You are on page 1of 148

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH

KHOA Y DƯỢC

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


KHOA HỌC TRONG Y HỌC

Trà Vinh, 2016


Lưu hành nội bộ
MỤC LỤC

Bài 1: Đại cương về phương pháp nghiên cứu khoa học .................................................. 1

Bài 2: Xác định và phân tích vấn đề nghiên cứu ............................................................... 6

Bài 3: Mục tiêu và biến số nghiên cứu .............................................................................. 14

Bài 4: Các phương pháp chọn mẫu và cách tính cỡ mẫu .................................................. 20

Bài 5: Phương pháp và công cụ thu thập số liệu ............................................................... 37

Bài 6: Sai số và yếu tố nhiễu trong nghiên cứu ................................................................. 52

Bài 7: Các loại thiết kế nghiên cứu.................................................................................... 58

Bài 8: Nghiên cứu định tính .............................................................................................. 73

Bài 9: Xử lý và phân tích số liệu ....................................................................................... 98

Bài 10: Phương pháp viết đề cương nghiên cứu khoa học ............................................. 112

Bài 11: Cách viết một báo cáo khoa học ........................................................................ 126

Bài 12: Đạo đức trong nghiên cứu .................................................................................. 133


Bài 1
ĐẠI CƯƠNG VỀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TRONG Y HỌC

Mục tiêu học tập


1. Trình bày các khái niệm về nghiên cứu khoa học
2. Trình bày các đặc điểm của hoạt động nghiên cứu khoa học
3. Trình bày các loại nghiên cứu khoa học trong nghiên cứu y học
Nội dung bài học
1. Định nghĩa
Phương pháp dựa vào thực tế khách quan để tìm tòi các kiến thức mới được gọi là
nghiên cứu khoa học. Như vậy, đặc điểm của nghiên cứu là tìm ra kiến thức mới. Có hai
phương pháp chính để tìm kiếm kiến thức: hoặc là xem xét các tài liệu, kiến thức sẵn có
để tìm ra các kiến thức mới hay dựa vào thực tế khách quan để phát hiện các kiến thức và
hiểu biết mới.
Nghiên cứu khoa học là việc thu thập, phân tích và lí giải số liệu để giải quyết một
vấn đề hay trả lời một câu hỏi (Theo Varkevisser và cộng sự, 1991). Nói cách khác,
nghiên cứu khoa học phải bao gồm các bước thu thập số liệu trên thực địa (hay từ các ca
bệnh trong bệnh viện hay phòng thí nghiệm), phân tích số liệu để có thông tin và trình
bày các thông tin này trong phần kết quả và trong phần bàn luận và kiến nghị, lí giải các
thông tin đó để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu hay đề xuất các biện pháp giải quyết vấn
đề.
Phân biệt các khái niệm sau đây:
- Số liệu: Kết quả của việc thu thập có hệ thống các đại lượng và đặc tính của các đối
tượng.
- Thông tin: Số liệu đã được phân tích.
- Kiến thức: Thông tin được lí giải và được sử dụng để trả lời câu hỏi hay giải quyết
một vấn đề nào đó.

1
2. Mục đích của nghiên cứu khoa học trong y khoa
Nghiên cứu khoa học trong y khoa nhằm phát triển những kiến thức và kỹ thuật
mới. Những kiến thức và kỹ thuật này sẽ được biến thành những kỹ năng, công cụ để cải
thiện tay nghề và sự cung cấp dịch vụ nhằm đạt được kết quả tốt hơn cho người dân
(Hình 1.1).

Kiến thức Cải thiện


Kỹ năng
mới tay nghề

Nghiên Sức khỏe


cứu khoa tốt hơn
học
Kỹ thuật Cung cấp
Công cụ
mới dịch vụ

Hình 1.1 Mục đích của nghiên cứu khoa học trong y khoa

Để đạt được mục đích trên trong nghiên cứu y tế, chúng ta có thể lựa chọn các
thiết kế nghiên cứu định tính hay các thiết kế định lượng phù hợp, hoặc đôi khi chúng ta
cần phải có sự kết hợp giữa các thiết kế nghiên cứu định tính và định lượng (thiết kế dịch
tễ học) với nhau.
3. Các nội dung cơ bản của hoạt động nghiên cứu khoa học
Hoạt động nghiên cứu khoa học bao gồm các nội dung cơ bản sau: Xác định vấn
đề nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu, thu thập số liệu, phân tích và lý giải kết quả, báo cáo
nghiên cứu. Để quá trình thu thập, phân tích và lí giải số liệu diễn ra tốt đẹp và giải quyết
được vấn đề nghiên cứu, trước đó nhà nghiên cứu phải phân tích vấn đề, xem những kiến
thức gì đã biết và còn chưa biết về vấn đề đó. Quá trình này được gọi là đặt vấn đề, tổng
quan y văn. Sau đó, nhà nghiên cứu phải xác định hỏi để có được kiến thức còn chưa biết
đó, cần những thông tin già và để có những thông tin này cần thu thập những đại lượng
và tính chất nào của đối tượng. Đây là nội dung của phần phương pháp nghiên cứu trong
đề cương nghiên cứu hay báo cáo khoa học. Sau khi đã thu thập được số liệu (đại lượng

2
hay tính chất của các đối tượng nghiên cứu), kết quả của phân tích số liệu (thông tin)
được trình bày trong phần kết quả nghiên cứu. Ở phần bàn luận, tác giả sẽ đánh giá xem
các thông tin có trả lời được câu hỏi nghiên cứu hay không và câu trả lời của câu hỏi
nghiên cứu chính nhằm giúp giải quyết vấn đề nghiên cứu là kiến thức mới được tạo ra.
4. Các đặc điểm của hoạt động nghiên cứu khoa học
4.1 Tính mới
Tìm ra cái mới, quy luật mới, quan hệ mới là đặc tính cơ bản nhất của nghiên cứu
khoa học. Tìm ra cái mới, quy luật mới, quan hệ mới dưới dạng lý thuyết hoặc thực hành.
Cái mới có thể quan niệm, quan điểm, định lý, nguyên lý, phương thức, phương pháp, mô
hình, công thức, kiến nghị, giải pháp…
Tính mới có kế thừa cái đã có, nhưng không lặp lại cái đã có; luôn luôn xem xét
lại những kết luận đã hình thành trước đó, nếu như kết luận đó đã được thực tế chỉ ra
những khuyết điểm hoặc những sai lệch. Hiểu biết đặc tính này của khoa học công nghệ
giúp chúng ta tránh lặp lại những thực nghiệm mà thực tiễn đã chỉ ra là sai lầm đưa đến
hiệu quả.
4.2 Tính mạo hiểm
Một nghiên cứu có thể thành công và cũng có thể thất bại. Thất bại có thể do nhiều
nguyên nhân nhưng trong khoa học thất bại cũng được xem là một kết quả và mang ý
nghĩa về một kết luận của nghiên cứu khoa học và được lưu giữ, tổng kết lại như một tài
liệu khoa học nghiêm túc để tránh cho người đi sau không dẫm chân lên lối mòn, tránh
lãng phí các nguồn lực nghiên cứu.
4.3 Tính phi kinh tế
Nghiên cứu khoa học mang lại hiệu quả rất to lớn, quyết định sự phát triển của đất
nước, sự giàu có và văn minh của xã hội nhưng rất khó tính toán kinh tế của sản phẩm
khoa học và công nghệ. Nghiên cứu khoa học và công nghệ sử dụng những nguyên liệu
và thiết bị đắt tiền khó tính khấu hao được; khó tính được đầu vào, đầu ra; khó đề ra được
các định mức cụ thể; khó tìm được tiêu chuẩn định giá sản phẩm của khoa học.
Lợi nhuận trong nghiên cứu khoa học mang một khái niệm đặc biệt. Thành công
của nghiên cứu khoa học và công nghệ đem lại hiệu quả kinh tế hoặc tạo ra một hiệu ứng

3
xã hội không thể tính được bằng tiền. Có thể nói nghiên cứu khoa học và công nghệ rất
tốn kém, khi thành công cũng khó tính thành tiền.
4.4 Tính đặc thù
Nghiên cứu khoa học trong mọi lĩnh vực điều có tính đặc thù riêng của nó. Nghiên
cứu y học có đặc điểm riêng là gắn liền với sự sống của con người. Bất cứ nghiên cứu
nào trong y học đều phải quan tâm đến mục đích tạo ra một hiệu ứng kính tế - xã hội, đặc
biệt là sự sống tốt đẹp hơn do đó các nhà nghiên cứu y học cần hết sức thận trọng trong
quá trình tác nghiệp.
Nghiên cứu y học thường phải quan tâm đến một sự tồn tại hiển nhiên của sự sống
là các quy luật tồn tại, phát sinh, phát triển trong một liên quan và sự tác động của rất
nhiều yếu tố bên ngoài trong đó có sự tác động qua lại của cả môi trường tự nhiên và xã
hội.
Nghiên cứu y học cần có sự tham gia, phối hợp của nhiều ngành khoa học mới có
thể đạt được hiệu quả cao. Khoa học y học có sự đan xen, tác động của rất nhiều ngành
khoa học do vậy trong quá trình hoạt động của nhà nghiên cứu cần lưu ý để giải quyết
những vấn đề có liên quan.
4.5 Tính khoa học
4.5.1 Tính khái quát hóa
Tính khái quát hóa là khả năng suy diễn những kết quả có được từ mẫu nghiên cứu
lên dân số chung mà từ đó mẫu được chọn. Người nghiên cứu cần căn cứ và dân số
nghiên cứu, cỡ mẫu và kỹ thuật chọn mẫu sử dụng để xét khả năng khái quát hóa. Ngoài
ra, cần xác định những kết quả của nghiên cứu sẽ được ứng dụng trong những lĩnh vực
thực tế nào. Những thông tin này sẽ giúp cho việc xét duyệt đề cương trên cả hai lĩnh vực
chuyên môn và tài chính.
4.5.2 Tính giá trị
Tính giá trị của nghiên cứu nghĩa là kết luận của nghiên cứu là đúng giá trị thực tế
của quần thể.

4
4.5.3 Tính tin cậy
Kết quả nghiên cứu phải có khả năng kiểm chứng lại nhiều lần do nhiều người
khác nhau trong điều kiện giống nhau. Do đó, một nguyên tắc mang tính phương pháp
luận của nghiên cứu khoa học là khi trình bày một kết quả nghiên cứu, người nghiên cứu
cần chỉ rõ điều kiện, những nhân tố và phương tiện thực hiện.
5. Các loại nghiên cứu khoa học trong y học
Dựa vào sản phẩm thu được sau nghiên cứu, có thể chia nghiên cứu ra 2 lĩnh vực
chính: nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng.
- Nghiên cứu cơ bản: nhằm phát hiện về bản chất và quy luật của các sự vật, hiện
tượng trong tự nhiên xã hội con người. Mục tiêu là tìm tòi sáng tạo ra những kiến thức
mới. Đối tượng nghiên cứu cơ bản là người khỏe hoặc vật thí nghiệm.
- Nghiên cứu ứng dụng: nhằm mục đích tìm cách vận dụng các quy luật, các kiến thức
mới từ trong nghiên cứu cơ bản để tìm ra những nguyên lý, những giải pháp áp dụng vào
thực tế đời sống xã hội.
Nghiên cứu khoa học chia 4 loại: cơ bản, ứng dụng, triển khai và dự báo.
Nghiên cứu ứng dụng trong nghiên cứu y học được thực hiện trong 2 lĩnh vực:
- Lĩnh vực phòng bệnh: còn gọi là nghiên cứu dịch tễ học, được tiến hành trên dân số
(bao gồm người khỏe hoặc có bệnh) nhằm xác định yếu tố nguyên nhân gây bệnh. Kết
quả những nghiên cứu này là cơ sở phát triển những biện pháp phòng chống.
- Lĩnh vực điều trị bệnh: được gọi là nghiên cứu lâm sàng, được thực hiện trên người
bệnh nhằm tìm hiểu quá trình bệnh và tác dụng của những biện pháp điều trị. Kết quả của
những nghiên cứu này là cơ sở để phát triển những phương pháp chẩn đoán và điều trị.

5
Bài 2
XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Mục tiêu học tập


1. Trình bày khái niệm về vấn đề nghiên cứu
2. Trình bày tiêu chuẩn xác định vấn đề nghiên cứu
3. Xác định một vấn đề nghiên cứu trong một lĩnh vực công tác cụ thể để thực hiện
phát triển đề cương nghiên cứu
4. Phân tích một vấn đề và các yếu tố ảnh hưởng đến nó
Nội dung học tập
1. Chọn vấn đề nghiên cứu
1.1 Vấn đề nghiên cứu là gì?
Mọi nghiên cứu đều bắt đầu với sự xác định vấn đề nghiên cứu. Vấn đề nghiên
cứu là một thiếu sót hay khoảng cách giữa hiện tại và điều mong đợi của một hiện tượng
sức khỏe. Hiểu một cách cụ thể hơn, một hiện tượng sức khỏe sẽ trở thành một vấn đề
nghiên cứu khi còn tồn tại một khoảng cách giữa lý thuyết mà chúng ta mong đợi và thực
tế mà chúng ta quan sát thấy.
1.2 Ba điều kiện của một vấn đề nghiên cứu
Một vấn đề cần được nghiên cứu phụ thuộc vào ba điều kiện:
- Phải có sự bất cập, khoảng cách giữa tình huống tồn tại và mong muốn.
- Lí do của vấn đề đó (khoảng cách) là chưa rõ.
- Phải có nhiều hơn một câu trả lời cho vấn đề nghiên cứu đó.
1.3 Vấn đề nghiên cứu từ đâu?
- Sự tình cờ: Một sự kiện xảy ra tình cờ có thể trở thành một vấn đề nghiên cứu.
- Sự hiếu trị: Đôi khi vấn đề nghiên cứu xuất phát từ sự không có đủ kiến thức về vấn
đề đó. Trong quá trình làm việc, sẽ có những vấn đề mà nhà chuyên môn không giải
quyết được, và đó sẽ là nguồn gốc của vấn đề nghiên cứu. Tình huống này thường xảy ra
ở những người nghiên cứu không chuyên nghiệp.

6
- Phân tích chuyên nghiệp: Bằng sự phân tích cặn kẽ những vấn đề mà mình quan tâm,
nhà nghiên cứu chuyên nghiệp sẽ thấy những lổ hổng trong kiến thức, kỹ năng,… và từ
đó xác định vấn đề nghiên cứu.
- Phân tích có hệ thống: Đây là mức độ thiết thực nhất để xác định vấn đề nghiên cứu.
Những vấn đề nghiên cứu xuất phát từ những thực tế của cơ quan hoặc của cộng đồng mà
cơ quan đó phục vụ. Ví dụ trong lĩnh vực dự phòng vấn đề nghiên cứu có thể là những
bệnh có tỉ lệ nhập viện cao. Trong lĩnh vực chẩn đoán điều trị, những bệnh có tỉ lệ chết
cao là những vấn đề ưu tiên nghiên cứu. Thí dụ điển hình là căn cứ vào 10 bệnh mắc cao
nhất và 10 bệnh chết cao nhất hàng năm để xác định vấn đề nghiên cứu ưu tiên trong năm
kế tiếp.
1.4 Tiêu chuẩn xét chọn vấn đề (ưu tiên) nghiên cứu
Sau khi đã xác định vấn đề nghiên cứu cần xem xét các yếu tố dưới đây để khẳng
định có nên theo đuổi vấn đề hay không.
1. Tính xác hợp: Tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu phụ thuộc vào quy mô và mức
độ trầm trọng của vấn đề. Cần lưu ý tính xác hợp của vấn đề phụ thuộc vào quan điểm
của các bên.
2. Tránh trùng lắp: Cần phải kiểm tra xem nghiên cứu đã được thực hiện ở tại địa phương
hay không hay tại một địa phương có điều kiện tương tự hay không.
3. Tính khả thi: Khả thi về phương pháp, kỹ thuật, cỡ mẫu, thu thập dữ kiện, mặt thời
gian và kinh phí.
4. Tính được chấp nhận từ các nhà quản lí: Nói chung một nghiên cứu cần được sự quan
tâm và ủng hộ của các cấp có thẩm quyền. Khi đó nghiên cứu được tiến hành một cách
thuận lợi hơn và kết quả có thể được ứng dụng để đưa vào thực tiễn. Nếu một nghiên cứu
được tiến hành nhằm thay đổi một chính sách thì cần phải tranh thủ sự ủng hộ và sự tham
gia của các nhà hoạch định chính sách.
5. Tính ứng dụng (ý nghĩa): Các kết quả và kiến nghị có thể áp dụng được, có nghĩa là có
cải thiện được kiến thức hoặc kỹ năng thực hành chuyên môn hay không? Kết quả mong
đợi có xứng đáng với công sức, tiền của và thời gian bỏ ra hay không?

7
6. Tính cấp thiết của đề tài: Kết quả của nghiên cứu có cần thiết để ra một quyết định
khẩn cấp hay không? Nghiên cứu nào cần phải làm trước và nghiên cứu nào có thể thực
hiện sau.
7. Y đức: Quá trình thực hiện nghiên cứu có thể làm tổn hại về phương diện tinh thần thể
xác và vật chất của đối tượng nghiên cứu hay không? Bao gồm sự chấp nhận của cộng
đồng kể cả về mặt lợi ích và văn hóa. Nghiên cứu này có thể sử dụng thư mời chấp nhận
tham gia nghiên cứu hay không? Nếu kết quả phát hiện bệnh tật ở người dân có cung cấp
điều trị cho họ hay không?
1.5 Thang điểm đánh giá các vấn đề nghiên cứu
Tính xác hợp:
1. Không xác hợp: bệnh ít gặp và không trầm trọng
2. Xác hợp: bệnh phổ biến nhưng ít trầm trọng
3. Rất xác hợp: phổ biến có hậu quả xấu
Tránh trùng lắp:
1. Đã đủ thông tin về vấn đề nghiên cứu
2. Có thông tin về vấn đề nghiện cứu nhưng chưa bao phủ vấn đề chính
3. Không có thông tin để giải quyết vấn đề
Tính khả thi:
1. Nghiên cứu không khả thi với tài nguyên sẵn có
2. Nghiên cứu khả thi với nguồn lực sẵn có
3. Nghiên cứu rất khả thi với nguồn lực sẵn có
Tính chấp nhận của cấp lãnh đạo:
1. Chủ đề không chấp nhận được với lãnh đạo
2. Chủ đề ít nhiều khó chấp nhận
3. Chủ đề được chấp nhận hoàn toàn
Tính ứng dụng:
1. Khuyến cáo ít cơ hội được thực hiện
2. Khuyến cáo có ít nhiều cơ hội được thực hiện
3. Khuyến cáo có nhiều cơ hội được thực hiện

8
Tính cấp thiết:
1. Thông tin không cấp thiết cần thiết
2. Thông tin cần thiết ngay nhưng có thể trì hoãn
3. Thông tin rất cần thiết để ra quyết định
Tính chấp nhận về đạo đức:
1. Có vấn đề quan trọng về đạo đức
2. Có một ít trở ngại về đạo đức
3. Không có vấn đề đạo đức
Bảng điểm
Vấn đề 1 Vấn đề 2 Vấn đề 3 Vấn đề 4
1. Tính xác hợp
2. Tránh trùng lắp
3. Khả thi
4. Được lãnh đạo chấp nhận
5. Tính ứng dụng
6. Tính cấp thiết
7. Y đức
Tổng số

2. Phân tích vấn đề nghiên cứu


Một vấn đề nghiên cứu đã được xác định vẫn thường là vấn đề khá lớn. Nói một
cách khác, một vấn đề nghiên cứu được cấu tạo bởi nhiều vấn đề nhỏ và người nghiên
cứu phải giải quyết từng vấn đề nhỏ hầu giải quyết vấn đề chung. Việc tách vấn đề lớn
thành những vấn đề nhỏ gọi là phân tích vấn đề.
Phân tích vấn đề là công việc xác định vấn đề cốt lõi từ vấn đề nghiên cứu và xác
định các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề cốt lõi đó. Phân tích vấn đề giúp người nghiên cứu:
1. Làm rõ vấn đề nghiên cứu và các yếu tố ảnh hưởng đến nó
2. Làm thuận lợi hơn việc quyết định về phạm vi và trọng tâm của nghiên cứu
3. Xác định mục tiêu thực tế và dễ đạt được hơn

9
4. Xác định rõ những chỉ tố và biến số cần nghiên cứu
Quá trình phân tích vấn đề được dựa vào những kinh nghiệm tích lũy trong thực
hành chuyên môn và những kiến thức có được khi tham khảo những tài liệu sát hợp.
2.1 Các bước phân tích vấn đề
Bước 1: Tham khảo tài liệu
Tham khảo tài liệu sẽ tìm ra vấn đề này đã được các nhà khoa học khác nghiên
cứu chưa và nghiên cứu như thế nào. Bước này giúp nhà nghiên cứu sử dụng các khái
niệm về mặt lý thuyết để phân tích vấn đề.
Bước 2: Làm rõ những quan điểm có liên quan đến vấn đề nghiên cứu
Điều này là cần thiết bởi vì đôi khi quan điểm của nhà nghiên cứu hoặc của lãnh
đạo được diễn đạt theo các thuật ngữ rộng hoặc mơ hồ. Ví dụ: “Xem xét việc chăm sóc
bệnh nhân tiểu đường”. Làm rõ bằng cách liệt kê các khía cạnh thuộc vấn đề quan tâm
theo nhận thức của nhà nghiên cứu của lãnh đạo. Khi vấn đề dưới dạng trình bày rõ ràng,
vấn đề nghiên cứu trở thành nhiều vấn đề nhỏ (Bảng 2.1).
Bảng 2.1 Ví dụ phát biểu vấn đề nghiên cứu
Vấn đề được phát biểu chưa rõ ràng Các khía cạnh thuộc vấn đề quan tâm
- Tần suất và sự phân bố của sơ sinh nhẹ cân
- Mắc bệnh và tử vong chu sinh
- Tăng cân của thai phụ
Sơ sinh nhẹ cân cao
- Mắc bệnh trong thời gian mang thai
- Ăn uống trong thời gian mang thai
- Hiểu biết về ăn uống trong thời gian có thai

Bước 3: Xác định vấn đề trung tâm và mô tả một cách đặc thù
Bao gồm:
- Bản chất của vấn đề: Sự trái ngược giữa “hiện tại” và “mong muốn”.
- Sự phân bố của vấn đề: Vấn đề của ai? Ở đâu? Nơi nào?
- Độ trầm trọng của vấn đề: Hậu quả của nó là gì?
Bước 4: Phân tích vấn đề

10
- Xác định các yếu tố góp phần vào vấn đề.
- Làm rõ mối quan hệ giữa vấn đề và các yếu tố góp phần. Sẽ có ích nếu làm cho mối
quan hệ này có thể nhìn thấy được dưới dạng một sơ đồ vấn đề (Xem bài Biến số nghiên
cứu, phần III). Vẽ một sơ đồ vấn đề theo các bước sau:
Bưới 4.1: Viết vấn đề cốt lõi ở giữa
Bước 4.2: Xác định các yếu tố góp phần vào vấn đề. Sử dụng mũi tên 1 chiều biểu thị
cho mối quan hệ nhân quả. Tiếp tục tìm ra các yếu tổ ảnh hưởng và góp phần sao cho các
yếu tố này là yếu tố có thể thay đổi.
Bước 4.3: Xác định các yếu tố bổ sung có thể góp phần vào hoặc làm trầm trọng thêm
vấn đề.
Bước 4.4: Sắp xếp các yếu tố có liên quan lại với nhau thành các nhóm lớn và phát
triển phác thảo cuối cùng của sơ đồ. Các nhóm lớn thông thường:
- Yếu tố xã hội: Gồm tuổi, giới, học vấn, nghề nghiệp, kiến thức cộng đồng, các loại
hình điều trị ở cộng đồng, thái độ với các loại hình điều trị.
- Yếu tố dịch vụ y tế: Tính có được và tiếp cận được của dịch vụ, quản lý dịch vụ y
tế, chất lượng cơ sở y tế.
- Yếu tố y sinh (bệnh tật): độ trầm trọng của bệnh tật, đáp ứng với điều trị, hiện
tượng kháng thuốc, độc lực vi khẩn
-….
Chú ý: Nếu bản chất nghiên cứu là mô tả, sơ đồ phân tích không tìm kiếm nguyên
nhân của vấn đề.
2.2 Xác định phạm vi nghiên cứu
Sau khi phân tích vấn đề, cần phải xem xét lại trọng tâm và phạm vi của đề tài.
Việc xác định phạm vi và trọng tâm của đề tài phụ thuộc vào:
1. Tính hữu dụng thông tin về các yếu tố góp phần
- Thông tin nào khi được thu thập để giải quyết vấn đề sẽ giúp giải quyết vấn đề y tế
và cải thiện chăm sóc y tế?
- Thông tin này cần thiết cho ai?
- Thông tin sẽ giải quyết đến các yếu tố nào của vấn đề?

11
2. Tính khả thi
Có thể thu thập được những thông tin nào trong thời gian dự định dành để thực
hiện nghiên cứu?
3. Tính lặp lại
- Có thông tin nào liên quan đến các yếu tố trong sơ đồ đã có rồi?
- Vấn đề nào của thông tin cần được nghiên cứu thêm?
Lưu ý:
- Cần tham khảo tài liệu hoặc hỏi ý kiến chuyên gia để xác định trọng tâm và phạm vi
của nghiên cứu.
- Nếu chưa rõ sự liên hệ và tầm quan trọng của các yếu tố góp phần, khi xác định
phạm vi nghiên cứu dễ có nguy cơ bỏ qua những yếu tố góp phần quan trọng nhất.
- Để rõ mối liên hệ và tầm quan trọng của các yếu tố góp phần, sử dụng nghiên cứu
thăm dò nhằm phát hiện tối đa những yếu tố có liên quan bằng cách nghiên cứu một số ít
đối tượng.
2.3 Câu hỏi nghiên cứu
Xác định rõ câu hỏi nghiên cứu là bước đầu tiên cho mọi thiết kế nghiên cứu và là
yếu tố then chốt quyết định tất cả những đặc điểm nghiên cứu và là những bước tiếp theo.
Câu hỏi nghiên cứu nên đưa ra một cách rõ ràng. Ví dụ nhà nghiên cứu muốn xem người
bị viêm gan rồi có dễ mắc bệnh xơ gan hơn người bình thường không. Câu hỏi nghiên
cứu không rõ ràng: “Tìm sự tương quan giữa viêm gan siêu vi B và viêm gan”, câu hỏi
nghiên cứu này khiến cho người nghiên cứu có thể đi về nhiều hướng: tương quan về
triệu chứng học, giải phẩu học, điều trị giữa viêm gan và xơ gan. Câu hỏi nghiên cứu rõ
ràng trong tình huống này là “Nguy cơ xơ gan ở người bị viêm gan siêu vi có cao hơn
nguy cơ xơ gan ở người chưa bị nhiễm viêm ggan siêu vi hay không?”.

12
2.4 Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết nghiên cứu là một mệnh đề khẳng định quan hệ giữa một hay nhiều yếu
tố với vấn đề nghiên cứu. Trong giả thuyết nghiên cứu, người nghiên cứu thể hiện rất cụ
thể kết quả mà mình mong đợi sẽ xảy ra. Giả thuyết chỉ có thể được hình thành khi người
nghiên cứu đã có một số kiến thức tương đối đầy đủ liên quan đến đề tài, họ thường có
một vài ý niệm về kết quả nghiên cứu sẽ xảy ra và tin tưởng rằng kết quả nghiên cứu sẽ
xảy ra theo một hướng hoặc một mức độ định trước. Những câu trả lời mang tính dự đoán
cho vấn đề này có thể được chuyển thành giả thuyết cho đề tài nghiên cứu.
Việc kiểm định giả thuyết nghiên cứu có thể được xem là một mục tiêu nghiên cứu
bởi vì nó sẽ giúp cho giải quyết vấn đề nghiên cứu. Giả thuyết nghiên cứu thường được
sử dụng để kiểm tra một lí giải đã có và thường được sử dụng trong các nghiên cứu y sinh
học nhưng thường không phù hợp đối với nghiên cứu hệ thống y tế.
Giả thuyết nghiên cứu không bắt buộc trong đề cương nghiên cứu. Không phải
nghiên cứu nào cũng có hoặc cũng phải chứng minh một giả thuyết. Một đề tài nghiên
cứu với mục đích thăm dò về một vấn đề mà người nghiên cứu còn mơ hồ thường không
cần chứng minh giả thuyết. Tuy nhiên, vì giả thuyết là một mệnh đề chưa được chứng
minh do đó những điều mà người nghiên cứu mong đợi có đúng như ý họ hay không chỉ
có thể được trả lời sau khi dữ kiện được phân tích.

13
Bài 3
MỤC TIÊU VÀ BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU

Mục tiêu học tập


1. Trình bày tầm quan trọng viết mục tiêu cho một nghiên cứu
2. Xác định đặc tính của mục tiêu nghiên cứu
3. Xây dựng mục tiêu nghiên cứu cho nghiên cứu cụ thể
4. Trình bày định nghĩa biến số và tầm quan trọng việc xác định biến số
5. Lựa chọn được biến số thích hợp cho mục tiêu nghiên cứu
Nội dung học tập
1. Mục tiêu nghiên cứu
1.1 Mục tiêu nghiên cứu là gì?
Mục tiêu nghiên cứu nhằm tóm tắt những gì sẽ đạt được sau khi hoàn thành nghiên
cứu. Thông thường người ta chia mục tiêu thành mục tiêu tổng quát và mục tiêu đặc hiệu.
Mục tiêu tổng quát là những điều đạt được một cách chung nhất, còn mục tiêu đặc hiệu
bao gồm các phần nhỏ hơn và có liên hệ với nhau và với mục tiêu tổng quát một cách hợp
lí. Trong mục tiêu đặc hiệu nên cụ thể những điều sẽ làm trong nghiên cứu, làm ở đâu và
với mục đích gì.
Ví dụ: Nếu chúng ta có vấn đề nghiên cứu là “Mức độ sử dụng dịch vụ phòng
khám trẻ em thấp tại huyện A”. Sau khi phân tích vấn đề nghiên cứu chúng ta nhận thấy
để giải quyết các vấn đề trên cần phải tìm hiểu các lí do khiến mức độ sử dụng dịch vụ
phòng khám trẻ em thấp tại huyện A, ta sẽ thiết lập mục tiêu tổng quát như sau:
Nhằm đạt được mục tiêu tổng quát kể trên, chúng ta phải hoàn thành các công việc
sau. Các công việc này được gọi là mục tiêu đặc hiệu:
- Xác định các lí do của mức độ sử dụng dịch vụ phòng khám trẻ em thấp tại huyện A.
- Xác định mức độ sử dụng dịch vụ phòng khám trẻ em ở huyện A trong các năm 2013
và 2014 so với chỉ tiêu đặt ra.

14
- Xác định có sự liên hệ giữa việc sử dụng dịch vụ phòng khám trẻ em với mùa trong
năm, loại hình phòng khám.
- Xác định các yếu tố dịch vụ của phòng khám ảnh hưởng đến tính hấp dẫn đối với bà
mẹ.
- Xác định các yếu tố văn hoá và kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến việc sử dụng dịch vụ
phòng khám trẻ em.
- Kiến nghị các giải pháp để cải thiện sử dụng dịch vụ phòng khám trẻ em.
- Xây dựng kế hoạch thực hiện và các kiến nghị phối hợp với các ban ngành.
1.2 Tại sao phải xây dựng mục tiêu nghiên cứu?
Trong một đề cương nghiên cứu khoa học, mục tiêu nghiên cứu là quan trọng hàng
đầu. Mục tiêu định ra một chỉ tố cho những biến số được khảo sát trong nghiên cứu giúp
người nghiên cứu xác định được những dữ kiện cần thu thập, tránh việc thu thập các
thông tin không cần thiết để giải quyết vấn đề. Ngoài ra, mục tiêu cụ thể giúp xác định
thiết kế nghiên cứu và kế hoạch phân tích dữ kiện.
1.3 Yêu cầu của mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu tốt cần phải đạt được các yêu cầu sau:
- Phải đủ: bao gồm các khía cạnh khác nhau của vấn đề nghiên cứu.
- Phải cụ thể: xác định rõ những biến số hoặc chỉ tố của những sự kiện được đo lường.
- Hệ thống: mục tiêu cụ thể nên được liệt kê theo một trình tự hợp lí giúp giải quyết
từng phần của nghiên cứu.
- Đo lường được: Mục tiêu phải bắt đầu bằng các từ hành động cụ thể và có thể đánh
giá mức độ đạt được như: xác định, so sánh, kiểm chứng, tính toán, mô tả.
2. Biến số
2.1 Khái niệm
Do nghiên cứu khoa học là việc thu thập, phân tích và lí giải số liệu để giải quyết
vấn đề nghiên cứu hay trả lời một câu hỏi nghiên cứu nên nghiên cứu khoa học cần phải
thu thập thông tin các đặc tính hay đại lượng của đối tượng. Các đặc tính hay đại lượng
này được gọi là biến số.

15
Biến số là những đại lượng hay những đặc tính có thể thay đổi từ người này sang
người khác hay từ thời điểm này sang thời điểm khác. Biến chứa tất cả các giá trị quan
sát được về cùng một đặc tính nhất định nào đó trên các cá thể khác nhau.
Thông qua việc quan sát, đo lường các biến số này, người nghiên cứu mới có được
các biến số để phân tích, báo cáo. Quy trình phân tích số liệu và khả năng rút ra những
kết luận từ nghiên cứu phụ thuộc vào việc lựa chọn biến số đúng với mục tiêu nghiên
cứu. Các biến số cần thiết sẽ được chọn trên cơ sở những mục tiêu nghiên cứu.
2.2 Phân loại biến số
2.2.1 Phân theo bản chất của biến số
Biến số định lượng
Nếu biến số thể hiện một đại lượng nó được gọi là biến số định lượng (quantitative
variable). Biến số định lượng nhằm thể hiện một đại lượng và do đó có giá trị là những
con số và biến số định lượng phải luôn luôn đi kèm theo đơn vị.
Ví dụ: tuổi, đường huyết, hemoglobin, hematocrite, chiều cao, cân nặng, thu nhập…
Biến số định lượng có thể còn được chia thành:
- Biến số liên tục (continuous). Ví dụ: chiều cao…
- Biến số rời rạc (discrete). Ví dụ: lần tiêm chủng…
Biến số định tính
Nếu biến số nhằm thể hiện một đặc tính, biến số được gọi là biến số định tính.
Biến số định tính còn được chia thành 3 loại:
- Biến số nhị giá (binary): khi chỉ có 2 giá trị.
Ví dụ: giới tính là biến nhị giá do chỉ có 2 giá trị là nam và nữ.
- Biến số danh định (nominal): khi có 3 hay nhiều hơn các giá trị, là biến số mà giá trị
của nó không thể biểu thì bằng số mà phải biểu diễn bằng một tên gọi (danh: tên) và các
giá trị này không thể sắp đặt theo một trật tự từ thấp đến cao hay ngược lại.
Ví dụ: dân tộc (kinh, hoa, khmer, chăm…), tình trạng hôn nhân (độc thân, có gia đình, li
dị, goá…), nhóm máu (A, B, AB, O)…
- Biến số thứ tự (ordinal): khi có 3 hay nhiều hơn các giá trị và bản thân các giá trị đó
có tính chất thứ tự.

16
Ví dụ: tình trạng kinh tế - xã hội (giàu, khá, trung bình, cận nghèo, nghèo), học lực (xuất
sắc, giỏi, khá, trung bình, yếu, kém), tiên lượng (tốt, khá, xấu, tử vong)…
Để tiện việc nhập số liệu, người ta có thể mã hoá các giá trị của biến định tính vào
các con số. Việc mã hoá này hoàn toàn có tính chất áp đặt và các con số được dùng trong
mã hoá không phản ánh bản chất của biến số định tính.
Ví dụ: có thể mã hoá giới tính, tuy ước Nam là 1, Nữ là 2. Tuy nhiên, việc mã hoá này là
áp đặt và chúng ta hoàn toàn có thể quy ước Nam là 1, Nữ là 0.
Việc mã hoá chỉ nhằm giúp việc nhập số liệu và xử lí số liệu trở nên dễ dàng hơn
chứ không nhằm phản ánh bản chất của biến số đó. Riêng đối với biến số thứ tự thì việc
mã hoá phải phù hợp với bản chất thứ tự của biến số.
Biến sống còn (hay Biến số nhị giá theo thời gian)
Nhiều trường hợp chúng ta không chỉ quan tâm đến phương diện biến cố có xảy ra
hay không (biến nhị giá) mà còn quan tâm đến phương diện biến cố xảy ra vào lúc nào
(một biến số định lượng). Biến số thể hiện đặc tính này gọi là biến sống còn.
Ví dụ: sau khi điều trị bệnh nhân ung thư, chúng ta không chỉ quan tâm đến bệnh nhân có
tử vong hay không mà chúng ta còn quan tâm đến bệnh nhân tử vong sau bao lâu khi điều
trị và nếu bệnh nhân chưa tử vong thì bệnh nhân sống thêm bao lâu.
2.2.2 Phân loại theo mối quan hệ giữa các biến số
Khi chúng ta quan tâm đến việc lí giải nguyên nhân của sự việc chúng ta chia biến
số thành biến số độc lập, biến số phụ thuộc và biến số gây nhiễu:
- Biến số phụ thuộc: dùng để mô tả hay đo lường vấn đề nghiên cứu
- Biến số độc lập: dùng để mô tả hay đo lường các yếu tố được cho là gây nên (hay gây
ảnh hưởng đến) vấn đề nghiên cứu.
Ví dụ: nếu nghiên cứu mối quan hệ giữa hút thuốc lá và ung thư phổi thì hút thuốc lá là
biến số độc lập và ung thư phổi là biến số phụ thuộc.
- Biến số gây nhiễu (confounding variable): là biến số cung cấp một giải thích khác
của mối quan hệ giữa biến số độc lập và biến số phụ thuộc. Một biến số được đánh giá là
biến số gây nhiễu khi có 3 đặc tính sau:
o Có liên quan đến biến số phụ thuộc (là yếu tố nguy cơ của vấn đề nghiên cứu).

17
o Có liên quan đến biến số độc lập (phân bố không đều giữa các giá trị của biến độc
lập).
o Nằm ngoài cơ chế tác động của biến độc lập lên biến phụ thuộc.
Ví dụ: Có mối liên hệ giữa số lần khám tiền sản và sinh con nhẹ cân dưới 2500 gram.
Tuy nhiên, thu nhập gia đình cũng có thể ảnh hưởng đến số lần khám thai và việc sinh
con nhẹ cân. Như vậy, thu nhập gia đình là yếu tố gây nhiễu.

Số lần khám thai Cân nặng con lúc sinh


(Biến số độc lập) (Biến số phụ thuộc)

Thu nhập gia đình


(Biến số gây nhiễu)

Biến số nền (background variables): trong bất cứ nghiên cứu nào cũng có những
biến số nền tảng như tuổi, giới, trình độ học vấn, tình trạng kinh tế, tình trạng hôn nhân,
tôn giáo… Những biến số này thường có ảnh hưởng đến vấn đề nghiên cứu (biến số phụ
thuộc) và có tác động như biến số gây nhiễu. Nếu biến số nền có ảnh hưởng quan trọng
đến nghiên cứu thì cần phải thu thập thông tin về biến số nền, nhưng không nên thu thập
quá nhiều biến số nền để tránh làm tăng kinh phí nghiên cứu một cách vô ích.
2.2.3 Phân biệt biến số và giá trị biến số
Cần phân biệt sự khác biệt giữa biến số và giá trị của biến số.
Ví dụ:
- Giới tính là biến số, nhưng Nam và Nữ là giá trị biến số.
- Thời gian chờ đợi để sử dụng dịch vụ y tế là biến số, nhưng thời gian chờ đợi lâu là giá
trị biến số.

18
2.2.4 Sơ đồ biến số nghiên cứu
Là một mạng lưới liên hệ giữa những biến số trong một nghiên cứu. Đây là hình ảnh
minh hoạ tóm tắt nhưng rất cụ thể của một đề cương nghiên cứu. Khi nhìn vào sơ đồ biến
số, nhà nghiên cứu dễ dàng nhận ra:
- Những mục tiêu và giả thuyết nghiên cứu.
- Những biến số và mối liên quan giữa chúng.
- Kế hoạch phân tích dữ kiện.

19
Bài 4
CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU VÀ CÁCH TÍNH CỠ MẪU

Mục tiêu học tập


1. Trình bày được các khái niệm về mẫu, quần thể, khung mẫu.
2. Trình bày được các phương pháp chọn mẫu
3. Nêu được các loại sai số trong quá trình chọn mẫu và các biện pháp khắc phục
4. Tính được cỡ mẫu cho một nghiên cứu khoa học
Nội dung học tập
1. Đại cương về mẫu và quần thể
1.1 Mẫu nghiên cứu
Về lý luận, khi muốn tìm hiểu hiện tượng sức khỏe, hoặc một mối quan hệ nhân
quả nào đó trong một quần thể nhất định, thì lý tưởng nhất là nghiên cứu trên tất cả các cá
thể sống trong quần thể đó. Tuy nhiên, trên thực tế người ta không thể hoặc không cần
thiết phải tiến hành nghiên cứu toàn bộ, đặc biệt trên quần thể lớn vì các lý do sau:
- Không đủ nhân lực, vật lực và thời gian để tiến hành nghiên cứu
- Chất lượng điều tra, nghiên cứu có thể không tốt do thường có nhiều sai số khi triển
khai nghiên cứu lớn.
- Mặt khác, khi nghiên cứu trên một lượng cá thể đủ lớn, đại diện cho quần thể thì kết
quả nghiên cứu vẫn cho phép ngoại suy ra cho toàn bộ quần thể đó.
Nhóm cá thể được rút ra từ quần thể nghiên cứu để phục vụ cho mục đích nghiên
cứu được gọi là mẫu nghiên cứu.
1.2 Quần thể đích và quần thể nghiên cứu
Quần thể nghiên cứu là quần thể nghiên cứu. Tuy nhiên, mục đích của nhà điều tra
không chỉ dừng lại ở quần thể nghiên cứu mà họ muốn khái quát trên quần thể lớn hơn
được gọi là quần thể đích. Cần lưu ý rằng, quần thể nghiên cứu và đích đều được xác
định bởi nhà nghiên cứu, chúng có chung một hiện tượng sức khỏe mà người nghiên cứu

20
quan tâm, mặt khác chúng phải bao hàm các yếu tố về đối tượng (ai, cái gì), không gian
(ở đâu), thời gian (khi nào).
Trong nghiên cứu dịch tễ học, nó sẽ là lý tưởng nếu như quần thể nghiên cứu và
quần thể đích là một. Tuy nhiên, nếu trường hợp thiếu thông tin cho việc chọn mẫu, thiếu
sự chấp thuận của cộng đồng, hoặc thiếu nguồn lực mà người điều tra phải tách quần thể
đích và quần thể nghiên cứu.
Ví dụ: Người ta muốn nghiên cứu tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi của 1
huyện. Nhưng vì lý do nào đó người ta chỉ có thể rút mẫu từ trẻ em dưới 5 tuổi của xã A,
B, C trong 10 xã của huyện. Vậy trẻ em dưới 5 tuổi của huyện được xem là quần thể đích,
trẻ em dưới 5 tuổi của 3 xã A, B, C là quần thể nghiên cứu.
1.3 Đơn vị lấy mẫu, khung mẫu
Đơn vị lấy mẫu: Là đơn vị của quần thể được chọn vào mẫu
Khung mẫu: Để dễ dàng chọn được một mẫu từ quần thể, cần thiết phải có một danh
sách các đơn vị mẫu hoặc bản đồ phân bố mẫu. Danh sách hoặc bản đồ như vậy được gọi
là khung mẫu.
2. Các phương pháp chọn mẫu
2.1 Chọn mẫu có xác suất
2.1.1 Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn (Simple random sampling)
Là mẫu mà tất cả các thể trong quần thể có cùng cơ hội để chọn vào mẫu. Đây là
dạng đơn giản nhất của mẫu xác suất. Để chọn một mẫu ngẫu nhiên đơn bạn cần:
- Lập danh sách toàn bộ những đơn vị trong quần thể từ đó bạn muốn rút ra một mẫu
- Chọn đơn vị mẫu sẽ được lấy vào mẫu, sử dụng phương pháp “bốc thăm” hoặc sử
dụng “bảng số ngẫu nhiên”
Ví dụ: Một mẫu ngẫu nhiên đơn gồm 50 sinh viên được chọn từ một trường học
có 250 sinh viên. Sử dụng danh sách của 250 sinh viên, mỗi sinh viên nhận một số thứ tự
(từ 1 đến 250), và những số này được viết trên một mẩu giấy nhỏ. Toàn bộ những mẩu
giấy có số này được gập lại bỏ vào một cái hộp, lắc kỹ để đảm bảo là ngẫu nhiên. Tiếp
theo, 50 mẩu giấy được lấy ra và số của chúng được ghi lại. Những sinh viên có những số
này nằm trong mẫu nghiên cứu.

21
Bảng số ngẫu nhiên:
Là một bảng tạo bởi 10 ký tự (0,1,2,3,…,9) mà sự xuất hiện của mỗi ký tự trong
bảng có tỷ lệ như nhau và không theo một trật tự nào, hoàn toàn ngẫu nhiên. Cho nên,
nếu chọn một số từ một điểm ngẫu nhiên nào đó trên bảng thì bất kỳ một ký tự nào cũng
có cơ hội như nhau được xuất hiện.
Chẳng hạn: Muốn chọn ngẫu nhiên một mẫu 200 trẻ trong một trường học có 625
trẻ để điều tra một vấn đề sức khỏe nào đó. 625 trẻ sẽ được đánh số thứ tự từ 1 đến 625
(khung mẫu). Như vậy, ta chỉ dùng 3 ký tự kế tiếp nhau trong bảng.
Vào bảng: một cách ngẫu nhiên (ví dụ: dùng đầu bút chì, không nhìn vào bảng,
chấm vào một điểm nào đó trong bảng) bắt đầu từ điểm đó bằng một số có 3 ký tự, ví dụ
điểm đó nằm vào hàng thứ 5 cột thứ 3 của bảng ta đọc lần lượt theo chiều từ trên xuống
dưới và từ trái qua phải, được các số 330, 369, 743, 273, 943, 002, 871, 918, 702, 318…
chọn ra 200 số có 3 ký tự (không lấy các ký tự 000, các ký tự lớn hơn 625, chỉ lấy ra một
lần, không lấy các ký tự lập lại); như vậy ta đã có một mẫu 200 trẻ.
Ưu và nhược điểm của chọn mẫu ngẫu nhiên đơn:
Ưu điểm:
- Cách làm đơn giản, tính đại diện cao
- Có thể lồng vào các kỹ thuật chọn mẫu khác
Hạn chế:
- Cần phải có khung mẫu
- Các cá thể được chọn vào mẫu có thể phân bố tản mạn trong quần thể, do vậy việc
thu thập số liệu tốn kém và mất thời gian.
2.1.2 Chọn mẫu hệ thống
Trong mẫu hệ thống những cá thể được chọn theo một khoảng cách đều đặn (ví dụ
cứ 5 đơn vị ta lại lấy 1 đơn vị) từ khung mẫu.
Các bước:
- Tất cả các đơn vị mẫu phải ghi một danh sách
- Xác định khoảng cách mẫu k = N/n (N là số ca 1 thể trong quần thể, n là cỡ mẫu)
- Chọn một số ngẫu nhiên (i) giữa 1 và k.

22
- Các cá thể có số thứ tự i + 1k, i + 2k, i + 3k… sẽ được chọn vào mẫu cho đến khi kết
thúc danh sách (đủ mẫu).
Ví dụ: Một mẫu hệ thống được chọn từ 1200 sinh viên của một trường học. Cỡ mẫu được
chọn là 100. Khoảng cách (k) mẫu là:
1200 (𝑞𝑢ầ𝑛 𝑡ℎể 𝑛𝑔ℎ𝑖ê𝑛 𝑐ứ𝑢)
= 12
100 (𝑐ỡ 𝑚ẫ𝑢)

Số của người sinh viên đầu tiên được chọn vào mẫu một cách ngẫu nhiên. Ví dụ ta
bốc thăm một trong số 12 mẩu giấy có đánh số tử 1 – 12, nếu ta bốc được số 6 thì ta bắt
đầu bằng sinh viên thứ 6 và sau đó, cứ 12 sinh viên ta lấy 1, lần lượt như vậy cho tới khi
ta lấy đủ 100. Sinh viên sẽ được lấy theo các số: 6, 18, 30, 42…
Lấy mẫu hệ thống thường dễ làm và tốn ít thời gian hơn lấy mẫu đơn ngẫu nhiên.
Tuy nhiên, có những nguy cơ gây sai số vì khoảng cách mẫu có thể trùng với một biến
thiên hệ thống trong khung mẫu. Ví dụ, nếu chúng ta muốn chọn một mẫu ngẫu nhiên
đơn của các ngày để đếm số người tới khám bệnh, một mẫu hệ thống với khoảng cách 7
ngày có thể sẽ là không phù hợp vì toàn bộ những ngày nghiên cứu sẽ rơi vào cùng một
ngày trong tuần. Ngày đó có thể là ngày chủ nhật chẳng hạn.
2.1.3 Chọn mẫu phân tầng
Những phương pháp mẫu ngẫu nhiên đơn đã mô tả trên không đảm bảo rằng tỷ lệ
những cá thể có những đặc trưng nhất định trong mẫu sẽ giống với những cá thể trong
toàn thể quần thể nghiên cứu.
Nếu việc mẫu nghiên cứu bao gồm những nhóm đại diện của các đơn vị nghiên
cứu có những đặc trưng đặc biệt là điều quan trọng (ví dụ: dân sống trong những khu vực
thành phố và nông thôn, hoặc những nhóm tuổi khác nhau), khi đó khung mẫu sẽ phải
chia thành các nhóm, hoặc các tầng, theo những đặc trưng này. Mẫu ngẫu nhiên và hệ
thống có kích thước xác định trước sẽ phải thu được từ mỗi nhóm (tầng). Đây được gọi là
mẫu phân tầng.
Mẫu phân tầng chỉ có thể áp dụng khi chúng ta biết tỷ lệ bao nhiêu của quần thể
nghiên cứu phụ thuộc vào mỗi nhóm chúng ta đang quan tâm.

23
Một ưu điểm của mẫu phân tầng là chúng ta có thể lấy một mẫu khá lớn từ một
nhóm nhỏ trong quần thể nghiên cứu của mình. Điều này cho phép chúng ta đạt được một
mẫu đủ lớn để có thể rút ra được những kết luận giá trị về một nhóm tương đối nhỏ mà
không cần phải thu thập một mẫu lớn không cần thiết (vì đắt tiền). Tuy nhiên, để làm
được như vậy, chúng ta phải sử dụng những tỷ lệ mẫu không đồng đều, và điều quan
trọng là phải điều chỉnh khi khái quát những phát hiện của chúng ta cho toàn bộ quần thề.
Ví dụ: một cuộc điều tra được tiến hành về cấp nước hộ gia đình trong một huyện
có 20.000 hộ gia đình, trong đó 20% số hộ thuộc vùng thành thị và 80% thuộc vùng nông
thôn. Người ta gợi ý rằng ở vùng thành thị việc tiếp cận nguồn nước sạch nhiều hơn ở
vùng nông thôn rất nhiều. Một quyết định được đưa ra là lấy 100 hộ gia đình thành thị
(trong số 4000, điều này cho tỷ lệ mẫu là 1/40) và 200 hộ gia đình nông thôn (trong số
16.000, cho tỷ lệ là 1/80). Vì chúng ta biết tỷ lệ mẫu của cả hai tầng, tỷ lệ tiếp cận với
nguồn nước sạch của toàn bộ hộ gia đình trong huyện đó có thể tính được.
2.1.4 Chọn mẫu chùm (cụm)
Có thể là khó khăn hoặc không thể lấy mẫu ngẫu nhiên đơn của những đơn vị của
một quần thể nghiên cứu, hoặc là bởi vì khung mẫu toàn bộ không sẵn có, hoặc là vì
những khó khăn khác về mặt hậu cần (như: dân sống quá rải rác, xa nhau trên một khu
vực rất rộng, có thể là thời gian quá hạn chế). Tuy nhiên, khi một danh sách các nhóm
của các đơn vị nghiên cứu có sẵn (như các làng, các trường học) hoặc có thể dễ dàng thực
hiện được, thì một số nhất định của những nhóm này có thể được chọn một cách ngẫu
nhiên.
Việc chọn những nhóm các đơn vị nghiên cứu (các cụm) thay cho việc chọn cá
nhân những đơn vị nghiên cứu được gọi là mẫu cụm. Các cụm thường là những đơn vị
địa lý (như: các huyện, các làng) hoặc những đơn vị tổ chức (như: các phòng khám,
những nhóm đào tạo).
Ví dụ: Trong một nghiên cứu về kiến thức, thái độ và thực hành liên quan tới
KHHGĐ ở những xã thuộc vùng nông thôn của một khu vực nhất định, người ta có trong
tay danh sách của toàn bộ các làng. Sử dụng danh sách này, người ta đã chọn một mẫu

24
ngẫu nhiên các làng và toàn bộ những người trưởng thành trong các làng được chọn đều
được phỏng vấn.
2.1.5 Mẫu xác suất tỷ lệ với kích thước (Probability Proportional to Size: PPS)
Quần thể đích có nhiều cụm (ví dụ: một huyện có nhiều xã), các cụm này có kích
thước không như nhau. Nếu dùng phương pháp ngẫu nhiên đơn để chọn một số cụm, rồi
chọn một số nhất định các hộ gia đình ở mỗi cụm vào mẫu thì những hộ ở các cụm có
kích thước (dân số) nhỏ hơn sẽ có cơ hội nhiều hơn được chọn vào mẫu so với những hộ
ở các cụm có kích thước lớn. Một phương pháp tốt hơn là chọn các cụm theo phương
pháp: xác suất được chọn tỷ lệ với kích thước của cụm.
Quy trình mẫu này như sau:
- Đánh số thứ tự vào các cụm;
- Lập bảng tần số dồn, sẽ có được tổng số dân toàn quần thể: m;
- Ấn định số cụm cần chọn vào mẫu: Nên chọn nhiều cụm để mỗi cụm có ít hộ vào
mẫu hơn là chọn ít cụm mà mỗi cụm có nhiều hộ. Giả sử ta chọn N cụm:
𝑚
Tìm khoảng cách mẫu k: 𝑘=
𝑁
- Chọn một số ngẫu nhiên R từ 1 đến k (dùng bảng số ngẫu nhiên);
- Tìm các cụm vào mẫu: dựa vào tần số dồn: theo tần số dồn, cụm nào có chứa các số
R + ik (i từ 0 đến N – 1) là những cụm được chọn vào mẫu.
Ví dụ: Một quần thể (một huyện chẳng hạn) có 17 cụm (xã), đã biết dân số của
mỗi cụm (xã) và tổng dân số toàn quần thể (huyện) m = 90.000. Cần chọn vào mẫu n =
100 hộ.
90.000
Giả sử chọn N = 10 cụm (xã), thì 𝑘= = 9.000
10
Chọn một số ngẫu nhiên R từ 1 đến 9000, ví dụ: chọn được số 5500, thì các cụm
(xã) được chọn vào mẫu là các cụm (xã) tương ứng với tần số dồn có chứa các số: 5500,
5500 + (1 x 9000), 5500 + (2 x 9000),…, 5500 + (9 x 9000) trừ các cụm (xã) có đánh dấu
.

25
Chọn cụm theo phương pháp PPS (Dữ kiện giả định)
Cụm Dân số Tần số ni Cụm Dân số Tần số ni
thứ dồn thứ dồn
1 3762 3762 9 2967 53407 5
2 4348 8110 7 10 9143 62550 15
3 6569 14679 10 11 4578 67128
4 5541 20220 12 5416 72544 9
5 7684 27904 12 13 1987 74531
6 8835 36739 14 14 7694 82225 12
7 6426 43165 10 15 2123 84348
8 7275 50440 16 3532 87880 6
17 2120 90000

Chọn được 10 cụm (xã), mỗi cụm (xã) chọn số hộ của mỗi cụm tương ứng với
kích cỡ của số hộ của cụm vào mẫu (theo bảng trên). Có thể dùng phương pháp ngẫu
nhiên đơn, hoặc dùng phương pháp khác (phương pháp EPI chẳng hạn) để chọn các hộ
gia đình vào mẫu.
2.1.6 Chọn mẫu nhiều giai đoạn
Trong những quần thể rất lớn và rải khắp mẫu có thể được tiến hành theo hai hoặc
nhiều giai đoạn. Đây thường là trường hợp của những nghiên cứu dựa trên cộng đồng,
trong đó người được phỏng vấn thuộc những làng khác nhau, và những làng này đã được
chọn từ những khu vực khác nhau.
Ví dụ: Trong một nghiên cứu việc sử dụng nhà vệ sinh tại một huyện, người ta đã
đi thăm 150 nhà để phỏng vấn với các thành viên trong các gia đình sống tại đó, cũng
như người ta đã quan sát loại và mức độ sạch, bẩn của các nhà vệ sinh. Huyện này bao
gồm 6 khu và mỗi khu có khoảng từ 6 tới 9 làng.
Quy trình mẫu 4 giai đoạn có thể được tiến hành ở đây:
1. Chọn 3 trong số 6 khu bằng cách chọn ngẫu nhiên đơn.

26
2. Đối với mỗi khu, chọn 5 làng bằng cách chọn ngẫu nhiên đơn (ta có 15 làng được
chọn).
3. Đối với mỗi làng chọn 10 hộ gia đình. Vì việc chọn các hộ gia đình chỉ ở trung tâm
làng sẽ gây ra những mẫu sai số, nên người ta khuyên nên áp dụng quy trình mẫu hệ
thống sau đây:
- Đi tới trung tâm làng
- Chọn hướng một cách ngẫu nhiên: quay một cái chai dưới đất cho hướng mà cổ chai
đã chỉ ra
- Đi theo hướng cổ chai đã chỉ và vào những nhà thứ 3 hoặc thứ 5 (tùy thuộc vào mức
độ làng đó lớn hay nhỏ) cho tới khi bạn có 10 nhà cần phỏng vấn. Trường hợp bạn đã đi
hết đường mà chưa có đủ số 10 nhà thì qyau lại trung tâm làng, đi về hướng đối diện với
hướng vừa đi cho tới khi có đủ 10 nhà. Nếu không có ai tiếp bạn trong nhà đã được chọn,
hãy sang ngay nhà bên cạnh.
4. Trước đó quyết định ai là người bạn định phỏng vấn (ví dụ: chủ hộ hoặc người già nhất
trong nhà đó….)
Quy trình mẫu nhiều giai đoạn được tiến hành theo nhiều giai đoạn và thông
thường có từ hai phương pháp mẫu trở lên.
Những ưu điểm cơ bản của mẫu cụm và mẫu nhiều giai đoạn là:
- Không cần thiết phải có khung mẫu gồm toàn bộ đơn vị mẫu của quần thể nghiên
cứu, chỉ cần có khung mẫu của các cụm là đủ. Chỉ có trong mỗi cụm là chúng ta cần lấy
khung mẫu của các đơn vị mẫu nghiên cứu.
- Mẫu này dễ chọn hơn là mẫu ngẫu nhiên đơn có cùng một kích thước vì những đơn
vị mẫu trong mẫu bản thân họ đã tập hợp với nhau thành các nhóm, thay vì sống rải rác
trong toàn bộ quần thể nghiên cứu.
Hạn chế chủ yếu là: So sánh với mẫu ngẫu nhiên đơn, sẽ có một xác suất lớn hơn
về sự không đại diện của mẫu được chọn ra. Có khả năng mẫu không đại diện tùy thuộc
chủ yếu vào số lượng cụm được chọn trong giai đoạn đầu tiên. Số cụm được chọn càng
nhiều bao nhiêu thì khả năng đại diện của mẫu càng lớn bấy nhiêu.

27
2.2 Chọn mẫu không xác suất
2.2.1 Chọn mẫu thuận tiện
Đạt được trên cơ sở các cá thể có sẵn khi thu thập số liệu. Ví dụ: tất cả các bệnh
nhân đến khám tại phòng khám hằng ngày. Phương pháp này không quan tâm đến việc sự
lựa chọn có ngẫu nhiên hay không. Đây là cách chọn mẫu hay gặp trong nghiên cứu lâm
sàng.
2.2.2 Chọn mẫu chỉ tiêu
Là phương pháp đảm bảo rằng một số nhất định các đơn vị mẫu từ các loại khác
nhau của quần thể nghiên cứu với các tính đặc trưng sẽ có mặt trong mẫu. Nó giống như
chọn mẫu tầng nhưng không ngẫu nhiên.
2.2.3 Chọn mẫu mục đích
Nhà nghiên cứu đã xác định trước các nhóm quan trọng để tiến hành thu thập số
liệu. Các nhóm khác nhau sẽ có tỷ lệ mẫu khác nhau. Đây là cách hay dùng trong các
điều tra thăm dò, phỏng vấn sâu.
2.3 Chọn mẫu trong thử nghiệm lâm sàng hoặc thực nghiệm
Thường được áp dụng khi tác giả muốn so sánh tác dụng của các phương pháp
điều trị khác nhau, hiệu quả của thuốc mới. Trong trường hợp này cần phải có hai nhóm
nghiên cứu để so sánh. Khi nghiên cứu này tiến hành trên người, sẽ có rất nhiều vấn đề
đạo đức và chọn mẫu. Người nghiên cứu phải đảm bảo tính an toàn của can thiệp. Mục
đích và lợi ích của nghiên cứu cần phải giải thích rõ ràng cho đối tượng được chọn vào
nghiên cứu và việc tham gia vào nghiên cứu phải hoàn toàn tự nguyện. Do đặc tính này
nên mẫu được chọn trong nghiên cứu loại này thường thiếu tính đại diện cho quần thể
chung, tuy nhiên nó có thể phần nào đại diện cho nhóm cá thể có cùng mọi tính chất như
cá thể được chọn vào nghiên cứu. Một điều cần lưu ý rằng: Mục địch ngoại suy không
quan trọng bằng mục đích thử nghiệm, do vậy điều quan trọng hơn là phân bố đối tượng
vào các nhóm nghiên cứu sau cho ngẫu nhiên.

28
3. Các sai số thường gặp trong quá trình chọn mẫu
Đây là sai số hệ thống trong quá trình chọn mẫu dẫn đến sự sai lệch, méo mó trong
kết quả nghiên cứu. Các sai lệch này là hậu quả của quá trình chọn mẫu không đúng là
cho mẫu thiếu tính đại diện. Có các loại sai số thường gặp sau:
3.1 Sự không đáp ứng
Là hiện tượng các cá thể từ chối tham gia nghiên cứu. Thông thường nhóm từ chối
này có một số tính chất khác với nhóm tham gia. Điều đó làm cho mẫu nghiên cứu thiếu
tính đại diện, mặc dù trước đó nó lựa chọn rất ngẫu nhiên. Loại sai lệch này thường hay
gặp trong thử nghiệm lâm sàng hoặc một số loại điều tra.
Cách khắc phục:
- Chuẩn hóa phương pháp thu thập số liệu: Các checklist cho phỏng vấn được thử test
và sửa lại cho phù hợp.
- Giải thích các đối tượng trước khi thu thập số liệu, nhất là với các thử nghiệm.
- Nếu vắng mặt thì người điều tra phải quay lại gặp cho bằng được.
- Nếu đối tượng không muốn hợp tác thì phải xem xét lại đối tượng này để tìm ra các
đặc điểm khác với những đối tượng tham gia.
- Có thể chọn thêm đối tượng vào mẫu để thay thế những người không tham gia, tuy
nhiên điều này chỉ nên làm khi lý do của sự vắng mặt không liên quan đến chủ đề của
nghiên cứu.
3.2 Nghiên cứu với người tình nguyện
Thông thường những người tình nguyên tham gia vào một nghiên cứu nào đó
thường quan tâm đến vấn đề nghiên cứu hơn người không tình nguyện. Đó là nguồn phát
sinh sai sót. Trong nghiên cứu thửu nghiệm lâm sàng hoặc can thiệp, để hạn chế sai số
người ta thường dùng các giải pháp: mù, thuốc giả, hoặc phân nhóm ngẫu nhiên.
3.3 Sai số do mùa
Có thể rằng những vấn đề nghiên cứu biểu hiện những đặc trưng khác nhau ở
những mùa khác nhau trong một năm. Đối với tính theo mùa này, những số liệu về tỷ lệ
hiện mắc và sự phân bố suy dinh dưỡng trong một cộng đồng nên được thu thập trong tất
cả các mùa chứ không nên thu thập chỉ vào một thời điểm. Khi phát hiện việc thực hành

29
cung cấp các dịch vụ sức khỏe, người ta cần chú ý tới sự thực là vào thời kỳ cuối của
những năm tài chính, những thiếu hụt có thể sẽ xảy ra trong những khoản ngân hàng nhất
định, và điều này có thể ảnh hưởng tới chất lượng của những dịch vụ.
3.4 Sai số do đường xá
Những khu vực nghiên cứu thường được chọn do người nghiên cứu dễ tiếp cận.
Tuy nhiên, những khu vực này có nhiều khả năng khác biệt một cách có hệ thống so với
những khu vực khó tiếp cận.
4. Cỡ mẫu
4.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến cỡ mẫu nghiên cứu
Một trong các câu hỏi khó nhất khi tiến hành thiết kế một đề cương nghiên cứu là
cỡ mẫu sẽ là bao nhiêu khi nghiên cứu được thực hiện. Câu trả lời này tùy thuộc vào một
số yếu tố sau:
- Loại thiết kế nghiên cứu: Có các công thức tính cỡ mẫu khác nhau với mỗi loại thiết
kế nghiên cứu.
- Loại phương pháp chọn mẫu: Nhìn chung thiết kế mẫu chùm yêu cầu cỡ mẫu lớn
hơn các thiết kế nghiên cứu khác.
- Độ lớn của tham số được nghiên cứu: Sự kiện nghiên cứu càng hiếm cỡ mẫu càng
lờn.
- Đặc tính biến thiên của tham số nghiên cứu: Sự khác nhau của tham số này giữa các
cá thể trong quần thể càng lớn thì cỡ mẫu càng phải nhiều.
- Mức độ sai lệch cho phép giữa tham số mẫu và tham số quần thể càng nhỏ thì cỡ mẫu
càng lớn.
- Kế hoạch phân tích số liệu: Phân tích đa biến yêu cầu cỡ mẫu lớn hơn phân tích đơn
biến. Phân tích phân tầng yêu cầu cỡ mẫu lớn hơn phân tích thô.
- Nếu người nghiên cứu muốn khảo sát nhiều biến số trong cùng một nghiên cứu thì cỡ
mẫu phải được xác định riêng cho từng loại biến số sau đó chọn cỡ mẫu lớn nhất.
- Khả năng thực thi nghiên cứu rất quan trọng trong việc chọn cỡ mẫu như: kinh phí
hiện có, nhân lực, việc đi lại, thời gian dành cho nghiên cứu.

30
4.2 Công thức tính cỡ mẫu
4.2.1 Nghiên cứu mô tả
Cỡ mẫu cho việc ước tính tỷ lệ trong quần thể
Ví dụ: Cỡ mẫu cho việc xác định tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ dưới 5 tuổi tại xã A. Công
thức chung có thể được viết như sau:
𝑝𝑥(1 −𝑝)
𝑛 = 𝑍21−𝛼
2 𝑑2

Trong đó:
n: mẫu nghiên cứu cần có
p: Tỷ lệ SDD tại một cộng đồng tương tự (ước tính từ một nghiên cứu trước đó hoặc
một nghiên cứu thử). Trong trường hợp thông tin này không biết, ta có thể giả sử p = 0,5,
khi đó p x (1-p) sẽ lớn nhất và cỡ mẫu cũng tối đa.
d: Khoảng sai lệch mong muốn giữa tỷ lệ từ mẫu và tỷ lệ thật của quần thể. Trong
trường hợp này được coi là sai số tuyệt đối. Thông thường người nghiên cứu thường chọn
d=0,05, điều này có ý nghĩa rằng tỷ lệ SDD thực trong quần thể là 5%.
α: Mức ý nghĩa thống kê (được quy định bởi nhà nghiên cứu).
𝑍1−𝛼/2
2 : Giá trị Z thu được từ bảng Z tương ứng với giá trị α được chọn:

Với α=0,1, 𝑍1−𝛼/2


2 =1,645

Với α=0,05, 𝑍1−𝛼/2


2 =1,96

Với α=0,01, 𝑍1−𝛼/2


2 =2,58
Chú ý: Ngoài ra người ta còn tính cỡ mẫu để ước lượng tỷ lệ với sai số tương đối.
𝑝𝑥(1 −𝑝)
𝑛 = 𝑍21−𝛼
2 (𝑝. 𝜀)2

Trong trường hợp này ε được chọn là một tỷ lệ nào đó so với p. Công thức tính cỡ
mẫu trên là dành lấy mẫu từ một dân số vô hạn hay khá lớn. Nếu cỡ mẫu vào khoảng từ
10% dân số trở lên, ta có thể điều chỉnh để có cỡ mẫu nhỏ hơn.

31
𝑁𝑥𝑃
𝑁ℎ𝑐 - =
𝑁+𝑃

Với N là cỡ mẫu chưa hiệu chỉnh, P là kích thước của dân số đích và 𝑁ℎ𝑐 là cỡ
mẫu sau khi đã hiệu chỉnh.
- Chúng ta cũng nên phải trù liệu cho những số liệu bị mất, những trường hợp từ chối
nghiên cứu bằng cách tăng cỡ mẫu.
Cỡ mẫu cho việc kiểm định tỷ lệ
{𝑍1−𝛼/2 √𝑝0(1−𝑝0) +𝑍1−𝛽 √𝑝𝑎(1−𝑝𝑎 ) }
𝑛=
(𝑝𝑎 − 𝑝0)2

n: Cỡ mẫu nghiên cứu cần có


𝑝0: Tỷ lệ cần kiểm định
𝑝𝑎: Tỷ lệ thật trong quần thể
α: Mức ý nghĩa thống kê, là xác suất của việc phạm phải sai lầm loại I (loại bỏ H0 khi
nó đúng) α cũng xác định là 0,1 hoặc 0,05 hoặc 0,01 tương ứng với độ tin cậy là 90%,
95% và 99%.
β: Là xác suất của việc phạm phải sai lầm loại II (chấp nhận H0 khi nó sai). 1-β gọi là
lực mẫu (sức mạnh của phép kiểm định). Lực mẫu là mong muốn của chúng ta phát hiện
ra sự khác biệt (có ý nghĩa thống kê), nói cách khá chính xác là xác suất có được kết quả
nghiên cứu có ý nghĩa. Lực mẫu càng lớn, cỡ mẫu sẽ càng lớn. Thông thường, nhà nghiên
cứu thường ấn định lực mẫu 80%, 90%, 95%.
𝑍1−𝛼/2 và 𝑍1−𝛽 được xác định bằng cách tra bảng
Với β=0,2 (lực mẫu là 80%), 𝑍1−𝛽=0,86
Với β=0,1 (lực mẫu là 90%), 𝑍1−𝛽=1,28
Với β=0,05 (lực mẫu là 95%), 𝑍1−𝛽=1,65
Ví dụ: Giả sử tỷ lệ thành công trong phẫu thuật của một loại tim mạch đã được
báo cáo trong y văn là 70%. Một phương pháp mới điều trị nội khoa đang được đề nghị
có hiệu quả tương đương. Một bệnh viện không có phương tiện phẫu thuật nên muốn áp
dụng phương pháp điều trị mới. Muốn 90% khả năng để chứng minh tác dụng tương

32
đương của phác đồ điều trị nội khoa so với phẫu thuật, với độ chính xác là 10%, ở mức
tin cậy là 95%, cỡ mẫu là bao nhiêu:
Giải:
𝑝0=0,70
𝑝𝑎=0,8 hoặc 0,6
α=0,05 suy ra 𝑍1−𝛼/2=1,96
1-β=90 suy ra 𝑍1−𝛽=1,28
Thế vào công thức:
Nếu 𝑝𝑎=0,8 thì n=200
Nếu 𝑝𝑎=0,6 thì n=233
Do đó, cỡ mẫu cần chọn là 233 bệnh nhân.
4.2.2 Công thức tính cỡ mẫu cho nghiên cứu bệnh chứng
Ước lượng tỷ số chênh
2
𝑍1−𝛼/2 1 1
𝑛= [ + ]
ln(1−𝜀) 𝑝1(1−𝑝1 𝑝2(1−𝑝2)
n: cỡ mẫu nghiên cứu cần có trong mỗi nhóm
𝑝1: Tỷ lệ các cá thể phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ được ước lượng trong nhóm bệnh
𝑝2: Tỷ lệ các cá thể phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ được ước lượng trong nhóm chứng
ε: Mức độ chính xác mong muốn (chênh lệch cho phép giữa tỷ suất chênh (OR) thực
của quần thể là OR thu được từ mẫu).
Chú ý: Trong trường hợp biết một trong hai giá trị 𝑝1 hoặc 𝑝2 và OR, ta có thể
tính giá trị chưa biết qua công thức sau:
𝑂𝑅𝑥𝑝2
𝑝1 =
𝑂𝑅𝑥𝑝 + (1 − 𝑝)
2 2

Kiểm định tỷ số chênh


2
{𝑍1−𝛼/2 √2𝑝2 (1 − 𝑝2 ) + 𝑍1−𝛽 √𝑝1 (1 − 𝑝1 ) + 𝑝2 (1 − 𝑝2 )}
𝑛=
(𝑝1 − 𝑝2)2

n: Cỡ mẫu nghiên cứu cần có trong mỗi nhóm

33
𝑝1: Tỷ lệ các cá thể phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ được ước lượng trong nhóm bệnh
𝑝2: Tỷ lệ các cá thể phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ được ước lượng trong nhóm chứng
α: Xác suất của việc phạm phải sai lầm loại I
β: Xác suất của việc phạm phải sai lầm loại II
4.2.3 Công thức tính cỡ mẫu cho nghiên cứu thuần tập (Đoàn hệ)
Ước lượng nguy cơ tương đối
2
𝑍1−𝛼/2 (1− 𝑝1) (1 −𝑝2)
𝑛= [ + ]
ln(1−𝜀)2 𝑝1 𝑝2

n: Cỡ mẫu nghiên cứu cần có trong mỗi nhóm


𝑝1: Tỷ lệ các cá thể mắc bệnh được ước lượng trong nhóm tiếp xúc với yếu tố nguy cơ
𝑝2: Tỷ lệ các cá thể mắc bệnh được ước lượng trong nhóm không tiếp xúc với yếu tố
nguy cơ
Hai tỷ lệ 𝑝1, 𝑝2 có thể được lấy từ kết quả nghiên cứu trước đó hoặc kết quả từ nghiên
cứu thử
ε: Mức độ chính xác mong muốn (chênh lệch cho phép giữa nguy cơ tương đối (RR)
thực của quần thể là RR thu được từ mẫu).
Chú ý: Trong trường hợp biết một trong hai giá trị 𝑝1 hoặc 𝑝2 và RR, ta có thể
tính giá trị chưa biết qua công thức sau:
𝑝2 = 𝑅𝑅𝑥𝑝1
Kiểm định nguy cơ tương đối

2
{𝑍1−𝛼/2 √2𝑝∗ (1 − 𝑝∗ ) + 𝑍1−𝛽 √𝑝1 (1 − 𝑝1 ) + 𝑝2 (1 − 𝑝2 )}
𝑛=
(𝑝1 − 𝑝2)2

n: Cỡ mẫu nghiên cứu cần có trong mỗi nhóm


𝑝1: Tỷ lệ các cá thể mắc bệnh được ước lượng trong nhóm tiếp xúc với yếu tố nguy cơ
𝑝2: Tỷ lệ các cá thể mắc bệnh được ước lượng trong nhóm không tiếp xúc với yếu tố
nguy cơ
𝑝1+𝑝2
𝑝∗ = : Tỷ lệ mắc bệnh trung bình
2

34
4.2.4 Cỡ mẫu trong nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng
So sánh tỷ lệ phần trăm
2
{𝑍1−𝛼/2 √2𝑝(1 − 𝑝) + 𝑍1−𝛽 √𝑝1 (1 − 𝑝1 ) + 𝑝2 (1 − 𝑝2 )}
𝑛=
(𝑝1 − 𝑝2)2
n: Cỡ mẫu nghiên cứu trong mỗi nhóm
𝑝1: Tỷ lệ các cá thể khỏi bệnh trong nhóm can thiệp
𝑝2: Tỷ lệ các cá thể khỏi bệnh trong nhóm chứng
𝑝1+𝑝2
p: Tỷ lệ khỏi trung bình của nhóm can thiệp và nhóm không can thiệp 𝑝 =
2

So sánh hai trung bình


Ví dụ: Cỡ mẫu cho việc xác định sự khác nhau của hàm lượng đường huyết nhóm
điều trị thuốc mới và nhóm đối chứng tại Khoa nội bệnh viện Đa khoa tỉnh Trà Vinh.
(𝜎
1 +𝜎 )(𝑍
2 2 +𝑍 )2
𝑛= 2 1−𝛼/2 1−𝛽
(𝜇1 − 𝜇2)2

n: Cỡ mẫu nghiên cứu trong mỗi nhóm


𝜇1,𝜇2: Giá trị trung bình của can thiệp và nhóm không can thiệp
𝜎1, 𝜎2: Độ lệch chuẩn giá trị trung bình của nhóm can thiệp và nhóm không can thiệp.
Các giá trị trung bình, độ lệch chuẩn có thể được ước tính từ các nghiên cứu trước hoặc
nghiên cứu thử.
4.2.5 Cỡ mẫu trong nghiên cứu mô tả đối với giá trị trung bình
Cỡ mẫu cho việc ước tính giá trị trung bình trong quần thể
Ví dụ: Cỡ mẫu cho việc xác định nồng độ Cholesterol trung bình của trường Đại
học Trà Vinh. Công thức chung có thể được viết như sau:
𝜎2
𝑛 =𝑍 2 1−𝛼/2 2
𝑑
Trong đó:
n: Cỡ mẫu nghiên cứu cần có
σ: Độ lệch chuẩn quần thể (ước tính từ nghiên cứu trước hoặc một nghiên cứu thử)

35
d: Khoảng sai lệch cho phép giữa hàm lượng Cholesterol thu được từ mẫu nghiên cứu
và hàm lượng Cholesterol thật sự của quần thể.
Cỡ mẫu cho việc kiểm định một trung bình dân số
2
𝜎2(𝑍1−𝛼/2 + 𝑍1−𝛽)
𝑛=
(𝜇0 − 𝜇𝑎)2
n: Cỡ mẫu nghiên cứu cần có
σ: Độ lệch chuẩn (ước tính từ nghiên cứu trước hoặc một nghiên cứu thử). Trong
trường hợp này độ lệch chuẩn của hai nhóm là như nhau.
𝜇0: Trị số trung bình cần kiểm định
𝜇𝑎: Trị số trung bình thật trong quần thể
Hiệu lực thiết kế (Design Effect): D
Trong nhiều trường hợp chọn mẫu như chọn mẫu phân tầng, mẫu cụm, chọn mẫu
nhiều giai đoạn. Để đảm bảo tính chính xác của mẫu, nhà nghiên cứu thường nhân cỡ
mẫu với hệ số gọi là hiệu lực thiết kế (D). Thông thường các nhà nghiên cứu chọn D=2.

