You are on page 1of 52

CÁCH ĐỌC VÀ PHÂN TÍCH MỘT BÀI BÁO KHOA HỌC 

Error message
Deprecated function: The each() function is deprecated. This message will be suppressed on further
calls in _menu_load_objects() (line 579 of /home/vjsonline/GIT/vjs/main_website/includes/menu.inc).

 
Việc đọc và phân tích một bài báo khoa học sao cho hiệu quả không những là một khó khăn đối
với sinh viên mà còn với cả những nhà nghiên cứu trẻ. Để có được những ý tưởng hay giả thuyết
mới, người nghiên cứu có thể phải đọc rất nhiều bài báo từ tạp chí chuyên ngành. Bài viết này
cung cấp cho độc giả một số hướng dẫn để có thể thực hiện công việc này một cách dễ dàng và
ít tốn thời gian nhất.
Những điểm cần lưu ý trước khi đọc
Có rất nhiều lý do để đọc bài báo khoa học. Bạn có thể đọc để tăng kiến thức, đọc để bình duyệt
khi bạn có nhiệm vụ đó hay để thu thập thông tin cho một dự án nghiên cứu nhất định. Mục đích
của việc đọc sẽ có ảnh hưởng lớn đến cách thức đọc và phân tích bài báo. Vì vậy, trước khi đọc,
bạn cần xác định rõ mục đích của việc đọc. Tiếp đến, bạn hãy lưu ý những điểm sau trong quá
trình đọc:
 Luôn đặt ra những câu hỏi, những dự đoán trong đầu và so sánh phần trình bày của tác
giả với những câu hỏi và dự đoán đó.
 Ghi lại bất cứ những thắc mắc, nhận xét, nghi vấn nào của bạn về bài báo.
 Gạch dưới, tô đậm, đánh dấu những dữ kiện quan trọng hay có vấn đề của bài báo.
 Theo GS. Trương Nguyện Thành, ta cần so sánh bài báo đang đọc với những bài mà bạn
đã đọc để nhận ra những đóng góp mới cũng như cách thực hiện nghiên cứu của tác giả. Đặt bài
báo đó trong mối tương quan với những bài báo khác, có nghĩa là bạn không chỉ nhìn vào một
cái cây mà nhìn cả rừng cây, để tìm ra một khung phân tích hay những giả thuyết nghiên cứu cho
riêng bạn.
  

 Hình 1: Hình 1: Sơ đồ phát triển ý tưởng trong việc đọc bài báo khoa học
Nguồn: Bài giảng của GS. Trương Nguyện Thành ở Workshop về Công bố bài báo trên
tạp chí quốc tế diễn ra tại thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 6

 Nên viết một tóm tắt ngắn bằng ngôn ngữ của bạn sau khi đọc xong bài báo. Phần tóm tắt
gồm có câu hỏi nghiên cứu và câu trả lời mà bài báo này cố gắng cung cấp, những lập luận được
đưa ra, những dữ kiện được phân tích và những kết luận được rút ra để sau này quay lại bạn dễ
dàng nhớ lại nội dung bài báo.

Cấu trúc của một bài báo khoa học


Một bài báo khoa học thường có cấu trúc IMRD (Introduction [Giới thiệu], Methodology
[Phương pháp], Results [Kết quả] và Discussion [Thảo luận]). Trong các ngành khoa học xã hội
thì cấu trúc này chỉ phổ biến ở các nghiên cứu định lượng còn các bài viết dựa trên nghiên cứu
định tính đi theo một cấu trúc khác như sau:

 Introduction [Giới thiệu]


 Contexts [Bối cảnh: tổng quan nghiên cứu, các quan điểm lý thuyết, những tranh luận học
thuật, chính sách hiện thời)
 Research Design and Methods [Thiết kế nghiên cứu và các phương pháp nghiên cứu]
 Findings [Những phát hiện mới]
 Discussion [Thảo luận: xem xét lại các vấn đề đặt ra trước đó thông qua các dữ liệu đã
thu thập]
 Conclusions [Kết luận]

Ngoài ra, một bài báo còn có nhan đề, tóm tắt, tác giả, tài liệu tham khảo, lời cảm ơn, các bảng
biểu và lời chú thích. Thông thường, khi bạn biết cách viết một bài báo khoa học thì bạn sẽ biết
cách đọc một bài báo khoa học và ngược lại.
Đọc nhan đề và tóm tắt để phân loại các bài báo
Khi lựa chọn một bài báo để đọc, tất nhiên bạn sẽ phải đọc nhan đề và tóm tắt của bài báo. Khi
tra cứu tài liệu trên thư viện hay trên internet, thông tin đầu tiên mà bạn nhận được là nhan đề,
sau nữa là phần tóm tắt. Nhan đề của một bài báo thường chứa đựng những thông tin ban đầu
chủ chốt như câu hỏi nghiên cứu, đối tượng được nghiên cứu, cách thức nghiên cứu, các biến sẽ
được kiểm chứng, giai đoạn được nghiên cứu, và có thể là kết quả quan trọng nhất được rút ra từ
nghiên cứu. Ví dụ: Numberical and Experimental Study of General Gas Diffusion Equation
within Fractal Pores (Combustion Science and Technology, Vol.188, Issue. 7, 2016)
hay Woman’s Autonomy and Work Status in Nepal: A Study of Their Effects on Anaemia  (Social
Change, Vol. 46, Issue. 2, 2016).
Phần tóm tắt chứa đựng những thông tin về mục đích nghiên cứu, lý thuyết và phương pháp
được áp dụng, các biến được sử dụng, nơi khảo sát, các kết quả và kết luận. Trong quá trình tìm
kiếm tài liệu, bạn sẽ đọc được rất nhiều nhan đề và tóm tắt khác nhau. Bạn sẽ có một cái nhìn
tổng quan về vấn đề, về các phương pháp đã sử dụng, các kết quả sơ bộ (Hình 2: Minh họa phần
Tóm Tắt trên tạp chí khoa học). Trong thời đại ngày nay, với lượng xuất bản phẩm ngày càng
lớn, việc đọc nhan đề và tóm tắt là cách tốt nhất để tiết kiệm thời gian đọc, đồng thời cho phép
bạn phân loại bài báo ở các mức độ đọc khác nhau: rất quan trọng cần đọc trước, quan trọng,
quan trọng nhưng chưa cần đọc ngay, không quan trọng nhưng thú vị cần lưu lại để đọc sau
này..v.v.

