You are on page 1of 53

SỐC PHẢN VỆ

MỤC TIÊU
1. Nêu được nguyên nhân gây sốc phản vệ,
triệu chứng lâm sàng
2. Trình bày được cách xử trí cấp cứu một
trường hợp sốc phản vệ.
3. Test lẫy da: loại kháng sinh, cách làm, cách
đọc và hộp chống sốc phản vệ
KHÁI NIỆM
 Là phản ứng quá mẫn toàn thân có thể nhanh
chóng dẫn đến tử vong ngay sau khi cơ thể
tiếp xúc với dị nguyên
 Là một phản ứng dị ứng cấp tính gây ra bởi
IgE ở người nhạy cảm
 Xảy ra ở mọi nơi, mọi thời điểm, tác nhân đa
dạng, phong phú
KHÁI NIỆM (TT)
 Ở Việt Nam, dị ứng thuốc chiếm tỷ lệ 8,5 %
dân số tại nhiều địa phương được nghiên
cứu.
 Sốc phản vệ chiếm khoảng 10% trong số các
ca dị ứng thuốc.Trong số những người bị
choáng phản vệ ước có 10% bị tử vong
(GS Nguyễn Năng An, Chủ tịch hội dị ứng, miễn
dịch lâm sàng tháng 05/2007)
NGUYÊN NHÂN

 Trứng
 Hải sản
 Đậu phộng
 Ngũ cốc
 Sữa
 Dứa, …
NGUYÊN NHÂN
Nọc độc từ các loại côn
trùng:
- Bò cạp
- Rết
- Kiến lửa
- Bọ cánh cứng
- Ong vò vẽ, …
NGUYÊN NHÂN
 Mỹ phẩm
 Thuốc tráng phim, phẩm nhuộm
dùng trong X-quang, scan hình
ảnh
 Găng y tế hay các sản phẩm
bằng cao su sử dụng cho nhân
viên y tế
NGUYÊN NHÂN
 Thuốc tê, mê

 Kháng sinh
 Thuốc miễn dịch
 Thuốc nhỏ mắt có
sulfamid
 Vitamin B1,C
 Vaccin, thuốc cản
quang
Máu và các sản phẩm
của máu
PHẢN ỨNG PHẢN VỆ XẢY RA KHI NÀO
 Phản ứng phản vệ xảy ra sau khi ăn
 Tiếp xúc qua da
 Uống thuốc, tiêm thuốc
 Một trong số ít trường hợp hít phải
PHẢN ỨNG PHẢN VỆ XẢY RA KHI NÀO

 Ngay với liều thử phản ứng đầu tiên


 Ngay sau khi chích liều thứ nhất mặc dù phản
ứng thử âm tính
 Phản ứng xảy ra chậm sau đó vài chục phút,
hoặc vài giờ sau đó
 Sau bất kì lần chích nào
CƠ CHẾ
CƠ CHẾ
BIỂU HIỆN LÂM SÀNG
 Biểu hiện cấp tính đe dọa tính mạng
 Dấu hiệu lâm sàng đa dạng: SHH và suy tuần
hoàn là dấu hiệu đáng lo
 Phản ứng xuất hiện càng nhanh, tiên lượng
càng nặng
 Xuất hiện triệu chứng sau vài phút tiếp xúc dị
nguyên, nhưng đôi khi muộn sau 30 phút
 Có thể xuất hiện phản vệ muộn hay 2 pha:
xuất hiện lại sau dấu hiệu nặng 1 – 72 giờ
(thường 10 giờ)
BIỂU HIỆN LÂM SÀNG
Bệnh sử rất quan trọng để chẩn đoán phản vệ,
do đó cần khai thác bệnh sử tỉ mỉ. Nếu BN là
trẻ nhỏ thì cần khai thác thêm bệnh sử qua
nhân chứng hoặc thân nhân
1. Biểu hiện ngoài da.
 Nổi mề đay, phù mạch máu
 Đỏ bừng mặt
 Ngứa toàn thân
2. Đường hô hấp