36
Bài 5
PHƯƠNG PHÁP VÀ CÔNG CỤ THU THẬP SỐ LIỆU

Mục tiêu học tập


1. Trình bày được các phương pháp và kỹ thuật thu thập số liệu
2. Nêu ưu và nhược điểm của các kỹ thuật thu thập số liệu
3. Trình bày được các bước tiến hành thiết kế bộ câu hỏi
4. Thiết kế được bộ công cụ thu thập số liệu
5. Trình bày được các loại sai lệch trong quá trình thu thập số liệu, cách khắc phục
Nội dung học tập
1. Các phương pháp và kỹ thuật thu thập số liệu
Các kỹ thuật thu thập số liệu cho phép ta thu thập thông tin một cách hệ thống về
các đối tượng nghiên cứu của chúng ta (người, vật thể và hiện tượng) và về các bối cảnh
của đối tượng nghiên cứu. Các kỹ thuật thu thập số liệu khác nhau có thể được sử dụng
là:
- Sử dụng các thông tin sẵn có
- Quan sát
- Phỏng vấn trực tiếp
- Điền tra bằng bộ câu hỏi in sẵn
- Thảo luận nhóm trọng tâm
- Các kỹ thuật thu thập số liệu khác
1.1 Sử dụng các thông tin sẵn có
Chúng ta luôn có sẵn một khối lượng lớn các thông tin do người khác thu thập,
mặc dù các thông tin này có thể không nhất thiết là đã được phân tích hay công bố. Xác
định các nguồn số liệu và thu thập các thông tin đó là một điểm khởi đầu tốt cho bất kỳ
một cố gắng thu thập số liệu nào.
Ví dụ: Việc phân tích các thông tin được thu thập hằng ngày của các cơ sở y tế có
thể rất có ích trong việc xác định vấn đề trong bối cảnh của các can thiệp nào đó hay

37
trong việc cung cấp thuốc, hay trong việc xác định mức độ gia tăng của số mới mắc một
bệnh nào đó. Đôi khi các yếu tố góp phần tạo nên vấn đề cũng có thể được xác định từ
nguồn số liệu tương tự; đôi khi người ta cần phải tiến hành thêm một số các nghiên cứu
bổ sung để giải quyết vấn đề.
1.2 Quan sát
Quan sát là một kỹ thuật bao gồm việc lựa chọn, quan sát và ghi chép một cách có
hệ thống về các hành vi và đặc tính của cơ thể sống, vật thể hay hiện tượng.
Quan sát hành vi của con người là kỹ thuật thu thập số liệu được sử dụng phổ biến
nhất. Nó có thể được tiến hành theo các cách khác nhau:
- Quan sát có tham gia: Quan sát viên tham dự vào trong bối cảnh quan sát.
- Quan sát không tham gia: Quan sát viên quan sát tình huống một cách công khai hay
kín đáo, nhưng không tham dự vào tình huống quan sát.
1.3 Phỏng vấn
Phỏng vấn là một kỹ thuật thu thập số liệu thông qua hỏi đối tượng nghiên cứu. Có
thể hỏi từng cá nhân hay hỏi cả nhóm. Các câu trả lời cho các câu hỏi trong quá trình
phỏng vấn được ghi chép lại (trong quá trình phỏng vấn hoặc ngay sau khi kết thúc phỏng
vấn) hoặc dùng máy ghi âm thu lại các câu trả lời.
1.4 Điều tra bằng bộ câu hỏi in sẵn
Một bộ câu hỏi được in sẵn (còn gọi là bộ câu hỏi tự điền) là một công cụ thu thập
số liệu trong đó các câu hỏi được viết sẵn được đưa tới đối tượng nghiên cứu và họ trả lời
bằng cách tự điền vào. Một bộ câu hỏi viết có thể được sử dụng theo các cách khác nhau,
ví dụ:
- Gửi các bộ câu hỏi qua đường bưu điện có các chỉ dẫn rõ ràng cách trả lời các câu
hỏi và đề nghị gửi lại bộ câu hỏi đã được điền qua đường bưu điện;
- Tập trung tất cả hay một phần các đối tượng phỏng vấn tại một nơi và vào trong cùng
một thời điểm, đọc hay viết hướng dẫn và để đối tượng nghiên cứu điền đầy đủ vào các
bộ câu hỏi; hay
- Phát tận tay các bộ câu hỏi cho người trả lời và thu lại sau đó.
1.5 Thảo luận nhóm trọng tâm

38
Thảo luận nhóm trọng tâm (Focus Group Discussion – FGD) là một thảo luận
nhóm gồm 6 – 12 người có một người hướng dẫn, trong quá trình thảo luận các thành
viên có thể tự do phát biểu ý kiến của mình về một chủ đề nhất định.
Mục đích của thảo luận nhóm trọng tâm là để thu được các thông tin sâu về các
khái niệm, nhận thức và các ý kiến của nhóm. Mục đích của thảo luân nhóm là thu được
nhiều thông tin hơn là các câu trả lời cho các câu hỏi. Ý tưởng để các thành viên trong
nhóm tự thảo luận với nhau về chủ đề nêu ra.
1.6 Phân biệt giữa các kỹ thuật và công cụ thu thập số liệu
Nhằm loại bỏ những nhầm lẫn trong việc sử dụng các thuật ngữ này, bảng dưới
đây sẽ chỉ ra sự khác biệt giữa kỹ thuật và công cụ được sử dụng trong công tác thu thập
số liệu.
Các kỹ thuật và công cụ thu thập số liệu
Kỹ thuật thu thập số liệu Công cụ thu thập số liệu
Sử dụng các thông tin sẵn có Bảng kiểm, các mẫu thu thập số liệu tổng
hợp
Quan sát Mắt và các giác quan khác, bút, giấy đồng
hồ, cân, kính hiển vi…
Phỏng vấn Lịch trình phỏng vấn, bảng kiểm, bộ câu
hỏi và máy ghi âm
Thao tác điền bộ câu hỏi viết (in) sẵn Bộ câu hỏi

39
1.7 Ưu và nhược điểm các kỹ thuật thu thập số liệu

Ưu và nhược điểm của các kỹ thuật thu thập số liệu khác nhau
Kỹ thuật Ưu điểm Nhược điểm
- Rẻ tiền vì các số liệu đều đã - Việc tiếp cận các số liệu không
có sẵn phải lúc nào cũng dễ dàng
- Cho phép tìm hiểu các xu - Có thể nảy sinh các vấn đề đạo
Sử dụng các thông hướng trong quá khứ đức liên quan đến việc giữ bí mật
tin sẵn có cho các số liệu
- Các thông tin thu thập có thể
không chính xác hay không đầy
đủ
- Thu thập được các thông tin - Có thể nảy sinh các vấn đề đạo
chi tiết và phù hợp với bối cảnh đức liên quan đến việc giữ bí mật
nghiên cứu hơn hay tính chất riêng tư
- Cho phép thu thập các số liệu - Có thể xuất hiện các sai lệch gây
mà không được đề cập đến nên bởi điều tra viên (điều tra
trong bộ câu hỏi viên chỉ quan sát những gì mà họ
Quan sát
quan tâm)
- Cho phép thử nghiệm mức độ - Sự xuất hiện của người thu thập
tin cậy của các câu trả lời số liệu có thể tác động đến bối
cảnh được quan sát
- Đòi hỏi có sự đào tạo cẩn thận
các trợ lý nghiên cứu
- Phù hợp đối với những đối - Sự có mặt của điều tra viên có
tượng nghiên cứu không biết thể làm ảnh hưởng đến các câu trả
chữ lời
- Cho phép làm rõ các câu hỏi - Ghi chép về các sự kiện có thể
Phỏng vấn
khi phỏng vấn không được đầy đủ như các thông
- Tỷ lệ đáp ứng (trả lời) cao tin thu thập được thông qua quan
hơn so với dùng các bộ câu hỏi sát.
dạng viết, in sẵn
- Ít tốn kém hơn - Không thể áp dụng được đối với
- Cho phép đối tượng nghiên các đối tượng không biết chữ
cứu không phải lộ danh nên có - Tỷ lệ trả lời thấp
thể có được các câu trả lời chân
thực hơn
Bộ câu hỏi tự điền
- Không đòi hỏi phải có trợ lý
nghiên cứu - Các câu hỏi có thể bị hiểu lầm
- Giảm sai lệch do việc diễn đạt
câu hỏi khác nhau cho các đối
tượng khác nhau

40
2. Bộ câu hỏi phỏng vấn
2.1 Các yếu tố cân nhắc khi thiết kế bộ câu hỏi
Một khi ta đã quyết định sử dụng các kỹ thuật này, ta cần phải cân nhắc các câu
hỏi sau đây trước khi thiết kế bộ câu hỏi của chúng ta.
- Căn cứ theo các mục tiêu và các biến đã được xác định, cụ thể và chính xác là bạn
cần biết những gì?
- Ai là người mà ta sẽ hỏi và ta sẽ sử dụng các kỹ thuật nào?
- Người cung cấp thông tin cho ta là những người biết chữ hay không biết chữ?
- Cỡ mẫu mà chúng ta sẽ phỏng vấn có bao nhiêu người?
2.2 Các loại câu hỏi
2.2.1 Câu hỏi mở
Các câu hỏi mở cho phép đối tượng nghiên cứu được trả lời tự do theo ngôn từ của
họ. Người trả lời hay đối tượng nghiên cứu không được cung cấp bất kỳ một câu trả lời
nào để lựa chọn.
Những câu hỏi loại này rất có ích cho việc thu thập thông tin trên các vấn đề:
- Các sự kiện mà nhà nghiên cứu không quen thuộc;
- Các ý kiến, thái độ và các gợi ý của người cung cấp thông tin, hay
- Các vấn đề nhạy cảm.
Ví dụ:
- Bạn có thể mô tả một cách chính xác bà đỡ (mụ vườn) làm gì khi bạn đang bắt đầu
trở dạ không?
- Bạn sẽ làm gì nếu như bạn nhận thấy rằng đứa con gái đang học trong trường phổ
thông của bạn có quan hệ với thầy giáo?
2.2.2 Câu hỏi đóng
Các câu hỏi đóng đề xuất một loạt các lựa chọn hay các câu trả lời có thể để người
trả lời tự chọn.
Khi thiết kế các câu hỏi đóng bạn nên cố gắng:
- Đưa ra được một danh mục các lựa chọn mang tính chất toàn diện và tương khắc
(loại trừ lẫn nhau), và

41
- Giữ làm sao cho số các lựa chọn càng ít càng tốt.
Sử dụng các câu hỏi đóng rất có lợi trong trường hợp các khả năng trả lời có thể có
đều đã được biết.
Ví dụ:
Tình trạng hôn nhân của bạn như thế nào?
1. Không/Chưa lập gia đình
2. Đã kết hôn/sống cùng với nhau
3. Ly thân, ly hôn, ở góa
Đã bao giờ bạn đi đến khám bệnh ở trạm y tế xã chưa?
1. Có
2. Không
Câu hỏi đóng cũng có thể sử dụng trong trường hợp nếu ta chỉ quan tâm đến một
số khía cạnh nào đó của vấn đề và không muốn làm mất thời gian của điều tra viên cũng
như của đối tượng nghiên cứu qua việc thu thập các thông tin không cần thiết. Ví dụ, một
nhà nghiên cứu quan tâm đến thành phần đạm trong bữa ăn gia đình có thể hỏi:
Ngày hôm qua bạn đã ăn những loại thức ăn nào dưới đây? (khoanh tròn vào chữ “Có”
hoặc “Không” cho mỗi loại thức ăn)
- Đậu Có Không
- Cá hay thịt Có Không
- Trứng Có Không
- Sữa hay pho mát Có Không

42
2.2.3 Ưu điểm và nhược điểm của câu hỏi đóng và câu hỏi mở
Câu hỏi mở Câu hỏi đóng
- Trong giai đoạn lập kế hoạch - Câu trả lời có thể ghi chép được nhanh
nghiên cứu các vấn đề này chưa chóng
được đề cập đến và như vậy nó sẽ - Phân tích dễ dàng
cung cấp các thông tin mới có giá
trị trong việc làm sáng tỏ vấn đề.
Ưu điểm
- Các thông tin được cung cấp
theo các kiểu cách khác nhau và
như vậy chắc chắn có giá trị hơn
là các câu hỏi đã được gợi ý từ
trước.
- Cần có điều tả viên có kỹ năng - Các câu hỏi đóng kém phù hợp cho các
trong việc mở đầu và dẫn dắt bàn cuộc phỏng vấn trực diện với các đối
luận cũng như tập trung vào các tượng không biết chữ
vấn đề thích hợp cần thiết và ghi - Người trả lời có thể chọn những lựa
nhận được tất cả các thông tin chọn mà chính bản thân họ cũng không
Nhược
quan trọng nghĩ tới (câu hỏi gợi ý – sai chệch)
điểm
- Khâu phân tích tốn nhiều thời - Những thông tin quan trọng có thể bị
gian và cần phải có kinh nghiệm bỏ qua nếu như điều tra viên không hỏi
- Điều tra viên và đối tượng nghiên cứu
có thể không chú ý sau một loạt các câu
hỏi đóng

2.2.5 Câu hỏi mở ở cuối


Là dạng phối hợp của hai loại trên nhằm hạn chế các nhược điểm của chúng.
Ví dụ: Gia đình anh/chị thường sửu dụng các nguồn nước nào dưới đây để ăn, uống
(khoanh tròn các số thích hợp).
1. Nước máy

43
2. Nước mưa
3. Nước giếng khơi
4. Nước sông, suối
5. Nguồn khác (ghi rõ):………
2.2.4 Câu hỏi đo lường thái độ
Câu hỏi đo lường thái độ dựa trên thang đo Likert và câu hỏi loại buộc lựa chọn do
một nhà tâm lí học người Mỹ tên là Likert phát minh.
Ưu điểm chính:
- Làm dễ dàng hơn việc xây dựng câu hỏi để xác định thái độ của người dân
- Thuận tiện trong việc trả lời, phân tích câu hỏi
- Cho phép phân biệt nhiều mức độ khác nhau của thái độ.
Ví dụ:
Câu hỏi đo lường thái độ theo Likert: Ý kiến của ông/bà như thế nào với câu nói
“Bác sĩ của trạm y tế luôn luôn giải thích việc điều trị cho tôi” (khoanh một lựa chọn)
1. Rất đồng ý
2. Đồng ý
3. Không ý kiến
4. Không đồng ý
5. Rất không đồng ý
Do người trả lời chọn câu 3 “Không ý kiến”, bề sau khó phân tích nếu chúng ta
chia thành 2 nhóm. Vì vậy, một số nhà nghiên cứu sử dụng loại câu hỏi buộc lựa chọn.
Ví dụ:
Ý kiến của ông/bà như thế nào với câu nói “Bác sĩ của trạm y tế luôn luôn giải
thích việc điều trị cho tôi” (khoanh một lựa chọn)
1. Rất đồng ý
2. Đồng ý
3. Không đồng ý
4. Rất không đồng ý

44
2.3 Các bước thiết kế bộ câu hỏi
Bước 1: Quyết định những thành phần chính trong bộ câu hỏi
- Phần hành chính
- Thông tin kiến thức về bệnh SXH
- Thông tin thực hành của người dân về bệnh SXH
- Thông tin về bệnh SXH của trẻ dưới 15 tuổi trong 2 năm qua
Bước 2: Lựa chọn loại câu hỏi và xây dựng một hay nhiều câu hỏi giúp cho việc cung cấp
các thông tin cần thiết cho từng phần chính.
Ví dụ: Phần hành chính có các câu hỏi:
- Tên xã/phường, ấp/khu vực khảo sát
- Số thứ tự của hộ
- Họ tên người được phỏng vấn…
Bước 3: Tạo thứ tự cho các câu hỏi: Thiết kế lịch trình phỏng vấn hay bộ câu hỏi của bạn
làm sao cho dễ dàng sử dụng
Điểm chú ý:
- Thứ tự của các câu hỏi phải đảm bảo tính logic cho người trả lời và tính tự nhiên có
thể được đối với cuộc bàn luận, thậm chí kể cả ở trong các cuộc phỏng vấn mang đậm
tính cấu trúc từ trước.
- Hãy bắt đầu bằng các câu hỏi thú vị không mang tính mâu thuẫn và đối kháng (nên là
các câu hỏi mở) mà trực tiếp liên quan đến chủ đề nghiên cứu. Cách bắt đầu như vậy cần
làm sao giúp khơi dậy được mối quan tâm của người cung cấp thông tin và làm giảm đi
mối nghi ngờ liên quan đến mục đích của cuộc phỏng vấn (ví dụ như mục đích của cuộc
phỏng vấn là cung cấp các thông tin sử dụng vào việc thu thuế).
- Sắp xếp các câu hỏi nhạy cảm càng về cuối của cuộc phỏng vấn càng tốt (ví dụ các
câu hỏi về thu thập, các vấn đề chính trị, hành vi tình dục hay những bệnh mà gắn liền họ
với các mặc cảm).
- Hãy sử dụng ngôn từ đơn giản và đời thường.
- Hãy làm sao để bộ câu hỏi của bạn càng ngắn càng tốt.
Bước 4: Mã hóa các thông tin từ câu hỏi

45
Các thông tin cần phải được mã hóa để dễ dàng cho quá trình nhập và phân tích
sau này.
Ví dụ:
Biến danh mục: Giới tính của đối tượng được phỏng vấn:
1. Nam
2. Nữ
Biến thứ hạng: Trình độ học vấn của đối tượng
1. Không biết chữ
2. Cấp 1
3. Cấp 2
4. Cấp 3
5. Trung cấp, đại học, sau đại học
Biến định lượng (biến liên tục): Nên để 1 khoảng trống để ghi vào
Ví dụ: Anh/chị bao nhiêu tuổi?. .................... tuổi
Điểm chú ý: Khi kết thúc cấu trúc bộ câu hỏi, cần phải đảm bảo rằng:
- Mỗi bộ câu hỏi phải có tiêu đề và khoảng trống để điền số, ngày và địa điểm tiến
hành phỏng vấn và nếu như theo yêu cầu, tên người cung cấp thông tin. Bạn có thể đưa
cả tên điều tra viên để làm dễ dàng hơn việc kiểm tra chất lượng.
- Cách trình bày, bố trí làm sao để các câu hỏi có liên quan đến nhau phải ở cùng trên
một trang. Nếu như bộ câu hỏi quá dài thì ta nên đánh tiêu đề nhỏ cho mỗi nhóm câu hỏi
nhỏ.
- Phải có đủ chỗ để điền câu trả lời cho các câu hỏi mở.
- Các hộp dành cho câu trả lời được phân loại trước phải được sắp đặt theo một trình
tự nhất định (ví dụ ở nữa bên phải của trang giấy)
- Nếu như bạn dùng máy vi tính thì lề bên phải của trang phải được dành cho các hộp
(ô) chứa mã của bộ câu hỏi khi đưa vào máy.
Bước 5: Dịch thuật

46
Nếu như phỏng vấn được thực hiện dưới một hay nhiều tiếng địa phương khác
nhau thì bộ câu hỏi phải được dịch ra các thứ tiếng đó và các cách tiến hành hỏi các câu
hỏi cũng phải được chuẩn hóa.
Sau khi dịch xong bạn phải tiến hành dịch ngược lại bộ câu hỏi sang ngôn ngữ gốc
mà bộ câu hỏi đã được dịch từ đầu. Sau đó bạn so sánh giữa hai bản để tìm sự khác biệt
và quyết định việc cấu trúc lại câu liên quan đến các khái niệm khó hiểu trong bộ câu hỏi.
Bước 6: Thử nghiệm và hoàn thiện bộ câu hỏi
Sau khi thiết kế xong bộ câu hỏi cần thiết phải tiến hành thử nghiệm (phỏng vấn
thử). Đối tượng thử nghiệm nên chọn là đối tượng nghiên cứu. Mục đích của thử nghiệm
bộ câu hỏi là làm cho bộ câu hỏi càng hoàn chỉnh trước khi đem đi phỏng vấn chính thức.
3. Các ví dụ về công cụ thu thập số liệu
3.1 Bộ câu hỏi phỏng vấn
BỘ CÂU HỎI PHỎNG VẤN KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH PHÒNG
BỆNH UỐN VÁN SƠ SINH CỦA PHỤ NỮ CÓ CON DƯỚI 6 THÁNG TUỔI TẠI
QUẬN NINH KIỀU THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Mã phiếu:…………
A. PHẦN THÔNG TIN CHUNG
Họ tên người được phỏng vấn: .....................................................................................
Năm sinh:......................................................................................................................
Địa chỉ: .........................................................................................................................
Số điện thoại liên lạc (nếu có): .....................................................................................
Stt Nội dung Trả lời Mã hoá
Cô/ chị thuộc dân tộc 1. Kinh
A1
nào? 2. Khác (ghi rõ):………………………..
1. Phật giáo
Cô/chị có theo tôn 2. Thiên chúa giáo
A2
giáo nào không? 3. Không
4. Khác (ghi rõ):………………………..

47
1. Nông dân
2. Công nhân
3. Công nhân viên
A3 Cô/ chị làm nghề gì?
4. Nội trợ
5. Buôn bán
6. Khác (ghi rõ):……………………….
1. Mù chữ
2. Cấp 1
Trình độ học vấn cao
A4 3. Cấp 2
nhất của Cô/chị?
4. Cấp 3
5. Trung cấp trở lên
1. Nghèo
Tình trạng kinh tế gia
A5 2. Cận nghèo
đình của Cô/chị?
3. Không nghèo
1. 1
Hiện tại Cô/chị có
A6 2. 2
mấy con rồi?
3. > 2
Có bao nhiêu trẻ dưới 1. 1
A7
6 tháng tuổi? 2. 2 trẻ trở lên
Trẻ dưới 6 tháng tuổi
1. Thứ 1
A8 là trẻ thứ mấy trong
2. Thứ 2 trở lên
nhà?
Cô/chị hãy cho biết
A9 Họ và tên trẻ:………………………………..
một số thông tin về
A10 Ngày sinh:……../ ............ /2014
trẻ?

48
3.2 Phiếu thu thập thông tin thứ cấp

Phiếu thu thập thông tin chấn thương


(Thu thập qua bệnh án)
(Điều tra viên ghi lại những thông tin phù hợp)
Mã phiếu:…………….
1. Họ và tên:.......................................................................................................................
2. Giới: ...............................................................................................................................
3. Tuổi:...............................................................................................................................
4. Nghề nghiệp:..................................................................................................................
5. Địa chỉ: ..........................................................................................................................
6. Ngày vào viện:
7. Số bệnh án: ....................................................................................................................
8. Chẩn đoán: .....................................................................................................................
9. Kết quả điều trị: 1. Khỏi/đỡ 2. Tử vong 3. Nặng/chuyển
10. Số ngày điều trị .........................................................ngày
11. Tổng số tiền viện phí: ............................................... đồng
Trong đó:
- Tiền thuốc, dịch truyền: ......................................................................................... VNĐ
- Tiền xét nghiệm, chụp X-quang, siêu âm............................................................... VNĐ
- Tiền giường bệnh: .................................................................................................. VNĐ
- Tiền thủ thuật/mổ ................................................................................................... VNĐ
- Tiền khác (ghi rõ): .................................................................................................. VNĐ
Mô tả tóm tắt tình trạng bệnh: ..................................................................................
Trà Vinh, ngày……..tháng……năm….
Người điều tra

49
4. Sai lệch trong thu thập thông tin
Sai số trong thu thập thông tin là sự méo mó, lệch lạc dẫn đến kết quả là các thông
tin thu thập được không đại diện cho bối cảnh thực. Các nguồn sai lệch có thể gặp trong
thu thập số liệu.
4.1 Các công cụ thu thập số liệu có khiếm khuyết
Các bộ câu hỏi có:
- Các câu hỏi cố định hoặc câu hỏi đóng về những chủ đề ít được biết đến;
- Các câu hỏi mở không có các chỉ dẫn về các cách hỏi hay trả lời;
- Cấu trúc các câu hỏi mơ hồ; hay
- Các câu hỏi được bố trí theo một trật tự không có tính logic.
Các thang bậc đo lường không được chuẩn hóa
Các nguồn sai lệch này có thể phòng ngừa bằng cách lập kế hoạch cẩn thận cho
các quy trình thu thập số liệu và thử nghiệm các công cụ thu thập số liệu trước khi thực
sự bắt đầu điều tra.
4.2 Sai lệch do người quan sát/điều tra viên
Sai lệch này có thể dễ dàng xảy ra trong lúc quan sát hay trong các cuộc phỏng
vấn tập thể hay cá nhân có cấu trúc linh động. Có mối nguy cơ là người thu thập số liệu
chỉ nghe hay nhìn những gì mà họ quan tâm nên sẽ bỏ qua các thông tin rất quan trọng
cho nghiên cứu. Quy trình quan sát và các chỉ dẫn cách tiến hành các cuộc phỏng vấn có
cấu trúc linh động cần phải được chuẩn bị. Người thu thập số liệu phải được đào tạo và
thực hành sử dụng cả hai công cụ này. Hơn thế nữa, người ta khuyên rằng những người
thu thập số liệu nên làm việc với nhau theo cặp khi sử dụng các kỹ thuật thu thập mang
tính linh động và nên bàn luận và phiên giải các số liệu này ngay lập tức sau khi thu thập.
4.3 Tác động của cuộc phỏng vấn lên đối tượng cung cấp thông tin
Đây là một yếu tố có thể xảy ra trong tất cả các bối cảnh phỏng vấn khác nhau.
Đối tượng cung cấp thông tin có thể không tin tưởng vào mục đích của cuộc phỏng vấn,
lẫn tránh một số câu hỏi nào đó hay trả lời không đúng sự thật. Loại sai lệch này có thể
giảm thiểu bằng cách giới thiệu một cách đúng đắn mục đích của nghiên cứu này cho
người cung cấp thông tin, bằng cách dành đủ thời gian cho cuộc phỏng vấn và bằng cách

50
làm cho người cung cấp thông tin tin tưởng rằng các thông tin họ cung cấp sẽ được giữ
kín.
Lựa chọn điều tra viên cẩn thận cũng là một điều quan trọng. Ví du, trong một
nghiên cứu tìm ra các nguyên nhân của việc người dân ít đến các cơ sở y tế địa phương
khám bệnh thì không nên để cám bộ y tế của trung tâm y tế trong địa phương nghiên cứu
phỏng vấn nhân dân trong vùng. Vì nếu để họ phỏng vấn sẽ làm ảnh hưởng nhất định đến
kết quả nghiên cứu.

51
Bài 6
SAI SỐ VÀ YẾU TỐ NHIỄU TRONG NGHIÊN CỨU

Mục tiêu bài học


1. Trình bày được định nghĩa và phân loại các loại sai số
2. Nêu các biện pháp khắc phục sai số
3. Trình bày được khái niệm về yếu tố nhiễu, yếu tố tương tác
4. Nêu biện pháp khắc phục yếu tố nhiễu
Nội dung bài học
1. Đại cương
Một mục đích quan trọng của đa số các điều tra dịch tễ là đo lường chính xác sự
xuất hiện bệnh (hay tình trạng sức khỏe nào đó). Tuy nhiên việc đo lường này không dễ
dàng và có nhiều nguy cơ sai số trong đo lường. Nhiều nỗ lực dành cho việc làm giảm
thiểu các sai số này cũng như để đánh giá tầm quan trọng của chúng, vì không thể loại bỏ
hết chúng.
Có các sai số sau:
- Sai số ngẫu nhiên
- Sai số hệ thống
2. Sai số ngẫu nhiên
Sai số ngẫu nhiên là sự lệch đi, do ngẫu nhiên, may rủi của một quan sát trên một
mẫu so với giá trị thật của quần thể, dẫn đến sự thiếu chính xác trong việc đo lường sự
kết hợp. Có ba nguồn sai số ngẫu nhiên chính: dao động về mặt sinh học giữa các cá thể,
sai số chọn mẫu và sai số đo lường.
Sai số ngẫu nhiên không bao giờ có thể loại bỏ được hoàn toàn vì chúng ta chỉ có
thể nghiên cứu trên một mẫu của quần thể, dao động giữa các cá nhân luôn luôn xảy ra và
không có đo lường nào hoàn toàn chính xác. Sai số ngẫu nhiên có thể giảm đi nếu đo
lường cẩn thận tình trạng phơi nhiễm và tình trạng sức khỏe và vì vậy làm cho các đo
lường trên cá thể càng chính xác càng tốt. Sai số chọn mẫu xảy ra trong quá trình chọn

52
các đối tượng nghiên cứu, những người này luôn chỉ là một mẫu của quần thể lớn hơn, và
cách tốt nhất để giảm sai số là tăng cỡ mẫu nghiên cứu.
3. Sai số hệ thống
Sai số hệ thống (hay sai lệch) xảy ra trong dịch tễ học khi có khuynh hướng đưa ra
các kết quả sai khác một cách có hệ thống so với các giá trị thực. Một nghiên cứu có ít sai
số hệ thống được coi là có tính giá trị cao. Tính giá trị không chịu ảnh hưởng của cỡ mẫu.
Các sai lệch chính là:
- Sai lệch do chọn
- Sai lệch do đo lường (hay phân loại)
3.1 Sai số chọn (selection bias)
Sai số chọn xảy ra khi có một khác biệt có hệ thống giữa các đặc tính của những
người được chọn vào nghiên cứu và các đặc tính của những người không được chọn vào
nghiên cứu. Sai số chọn hiển nhiên xảy ra khi những người tham gia tự chọn mình vào
nghiên cứu có thể do họ không khỏe hoặc do họ đặc biệt lo lắng về một tình trạng phơi
nhiễm nào đó. Ví dụ, người ta biết rõ là những người chấp nhận lời mời tham gia nghiên
cứu về ảnh hưởng của hút thuốc lá thì khác với những người không chấp nhận tham gia
nghiên cứu về các thói quan hút thuốc của họ; những người không tham gia thường là
những người hút nhiều hơn. Trong các nghiên cứu về sức khỏe của trẻ em cần có sự hợp
tác của cha mẹ, thì sai số chọn có thể xảy ra. Trong một nghiên cứu thuần tập về trẻ sơ
sinh (Victora và cộng sự, 1987), thì tỷ lệ theo dõi thành công trong 12 tháng thay đổi tùy
thuộc vào mức thu nhập của cha mẹ. Nếu các cá nhân tham gia vẫn ở lại trong nghiên cứu
cho thấy những mối liên hệ khác với những người không tiếp tục tham gia nghiên cứu, thì
nghiên cứu sẽ đưa ra một ước lượng sai lệch về mối liên hệ giữa phơi nhiễm và tình trạng
sức khỏe.
Một sai số chọn quan trọng nữa xảy ra khi chính bệnh hay yếu tố điều tra làm cho
người ta không sẵn sàng tham gia cho nghiên cứu. Ví dụ, trong một xí nghiệp mà ở đó
công nhân phơi nhiễm với formaldehyde, thì những công nhân bị đau mắt nhiều thường
tự rời bỏ công việc hoặc theo lời khuyên của thầy thuốc. Những công nhân còn lại ít bị

53
ảnh hưởng và nếu nghiên cứu cắt ngang ở nơi làm việc về mối liên quan giữa phơi nhiễm
với formaldehyde và bệnh đau mắt rất có thể bị sai lạc.
3.2 Sai số đo lường (information bias or measurement bias or observation bias)
Sai số đo lường xảy ra khi việc đo lường các cá thể hay phân loại bệnh hoặc tình
trạng phơi nhiễm không chính xác (có nghĩa là chúng không đo lường đúng các mà chúng
phải đo lường).
Một dạng sai số đo lường đặc biệt quan trọng trong nghiên cứu bệnh chứng được
gọi là sai số nhớ lại. Sai số này xảy ra khi có sự nhớ lại các thông tin khác nhau giữa các
trường hợp bệnh và chứng; chẳng hạn, các trường hợp bệnh có nhiều khả năng nhớ lại
tình trạng phơi nhiễm trong quá khứ hơn, đặc biệt nếu tình trạng phơi nhiễm được biết
rộng rãi là có liên quan tới bệnh đang nghiên cứu (ví dụ, không tập thể dục và bệnh tim).
4. Nhiễu
Trong một nghiên cứu về sự kết hợp giữa một phơi nhiễm và một yếu tố nhân quả
(hay yếu tố nguy cơ), thì nhiễu có thể xảy ra khi một yếu tố phơi nhiễm khác tồn tại trong
quần thể nghiên cứu và có liên quan tới cả bệnh và yếu tố phơi nhiễm mà nghiên cứu
quan tâm. Một vấn đề nảy sinh nếu như yếu tố ngoại lai này – chính bản thân nó là một
yếu tố quyết định hay là một yếu tố nguy cơ với tình trạng sức khỏe – được phân bố
không đồng đều giữa các tiểu nhóm có phơi nhiễm. Nhiễu xảy ra khi tác động của các
yếu tố phơi nhiễm (các yếu tố nguy cơ) không được tách biệt và vì vậy đi đến kết luận
không chính xác rằng tác động quan sát được là do một biến này chứ không phải một
biến khác gây ra.

Sơ đồ của yếu tố nhiễu

Yếu tố phơi nhiễm Bệnh tật

Yếu tố nhiễu

54
Tiêu chuẩn đối với yếu tố nhiễu:
1. Là yếu tố nguy cơ (nhưng nó không phải là hậu quả)
2. Kết hợp với yếu tố tiếp cúc (nhưng không kết hợp với hậu quả của tiếp xúc đó)
3. Không phải là bước trung gian trong con đường tắt giữa 2 biến số

Ví dụ: Trong nghiên cứu về mối quan hệ giữa hút thuốc lá và ung thư phổi, thì
tuổi sẽ là yếu tố gây nhiễu nếu độ tuổi trung bình của nhóm không hút thuốc và nhóm có
hút thuốc lá trong quần thể nghiên cứu rất khác nhau vì tỉ lệ mới mắc ung thư phổi tăng
theo tuổi.
Ví dụ: Nhiễu có thể là lời giải thích cho mối quan hệ giữa uống cà phê và nguy cơ
bị bệnh mạch vành, vì người ta biết rằng uống cà phê có liên quan với hút thuốc lá: người
uống cà phê thì có nhiều khả năng hút thuốc lá hơn người không uống cà phê. Người ta
cũng biết rõ rằng hút thuốc lá là một nguyên nhân gây bệnh mạch vành. Vì vậy, có thể là
mối liên quan giữa uống cà phê và bệnh mạch vành chỉ đơn thuần phản ánh sự kết hợp
nhân quả đã được biết giữa thuốc lá với bệnh mạch vành. Trong tình huống đó, hút thuốc
làm nhiễu mối quan hệ bề ngoài giữa uống cà phê và bệnh mạch vành.

Nhiễu: uống cà phê, hút thuốc lá và bệnh mạch vành tim

Yếu tố phơi nhiễm Bệnh tật


(uống cà phê) (Bệnh mạch vành)

Yếu tố nhiễu
(Hút thuốc lá)

Kiểm soát nhiễu


Các phương pháp thường được sử dụng để kiểm soát nhiễu trong giai đoạn thiết kế
một nghiên cứu dịch tễ học đó là:
- Phân bố ngẫu nhiên
- Giới hạn

55
- Ghép cặp
Trong giai đoạn phân tích thì nhiễu có thể được kiểm soát bằng cách:
- Phân tầng
- Lập mô hình thống kê
5. Yếu tố tương tác (yếu tố tác động – Effect modifier)
Một yếu tố ngoại lai được cho là yếu tố tương tác khi tác động của yếu tố tiếp xúc
lên bệnh nghiên cứu bị biến đổi bởi sự hiện diện ở những mức độ khác nhau của yếu tố
ngoại lại này. Nói cách khác: Sự kết hợp giữa yếu tố tiếp xúc và bệnh tật sẽ bị biến đổi
khi có sự hiện diện của yếu tố tương tác ở những mức độ khác nhau.
Ví dụ: Dưới đây là kết quả của một nghiên cứu cohort đánh giá tác động của hút
thuốc lá và tuổi đến tình trạng nhồi máu cơ tim.
Bảng phân bố tỷ suất mới mắc theo tình trạng hút thuốc lá và tuổi
Tuổi Hút thuốc Nhồi máu Không Tổng RR
+ 14 126 140 1.40
≤ 50
- 10 130 140 1.00
+ 18 42 60 3.60
> 50
- 5 55 60 1.00
+ 32 168 200 2.13
Chung
- 15 185 200 1.00

Trong ví dụ này, tác dụng của hút thuốc lá gây ra bệnh nhồi máu cơ tim khác nhau
theo tầng.
- Đối với người trẻ (≤ 50 tuổi), nguy cơ gây nhồi máu cơ tim là 1.40 lần ở người hút
thuốc lá so với người không hút thuốc lá.
- Đối với người già (> 50 tuổi), nguy cơ gây nhồi máu cơ tim là 3.6 lần ở người hút
thuốc lá so với người không hút thuốc lá.
- Nguy cơ tương đối của hút thuốc lá đối với nhồi máu cơ tim nếu tính chung cho toàn
bộ dân số là 2.13.
Như vậy, tuổi chính là yếu tố tương tác vì nớ làm thay đổi tác động của hút thuốc
lên bệnh nhồi máu.
Yếu tố tương tác giúp nhà nghiên cứu xác định được nhóm đối tượng đích, thuận
lợi cho việc can thiệp về sau.

56
Cách xác định yếu tố gây nhiễu và yếu tố tương tác khi phân tích số liệu:

Tính RR (OR)

Phân tầng và tính RR


(OR) cho các tầng

RR (OR) phân tầng


RR (OR) phân tầng khác
giống nhau
nhau

Không có yếu tố tương Yếu tố tương tác


tác

RR (OR) ≈ RR hiệu chỉnh RR (OR) ≈ RR hiệu chỉnh Sử dụng RR (OR) phân


Không yếu tố gây nhiễu Có yếu tố gây nhiễu tầng

Dùng RR (OR) thô Dùng RR (OR) hiệu chỉnh

Hình 7.1 Cách xác định nhiễu và yếu tố tương tác khi phân tích số liệu

57
Bài 7
CÁC LOẠI THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Mục tiêu học tập


1. Liệt kê được 9 loại thiết kế nghiên cứu.
2. Xác định được bản chất của các loại thiết kế nghiên cứu.
3. Trình bày được những ưu điểm và khuyết điểm của các loại thiết kế nghiên cứu.
Nội dung
Tùy theo chiến lược nghiên cứu là mô tả bệnh trạng; hoặc phân tích để tìm yếu tố
nguy cơ (hay yếu tố nguyên nhân); hoặc tiến hành một biện pháp can thiệp, dịch tễ học có
thể sử dụng những loại hình nghiên cứu khác nhau và những loại hình đó được gọi là
những thiết kế nghiên cứu dịch tễ học.
Thiết kế nghiên cứu dịch tễ học có thể được định nghĩa là “một kế hoạch mô tả chi
tiết những bước cơ bản để xác định đối tượng nghiên cứu, phương pháp thu thập, phân
tích và lý giải những dữ kiện nhằm mô tả về bệnh trạng hoặc suy diễn về nguyên nhân
của bệnh hoặc kết luận về hiệu quả của một biện pahp1 can thiệp sức khỏe”.Có hai
phương pháp dịch tễ học cơ bản trong nghiên cứu sức khỏe:
Bảng 4.1. Phân loại những thiết kế nghiên cứu dịch tễ học
Loại nghiên cứu Thiết kế nghiên Chiến lược nghiên Mục đích nghiên
cứu cứu cứu

Nghiên cứu quan sát

Nghiên cứu mô tả

Nghiên cứu tương Mô tả bệnh trạng trên Xác định mối liên
quan những dân số quan giữa yếu tố
nguy cơ và bệnh

Báo cáo một ca Mô tả bệnh trạng trên Mô tả đặc điểm bệnh

58
một ca cụ thể trạng của một ca
bệnh cụ thể

Hàng loạt ca Mô tả bệnh trạng trên Mô tả đặc điểm bệnh


một số ca trạng của nhiều ca
mắc cùng một lúc

Cắt ngang mô tả Mô tả bệnh trạng của Mô tả mô hình bệnh


những cá nhân trong trạng của một dân số
một dân số
Hình thành giả
So sánh số hiện mắc thuyết nhân quả
bệnh của những cá
nhân trong hai nhóm
có và không có phơi
nhiễm

Nghiên cứu phân tích

Cắt ngang phân So sánh số hiện mắc Xác định sự kết hợp
tích bệnh của những cá nhân quả giữa yếu tố
nhân trong hai nhóm nguyên nhân và
có và không có phơi bệnh
nhiễm

Bệnh - chứng So sánh tỷ lệ phơi Xác định sự kết hợp


nhiễm trong hai nhóm nhân quả giữa yếu tố
có bệnh và không có nguyên nhân và
bệnh bệnh

Đoàn hệ Tìm và so sánh số mới Xác định sự kết hợp


mắc bệnh trong hai nhân quả giữa yếu tố

59
nhóm có và không có nguyên nhân và
bệnh bệnh

Nghiên cứu can thiệp

Thử nghiệm lâm So sánh tỷ suất khỏi Xác định hiệu quả
sàng bệnh ở những bệnh của một phác đồ
nhân trong hai nhóm điều trị trên những
được và không được bệnh nhân được điều
điều trị với một phác trị
đồ

Thử nghiệm thực So sánh tỷ suất mắc Xác định hiệu quả
địa bệnh ở hai nhóm người của một biện pháp
khỏe được và không phòng bệnh ở những
được áp dụng biện người khỏe
pháp dự phòng

Thử nghiệm can Soa sánh tỷ lệ mắc Xác định hiệu quả
thiệp cộng đồng bệnh của hai cộng của một biện pháp
đồng được và không dự phòng bệnh trên
được áp dụng biện cộng đồng.
pháp dự phòng

1. Nghiên cứu quan sát


Trong những nghiên cứu quan sát,người nghiên cứu chỉ đơn thuần quan sát những
tính chất tự có của bệnh trạng cũng như của những yếu tố ảnh hưởng đến bệnh trạng và
hoàn toàn không có một tác động nào trên những tính chất đó. Có hai loại nghiên cứu
quan sát là nghiên cứu mô tả và nghiên cứu phân tích. Nếu mục tiêu nghiên cứu nhằm mô
tả bệnh trạng theo những thuộc tính sẵn có của nó, thiết kế nghiên cứu sẽ là mô tả. Nếu
mục tiêu nghiên cứu là xác định mối liên quan nhân quả giữa những yếu tố phơi nhiễm và

60
bệnh, chiến lược nghiên cứu sẽ là phân tích sự phân bố của yếu tố phơi nhiễm (hoặc
bệnh) trong hai nhóm bệnh và không bệnh (hoặc có và không có phơi nhiễm) để tìm sự
khác biệt. Những thiết kế nghiên cứu trong trường hợp này thuộc loại nghiên cứu phân
tích.
1.1 Nghiên cứu mô tả
1.1.1 Nghiên cứu tương quan
Nghiên cứu tương quan hay còn gọi là nghiên cứu sinh thái. Thiết kế nghiên cứu
này sử dụng dữ kiện trên toàn bộ những dân số để so sánh tần số bệnh của những dân số
đó trong thời gian hoặc tần số bệnh của một dân số vào những thời điểm khác nhau.
Nghiên cứu tương quan thường được sử dụng để hình thành giả thuyết về mối liên quan
giữa hai biến số, một biến số độc lập (nguyên nhân hay yếu tố phơi nhiễm) và một biến
số phụ thuộc (hậu quả hay bệnh). Ví dụ, khi so sánh lượng thịt ăn vào trung bình hằng
ngày cho một đầu người và tỷ lệ ung thư đại tràng ở phụ nữ của các nước trên thế giới,
kết quả cho thấy tỷ lệ ung thư đại tràng ngày càng tăng khi lượng thịt ăn vào càng cao.
Một giả thuyết có thể được hình thành từ kết quả nghiên cứu, đó là ăn nhiều thịt sẽ tăng
nguy cơ ung thư đại tràng ở phụ nữ.
Đặc điểm để nhận ra một nghiên cứu tương quan là: 1) Đối tượng nghiên cứu là
từng dân số, chứ không phải từng cá nhân; 2) Giá trị của biến số là trị số trung bình của
từng dân số, chứ không phải trị số cụ thể của từng cá nhân.

61
Tỷ suất ung thư đại
50
tràng/100.000 nữ
NZ

45
40
USA
35 Can

30 Den

25 UK
Swe
20 Net
Nor FDP
15
Isr
Jam Yug Fin DDP
10 PR Pol Ice
Jap Chi
Rom
5 Nig
Col Hun

20 40 60 80 100 120 140 160 180 200 220 240 260 280 300 320

Lượng thịt ăn vào/ngày/người (gram)

Hình 4.1. Tương quan giữa lượng thịt ăn vào/người và ung thư đại tràng ở phụ ngữ
các nước. (Nguồn: Henneskens, H.C., Buring E.J. Epidemilogy in Medicine. Little,
Brown and Company. Doston. 1987: 19.)

Báo cáo một ca


Báo cáo một ca là một nghiên cứu mô tả những đặc tính bệnh trạng của một bệnh
xảy ra trên một đối tượng nghiên cứu duy nhất. Ví dụ: những bệnh nhi sốt xuất huyết
dengue nặng thường chết trong bệnh cảnh trụy tim mạch. Trong một mùa dịch, chúng ta
gặp một trường hợpsoốt xuất huyết dengue tử vong vì suy hô hấp. Đây là một trường hợp
đặc biệt và hiếm gặp.
Những đặc điểm của bệnh trạng cùng những yếu tố có liên quan đến sự xuất hiện
của bệnh có thể gợi ý về một mối liên hệ giữa những yếu tố nguy cơ và bệnh. Ví dụ: Vào

62
năm 1961, một báo cáo một ca được công bố về một trường hợp uống thuốc ngừa thai để
điều trị bệnh lạc sản nội mạc tử cung ở một phụ nữ 40 tuổi tiền mãn kinh. Sau 5 tuần lễ
uống thuốc, bà bị thuyên tắc phổi. Vì thuyên tắc phổi là một bệnh thường xảy ra ở những
phụ nữ lớn tuổi hơn và giai đoạn hậu mãn kinh. Do đó, tác giả đã nghĩ rằng thuốc ngừa
thai có thể là nguyên nhân của trường hợp thuyên tắc phổi ở người phụ nữ nói trên.
Nghiên cứu hàng loạt ca
Báo cáo hang loạt ca mô tả một bệnh lý xảy ra trên một nhóm người. Ví dụ: nhận
xét đặc điểm lâm sang của 80 trường hợp viêm loét dạ dày tá tràng nhập viện điều trị tại
khoa Nội A, bệnh viện X trong năm 2014 là một báo cáo hang loạt ca mô tả những đặc
điểm lâm sàng của viêm loét dạ dày tá tràng xảy ra ở 80 bệnh nhân có những thuộc tính
riêng về tuổi, giới,… Nghiên cứu này không nhằm chứng minh một giả thuyết nào và
cũng không so sánh với một nhóm nào khác.
Báo cáo hang loạt ca có thể giúp chúng ta phát hiện dịch hoặc sự xuất hiện của một
bệnh mới. Ví dụ: trong khoảng thời gian 6 tháng từ 1980 đến 1981, tại 3 bệnh viện tại
Los Angeles có 5 thanh niên khỏe mạnh đồng tính luyến ái được chẩn đoán là viêm phổi
do Pneumocystis carinii. Vì bệnh này thường xảy ra ở những người lớn tuổi hơn, có hệ
thống miễn dịch bị ức chế, do đó những trường hợp bất thường này gợi ý rằng 5 bệnh
nhân này đã mắc một bệnh gì trước đó, là một bệnh mà sau này được biết tên là “Hội
chứng suy giảm miễn dịch mắc phải” (AIDS). Hơn nữa, tất cả 5 bệnh nhân là những
người đồng tính luyến ái, khiến chúng ta có thể nghĩ đến một vài hành vi tình dục nào đó
có liên quan đến việc mắc bệnh.
Nghiên cứu cắt ngang
Loại thiết kế nghiên cứu này sử dụng những dữ kiện được thu thập trên từng cá
nhân. Bệnh trạng (có hoặc không có bệnh) và sự hiện diện của yếu tố có liên quan đến
bệnh (có hoặc không có phơi nhiễm) được ghi nhận vào cùng một thời điểm khảo sát. Ví
dụ: trong nghiên cứu về “thực hành ăn kiêng và kiểm soát cân nặng ở những bệnh nhân
người lớn tăng huyết áp tại bệnh viện X, trong suốt thời gian nghiên cứu có 192 bệnh
nhân trong số những bệnh nhân đến khám ngoại chẩn, hoặc/và nhập viện tại bệnh viện X
được xác định có tăng huyết áp. Cùng lúc đó, một bộ câu hỏi được sử dụng để phỏng vấn

63
xem những bệnh nhân tăng huyết áp này có hoặc không có thực hành kiểm soát cân nặng,
uống rượu vừa phải và hạn chế ăn mặn. Tần số của những thực hành này được phân tích
theo những dữ kiện dân số, kinh tế xã hội (như tuổi, giới, số người trong gia đình, trình
độ văn hóa, nghề nghiệp, thu nhập), và giai đoạn bệnh, thời gian bệnh để tìm ra những
ảnh hưởng có thể có của các yếu tố trên đối với những thực hành của bệnh nhân. Tronh
nghiên cứu này, thực hành của bệnh nhân tăng huyết áp và những yếu tố có thể ảnh
hưởng đến những thực hành đó được ghi nhận ở cùng một thời điểm.
Nghiên cứu cắt ngang được sử dụng như một nghiên cứu mô tả để ước lượng tỷ suất
hiện mắc của một bệnh trong dân số hoặc so sánh tỷ lệ hiện mắc của bệnh trong những
nhóm khác nhau của dân số. Tuy nhiên, nghiên cứu cắt ngang vẫn có thể được sử dụng
như một nghiên cứu phân tích để xác định nguyên nhân của một hiện tượng sức khỏe.
Một sự kết hợp có ý nghĩa thống kê giữa hai biến số nếu thỏa những tiêu chí để suy diễn
nhân quả (ví dụ: có đủ bằng chứng để xác định rằng biến số được coi là nguyên nhân xuất
hiện trước biến số được coi là hậu quả) thì người nghiên cứu có thể khẳng định được mối
quan hệ nhân quả. Trong trường hợp đó, nghiên cứu cắt ngang được gọi là cắt ngang
phân tích. Ví dụ trong nghiên cứu nói về thực hành ăn kiêng và kiểm soát cân nặng ở
bệnh nhân tăng huyết áp, giả sử kết quả cho thấy tỷ lệ thực hành ăn kiêng là cao hơn có ý
nghĩa thống kê ở những người bệnh lâu năm so với tỷ lệ tương ứng ở nhóm mới được
chẩn đoán và nếu có đủ bằng chứng để chắc chắn rằng bệnh nhân bắt đầu kiểm soát cân
nặng sau khi được chẩn đoán tăng huyết áp thì người nghiên cứu có thể kết luận rằng
người bệnh tăng huyết áp càng lâu càng thực hành kiểm soát cân nặng nhiều hơn những
người mới mắc bệnh. Hiện nay, nghiên cứu cắt ngang được sử dụng rộng rãi như một
nghiên cứu phân tích để kiểm định những giả thuyết nhân quả giữa yếu tố phơi nhiễm và
bệnh, dựa trên kết quả tìm thấy của chính nghiên cứu cắt ngang cùng sự ủng hộ của
những bằng chứng sẵn có khác.

Đặc điểm để nhận ra một nghiên cứu cắt ngang là: 1) Không có điểm xuất phát cụ
thể (không bằng nguyên nhân cũng không bằng hậu quả); 2) Không có chiều nghiên cứu
rõ rang so với chiều thời gian. Ưu điểm của nghiên cứu cắt ngang là có thể thực hiện

64
nhanh, ít tốn kém, nhưng có khuyết điểm là không xác định được trình tự thời gian giữa
nguyên nhân (yếu tố phơi nhiễm) và hậu quả (bệnh), vì cả hai yếu tố này được ghi nhận
vào cùng một thời điểm.
Nghiên cứu phân tích
Trong những nghiên cứu phân tích, người nghiên cứu chọn hai nhóm người để so
sánh nguy cơ mắc bệnh. Nếu những người có phơi nhiễm với một yếu tố nào đó có nguy
cơ mắc bệnh nhiều hơn (hoặc ít hơn) những người không có phơi nhiễm thì kết luận về
một mối liên hệ nhân – quả giữa yếu tố phơi nhiễm và bệnh sẽ được xác lập. Vì bản chất
của nghiên cứu phân tích là nghiên cứu quan sát, do đó người nghiên cứu chỉ quan sát để
tìm bệnh (hoặc yếu tố phơi nhiễm) trên những người có/không phơi nhiễm (hoặc
có/không bệnh). Nghiên cứu phân tích luôn luôn cần một nhóm so sánh, đó là nhóm
những người không có bệnh để so sánh với nhóm bệnh hoặc nhóm những người không có
phơi nhiễm với một yếu tố nguy cơ để so sánh với nhóm có phơi nhiễm.
Nghiên cứu bệnh chứng
Trong nghiên cứu bệnh chứng, một nhóm những người có bệnh (nhóm bệnh) và một
nhóm người không có bệnh (nhóm chứng) được chọn để quan sát. Người nghiên cứu sẽ
truy ngược về trong quá khứ để thu thập thông tin về sự phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ
của những đối tượng nghiên cứu và sau đó, so sánh tỷ lệ phơi nhiễm trong hai nhóm với
nhau. Ví dụ: để tìm mối liên hệ giữa việc sử dụng estrogen và ung thư nội mạc tử cung,
một nhóm 317 phụ nữ bị ung thư nội mạc tử cung và một nhóm 317 phụ nữ không có ung
thư nội mạc tử cung được chọn để so sánh. Tiền sử về sử dụng estrogen được ghi nhận
trên cả hai nhóm. Phân tích so sánh tỷ lệ sử dụng estrogen ở những phụ nữ bị ung thư nội
mạc tử cung và những phụ nữ không bị ung thư nội mạc tử cung cho thấy phụ nữ sử dụng
estrogen có nguy cơ bị ung thư nội mạc tử cung 4,5 lần so với những phụ nữ không sử
dụng estrogen.
Đặc điểm để nhận ra một nghiên cứu bệnh chứng là: 1) Xuất phát bằng hậu quả
(bệnh hoặc không bệnh); 2) Chiều nghiên cứu ngược chiều thời gian (truy ngược quá khứ
để tìm nguyên nhân).

65
Nghiên cứu bệnh chứng có ưu điểm là tương đối ít tốn kém về thời gian và chi phí,
nhưng vì khi bắt đầu nghiên cứu 2 biến cố phơi nhiễm và bệnh đều đã xảy ra nên người
nghiên cứu dễ phạm vào những sai lệch chọn lựa đối tượng, sai lệch hồi tưởng (vì đối
tượng nghiên cứu phải nhớ lại những thông tin trong quá khứ), và tương tự như trong
nghiên cứu cắt ngang, trình tự thời gian của nguyên nhân và hậu quả khó xác định.
Nghiên cứu đoàn hệ
Trong nghiên cứu đoàn hệ, hai nhóm đối tượng được chọn dựa trên tiêu chí có hoặc
không có phơi nhiễm. Những đối tượng trong hai nhóm sẽ được theo dõi trong một thời
khoảng để xem có hoặc không có bệnh mới khởi phát. Thời gian theo dõi cần phải đủ để
bệnh có thể phát triển tình từ thời điểm đối tượng có phơi nhiễm. Nếu tỷ suất mới mắc
trong nhóm có phơi nhiễm là cao hơn (hoặc thấp hơn) so với tỷ suất này trong nhóm
không phơi nhiễm, thì mối liên hệ nhân quả giữa yếu tố nguy cơ và bệnh sẽ được xác lập.
Có hai loại nghiên cứu đoàn hệ là đoàn hệ tiến cứu và đoàn hệ hồi cứu.

PN

Cắt ngang

Bệnh chứng
PN B
Đoàn hệ hồi cứu
PN B

Đoàn hệ tiến cứu


PN B
PN: phơi nhiễm
Thời điểm nghiên cứu
B: bệnh

Hình 4.2. Trình tự thời gian của những loại thiết kế nghiên cứu quan sát phân tích

66
Nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu
Trong loại nghiên cứu này, khi bắt đầu nghiên cứu, việc phơi nhiễm (ở nhóm có
phơi nhiễm) là đã xảy ra, trong khi bệnh chưa khởi phát. Bệnh sẽ xảy ra, nếu có, trong
tương lai. Ví dụ: trong nghiên cứu sức khỏe điều dưỡng ở Hoa Kỳ, 120.000 nữ đã có gia
đình, tuổi từ 30 đến 55, được đưa vào nghiên cứu. Bắt đầu vào năm 1976, một bộ câu hỏi
phỏng vấn được dùng để thu thập những thông tin về dân số, tiền sử y khoa, sinh đẻ và
cách sống. Trong hai năm theo dõi, những nữ điều dưỡng này sẽ trả lời một bộ câu hỏi
phỏng vấn về những kết cuộc xảy ra, cũng như những thông tin cập nhật về các yếu tố
phơi nhiễm. Những nữ điều dưỡng này được xếp thành hai nhóm, có và không có phơi
nhiễm với một yếut ố nguy cơ, ví dụ uống thuốc ngừa thai, sử dụng những kích thích tố
hậu mãn kinh, thuốc nhuộm tóc, lượng mỡ trong khẩu phần ăn, tuổi lúc sinh con đầu tiên
và lúc mãn kinh, tiền sử bệnh của gia đình. Tỷ suất mới mắc của bệnh được so sánh giữa
hai nhóm và các tác giả đã cung cấp nhiều thông tin quan trọng về mối liên quan giữa
những yếu tố nguy cơ nói trên và các bệnh ung thư, tim mạch.
Nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu
Điểm cốt lõi của nghiên cứu đoàn hệ là chiều nghiên cứu đi theo trình tự thời gian,
từ nguyên nhân đến hậu quả. Điều này có nghĩa là những đối tượng nghiên cứu luôn luôn
phải được chọn, bắt đầu với việc họ có hoặc không có phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ và
được theo dõi cho đến lúc bệnh khời phát. Tuy nhiên trong một số trường hợp khi bắt đầu
nghiên cứu, nếu bệnh đã xảy ra và người nghiên cứu xác định được thời điểm phơi nhiễm
đã xảy ra trước khi có bệnh, thì thiết kế đoàn hệ hồi cứu có thể được sử dụng. Thiết kế
này được gọi là nghiên cứu đoàn hệ vì người nghiên cứu xuất phát từ những đối tượng có
hoặc không có phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ và theo dõi theo tiến trình của thời gian để
khám phá bệnh có/không xảy ra. Nó được gọi là hồi cứu vì vào thời điểm bắt đầu nghiên
cứu, cả hai biến cố “phơi nhiễm” và “bệnh” đều đã xảy ra, do đó trong quá trình thu thập
dữ kiện, bước đầu tiên của người nghiên cứu là đi ngược thời gian, trở về quá khứ để xuất
phát bằng hai nhóm có và không phơi nhiễm, và lần theo thời gian để ghi nhận những
bệnh mới xảy ra. Điểm mấu chốt để phân biệt nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu và hồi cứu là
khi bắt đầu nghiên cứu bệnh chưa (hoặc đã) xảy ra và người nghiên cứu, trong đoàn hệ

67
hồi cứu phải có một bước lùi lại trong quá khứ để lấy điểm xuất phát. Do đó, nghiên cứu
đoàn hệ hồi cứu còn có tên gọi là đoàn hệ lịch sử.
Nghiên cứu đoàn hệ ưu điểm là có thể xác lập được mối liên hệ nhân quả giữa yếu
tố phơi nhiễm và bệnh (vì trình tự thời gian giữa yếu tố phơi nhiễm và bệnh là rõ ràng,
phơi nhiễm xảy ra trước khi có bệnh), nhưng có những khuyết điểm là tốn kém về thời
gian, chi phí và có thể phạm vào những sai lệch do đối tượng bị mất dấu trong quá trình
theo dõi. Nguyên tắc để nhận ra một nghiên cứu đoàn hệ là: 1) Xuất phát bằng phơi
nhiễm (có hoặc không phơi nhiễm), 2) Chiều nghiên cứu cùng chiều thời gian.
Bảng 4.2. Ưu và khuyết điểm của những loại thiết kế nghiên cứu quan sát phân tích

Đặc điểm Nghiên cứu cắt Nghiên cứu bệnh Nghiên cứu
ngang chứng đoàn hệ

Dễ thực hiện ++ + -

Chi phí + + ++

Tốn thời gian + ++ +++

Trình tự thời gian Không xác định Không xác định Xác định

của quan hệ nhân quả

Sức mạnh của bằng - - +

chứng quan hệ nhân quả

Đo lường trực tiếp nguy cơ - Ước lượng gần +


đúng khi bệnh là
hiếm

68
2. Nghiên cứu can thiệp
Bản chất của nghiên cứu can thiệp là một nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu. Đối tượng
nghiên cứu được chia ngẫu nhiên thành hai nhóm, một nhóm được can thiệp (có nghĩa là
được thử thuốc hoặc áp dụng một biện pháp can thiệp sức khỏe; tương đương với nhóm
phơi nhiễm trong nghiên cứu đoàn hệ), và một nhóm không được can thiệp (có nghĩa là
không được thử thuốc hoặc không được áp dụng một biện pháp can thiệp sức khỏe; tương
đương với nhóm không phơi nhiễm trong nghiên cứu đoàn hệ). Những đối tượng trong
hia nhóm sẽ được theo dõi trong một thời gian đủ để tác dụng xuất hiện.
Đặc điểm khác biệt cơ bản giữa nghiên cứu can thiệp và nghiên cứu đoàn hệ là: 1)
Người nghiên cứu không quan sát để xác định một đối tượng nghiên cứu là có hoặc
không có phơi nhiễm, mà chính người nghiên cứu quyết định cho một đối tượng sẽ được
hoặc không được phơi nhiễm (có hoặc không có can thiệp). Quá trình quyết định đó là
một sự phân bố ngẫu nhiên; 2) Trong suốt quá trình nghiên cứu, hay can thiệp, người
nghiên cứu quyết định toàn bộ từng điều kiện cụ thể được áp dụng cho từng loại đối
tượng nghiên cứu, hay nói một cách khác, tác dụng mong đợi sẽ có hoặc không có là tùy
thuộc vào những điều kiện do người nghiên cứu tạo ra trên đối tượng nghiên cứu.
Thử nghiệm lâm sàng
Thử nghiệm lâm sàng là một nghiên cứu thí nghiệm với đối tượng nghiên cứu là
bệnh nhân, với hai mục đích, hoặc xác định hiệu quả của một phác đồ điều trị bệnh, hoặc
tìm một biện pháp ngăn ngừa những dư chứng hoặc biến chứng của bệnh, ví dụ tàn phế
hoặc tử vong. Như đã trình bày ở trên, bệnh nhân được phân bố ngẫu nhiên thành hai
nhóm, một nhóm có phơi nhiễm (được áp dụng phác đồ nghiên cứu) và một nhóm không
phơi nhiễm (không được áp dụng phác đồ nghiên cứu). Yếu tố phơi nhiễm trong thử
nghiệm lâm sang không phải là yếu tố phòng ngừa bậc 1, vì thử nghiệm lâm sàng không
có mục đích ngăn ngừa sự xuất hiện của bệnh.
Nếu chưa có sẵn một phác đồ điều trị, thì phác đồ thử nghiệm sẽ được so sánh với
một giả dược. Nếu phác đồ điều trị đã có sẵn, việc dùng giả dược cho nhóm chứng sẽ
không được cho phép về mặt y đức và phác đồ thử nghiệm sẽ được so sánh với một phác

69
đồ hiệu quả nhất hiện có. Hơn nữa, giả dược là không cần thiết nếu mục đích của thử
nghiệm lâm sàng là so sánh hiệu quả của những phác đồ điều trị khác nhau.
Thử nghiệm thực địa
Điểm khác biệt của thử nghiệm thực địa với thử nghiệm lâm sàng là đối tượng
nghiên cứu của thử nghiệm thực địa là người khỏe mạnh chứ không phải bệnh nhân.
Nghiên cứu thực địa thường đòi hỏi chi phí rất lớn vì hai lý do: 1) Khả năng mắc bệnh
của người khỏe là nhỏ hơn nhiều so với khả năng có biến chứng, trong một thời gian
ngắn của một người bệnh, do đó, thử nghiệm thực địa đòi hỏi một cỡ mẫu lớn; 2) Quá
trình thu thập dữ kiện với những đối tượng nghiên cứu là người khỏe đòi hỏi phải tiếp
xúc tại nhà, cơ quan, trường học,… do đó, càng tăng them chi phí.
Vì những lý do đó, mục đích của thử nghiệm thực địa được khu trú vào việc tìm
những biện pháp phòng những bệnh hoặc rất phổ biến (ví dụ thử nghiệm thực địa xác
định hiệu lực của sinh tố C liều cao để phòng ngừa cảm lạnh), hoặc rất trầm trọng (ví dụ
thử nghiệm thực địa xác định hiệu lực của vắc xin Salk để phòng ngừa bại liệt là một
nghiên cứu thí nghiệm trên con người lớn nhất trong lịch sử, bao gồm hang trăm nghìn
học sinh được sử dụng vắc xin hoặc giả dược).
Thử nghiệm can thiệp cộng đồng
Nghiên cứu can thiệp cộng đồng có thể được xem là một dạng mở rộng của nghiên cứu
thử nghiệm thực địa nhưng biện pháp can thiệp được áp dụng và đánh giá cho cả một
cộng đồng chứ không cho từng cá nhân. Những biện pháp can thiệp sử dụng trong nghiên
cứu can thiệp cộng đồng là những biện pháp dễ áp dụng cho cả cộng đồng hơn là cho
từng cá nhân, ví dụ, cung cấp flour trong nước sinh hoạt, giáo dục sức khỏe bằng phương
tiện truyền thông đại chúng,…
KẾT LUẬN
Chúng ta đã biết qua đặc tính của những thiết kế được sử dụng trong nghiên cứu
dịch tễ học. Những điểm cần lưu ý là:
1. Mỗi loại thiết kế có những ưu cũng như khuyết điểm của nó. Sự lựa chọn một
loại thiết kế khi tiến hành nghiên cứu cần phải:
i. Dựa vào câu hỏi nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu.

70
ii. Tùy thuộc vào bản chất của bệnh và yếu tố phơi nhiễm.
iii. Tính khả thi của nghiên cứu xét trên phương diện tài chánh, thời gian, nhân lực.
iv. Những kiến thức sẵn só về đề tài nghiên cứu.
2. Mục tiêu cuối cùng của người nghiên cứu là tìm nguyên nhân của bệnh hoặc một
biến cố sức khỏe, có nghĩa là người nghiên cứu muốc khái quát hóa rằng mối liên quan
tìm thấy từ một hoặc một vài nghiên cứu của mình là có tính nhân quả. Việc làm này
thường khó. Ngay cả một sự kết hợp có ý nghĩa thống kê từ một nghiên cứu đoàn hệ
riêng lẻ cũng không chắc chắn xác định được rằng đó là một mối liên hệ nhân quả (có
nghĩa là yếu tố phơi nhiễm thực sự là nguyên nhân gây bệnh) nếu những bằng chứng
khoa học đương thời không ủng hộ cho những kết quả mà chúng ta tìm thấy trong nghiên
cứu của mình. Ngược lại, như chúng ta đã biết rằng trình tự thời gian giữa yếu tố phơi
nhiễm và bệnh trong nghiên cứu cắt ngang và nghiên cứu bệnh chứng là không thể (hoặc
khó) xác định, nhưng chúng ta vẫn có thể, dựa vào một sự kết hợp có ý nghĩa thống kê
tìm thấy từ một nghiên cứu cắt ngang hoặc nghiên cứu bệnh chứng, để suy diễn nguyên
nhân nếu có đủ bằng chứng của khoa học đương đại ủng hộ cho kết quả tìm thấy của
chúng ta.
3. Nguyên tắc để xác định loại của một thiết kế nghiên cứu:
i. Nghiên cứu quan sát và can thiệp: Trong nghiên cứu quan sát, người nghiên cứu
chỉ ghi nhận lại những hiện tượng thấy được trên đối tượng nghiên cứu. Trong nghiên
cứu can thiệp, người nghiên cứu tạo ra những điều kiện khác nhau theo yêu cầu nghiên
cứu trên từng đối tượng nghiên cứu.
ii. Nghiên cứu mô tả và nghiên cứu phân tích: Nghiên cứu mô tả mô tả bệnh trạng
trên từng dân số một, nhưng không so sánh bệnh trạng của một dân số này với một dân số
khác. Nghiên cứu phân tích so sánh bệnh trạng của những dân số mang những thuộc tính
khác nhau để xác định những yếu tố quyết định của bệnh hay hiện tượng sức khỏe.
Nghiên cứu tương quan là một nghiên cứu mô tả, nhưng điểm khác biệt so với những
nghiên cứu khác là đối tượng nghiên cứu của nó là từng dân số chứ không phải cá nhân.

71
iii. Các loại nghiên cứu phân tích: Nghiên cứu phân tích có mục đích chung là xác
định quan hệ nhân quả. Nguyên tắc để phân biệt các loại thiết kế nghiên cứu phân tích là:
1) Dựa vào điểm xuất phát (nguyên nhân hoặc hậu quả, hay phơi nhiễm hoặc bệnh); 2)
Chiều nghiên cứu so với chiều thời gian. Cụ thể là:
- Nghiên cứu đoàn hệ có điểm xuất phát là nguyên nhân (hay phơi nhiễm) và chiều
nghiên cứu cùng chiều thời gian.
- Nghiên cứu bệnh – chứng xuất phát bằng hậu quả (hay bệnh) và chiều nghiên cứu
ngược chiều thời gian.
- Nghiên cứu cắt ngang không có điểm xuất phát (không bắt đầu bằng nguyên nhân
cũng không bắt đầu bằng hậu quả), do đó không có chiều nghiên cứu cụ thể.

72
Bài 8
NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH

Mục tiêu học tập


1. Phân biệt được nghiên cứu định tính và định lượng
2. Diễn giải phương pháp chọn mẫu, tiêu chí chọn mẫu và cỡ mẫu trong nghiên cứu
định tính
3. Mô tả một số kỹ thuật thu thập số liệu định tính
4. Mô tả bốn bước trong phân tích và trình bày số liệu nghiên cứu định tính: mô tả
quần thể mẫu, sắp xếp và tóm tắt, trình bày, và kết luận.
5. Phân tích các phương pháp nhằm khẳng định tính giá trị của kết quả tìm được.
Nội dung học tập
Mục đích của bài này nhằm cung cấp những khái niệm chung về nghiên cứu định
tính sửu dụng trong đánh giá hệ thống y tế hoặc trong phân tích sâu những vấn đề khi
nghiên cứu về sức khỏe. Trong thực tế, phương pháp này còn chưa được áp dụng rộng rãi
ở Việt Nam vì chúng ta vẫn còn rất quen thuộc tính thuyết phục cao bằng những phân
tích có ý nghĩa thống kê của nghiên cứu định lượng. Tuy nhiên, một số tác giả tin rằng sử
dụng nghiên cứu định tính, trên một số chủ đề, thì vẫn tốt hơn nghiên cứu định lượng,
nhất là trong trường hợp phân tích tiến trình xã hội gây nhiều tranh cãi. Trên quan điểm
chung, nghiên cứu định tính và định lượng là không loại trừ lẫn nhau mà là bổ sung cho
nhau.
1. Đại cương về nghiên cứu định tính
Việc xây dựng một đề cương nghiên cứu định tính hoàn toàn tuân thủ một quy
trình nghiên cứu khoa học chung với những bước đi cơ bản từ lựa chọn chủ đề nghiên
cứu cho đến việc công bố kết quả nghiên cứu hoặc thành tựu của một đề án. Quy trình
này được minh học ở hình 8.1.

73
Lựa chọn Lập kế hoạch
chủ đề và chiến lược

Thu thập
Công bố LÝ THUYẾT thông tin

Giải thích dữ Phân tích dữ


liệu liệu

Hình 8.1 Quy trình nghiên cứu khoa học

Về cơ bản, trình tự các bước trong thiết kế nghiên cứu định tính và định lượng
giống nhau. Tuy nhiên, nghiên cứu định tính có những nét đặc trưng rất khác biệt với
nghiên cứu định lượng ở các bước chọn mẫu, thu thập thông tin, phân tích và trình bày
kết quả. Sự khác biệt này có thể do xuất phát từ mục đích của hai nghiên cứu; phương
pháp định tính được đặc trưng bởi phương pháp mở, cố gắng xác định “cái gì tồn tại” và
“tại sao nó tồn tại” trong khi phương pháp định lượng tìm hiểu “bao nhiêu vấn đề đang
tồn tại ở đó”. Nó giúp người dân nói lên quan niệm, chính kiến và kinh nghiệm của họ.
Nghiên cứu định tính là một công cụ hữu ích để phát hiện niềm tin, quan niệm của
người dân liên quan đến sức khỏe, phòng bệnh và chữa bệnh, sử dụng các dịch vụ y tế,
thái độ ứng xử của cộng đồng đối với một vấn đề sức khỏe, lĩnh vực hành vi và văn hóa
xã hội của sức khỏe…
Bảng dưới đây giúp phân biệt những điểm khác nhau cơ bản giữa nghiên cứu định
tính và định lượng

74
Bảng 8.1 Khác nhau giữa nghiên cứu định tính và định lượng
Nghiên cứu định lượng Nghiên cứu định tính
Mục đích: Khái quát hóa cho Mục đích: Khám phá, cung cấp
quần thể (bằng các test thống kê) thông tin toàn diện, có chiều sâu
nhằm giải thích dữ liệu
Câu hỏi nghiên cứu thường đặt Câu hỏi nghiên cứu thường đặt là
ra là “bao nhiêu” “thế nào”, “tại sao”
Có thể kiểm chứng các mô hình Hữu ích cho:
khái niệm - Các nghiên cứu tìm hiểu về một
hiện tượng có chiều sâu
- Giải thích kết quả định lượng và
- Tăng cường tính ứng dụng của bộ
công cụ nghiên cứu giữa các nền
Ưu điểm
văn hóa khác nhau
Ít tốn công sức chuyên sâu và Không tiêu tốn nhiều thời gian
thời gian, vì thế không tốn kém
nhiều.
Sử dụng thời gian và nguồn lực Đánh giá nhanh có tham gia cộng
chủ yếu do nghiên cứu số lượng đồng
đối lượng lớn để đạt độ mạnh - Khuyến khích mọi người tham
của test thống kê gia
- Thu được nhận thức có chiều sâu
và tăng cường sự tin cậy của cộng
đồng
Thông tin không sâu về một hiện Chuyên biệt về bối cảnh (Khó khái
tượng hoặc bối cảnh. quát hóa)
Nhược điểm
Thường thiếu tính giá trị giữa
các nền văn hóa khác nhau

75
Kỹ thuật nghiên cứu định tính bao gồm các câu hỏi mở, phỏng vấn phi cấu trúc,
thảo luận nhóm và quan sát. Các phương pháp này cung cấp các thông tin không chỉ về
những việc gì mà mọi người làm (bao nhiêu người làm việc đó và làm thường xuyên như
thế nào), mà còn cho biết vì sao họ làm như vậy và các thông tin này cần thiết để lập kế
hoạch thay đổi.
Thu thập số liệu có thể bằng cách viết (ghi chép thực tế), ghi âm (phỏng vấn, thảo
luận), hoặc quay video (thảo luận, vẽ bản đồ, quan sát). Tất cả các phương pháp này cuối
cùng sẽ được phân tích trước khi đưa ra các kết luận. Kết quả được trình bày dưới dạng
nhiều trang viết, chứa đựng nhiều thông tin; khác với nghiên cứu định lượng, kết quả có
thể trình bày thành các bảng số liệu có thể đưa vào chương trình máy tính để dễ phân
tích.
Phân tích dữ liệu định tính là một quá trình liên tục từ lúc bắt đầu thu thập dữ liệu
cho đến khi hoàn thành báo cáo. Đây chính là điểm khác nhau cơ bản giữa phân tích dữ
liệu định tính và định lượng vì trong nghiên cứu định lượng thì việc phân tích chỉ được
thực hiện sau khi đã hoàn thành công việc thu thập và làm sạch số liệu.
Các phần trình bày dưới đây sẽ mô tả chi tiết hơn về kỹ thuật chọn mẫu, thu thập
thông tin, phân tích và trình bày kết quả của nghiên cứu định tính dựa trên sự khác biệt
này với nghiên cứu định lượng.
2. Chọn mẫu trong nghiên cứu định tính
2.1 Phương pháp chọn mẫu
2.1.1 Chọn mẫu thuận tiện/tình cờ
Một phương pháp phổ biến trong chọn mẫu không xác suất là chọn mẫu thuận
tiện. Đây là phương pháp ít tốn kém nhất và dễ thực hiện. Người thu thập số liệu được
quyền chọn bất kỳ người nào vào trong mẫu nghiên cứu.
Ví dụ, phỏng vấn 10 người đầu tiên bước vào một phòng khám về sự hiểu biết đối
với một bệnh tay chân miệng.
Mặc dù có những nhược điểm, chọn mẫu thuận tiện có thể được dùng trong giai
đoạn đầu của một điều tra khi mục tiêu là để kiểm chứng ý kiến hoặc hiểu về một vấn đề
chủ quan nào đó.

76
2.1.2 Chọn mẫu có chủ đích
Các phương pháp nghiên cứu định tínhđược sử dụng điển hình là tập trung vào số
lượng hạn chế những người cung cấp thông tin, những người mà chúng ta chọn lựa một
cách chiến lược để thông tin có chiều sâu của họ sẽ thể hiện quan điểm tối đa về một vấn
đề ít được biết đến. Đây được gọi là chọn mẫu có chủ đích.
Có nhiều chiến lược mà nhà nghiên cứu có thể sử dụng. Thông thường người ta
kết hợp các phương pháp khác nhau, tùy theo chủ đề nghiên cứu, loại thông tin mong
muốn và nguồn lực của nhà nghiên cứu.
2.1.3 Chọn cực
Ví dụ:
- Chọn những người tuân thủ điều trị rất tốt và rất kém, là một chiến lược hay và nhanh
để phát hiện những yếu tố góp phần làm giảm sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân.
- So sánh hệ thống của một trạm y tế hoạt động tốt và một trạm kém sẽ cho chúng ta
cái nhìn về những yếu tố có thể góp phần ảnh hưởng hoạt động tốt ở trạm.
2.1.4 Khác nhau tối đa
Nếu nhà nghiên cứu muốn hiểu biết càng hoàn chỉnh càng tốt về một vấn đề nào
đó trong tất cả sự khác nhau của nó, chọn mẫu khác nhau tối đa sẽ được lựa chọn.
Ví dụ: Sự kỳ thị bệnh phong, hay lao, HIV, được xem là một yếu tố phức tạp
trong việc kiểm soát các bệnh lý này. Để hiểu biết về ảnh hưởng của kỳ thị như thế nào
đến nam và nữ, vùng nông thôn và thành thị, bệnh nhân tuân thủ tốt và kém, người có
trình độ học vấn cao và thấp, người nghiên cứu phải quan tâm tất cả các nhóm này trong
mẫu. Nrrsu nhà nghiên cứu quan tâm các nhóm chuyên biệt và phỏng vấn một số người
nhất định trong nhóm, loại chọn mẫu này còn gọi là chọn mẫu quota.
Chọn mẫu quota là chọn mẫu không xác suất tương đương với chọn mẫu phân
tầng, với yêu cầu là mỗi tầng được đại diện trong mẫu có cùng tỉ lệ với dân số chung.
2.1.5 Điển hình
Để minh họa cho việc mô tả một số trường hợp điển hình của một nhóm người
đang quan tâm. Cần lưu ý, những mô tả như thế hoàn toàn mang tính minh họa; chúng
không thể loại suy cho toàn quần thể.

77
Ví dụ, một nhà nghiên cứu có thể mô tả một gia đình điển hình trong vùng quê của
một quốc gia A, hay những người nghỉ học sớm “điển hình” để di dân từ vùng quê ra
thành thị tìm việc làm, hay những vấn đề sức khỏe “điển hình” của thợ mỏ hoặc trẻ suy
dinh dưỡng.
2.1.6 Chọn mẫu bóng tuyết/dây chuyền
Cách tiếp cận này đặc biệt thích hợp cho việc xác định người cung cấp thông tin
chính hoặc các trường hợp quan trọng. Bạn bắt đầu với một hoặc hai người cung cấp
nhiều thông tin chính và hỏi họ có biết nhiều về chủ đề mà bạn đang quan tâm.
Nếu một người được đề nghị bởi hai hoặc ba người khác nhau, bạn có thể hoàn
toàn yên tâm rằng người này sẽ là người cung cấp thông tin quý báu.
Cách tiếp cận tương tự có thể áp dụng nếu phỏng vấn sâu phát hiện một số cái
mới, chúng ta nên tiếp tục bằng nhiều phỏng vấn với một nhóm người mới.
Ví dụ, trong một nghiên cứu tìm hiểu về hành vi đối phó ở những trẻ mồ côi,
người ta thấy có vẻ như là ở những hộ gia đình có trẻ làm chủ, tỷ lệ sống cao hơn với gia
đình trẻ gái hơn là trẻ trai. Sau đó, nhà nghiên cứu phỏng vấn tiếp những gia đình có trẻ
trai và gái làm chủ, để xem sự khác biệt về giới tính trong khả năng đối phó có thật sựu
hay không, và nó có thể giải thích như thế nào.
2.2 Tiêu chí chọn mẫu
Trong nghiên cứu định tính, hai phương pháp thu thập thông tin chủ yếu là phỏng
vấn sâu và thảo luận nhóm có trọng tâm. Chúng ta sẽ phân tích đối tượng tham gia vào
hai phương pháp này để hiểu được cách chọn mẫu và tính cỡ mẫu trong nghiên cứu định
tính.
2.2.1 Chọn người cung cấp thông tin chính (key informants = KI)
Người cung cấp thông tin chính có thể là lãnh đạo cộng đồng rất am hiểu hoặc
nhân viên y tế ở các cấp khác nhau, và một hoặc hai thành viên của nhóm đích cung cấp
nhiều thông tin (ví dụ: vị thành niên, về quan hệ tình dục). Họ có thể được mời trong các
giai đoạn khác nhau của nghiên cứu, từ lúc xác định vấn đề đến phân tích số liệu và phát
triển khuyến nghị.

78
2.2.2 Chọn đối tượng vào thảo luận nhóm trọng tâm (focus group discussion FGD)
Bất kỳ FGD nào cũng đòi hỏi kiến thức tốt về điều kiện địa phương. Các cộng
đồng thường ít khi đồng nhất. Luôn luôn có sự khác nhau giữa các thành viên cộng đồng,
ví dụ, về giáo dục, chính trị, giới tính, tình trạng kinh tế và dân tộc. Những khác nhau này
sẽ phản ánh trong nhận thức của họ về các vấn đề đã trải qua và các giải pháp. Nhà
nghiên cứu phải nhận thức được những sự khác nhau này, nếu không, sẽ bỏ sót những
nhóm quan trọng hoặc thu được một mớ thông tin hỗn độn. Tương tự, nhà nghiên cứu
phải biết những người hoặc tổ chức quan trọng có thể cung cấp thông tin đầu vào tốt cho
sự chọn lựa các thành viên trong FGD.
Đặc điểm các thành viên thảo luận nhóm nên là các nhóm tương đồng về văn hóa,
lứa tuổi, kinh tế xã hội hoặc có nền tảng giống nhau liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
Mỗi nhóm thảo luận nên mời khoảng từ 6 – 12 người. Nếu nhóm quá đông thì sẽ không
có cơ hội trình bày ý kiến của các thành viên.
Ngoài ra, nên đảm bảo thêm một số vấn đề sau:
- Các thành viên nên được mời trước ít nhất 1 hoặc 2 ngày
- Nên giải thích mục đích và quá trình FGD, để đạt được sự đồng ý tham gia.
- Nên mời thêm 2 người ngoài số lượng dự tính để đề phòng một số thành viên không
đến.
2.3 Xác định cỡ mẫu
Không có quy tắc tính cỡ mẫu trong nghiên cứu định tính. Cỡ mẫu tùy thuộc vào
CÁI GÌ bạn đang muốn tìm, và từ những người cung cấp thông tin/quan điểm khác nhau
nào mà bạn muốn tìm hiểu.
Một số yếu tố xem xét khi tính cỡ mẫu:
- Nghiên cứu sẽ đề nghị chính sách y tế tác động trên diện rộng thì cần cỡ mẫu lớn.
- Sự khác nhau giữa các đặc tính trong quần thể nhiều hay ít.
- Cỡ mẫu được ước tính trước nhưng không xác định và có thể thay đổi khi tiến hành
thu thập số liệu.
Ví dụ: Nếu bạn muốn khám phá làm thế nào để các bà mẹ tham gia nhiều hơn
trong chương trình chăm sóc sức khỏe về phát hiện sớm và điều trị viêm phổi, bạn có thể

79
quyết định thực hiện một số cuộc thảo luận nhóm có trọng tâm và phỏng vấn sâu để đánh
giá kiến thức, thái độ, thực hành của các bà mẹ đối với viêm phổi. Bạn có thể bắt đầu hai
cuộc FGD với các bà mẹ có trình độ học vấn thấp và hai FGD với các bà mẹ có trình độ
học vấn cao (thường có địa vị kinh tế xã hội cao hơn). Nếu các số liệu khác nhau củng cố
với nhau thì bạn có thể dừng lại tại điểm này và bắt đầu can thiệp trên diện nhỏ; nếu
không thì phải thực hiện một hoặc hai FGD nữa cho đến khi đạt được sự dư thừa/bão hòa,
tức là không còn thông tin mới nữa.
Patton (1990) nhấn mạnh rằng tính phong phú của dữ liệu và khả năng phân tích
của người nghiên cứu quyết định tính giá trị à ý nghĩa của số liệu định tính hơn là cỡ
mẫu. Mặc dù vậy, các quy trình và cỡ mẫu vẫn luôn được xem xét cẩn thận để tránh sự
lộn xộn. Phân tích dữ liệu cẩn thận có thể khái quát hóa một cách khéo léo trong một số
trường hợp nhưng không chứng minh nó có ý nghĩa về mặt toán học.
3. Thu thập dữ liệu trong nghiên cứu định tính
3.1 Ảnh hưởng của quá trình thu thập thông tin đến kết quả
Các yếu tố được các nhà nghiên cứu định tính thừa nhận có ảnh hưởng lớn đến quá
trình thu thập thông tin là:
- Đặc điểm cá nhân của nghiên cứu viên
- Đặc điểm của kỹ thuật thu thập số liệu
- Bối cảnh thu thập số liệu
Như vậy, trong một số trường hợp, các nghiên cứu khác nhau, kể cả khi sử dụng
một bộ công cụ và kỹ thuật thu thập thông tin nhất định thì vẫn có thể thu được kết quả
rất khác nhau từ một quần thể. Bối cảnh thu thập thông tin cũng ảnh hưởng đến kết quả
nghiên cứu vì con người có thể có hành vi khác nhau trong các bối cảnh khác nhau.
3.2 Một số kỹ thuật thu thập số liệu định tính
3.2.1 Phỏng vấn
Những chú ý đối với Kỹ năng phỏng vấn:
- Dùng các câu hỏi tiếp theo là rất quan trọng.
- Để người cung cấp thông tin dẫn dắt cuộc nói chuyện khi có thể.

80
- Điều quan trọng là không chỉ những gì người ta nói, mà cả những gì người ta không
nói.
- Giao tiếp phi ngôn ngữ rất quan trọng.
- Tế nhị đối với hoàn cảnh phỏng vấn.
- Cẩn thận với thông tin khi người ta trả lời theo sự mong muốn.
- Ghi chú hoặc dùng máy ghi âm (nên kết hợp cả hai)
3.2.1.1 Phỏng vấn bán cấu trúc
Được tiến hành trên cơ sở sử dụng một sườn thông tin cần phỏng vấn. Đây là một
danh mục các chủ đề cần đề cập trong cuộc phỏng vấn. Tuy nhiên, thứ tự đặt câu hỏi và
cách đặt câu hỏi được thay đổi tùy theo đối tượng phỏng vấn.
Các loại phỏng vấn bán cấu trúc gồm có:
- Phỏng vấn sâu: là chủ động tìm hiểu thật sâu một chủ đề cụ thể, với mục đích nghiên
cứu.
- Nghiên cứu trường hợp: có thể là một cá nhân, sự kiện, giai đoạn bệnh, chương trình,
tổ chức, thời gian hay một cộng đồng. Mục đích là nhằm thu thập thông tin toàn diện, có
hệ thống và sâu về các trường hợp đang quan tâm.
Phỏng vấn bán cấu trúc giúp khắc phục nhược điểm của phỏng vấn phi cấu trúc.
Tuy nhiên, nhà nghiên cứu cần thăm dò, phân tích kỹ chủ đề quan tâm để xác định câu
hỏi và chủ đề nào cần quan tâm trong cuộc phỏng vấn.
3.1.1.2 Phỏng vấn cấu trúc hoặc hệ thống
Là phương pháp phỏng vấn tất cả những người cung cấp thông tin những câu hỏi
như nhau.
- Liệt kê tự do (Free Listing)
Là yêu cầu người cung cấp thông tin liệt kê mọi thông tin mà họ nghĩ tới trong
một phạm trù cụ thể, mục đích nhằm giúp tách biệt và xác định các phạm trù phù hợp.
Ví dụ: Trong các cuộc phỏng vấn bà mẹ về những bệnh tật vừa xảy ra đối với con
cái của họ, các bà mẹ đều nhắc tới sốt. Bạn muốn tìm hiểu xem các bà mẹ có nhận biết và
sử dụng các loại tên khác nhau cho chứng sốt khác nhau hay không, bạn yêu cầu các bà

81
mẹ liệt kê. Nếu bà mẹ có thể liệt kê ra các loại sốt khác nhau thì khi đó có thể xem “các
loại sốt” là phạm trù có ý nghĩa đối với các bà mẹ này.
- Phân loại nhóm:
Nhằm nghiên cứu các mối quan hệ giữa các khoản mục trong một phạm trù (đã
được xác định qua kỹ thuật liệt kê tự do hoặc phương pháp khác) hoặc khám phá nhận
thức về các điểm giống và khác nhau giữa các khoản mục.
Ví dụ: Yêu cầu xếp nhóm 10 loại bệnh tật để chúng giống nhau ở bất kể điều gì.
- Phương pháp xếp hạng theo thang điểm:
Thang điểm có thể được xây dựng cho bất kể một số lượng các khái niệm hoặc
thuộc tính nào, có thể trình diễn dưới dạng số hoặc đồ thì.
Ví dụ: “Hãy khoanh vào số mà theo bạn biểu thị mức độ trầm trọng bệnh tiêu
chảy”
0 1 2 3 4 5 (từ nhẹ cho tới mức độ nặng nhất)
3.2.1.3 Các kỹ thuật phỏng vấn nhóm
Các kỹ thuật phỏng vấn nhóm cho phép nghiên cứu viên rút ra các kết luận về các
nhóm. Điều đó có nghĩa là đơn vị của phân tích là nhóm chứ không phải từng cá thể riêng
biệt. Đây là điều thường hay bị bỏ qua nhưng lại là đặc điểm quan trọng của các cuộc
phỏng vấn nhóm.
Ví dụ: Bạn tiến hành phỏng vấn với một nhóm các nhân viên y tế xã và bạn đưa ra
kết luận về các nhân viên như là một nhóm chứ không phải từng cá thể nhân viên y tế
tham gia vào cuộc phỏng vấn.
- Thảo luận nhóm tập trung (FGD)
+ Nơi thực hiện FGD:
Chọn nơi yên tĩnh, đủ sáng, không bị quấy rầy, để đảm bảo kích thích giao tiếp và
tương tác trong quá trình thảo luận nhóm. Lưu ý rằng nơi thảo luận nên là nơi không liên
quan đến chủ đề thảo luận.
Ví dụ: Không nên họp ở trạm y tế nếu muốn thảo luận các ý kiến nhận xét của
người dân về chất lượng dịch vụ y tế của trạm.
+ Thực hiện FGD:

82
Một thành viên trong nhóm nghiên cứu là người điều hành và một người đóng vai
trò là thư kí.
Người điều hành nên càng gần với nhóm càng tốt (về mặt giới tính, tuổi tác…).
Người điều hành có vai trò quan trọng để điều kiện cuộc thảo luận, không nên thể hiện
như một chuyên gia trên lĩnh vực thảo luận, mà là người khuyến khích, hỗ trợ cuộc thảo
luận, tạo cơ hội cho tất cả mọi người đều phát biểu ý kiến một cách trung thực.
Người thư kí cần quan sát thảo luận và ghi chép những nội dung thảo luận, những
vấn đề thống nhất, và kể cả chưa thống nhất trong khi thảo luận, một số kinh nghiệm rút
ra qua buổi thảo luận. Thư kí còn là người hỗ trợ cho người điều hành, nhắc người điều
hành lưu ý những phê bình, nhầm lẫn trong buổi thảo luận.
- Vẽ biểu đồ và xây dựng mô hình
Là một nhóm đối tượng thuộc quần thể nghiên cứu sẽ vẽ hoặc xây dựng mô hình
về cộng đồng của họ với những vật sẵn có (que, hòn đá, cỏ, gỗ, lá cây, bao thuốc lá…).
Các bản đồ hay mô hình có thể được vẽ bởi nhiều nhóm khác nhau (nam giới, phụ nữ,
người già, thanh niên, người giàu, người nghèo) nhưng cùng làm việc với nhau để đại
diện cho cách nhìn và các mối quan tâm của họ. Có thể bao gồm:
+ Bản đồ nguồn lực thể hiện các khu vực trách nhiệm của các dịch vụ chăm sóc y tế
+ Bản đồ minh họa các khu vực dân sinh sống trong làng bản
+ Bản đồ sức khỏe: đánh dấu tình trạng sức khỏe và phúc lợi xã hội của các thành
viên trong gia đình. (Ví dụ đánh dấu những nhà có trẻ suy dinh dưỡng hoặc bệnh nhân
lao).
- Biểu đồ thời gian:
Trong phương pháp này, các thành viên trong nhóm được yêu cầu nhớ lại các sự
kiện của bản thân, hoặc gia đình hay cộng đồng theo các thời điểm tương đối. Phương
pháp này hữu ích để hỗ trợ cho quá trình thảo luận những thay đổi diễn ra theo thời gian
(Ví dụ: thay đổi về các vấn đề sức khỏe, mùa màng, các điều kiện môi trường…).
4. Phân tích dữ liệu và báo cáo kết quả định tính
Mặc dù cách tiến hành và kết quả của nghiên cứu định tính khác với nghiên cứu
định lượng nhưng các nguyên tắc là giống nhau. Trong cả hai loại nghiên cứu đều phảo:

83
- Mô tả quần thể mẫu
- Sắp xếp, tóm tắt hoặc mã hóa số liệu
- Trình bày tóm tắt các số liệu để có thể phiên giải một cách dễ dàng
- Rút ra các kết luận
- Tìm cách thích hợp để khẳng định tính giá trị của kết quả nghiên cứu.
4.1 Mô tả quần thể mẫu
Bước đầu tiên hữu ích trong xử lý số liệu (và trong báo cáo) là mô tả về những
người cung cấp thông tin. Nếu số lượng đủ lớn, có thể lập bảng các thông tin về lai lịch,
ví dụ tuổi, giới, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, tình trạng hôn nhân giống như với nghiên
cứu định lượng.
Nhưng số liệu định tính thường có được từ số lượng nhỏ những người cung cấp
thông tin, ví dụ một số ít người cung cấp thông tin chủ chốt hoặc một số nhóm thảo luận
nhóm tập trung và vì thế mà cần có thêm thông tin về họ, ví dụ:
- Ai là những người cung cấp thông tin chủ chốt và vì sao họ được chọn.
- Ai đã tham gia vào thảo luận nhóm tập trung? Họ đại diện cho những nhóm nào và
họ được chọn đại diện như thế nào?
- Trong hoàn cảnh nào mà quan sát được thực hiện (ví dụ: thời gian bao lâu, địa điểm,
số lượng người quan sát, thời gian trong năm).
- Ai đã được quan sát (và ai không), mối quan hệ giữa người quan sát và người được
quan sát như thế nào?
- Phản ánh những người được quan sát này như thế nào?
Như đã đề cập ở trên, trong thảo luận nhóm, ghi chép của thư ký rất quan trọng,
đặc biệt các ý kiến về các loại phản ứng qua l;ại trong nhóm và biểu hiện tình cảm (hoặc
không biểu lộ) trong cuộc thảo luận. Các thông tin như vậy cần thiết để giải thích các số
liệu.
4.2 Sắp xếp và tóm tắt số liệu
Khi nghiên cứu tại thực địa và sử dụng phương pháp định tính, điều quan trọng là
sau mỗi một phỏng vấn hay thảo luận và quan sát các số liệu thô (ghi chép thực địa, ghi
băng) được chuyển thành các bảng tóm tắt hay các bảng sao có sắp xếp trật tự tốt. Bảng

84
ghi có cấu trúc lại này của các bảng ghi chép phải phản ánh được tối đa các điều đã được
thảo luận nhưng cũng phải bao gồm những điều quan sát riêng và ý kiến của chúng ta về
cuộc phỏng vấn hay thảo luận. Thực hiện các bảng ghi chép này càng sớm càng tốt là
điều thực sự cần thiết, ít nhất là cuối mỗi ngày làm việc tại thực địa vì các ấn tượng vẫn
còn sống động và rõ ràng.
Đến khi phân tích các thực địa như vậy, điều thường xuyên xảy ra là: các bảng ghi
chép không chỉ bao gồm các thông tin quan trọng mà còn có nhiều thông tin ít quan
trọng, thậm chí kể cả các thông tin vô ích, bởi vì mọi người chuyển từ thảo luận chủ đề
này đến chủ đề khác trong khi thảo luận, và quan sát được thực hiện theo trật tự mọi
người xuất hiện như di chuyển của chúng ta trong nhà hay cộng đồng.
Để dễ dàng cho phân tích, số liệu phải được sắp xếp theo trật tự và được tóm tắt.
Cách tốt nhất để làm việc này là quan tâm đến các mục tiêu của nghiên cứu hoặc các câu
hỏi hay các chủ đề cho thảo luận.
Đầu tiên, số lượng các chủ đề thảo luận hay câu hỏi được xếp theo trật tự liên quan
đến mục tiêu. Nếu số liệu có hạn hay không quá phức tạp, chúng ta có thể đánh dấu vào
ngoài lề các bảng ghi chép với các con số, thông tin liên quan đến câu hỏi đưa ra. Nếu số
liệu nghiên cứu định tính nhiều và phức tạp, chúng ta cần sắp xếp các vấn đề vào các ký
hiệu mã hóa khác nhau. Khác với số liệu định lượng, mã hóa thành những con số, số liệu
định tính thường mã hóa thành những ký hiệu tóm tắt, dễ nhớ về các vấn đề khác nhau.
- Mã hóa: Là đánh dấu các thông tin cần thiết bằng những ký hiệu đơn giản một cách
có hệ thống để dễ dàng tìm kiếm. Thông tin được mã hóa có thể là ghi chép thực địa, nội
dung quan sát, phỏng vấn hay đơn giản là những ghi chú và nhận xét của nghiên cứu
viên.
Ví dụ: Trong thảo luận nhóm tập trung với các bà mẹ về thay đổi thực hành thức
ăn bổ sung cho trẻ, số liệu có thể mã hóa như sau:
“Loại TA” Loại thức ăn mà trẻ được ăn
“Lần ăn” Số lần trẻ ăn trong một ngày
“TA đầu” Loại thức ăn dặm lần đầu tiên của trẻ
“Cách chuẩn bị” Cách chuẩn bị thức ăn dặm cho trẻ

85
“Lý do” Lý do bà mẹ bắt đầu cho con ăn dặm
Có thể quyết định chọn mã trước khi chúng ta bắt đầu nghiên cứu, chọn các từ chủ
chốt hoặc thuật ngữ quan trọng với nhà nghiên cứu. Sau đó phân tích bao gồm xem xét số
liệu để thấy các sự kiện và tần số (và bối cảnh) của các từ chủ chốt. Tuy nhiên cách này
có thể làm mất các thông tin mà những người cung cấp cho là quan trọng nhưng các
thông tin này các nhà nghiên cứu không nghĩ đến trước.
Mã hóa lần đầu tiên bằng bút chì sẽ rất tốt, bởi vì trong khi làm việc chúng ta có
thể thay đổi hoặc mã hóa lại khi phân tích số liệu theo các nội dung. Ghi mã bên lề trái
của bảng ghi chép. Các loại màu sắc khác nhau có thể sử dụng để xác định các câu trả lời
giống nhau và khác nhau.
Nhất thiết chúng ta phải mã hóa. Việc phân tích có thể được thực hiện một phần
bằng máy tính. Nếu tài liệu nghiên cứu được đưa vào máy tính và lưu trữ thì có thể tìm ra
các từ hoặc khái niệm chủ chốt nhanh chóng và hiệu quả (nhưng không linh hoạt) bằng
sử dụng chương trình máy tính.
4.3 Tóm tắt và trình bày số liệu nghiên cứu định tính
Sau khi đã sắp xếp các số liệu, cần phải tóm tắt lại. Bước đầu tiên là liệt kê các số
liệu cùng với nhau. Nếu chúng ta đã mã hóa số liệu, tất cả các số liệu cùng chủ đề hay
câu hỏi nghiên cứu sẽ có cùng mã và dễ dàng rút ra từ bảng ghi chép số liệu.
Cần phải nhận ra vấn đề quan trọng của cách phân loại mà những người cung cấp
thông tin sử dụng. Ví dụ, khi chúng ta thảo luận nguyên nhân của tiêu chảy, mọi người có
thể cho là điều kiện “nóng”. Khai niệm này cũng thường được áp dụng cho các loại thực
phẩm và thuốc.
Số liệu có thể tóm tắt trình bày dưới dạng bảng (Ma trận) hoặc hình vẽ, sơ đồ, biểu
đồ. Thông qua việc tóm tắt và trình bày số liệu theo cách này tạo điều kiện dễ dàng phiên
giải số liệu đặc biệt khi có nhiều số liệu.
4.3.1 Ma trận (Matrix)
Đó là một bảng nhưng không phải là số trong các ô mà là các từ. Chủ đề hay câu
hỏi được ghi vào mỗi cột và mỗi hàng là các nguồn thông tin khác nhau. Bảng ma trận
thường dùng nhất trong trình bày số liệu, người nghiên cứu có thể đưa các ý kiến của

86
mình vào ma trận. Ví dụ, kết quả thảo luận nhóm tập trung với các nhóm bà mẹ khác tuổi
về thực hành ăn sam được tóm tắt trong bảng Ma trận sau:
Bảng 8.2 Ma trận về thức ăn sam cho trẻ của các bà mẹ ở các nhóm tuổi khác nhau
Nhóm tuổi Cho ăn sam lần đầu Loại thức ăn sam Số lần ăn sam/ngày
Từ 4-7 tháng trung - Bột 1-2 lần/ngày
bình: 6 tháng - Bột với đậu lạc, - Tùy thuộc thời gian ở nhà
Các bà mẹ trẻ
khoai tây nghiền, của mẹ hoặc người chăm
(20-30 tuổi)
hoa quả nghiền, trẻ
bánh mềm - Tùy thuộc nhu cầu trẻ
Từ 5-11 tháng trung - Bột 1-2 lần/ngày
Các bà mẹ quá bình: 8,5 tháng - Nước hoa quả - Tùy thuộc thời gian có
tuổi sinh đẻ nhà của mẹ hoặc người
(>45 tuổi) chăm trẻ
- Tùy thuộc nhu cầu của trẻ

Trình bày theo kiểu Ma trận này giúp các nhà nghiên cứu dễ kết luận là:
- Các bà mẹ trẻ cho con ăn sam trung bình sớm hơn 2,5 tháng so với các bà mẹ thế hệ
già.
- Các bà mẹ trẻ cho con ăn sam nhiều loại thức ăn hơn các bà mẹ cao tuổi.
- Cả hai nhóm thế hệ các bà mẹ dường như không khác nhau về số lần cho trẻ ăn sam.
Như chúng ta có thể thấy, bằng cách sắp xếp số liệu và bảng Ma trận, các nhà
nghiên cứu thực sự đồng thời phân tích số liệu.
Ma trận là cách thông thường để trình bày số liệu định tính. Số liệu có thể sắp xếp
như trên tương ứng với loại người cung cấp thông tin (tuổi của các bà mẹ), nhưng cũng
có thể theo cách khác, ví dụ sắp xếp theo:
- Trình tự thời gian
- Nơi thu thập số liệu
- Loại hoạt động
- Loại người với hành vi nhất định

87
Người nghiên cứu cũng có thể đưa kết quả quan sát riêng và bình luận của mình
vào bảng Ma trận, ví dụ: Quan sát của họ về các hành vi thông thường của các cán bộ y
tế, học sinh hay giáo viên.
Cẩn thận trong khi lập các Ma trận, chúng ta không nên cố gắng để đo lường hay
“bán đo lường” số liệu định tính của chúng ta. Đặc biệt, khi số lượng và sự lựa chọn
những người cung cấp thông tin không dựa trên cơ sở đại diện thống kê, chúng ta cần tập
trung vào chất lượng của thôngtin cứ không phải là số lượng.
Khi chúng ta có số liệu định lượng trình bày trong bảng, chúng ta cần phải kèm
theo diễn giải chất lượng để giải thích phân bố số lượng trong bảng. Ví dụ, từ các cuộc
thảo luận hay phỏng vấn, chúng ta có thể biết vì sao nhiều bà mẹ điều trị tiêu chảy một
cách hơn các cách khác, phù hợp với niềm tin của họ hay các lời khuyên mà họ nhận
được.
4.3.2 Sơ đồ (Diagram)
Khi các vấn đề phức tạp và có liên quan với nhau, biểu thị các số liệu qua dạng sơ
đồ có thể dễ dàng hơn. Sơ đồ là bất kỳ loại hình vẽ minh họa nào sử dụng các ô hay các
vòng tròn chứa các từ, nối với nhau bằng các mũi tên để biểu thị các biến số liên quan với
nhau như thế nào (chiều của mũi tên biểu thị chiều của sự ảnh hưởng). Độ đậm của mũi
tên cũng có thể khác nhau để chỉ ra ảnh hưởng nhiều hay ít. Ví dụ, sơ đồ biểu diễn số liệu
của nghiên cứu về thực hành cho trẻ ăn sam như sau:

88
Sơ đồ 8.1 Lý do cho trẻ ăn sam muộn của các bà mẹ

Nhiều sữa Tình trạng


Ruộng gần dinh dưỡng
nhà của mẹ tốt
Chỉ thuận
lợi bằng bú
Thiếu thời mẹ Trẻ không
gian nấu ăn chịu ăn bột
Cho trẻ ăn
cho trẻ sam muộn

Thiếu tiền Là đứa trẻ


Thiếu ruộng
mua thức ăn sau cùng
và các nguồn

Hiếm loại thức ăn


sam Thiếu thông Mẹ, bạn bè hoặc
tin chồng không
thích

Các sơ đồ khác nhau được tạo nên cho các chủ đề khác nhau hoặc cùng một chủ
để nhưng cho các nhóm người cung cấp thông tin khác nhau, ví dụ, cho các bà mẹ trẻ
hoặc bà mẹ cao tuổi.

Loại sơ đồ này giúp chúng ta khai thác chủ đề hơn nữa trong thảo luận tiếp sau. Ví
dụ, sau khi xem xét số liệu chúng ta có theẻ cố gắng để tìm ra lý do vì sao các bà mẹ, bạn
bè hoặc các ông chồng thích hay không thích trẻ em ăn sam. Hoặc là vì sao một số bà mẹ
có các thông tin về các loại thức ăn nào cho trẻ ăn và chuẩn bị thức ăn đó như thế nào,

89
trong khi đó một số bà mẹ khác không biết? Làm thế nào để cung cấp các thông tin đó tốt
nhất?
Một số sơ đồ có thể phức tạp hơn các sơ đồ trên, đặc biệt nếu bạn cố gắng đưa vào
tất cả các ý kiến và thái độ của người cung cấp thông tin. Sơ đồ có thể thay đổi và phối
hợp khi chúng ta có nhiều thông tin hoặc là khi chúng ta phân tích số liệu.
Chức năng quan trọng nhất của sơ đồ, giống như Ma trận là giúp chúng ta có được
tổng quan về số liệu chúng ta đã thu thập. Điều này sẽ gợi ý cho chúng ta phân tích số
liệu trong tương lai.
4.3.3 Sơ đồ tiến triển (Lưu đồ, Flow chart)
Dạng đặc biệt của sơ đồ có thể giúp chúng ta nhận thấy mối quan hệ trong các số
liệu khác nhau đó là sơ đồ tiến triển (lưu đồ), nó biểu thì diễn biến logic của hành động
hay những hoàn cảnh nhất định. Một ví dụ dưới đây về sơ đồ tiến triển biểu thị hành động
do các bà mẹ thực hiện khi con họ bị tiêu chảy
Hành động do 17 bà mẹ đang cho con bú (trẻ 6-18 tháng) thực hiện khi các con họ
bị tiêu chảy nặng

17 trẻ bị tiêu chảy nặng

5 4 4 2
2
Không làm gì Uống nước muối
Ngừng cho bú Theo lời thầy lang Đến trạm y tế
trong ngày đường

Dược thảo địa phương

2 khỏi 1 chết 4 khỏi 3 khỏi 6 khỏi


1 chết

90
Từ sơ đồ tiến triển, chúng ta có thể thấy các hành động khác nhau do 17 bà mẹ
thực hiện. Điều dễ nhận thấy tất cả trẻ uống nước muối đường đều khỏi mà không cần
dùng phương pháp điều trị nào khác. Ba bà mẹ ngừng cho trẻ bú thì có một trẻ bị chết
còn hai trẻ khác thì khỏi sau khi được đưa đến trạm y tế.
Sơ đồ tiến triển như vậy giúp sắp xếp, làm rõ các ghi chép và tập hợp báo cáo
nghiên cứu định tính. Hơn nữa, cấu trúc của sơ đồ đồng thời sử dụng cho phân tích và
trình bày số liệu.
4.3.4 Tường thuật và mô tả một trường hợp cụ thể
Một phần quan trọng trong việc phân tích và trình bày số liệu nghiên cứu định tính
là việc sử dụng đoạn văn tường thuật lại một vấn đề hoặc một chủ đề dưới dạng một đoạn
văn, hoặc một cách khác mà hiện nay thường được dùng trong phân tích và trình bày số
liệu của nghiên cứu định tính là việc tóm tắt một trường hợp cụ thể, nhằm minh họa
những thái độ và hành vi thường gặp, đặc biệt của người dân, có liên qaun đến chủ đề cần
minh họa.
Ví dụ: Trong nghiên cứu về giới, các cán bộ tham gia buổi thảo luận nhóm tại
thành phố Hồ Chí Minh cho biết “Chúng tôi chẳng nghe, chẳng được tập huấn một lần
nào cả. Thậm chí khi nói về giới thì cho rằng đây là vấn đề nâng cao vai trò phụ nữ, chứ
chẳng nghĩ giới là nói cả vấn đề về nam giới. Chúng tôi chưa được đào tạo và cũng không
hiểu lắm về giới”.
Không phải tất cả các thông tin đều có thể đưa và sơ đồ, bảng, biểu đồ. Một phần
quan trọng trong trình bày số liệu định tính bao gồm các đoạn tường thuật ngắn, các sự
kiện mà số liệu nói đến. Đối với hầu hết những nhà nghiên cứu quen với con số, đồ thị thì
hãy bắt đầu với các sơ đồ, biểu đồ trước khi bắt đầu các đoạn bằng lời. Các công cụ này
sẽ giúp xác định và giúp chúng ta đi theo các nội dung đó, quyết định các thông tin nào là
quan trọng, thông tin nào là phụ và tóm tắt trong phần kết luận.
Sau khi đã tóm tắt và sắp xếp số liệu theo một trong các phương pháp trên, chúng
ta viết mô tả này theo trình tự mục tiêu và các câu hỏi trả lời xuất hiện từ số liệu nghiên
cứu.

91
Thảo luận của chúng ta sẽ thú vị hơn nếu chúng ta đưa ra các ví dụ (về các câu
chuyện cá nhân, bản đồ cơ thể, bản đồ…) và trích dẫn trực tiếp lời người cung cấp tin
trong đoạn viết ngắn của chúng ta.
4.4 Rút ra kết luận
Đây là phần cần thiết của phân tích số liệu nhưng nó không phải là bước tách rời
vào cuối cùng của quá trình nghiên cứu. Đặc biệt, với số liệu định tính, chúng ta sẽ rút ra
kết luận dần trong suốt quá trình phân tích, làm rõ thêm các mối liên hệ, thay đổi hay loại
bỏ các nội dung khi phân tích. Như chúng ta đã thấy ở các ví dụ trên về sắp xếp số liệu,
kết luận có thể rõ ràng nếu số liệu được sắp xếp theo cách rõ ràng.
Chúng ta cần phải bắt đầu viết báo cáo nghiên cứu của chúng ta càng sớm càng
tốt, chúng ta bắt đầu xem xét số liệu ngay từ đầu, do vậy chúng ta có thể sử dụng tối đa
số liệu sẵn có. Sau đó, có thể chúng ta có dịp để thu thập các số liệu bổ sung thêm khi cần
thiết.
Thường thì chúng ta muốn xem xét các mối quan hệ giữa các biến số mà chúng ta
sẽ thu thập số liệu trong nghiên cứu của mình. Chúng ta có một số ý tưởng trước về biến
số nào sẽ liên quan với nhau dựa trên các thuyết đã có. Ví dụ: có sự đồng ý chung là cung
cấp nước sạch cho cộng đồng sẽ giảm xảy ra bệnh tật.
So sánh trong số những người trả lời câu hỏi là một phương pháp được sử dụng
trong phân tích số liệu. Khi chúng ta nhìn vào số liệu, chúng ta có thể thấy mối liên quan
đúng với dự đoán của chúng ta, nhưng cũng có thể không đúng với dự đoán của chúng ta.
Đặc biệt, nghiên cứu định tính có thể giúp chúng ta biết được vì sao kết quả lại không
đúng với mong đợi của chúng ta.
Ví dụ: Chương trình khống chế sốt rét, một điều đáng chú ý là một làng phun
thuốc muỗi vào buổi chiều có tỉ lệ sốt rét mới cao hơn ở các làng phun thuốc muỗi vào
buổi sáng. Mối liên quan này không thể giải thích được cho đến khi thực hiện quan sát
với sự tham gia của cộng đồng đã thấy được nhưng người phun thuốc đã cố gắng để sử
dụng phần lớn số thuốc vào buổi sáng vì thế buổi chiều công việc nhẹ hơn vì mang ít
thuốc.

92
Một ví dụ khác được phát hiện trong một nghiên cứu là một số cộng đồng xây
dựng hố xí nhưng kết quả không giảm bệnh tiêu chảy. Thông qua quan sát tham gia
người quản lý chương trình đã phát hiện ra là thực sự mọi người không sử dụng hố xí, bởi
vì họ thấy khó chịu vì muỗi và mùi. Vấn đề này không được thảo luận trong cuộc họp
cộng đồng, được coi là vấn đề đơn giản và trong phỏng vấn mọi người không thừa nhận
là họ không sử dụng hố xí bởi vì họ biết là những người phỏng vấn mong họ sử dụng hố
xí.
Yếu tố văn hóa xã hội và hành vi thường ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các
biến số. Bởi vì trong thực tế, các biến số về bối cảnh này thường tồn tại, tất cả các kết quả
nghiên cứu phải được giải thích từ bối cảnh văn hóa xã hội của chúng.
4.5 Kiểm tra các kết quả tìm được để chứng minh tính giá trị của chúng
Nghiên cứu định tính không thể tóm tắt số liệu thành con số và áp dụng các tests
thống kê. Tuy nhiên cần đảm bảo giá trị của số liệu, bởi vì có thể có sai lầm hoặc sự
không nhất quán trong thu thập số liệu thô. Tính giá trị có nghĩa là số liệu thực sự biểu thị
những điều chúng ta nói rằng chúng đại diện. Tất cả các nhà nghiên cứu cần xem xét kỹ
lưỡng giá trị của số liệu. Nhưng trong nghiên cứu định tính, một vấn đề quan trọng đặc
biệt là làm cho số liệu có mối quan hệ hữu cơ logic bằng các cách kiểm tra tính giá trị của
số liệu.
4.5.1 Kiểm tra mẫu đại diện của số liệu
Mặc dù những người cung cấp thông tin trong nghiên cứu định tính không phải
được chọn bằng phương pháp ngẫu nhiên, nhưng họ phải được chọn một cách hệ thống,
phù hợp với quy luật đã được thiết lập trước nay. Kiểm tra xem liệu chúng ta đã thực sự
phỏng vấn tất cả các nhóm người cung cấp thông tin cần thiết để có được bức tranh hoàn
chỉnh về chủ đề của chúng ta (và chúng ta không quá tin vào những người nói nhiều ở địa
vị quan chức). Chúng ta đã có đại diện đủ các nhóm tuổi thích hợp chưa? Có cả nam và
nữ không? Cả người giàu và người nghèo? Kiểm tra các bản ghi gốc của thảo luận nhóm
– chúng ta có cho phép một hoặc một số người nói nhiều chế ngự sự tham gia của những
người khác hoặc hướng dẫn toàn bộ cuộc thảo luận không?