Hình 2: Minh họa phần Tóm Tắt trên tạp chí khoa học
Nguồn: http://sch.sagepub.com/content/current
Đọc lướt để làm quen với bài báo

 Nhìn qua cấu trúc, các đề mục và tiểu mục của bài báo để biết khung phân tích của tác
giả.
 Nhìn qua ngày xuất bản vì một số ngành thì các nghiên cứu gần đây (cách hiện tại không
quá 5-7 năm) mới thích hợp, trừ những nghiên cứu cơ bản.
 Nhìn qua tác giả và nhóm tác giả để xác định lĩnh vực chuyên môn, uy tín của họ trong
lĩnh vực tương ứng và mối quan tâm nghiên cứu của họ xem có phù hợp với quan tâm của bạn
không.
 Nhìn qua các bảng biểu, sơ đồ cùng với các lời chú thích của bài báo.
 Ghi lại bất cứ câu hỏi hay nhận xét ban đầu nào nảy ra trong đầu của bạn về bài báo.

Đọc kỹ và phân tích bài báo


Một bài báo khoa học không giống như một truyện ngắn cho nên bạn không cần phải đọc nó từ
đầu cho đến cuối để hiểu toàn bộ câu chuyện. Bạn có thể chọn cho mình một thứ tự đọc riêng.
Nhưng nếu bạn chưa có một nền tảng hay một ý tưởng nào về chủ đề được nghiên cứu, bạn nên
đọc theo thứ tự từ phần giới thiệu cho đến phần kết luận đối với một vài bài báo đầu. Sau khi đọc
được nhiều bài, bạn có thể đã có một khung làm việc chung cho vấn đề mà bạn quan tâm. Các
bài báo tiếp theo, bạn không cần đọc tuần tự theo cấu trúc của nó mà đọc theo một ý tưởng mà
bạn muốn đeo đuổi. Lúc đó, bạn có thể đọc theo thứ tự sau: tóm tắt -> kết luận -> phương pháp
-> kết quả -> thảo luận hay theo thứ tự khác. Điều đó tùy thuộc vào bạn. Trong một bài báo, mỗi
một phần giữ một chức năng riêng, chúng được kết hợp chặt chẽ giữa các thông tin để làm nổi
bật những đóng góp mới của tác giả.
Phần giới thiệu thường nêu lên lý do nghiên cứu. Phần giới thiệu thường có 4 nội dung: phát
biểu về vấn đề nghiên cứu, tổng quan về vấn đề nghiên cứu, mục đích nghiên cứu và kết quả
mong đợi (hay giả thuyết nghiên cứu). Khi đọc phần này, bạn nên làm rõ những câu hỏi sau:

 Tại sao tác giả thực hiện cuộc nghiên cứu này? Tác giả muốn giải quyết vấn đề gì? Câu
hỏi nghiên cứu là gì?
 Lỗ trống nào trong kiến thức mà tác giả muốn lắp đầy khi trình bày phần tổng quan
nghiên cứu vấn đề (giữa cái đã biết và cái muốn biết hay khi chỉ ra những thiếu sót của những
công trình trước đó)?
 Tác giả mong đợi kết quả gì? Những biến nào được đưa vào để kiểm chứng?

Phần phương pháp sẽ nêu lên những kỹ thuật và phương pháp đã được tác giả sử dụng để đạt
được kết quả như mong muốn. Bạn hãy tự trả lời các câu hỏi sau:

 Những kỹ thuật và phương pháp nào đã được tác giả sử dụng?


 So sánh phương pháp mà tác giả sử dụng với các phương pháp của các tác giả khác về
cùng một chủ đề nghiên cứu để nhận ra những sự khác biệt trong phương pháp và kết quả.

Phần kết quả cung cấp các chứng cớ để ủng hộ hay bác bỏ giả thuyết nghiên cứu. Bạn phải xem
kết quả nghiên cứu có được trình bày và phân tích một cách lô gích hay chưa. Bạn nên kiểm tra
các biểu đồ và bảng biểu một cách cẩn thận, đưa ra kết luận của riêng mình và cố gắng lý giải nó
trước khi đọc phần diễn giải của tác giả. Ghi lại bất cứ câu hỏi, thắc mắc hay nhận xét nào về kết
quả nghiên cứu.
Phần thảo luận sẽ cung cấp những giải thích về kết quả nghiên cứu. Bạn đọc kