You are on page 1of 20

BÁO CÁO DƯỢC LÝ THÚ Y

CHUYÊN ĐỀ: THUỐC KHÁNG VIÊM

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: PGS.TS HUỲNH KIM DIỆU

NHÓM 21
LÂM TUẤN KIỆT B1703493
TRẦN VĂN MINH B1703504
VÕ BÁ KHAN B1703488
TRẦN MINH LÚA B1703500

1
2
Mục lục:
I. VIÊM LÀ GÌ ? ............................................................4
II. CÁC GIAI ĐOẠN CỦA QUÁ TRÌNH VIÊM. ........4
III. CÁC CHẤT KHÁNG VIÊM. ..................................5
IV. CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG CỦA THUỐC KHÁNG
VIÊM. ..............................................................................6
V. KHÁNG VIÊM GLUCOCORTICOID. ...................7
* Kháng viêm Glucocorticoid ......................................7
* Nhịp sinh lý của sự phân tiết glucocorticoid nội
sinh. ................................................................................8
* Tác dụng của glucocorticoid đối với cơ thể .............8
* Hiện tượng ức chế HPA (Hypothalamus-Pituitary-
Adrenocortical) .............................................................9
*Dược động học...........................................................10
* Dược lực học. ............................................................10
* Sử dụng glucocorticoid trong thú y ........................11
* MỘT SỐ LOẠI THUỐC.........................................12
VI. THUỐC KHÁNG VIÊM KHÔNG STEROID
(non-steroidal anti-inflammatory drugs - NSAID) ....14
* MỘT SỐ LOẠI THUỐC.........................................15

3
THUỐC KHÁNG VIÊM
I. VIÊM LÀ GÌ ?
- Viêm là một chuỗi các hiện tượng do nhiều tác nhân như nhiễm trùng, các phản ứng miễn dịch,
tổn thương do nhiệt hoặc vật lý...gây ra các dấu hiệu lâm sàng đặc trưng: sưng, nóng, đỏ, đau.
- Là một đáp ứng bảo vệ cơ thể của hệ miễn dịch trước sự tấn công của một tác nhân bên ngoài
(vi sinh vật, tác nhân hóa, lý) hoặc của tác nhân bên trong (hoại tử do thiếu máu cục bộ, bệnh tự
miễn).
II. CÁC GIAI ĐOẠN CỦA QUÁ TRÌNH VIÊM.
- Có 3 giai đoạn:
1. Giai đoạn cấp: Mô tổn thương tiết ra các chất trung gian nội sinh gây xáo trộn chức năng cơ
quan bị viêm.

Chất trung gian Nguồn Dãn mạch Tăng tính Hoá hướng Gây đau
gốc thấm mạch động

Histamin Tế bào ++ ↑↑↑ - -


Mast

Serotonin Tiểu cầu +/ - ↑ - -

Brandykinin Huyết +++ ↑ - +++


tương

Prstaglandin E2 Mô +++ ↑ +++ +

Leukotrien Mô - ↑↑↑ +++ -

4
2. Giai đoạn đáp ứng miễn dịch:
Các đại thực bào, bạch cầu trung tính, lympho tập trung vào ổ viêm tiêu diệt tác nhân gây
viêm bằng cách thực bào hoặc trung hòa độc tố. Kế đến là giai đoạn dọn sạch các mạnh vụn mô,
chất hoạt tử và thay thế bằng những tế bào mới.
3. Giai đoạn viêm mãn:
- Mô tiết ra interleukin 123 và các chất khác làm sản xuất protaglandin hoạt hóa các tế bào bạch
cầu làm phóng thích các gốc tự do như H2O2 ( hydrogen peroxid), gốc hydroxid làm tổn thương
xương, sụn dẫn đến thấp khớp.
* VIÊM: là phản ứng có lợi cho cơ thể nhưng nếu vượt quá mức ( viêm mãn ) sẽ gây tổn hại mô
di tản bạch cầu, tạo các mô sợi không có lợi cho cơ thể nữa.
III. CÁC CHẤT KHÁNG VIÊM.
Các chất kháng viêm không đảo ngược được quá trình này mà chỉ giới hạn hoặc làm chậm quá
trình viêm bằng cách ức chế việc sản xuất các chất trung gian gây viêm.

5
IV. CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG CỦA THUỐC KHÁNG VIÊM.
- Acid Arachidonic được giải phóng từ lớp phospholipid ở màng tế bào nhờ 1 enzyme gọi là
phospholipase.
- Enzyme phospholipase A2 có thể được tiết ra nhờ vào những kích thích của những phản
ứng viêm gây ra bởi các tác nhân gây viêm.
- Trong khi đó glucocorticoid (1 loại corticosteroid) được tiết ra từ vỏ thượng thận sẽ kích
thích tiết ra lipocortin đây là protein ức chế phospholipase A2.
- Nếu không bị ức chế. Acid Arachidonic sẽ chuyển hoá chủ yếu theo 2 con đường.
- Nếu theo con đường lipo-oxygenase các Leukotrien sẽ được tổng hợp thông qua 1 enzyme
tên là 5-Lipo-oxygenase.
- Nếu theo con đường lipo-oxygenase các Leukotrien sẽ được tổng hợp thông qua 1 enzyme
tên là 5-Lipo-oxygenase.

Sơ đồ: Chuyển hóa của acid arachidonic dưới sự xúc tác của cyclooxygenase ( COX ) thành các
protaglandin. Glucorticoid ức chế phosphorlipase A2.