93
4.5.2 Kiểm tra sai số do người quan sát
Người thu thập số liệu (người phỏng vấn, quan sát, điều hành thảo luận nhóm) có
bất kỳ ảnh hưởng nào đến cảnh tiến hành nghiên cứu không? Chuẩn bị những người
nghiên cứu, những người sẽ thực hiện quan sát, phỏng vấn, hướng dẫn thảo luận nhóm….
là rất quan trọng. Họ cần phải nhận rõ các sai số mà họ có thể gây ra và cố gắng để hạn
chế chúng.
4.5.3 Kiểm tra chéo số liệu từ các nguồn số liệu khác nhau
Số liệu được kiểm tra chéo liên quan tới cùng câu hỏi nghiên cứu hoặc chủ đề
nhưng thu được từ các cách khác nhau.
- Nguồn số liệu có thể thu được từ các kỹ thuật khác nhau được sử dụng để nghiên cứu
cùng một chủ đề (thảo luận, phỏng vấn, quan sát).
- Số liệu có thể có được bằng cách sử dụng cùng kỹ thuật thu thập số liệu nhưng với
các nhóm người cung cấp thông tin khác nhau (nam và nữ, cán bộ y tế và các bà mẹ, bác
sĩ, y tá và bệnh nhân…).
- Số liệu có thể thu được trong cùng nghiên cứu hay trong các nghiên cứu khác nhau,
do những người nghiên cứu khác nhau về trình độ và kinh nghiệm.
Số liệu từ các nguồn khác nhau cần được kiểm tra so sánh với nhau và ít nhất
không được đối lập nhau.
Do thu thập số liệu định tính rất dễ bị ảnh hưởng trong việc kết hợp giữa các nhà
nghiên cứu và người cung cấp thông tin, thường có nhiều phương pháp khác nhau để thu
thập cùng một thông tin (ít nhất cũng có một số thông tin trùng lắp). Vấn đề này được gọi
là kiểm tra hình tam giác hay giải pháp đa phương pháp.
Ví dụ: Để tìm ra nơi mà mọi người đến chăm sóc sức khỏe nhất định, chúng ta có
thể phỏng vấn người cung cấp các dịch vụ y tế, phỏng vấn các chủ hộ gia đình được
chọn, tổ chức thảo luận nhóm với các bà mẹ và yêu cầu các gia đình vẽ bản đồ. Thông tin
xuất hiện nhất quán từ hai nguồn trở lên trong các nguồn thông tin này được coi là có giá
trị.
Kiểm tra chéo số liệu từ những người cung cấp thông tin khác nhau cũng thể hiện
những vấn đề khác nhau quan trọng.

94
Ví dụ: Chúng ta có thể nghiên cứu kế hoạch hóa gia đình mà họ sử dụng. Nếu họ
trả lời khác nhau thì chúng ta phải tìm hiểu thêm nữa. Các câu trả lời khác nhau có thể
phản ánh sự không hài lòng khi trả lời các câu hỏi do chúng ta nêu ra (và vì thế chúng ta
cần chỉnh lại công cụ nghiên cứu), hoặc là thái độ của các ông chồng và các bà vợ khác
nhau với chủ đề kế hoạch hóa gia đình. Với câu hỏi về số con mong đợi, hai người có thể
có ý kiến và câu trả lời khác nhau và vì thế điều quan trọng là cần hơn nữa số liệu nghiên
cứu của chúng ta.
4.5.4 Kiểm tra chéo độc lập số liệu
Trước khi viết báo cáo và kết luận cuối cùng, hoặc trước khi đưa ra các kiến nghị,
những người độc lập xem lại toàn bộ quá trình từ khâu thiết kế nghiên cứu, thu thập số
liệu, đến phân tích và rút ra kết luận là một việc làm hữu ích. Loại kiểm tra này rất phổ
biến trong nghiên cứu lâm sàng mà việc áp dụng các kết quả có thể có ảnh hưởng rất lớn
đến sức khỏe cộng đồng, hiện nay loại kiểm tra này đang trở thành phổ biến trong các
loại nghiên cứu khác. Những người kiểm tra xem xét các tài liệu, kiểm tra các số liệu thô,
so sánh kết luận với số liệu và với kết quả của các nghiên cứu tương tự, đánh giá giá trị
của các kết quả nghiên cứu.
4.5.5 So sánh và đối chiếu số liệu
So sánh và đối chiếu số liệu cần được đưa vào trong thiết kế nghiên cứu để so sánh
số liệu giữa các nhóm khác nhau, chúng ta cần đảm bảo có các nhóm khác nhau trong
nghiên cứu của chúng ta. Ví dụ: Nếu chúng ta muốn chắc chắn một biến số (như là trình
độ học vấn cao) ảnh hưởng đến biến số khác (chẳng hạn như phương pháp kế hoạch hóa
gia đình), thì chúng ta phải so sánh nhóm các bà mẹ có trình độ văn hóa cao với nhóm
các bà mẹ có trình độ văn hóa thấp. Sau đó, chúng ta có thể khẳng định mối liên quan
giữa các biến số. So sánh và đối chiếu số liệu cũng rất quan trọng khi chúng ta cố gắng để
xác định các biến số từ kết quả nghiên cứu.
4.5.6 Sử dụng tối đa nhóm những người cung cấp thông tin
Trong thiết kế nghiên cứu, tìm các nhóm những người cung cấp thông tin đại diện
hoàn toàn khác nhau cho những biến số nhất định là rất có ích để xem xét rõ ràng hơn sự
khác nhau giữa chúng.

95
Ví dụ: Có thể sẽ rất có giá trị nếu nghiên cứu cả những người không sử dụng và
những người thường xuyên đến các cơ sở cung cấp các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình để
tìm ra các biến số chủ chốt ảnh hưởng đến sự chấp nhận và không chấp nhận các biện
pháp tránh thai.
4.5.7 Nghiên cứu bổ sung để kiểm tra kết quả nghiên cứu
Mặc dù chúng ta không có nhiều thời gian để thực hiện các nghiên cứu bổ sung,
một số kết quả nghiên cứu của chúng ta có thể rất thú vị nhưng chưa đủ rõ ràng, vì thế
chúng ta muốn trở lại gặp những người cung cấp thông tin để có thêm các thông tin.
4.5.8 Nhận phản hồi từ phía những người cung cấp thông tin
Tất nhiên là chúng ta phải động viên sự tham gia của tất cả những tổ chức quan
tâm vào các giai đoạn khác nhau của nghiên cứu. Chúng ta phải có được thông tin phản
hồi về chính quá trình nghiên cứu và không chỉ về thu thập số liệu. Đặc biệt nghiên cứu
định tính thường mở rộng giải pháp tham gia.
Hỏi những người cung cấp thông tin hị nghĩ về phân tích số liệu của chúng ta và
các kết luận là rất quan trọng và đó cũng là vấn đề đạo đức học trong nghiên cứu của
chúng ta thu được thông tin qua họ và họ có quyền được biết chúng ta đã làm thế nào với
thông tin đó. Đồng thời có được các thông tin phản hồi sẽ tăng cường chất lượng của số
liệu và ảnh hưởng đến kết luận của chúng ta. Trong giai đoạn phản hồi thông tin, người
cung cấp thông tin có thể làm rõ hay khẳng định lại giải thích của chúng ta về các thông
tin mà họ cung cấp và đưa thêm các thông tin khi cần thiết. Họ cũng có thể đưa ra các đề
nghị về thông tin hoặc các lý giải bổ sung.
Cách khẳng định này cực kỳ quan trọng khi nghiên cứu của chúng ta dẫn đến các
đề nghị ảnh hưởng đến các chính sách hay thực hành. Nếu không có sự phối hợp chặt chẽ
và cơ hội cho các thông tin phản hồi thì các đề nghị của chúng ta có thể không thích hợp
và không được chấp nhận và vì vậy có thể sẽ không bao giờ được thực hiện.
Tóm lại
Như chúng ta đã thấy ở trên và từ kinh nghiệm của rất nhiều các nhà nghiên cứu,
rất nhiều thông tin cần biết về nguyên nhân của bệnh tật và lập kế hoạch làm thế nào để
tăng cường sức khỏe thì không phải là con số. Nếu chúng ta không biết được vì sao người

96
dân lựa chọn những hành động như vậy, họ nghĩ hay tin tưởng như thế nào về các vấn đề
sức khỏe thì chúng ta không thể giúp họ sống cuộc sống khỏe mạnh và có được các biện
pháp chăm sóc sức khỏe tốt và phù hợp được.
Phương pháp nghiên cứu định tính trở nên quen thuộc và chúng được sử dụng
không chỉ với các nghiên cứu cộng đồng mà còn với cán bộ y tế, bệnh nhân hay sinh viên
y khoa để nghiên cứu lý do vì sao có những hành vi nhất định. Tóm lại có thể áp dụng
phương pháp định tính cho tất cả các cộng đồng. Nếu chúng ta muốn áp dụng phương
pháp nghiên cứu định tính thì cần phải linh hoặt, phân tích cởi mở và cách học tốt nhất là
hãy thực hiện nghiên cứu.

97
Bài 9
XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU

Mục tiêu học tập


1. Trình bày được tầm quan trọng của việc kiểm soát chất lượng và xử lý số liệu.
2. Mô tả được các cách phân tích và phiên giải số liệu dựa trên các mục tiêu và các
biến của nghiên cứu.
3. Trình bày được các test thống kê thích hợp khi so sánh các biến định tính, các
biến định lượng.
4. Trình bày được các test thống kê thích hợp mô tả mối tương quan giữa các biến
số.
Nội dung bài học
Số liệu điều tra thực sự trở nên có ích khi chúng ta tập hợp lại và phân tích hoàn
chỉnh. Các thông tin y tế có thể rút ra từ nhiều nguồn khác nhau: Báo cáo ngành y tế,
thông qua hệ thống giám sát, các điều tra vụ dịch hoặc các nghiên cứu chuyên biệt khác.
Số liệu sau khi thu thập phải được xử lý và phân tích để có thể rút ra được các thông tin
cần thiết từ tất cả các câu hỏi, các mục tin có trong điều tra. Việc xử lý và phân tích số
liệu nhất thiết phải được tiến hành chuẩn bị một cách cẩn thận với sự cân nhắc, xem xét
đến mục tiêu của nghiên cứu cũng như các biến số trong nghiên cứu.
Các bước tiến hành phân tích số liệu thông qua các phương pháp định tính hoặc
định lượng là có sự khác biệt tương đối rõ ràng. Do đó, khi tiến hành lập một kế hoạch
cho việc xử lý và phân tích số liệu, chúng ta cần thiết phải quan tâm đến kiểu của nghiên
cứu và các phương pháp thu thập số liệu được sử dụng trong nghiên cứu.
1. Xử lý số liệu
1.1 Kiểm tra chất lượng số liệu
Thông thường thì số liệu đã được kiểm tra ngay khi chúng ta đang ở trong giai
đoạn thu thập số liệu ở thực địa. Tuy nhiên, trước khi tiến hành xử lý số liệu, các thông
tin cũng cần được kiểm tra lại một lần nữa để khẳng định tính đầy đủ và thống nhất của

98
số liệu. Khi tiến hành kiểm tra chất lượng số liệu chúng ta cần phải quan tâm đến một số
vấn đề sau:
- Nếu bộ câu hỏi chưa được điền một cách đầy đủ, bạn sẽ có một số trường hợp mất số
liệu (missing data) cho một vài biến số trong bộ số liệu của bạn. Nếu như có một phiếu
câu hỏi nào đó có rất nhiều các biến không có số liệu bạn cần thiết phải loại bỏ hoàn toàn
phiếu hỏi đó ra khỏi bộ số liệu.
- Nếu có sự không thống nhất về số liệu trong bộ câu hỏi, mà có nguyên nhân rõ ràng
là do người đi phỏng vấn. Cần trao đổi với người đi phỏng vấn để chỉnh lại câu trả lời cho
đúng. (Ví dụ: Nếu một trường hợp được ghi nhận là “không hút thuốc” trong các câu hỏi
đầu tiên thì các câu hỏi còn lại phải bộc lộ rằng là anh ta không hút thuốc, sẽ là không
thống nhất nếu lại có một câu trả lời nào đó cho thấy anh ta có hút).
- Nếu có sự không thống nhất mà nguyên nhân không phải là do sự ghi chép không rõ
ràng (điều này rất dễ xảy ra) thì phiếu đó có thể cần phải đưa lại cho người trả lời để làm
cho rõ ràng hơn – trường hợp này có thể là do người được phỏng vấn trả lời không rõ
ràng.
- Nếu không thể nào hiệu chỉnh các số liệu có sự sai sót rõ rệt, bạn cần phải cân nhắc
đến việc loại bỏ một phần số liệu, không nên gộp vào để xử lý ngay. Nếu có một câu hỏi
nào đó được trả lời một cách mơ hồ hay không rõ nghĩa thì cũng nên loại bỏ.
Chú ý: Quyết định loại bỏ một phần số liệu nào đó cần được cân nhắc kỹ càng, nó
có thể ảnh hưởng đến chất lượng của nghiên cứu. Quyết định đó là hoàn toàn mang tính
đạo đức và nó chứng tỏ tính trung thực về mặt khoa học của người nghiên cứu. Bạn cần
phải có con số chính xác bao nhiêu câu trả lời hoặc phiếu hỏi bạn đã loại bỏ vì tính không
đầy đủ hoặc không nhất quán, và bạn nên đưa vào bàn luận về điều này trong báo cáo
cuối cùng của mình. Nếu bạn xử lý số liệu bằng máy tính, việc kiểm tra chất lượng số
liệu cần thiết có thêm cả việc kiểm tra các số liệu đã được mã hóa và nhập vào máy tính
như thế nào.

99
1.2 Xử lý số liệu

1.2.1 Phân loại số liệu


Đối với các biến phân loại được điều tra thông qua các câu hỏi đóng hoặc quan sát
(ví dụ: có hút thuốc hay không) việc phân loại được định nghĩa ngay từ khi thiết kế bộ
câu hỏi. Trong một cuộc điều tra, các kết quả trả lời cho dạng câu hỏi mở (ví dụ: tại sao
bạn lại hút thuốc?) có thể được phân loại từ trước theo một phạm vi nào đó, phụ thuộc
vào một số khả năng trả lời. Tuy nhiên, chúng ta luôn luôn phải có một số các dạng trả lời
khác như “loại khác, xin chỉ rõ…”, dạng trả lời này chỉ có thể được phân loại sau khi đã
điều tra. Các dạng trả lời này cần được liệt kê vào một bảng các dạng trả lời khác nhau.
Một số câu trả lời không thể đưa vào một dạng nhất định nào đó thì ta có thể đưa vào một
dạng trả lời riêng biệt “Khác”, tuy nhiên, dạng này không nên vượt quá 5% số câu trả lời
thu được.
Đối với các biến dạng số, số liệu thường được thu thập mà không cần bất cứ một
sự phân loại nào trước. Bởi vì chúng ta sẽ luôn luôn tìm thấy được khoảng và sự phân tán
của các giá trị khác nhau của biến dạng số khi chúng ta thu thập số liệu (ví dụ: khoảng
cách từ nhà đến trạm y tế), việc phân loại các biến số luôn luôn được thực hiện sau khi
chúng ta đã thu thập số liệu.
1.2.2 Mã hóa số liệu
Khi xử lý và phân tích số liệu, một việc làm mang lại cho ta rất nhiều thuận lợi đó
là việc ta mã hóa các số liệu thu được. Việc làm này càng mang lại hiệu quả cao hơn nếu
chúng ta xử lý và phân tích trên máy tính. Mã hóa số liệu và một phương pháp dùng để
chuyển đổi số liệu thu được từ một cuộc điều tra sang một dạng kí hiệu phù hợp cho việc
phân tích. Đối với việc phân tích số liệu trên máy tính, mỗi một loại của một biến thường
được gán cho một con số, ví dụ: câu trả lời là “Có” có thể mã là 1, “Không” mã là 2,
“Không trả lời” là 9. Các câu trả lời giống nhau cần thiết phải có cùng một mã số, việc
làm này sẽ làm giảm thiểu các sai sót khi mã hóa.
Ví dụ:
Có (hoặc dương tính) mã là 1
Không (hoặc âm tính) mã là 2

100
Không biết mã là 8 hoặc (88)
Không trả lời mã là 9 hoặc (99)
Mã hóa đối với các câu hỏi mở: Việc mã hóa đối với các câu hỏi mở chỉ có thể
thực hiện được sau khi chúng ta đã có số liệu điều tra. Các câu trả lời có số lượng trùng
lặp lớn cần được mã hóa. Các câu hỏi này cũng có thể được mã hóa theo kiểu các câu hỏi
gần giống nhau sẽ được đưa vào cùng một loại, do đó nó sẽ giới hạn được số lượng các
loại. Nếu có quá nhiều loại khác nhau thì rất khó khăn khi tiến hành phân tích các số liệu
đó có ý nghĩa.
Ví dụ: Một đề tài nghiên cứu với cỡ mẫu là 30 đối tượng, thu thập dữ kiện bằng
một bảng phỏng vấn với 1 phần của những câu hỏi sau:
1. Số thứ tự: Phần mã hóa:
2. Giới tính: 1. Nam 2. Nữ
3. Tuổi (ghi cụ thể): Phần mã hóa:
4. Cân nặng (với 1 số lẻ): ..........................kg
5. Chiều cao (với 2 số lẻ): ........................ cm
6. Tình trạng hôn nhân:
1. Độc thân 2. Có vợ/chồng 3. Ly thân
4. Ly dị 5. Góa
“Bảng mã hóa” dùng cho xử lý dữ kiện bằng máy tính
TT Biến số Cột Loại Tên giá trị Giá trị mất Tên biến
01 Số thứ tự 1–2 Số 01 - 30 Thutu
02 Giới tính 3 Số 1 – Nam 9 Gioi
2 – Nữ
03 Tuổi 4–5 Số 20 – 59 99 Tuoi
04 Cân nặng 6–8 Số 999 Cannang
05 Chiều cao 9 – 11 Số 999 Chieucao
06 Tình trạng 12 Số 1 – Độc thân Honnhan
hôn nhân 2 – Có vợ/chồng
3 – Ly thân
4 – Ly dị
5 - Góa

101
2.2.3 Bảng tổng hợp số liệu
Nếu số liệu được xử lý bằng tay, một việc làm rất thông thường và hiệu quả là
tổng hợp các số liệu thô vào một bảng được gọi là Bảng tổng hợp số liệu để cho việc
phân tích được dễ dàng hơn. Trong bảng số liệu đó, tất các các câu trả lời của mọi đối
tượng nghiên cứu riêng rẽ đều tổng hợp bằng tay.
Ví dụ về một bảng tổng hợp số liệu
Đối Q1: Tuổi Q2: Giới Q4: Hút thuốc Q5: Số
tượng số (năm) Nam Nữ Có Không Không điếu
trả lời thuốc
1 30 X x 10
2 41 X -
3 23 X 15 – 20

Tổng cộng

Số liệu sẽ dễ dàng đếm kiểm hơn từ bảng tổng hợp số liệu so vớ từ bộ câu hỏi điều
tra. Các số liệu sẽ được tính toán từ các biến số liệu cơ bản (như giới, chỗ ở) và cho tất cả
các biến độc lập như (hút thuốc/không hút thuốc trong ví dụ).
Khi chúng ta nhận thấy việc tổng hợp các số liệu vào bảng gặp nhiều khó khăn,
chúng ta có thể phân tích mà không cần đến các bảng này. Việc tổng hợp số liệu bằng tay
cũng là một điều cần thiết nếu như bạn muốn quay trở lại với các số liệu thô để tạo ra một
số bảng phân tích số liệu của các biến khác nhau nhưng lại có liên quan với nhau.
Chú ý:
- Trong nghiên cứu phân tích, bạn cần phải có các bảng tổng hợp số liệu khác nhau
cho hai hoặc 3 nhóm mà bạn đang so sánh (ví dụ: nhóm sử dụng và không sử dụng dịch
vụ KHHGĐ).
- Trong điều tra cắt ngang, việc sử dụng nhiều bảng tổng hợp số liệu phụ thuộc vào
hoàn cảnh và các mục tiêu nghiên cứu và bạn có muốn so sánh hai hoặc nhiều nhóm với

102
nhau không. Trong ví dụ được đưa ra trong phần bài tập, sẽ rất tốt nếu như bạn đưa ra
một bảng tổng hợp số liệu cho những người không bị ho.
- Quá trình điền vào bảng tổng hợp phải được tiến hành một cách rất cẩn thận để tránh
những sai sót không đáng có. Bạn cần thiết phải kiểm tra lại tất cả các số liệu liên quan
đến các đơn vị nghiên cứu. Nếu điều này không được tiến hành, những sai sót trong quá
trình nghiên cứu sẽ xuất hiện dựa trên các con số bị sai đó. Trong bảng tổng hợp số liệu
của chúng ta, nên đặt đủ những mục “Không trả lời” hay “Mất số liệu” để có thể ước
lượng luôn được tổng số.
Trong trường hợp mẫu nghiên cứu nhỏ, chúng ta có thể phân tích số liệu bằng tay.
Các bước thực hiện sau có thể giúp ta đảm bảo được sự chính xác và tốc độ:
- Nếu chỉ có một người duy nhất tiến hành phân tích số liệu, hãy sử dụng sắp xếp bằng
tay. Nếu có hai người cùng làm, hãy sử dụng một trong hai cách sắp xếp bằng tay hoặc
đếm đánh dấu.
- Sắp xếp bằng tay chỉ có thể sử dụng nếu số liệu của mỗi vấn đề được ghi trên các
trang, bảng riêng biệt.
- Để tiến hành việc sắp xếp bằng tay, các bước cơ bản như sau:
+ Làm từng câu hỏi một.
+ Chia các phiếu hỏi vào các chồng khác nhau theo từng khả năng trả lời cho câu
hỏi đó (ví dụ: nam/nữ, đến khám bệnh viện/TTYT/thầy lang).
+ Đếm số lượng các phiếu hỏi trong các chồng đó.
Khi bạn đưa ra một vấn đề nào đó mà liên quan đến sự kết hợp của nhiều biến
khác nhau (ví dụ: phụ nữ đến khám ở các cơ sở y tế khác nhau), chia các phiếu hỏi vào
các chồng khác nhau theo câu hỏi đầu tiên, sau đó tiếp tục chia nhỏ các chồng đó theo các
câu hỏi khác.
- Cách đếm đánh dấu được thực hiện theo các bước sau:
+ Một thành viên đọc các thông tin trong khi đó người kia ghi lại theo dạng đánh
dấu (ví dụ: “|||” thể hiện 3 đối tượng mang một biến nào đó).
+ Việc đếm đánh dấu không nên tiến hành cho trên 2 biến cùng một lúc (ví dụ: giới
và sử dụng các loại dịch vụ y tế là đủ).

103
Nếu cần thiết phải thu thông tin về 3 biến (ví dụ: giới, thời gian đến TTYT và chẩn
đoán), hãy tiến hành sắp xếp bằng tay cho các câu hỏi đầu tiên sau đó đếm đánh dấu cho
2 câu còn lại. Sau khi tiến hành việc đếm đánh dấu, cộng tất cả các đánh dấu và ghi lại số
các đối tượng vào từng nhóm.
- Sau khi tiến hành việc sắp xếp bằng tay hoặc đếm đánh dấu, kiểm tra tổng số các đối
tượng/các câu trả lời của mỗi một câu hỏi để đảm bảo rằng chúng ta không bỏ sót câu nào
hoặc làm trùng.
Phân tích số liệu bằng máy tính
Việc sử dụng máy tính sẽ rất tiện lợi cho việc phân tích số liệu với cỡ mẫu càng
lớn. Việc phân tích số liệu bằng máy tính bao gồm một số bước như sau:
1. Chọn chương trình máy tính phù hợp: Hiện nay có nhiều chương trình máy tính có
thể sử dụng trong việc nhập và phân tích số liệu: EXCEL, SPSS, STATA, EPI INFO,
SAS…
2. Nhập số liệu: Để nhập số liệu vào máy tính bạn cần phải lập một khuôn dạng (form)
cho việc nhập số liệu trên máy tính, phụ thuộc vào chương trình mà bạn đang sử dụng
(Epi, SPSS…). Sau khi hoàn thành khung nhập liệu, chúng ta tiến hành mã hóa các thông
tin thu thập được (ví dụ: Nam: 1; Nữ: 2).
3. Kiểm tra chất lượng số liệu: Trong quá trình nhập số liệu, các sai sót có thể xảy ra.
Máy tính có thể đưa in ra các số liệu hệt như những gì được nhập vào máy, do đó, chúng
ta cần kiểm tra để phát hiện ra những sai sót có thể (ví dụ: những dòng quá dài hoặc quá
ngắn, các khoảng trống không cần thiết, những ký tự chữ có trong phần mã kiểu số).
4. Phân tích và đưa ra các kết quả: Máy tính có thể làm được rất nhiều kiểu phân tích
khác nhau và in các kết quả ra giấy. Tuy nhiên, chính chúng ta quyết định sẽ dùng các
bảng biểu, đồ thị hay các kiểm định thống kê như thế nào cho thích hợp đối với bản báo
cáo của mình.

104
3. Phân tích số liệu
3.1 Định nghĩa, nguyên tắc và các bước phân tích số liệu
Phân tích số liệu là sự tính toán những chỉ số được quy định trong những mục tiêu
đặc hiệu. Kết quả phân tích dữ kiện giúp người nghiên cứu giải đáp những vấn đề nhỏ và
từ đó giải đáp vấn đề chung của đề tài nghiên cứu. Có 2 loại phân tích số liệu:
- Thống kê mô tả: Mô tả bản chất và đặc tính của hiện tượng nghiên cứu. Dùng trong
nghiên cứu mô tả và là bước đầu trong phân tích dữ kiện của nghiên cứu phân tích.
- Thống kê suy luận: Sử dụng trong nghiên cứu phân tích dùng để: tính toán và so sánh
các chỉ số, kiểm định ý nghĩa, xác đinh mức độ liên quan, tương quan, hồi quy.
Nguyên tắc xác định phương pháp phân tích dữ kiện dựa vào:
- Mục tiêu và thiết kế nghiên cứu
- Thang đó lường/loại dữ kiện (tức là bản chất của biến số).
- Sự tham khảo ý kiến của chuyên gia thống kê là cần thiết.
Những phương pháp phân tích dữ kiện phải được xác định trước trong giai đoạn
thiết kế đề cương nghiên cứu chứ không phải sau khi thu thập xong dữ kiện.
Những bước cơ bản trình tự để xác định phương pháp phân tích dữ kiện là:
1. Xem lại mục tiêu nghiên cứu, bắt đầu từ mục tiêu tổng quát để có khái niệm chung
bề những kết quả cuối cùng của nghiên cứu. Nói một cách khác, và cụ thể hơn, là xác
định những chỉ số chung nhất của toàn bộ nghiên cứu.
2. Xem những mục tiêu cụ thể. Trong mỗi mục tiêu cụ thể, chúng ta đã xác định những
biến số được khảo sát và tùy theo bản chất của biến số, biến định tính hoặc biến định
lượng, chúng ta biết được những chỉ số cần tính.
Nếu biến số là định lượng:
- Để mô tả, các chỉ số cần tính là số đo lường khuynh hướng tập trung và phân tán.
+ Nếu biến số liên tục có phân phối chuẩn (normal distribution): trung bình và độ
lệch chuẩn.
+ Nếu biến số liên tục không có phân phối chuẩn: Trung vị, khoảng (hoặc giá trị
nhỏ nhất và lớn nhất, hoặc khoảng tứ vị).

105
- Để so sánh, những phép kiểm cần sử dụng các test thống kê phù hợp. Mức độ kết hợp
giữa hai biến số liên tục được ước lượng bằng hệ số tương quan qua phương pháp tương
quan hồi quy.
Nếu biến số là định tính:
- Để mô tả, những chỉ số cần tính là phân bố tần số, tỷ lệ phần trăm, tỷ số.
- Để so sánh, những phép kiểm caafn sử dụng test kiểm định phù hợp.
- Nếu biến số là nhị phân, mức độ kết hợp được ước lượng bằng những số đo kết hợp.
3. Khi cần khảo sát sự kết hợp (hay là mối liên quan) giữa hai biến số, cần xác định
biến số nào là độc lập, biến số nào là phụ thuộc trong một mối quan hệ cụ thể. Ngoài ra,
những biến số nào có khả năng gây nhiễu phải được xác định để kiểm soát.
4. Lựa chọn test thống kê trong phân tích số liệu
Các nhà nghiên cứu y học, sức khỏe nói chung thường phải dùng tới phép so sánh,
có thể so sánh một hiện tượng sức khỏe nào đó giữa quần thể này với quần thể khác, giữa
mẫu này với mẫu khác, có thể so sánh kết quả giữa một trị liệu này với một trị liệu khác,
một can thiệp này với một can thiệp khác ở trong bệnh viện hay ở ngoài cộng đồng,…
Cho nên có thể nói rằng, trong các nghiên cứu nói chung phải luôn luôn so sánh. Nhưng
phải biết cách so sánh. Sử dụng thành thạo các test thống kê chính là biết cách so sánh.
4.1 Cơ sở của các test thống kê
Tất cả các test thống kê đều có một lập luận như nhau. Nói chung, người ta tìm
cách kiểm tra lại một (hay nhiều) giả thuyết về các yếu tố có thể gây nên sự khác biệt
quan sát được. Sự khác biệt quan sát được đó, ngoài yếu tố nghiên cứu ra, có thể có
những yếu tố khác, không ngờ tới, ví dụ như sai số do cấu trúc mẫu chẳng hạn. Sai số đó
liên quan đến một số nguyên nhân, các nguyên nhân này không bộc lộ rõ nên ta không
nắm bắt được, cho nên gọi là sự may rủi, biến thiên ngẫu nhiên, hoặc sai số mẫu. Vì vậy,
phải hiểu rằng, ngay cả khi các nghiên cứu giống nhau ở mọi điểm, nhưng chỉ do may rủi
không thôi cũng có thể gây nen một sự biến thiên nhất định trong kết quả thu được.
Cho nên, phải xác định một xác suất để cho sự may rủi đó đã gây nên sự khác biệt
quan sát, bằng cách đặt ra một câu hỏi: Nếu như ta lặp lại thử nghiệm đó rất nhiều lần
trong cùng một điều kiện, thì ít nhất là bao nhiêu lần ta thấy được sự khác biệt quan sát

106
có độ lớn như vậy. Chỉ có lý thuyết toán xác suất mới trả lời được câu hỏi đó. Nếu các
tính toán của lý thuyết chỉ ra rằng, sự khác biệt quan sát chỉ xảy ra do ngẫu nhiên 5 lần
trong 100 lần thử nghiệm, thì chúng ta có quyền kết luận rằng, trong nghiên cứu đó, may
rủi không phải là nguyên nhân duy nhất. Khi chặt chẽ hơn nữ, chỉ loại trừ vai trò của may
rủi nếu nó có thể gây ra một sự khác biệt như thế 1 lần trong 100 lần thử nghiệm.
Thật ra, không có một phương pháp nào đảm bảo chắc chắn được rằng, kết quả thu
được không phải là một trong các trường hợp hiếm hoi đó (5% hoặc 1%), trường hợp do
may rủi gây nên. Nhưng vì tỉ số 5/95 và 1/99 là rất nhỏ, nên hợp lý hơn cả là quy sự khác
biệt đó cho các nguyên nhân khác hơn là do may rủi, và như vậy có thể bác bỏ được giả
thuyết H0. Lưu ý rằng, trước khi tiến hành mọi test thống kê, cần kiểm tả xem, có sự khác
nhau không trong cấu trúc của các quần thể hoặc các mẫu mang so sánh (cấu trúc tuổi của
các quần thể chẳng hạn), mà không giải thích sự khác biệt quan sát được ngay trong sự
khác nhau về cấu trúc đó.
4.2 Giả thuyết H0
Cơ sở của mọi test thống kê đều dựa trên quan điểm của giả thuyết H0. Khi muốn
sử dụng một test thống kê trong phân tích so sánh 2 hoặc nhiều nhóm, thì ta phải đặt ra
giả thuyết H0, giả thuyết là không có sự khác biệt về các vấn đề nghiên cứu giữa các
nhóm đó, hay sự khác biệt quan sát được đó chỉ là do các biến cố ngẫu nhiên tồn tại trong
quá trình chọn mẫu nghiên cứu.
Sau khi đặt giả thuyết H0 (không có sự khác biệt quan sát, không có kết hợp giữa
yếu tố nghiên cứu và bệnh nghiên cứu, nguy cơ tương đối bằng 1…), ta sẽ kiểm định giả
thuyết H0 đó, và kết quả của test thống kê sẽ cho ta hoặc chấp nhận giả thuyết H0, hoặc
bác bỏ giả thuyết H0 dựa trên sự so sánh các giá trị thống kê tính toán được từ test được
chọn với giá trị chuẩn trong các bảng đã xây dựng sẵn cho từng test, ứng với những
ngưỡng xác suất nhất định, và những bậc tự do nhất định. Khi giá trị tính được của test
vượt quá giá trị chuẩn tương ứng trong bảng, người ta sẽ loại bỏ giả thuyết H0, và kết
luận rằng sự khác biệt quan sát được là có ý nghĩa thống kê, p là xác suất do ngẫu nhiên
gây nên sự khác biệt ít nhất cũng bằng khác biệt quan sát. Có các công thức toán học cho
phép tính được xác suất đó.

107
4.3 Ngưỡng ý nghĩa
Mọi quyết định thống kê dẫn đến khả năng loại bỏ giả thuyết H0 đều chứa đựng
một nguy cơ sai lầm nhất định. Nguy cơ này được gọi là ngưỡng ý nghĩa của test.
Ngưỡng này do người nghiên cứu quyết định, dựa vào tính chất quan trọng nhiều ít của
vấn đề nghiên cứu (nghiên cứu cho phép trêm thực tế được sai alafm đến mức độ nào), và
mục tiêu của nghiên cứu. Ví dụ, nếu ta thực hiện một test ý nghĩa thống kê ở ngưỡng ý
nghĩa 5%, điều đó có nghĩa là ta đã chấp nhận một “xác suất sai lầm” là 5 lần trong 100
lần, ta đã loại bỏ giả thuyết H0 trong khi giả thuyết H0 này đúng. Cho nên, điều cần thiết
là, ta phải chọn một ngưỡng ý nghĩa thấp nhất có thể được, nhằm loại trừ được nhiều nhất
nguy cơ sai lầm này, vì trong mọi nghiên cứu, ta không thể loại trừ hoàn toàn được các
may rủi, ngẫu nhiên.
Ngưỡng ý nghĩa thấp nhất là không có giới hạn (có thể là 0,01; 0,001; 0,0001…).
Thông thường, tùy mức độ quan trọng nhiều hay ít của vấn đề nghiên cứu, mà ta có thể
chọn ngưỡng ý nghĩa là 0,01 hoặc 0,05. Ngưỡng ý nghĩa (hay mức ý nghĩa) này được
biểu thị dưới dạng “Giá trị p”. Giá trị p biểu thị xác suất thu được một sự khác biệt ít nhất
cũng bằng khác biệt quan sát là hoàn toàn do may rủi.
Ví dụ, khi ta ấn định một ngưỡng xác suất 0,05 mà kết quả tính được từ test thống
kê lớn hơn giá trị tương ứng trong các bảng tính sẵn, là ta đã có giá trị p nhỏ hơn 0,05.
Điều đó nghĩa là, xác suất p để thu được một sự khác biệt ít nhất cũng bằng khác biệt
quan sát, do may rủi ngẫu nhiên là ở dưới ngưỡng ý nghĩa đã chọn (0,05). Nói khác đi, sự
khác biệt do may rủi chỉ chiếm không đến 0,05, do đó ta có thể loại bỏ giả thuyết H0 ở
mức ý nghĩa này, và kết luận rằng, sự khác biệt quan sát là có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng
ý nghĩa 0,05.
4.4 Nguyên tắc chọn test thống kê
Khi chọn test thống kê cần cân nhắc đến các yếu tố sau:
- Mục tiêu của nghiên cứu: Đo lường sự khác biệt hay đo lường tương quan giữa các
biến.
- Số nhóm nghiên cứu: 1 nhóm, 2 nhóm, hoặc trên 2 nhóm.
- Bản chất số liệu, loại biến số: Biến định tính, biến định lượng.