Khó thở, khò khè do


tăng tiết, co thắt phế
quản
Phù thanh quản
Chảy nước mắt,
nước mũi
3. Hệ tuần hoàn
 Ngất
 Tụt huyết áp
4. Đường tiêu hóa
 Đau quặn bụng
 Nôn ói, tiêu chảy
 Triệu chứng ngoài da thường gặp nhất (90%),
do đó nếu BN không có triệu chứng ngoài da
thì cần xem lại chẩn đoán.
 Thời gian tiếp xúc với dị ứng nguyên đến khi
xuất hiện triệu chứng đầu tiên càng ngắn
nguy cơ diễn biến năng
CÁC MỨC ĐỘ SỐC PHẢN VỆ
CHẨN ĐOÁN
 Không có tiêu chuẩn giúp chẩn đoán chắc chắn
 Nguyên tắc để chẩn đoán dựa trên sự xuất hiện
của các triệu chứng đặc hiệu trong một thời gian
ngắn sau khi tiếp xúc với một chất có thể gây
phản vệ
 Sự xuất hiện các triệu chứng trong thời gian ngắn
(vài phút- vài giờ) giúp phân biệt phản vệ với các
dạng dị ứng khác
Viện dị ứng và bệnh truyền nhiễm Hoa Kỳ
(NIAID) đề ra các tiêu chuẩn chẩn đoán:
Tiêu chuẩn 1. Bệnh lý cấp tính có triệu chứng da
niêm (nổi mề đay, ngứa, phù mạch máu), kèm
ít nhất 1 trong các triệu chứng.
 Hô hấp: khó thở, khò khè, rít thanh quản,
giảm oxy máu
 Tuần hoàn: tụt HA, ngất
Tiêu chuẩn 2: có ít nhất 2 trong các triệu chứng,
sau khi tiếp xúc với một chất có thể là dị
nguyên
 Da niêm: nổi mề đay, ngứa, phù mạch máu
 Hô hấp: khó thở, khò khè, rít thanh quản,
giảm oxy máu
 Tuần hoàn: tụt HA, ngất
 Tiêu hóa: đau bụng, nôn ói
Tiêu chuẩn 3. Tụt HA đột ngột sau khi tiếp xúc
với một chất chắc chắn là dị nguyên
 Triệu chứng da niêm thường gặp, nên 80%
trường hợp phản vệ có thể chuẩn đoán dựa theo
tiêu chuẩn này.
 Có thể áp dụng cho cả các trường hợp không
khai thác được tiền sử tiếp xúc với dị nguyên
Thường dùng để chẩn đoán phản vệ trong
XÉT NGHIỆM
Bên cạnh các XN thông thường (cn gan – thận,
KMĐM, Ion đồ, …) thì một số XN chuyên biệt giúp
củng cố chẩn đoán
- Plasma histamin: ↑ sau khi phản vệ 5 – 10ph và
kéo dài 30 – 60ph. Ít có giá trị nếu BN đến sau 60ph
- Serum tryptase: ↑ sau khi phản vệ 60 – 90ph và
kéo dài 5 giờ
- RIT (RadioImmunoassay Test): dương tính
- RAST (RadioAllergoSorbent Test): dương tính,
XỬ TRÍ
 Khi phát hiện sốc phản vệ:
- Ngưng ngay dị nguyên (nguyên nhân gây sốc)
- ĐD phát hiện có thể thực hiện y lệnh tiêm
Adrenalin liều đầu, la to gọi người cùng giúp
đỡ cấp cứu, báo Bs và thực hiện tiếp y lệnh
Sử dụng Adrenalin
 Dung dịch 1:1000 (1mg/ml)
 Liều: NL 0,2 – 0,5mg
 TE 0.01mg/kg, tối đa 0.3mg
 Tiêm bắp, vào mặt trước trên đùi phải (đạt
nồng độ đỉnh trong huyết thanh cao hơn TDD
và tiêm cơ delta)
 Nhắc lại mỗi 5 – 15 phút nếu
Dụng cụ cấp cứu cá nhân
XỬ TRÍ
 Ủ ấm, đầu thấp chân cao, theo dõi HA 10 – 15
ph/lần
 Nếu sốc nặng đe dọa tử vong ngoài đường tiêm
dưới da có thể tiêm thêm Adrenaline dung dịch
1/10.000 qua tĩnh mạch, bơm qua nội khí quản
hoặc tiêm qua màng nhẫn giáp
-Tất cả các thuốc nghi ngờ là dị nguyên, phải giữ
lại vỏ, hộp thuốc, ghi nhận: tên thuốc; ngày sản
xuất; hạn dùng; nước sản xuất; lô sản xuất
- Báo cho người có trách nhiệm biết (trưởng tua
ĐD, Bs trực, trực dược)
- Trình lại cho QLCL, Hội đồng thuốc để ghi nhận
tác dụng ADR (tác dụng phụ có hại của thuốc)
XỬ TRÍ SUY HÔ HẤP