6
V. KHÁNG VIÊM GLUCOCORTICOID.

* Kháng viêm Glucocorticoid


 Glucocorticoid là thuốc chống viêm có cấu trúc Steroid lâu nay được biết đến giống như
một thần dược với tác dụng chống viêm mạnh, chống dị ứng và ức chế miễn dịch.
 Glucocorticoid tự nhiên gồm 2 chất chính là:
o Hydrocortison (cortisol)
o Cortison
Cả hai chất đều là các glucocorticoid tự nhiên đuợc tiết ra từ vỏ thượng thận theo cơ chế
phản hồi âm. Tuy nhiên, do hoạt tính kháng viêm thấp và độc tính ( giữ muối) còn cao
nên các glucocorticoid tổng hợp ra đời. Các chất kháng viêm này được sử dụng rộng rãi
với vai trò thuốc kháng viêm, kháng độc tố, chống shock và ức chế miễn dịch.
o Cơ chế tác động: thông qua receptor nội bào dẫn đến thành lập 1 protein gọi là
lipocortin chất này ức chế phospholipase A2 nên ngưng sản xuất các yếu tố gây
viêm như leukotrien, thrombaxan,prostaglandin.
o Tác dụng phụ: có thể gây phù, cao đường huyết, hội chứng “moonface”,….
o Chỉ định: kháng viêm do bất cứ nguyên nhân gì,….
o Chống chỉ định: tiểu đường, loãng xương, mang thai,…

Cortisol Prednisolone

Dexamethasone Flumethasone
Hình. Cấu tạo hóa học của một số thuốc kháng viêm corticoid.

7
* Nhịp sinh lý của sự phân tiết glucocorticoid nội sinh.
Glucocorticoid được coi là nhóm hormone có liên quan trực tiếp đến các hoạt động có
tính chất sống còn của cơ thể bởi vì sự suy giảm mức hormone hoặc suy giảm hoạt động của
tuyến sẽ đe dọa sự sống. Hormone tự nhiên do cơ thể tiết ra là hydrocortisone ( cortisol ). Có 3
yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiết hormone này của tuyến thượng thận là:
- Nhịp ngày đêm: ở người, vào khoảng nửa đêm ( hoặc 3-4 giờ sau khi ngủ ), lượng hormone
trong máu giảm đến mức không đo được. Hàm lượng hormone tăng dần từ 3-4 giờ sáng và đạt
cao nhất lúc thức dậy ( chiếm ½ tổng số hormone tiết trong ngày). Mức này duy trì cho đến trưa
và giảm dần vào buổi chiều Nhờ nhịp sinh học này,tuyến thượng thận được nghỉ về đêm, nếu
mức hoormone vẫn tiếp tục tăng cao vào thời gian này thì tuyến thượng thận sẽ bị ức chế liên tục
và chức năng tuyến sẽ giảm mạnh sau khi ngừng thuốc. Đây là cơ sở cho việc quy định chỉ nên
uống 1 lần vào buổi sáng (ở người) hoặc kiểu điều trị cách ngày khi phải dùng kéo dài nhiều
tháng.
- Ảnh hưởng của yếu tố bất lợi: như khi bị sốt cao, bị đói, nhiễm khuẩn, stress, mức
hydrocortisone có thể tăng cao. Lúc này, nếu chức năng tuyến thượng thận tốt thì sẽ có khả năng
tăng hoạt động để đáp ứng nhu cầu, ngược lại nếu chức năng thượng thận giảm thì chỉ một stress
mạnh có thể gây suy thượng thận cấp. Sau một liệu trình dùng glucocorticoid lâu dài, chức năng
thượng thận chỉ trở về bình thường sau 3-4 tháng, thậm chí 1 năm. Do đó, phải theo dõi con bệnh
chặt chẽ, nếu gặp stress thì phải dùng glucocorticoid với liều đã dùng trước đó.
- Sự kéo dài mức glucocorticoid trong máu: khi điều trị bằng glucocorticoid liều cao kéo dài
thì nhịp sinh lí của sự tiết hormone bị mất do trục dưới đồi- tuyến thượng thận bị ức chế. Đó lạ lí
do bắt buộc phải giảm liều từ từ khi muốn ngừng điều trị để tạo một sự thích ứng dần của tuyến
sau một thời gian nghỉ dài( hàng tháng).

* Tác dụng của glucocorticoid đối với cơ thể


- Tác động đến chuyển hóa năng lượng:
+ Glucocorticoid có ảnh hưởng nhiều nhất đến chuyển hóa glucose (tăng tổng hợp glucose, tăng
tạo glycogen, giảm sử dụng glucose ngoại vi).Như vậy, glucocorticoid giúp cơ thể tiết kiệm năng
lượng tiêu thụ ở các mô ngoại vi để ưu tiên cho các cơ quan sinh mạng trong trường hợp khẩn
cấp. Chính vì thế, glucocorticoid là một liệu pháp chống shock.
- Tác động đến chuyển hóa các chất khác:
+ Glucocorticoid ngăn cản , tổng hợp protein, tăng dị hóa protein ( tăng lượng nitơ thải ra nước
tiểu) và dẫn đến teo cơ. Glucocorticoid giảm tổng hợp collagen nên làm chậm lành vết thương,
da trở nên mỏng. Tác dụng này được ứng dụng trong phân y để xử lí sẹo lồi, hoặc ngăn cản sự
sừng hóa da.
+ Glucocorticoid tăng thủy phân lipid từ mô mỡ ( giải phóng glycerol và axit béo vào máu)
nhưng khi thừa glucocorticoid thì lại tăng lắng động mỡ. Glucocorticoid gây đa niệu qua việc ức
8
chế ADH và tác động vào thụ thể mineralcorticoid (giữa Na+ và nước, tăng bài xuất K+ ) hoặc
thụ thể glucocorticoid (tăng sức lọc cầu thận, tăng cung lượng tim ).
- Tác động lên miễn dịch và máu:
+ Glucocorticoid ức chế hoạt động của phospholipase A2 ở màng tế bào chất của tế bào.
Glucocorticoid có tác dụng ức chế sự hình thành viêm ở giai đoạn sớm (giai đoạn giải phóng
acid béo từ phospholipid màng) hơn kháng viêm không steroid(NSAID). Tác dụng kháng viêm
còn được tăng cường nhờ tác dụng giảm tính thấm thành mạch, ức chế sự di chuyển của bạch cầu
đến tổ chức viêm.Chínhs vì thế glucocorticoid được dùng khá phổ biến cho nhiều bệnh liên quan
đén viêm:viêm mắt, viêm khớp, viêm phổi.
+ Ở liều cao, glucocorticoid làm tăng hồng cầu, rút ngắn đời sống bạch cầu. Tác dụng này được
ứng dụng trong nhân y để điều trị ung thư bạch cầu hoặc để tăng lượng hồng cầu sau xạ trị và
hóa trị chống ung thư.
- Tác động lên các cơ quan khác:
+ Ở người, glucocorticoid liều cao hoặc kéo dài kích thích sự phân tiết quá mức acid và pepsin
nên có thể gây loét dạ dày. Glucocorticoid gia tăng hấp thu mỡ và đường như đối kháng với tác
dụng của vitimim D trong hấp thu calcium. Do đó, glucocorticoid được dùng trong tình trạng
calci cao mãn tính nhằm ức chế hấp thu calci ở dạ dày ruột. Glucocorticoid ức chế sự biệt hóa tế
bào xương, ức chế tổng hợp khung xương trong khi tăng thoái hóa xương. Tóm lại,
glucocorticoid gây loãng, xốp xương.
+ Glucocorticoid còn có thể gây kích thích thần kinh, gây tăng huyết áp (nghiên cứu ở người).
Đối với thú, sử dụng glucocorticoid liều cao có thể gây đẻ sớm trong giai đoạn cuối (ngựa và loài
giai đoạn đầu khi mang thai.

* Hiện tượng ức chế HPA (Hypothalamus-Pituitary-Adrenocortical)


- Mối liên hệ giữa vùng dưới đồi- tuyến yên-tuyến thượng thận tạo nên hệ HPA. Sự tác động
tương hỗ tuân theo qui tắc liên hệ ngược (feedback) của các tuyến nội tiết nghĩa là khi mức
hormone trong máu tăng sẽ gây ức chế tuyến yên và vùng dưới đồi, ngược lại khi mức hormone
sụt giảm sẽ gây kích thích hoạt động của tuyến yên.
- Khi dùng thuốc glucocorticoid, sự tiết CRF và ACTH bị ức chế. Mức độ ức chế của trục HPA
phụ thuộc liều lượng thuốc, khoảng cách đưa thuốc, thời điểm sử dụng, độ dài của đợt điều trị và
đường đưa thuốc. Trong đó, độ dài của đợt điều trị là quan trọng hơn cả vì nếu dùng liều cao,
thậm chí rất cao nhưng chỉ trong vài ngày thì ngưng thuốc trục HPA cũng không bị ảnh hưởng,
thế nhưng chỉ cần những liều thấp( ví dụ 5-20 mg prednisolon) trong nhiều tháng thì khi ngừng
thuốc sẽ dễ gặp hiện tượng suy thận đọt ngột. Dùng glucocorticoid có tác dụng kéo dài như
dexamethason, nồng độ thuốc luôn ở mức cao nên trục HPA bị ức chế mạnh hơn những
glucocorticoid có t1/2 ngắn như prednisolon. Sử dụng 1 liều duy nhất glucocorticoid vào buổi
sáng sẽ tạo ức chế khi chia thuốc 2-3 lần trong ngày.

9
*Dược động học.
Bảng. Đặc điểm của một số glucocorticoid.

- Nhóm thuốc này được hấp thu nhanh chóng từ đường tiêu hóa và đạt nồng độ tối đa trong máu
sau khoảng 2 giờ, hoặc trong vòng 1 giờ nếu dùng đường tiêm. Tại gan, các glucocorticoid tham
gia phản ứng liên hợp với acid glucocorticoid hoặc sulfure acid. Sau đó, các chất chuyển hóa
được thải ra ngoài nước tiểu hoặc mật. Dựa vào thời gian bán thải, các glucocorticoid được chia
thành 3 nhóm ( Bảng ) nhóm tác động ngắn ( cortisone, prednisone, prednisolone ); tác động
trung bình (triamcinolone) và tác động dài (dexamethasone, betamethasone).

* Dược lực học.


- Chỉ định:
+ Kháng viêm do bất kì nguyên nhân gì(cơ học, hóa học, nhiễm trùng,miễn dịch) glucocorticoid
có tác dụng kháng viêm ở các giai đoạn khác nhau, trong giai đoạn viêm cách, thuốc làm co
mạch máu, giảm tiết dịch,làm giảm bớt các triệu chứng đỏ nóng, xưng đau. Trong giai đoạn sau
của quá trình viêm glucocorticoid làm chậm sự hóa sợi, chậm sự phát triển của mô,hạt, sự liền
sẹo.
+ Dị ứng do thức ăn, côn trùng cắn đốt, độc tố vi khuẩn. Làm tăng sự chịu đựng của con vật đối
với độc tố mặc dù thuốc không thể trung hòa độc tố.
+ Cấp cứu khi sốc do độc tố, chảy máu, sốc phản vệ, trụy hô hấp (thường phối hợp với
Adrenalin). Trường hợp này thường sử dụng liều lớn glucocorticoid . Khả năng làm ổn định
màng lysosome có thể làm cơ sở ngoài tác dụng kháng viêm, chống độc tố và ức chế miễn dịch.
+ Ngoài ra, liều cao glucocorticoid có thể cải thiện sự phân bố tiểu tuần hoàn, tăng lượng máu từ
đó có tác dụng tốt trong quá trình sốc.

