ý kiến cấp trên, đâu
là tiếp thu của người khác hoặc kế thừa từ một công trình nghiên cứu của các
đồng nghiệp đi trước.
 Tính kinh phí:
Tính kinh phí là một đặc trưng đáng lưu ý của nghiên cứu khoa học. Đặc
trưng này thể hiện ở một số điểm sau:
- Lao động nghiên cứu khoa học rất khó định mức một cách chính xác như
trong lĩnh vực sản xuất vật chất, thậm chí có thể nói, lao động khoa học
hầu như không thể định mức.
- Những thiết bị chuyên dụng cho nghiên cứu khoa học hầu như không thể
khấu hao, nếu nó được đặt trong balo của các nhà nghiên cứu. Có hai lí
do:
+ Thứ nhất, tần suất sử dụng không ổn định và hầu như rất thấp. Một kính
hiển vi điện tử rất đắt tiền có thể chỉ sử dụng để phân tích một vài mẫu thí
nghiệm trong một tuần, đôi khi sử dụng dồn dập trong vài ba ngày với tần
suất 24/24 giờ, và sau đó hàng tháng, thậm chí hàng năm không sử dụng
đến nữa.
+ Thứ hai, tốc độ hao mòn vô hình luôn vượt trước rất xa so với tốc độ
hao mòn hữu hình. Một thiết bị thí nghiệm hoặc một máy vi tính đắt tiền
chưa kịp hao mòn hữu hình thì đã bị lỗi thời về kĩ thuật.
- Hiệu quả kinh tế của nghiên cứu khoa học hầu như không thể xác định
được, ngay cả những kết quả nghiên cứu về kĩ thuật dưới dạng các sáng
chế và hình mẫu rất có giá trị về kĩ thuật, thậm chí có thể có giá trị mua
bán rất cao trên thị trường, song không thể áp dụng chỉ vì một lí do thuần
túy xã hội, và như vậy, hiệu quả kinh tế cũng không thành hiện thực.
- Lợi nhuận trong nghiên cứu khoa học không dễ xác định.
Câu 2. Nghiên cứu thực nghiệm là một trong những loại hình nghiên cứu có
sức thuyết phục nhất mà nhà nghiên cứu có thể sử dụng. Đây là cách tốt nhất
để thiết lập mối quan hệ nguyên nhân – kết quả giữa các biến số. Anh/Chị hãy
trình bày tổng quan về các loại hình nghiên cứu thực nghiệm.

 Nghiên cứu thực nghiệm là gì?

Phần lớn các quyết định của con người được thực hiện dựa trên các bằng chứng
khác nhau, nghĩa là có thể đo lường, chứng minh hợp lệ hoặc dự đoán được. Khi
chọn lựa giữa các lựa chọn khác nhau, mỗi người đều có xu hướng thiên về những
lựa chọn được chứng minh là có hiệu quả. Đây là cách tiếp cận tương tự được áp
dụng trong nghiên cứu thực nghiệm.

Nghiên cứu thực nghiệm là một loại phương pháp nghiên cứu sử dụng bằng chứng
có thể kiểm chứng để đi đến kết quả nghiên cứu. Nói cách khác, loại nghiên cứu
này chỉ dựa vào bằng chứng thu được thông qua các phương pháp thu thập dữ liệu
khoa học hoặc quan sát.

Nghiên cứu thực nghiệm có thể được thực hiện bằng phương pháp quan sát, dữ liệu
được thu thập có thể là dữ liệu định tính hoặc định lượng. Nghiên cứu thực nghiệm
là nghiên cứu khoa học để đo lường xác suất thực nghiệm của nghiên cứu, không
giống như nghiên cứu lý thuyết phụ thuộc vào các quan niệm định sẵn.

Trong nghiên cứu thực nghiệm, nhà nghiên cứu đi đến kết quả bằng cách kiểm tra
bằng chứng thực nghiệm của mình bằng phương pháp quan sát. Nghiên cứu thực
nghiệm được tách biệt với các nghiên cứu khác bởi tính năng và phương pháp của
nó.
 Lợi ích của nghiên cứu thực nghiệm:

Nghiên cứu thực nghiệm là một trong những phương pháp điều tra hữu ích nhất.
Nó có thể được sử dụng để xác nhận nhiều giả thuyết trong các lĩnh vực khác nhau
phục vụ cho việc kinh doanh của doanh nghiệp.