108
- Phân bố mẫu: Chuẩn hay không chuẩn.
- Loại quan sát: Mẫu độc lập hay ghép cặp.
Ngoài các tiêu chí trên, khi chọn test, chúng ta cần cân nhắc xem nên chọn test
tham số hay phi tham số trong quá trình phân tích số liệu. Test tham số là những test quan
tâm đến sự phân bố của quần thể nghiên cứu. Trong khi đó, test phi tham số không quan
tâm đến sự phân bố của quần thể nghiên cứu.
Sự khác biệt của hai loại test theo bảng dưới đây:
Test tham số Test phi tham số
Chỉ dùng với nghiên cứu Có thể áp dụng cho tất cả nghiên
Cỡ mẫu
cỡ mẫu lớn (n>30) cứu với cỡ mẫu lớn và nhỏ
Phải là phân bố chuẩn Áp dụng cho quần thể khi không
Phân bố quần thể mà mẫu
biết phân bố của nó, hoặc phân bố
được rút ra
không chuẩn
Phải ngẫu nhiên từ quần Không cần ngẫu nhiên
Quá trình chọn mẫu
thể nghiên cứu
Phương sai của các quần Phải bằng nhau Không nhất thiết phải bằng nhau
thể khi so sánh với mẫu
Thường với biến định Cho cả biến định lượng và định
Loại biến được đo lường
lượng tính
T test, ANOVA, tương Fisher exact test, Median test, Khi
Loại test thường dùng quan r, hồi quy tuyến bình phương, Kruskal Wallis test,
tính McNemar test

Từ những so sánh trên, người ta khuyên nên sử dụng các test phi tham số trong
một số trường hợp sau:
- Không biết phân bố của các quần thể nghiên cứu
- Không biết phương sai của quần thể mà từ đó mẫu được rút ra
- Mẫu nghiên cứu quá nhỏ
- Mẫu không được chọn ngẫu nhiên từ quần thể nghiên cứu

109
- Số liệu dưới dạng danh mục hay thứ bậc.
Tuy nhiên vẫn có thể sử dụng test tham số nếu chúng ta có các giả định phù hợp vì
test phi tham số vẫn có một số hạn chế như: Lực của test phi tham số thường nhỏ, tính hệ
thống của test phi tham số thấp, việc áp dụng tương đối phức tạp…
4.5 Sơ đồ tổng hợp phân tích sự khác biệt giữa các biến số

Loại câu hỏi Loại số liệu Loại thiết kế Test thống kê


nghiên cứu nghiên cứu thích hợp
Ghép cặp McNemar test

Biểu định Với tất cả các


tính loại nghiên cứu
Không ghép cặp x2 hoặc Fisher
test

PHÂN
Ghép cặp T test cho cặp
TÍCH SỰ
KHÁC
NHAU Khi so sánh hai
nhóm

Không ghép cặp


Test t student
hoặc Z test
Biểu định
lượng
Ghép cặp t test cho cặp

Khi so sánh
trên hai nhóm
Không ghép cặp ANOVA

(F test)

110
4.6 Sơ đồ tổng hợp phân tích mối liên quan giữa các biến số
Việc lựa chọn test thống kê đo lường độ lớn của mối tương quan cũng như khảo
sát xem tương quan có ý nghĩa thống kê hay không theo sơ đồ tổng hợp sau:

Loại câu hỏi Loại số liệu Loại thiết kế Test thống kê


nghiên cứu nghiên cứu thích hợp

NC ngang/ Tỷ suất chênh


(OR)
NC bệnh chứng
Đo lường
Biểu nhị phân
độ lớn của
mối tương
quan Thuần tập Nguy cơ tương
Thử nghiệm đối (RR)

Biểu định lượng Tất cả các loại Phân tích


PHÂN nghiên cứu tương quan và
TÍCH SỰ hồi qui
TƯƠNG
QUAN

Biểu nhị phân Tất cả các loại


x2 hoặc
nghiên cứu
McNemar test
Test ý nghĩa
thống kê của
mối tương
quan

Biểu định Tất cả các loại Phân tích


lượng nghiên cứu tương quan

111
Bài 10
PHƯƠNG PHÁP VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Mục tiêu học tập


1. Trình bày các cấu phần của một đề cương nghiên cứu khoa học
2. Nêu được các nội dung cơ bản của từng cấu phần đề cương nghiên cứu
Nội dung bài học
1. Đề tài nghiên cứu khoa học và trình tự thực hiện một đề tài nghiên cứu
1.1 Đề tài nghiên cứu là một nhiệm vụ nghiên cứu do một người hoặc một nhóm
người thực hiện
Nhiệm vụ nghiên cứu: Trong nền khoa học hiện đại, nghiên cứu khoa học không
chỉ là một công việc bắt nguồn từ những phát hiện ngẫu nhiên, mà trong một số trường
hợp nó trở thành một hoạt động có định hướng và được thể hiện trong kế hoạch nghiên
cứu của một người hoặc một nhóm người, nó là cơ sở dể xây dựng kế hoạch nghiên cứu.
Nhiệm vụ nghiên cứu có thể xuất phát từ những nguồn sau:
- Chủ trương phát triển kinh tế và xã hội của một nước
- Nhiệm vụ được giao từ cấp trên
- Nhiệm vụ được nhận từ hợp đồng với các đối tác
- Nhiệm vụ do người nghiên cứu tự đặt cho mình
1.2 Trình tự thực hiện một đề tài nghiên cứu
- Lựa chọn đề tài nghiên cứu: Việc lựa chọn xuất phát từ nhiệm vụ nghiên cứu và phải
đảm bảo các tiêu chuẩn sau:
+ Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: Được hiểu theo 3 khía cạnh: Đáp ứng được những
yêu cầu của sự phát triển xã hội; Đáp ứng được những đòi hỏi trong lĩnh vực chuyên
môn, của địa phương; Giải đáp được những vấn đề còn bỏ ngỏ.
+ Tính cấp thiết, thời sự của đề tài
+ Tính khả thi của đề tài
+ Sự tự nguyện của người nghiên cứu

112
- Xây dựng đề cương nghiên cứu
- Lập danh sách cộng tác viên nghiên cứu
- Chuẩn bị các nguồn lực nghiên cứu: Nhân lực, kinh phí, vật tư, trang thiết bị, phương
tiện nghiên cứu.
- Soạn kế hoạch nghiên cứu
2. Xây dựng đề cương nghiên cứu khoa học
Đề cương nghiên cứu là cách thể hiện trình tự việc thực hiện đề tài nghiên cứu của
tác giả. Việc xây dựng đề cương nghiên cứu cần làm rõ các nội dung sau:
TÊN ĐỀ TÀI
ĐẶT VẤN ĐỀ
Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu cụ thể
1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu (tiêu chí đưa vào, tiêu chí loại ra)
2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.3 Thiết kế nghiên cứu
2.4 Cỡ mẫu, phương pháp chọn mẫu
2.5 Thu thập dữ kiện: Phương pháp và công cụ thu thập dữ kiên
2.6 Biến số nghiên cứu
2.7 Xử lý dữ kiện và phân tích dữ kiện
2.8 Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số
2.9 Đạo đức trong nghiên cứu
3. DỰ KIẾN KẾT QUẢ
4. DỰ KIẾN BÀN LUẬN
DỰ KIẾN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾ HOẠCH THỜI GIAN THỰC HIỆN
DỰ TRÙ KINH PHÍ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

113
2.1 Tên đề tài
Tên đề tài nghiên cứu phải thể hiện rõ chủ đề nghiên cứu. Cần phân biệt tên đề tài
nghiên cứu với vấn đề nghiên cứu: Vấn đề nghiên cứu là sự khác biệt giữa hiện tại và
điều mong đợi trong khi tên đề tài nghiên cứu lại tập trung vào phương pháp giải quyết
vấn đề, vì vậy, tên đề tài nghiên cứu thường liên quan chặt chẽ với mục tiêu nghiên cứu.
Tuy nhiên, khác với mục tiêu nghiên cứu thường bắt đầu bằng một động từ hành động,
tên đề tài nghiên cứu thường là một ngữ danh từ (nên được gọi là tên).
Độ dài: Tên đề tài nghiên cứu thường ngắn gọn, bởi vì nó chiếm chỗ trong mục
lục của tờ báo hay trong MEDLINE, nhưng phải chứa nhiều thông tin. Tên đề tài nghiên
cứu nến tránh 2 khuynh hướng: Quá ngắn gọn, có nguy cơ không phản ánh được đặc
trưng nội dung nghiên cứu hoặc quá chi tiết có nguy cơ quá dài.
Văn phong: Những từ chứa đựng thông tin nhiều nhất phải đặt ở đầu của tên đề
tài, đó là vị trí nhấn mạnh, thu hút sự chú ý. Bởi vì hiện nay do sự phổ biến của việc tìm
kiếm bào báo trên Internet, tên đề tài nên chứa những từ khóa (keyword) của bài báo.
Phần từ khóa của bài báo hiện nay không phải là phần bắt buộc vì vậy việc xây dựng tên
đề tài nghiên cứu một cách hợp lí là cực kì quan trọng. Những điều nên tránh:
- Tránh đưa vào đầu đề những từ không mang thông tin. Ví dụ: Tác dụng của…;
Những hiểu biết mới đây về…; Nhân…; Nhận xét về…; Đóng góp vào…; Nhìn lại
về…;…
- Nên dùng văn phong trung tính, tránh khẳng định kiên quyết.
- Không nên sử dụng phụ đề hoặc dạng câu hỏi. Nên cô đọng toàn bộ thông tin vào
một đầu đề duy nhết. Tên đề tài dạng câu hỏi gợi sự tò mò và mang tính chất chất vấn
người đọc phù hợp cho một bài xã luận hơn là công trình nghiên cứu.
Làm thế nào xây dựng một tên đề tài?
- Nên tham khảo một vài số của một tạp chí
- Nên dùng từ khóa
- Sau khi đã chọn được từ, xếp đặt chúng theo một trật tự hợp lý, tốt nhất là tôn trọng
nguyên tắc “vị trí chủ chốt”
- Không viết tắt, không sử dụng danh từ mà người đọc có thể hiểu hai nghĩa.

114
Nên đưa tên đề tài cho một hoặc hai đồng nghiệp đọc để đề nghị học cho lời
khuyên.
2.2 Đặt vấn đề
Đặt vấn đề luôn luôn là phần mở đầu cho mọi đề cương nghiên cứu. Đây là phần
rất quan trọng vì:
- Đặt vấn đề là cơ sở để phát triển các phần khác của bản đề cương nghiên cứu.
- Tạo điều kiện để người nghiên cứu tìm kiếm thông tin về nghiên cứu khác có thể có
ích cho nghiên cứu của mình.
- Người nghiên cứu có thể trình bày một cách hệ thống, rõ ràng về lý do nghiên cứu và
những hi vọng kết quả sẽ đạt được qua nghiên cứu.
Thông tin cần nêu trong phần đặt vấn đề:
- Tóm tắt tình hình chung: Mô tả bối cảnh của vấn đề cần nghiên cứu và cần nêu ra
một vài con số thống kê có tính chất minh họa.
- Tóm tắt các nghiên cứu trước: Mô tả tóm tắt các nghiên cứu ở trong và ngoài nước
mà chúng có liên quan đến đề tài dự kiến nghiên cứu. Nếu là các biện pháp can thiệp đã
được nghiên cứu thì nêu rõ kết quả, lí do nghiên cứu tiếp trong đó có cả những điểm còn
bỏ ngỏ từ các nghiên cứu trước đó.
- Sự cần thiết, tầm quan trọng của nghiên cứu:Mô tả đầy đủ bản chất, tầm cỡ của vấn
đề (phạm vi nghiên cứu có rộng không? Nghiên cứu có quan trọng? Hiệu quả như thế
nào?) Mô tả sự phân bố của vấn đề (ai, ở đâu chịu ảnh hưởng? Khi nào? Bao lâu? Hậu
quả của ảnh hưởng? Liên hệ với hệ thống y tế như thế nào?)
- Nêu vấn đề: Phân tích rõ các yếu tố liên quan chính để thuyết phục người đọc rằng
“những dẫn liệu và hiểu biết sẵn có là không đủ để giải quyết vấn đề”
- Mô tả loại kết quả: Nêu tóm tắt những kết quả dự kiến đề tài sẽ thu được, cách sử
dụng kết quả này để giải quyết vấn đề
- Liệt kê ngắn các khái niệm: Nếu có những khái niệm cơ bản sử dụng trong nghiên
cứu thì có thể đưa vào trong phần đặt vấn đề (đối với một số đề tài cần thiết).

115
2.3 Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu cần liên quan chặt chẽ với phần đặt vấn đề, phải phù hợp với tên đề tài, với
nhiệm vụ của công trình. Tuy nhiên, chúng ta đều biết rằng, công tác nghiên cứu khoa
học là một quá trình khó khăn phức tạp, không phải muốn sao được vậy cho nên có khi ta
cũng phải điều chỉnh mục tiêu cho thích hợp khi có vấn đề nảy sinh trong quá trình
nghiên cứu.
- Mục tiêu phải được xác định cho phù hợp với nội dung và khả năng giả thuyết của đề
tài, không thể nêu ra mục tiêu theo ý muốn chủ quan mà nội dung và khả năng của đề tài
không thể giải quyết được.
- Mỗi đề tài nghiên cứu phải luôn đưa ra được: mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể
Mục tiêu chung
Là mục tiêu tổng quát của đề tài, chỉ nêu khái quát điều mà nghiên cứu mong
muốn đạt được. Có thể tách mục tiêu tổng quát thành các phần nhỏ hơn liên quan với
nhau một cách logic. Các phần có thể coi là mục tiêu cụ thể.
Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu cụ thể phải đề cập một cách có hệ thống, đầy đủ những khía cạnh khác
nhau của vấn đề và các yếu tố chủ yếu được cho ảnh hưởng đến hoặc gây ra vấn đề đó
như đã xác định trong phần đặt vấn đề. Mục tiêu cụ thể của nghiên cứu có thể chia thành
3 nhóm chính:
- Nhóm 1: Đề lượng hóa vấn đề
- Nhóm 2: Để cụ thế hóa vấn đề
- Nhóm 3: Để khuyến nghị và nêu giải pháp
Cách nêu mục tiêu nghiên cứu: Sử dụng các t thuật ngữ rõ ràng, cụ thể, đề cập đến
các khía cạnh của vấn đề, các yếu tố liên quan một cách ngắn gọn, mạch lạc và logic, chỉ
rõ ta sắp làm gì? ở đâu? để làm gì?...
2.4 Tổng quan tài liệu
Tổng quan tài liệu nhằm tìm những thông tin sát hợp là liên quan đến đề tài nghiên
cứu. Làm tốt việc tổng quan tài liệu giúp người nghiên cứu khu trú vấn đề và phát sinh
những ý tưởng mới, thay vì lập lại những việc đã hoàn tất, củng cố giả thuyết và đặt giả

116
thuyết sát hợp. Ngoài ra, còn giúp xem lại những phương pháp đã dùng trước đây và
những phương pháp có ích cho nghiên cứu hiện tại và tìm những khuyến cáo của những
tác giả có kinh nghiệm trong cùng lĩnh vực nghiên cứu.
Nguyên tắc Tổng quan tài liệu
- Sát hợp: Chỉ đưa vào những thông tin trực tiếp liên quan đến các biến số cụ thể của
chủ đề nghiên cứu.
- Tổng hợp: Cần có sự phân tích và tổng hợp tất cả thông tin từ nhiều nguồn của cùng
một chủ đề để có một hình ảnh chung. Ví dụ, thay vì liệt kê kết quả của từng công trình
nghiên cứu, có thể viết “trong các nghiên cứu ở khu vực Đông Nam Á, kết quả cho thấy
tỉ lệ thay đổi từ …% đến …%”.
- Phê phán: Khi đọc y văn, người đọc phải có tinh thần nhận xét và phê phán những
con số từ một nghiên cứu ta đang tham khảo có chính xác hay không. Nếu không chính
xác thì những lý do nào (ảnh hưởng nào của cơ hội, sai lệch và nhiễu chưa được kiểm
soát). Từ đó rút ra được phương pháp nghiên cứu phù hợp. Nếu kết quả là chính xác, tại
sao kết quả có độ lớn như vậy, và khiến cho kết quả là tương tự hoặc khác với kết quả
của những nghiên cứu khác. Những ý tưởng có được khi nhận xét các y văn sẽ giúp ích
rất nhiều khi chúng ta bàn luận những kết quả của riêng mình.
Viết tổng quan tài liệu bao gồm những bước chính sau đây:
- Xác định chủ đề quan tâm
- Xác định mục tiêu tổng quát tài liệu
- Xác định tiêu chuẩn lựa chọn tài liệu và tiêu chuẩn loại trừ
- Thu thập tài liệu liên quan từ các nguồn khác nhau. Tài liệu có thể thu thập được từ
nhiều nguồn khác nhau, ví dụ: các tạp chí khoa học, báo cáo nghiên cứu đã đăng trên các
tạp chí hoặc chưa đăng, các cơ sở dữ liệu (Medline, CD-ROMS, luận văn thạc sĩ, luận án
tiến sĩ, internet)
- Đọc phần tóm tắt của các tài liệu thu thập được, đọc lướt qua để nắm được ý chính
- Lựa chọn những tài liệu phù hợp với tiêu chuẩn đề ra. Lưu ý việc lưu giữ những tài
liệu đã được lựa chọn một cách cẩn thận, sắp xếp những tài liệu này tùy theo mục đích sử
dụng (ví dụ sắp xếp theo chủ đề chính, phương pháp,…)

117
- Đọc chi tiết những tài liệu đã lựa chọn và ghi chép những nội dung liên quan và thêm
vào những ý kiến, quan điểm ban đầu của cá nhân
- Viết tổng quan
- Liệt kê thư mục để ghi tài liệu tham khảo
2.5 Đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
2.5.1 Đối tượng nghiên cứu
Xác định rõ đối tượng nghiên cứu, tiêu chuẩn lựa chọn, tiêu chuẩn không lựa chọn
2.5.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Nêu cụ thể thời gian từ tháng năm bắt đầu đến tháng năm kết thúc. Địa điểm bao
gồm tên đơn vị, xã/phường, quận/huyện tỉnh, thành phố.
2.5.3 Thiết kế nghiên cứu
Nếu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, định tính, hay cả hai, hay sử
dụng số liệu thứ cấp, nghiên cứu bệnh chứng, mô tả hay phân tích, điều tra đánh giá,
thống kê học, phương pháp lý luận.
2.5.4 Cỡ mẫu, phương pháp chọn mẫu
Ghi công thức tính cỡ mẫu, lý giải các cấu phần của công thức, tính toán cỡ mẫu
cần thiết và tối ưu phù hợp với mục tiêu của đề tài. Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn, hay mẫu
ngẫu nhiên hệ thống, mẫu cụm, mẫu phân tầng, chọn mẫu một giai đoạn hay nhiều giai
đoạn… Mô tả chi tiết cách thức chọn mẫu.
2.5.5 Trình bày phương pháp thu thập số liệu
Phỏng vấn hay tự điền, quan sát, thảo luận nhóm, sử dụng hồ sơ/báo cáo/tài liệu có
sẵn (lập bảng sẵn để điền số liệu tổng hợp vào)…
2.5.6 Các biến số nghiên cứu
Trình bày phần biến số nghiên cứu thành bảng, gồm mục tiêu cụ thể, tên biến số,
định nghĩa biến, phân loại, phương pháp thu thập. Đối chiếu với mục tiêu để đảm bảo đủ
các biến số đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu. Các biến số sẽ là căn cứ để phát triển các
phiếu hỏi và các bảng trống trong kế hoạch phân tích số liệu. Nêu các khái niệm, thước
đo, tiêu chuẩn đánh giá (nếu có).

118
2.5.7 Phương pháp phân tích số liệu
Làm sạch số liệu như thế nào, sử dụng phần mềm nào để nhập số liệu, phân tích,
sử dụng các test thống kê nào để phân tích số liệu
2.5.8 Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số
Nêu các sai số có thể gặp trong nghiên cứu này, đưa ra những biện pháp phù hợp
để cách khắc phục sai số. Ngoài ra, tác giả nên đề cặp đến những hạn chế của nghiên cứu.
2.5.9 Vấn đề đạo đức của nghiên cứu
Nêu ngắn gọn việc tuân thủ đạo đực nghiên cứu (nghiên cứu có ảnh hưởng đến sức
khỏe, tâm lý cho đối tượng nghiên cứu hoặc các đối tượng bị ảnh hưởng khác, quy trình
bảo mật thông tin, chế độ và quyền lợi của người tham gia nghiên cứu). Nêu hình thức
thông qua quy trình xét duyệt về mặt đạo đức y sinh học, văn hóa của đề tài, nơi cấp
quyết định thông qua.
2.6 Dự kiến kết quả nghiên cứu
Trình bày các bảng biểu trống (bảng câm) để dự kiến trình bày kết quả, cấu phần
của dự kiến trình bày kết quả theo mục tiêu và biến số nghiên cứu.
2.7 Kế hoạch thực hiện đề tài
Việc xây dựng kế hoạch chỉ là tương đối nhưng rất cần thiết. Nếu không có kế
hoạch thì có thể sẽ xảy ra tính tùy tiện của bản thân các nhà nghiên cứu. Trong quá trình
nghiên cứu có thể nảy sinh ra nhiều vấn đề mà trước đó chúng ta chưa lường hết được,
nên tiến độ thời gian phải là một quy định rõ ràng, khoa học, không máy móc.
Để xây dựng kế hoạch thực hiện đề tài ta có thể dựa vào hai cách lập bảng biểu và
biểu đồ dưới đây:
Bảng kế hoạch thực hiện đề tài
STT Mô tả nội dung công Thời gian tiến Người/cơ quan Dự kiến kết
việc hành (Từ đến…) thực hiện quả đạt được
1
2
3

119
Mẫu bảng này thường được dùng trong các đề cương nghiên cứu của các đề tài
trong nước và đã được trình bày trong nhiều tài liệu tập huấn cho cán bộ làm công tác
quản lý khoa học trong ngành y tế và ngành Giáo dục và đào tạo.
Biểu đồ về thực hiện kế hoạch đề tài (Biểu đồ Grant)
TT Nội dung Người/cơ quan Thời gian tương ứng
công việc thực hiện T1 T2 T3 T4 T5 T6
1
2
3

2.8 Dự trù kinh phí


2.8.1 Mục đích
- Lập dự toán kinh phí đề tài để ước tính chi phí cho nghiên cứu, để chuẩn bị tìm ra
nguồn vốn đầu tư cho công trình nghiên cứu. Tìm ra những công việc chưa được tính
toán đến trong kế hoạch triển khai nghiên cứu (dựa vào tính logic trong chi tiêu).
- Tìm ra cách để chi phí cho nghiên cứu thấp nhất.
2.8.2 Những điều cần lưu ý khi lập dự toán kinh phí đề tài
Để một công trình NCKH thành công, không thể không tính toán một cách nghiêm
túc về những điều kiện vật chất kỹ thuật và tài chính vì thiếu những điều kiện này thì
không thể nào tiến hành nghiên cứu được. Phải xem xét, tính toán đầy đủ, nghiêm túc,
càng cụ thể càng tốt các khoản chi phí cho đồ dùng, vật dụng để thí nghiệm, đối tượng
nghiên cứu, máy móc chuyên dùng, kể cả cơ sở điện nước, phòng thí nghiệm… Cũng
không nên quên những khoản sử dụng bất thường phát sinh khác và cuối cùng phải tìm
nguồn và khả năng cung cấp các điều kiện kỹ thuật khác, phải tìm từ nhiều nguồn vì đôi
lúc một nguồn có thể sẽ không đủ đáp ứng cho công trình nghiên cứu.
Lập dự toán kinh phí cho đề tài cần phải diễn giải cụ thể, chi tiết cho từng nội dung
công việc, cho từng giai đoạn nghiên cứu và phải tuân thủ các nguyên tắc quản lý tài
chính của Nhà nước hiện hành.

120
2.8.3 Lập dự toán kinh phí như thế nào
- Dựa vào các hoạt động được liệt kê trong bản kế hoạch triển khai nghiên cứu.
- Tính giá thành cho mỗi hoạt động theo ngày công đã dự trù, giá thành cho các chi phí
hỗ trợ để thực hiện được các nhiệm vụ đề ra (đi lại, trang thiết bị cần thiết, thuốc men,
hóa chất, văn phòng phẩm,…)
- Dự kiến nguồn kinh phí hỗ trợ cho từng hoạt động (tại chỗ, tuyến trên cấp, tài trợ từ
các tổ chức,…).
- Nên có một khoản dự trữ phát sinh (khoảng 5% tổng kinh phí dự trù).
- Cần phải giải thích cho việc dự trù trên để người đọc hiểu rõ hơn.
- Cân nhắc các giải pháp khác nhau để triển khai nghiên cứu sao cho có hiệu quả cao
nhất.
2.8.4 Cân nhắc để hạ giá thành nghiên cứu
Chọn lựa để đưa ra những giải pháp nhằm hạ giá thành nghiên cứu là vấn đề rất
đáng quan tâm của các nhà nghiên cứu, nó làm tăng tính khả thi cho các đề tài nghiên
cứu. Vì vậy mà nó luôn luôn thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư và của các cơ
quan quản lý khoa học.
Dựa vào các giải pháp dưới đây nhà nghiên cứu có thể cân nhắc được vấn đề hạ
giá thành nghiên cứu:
- Chọn đối tượng hợp tác trong nghiên cứu (như điều tra viên, giám sát viên, trợ lý
nghiên cứu…), ưu tiên hợp tác với những người đã có kinh nghiệm trong những nghiên
cứu trước đó, đã qua những khóa tập huấn/đào tạo từ một số nghiên cứu trước có liên
quan tới nghiên cứu này.
- Tăng cường sử dụng các nguồn lực sẵn có từ địa phương (không phải tính công trong
thời gian đi đường), như vậy có thể tiết kiệm được các chi phí đi đường, số ngày công
cũng giảm xuống.
Quản lý và kiểm tra chặt chẽ các chi phí trong nghiên cứu, chi đúng nội dung công
việc phục vụ cho công việc nghiên cứu. Chủ nhiệm đề tài phải từ chối chi phí cho những
khoản chi tiêu của cán bộ tham gia nghiên cứu mà không phục vụ cho mục đích nghiên
cứu.

121
2.8.5 Nội dung cần diễn giải trong bản dự toán kinh phí đề tài
Có 5 khoản thường được đưa ra trong các bản dự toán kinh phí:
1. Chi thù lao và thuê khoán chuyên môn: Cần phải dự tính cụ thể số người tham gia rồi
tính ra số ngày công để nhân với số tiền chi cho một ngày công. Chi thù lao được tính
cho những người không có lương: người làm hợp đồng, các cộng tác viên địa phương,
người dẫn đường, phiên dịch… Chi thuê khoán chuyên môn theo khâu việc được tính cho
các cán bộ nghiên cứu đã hưởng lương.
2. Chi mua nguyên, nhiên vật liệu, dụng cụ, phụ tùng, năng lượng, sách, tài liệu: Tính cụ
thể cho từng loại mặt hàng, quy cách chất lượng, giá đơn vị, số lượng, thành tiền của từng
mặt hàng.
3. Dự trù thiết bị, máy móc chuyên dùng phục vụ cho việc nghiên cứu: Tính toán chi phí
mua/thuê thiết bị công nghệ, mua/thuê thiết bị thử nghiệm. Đo lường, khấu hao thiết bị,
chi phí vận chuyển lắp đặt… Cần tính cụ thể cho từng loại mặt hàng, quy cách chất
lượng, giá đơn vị, số lượng, thành tiền của từng mặt hàng. Cần phải lưu ý thực tế để giảm
giá thành nghiên cứu. Các nhà đầu tư, quản lý thường lựa chọn để giao đề tài cho những
đơn vị, cơ quan này đã có đầy đủ thiết bị, máy móc hoặc có thể tự góp vốn để mua thiết
bị, máy móc.
Các đề tài có nguồn vốn thấp như đề tài cấp Bộ, cấp Tỉnh, cấp cơ sở thì ít khi đưa ra dự
toán này.
4. Xây dựng sửa chữa nhỏ: Tính toán cụ thể diện tích cần xây dựng/sửa chữa, đơn giá
thực tế… Thường ít đưa ra đối với những đề tài nghiên cứu cấp Bộ, cấp tỉnh, cấp cơ sở.
5. Các chi phí khác: Bao gồm công tác phí, quản lý phí, văn phòng phẩm, dịch thuật, phí
bưu điện, chi cho kiểm tra, đánh giá, nghiệm thu. Các khoản trên cần được giải trình một
cách cụ thể, phù hợp với thời giá và các văn bản pháp quy của Nhà nước về vấn đề tài
chính.
Những phương pháp nêu trên chỉ mang tính cơ bản được đút kết từ những tài liệu
và kinh nghiệm bản thân. Còn trong thực tế, trước khi nhà nghiên cứu dự định xây dựng
một bản đề cương nghiên cứu khoa học để đăng ký với các cơ quan quản lý đề tài hoặc

122
các nhà đầu tư để họ xét duyệt, thì cần tham khảo kỹ những bản mẫu đề cương và những
yêu cầu khác của họ.
2.9 Tài liệu tham khảo
Ghi chú: Trình bày đề cương theo quy định của Bộ Giáo dục đào tạo, dựa trên cơ
sở của quy định trình bày một luận văn khoa học.
2.10 Phụ lục
Phụ lục 1: Các công cụ thu thập thông tin mang tính chất định lượng cho nghiên cứu:
Phiếu hỏi, bảng kiểm, bảng hướng dẫn pphorg vấn…
Phụ lục 2: Nội dung gợi ý thảo luận nhóm/phỏng vấn sâu
Phụ lục 3: Danh sách địa bàn nghiên cứu, danh sách khung mẫu (nếu có)
Phụ lục 4:…………………………………………………………………..
Lưu ý: Soạn thảo văn bản
- Đề cương phải được trình bày ngắn gọn, rõ ràng mạch lạc, sạch sẽ. Không được tẩy
xóa, có đánh số trang, đánh số bảng biểu, hình vẽ, đồ thị. Tác giả cần có lời cam đoan
danh dự về công trình khoa học này của mình.
- Đề cương sử dụng Font chữ Times New Roman, cỡ chữ 14 của hệ soạn thảo
Winword, mật độ chữ bình thường (ngoại trừ các tiêu đề), dãn dòng 1.5 lines, lề trên
3cm, lề dưới 3.5cm, lề trái 3.5cm, lề phải 2cm. Số trang được đánh ở giữa phía dưới mỗi
trang giấy. Đề cương được in trên một mặt giấy khổ A4 (210x297 mm) dày từ 50 – 70
trang, không kể phụ lục.
- Các tiểu mục trong đề cương được trình bày và đánh chữ số thường thành nhóm chữ
số, tối đa là 4 chữ số với chữ số thứ nhất chỉ số chương. Ví dụ: 4.1.2.1 chỉ tiểu mục 1,
nhóm tiểu mục 2, mục số 1, chương 4. Lưu ý: mỗi nhóm tiểu mục phải có ít nhất 2 tiểu
mục, nghĩa là không thể có tiểu mục 2.1.1 mà không có tiểu mục 2.1.2.
- Bảng biểu, hình vẽ, đồ thị, phương trình, công thức toán học:
+ Việc đánh số bảng biểu, hình vẽ, đồ thị, phương trình, công thức toán học phải
gắn với số chương. Ví dụ: hình 3.4 nghĩa là hình số 4 của chương 3.
+ Mọi bảng, biểu, đồ thị lấy từ các nguồn khác (không phải của tác giả) phải được
trích dẫn nguồn gốc đầy đủ và phải được liệt kê trong tài liệu tham khảo.

123
+ Tiêu đề của bảng ghi phía trên bảng, tiêu đề của hình vẽ, đồ thị, biểu đồ ghi phía
dưới hình vẽ, đồ thị, biểu đồ.
+ Các bảng, biểu, hình vẽ, đồ thị… phải đi liền với phần nội dung trình bày liên
quan đến các bảng, biểu, hình vẽ, đồ thị đó. Các bảng, hình quá lớn sẽ được liệt kê trong
phần phụ lục và chú thích tại phần nội dung có liên quan.
+ Các ký hiệu, đơn vị tính trong các phương trình, công thức toán học phải được
chú thích và giải thích đầy đủ.
- Chữ viết tắt: Không nên lạm dụng chữ viết tắt trong đề cương. Chỉ sử dụng chữ viết
tắt cho những từ, cụm từ hoặc thuật ngữ được lập lại nhiều lần trong đề cương. Không
viết tắt những mệnh đề dài, những cụm từ ít xuất hiện trong đề cương. Những từ, thuật
ngữ, tên các cơ quan, tổ chức… quá dài, nếu cần viết tắt thì chữ viết tắt phải đi liền sau từ
đó và năm trong ngoặc đơn. Nếu trong đề cương có quá nhiều chữ viết tắt thì phải có
bảng danh mục các chữ viết tắt để tiện tra cứu.
- Tài liệu tham khảo:
+ Mọi ý kiến, khái niệm không phải của riêng tác giả và mọi trích dẫn tài liệu khác
trong đề cương đều phải được ghi rõ nguồn gốc trong danh mục các tài liệu tham khảo.
+ Nếu không có điều kiện tiếp cận với tài liệu gốc mà phải trích dẫn thông qua một
tài liệu khác thì phải ghi rõ: “trích dẫn từ…” và tài liệu gốc đó không được liệt kê trong
danh mục tài liệu tham khảo.
+ Khi trích dẫn một đoạn ít hơn 2 câu thì phần trích dẫn đặt trong ngoặc kép. Nếu
phần trích dẫn dài hơn 4 dòng đánh máy thì phải tách phần này thành đoạn riêng với lề
trái lùi thêm vào 2cm và không cần phải sử dụng dấu ngoặc kép.
+ Số thứ tự của tài liệu tham khảo đặt trong ngoặc vuông. Ví dụ: [15], [20]… Đối
với những phần có nhiều tài liệu trích dẫn khác nhau thì mỗi tài liệu đặt trong một ngoặc
vuông và được sắp xếp theo thứ tự tăng dần. Ví dụ: [5], [9], [10],…
- Phụ lục của đề cương: Một số nội dung cần thiết nhằm minh họa, hỗ trợ cho nội dung
của đề cương như bảng câu hỏi, danh sách bệnh nhân nghiên cứu, hình ảnh minh họa,
phiếu điều tra,… sẽ được đưa vào phần phụ lục nhằm làm nhẹ bớt phần nội dung đề
cương. Chú ý: phần phụ lục không được dày quá số trang của đề cương.

124
Một số vấn đề cần lưu ý khi viết tài liệu tham khảo:
- Sắp xếp tài liệu tham khảo theo A, B, C… (theo tên tác giả hoặc tên sách) và phân
thành từng nhóm ngôn ngữ: tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Pháp.
- Nếu là bài báo: thứ tự việt là tên tác giả (chữ thường, đậm), năm công bố, tên bài báo
(chữ thường, không đậm, nghiêng), số Vol, số tập, số trang (chữ thường, không đậm).
- Nếu là sách: Tên sách (đậm, chữ thường), nắm xuất bản, nhà xuất bản (có thể ghi
thêm số chương, số đề mục nếu thấy cần thiết).

125
Bài 11
CÁCH VIẾT MỘT BÁO CÁO KHOA HỌC

Mục tiêu học tập


1. Trình bày được các thành phần trong một báo cáo khoa học.
2. Diễn giải được nội dung của một báo cáo khoa học.
Nội dung học tập
1. Một số lưu ý khi viết báo cáo khoa học
Báo cáo khoa học là một dạng sản phẩm của quá trình lao động của nhà khoa học.
Mục đích của viết báo cáo khoa học là nhằm chuyển tải những thông tin thu được trong
quá trình nghiên cứu tới người đọc, làm giàu thêm kho tàng trí thức của nhân loại. Trước
khi bắt tay viết báo cáo khoa học, nhà khoa học phải xem lại bản đề cương nghiên cứu
của đề tài và kiểm tra lại những dữ liệu đã thu được, những tài liệu có liên quan đến đề
tài. Trong đa số các trường hợp, nhất là trong nghiên cứu thử nghiệm, nghiên cứu xây
dựng mô hình, thì Ban chủ nhiệm đề tài cần thị sát lại hiện trường để có thông tin đầy đủ
hơn về giá trị thực tiễn cũng như giá trị khoa học của đề tài. Đôi khi, để có được kết luận
thật khách quan trong những nghiên cứu thử nghiệm, người ta có thể yêu cầu một nhóm
chuyên gia không thuộc nhóm nghiên cứu đứng ra đánh giá, kiểm định lại kết quả của đề
tài.
Bố cục của các báo cáo khoa học phải chặt chẽ và logic, cần có sự thống nhất, sự
phù hợp giữa các phần trong một báo cáo khoa học. Văn chương trong một báo cáo khoa
học phải chặt chẽ, khúc chiết, khách quan và trung thực. Câu văn phải ngắn gọn, có thể
hiểu được. Dùng từ ngữ chính xác, rõ ràng. Khi cần có thể đưa các hình vẽ, biểu đồ, bảng
số liệu, ảnh tư liệu vào báo cáo khoa học.
1.1 Tại sao phải viết báo cáo khoa học?
Khi viết báo cáo khoa học cần phải hiểu rõ: Tại sao phải viết báo cáo này? Có như
vậy nhà khoa học mới lựa chọn được một loại hình bố cục thích hợp để trình bày bảng
báo cáo khoa học của mình. Thường xảy ra hai khả năng dưới đây:

126
- Có phải viết báo cáo khoa học là do yêu cầu của các nhà đầu tư, các cơ quan quản lý
khoa học đã ký hợp đồng với nhà khoa học khi giao cho họ thực hiện đề tài không?
Trong trường hợp này, các nhà khoa học cần phải viết một báo cáo tổng kết để nghiệm
thu đề tài.
- Trong trường hợp khác, các nhà khoa học lại muốn công bố những kết quả nghiên
cứu của mình cho mọi người cùng biết. Muốn được như vậy, họ cần viết những báo cáo
khoa học để đăng trên các tạp chí khoa học hoặc để trình bày trong các hội nghị khoa
học.
1.2 Một số loại báo cáo khoa học
Trước khi lựa chọn loại báo cáo để viết báo cáo khoa học cần phải xác định rõ
ràng những nội dung cần đưa vào báo cáo khoa học, những nội dung này thường gắn liền
với tên đề tài, mục tiêu của nghiên cứu,… Trên thực tế chúng ta thường gặp một số loại
báo cáo dưới đây:
1.2.1 Báo cáo ban đầu, báo cáo khoa học theo tiến độ đề tài
Khi thực hiện những đề tài trong một khoảng thời gian dài, người nghiên cứu phải
xử lý số liệu ban đầu hay số liệu của từng giai đoạn để đưa ra những báo cáo khoa học
qua từng bước nghiên cứu. Điều này rất quan trọng vì nó giúp cho nhà khoa học và cơ
quan quản lý khoa học hoạch định được kế hoạch nghiên cứu tiếp theo một cách chính
xác, sát thực hơn.
Trong một số trường hợp, dựa vào các loại báo cáo này mà chúng ta có thể quyết
định tiếp tục nghiên cứu theo đề cương hay có thể phải điều chỉnh, bổ sung một số phần
để đề tài đạt được kết quả tốt nhất mà khi xây dựng đề cương nghiên cứu chưa dự tính hết
kết quả. Đôi khi dựa vào dạng báo cáo này cũng có thể quyết định đình chỉ hoặc đổi
hướng nghiên cứu khi thấy cần thiết.
1.2.2 Báo cáo tổng kết đề tài
Sau khi hoàn thành các nội dung nghiên cứu của đề tài, nhà khoa học cần nhanh
chóng xử lý số liệu và bắt tay ngay vào việc viết báo cáo tổng kết đề tài.
Báo cáo dự thảo: Trước khi đưa báo cáo ra trình bày trước hội đồng khoa học đánh
giá nghiệm thu đề tài, chủ nhiệm đề tài cần có bản báo cáo dự thảo để cho các thành viên

127
trong nhóm nghiên cứu của mình đóng góp ý kiến và nên gởi xin ý kiến của các chuyên
gia.
Báo cáo tổng kết: Báo cáo tổng kết đề tài được coi là một dạng sản phẩm của đề
tài sau khi có ý kiến góp ý và kết luận của hội đồng khoa học đánh giá, nghiệm thu. Chủ
nhiệm đề tài cần hoàn thành bản báo cáo tổng kết đề tài để giao nộp cho cơ quan quản lý
đề tài, đồng thời gởi bản lưu cho các thư viện có liên quan. Hình thức trình bày của một
báo cáo tổng kết đề tài cần phải theo đúng bản mẫu của cơ quan quản lý đề tài. Trong
trường hợp kết quả nghiên cứu của đề tài thuộc dạng phải bảo mật để giữ gìn bí mật quốc
gia thì tác giả phải tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc bảo mật do các cơ quan chức năng
hướng dẫn.
1.2.3 Báo cáo khoa học để đăng báo
Loại báo cáo này giúp cho nhà khoa học công bố một cách rộng rãi những kết quả
nghiên cứu của đề tài. Bài báo cáo của cán bộ khoa học trẻ nên được các chuyên gia có
uy tín đọc trước để đóng góp ý kiến trước khi gởi đăng.
2. Cách viết một báo cáo khoa học
2.1 Các phần của báo cáo khoa học
2.1.1 Các phần của báo cáo tổng kết đề tài
Thường có một số phần sau:
- Bìa: Ngoài cùng là bìa cứng ghi tên đề tài, cơ quan chủ trì, cấp quản lý và chủ nhiệm
đề tài. Tiếp theo là bìa lót, bên cạnh những nội dung như bìa ngoài còn ghi rõ họ và tên
các cán bộ tham gia nghiên cứu, cơ quan công tác.
- Bảng các chữ viết tắt đã dùng trong báo cáo.
- Mục lục.
- Danh mục các bảng số liệu trong báo cáo.
- Danh mục các biểu đồ, hình ảnh minh họa trong báo cáo.
- Đặt vấn đề.
- Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
- Tổng quan.
- Đối tượng và phương pháp nghiên cứu.