10
- Chống chỉ định
+ Tiểu đường(do tác động làm giảm glucose ngoại biên)
+ Loãng xương , xốp xương( do tăng loại thải Ca qua nước tiểu).
+ Bệnh thận, khớp, viêm mắt do virut, nâm, lao ( do tác dụng suy yếu hệ miễn dịch).
+ Mang thai (có nguy cơ gay xảy thai, chết thai, sốc nhau).

* Sử dụng glucocorticoid trong thú y


- Liệu pháp thay thế
Theo nguyên tắc chung, các con thú sản xuất khoảng 1 mg/kg cortisol (hydrocortisone) mỗi
ngày. Liệu pháp thay thế nhằm mục đích cung cấp một lượng nhỏ glucocorticoid mỗi ngày cho
thú thiếu hụt loại hormone này. Liệu pháp này hiếm khi sủa dụng trên thú lớn. Trên thú nhỏ,
hydrocortisone hoặc cortisone được cấp ở liều 0,2-1mg/kg/ngày hoặc thường dùng hơn là
prednisolone hoặc prednisone ở liều 0,1-0,2mg/kg/ngày. Trong những trường hợp thú bị stress
trung bình, liều dùng gấp 2-3 lần liều thay thế sinh lí nói trên. Trường hơp stress nặng (phẩu
thuật) có thể cấp liều cao gấp 5-20 lần.
- Liệu pháp chống shock trong thời gian ngắn
Glucocorticoid gia tăng khả năng sống sót của chó bị shock do mất máu và do nhiễm nội độc tố.
Trong đó, đáp ứng của thú bị nhiễm độc tố với glucocorticoid tốt hơn. Lưu ý rằng liệu pháp
chống shock phải bao gồm cả sự bù đắp dịch cơ thể (truyền dịch). Tỉ lệ sống sót giá tăng khi điều
trị sớm với glucocorticoid (trong vòng 4 giờ sau khi chó bị shock). Kháng sinh và glucocorticoid
có hiệu lực trong khi điều trị shock cho khỉ trong vong 2 giờ.
- Liệu pháp chống dị ứng và kháng viêm
Đa số các trường hợp sử dụng glucocorticoid trong thú y là với mục đích này. Prednisone hoặc
prednisolone thường dùng nhát cho thú nhỏ với liều uống 0,55mg/kg/ mỗi 12 giờ (khởi đầu) và
duy trì ở liều 0,55 – 2,2 mg/kg cho những ngày sau đó. Liều dùng cho mèo thường được áp dụng
gấp 2 liều dùng cho chó ở cùng một tình trạng. Một vài nghiên cứu còn khuyến cáo chó uống vào
buổi sáng trong khi mèo vào buổi tối để hạn chế hiện tượng ức chế HPA. Methyprenisolone
acetate có thể dùng tiêm dưới da hoặc tiêm bắp ở liều 1,1 mg/kg cho mỗi 1-3 tuần; prednisolone,
1-2 ngày; dexamethasone trong propylene glycol, 1-7 ngày; triamcinolone acetonide, 3-7 ngày;
bethamethasone calerate, 7-60 ngày.
Vì lý do thực tế ( giá cả và sự tiện dụng ), dexamethasone là loại glucocorticoid được dung phổ
biến nhất cho thú lớn.
- Liệu pháp ức chế miễn dịch
Cần sử dụng liều cao nhất cho đến khi hết các dấu hiệu lâm sàng. Với gia súc nhỏ có thể dùng
predisolone 2,2-6,6mg/kg hoặc dexamethasone 0,33-1,1 mg/kg liều khởi đầu và 1,0-2,2 mg/kg

11
để duy trì. Không giống các chất ức chế miễn dịch khác, glucocorticoid không ức chế đáng kể
lympho B trong sản xuất kháng thể. Do đó, nếu việc sử dụng glucorticoid không đáp ứng các rối
loạn do miễn dịch thì thuốc ức chế miễn dịch khác cần bổ sung tác động của glucocorticoid.

* MỘT SỐ LOẠI THUỐC

Dexamethasone ( Bio-Dexa, Bio-Pharmachemie)


Dexamethasone có dạng bột trắng , không mùi, tan trong axeton, cồn. Dexamethasone dùng làm
thuốc có 2 dạng là dạng natri phosphate và dạng acetate. Dạng dexamethasone acetate không tan
trong nước nhưng dễ tan trong cồn 96%. Dạng dexamethasone sodium phosphate có dạng bột
màu trắng đến hơi vàng rất háo nước, dễ hút ẩm nên có ưu điểm là dễ tan trong nước ( 1 g tan
trong 2 ml nước ), thường được lựa chọn để bào chế dung dịch nhỏ mắt. Dexamethasone 21-
isonocotinate có dạng tinh bột thể màu từ trắng đến vàng nhạt, không mùi, không vị. 1.3mg
dexamethasone sodium phosphate tương đương với 1mg dexa methasone.
Dexamethasone có thể được phối hợp với một kháng sing. Với liều thấp, chung có tác dụng
chống viêm; với liều cao, sẽ có tác dụng ức chế miễn dịch. Những liều lớn thuốc có thể làm giảm
sản sinh kháng thể, còn liều trung bình không có tác dụng này. Dexamethasone được chỉ định khi
viêm khớp và dùng tại chỗ trong một số trường hợp bệnh lý ở tai – mũi – họng, nhãn khoa, bệnh
ngoài da. Ngoài tác dụng kháng viêm mạnh ( gấp 30 lần hydrocortisone, 7 lần prednisone )
dexamethasone còn có tác dụng chống dị ứng và chống sốc, dùng trong các chế phẩm nhỏ tai
giúp tai mau lành.
Liều dùng
Chó:
- Dùng kháng viêm: 0,5 – 1 mg IV; có thể lặp lại trong 3-5 ngày.
- Chống shock: dexamethasone sodium phosphate: 4-6 mg/kg IV.
Mèo:
- Chống shock dexamethasone sodium phosphate succinate: 5g/kg IV.
- Khối u: 2-6 mg/m2 trong mỗi 24-48 giờ PO, SC IV.
- Suyễn mèo: 1mg/kg IV ( sodium phosphate salt ).
- Viêm khí phế quản dị ứng: 0,25mg PO 1-3 lần/ ngày.
- Viêm da: 1mg PO 1 lần/ ngày trong 7 ngày sau đó 1 mg PO 2 lần/ tuần có thể cần dùng
thuốc có progestation.
Trâu bò:
- Côn trùng đốt/ cắn: 2mg/kg IM/IV mỗi 4 giờ ( dùng epinephrine nếu phản ứng quá mẫn).
- Liệt không nhiễm trùng/ ketosis: 5-20 mg IM, IV; tiếp tục trong 2-3 ngày.
Ngựa:
- Kháng viêm: 2,5-5 mg IV, IM.

12
Heo:
- Kháng viêm: 1-10mg IV, IM.

Betametasone
- Betamethasone là glucocorticoid tổng hợp, betamethasone tổng hợp dạng base hoặc dạng muối
dipropionate, acetate và sodium phosphate. Dạng base dùng đường uống. Dạng muối sodium
phosphate và acetate dùng đường tiêm. Muối propionate được chỉ định trong điều trị cục bộ và
kết hợp với muối sodium phosphate dùng đường tiêm. Bethamethasone còn được gọi là
flubennisolon. Bethamethasone không mùi, màu trắng, dạng bột tinh thể, không tan trong nước.
Muối dipropionate màu trắng đến trắng kem, dạng bột, không mùi, không tan trong nước, tan
nhẹ trong alcohol. Sodium phosphate không mùi, màu trắng, dạng bột hút ẩm, tan tự do trong
nước và tan nhẹ trong alcohol.
- Chống chỉ định: Betamethasone chống chỉ định đối với thú bị nhiễm trùng (do vi khuẩn) cấp
tính hoặc mãn tính. Betamethasone làm giảm số lượng tinh trùng và thể tích tinh dịch và tăng tỉ
lệ tinh trùng kỳ hình ở chó.

Prednisolone/ Prednisone ( Bio-Presnisolone, Bio-Pharmachemie)


Prednisolone/Prednisone là chất kháng viêm tổng hợp .Có dạng bột kết tinh màu trắng hoặc gần
như trắng. Prednisolone có 2 dạng: dạng acetate không tan trong nước nhưng tan trong cồn 96o
dạng natri phosphate dễ tan trong nước nên dễ hút ẩm. Prednisolone là một glucocorticoid có tác
dụng rõ rệt trong chống viêm, chống dị ứng và ức chế miễn dịch nhưng có tác dụng
mineralocorticoid yếu. Nếu dùng thuốc trong thời gian ngắn có rất ít nguy cơ giữ Na+ và gây ra
phù.
Liều dùng
Chó:
- Viêm ruột: 1-2 mg/kg PO trong 7-10 ngày. Giảm liều hoặc dùng luân phiên trong 3-4
tuần.
- Chống shock prednisolone sodium sccinate: 5,5-11 mg/kg IV; có thể lặp lại trong 1, 3, 6
hoặc 10 giờ. Ngộ độc cholecalciferol 1-2 mg/kg PO 2-3 lần/ ngày.
Mèo:
- Viêm ruột: 2,2 mg/kg PO ( chia ngày 2 lần) trong 5-10 ngày sau đó giảm liều ½ sau mỗi
10 ngày.
- Suyễn mèo: 1-2 mg/kg/ngày. Viêm khí phế quản dị ứng 1-3 mg/kg IV (chậm) IM.
- Viêm da: 1-2 mg/kg PO ngày 2 lần trong 5 ngày, luân phiên 1-2 mg/kg cách mỗi tối.
Trâu, bò:

13
- Liệu pháp glucocorticoid: 0,2-1 mg/kg IV hoặc IM.
- Liệt không nhiễm trùng: 100-200 mg IM, IV tiếp tục trong 2-3 ngày.
- Gây đẻ trước 2 tuần: 20-30 mg IM.
Ngựa: 0,25-1 mg/kg IV, PO.
Heo: 0,2-1 mg/kg IV, IM.
Chim:
- Kháng viêm: 0,2 mg/30gram trọng lượng.
- Chống shock: ( dung dịch 10mg/ml): 0,1-0,2 ml/100gP. Lặp lại sau mỗi 15 phút.
Bò sát:
- Chống shock: 5-10mg/kg IV.