- Trong pháp luật: Trong pháp luật, nghiên cứu thực nghiệm được sử dụng
để nghiên cứu các thể chế, quy tắc, thủ tục và nhân sự của pháp luật,
nhằm tìm hiểu cách họ vận hành và những tác động của chúng. Nó sử
dụng các phương pháp trực tiếp hơn là các nguồn thứ cấp và điều này
giúp bạn đi đến kết luận hợp lệ hơn.
- Trong y học: Trong y học, nghiên cứu thực nghiệm được sử dụng để kiểm
tra và xác nhận nhiều giả thuyết và tăng kiến thức của con người.
- Trong nhân học: Trong nhân học, nghiên cứu thực nghiệm được sử dụng
như một phương pháp nghiên cứu có hệ thống dựa trên bằng chứng về
các mô hình hành vi và văn hóa của con người. Điều này giúp xác nhận
và nâng cao kiến thức của con người. Từ đây các doanh nghiệp có thể sử
dụng những thông tin này để cải tiến sản phẩm hoặc thực hiện các chiến
dịch marketing phù hợp với người tiêu dùng.
 Mục đích của nghiên cứu thực nghiệm:
Nhằm kiểm chứng những giả thuyết, khẳng định hoặc bác bỏ những biện
pháp, cách thức nào đó.
Ex: Có giả thuyết “Học ở giảng đường chất lượng không bằng học ở các lớp
nhỏ”. Bằng cách nào để chứng minh giả thuyết trên là sai hay đúng?
 Đặc điểm của nghiên cứu thực nghiệm:
- Thường xuất phát từ một giả thuyết (phỏng đoán).
- Thực nghiệm bao giờ cũng gồm 2 biến số (Độc lập và phụ thuộc).
+ Biến độc lập: Tác nhân ảnh hưởng (tác động) đến đối tượng thực nghiệm.
Ex: Chọn 2 lớp, 1 lớp dạy theo phương pháp bình thường (K1), 1 nhóm dạy
theo phương pháp đề xuất – Thảo luận nhóm (K2). Thảo luận nhóm được coi
là biến độc lập.
+ Biến phụ thuộc: Là biến đổi do tác động của biến độc lập tác động đến đối
tượng. (K1 – K2 = biến phụ thuộc).
- Kết quả (tính khách quan) của thực nghiệm phụ thuộc đối tượng thực
nghiệm và các điều kiện thực nghiệm. Vì vậy, đối tượng thực nghiệm
phải mang tính đại diện (mẫu thực nghiệm được chia làm 2 nhóm, nhóm
thực nghiệm và nhóm đối chứng tương đương về số lượng và chất lượng
lúc xuất phát. Nhóm thực nghiệm chịu tác động của biện pháp thực
nghiệm (biến độc lập). Nhóm đối chứng chịu tác động của biện pháp bình
thường. Sau đó so sánh kết quả.
 Các loại thực nghiệm:
- Theo môi trường, có thực nghiệm tự nhiên và thực nghiệm trong phòng
thí nghiệm.
- Theo mục đích, có thực nghiệm tác động và thực nghiệm thăm dò.
 Quy trình nghiên cứu thực nghiệm:

1. Xác định mục đích; xây dựng giả thuyết trên cơ sở phân tích các biến độc
lập.
2. Xác định đối tượng.
3. Xác định thời gian, địa điểm, các phương tiện hỗ trợ khác…
4. Xác định các tiêu chí để đo đạc: Nhận thức; hành vi; thái độ; (tùy đề tài).
5. Tiến hành thực nghiệm.
6. Xử lý kết quả. Kết quả thực nghiệm cho phép ta khẳng định giả thuyết, từ đó
đề xuất những khả năng ứng dụng vào thực tiễn.
- Ghi chú: Việc chọn đối tượng thực nghiệm, có thể chọn ngẫu nhiên theo
thống kê xác suất hoặc chọn mẫu đại diện.

Lưu ý: Phương pháp thực nghiệm cho phép đi sâu bản chất của đối tượng. Tuy
nhiên không phải lúc nào chúng ta cũng dễ dàng tiến hành thực nghiệm được. Vì nó
đòi hỏi một số điều kiện nhất định, cần có sự ghi chép đầy đủ những diễn biến của
đối tượng nghiên cứu trong suốt quá trình thực nghiệm; kết quả thực nghiệm cần
được xử lý một cách thận trọng, khách quan. Trong nghiên cứu khoa học tự nhiên
và kỹ thuật, người ta còn sử dụng phương pháp thí nghiệm. Về bản chất, nó cũng là
để tìm tòi hay chứng minh cho một ý tưởng, một giả thuyết khoa học nào đó.
Nhưng thí nghiệm được tiến hành trong các phòng thí nghiệm với những biện pháp
kĩ thuật nhằm phát hiện đặc điểm và quy luật của đối tượng nghiên cứu. Thí
nghiệm thực hiện trên cơ sở thay đổi dần các dữ kiện hay các chỉ số định tính và
định lượng của những thành phần tham gia sự kiện và lặp lại nhiều lần để xác định
tính ổn định của đối tượng nghiên cứu. Ví dụ, các thí nghiệm trong Vật lí, Hóa học
hay thí nghiệm kĩ thuật… Thí nghiệm có thể là một bước, một bộ phận của các
thực nghiệm khoa học.

 Thu thập dữ liệu cho nghiên cứu thực nghiệm:

Dữ liệu cho nghiên cứu thực nghiệm có thể được thu thập bằng các phương
pháp thu thập dữ liệu định tính hoặc định lượng. Dưới đây là một số phương
pháp thu thập dữ liệu có thể sử dụng cho nghiên cứu thực nghiệm.

1. Khảo sát: Một cuộc khảo sát là một phương pháp thu thập dữ liệu thường
được các nhà nghiên cứu sử dụng để thu thập các tập hợp dữ liệu lớn từ một
số người trả lời cụ thể liên quan đến một đối tượng nghiên cứu. Phương pháp
thu thập dữ liệu này thường được sử dụng để thu thập dữ liệu định lượng,
mặc dù nó cũng có thể được triển khai trong quá trình nghiên cứu định
lượng.

Một khảo sát chứa một tập hợp các câu hỏi có thể bao gồm từ câu hỏi đóng
đến câu hỏi mở cùng với các loại câu hỏi khác xoay quanh đối tượng nghiên
cứu. Một cuộc khảo sát có thể được thực hiện thông qua phát bảng câu hỏi
hoặc thông qua các biểu mẫu online như Google Form, Survey Monkey…

2. Thí nghiệm: Dữ liệu cũng có thể thu thập bằng cách dùng thí nghiệm. Thí
nghiệm là một dạng mô phỏng có thể được kiểm soát, trong đó một hoặc
nhiều biến nghiên cứu có thể được thao tác bằng cách sử dụng một bộ các
quy tắc để xác nhận hoặc bác bỏ giả thuyết nghiên cứu.

Thí nghiệm thường được sử dụng để đo lường mối quan hệ nhân quả. Đây là
một phương pháp thu thập dữ liệu không thể thiếu trong một nghiên cứu thực
nghiệm vì nó liên quan đến việc kiểm tra các giả định được tính toán để đi
đến kết quả nghiên cứu và dữ liệu hợp lệ nhất.

3. Nghiên cứu các trường hợp điển hình: Đây là một phương pháp thu thập dữ
liệu phổ biến trong một nghiên cứu thực nghiệm. Phương pháp này được sử
dụng để khám phá ra các thông tin chuyên sâu về đối tượng nghiên cứu, dữ
liệu thu được có thể đóng vai trò là dữ liệu thực nghiệm.

Phương pháp này liên quan trực tiếp đến quá trình chọn mẫu nghiên cứu để
có thể xác định mẫu có liên quan đến đối tượng nghiên cứu.

4. Quan sát: Phương pháp quan sát là phương pháp thu thập dữ liệu định tính,
đòi hỏi nhà nghiên cứu phải nghiên cứu hành vi của các biến nghiên cứu
trong môi trường tự nhiên của họ để thu thập thông tin liên quan có thể dùng
làm dữ liệu thực nghiệm.
Câu 3. Đề xuất một hướng nghiên cứu mà Anh/Chị quan tâm và hoàn thành việc
xây dựng đề cương theo mẫu:

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi né


Đề tài nghiên cứu tránh quảng cáo trên mạng xã hội của giới trẻ tại TP.
Hồ Chí Minh

Phân tích các nhân tố tác động đến hành vi né tránh


quảng cáo trên mạng xã hội của giới trẻ tại TP. Hồ

Nhiệm vụ nghiên cứu/ Chí Minh.


Nội dung nghiên cứu Đánh giá mức độ tác động của các nhân tố đến hành
vi né tránh quảng cáo trên mạng xã hội của giới trẻ
tại TP. Hồ Chí Minh

Đưa ra giải pháp giúp doanh nghiệp thu hút người


Mục tiêu nghiên cứu/
tiêu dùng thông qua quảng cáo trên các trang mạng
Mục đích nghiên cứu
xã hội.

Giả thuyết khoa học

Khách thể nghiên cứu/


Đối tượng quan sát

Phạm vi nghiên cứu

You might also like