128
- Kết quả nghiên cứu.
- Bàn luận.
- Kết luận.
- Khuyến nghị.
- Tài liệu tham khảo.
- Phụ lục.
2.1.2 Các phần của báo cáo khoa học để đăng báo
Bài đăng báo thường dài từ 4 – 6 trang, nội dung ngắn gọn, thường có các phần:
- Tên bài báo
- Họ, tên, địa chỉ của tác giả
- Tóm tắt
- Đặt vấn đề và mục tiêu nghiên cứu
- Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
- Kết quả và bàn luận
- Kết luận và kiến nghị
- Tài liệu tham khảo
2.2 Nội dung chính của báo cáo khoa học
2.2.1 Đặt vấn đề
Phần đặt vấn đề cần nêu được một số ý sau đây:
- Trình bày tóm tắt những lý do chính dẫn đến việc lựa chọn nghiên cứu này: Bối cảnh
nghiên cứu, ai đã nghiên cứu chưa và họ nghiên cứu những gì, nghiên cứu như thế nào,
tính cấp thiết của nghiên cứu này,… Có thể hiểu, phần “Đặt vấn đề” phải trả lời được câu
hỏi: tại sao phải tiến hành nghiên cứu này?
- Trình bày mục tiêu của đề tài: Khi trình bày phần này cũng cần xem xét lại những
mục tiêu đã đề ra trong bảng đề cương nghiên cứu đã được phê duyệt – nhất là những báo
cáo khoa học để nghiệm thu đề tài. Viết mục tiêu nghiên cứu chính là trả lời câu hỏi:
nghiên cứu này nhằm tìm hiểu những điều gì?

129
2.2.2 Tổng quan
Phần tổng quan cần có liên quan mật thiết với nội dung nghiên cứu. Cần lựa chọn
những thông tin mới ở cả trong và ngoài nước, nhất là những nghiên cứu có cùng phương
pháp và có đối tượng nghiên cứu tương tự.
2.2.3 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.2.3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: Cần mô tả rõ nghiên cứu đã được tiến hành ở đâu (đặc điểm
kinh tế, văn hóa, xã hội, địa hình, thời tiết). Những thoongt in này càng trở nên quan
trọng đối với những nghiên cứu tại cộng đồng.
- Thời gian nghiên cứu: nghiên cứu đã tiến hành trong những khoảng thời gian nào,
những mùa nào (rất cần trong nghiên cứu bệnh có liên quan đến thời tiết, khí hậu).
- Mô tả rõ đối tượng nghiên cứu là ai (giới, tuổi, đặc điểm sinh lý, bệnh lý,…) là gì?
Có chia thành các nhóm không?
- Vật liệu nghiên cứu: những vật liệu đã được sử dụng trong nghiên cứu như thuốc,
hóa chất,… cần được mô tả rõ về thành phần, hàm lượng, liều lượng, cách pha chế, nơi
pha chế, nơi kiểm định,…
2.2.3.2 Phương pháp nghiên cứu
Trong phần phương pháp nghiên cứu cần nói rõ về:
- Thiết kế nghiên cứu: dùng loại nghiên cứu nào? Mô tả chi tiết, tỉ mỉ quy trình tiến
hành nghiên cứu.
- Phương pháp chọn mẫu và tính cỡ mẫu.
- Các kỹ thuật đã được sử dụng trong nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích số liệu. Phần viết này chính là trả lời cho câu hỏi: tác giả đã
tiến hành nghiên cứu bằng các cách nào? Mô tả chi tiết, cụ thể các cách đó.
2.2.4 Kết quả và bàn luận
Kết quả nghiên cứu nên trình bày một cách có trình tự, hệ thống theo mục tiêu
nghiên cứu đã đề ra. Cần sử dụng một cách hợp lý các phương pháp biểu diễn kết quả
nghiên cứu như: Bảng, biểu đồ, đồ thị, hình vẽ, ảnh tư liệu,… Từ các bảng kết quả nghiên
cứu, người ta thường chỉ lựa chọn để biểu diễn một số liệu lên biểu đồ hay đồ thị.

130
Các bảng kết quả nghiên cứu, các biểu đồ cần được đánh số thứ tự và cần được đặt
tên phù hợp với nội dung của bảng và biểu đồ. Các số liệu đưa vào bảng kết quả phải qua
xử lý toán thống kê ứng dụng trong nghiên cứu y sinh học, không đưa vào những con số
dưới dạng số liệu thô. Sau mỗi bảng kết quả, đồ thị, biểu đồ,… các tác giả cần có những ý
kiến nhận xét, phân tích về kết quả nghiên cứu vừa trình bày. Đồng thời qua tham khảo
những ý kiến có liên quan, các nhà khoa học cũng cần phân tích, so sánh và biện luận về
kết quả nghiên cứu của mình so với tác giả trước và so với mục tiêu nghiên cứu.
Sự phân tích và bàn luận về kết quả nghiên cứu cần phải trung thực, khách quan,
có cơ sở khoa học. Những ý kiến mang tính dự báo cần thận trọng, có tính khoa học cao,
tránh tình trạng phỏng đoán mơ hồ. Viết phần “Kết quả nghiên cứu” chính là trả lời câu
hỏi: nghiên cứu này đã tìm ra được những điều gì? Viết phần “Bàn luận” chủ yếu là phải
trả lời câu hỏi: mỗi kết quả trong nghiên cứu này nói lên điều gì?
2.2.5 Kết luận và kiến nghị
- Kết luận: Những kết luận đưa ra phải hết sức ngắn gọn và cụ thể, mang tính chặt chẽ
và chắc chắn đồng thời phải dựa trên những kết quả nghiên cứu đã đạt được của đề tài.
Trong khi viết kết luận không nên đưa vào những câu mang tính bình luận hay dự đoán.
Tránh lặp lại việc phân tích kết quả nghiên cứu của đề tài.
- Kiến nghị: Những kiến nghị phải mang tính khả thi, cũng cần hết sức ngắn gọn và cụ
thể, dễ hiểu. Trên thực tế nhiều khi không phải báo cáo khoa học nào cũng có thể dễ dàng
đưa ra được kiến nghị. Có hai loại kiến nghị mà nhà khoa học có thể đưa ra:
+ Kiến nghị về việc định hướng tiếp tục nghiên cứu
+ Kiến nghị mang tính ứng dụng từ kết quả nghiên cứu đã đạt được của đề tài. Khi
chuẩn bị nghiệm thu đề tài, người ta luôn rà soát lại và đối chiếu xem phần kết luận có
đáp ứng được những mục tiêu nghiên cứu hay không. Do vậy nếu đề tài có bao nhiêu
mục tiêu nghiên cứu thì người ta thường đưa ra bấy nhiêu kết luận tương ứng.
2.2.6 Tài liệu tham khảo
Trong danh mục các tài liệu tham khảo của mỗi báo cáo khoa họ chỉ đưa vào
những tài liệu thật sự được sử dụng trong báo cáo đó.

131
Tài liệu tham khảo là sách, văn kiện và những dạng ấn phẩm tương tự cần ghi theo
thứ tự: Họ và tên các tác giả; Chương hay bài tham khảo; Tên sách; Tên nhà xuất bản;
Năm xuất bản; Nơi xuất bản. Trang tham khảo (từ trang… đến trang…).
Tài liệu tham khảo là báo cáo trong các tạp chí thì ghi theo thứ tự sau: Họ và tên
các tác giả; Tên bài báo; Tên tạp chí; Tập và số của tạp chí; Năm xuất bản; Nhà xuất bản
hoặc tên cơ quan, tên hội khoa học xuất bản. Số trang tham khảo. Thứ tự các tài liệu tham
khảo được sắp xếp nhưu sau: - Các tài liệu tiếng Việt rồi đến các tài liệu tiếng nước
ngoài; - Các tài liệu được xếp thứ tự theo vần chữ cái (A, B, C) tên của tác giả.
2.2.7 Phụ lục
Phần phụ lục là những thông tin bổ sung, góp phần giúp cho người đọc hiểu rõ
hơn về những kết quả nghiên cứu của đề tài. Có thể đưa vào phần này: danh sách bệnh
nhân, văn bản giấy tờ có liên quan, những tranh ảnh tư liệu,…

132
Bài 12
ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU

Mục tiêu học tập


1. Trình bày được tầm quan trọng của vấn đề đạo đức trong nghiên cứu y học.
2. Liệt kê được các tính chất cơ bản về vấn đề đạo đức trong nghiên cứu y học.
3. Trình bày được một số nội dung cơ bản của đạo đức trong nghiên cứu y học.
Nội dung bài học
1. Tầm quan trọng của vấn đề đạo đức trong nghiên cứu y học
Nhiệm vụ của người thầy thuốc là chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho con người và
sức khỏe của người bệnh luôn là mối quan tâm đầu tiên. Hiểu biết và lương tâm của
người thầy thuốc là dành cho sự hoàn thiện của sứ mệnh cao quý đó.
Y học đang ngày một phát triển và một rong những nguyên nhân của sự phát triển
đó phải kể đến vai trò của nghiên cứu y học.
Mục đích của nghiên cứu sinh y học có liên quan đến sự tham gia của con người
phải là nhằm cải thiện các biện pháp chẩn đoán, điều trị, dự phòng, tìm hiểu về nguyên
nhân và sinh lý bệnh học của bệnh tật của chính con người.
Chính các nghiên cứu y học đã đánh giá những phương pháp chẩn đoán, điều trị
mới được đề ra để chọn lọc ra những phương pháp tối ưu nhất; cũng như triển khai các
can thiệp y tế công cộng khả thi đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe của cộng
đồng.
Y học càng phát triển, vấn đề nghiên cứu khoa học càng trở nên rộng rãi. Nhưng
một vấn đề đặt ra là các nghiên cứu khoa học vì nhằm mục đích phục vụ con người nên lý
tưởng nhất là được tiến hành trên con người, trên một nhóm người để xác định hiệu quả
và giá trị trước khi đưa ra áp dụng hàng loạt.
Nhưng vì còn là nghiên cứu nên đôi khi có những hậu quả, những nguy cơ cho sức
khỏe con người mà người nghiên cứu không lường hết được.

133
Tuyên bố quốc tế về vấn đề đạo đứuc cũng đã nêu rằng: “Bất cứ hành động nào
hoặc lời khuyên nào mà có thể làm suy yếu sự chống đỡ về mặt tinh thần hoặc thể chất
của một con người” … “Là những vi phạm về mặt đạo đức của đạo lý y học; và nó chỉ có
thể được sử dụng vì lợi ích của bản thân con người đó và được con người đó chấp thuận”.
Đạo đức là các quy tắc chuẩn mực về phẩm hạnh nhằm điều chỉnh hành vi của con
người và ngăn ngừa khả năng làm tổn hại đến người khác, đến xã hội, và chính bản thân
mình. Không chỉ tổn hại về thể xác mà những tổn hại về danh dự, chức vụ hay uy tín của
người khác trong cộng đồng cũng là phi đạo đức.
Đạo đức còn bao gồm hành vi đúng của người nghiên cứu gắn liền với những
nguyên tắc khoa học trong nghiên cứu.
Vì thế mà việc xem xét vấn đề đạo đức trong nghiên cứu y học phải được đặt ra và
cực kỳ quan trọng.
2. Các tính chất cơ bản về vấn đề đạo đức trong nghiên cứu y học
Khởi đầu bằng Đạo luật Nuremberg tại Đức năm 1935 và tiếp đến bằng Tuyên
ngôn Helsinki của Hiệp hội Y học Thế giới (WMA: World Medical Association) tại phần
Lan năm 1964 để khuyến cáo, hướng dẫn cho tất cả thầy thuốc y khoa tham gia vào các
nghiên cứu sinh y học có đối tượng là con người.
Vấn đề y đức ngày càng được nhấn mạnh và cụ thể hóa từ các vấn đề của thực tế.
Nhiều Hiệp hội y học của các khu vực, các nước trong các lĩnh vực chuyên môn cũng có
những quy định riêng của mình về vấn đề y đức.
Nước ta hiện nay chưa có văn bản nào quy định đầy đủ và cụ thể về vấn đề y đức
trong nghiên cứu y học, những vấn đề này hiện nay cũng đã bắt đầu được đặt ra nhất là
trong điều kiện các văn bản pháp luật của nhà nước đang dần dần được hoàn thiện, quá
trình hội nhập với quốc tế đang tiến triển tốt đẹp và khả năng hợp tác quốc tế trong lĩnh
vực nghiên cứu sinh y học đang ngày một mở rộng.
Trong bất cứ nghiên cứu khoa học nào cũng cần bảo đảm tôn trọng đúng các
nguyên tắc của nó như: dựa trên cơ sở khoa học, có tính pháp lý, có giá trị thực tiễn vào
bảo đảm các quy định về mặt đạo đức.

134
Bảo đảm các quy định về mặt đạo đức là điều tối cần thiết cho mọi nghiên cứu
khoa học trên con người.
Để đánh giá nó một cách đầy đủ, người nghiên cứu cần xem xét toàn diện các vấn
đề và bao phủ lên tất cả các nguyên tắc của nghiên cứu khoa học dưới khía cạnh đạo đức
y học, đó cũng chính là những tính chất cơ bản của vấn đề đạo đức trong nghiên cứu khoa
học về sinh y học con người. Hay nói một cách cụ thể là: vấn đề đạo đức nó thể hiện
không chỉ trong tính nhân đạo, mà biểu hiện cả trong tính khoa học, tính pháp lý hay giá
trị thực tiễn của nghiên cứu.
2.1 Tính nhân đạo
2.1.1 Bảo đảm quyền được bảo vệ sức khỏe của con người
“Sức khỏe là tài sản và là quyền lợi cơ bản của con người”. Mục đích và trách
nhiệm của người thầy thuốc là không chỉ bảo vệ sức khỏe mà còn nâng cao sức khỏe cho
con người.
Các thử nghiệm nghiên cứu khoa học phải nhằm đem lại kết quả tốt đẹp cho sức
khỏe con người và vì lợi ích của cộng đồng xã hội.
Luôn tôn trọng quyền của đối tượng nghiên cứu trong việc bảo vệ sự toàn vẹn sức
khỏe của mình.
Con người có quyền tình nguyện tham gia hoặc từ chối thử nghiệm; nhưng người
thầy thuốc thiết kế nghiên cứu bảo đảm thực nghiệm không ảnh hưởng đến tình trạng đau
ốm của đối tượng tham gia. Sự từ chối của bệnh nhân, không bao giờ được phép làm ảnh
hưởng tới mối quan hệ giữa thầy thuốc và bệnh nhân đó.
Trong quá trình thực nghiệm, đối tượng thử nghiệm là người có quyền kết thúc
việc tham gia vào thử nghiệm nếu họ có vấn đề về tinh thần hoặc thể chất không thể tiếp
tục thử nghiệm được nữa.
Trách nhiệm và lương tâm của người thầy thuốc không bao giờ được đặt lợi ích
của khoa học và xã hội lên trên những vấn đề liên quan đến sức khỏe của đối tượng con
người tham gia nghiên cứu.

135
2.2.2 Một số quy định về mặt nhân đạo
Trong bất kỳ nghiên cứu y học nào, phục vụ trực tiếp cho người bệnh hay vì mục
đích khoa học thuần túy, hoặc phục vụ gián tiếp cho con người sau này, thì tất cả các đối
tượng tham gia nghiên cứu hay mọi bệnh nhân trong nhóm đối chứng cần phải được đảm
bảo là được sử dụng phương pháp chẩn đoán và trị liệu tốt nhất. Người nghiên cứu luôn
đặt ra các chuẩn mực để bảo vệ sức khỏe của con người lên trên tất cả các lợi ích khoa
học.
Thử nghiệm khoa học cần được tiến hành sao cho tránh được tất cả các ảnh hưởng
và tổn thương không cần thiết về thể chất và tinh thần tâm lý của con người.
Đặc biệt, đối với trường hợp “Khi các đối tượng tham gia nghiên cứu được chọn
trong mẫu của các luận án khoa học” cần tuân thủ các nguyên tắc chữa trị và bảo đảm
không gây nguy hại hoặc làm chậm hiệu quả chữa trị của người bệnh tham gia nghiên
cứu.
Do đó, không được phép tiến hành thử nghiệm mỗi khi có lý do dự đoán trước
rằng sẽ có nguy cơ xảy ra tình trạng tổn thương gây bệnh tật hoặc chết cho người thử
nghiệm. Ngoại trừ những trường hợp thầy thuốc tiến hành thử nghiệm chính trên bản thân
mình như năm 1886, N.Gamalea thử trên bản thân mình hiệu quả của vắc xin chống bệnh
dại.
Cần phải lưu ý đến tất cả mọi khía cạnh của xã hội, đặc biệt những đặc điểm riêng
về văn hóa, tập quán, thuần phong mỹ tục của mọi dân tộc để tôn trọng sự riêng tư của
đối tượng và để giữ ở mức tác động tối thiểu của nghiên cứu lên thể chất, tinh thần và
nhân cách của con người.
2.2 Tính khoa học
Dưới khía cạnh đạo đức, để đảm bảo tính khoa học trong nghiên cứu đòi hỏi người
nghiên cứu có tính trung thực, tính khách quan, tính chính xác và giá trị thực tiễn của
nghiên cứu thử nghiệm.
2.3 Tính trung thực
Thể hiện trong suốt tiến trình nghiên cứu: từ bước xác định vấn đề, lựa chọn
phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật thu thập; xử lý, phân tích số liệu và công bố kết quả.

136
Người nghiên cứu cần cung cấp cho đối tượng dự kiến tham gia, thông tin rõ ràng
và đầy đủ về mục đích, phương pháp, những lợi ích theo dự đoán, các rủi ro có thể gặp
của nghiên cứu và những điều khó chịu có thể xảy ra đối với họ. Và họ có quyền tự
nguyện hay từ chối tham gia nghiên cứu và bất cứ lúc nào. Khi đó, họ mới không lo sợ và
yên tâm tham gia thử nghiệm, họ sẽ tự nguyejn cung cấp thông tin về kết quả thử nghiệm
hay trả lời cho nhà nghiên cứu một cách chi tiết cụ thể, đầy đủ, khách quan và xác thực;
và đồng thời giảm được những sai số về kết quả nghiên cứu.
Trong việc công bố các kết quả nghiên cứu của mình, các bác sĩ phải đảm bảo
trung thực và khách quan về các dữ liệu công bố, về mức độ chính xác của kết quả theo
từng loại phương pháp nghiên cứu, theo đặc trưng của mỗi loại thiết bị đo lường hay tùy
thuộc vào các kỹ thuật xử lý khác nhau cho riêng mỗi vấn đề hay mỗi chỉ số kết quả
nghiên cứu. Mặc dù nghiên cứu đó chưa thành công trong hiện tại, nhưng nó là “những
viên gạch làm nền móng”, là những cơ sở, là kinh nghiệm thực tiễn cho nghiên cứu mới
trong tương lai đạt kết quả, tạo đà vững chắc cho sự tiến bộ của khoa học.
Qua thực tiễn xã hội, tính khách quan, sự chính xác và độ tin cậy của các dữ liệu
kết quả cũng cần đặc biệt được xem xét một cách toàn diện không chỉ tính trung thực về
các luận cứ chứng minh dựa vào các cơ sở khoa học mà cả các nguy cơ vi phạm về mặt
đạo đức y học, khi các nghiên cứu y sinh học đó có liên quan đến nội dung của các luận
án khoa học của các nhà nghiên cứu sử dụng vào mục đích bảo vệ các học vị khoa học.
2.4 Tính pháp lý
Sự chấp thuận một cách tự nguyện của cá nhân – người làm đối tượng nghiên cứu
là tối cần thiết. Người tham gia nghiên cứu đó phải có năng lực về mặt pháp lý để đưa ra
lợi ích chấp thuận tốt hơn cả là bằng văn bản, đặc biệt cần thiết trong các thử nghiệm lâm
sàng trên người bệnh; do đó họ phải được ở trong hoàn cảnh sau:
- Có thể tự do quyết định.
- Không có tác động của các yếu tố có tính chất gian lận, cưỡng ép, mưu kế…
- Phải có được hiểu biết đầy đủ và cần thiết về vấn đề họ tham gia. Hiểu biết về bản
chất, thời gian và mục tiêu của thử nghiệm, phương tiện và phương pháp để tiến hành thử
nghiệm, tất cả những điều kiện bất tiện và rủi ro có thể xảy đến và những ảnh hưởng đến

137
sức khỏe của bản thân họ và những người có thể liên quan đến sự tham gia của họ vào
thử nghiệm.
- Với tinh thần tỉnh táo, không lú lẫn hay trì trệ tinh thần, và khả năng đưa ra được
quyết định tự nguyện của họ trên cơ sở hiểu biết, nhận thức rõ vấn đề thử nghiệm.
Khi nhận được sự đồng ý tham gia nghiên cứu, người nghiên cứu cần đặc biệt thận
trọng lưu ý rằng: Nếu đối tượng đang có mối quan hệ phụ thuộc vào mình họ có thể chấp
thuận một cách miễn cưỡng. Để đảm bảo tính khách quan, cần qua trung gian một người
đại diện cho nhà nghiên cứu thỏa thuận với đối tượng tham gia nghiên cứu.
Trong trường hợp không có tư vấn về mặt pháp lý (không có năng lực về tinh thần
hoặc thể chất hay đối tượng là trẻ em nhỏ…), thỏa thuận tham gia nghiên cứu được cung
cấp ở người bảo vệ hợp pháp theo luật pháp của quốc gia.
2.5 Các cấp độ xem xét về mặt đạo đức trong nghiên cứu y học
Theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về mặt đạo đức điều tra nghiên
cứu dịch tễ học, trong quá trình phê duyệt các nghiên cứu sinh y học cần được xem xét
lần lượt ở các cấp độ từ dưới lên như sau:
2.5.1 Cá nhân
Bước xem xét kiểm duyệt đầu tiên là ở tính cá nhân những người nghiên cứu; như
ở phần trên, có nhiều vấn đề phức tạp trong thông báo trước khi tiến hành nghiên cứu;
mọi thành viện tham gia vào cuộc nghiên cứu đó đều phải được thông tin và có sự thỏa
thuận trước cùng tham gia vào hoạt động này.
Trong thực tế về trình độ học vấn của đối tượng tham gia như mù chữ, và các quan
niệm văn hóa khác nhau về sức khỏe và bệnh tật không làm thay đổi các nguyên lý cơ
bản về sự tham gia chủ động của các thành viên trong cuộc nghiên cứu.
Ở một số nước, yêu cầu pháp lý là phải có bản cam kết viết ra nhưng đứng trên
quan điểm đạo đức điều đó chưa đủ và cũng không nhất thiết bắt buộc. Không cần là
những bản cam kết cá nhân, mà nhu cầu cơ bản là sự nhận thức của con người trong một
cuộc nghiên cứu bao hàm ở toàn bộ các bước, các thủ tục, kể cả lợi ích cũng như tác hại
mà cuộc nghiên cứu đem lại.

138
Thông báo trước cho các cá nhân trước khi tham gia nghiên cứu không nên đánh
giá là một yếu tố cản trở kìm chế cuộc nghiên cứu. Thực chất, mỗi đối tượng được thông
báo đầy đủ về nghiên cứu sắp sửa tiến hành sẽ trở thành một thành viên có ích và điều
kiện thuận lợi cho tiến trình nghiên cứu.
2.5.2 Cộng đồng
Cấp độ xem xét thứ hai, loại đặc biệt quan trọng đối với một số nghiên cứu dịch tễ
học đặc thù, là sự kiểm duyệt bởi chính cộng đồng nơi cuộc nghiên cứu diễn ra. Đây
không chỉ đơn thuần ở mức độ thông báo, mà cộng đồng đó cần phải hiểu biết, chấp
thuận và cùng tham gia.
Đối với một chương trình nghiên cứu ở mức cộng đồng thì quần thể được nghiên
cứu cùng với những người tiến hành nghiên cứu nên phối hợp chặt chẽ vì rằng mục đích
của nghiên cứu cuối cùng là đưa lại lợi ích của cộng đồng đó. Cộng đồng được thông báo
đầy đủ về nghiên cứu sắp sửa tiến hành, sẽ tạo ra không chỉ sự hợp tác tích cực mà cả
chất lượng, độ tin cậy của kết quả nghiên cứu.
2.5.3 Cấp quốc gia
Mức xem xét thứ ba do các Viện hoặc Ủy ban quốc gia chịu trách nhiệm đánh giá.
2.5.4 Cấp quốc tế
Với các chương trình nghiên cứu được sự hỗ trợ của bên ngoài (Nghiên cứu do các
tổ chức quốc gia và quốc tế bên ngoài hỗ trợ), thì đề cương nghiên cứu phải tuân theo các
yêu cầu của Tuyên ngôn Helsinki và như vậy cấp xem xét cuối cùng phải được gửi đến
các Tổ chức quốc tế liên quan, sau khi đã xem xét ở 3 cấp trước.
Các thủ tục chi tiết để có được sự chấp thuận của cá nhân hoặc sự hiểu biết của
cộng đồng sẽ thay đổi từng trường hợp; và do các tổ chức, các Viện quốc gia và người
chủ nhiệm đề án nghiên cứu định ra các thủ tục đó.
Việc được ở mọi cấp đồng ý phê duyệt tiến hành nghiên cứu, không có nghĩa là
trách nhiệm của những người nghiên cứu được san sẻ sang các cá nhân và cộng đồng nơi
nghiên cứu triển khai, mà người chủ trì nghiên cứu chịu hoàn toàn trách nhiệm về các vấn
đề đạo đức xảy ra trong tiến trình nghiên cứu.

139
Ở các nước phát triển, bao giờ cũng cso các Hội đồng xem xét vấn đề y đức. Tất
cả các đề cương nghiên cứu phải được gửi tới Hội đồng này để xem xét và chỉ được phép
bắt đầu khi có sự chuẩn y bằng văn bản của Hội đồng. Tùy theo nghiên cứu, định kỳ, để
cương lại được tái phê chuẩn. Bất cứ một thay đổi nào trong quá trình nghiên cứu cũng
phải báo cái và được sự chấp thuận của Hội đồng mới được thực hiện.
Trong đề cương nghiên cứu bao giờ cũng phải nêu rõ vấn đề chấp thuận của người
là đối tượng tham gia nghiên cứu, đưa ra toàn bội nội dung của văn bản thỏa thuận tham
gia nghiên cứu. Trong những trường hợp đặc biệt, nếu Hội đồng Y đức đòi hỏi, người
chịu trách nhiệm phải xuất trình toàn bộ các bản thỏa thuận tham gia nghiên cứu của đối
tượng.
3. Một số nội dung cơ bản của đạo đức trong nghiên cứu y học
3.1 Các nghiên cứu sinh y học tại cộng đồng
Việc tiến hành một nghiên cứu liên quan tới sức khỏe đưa lại những hi vọng chăm
sóc sức khỏe ở một cộng đồng tại nơi triển khai nghiên cứu.
Các nghiên cứu thường triển khai một lần, theo kiểu “điều tra ngang” đã làm thất
vọng sự mong đợi của người dân, dẫn đến sự mất niềm tin và khó hợp tác cho các nghiên
cứu trong tương lai. Mặc dù các nghiên cứu “trả tiền ngay” cho cộng đồng và đối tượng
tham gia cũng đã đem lại những lợi ích như được khám bệnh, được cấp thuốc miễn phí…
và thậm chí không để lại những vấn đề thuộc phạm vi đạo đức khi triển khai giải quyết
một số vấn đề sức khỏe cụ thể. Nhưng nhìn chung ngày nay người dân thường không
chấp nhận loại nghiên cứu này.
Các nghiên cứu kể trên thường được tiến hành bởi các tổ chức bên ngoài, không
đóng góp gì về lâu dài cho cơ sở y tế hoặc khả năng nghiên cứu của nước sở tại. Cho nên
các nghiên cứu đó nên cần hợp tác với các viện nghiên cứu của nước đó sẽ có hiệu quả
hơn.
Các nghiên cứu dọc, theo dõi lâu dài trên cộng đồng nhất định không tránh khỏi sự
chờ mong của dân chúng về cải thiện chăm sóc sức khỏe và thường tạo nên sự thắc mắc
của cộng đồng.

140
Bước đầu tiên phải đạt được một sự hiểu biết đầy đủ hợp lý giữa cộng đồng với
các nhà nghiên cứu trước, trong và sau khi nghiên cứu. Cơ sở y tế phải được củng cố để
thu nhận thông tin về sức khỏe người dân. Củng cố cơ sở y tế đó bằng các biện pháp như
đào tạo, cải tiến nâng cao chất lượng, ghi nhận số liệu… để người dân hiểu được việc
cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe là trách nhiệm của hệ thống y tế nhà nước và cộng
đồng.
Do vậy, người nghiên cứu phải làm việc trong mối quan hệ chặt chẽ với cả hai
phía và giải quyết những vấn đề này càng đầy đủ càng tốt.
3.2 Sự tham gia chủ động của các thành viên ở tại cơ sở nghiên cứu
Người nghiên cứu cần nỗ lực lôi cuốn sự tham gia của các nhân viên ở địa phương
nghiên cứu vào ngay những giai đoạn đầu của việc thiết kế dự án, triển khai dự án, thu
thập số liệu và phân tích, thông tin phản hồi trở lại kết quả nghiên cứu cho cộng đồng và
chính phủ.
3.3 Các nhóm đối chứng hay nhóm placebo
Trong việc xác định hiệu quả của bất kỳ một phương thức can thiệp nào (thử
nghiệm vaccine, phân phát thuốc dự phòng rộng rãi…) trên phạm vi một cộng đồng, nhu
cầu cần đến nhóm đối chứng hay nhóm placebo có thể tạo ra những vấn đề đặc biệt. Ở
đây các vấn đề đạo đức cơ bản cũng giống như đối với các thử nghiệm lâm sàng, những
phương thức được sử dụng có thể khác nhau.
Nếu như biện pháp can thiệp mới được chứng minh là tốt hơn (hay có tỷ suất lợi
ích/giá thành cao hơn) thì cần đưa biện pháp này áp dụng cho quần thể đối chứng càng
sớm càng tốt.
Tất cả mọi người có liên quan đều cần được thông báo đầy đủ về nghiên cứu dự
định tiến hành. Cần giải thích rõ ràng về cuộc nghiên cứu và biết những lý do mà họ tham
gia vào và các quy định phải thực hiện. Bất kỳ ép buộc nào đều không được chấp nhận.
Cần thảo luận kỹ càng đầy đủ đối với các nhà lãnh đạo cộng đồng và đại diện của
cộng đồng do dân chúng tôn trọng theo truyền thống trước, trong và sau khi hoàn thành
nghiên cứu là rất cần thiết và hữu ích. Nhằm đạt được mục tiêu cao nhất của cuộc nghiên
cứu là cải thiện sức khỏe người dân trong cộng đồng.

141
Do vậy việc chuẩn bị để có được một mối quan hệ hợp tác đảm bảo thông hiểu
nhau cả cho các nhà nghiên cứu và cho cộng đồng là một nguyên tắc sống còn.
3.4 Sử dụng các hồ sơ sức khỏe sẵn có
Các nhà nghiên cứu dịch tễ học tiến hành ở bệnh viện hay phòng khám, ít khi nảy
sinh ra vấn đề đạo đức, khác với bất kỳ một điều tra nào trên lâm sàng nào khác. Mặc dù,
cần lưu ý ở Anh và Mỹ, liên quan đến việc sử dụng các hồ sơ bệnh án lưu trữ mà không
thông báo trước cho những người liên quan, cả bác sĩ và bệnh nhân, được xem là “một sự
xâm nhập vào bí mật cá nhân”.
Do vậy phải ngừng ngay lập tức các nghiên cứu trên những hồ sơ bệnh án mà chưa
có bằng chứng khẳng địng sự cho phép của cá nhân, của các bệnh nhân.
3.5 Những “Thông tin bí mật của người thầy thuốc” và dấu tên của cộng đồng
nghiên cứu
Thông tin bí mật của đối tượng nghiên cứu mà người thầy thuốc cần được hiểu là
gồm 2 loại sau:
- Thông tin của người bệnh cung cấp cho người thầy thuốc, nhưng người thầy thuốc hoặc
nhân viên y tế liên quan không được phép tiết lộ ra xã hội.
- Thông tin về người bệnh mà người thầy thuốc hoặc nhân viên y tế không được cho bệnh
nhân biết.
Và về nghiên tắc tên của cộng đồng nghiên cứu cần được thực hiện với cùng mức
độ liên quan như thông tin bí mật của người thầy thuốc. Thường chỉ được phép công bố
tên của người tham gia nghiên cứu dưới những ký hiệu viết tắt (Nguyễn Văn A, Trần Thị
B,…) hay che mặt các ảnh chụp của đối tượng…
Cần rất cẩn trọng về các nhận xét, các kết quả có tính “đặc biệt” riêng của người
bệnh hoặc của cộng đồng đó và cần có thông tin hai chiều với đối tượng nghiên cứu hoặc
của cộng đồng đó về kết quả nghiên cứu và quan tâm đúng mức đến ý kiến nhận định của
chính quyền, cơ sở y tế địa phương và của cộng đồng về việc thông báo sẽ công bố tên
của cộng đồng đó trong kết quả nghiên cứu.
3.6 Nghiên cứu hành vi ứng xử

142
Trong một số nghiên cứu về cộng đồng, việc thông báo trước và sự chấp thuận của
đối tượng tham gia nghiên cứu còn được sử dụng bao hàm trong quan sát về hành vi ứng
xử cá nhân của lĩnh vực đang nghiên cứu.
Những quan sát bí mật hay các kỹ thuật quan sát bí mật (như chụp ảnh…) thường
khó công nhận là hợp pháp. Nên cần có sự thông báo, tiếp cận, trao đổi, giải thích đầy đủ
và thực tế sau đó đối tượng thường được chấp nhận và hợp tác; cần lưu ý sự quan sát cần
khéo léo và tế nhị.
3.7 Trách nhiệm của người nghiên cứu đối với đối tượng nghiên cứu
- Phải cân nhắc giữa lợi ích và rủi ro đối với đối tượng nghiên cứu.
- Cung cấp đầy đủ thông tin cho đối tượng nghiên cứu.
- Chăm sóc và bảo vệ cho đối tượng nghiên cứu.
- Bảo vệ bí mật cho đối tượng nghiên cứu.
- Cho rút khỏi đối tượng nghiên cứu và đình chỉ nghiên cứu.
3.8 Quyền lợi của đối tượng khi tham gia nghiên cứu
- Quyền được cung cấp thông tin và được thỏa thuận tham gia nghiên cứu.
- Quyền được tự nguyện tham gia nghiên cứu.
- Quyền được giữ bí mật thông tin cá nhân.
- Quyền được không phải trả tiền và được đền bù.
- Quyền được rút lui khỏi nghiên cứu.
3.9 Nghĩa vụ của đối tượng tham gia nghiên cứu
- Cung cấp thông tin cho nhà nghiên cứu.
- Tuân thủ mọi quy định của nhà nghiên cứu.
- Cho phép nhà nghiên cứu lấy các mẫu sinh học và thực hiện các phương pháp và kỹ
thuật điều trị.
4. Nội dung của các cấp độ xem xét về đạo đức trong nghiên cứu y học
4.1 Viện chủ quản, tổ chức cấp vốn nghiên cứu
- Lợi ích khoa học của nghiên cứu.
- Sự phù hợp và tuân thủ các hướng dẫn về mặt đạo đức học.
- Giám sát các kết quả nghiên cứu.

143
- Triển khai các khuyến nghị từ nghiên cứu.
4.2 Ủy ban đánh giá cấp quốc gia
- Lợi ích khoa học của nghiên cứu.
- Sự phù hợp và tuân thủ các hướng dẫn về mặt đạo đức học.
- Sử dụng các nhóm đối chứng và xme xét về mặt đạo đức của 2 nhóm.
- Độ tin cậy của các số liệu ghi nhận được.
- Giữ bí mật tên của các đối tượng tham gia nghiên cứu.
- Phí tổn đối với cộng đồng tham gia nghiên cứu.
- Các phương tiện thông tin cho cộng đồng về bản chất của nghiên cứu.
- Bản chất của việc thông báo trước.
- Sự chấp nhận nghiên cứu của cộng đồng đó.
- Các điểm chủ yếu trong quá trình nghiên cứu.
- Triển khai các khuyến nghị thu được từ nghiên cứu.
- Thông báo kết quả nghiên cứu cho cộng đồng.
4.3 Cộng đồng nơi triển khai nghiên cứu
- Bản chất và sự cần thiết của nghiên cứu.
- Những lợi ích và tác hại có thể có đối với cộng đồng.
- Thông tin mọi vấn đề cho người dân.
- Thu thập thông tin về sự chấp thuận và sự bắt buộc của cộng đồng.
- Giám sát các kết quả.
- Áp dụng các khuyến nghị thu được từ nghiên cứu.
4.4 Cá nhân
Mọi cá nhân của cộng đồng đều đòi hỏi phải được thông báo và có sự chấp nhận
trước.
5. Một số câu hỏi xem xét về mặt đạo đức trong quá trình thiết kế nghiên cứu y học
5.1 Bước xác định vấn đề nghiên cứu
- Chủ đề nghiên cứu có thể được cộng đồng muốn nghiên cứu chấp nhận?
- Người dân có hiểu được lý do nghiên cứu?

144
- Tất cả các vấn đề về thông tin, tài liệu liên quan đến chủ đề nghiên cứu đều được
xem xét đầy đủ và toàn diện?
- Người nghiên cứu cung cấp đầy đủ thông tin cho sự hiểu biết của đối tượng tham gia
nghiên cứu không? Họ có quyền tự do, tự nguyện chấp nhận tham gia nghiên cứu hay
không?
- Người nghiên cứu có chú ý đến sự tế nhị của “sự chấp nhận” đối với trường hợp trẻ
em, những người bệnh hoặc những người không thể có sự lựa chọn sau khi đã được thông
báo tham gia nghiên cứu hay không?
- Đối tượng nghiên cứu có muốn tham gia không?
5.2 Bước lựa chọn phương pháp nghiên cứu, các kỹ thuật thu thập dữ liệu
- Có phải khi thu thập thông tin mà không cung cấp bất kỳ sự hỗ trợ hay chăm sóc cần
thiết đối với bệnh nhân hay không?
- Quy trình nghiên cứu có thể có nguy cơ gây ra tổn hại về thể xác hay tinh thần do
cách xâm phạm hay xâm nhập vào đời sống riêng tư hay không?
- Người nghiên cứu sẽ có từ chối cung cấp các quy trình có lợi ích cho một số bệnh
nhân trong “nhóm đối chứng” nhằm so sánh họ với “nhóm can thiệp”?
- Đối tượng tham gia nghiên cứu có quyền chấm dứt việc tham gia nếu có vấn đề nguy
cơ tổn hại đến sức khỏe và tinh thần của họ không?
- Mức độ chính xác của các dữ liệu? Sai số trong đo lường là bao nhiêu?
- Những kết quả công bố có đảm bảo được tính trung thực không?
- Thông tin được phản hồi đến cộng đồng đối tượng tham gia nghiên cứu hay không?
- Các thông tin riêng của cá nhân nghiên cứu có bị tiết lộ không?
- Thông tin hữu ích có được chuyển đến đối tượng tham gia nghiên cứu không?

145
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Văn Lình (2008), Phương pháp nghiên cứu khoa học sức khỏe, Nhà xuất bản
giáo dục Huế.

2. Trường Đại học Y dược Cần Thơ, Giáo trình Phương pháp nghiên cứu sức khỏe cộng
đồng (2014).

You might also like