 Thở Oxy: Người lớn 6 – 10 l/p; Trẻ em 2 – 4 l/p


 Làm thông thoáng đường thở
 Bóp bóng có oxy, đặt NKQ, thở máy
 Nếu phù thanh quản không đáp ứng với
Adrenalin và không thể đặt NKQ nên MKQ
 Thuốc giãn phế quản nếu BN còn co thắt phế
quản (Salbutamol, Aminophylline hoặc
Terbutaline)
PHÁC ĐỒ CẤP CỨU(TT)
 Cấp cứu đường thở (CPR) có thể bị trở ngại
bởi sự co thắt đường thở, khi NB ngưng thở,
cách duy nhất là cung cấp oxygen ngay cho
tới khi các can thiệp khác có thể thực hiện
 Thiết lập một đường truyền TM Adrenaline để
duy trì huyết áp bắt đầu bằng 0.1 µg/kg/phút
và điều chỉnh theo huyết áp
PHÁC ĐỒ CẤP CỨU (TT)
Các thuốc khác :
 Methylprednisolone 1-2 mg/kg/4 giờ hoặc
Hydrocortisone 5 mg/Kg/ giờ TB/TM. Dùng liều
cao hơn nếu choáng nặng hoặc ngừa tái phát
 Truyền 500 – 1000 ml dung dịch tinh thể hoặc
dung dịch keo tùy thuộc HA, thể tích nước tiểu
 Kháng Histamin: Pipolphen 25 – 50 mg TB/TM
PHÁC ĐỒ CẤP CỨU (TT)
Điều trị phối hợp:
 Uống than hoạt 1 -2mg/Kg cùng với Sorbitol
sẽ giảm sự hấp thu qua đường tiêu hóa,
chống chỉ định gây nôn.
 Băng ép chỉ dưới trên chỗ tiêm với áp lực
thấp hơn áp lực động mạch
Chú ý: Theo dõi NB ít nhất 24h sau khi huyết áp
ổn định
PHÒNG NGỪA
 Để phòng ngừa và giảm thiểu các tai biến, tử
vong do phản vệ, BYT hướng dẫn thực hiện các
yêu cầu sau:
 Khai thác kỹ tiền sử dị ứng
 Ghi tiền sử dị ứng này vào sổ khám bệnh hay
bệnh án
 Các thuốc thông thường cho uống bằng đường
miệng, trừ trường hợp thật cần thiết mới tiêm
PHÒNG NGỪA
 Không được dùng các thuốc đã gây dị ứng và
sốc phản vệ cho người bệnh
 Theo dõi người bệnh khi sử dụng các thuốc
dễ gây dị ứng
 Làm phản ứng trước khi tiêm
 Phải có sẵn hộp thuốc chống sốc
 Nắm vững kiến thức và thực hành cấp cứu
sốc phản vệ đúng phác đồ
PHÒNG NGỪA
 Dự phòng cần được quan tâm, chọn thuốc ít
khả năng gây dị ứng.
 Hỏi kĩ tiền sử dị ứng và thử phản ứng thuốc
theo đúng qui định
 TE tiêm vacxin cần khai thác tiền sử của cha
mẹ, cha mẹ cần thông tin với NVYT về thể
trạng của bé.
 Chuẩn bị túi cấp cứu theo hướng dẫn của BYT.
LÀM PHẢN ỨNG TRƯỚC KHI TIÊM
 Làm test lẫy da hoặc tiêm trong da. Việc làm
test phải theo đúng qui định kỹ thuật
 Khi làm test phải có sẵn các phương tiện cấp
cứu sốc phản vệ
 Không được làm test khi người bệnh: đang co
cơn dị ứng cấp tính, phụ nữ có thai
KỸ THUẬT TEST LẪY DA
 Sát trùng da để khô tự nhiên
 Nhỏ 1 giọt dung dịch kháng sinh (PNC - SM) nồng
độ 100.000 đơn vị/1 ml trên mặt da
 Cách đó 3-4 cm nhỏ 1 giọt dung dịch NaCL 0.9%
(làm chứng)
 Dùng kim vô khuẩn (số 24) châm vào 2 giọt trên
(mỗi giọt dùng kim riêng) qua lớp thương bì tạo với
mặt da một góc 450 rồi lẫy nhẹ.
 Sau 20 phút đọc và đánh giá
ĐỌC KẾT QUẢ
Mức độ Kí hiệu Biểu hiện
Âm tính - Giống như chứng âm tính

Nghi ngờ +/- Ban sẩn đường kính 3 mm

Dương tính nhẹ + Đường kính ban sẩn 3-5 mm, ngứa
sung huyết
Dương tính vừa ++ Đường kính ban sẩn 6-8 mm, ngứa,
ban đỏ
Dương tính mạnh +++ Đường kính ban sẩn 9-12 mm, ngứa,
chân giả
Dương tính rất ++++ Đường kính trên 12 mm, ngứa nhiều,
mạnh nhiều chân giả
THÀNH PHẦN HỘP CHỐNG CHOÁNG
THIẾT BỊ Y TẾ KÈM THEO
 Bơm xịt Salbutamol hoặc Terbutaline
 Bóng Ambu và mặt nạ giúp thở
 Ống nội khí quản
 Than hoạt tính
MẪU PHIẾU THEO DÕI DỊ ỨNG
(mặt trước)
BV:…….
Khoa:……
Số:…….
PHIẾU THEO DÕI DỊ ỨNG THUỐC

Họ tên:…………………….Tuổi:…….Nam/nữ:……………………………………
Địa chỉ :………………………………………..…………. …………………………
Chẩn đoán chính:…………………………………………………………………
Nhóm máu :……………………………………………. …………………………
Cấp ngày …tháng …….năm ….
Bác sĩ

Họ và tên: ……………
MẪU PHIẾU THEO DÕI DỊ ỨNG
(mặt sau)
Dị ứng với thuốc và các dị nguyên khác :……
.................................................................…

Kiểu dị ứng:…………………………………….

Bệnh kèm theo (hen, đái tháo đường, tâm thần)


………………………….………………………….

Nhớ mang theo phiếu này mỗi khi khám chữa bệnh
CÁM ƠN CÁC ANH/CHỊ ĐÃ LẮNG NGHE

You might also like