VI. THUỐC KHÁNG VIÊM KHÔNG STEROID (non-steroidal anti-inflammatory


drugs - NSAID)
 NSAID là nhóm thuốc kháng viêm không có cấu trúc steroid trong phân tử thuốc.
 Cơ chế tác động của thuốc liên quan đén việc ức chế COX từ đó giúp giảm nhẹ các triệu
trứng viêm và đau
 COX là enzyme có vai trò trong sự tạo thành các chất trung gian sinh học prostanoid
(prostaglandin, prostacyclin và thromboxane) COX còn được gọi là prostaglandin
synthase hay prostaglandin synthetase
 Có 3 enzym đồng dạng của COX là COX-1, COX-2 và COX-3 trong đó COX-3 còn đang
được tranh cãi. Còn lại :
 COX-1 hay PGG/ H synthetase -1 có tác dụng duy trì các hoạt động sinh lý bình
thường của tế bào là một “enzym cấu tạo” . Enzym có mặt ở hầu hết các mô, thận,
dạ dày, nội mạc mạch, tiểu cầu, tử cung, tinh hoàn … Tham gia trong quá trình
sản xuất các PG có tác dụng bảo vệ, do đó còn gọi là “enzym giữ nhà” (“house
keeping enzyme”)
 COX-2 hay PGG/ H synthetase-2 có chức phận thúc đẩy quá trình viêm. Thấy ở
hầu hết các mô với nồng độ rất thấp, ở các tế bào tham gia vào phản ứng viêm
(bạch cầu 1 nhân, đại thực bào, bao hoạt dịch khớp, tế bào sụn).
 Các thuốc NSAID cũ như Aspirin không chọn lọc (nghĩa là ức chế tất cả các dạng đồng
phân của COX) nên thường có các tác dụng phụ trên dạ dày và máu.
 Các NSAID mới như: celecoxib, rofecoxib chỉ ức chế COX-2 và về lý thuyết sẽ có ít tác
dụng phụ do COX-2 chỉ có tại các mô viêm.
 Tuy nhiên, trên thực tế, hiện đang có nhiều cảnh báo về tác dụng phụ của thuốc ức chế
COX-2 trên thận và bệnh nhân tim mạch.

14
* MỘT SỐ LOẠI THUỐC
o ASPIRIN: là acid axetic salicilat.
 Tính chất: Aspirin có dạng tinh thể hình kim mảnh, không màu, tan trong 300
phần nước, dễ tan trong rượu và các dung dịch kiềm, trong ête.
 Chỉ định: Aspirin được dùng trong các chứng viêm, các bệnh nhiễm khuẩn gây
sốt, viêm khớp, viêm dây thần kinh, viêm đa dây thần kinh,…
 Liều lượng:
- Chó mèo: sử dụng an toàn.
 Giảm đau, hạ sốt: 10mg/kg sau mỗi 12h
 Kháng viêm: 25-50mg/kg sau mỗi 12h
 Sau liệu pháp diệt giun tim trưởng thành: 5-10 mg/kg 1 lần/ngày.
 Kháng viêm trước phẫu thuật mắt: 6,5 mg/kg
 Chống huyết khối: 0,5 mg/kg.
- Trâu bò: 50-100 mg/kg sau mỗi 12h.
- Heo: 10 mg/kg.
- Gia cầm: 5g/200 ml nước ( chuẩn bị dung dịch mới ngay khi dùng).

 Chú ý:
- Tránh cho gia súc đang cho sữa uống, vì gây cạn sữa.
- Thuốc có thể gây sẩy thai ở lợn và mèo;
- Thuốc có một độc tính nào đó đối với loài mèo, không nên dùng thuốc đối với loài này;
- Thuốc kéo dài thời gian chảy máu;
- Có thể gây đau dạ dày, loét dạ dày, nôn mửa;
- Hiếm thấy viêm gan do quá liều.
o PARACETAMOL
 Tính chất: Paracetamol còn có tên Acetaminophen, dạng bột, màu trắng, tên hóa
học là N-acetyl –para – aminophenol, là dẫn xuất của phenacetin và một dược

15
chất cùng họ với acetanilid, nên có độc tính gần như nhau. Paracetamol trong cơ
thể biến đổi thành chất kết hợp ít độc hơn
 Tác dụng: Paracetamol là thuốc an thần ngoại biên, có tác dụng hạ sốt, giảm đau,
tác động như Aspirin do ức chế tổng hợp các Prostaglandin. Ở liều điều trị, thuốc
không có tác dụng chống viêm
 Chỉ định:Paracetamol được dùng trong các bệnh gây sốt; các bệnh đường hô hấp;
các bệnh thấp khớp và các trường bông gân, gãy xương, sau khi mổ, đau cơ.
Tránh dùng trong các bệnh gan thận, khi rối loạn gan, thận. Một đợt điều trị
không dài quá 3 – 4 ngày.
 Chống chỉ định: Đối với loài mèo
 Liều lượng: Cho gia súc chia liều hằng ngày làm 3 lần: Trâu, bò : 15 – 40g; Lợn,
dê : 5 – 15g; Ngựa : 10 – 30g; Chó : 1 – 3g.
 Chú ý:
- Sử dụng quá liều với lượng cao có thể dẫn tới việc làm hủy hoại tế bào gan; trong điều kiện
như vậy có thể gây nên độc tính đối với thận;
- Chống chỉ định đối với bệnh gan hay thiểu năng gan;
- Thuốc có độc tính đối với loài mèo ( giống như các dẫn xuất Phenon khác).

o DIPYRONE
 Dipyrone là chất có nguồn gốc từ pyrazolone, có dạng tinh thể trắng đến vàng
nhạt không mùi, vị đắng. 1g dipyrone tan trong 1,5 ml nước và 30 ml cồn.
 Có đặc tính giảm đau, hạ sốt và kháng viêm nhẹ.
 Chỉ định: giảm đau, hạ sốt cho chó, mèo và ngựa là chủ yếu.
 Chống chỉ định: ở thú sản xuất thực phẩm.
 Không dùng chung với phenylbutazone, barbiturate, chlorpromazine.
 Liều dung:
o Chó: 25mg/kg P, SC IM, IV, 2-3 lần/ ngày.

