You are on page 1of 4

1.

2 Nghiên cứu khoa học


1.2.1 Khái niệm
Nghiên cứu khoa học là sự điều tra,xem xét một cách có hệ thống,kỹ lưỡng ở
một lãnh vực tri thức nào đó nhằm xác lập các dữ kiện hoặc nguyên lý mới.
Nguyên cứu khoa học còn là một hoạt động có tính học thuật bao gồm các
công đoạn :
- Xác định vấn đề .
- Xây dựng giả thuyết .
- Thu thập và phân tích dữ liệu .
- Suy luận và đưa ra kết luận dưới dạng các giải Pháp cho vấn đề nghiên
cứu hay dưới dạng các khái quát hoá để hình thành lý thuyết .
- Kiểm tra cẩn thận các kết luận để giải quyết định xem chúng có phù hợp
với giả thuyết được xây dựng hay không .
1.2.2 Chức năng của nghiên cứu khoa học
Mô tả : trình bày lại cấu trúc,trạng thái và sự vận động của sự vật,hiện tượng ở
mức nguyên bản tối đa của chúng nhằm cung cấp cho con người các thông tin
về đặc trưng của chúng.
Có 2 loại mô tả : mô tả định lượng và mô tả định tính.
Phát hiện : khám phá ra các quy luật vận động và phát triển của sự vật và hiện
tượng.
Tiên đoán:phán đoán trạng thái mới,sự hình thành,vận động,tồn tại và tiêu
vong của sự vật, hiện tượng trong tương lai dựa trên quá trình thay đổi trạng
thái của chúng từ quá khứ đến hiện tại hay các dấu hiệu của hiện tại.
Sáng tạo : tạo ra tri thức mới,phương thức mới,sản phẩm mới, quy trình công
nghệ mới, giải pháp mới...
1.2.3 Đặc điểm của nghiên cứu khoa học
Tính mới: đây là thuộc tính quan trọng nhất của nghiên cứu khoa học
Tính mới của một nghiên cứu khoa học còn được thể hiện qua việc:
- tiến hành thực nghiệm chưa từng được thực hiện trước đó.
- Áp dụng một cách tiếp cận mới về phương pháp vào vấn đề nghiên cứu.
- mở rộng giải thích chi tiết một lý thuyết hiện có, sự dụng thông tin hiện
có để đưa ra lý giải mới về vấn đề nghiên cứu hay tổng hợp thông tin
theo một cách mới.
- lặp lại nghiên cứu trong một ngữ cách mới.
- sử dụng những ý tưởng hiện có vào một lãnh vực nghiên cứu mới.
Tính thông tin: nghiên cứu khoa học cho ra đời nhiều dạng sản phẩm khác
nhau.
Tính khách quan: kết luận của nghiên cứu khoa học phải phản ánh trung thực
của bản chất sự vật, hiện tượng nghiên cứu.
Tính tin cậy: một nghiên cứu khoa học chỉ được xem là có tính tin cậy khi nó
cho ra kết quả giống nhau hoàn toàn sau khi được kiểm chứng nhiều lần do
nhiều ngưới khác nhau thực hiện nhưng sử dụng cừng một phương pháp và
tiến hành trong cùng một điều kiện nghiên cứu.
Tính rủi ro: nghiên cứu khoa học luôn có độ rủi ro nhất định.
Tính kế thừa:bao gồm sự chấp nhận lý luận và phương pháp luận từ các lĩnh
vực khóa học khác.
Tính cá nhân: được thể hiện qua tư duy cá nhân, nỗ lức cá nhân và chủ kiến cá
nhân.
1.2.4. Các phẩm chất cần có của nhà nghiên cứu khoa học
Về mặt kiến thức, nhà nghiên cứu cần có kiến thức sâu rộng trong lĩnh vực
nghiên cứu của mình.
Về mặt kỹ năng, các nhà nghiên cứu thành công thường có năng lực phân tích
sắc sảo, có tư duy phản biện, có khả năng đặt và giải quyết vấn đề.
Về mặt thái độ, nghiên cứu khoa học là một công việc khó khăn, tiêu tốn nhiều
thời gian và sức lực.
1.2.5 Phân tích nghiên cứu khoa học
bốn cách phân loại phổ biến:
- phân loại dựa trên mục tiêu nghiên cứu.
- phân loại dựa trên giai đoạn/tầng bậc nghiên cứu.
- phân loại dựa trên cách tiếp cận nghiên cứu.
- phân loại dựa trên hình thức điều tra thu thập thông tin.
1.2.5.1 Phân loại theo mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu khoa học bao gồm các loại sau:
- nghiên cứu mô tả: mô tả một cách có hệ thống những đặc điểm, bản
chất của một trạng thái, sự vật hay hiện tượng.
- nghiên cứu giải thích: đưa ra các giải thích về các hiện tượng, hành vi
hay vấn đề được quan sát.
- Nghiên cứu tương quan: khám phá hay thiết lập mối quan hệ/ liên
kết/sự tương thuộc giữa hai hay nhiều khía cạnh của một trạng thái.
- Nghiên cứu khám phá: thường được tiến hành ở những lĩnh vực mà
thông tin, tri thức về lĩnh vực đó còn chưa có hoặc có rất ích.
Ngoài ra còn có:
- Nghiên cứu giải pháp: đề xuất các giải pháp để giải quyết một vấn đề
trong công nghệ, tổ chức hay quản lý…
- Nghiên cứu dự báo:dự đoán trạng thái của sự vật, hiện tượng trong
tương lai.
1.2.5.2 phân loại dựa theo giai đoạn/tầng bậc nghiên cứu
Nghiên cứu khoa học có thể được chia thành ba loại: nghiên cứu cơ bản,
nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu triển khai.
Nghiên cứu cơ bản lại có thể được chia thành 2 loại: nghiên cứu cơ bản thuần
túy và nghiên cứu cơ bản định hướng.
hoạt động triển khai có ba giai đoạn:
- tạo mẫu: trong giai đoạn này nhà nghiên cứu tiến hành các thực nghiệm
để tạo ra sản phẩm mẫu.
- tạo quy trình: nhà nghiên cứu tìm kiếm và thử nghiện công nghệ để sản
xuất ra sản phẩm theo mẫu được tạo ra ở giai đoạn một.
- sản xuất thử: trong giai đoạn này độ tin cậy của chu trình được kiểm
chứng trên quy mô nhỏ.
1.2.5.3 phân loaijtheo logic suy luận
Trong nghiên cứu quy nạp, mục tiêu của nhà ngfhieen cứu là suy luận ra những
khái niệm và khuôn mẫu lý thuyết dựa trên dữ liệu quan sát.
Trong nghiên cứu diễn dịch, nhà nghiên cứu sử dụng những dữ liệu thực
nghiệm mới kiểm tra các kgasi niệm và kiểu mẫu có sẵn trong lý thuyết.
1.2.5.4 phân loại theo hình thức thu nhập, đo lường và phân tích thồn tin
Nghiên cứu định lujongwjlaf nghiên cứu có mục tiêu nhằm lượng hóa sự biến
đổi của một tình huống, hiện tượng, vấn đề hay sự kiện, các khía cạnh của quá
trình điều tra nghiên cứu như mục tiêu, thiết kế, lấy mẫu hay câu hỏi điều tea
thường được xác định từ trước, chủ yếu sử dụng các biển số định lượng để thu
nhập thông tin và phân tích dữ liệu được thực hiện nhằm xác định mức độ, độ
lớn, số lượng của biên đổi.
Nghiên cứu định tính là nghiên cứu chủ yếu nhằm mô tả một tình huống, hiện
tợng, vấn đề hay sự kiện, khám phá bản chất, sự biến đổi/tính đa dạng của
chúng, các khía cạnh của quá trìnhđiều tra nghiên cứu có tính linh hoạt và
thường không được xác định từ trước, sử dụng thang đo thứ tự hay định danh
để đo lường các biến số dùng để thu thập thông tin, thực giện phân tích dữ
liệu để xác minh sự biến đổi của tình huống hiện tượng hay vấn đề nghiên cứu
mà không định lượng nó.
1.2.6 sản phẩm của nghiên cứu khoa học
Thông tin là sản phẩm của tất cả nghiên cứu khoa học ở bất kỳ lĩnh vực tri thưc
nào.
sản phẩm của nghiên cứu khoa học bao gồm:
- luận điểm khoa học được chứng minh hay bị bác bỏ bởi bất kết quả
nghiên cứu.
- luận cứ là những dữ kiện khoa học đã được kiểm nghiệm.
- Phát minh: là sự phát hiện ra những quy kuaatj, tính chất, hiện tượng
của thế giới vật chất.
- Phát hiện: là sự phát hiện ra những vật thể, những quy luật xã hội đang
tồn tại một cách khách quan.
- Sáng chế: là một giải pháp kỹ thật có tính mới về nguyên lý lỹ thuật, có
tính sáng tạo và có thể áp dụng trực tiếp hay qua thử nghiêm vào sản
xuất và đời sống.

You might also like