16
o Ngựa: 10-20 mg/kg P, SC, IM, IV (rất chậm).
o Trâu,bò,heo: 2,5g/50 kg P, SC, IM, IV (rất chậm).

o PHENYLBUTAZONE
 Đại diện cho kháng viêm NSAID mới
 Dạng bột tinh thể màu trắng, tan trong cồn.
 Có tác dụng giảm đau, hạ sốt, kháng viêm. Ngoài ra còn gây giảm lượng máu đến
thận, giảm tốc độ lọc máu tại quản cầu, giảm kết tập tiểu cầu và tổn hại niêm mạc
dạ dày.
 Được hấp thu tại dạ dày và ruột non.
 Liều lượng:
- Chó: 3-5mg/kg PO mỗi 12h (giảm đau); 13mg/kg.
- Trâu, bò: 10-20mg/kg PO mỗi 12h trong 48h, sau đó giảm liều 2,5-5mg/kg.
- Heo: 4-8mg/kg hoặc 2-5 mg/kg IV.
 Chống chỉ định: thú bệnh tủy xương, máu, thận, u xơ dạ dày, mang thai, bò sữa,
thú sản xuất thực phẩm.
o PIROXICAM
 Hóa học: Là dẫn xuất oxicam (non-steroid) kháng viêm, có màu trắng, tinh thể
rắn. Ít tan trong nước. Piroxicam có cấu trúc khác biệt với các thuốc kháng viêm
non-steroid khác.
 Dược lực học: Piroxicam có tác động kháng viêm, giảm đau và hạ sốt. Tác động
kháng viêm của thuốc là do khả năng ức chế tổng hợp prostaglandin, nhưng các
cơ chế khác cũng quan trọng (ức chế thành lập superoxide). Piroxicam có thể ảnh
hưởng đến chức năng thận, gây tổn thương màng nhày hệ tiêu hóa và ức chế kết
tập tiểu cầu.
 Dược động học: Piroxicam được hấp thu tốt qua đường ruột, thức ăn làm giảm tỉ
lệ hấp thu thuốc. Các chất kháng acid không ảnh hưởng đến hấp thu thuốc. Tỉ lệ
thuốc liên kết protein huyết tương rất cao; nồng độ thuốc ở hoạt dịch khoảng 40%,
ở sữa khoảng 1% nồng độ thuốc trong huyết tương.
 Chỉ định: Trên chó, piroxicam có tác dụng giảm đau và kháng viêm trong điều trị
bệnh thoái hóa khớp. Ngoài ra, piroxicam còn được chỉ định trong điều trị ung thư
tế bào biểu mô bàng quang.
 Liều dung: Chó:

17
- Kháng viêm: 0.3mg/kg, PO, mỗi liều cách nhau 48 giờ.
o KETOPROFEN
 Hóa học: Là dẫn xuất của acid propionic, là chất kháng viêm non-steroid, có màu
trắng, dạng bột mịn, không tan trong nước, tan tự do trong alcohol ở 20oC, pKa=
5.9 trong dung dịch methanol:nước (1:3).
 Dược lực học: Ketoprofen có tác động tương tự các chất kháng viêm non-steroid
khác, có tác động giảm đau, hạ sốt, kháng viêm. Ketoprofen ức chế
cyclooxygenase xúc tác arachidonic acid tạo thành tiền chất prostaglandin
(endoperoxide) do đó ức chế tổng hợp prostaglandin ở các mô. Ketoprofen ức chế
tác động của lipoxygenase.
 Dược động học: Ketoprofen hấp thu nhanh chóng và gần như hoàn toàn sau khi
uống; thức ăn hoặc sữa sẽ làm giảm hấp thu. Thuốc phân phối vào hoạt dịch cao
hơn protein huyết tương (ở ngựa khoảng 99%). Thời điểm bắt đầu tác động là 2
giờ sau khi dùng thuốc và đạt hiệu quả cao nhất sau 12 giờ. Ở ngựa, thời gian bán
hủy thuốc khoảng 1.5 giờ. Ketoprofen có thể vào sữa (chó).
 Chỉ định Trên ngựa, ketoprofen được dùng để giảm viêm và giảm đau trong chấn
thương cơ xương.
 Chống chỉ định: Loét dạ dày, chảy máu, suy gan thận; ketoprofen liên kết rất cao
với protein huyết tương do đó nếu thú có protein huyết tương thấp sẽ gia tăng
ketoprofen tự do trong máu vì vậy tăng nguy cơ ngộ độc. Chú ý khi dùng
ketoprofen cho thú giống vì ảnh hưởng đến sự thụ thai, trong thời gian mang thai
và sức khỏe bào thai. Liều dùng cho thỏ gấp 2 lần liều dùng cho người sẽ làm tăng
ngộ độc phôi nhưng không gây quái thai. Do các nonsteroid ức chế tổng hợp
prostaglandin tác động bất lợi cho tim mạch.
 Tác dụng phụ: Ảnh hưởng tác dụng phụ của ketoprofen ít hơn phenylbutazone và
flunixin, có thể gây hư hại màng nhày hoặc loét dạ dày ruột, hoại tử thận, viêm
gan (nhẹ). Không tiêm động mạch.
 Quá liều: Ở ngựa, nếu dùng liều 11mg/kg, IV, 1lần/ngày, 15 ngày không có dấu
hiệu ngộ độc. Viêm móng ngựa có thể dùng liều 33mg/kg/ngày, 5ngày (gấp 15 lần
liều khuyến cáo). Dùng liều 55mg/kg/ngày, 5ngày (gấp 25 lần liều khuyến cáo) có
thể gây biếng ăn, suy nhược, vàng da, sưng xoang bụng; khám tử phát hiện viêm
dạ dày, viêm thận, viêm gan. LD 50 ở chó là 2000mg/kg, PO.
 Tương tác thuốc: Ketoprofen cạnh tranh liên kết protein huyết tương với wafarin
và phenylbutazone,… ketoprofen có thể gây loét dạ dày và ức chế kết tập tiểu cầu;
nguy cơ này tăng lên khi ketoprofen kết hợp với thuốc kháng đông (heparin hoặc
wafarin,…) hoặc các thuốc gây bào mòn hệ tiêu hóa (aspirin, flunixin,
phenylbutazone, corticosteroid,…). Không kết hợp ketoprofen với probenecid.
Probenecid làm giảm độ thanh thải của ketoprofen ở thận, do đó làm giảm liên kết
với protein huyết tương, tăng ngộ độc. Ketoprofen làm giảm bài thải methotrexate
và gây ngộ độc.
 Liều dùng Ngựa: 2.2 mg/kg, IV, 1lần/ngày, 5 ngày.

o CAPROFEN
18
 Hóa học: Là dẫn xuất của acid propionic, là chất kháng viêm non-steroid, tan tự do
trong alcohol ở nhiệt độ phòng
 Chỉ định: dùng trong trường hợp giảm đau trước khi phẩu thuật và giảm đau cấp
tính cũng như mãn tính. Ngoài ra còn được dung trong trường hợp viêm xương
khớp trên chó và mèo.
 Chống chỉ định: dung trên những thú bị rối loạn xuất huyết cũng như thú già với
những biểu hiện bệnh mãn tính(suy thận, suy gan).
 Liều dùng:
- Chó:
 Chống viêm/ giảm đau do phẫu phuật: 4mg/kg tĩnh mạch, tiêm cơ
hoặc dưới da, tiêm lặp lại 12h nếu cần thiết.
 Giảm đau mãn tính: 2-4 mg/kg, 1 lần/ ngày hoặc chia làm 2 lần
trong ngày trong 7 ngày liên tục với liều giảm dần đến thấp nhất
(2mg/kg).
- Mèo:
 Giảm đau do phẫu thuật: 4mg/kg tiêm tĩnh mạch 1 lần; hoặc
2,2mg/kg đường uống, tiêm tĩnh mạch, dưới da hoặc tiêm cơ bắp
lặp lại sau 12h nếu cần.
 Giảm đau mãn tính: 2,2mg/kg đường uống 12h/ lần.

o FLUNIXIN MEGLUMINE
 Hóa học Flunixin meglumine là thuốc kháng viêm non-steroid, là dẫn xuất được
thay thế của acid narcotic. Flunixin có tên hóa học là 3-pyridine-carboxylic acid.
 Dược lực học Flunixin ức chế cyclooxygenase và giảm đau, kháng viêm, hạ sốt.
Flunixin ảnh hưởng không đáng kể đối với nhu động ruột và cải thiện huyết động
(hemodynamide) trên thú bị shock nhiểm khuẩn (septic shock).
 Dược động học Flunixin nhanh chóng hấp thu qua đường uống, giá trị sinh học
trung bình là 80% và đạt nồng độ tối đa trong huyết thanh sau 30 phút, hiệu quả tối
đa sau 2 giờ, thời gian tác động khoảng 36 giờ. Thời gian bán hủy của thuốc ở
ngựa khoảng 1.6 giờ, ở chó khoảng 3.7 giờ, bò 8.1giờ. Flunixin có thể tìm thấy
trong nước tiểu ngựa tối thiểu 48 giờ sau khi dùng thuốc.
 Chỉ định Flunixin meglumin được sử dụng cho ngựa, bò và chó.
 Chống chỉ định: mèo và cẩn trọng với thú mang thai.
 Liều dùng:
- Chó: Viêm khớp, đột quị, tiêu chảy, shock, viêm mắt, trước sau phẫu thuật,
trị Parvo virus: 0,25-1 mg/kg (IV,IM).

19
- Trâu,bò: viêm hô hấp cấp tính, viêm vú do coliform với nội độc tố, sốt,
đau, tiêu chảy: 1,1-2,2 mg/kg (IM,IV).
- Heo nái và heo con tiêu chảy: 1-2 mg/kg (IM,IV).
o Các thuốc ức chế chuyên biệt COX-2 (nhóm COXIBs)
 Rofecoxib, Celecoxib, Valdecoxib, Etoricoxib... Là thuốc chống viêm giảm đau
mới đang còn thử nghiệm, có tác dụng giảm đau mạnh nhưng tác dụng phụ do ức
chế PG được hạn chế tối đa, đặc biệt là tác dụng tiêu hóa.
 Tuy nhiên các tác dụng phụ không do ức chế PG chưa được biết đầy đủ, có thể
ảnh hưởng xấu đến hệ tim mạch (làm tăng HA, phù phổi, nhồi máu cơ tim, đột
quỵ, thậm chí gây tử vong), suy thận, tổn thương hệ tiêu hóa.
 Do vậy một số thuốc trong nhóm này đã bị cơ quan thực phẩm và dược phẩm Hoa
kỳ (FDA) cấm lưu hành.

20

You might also like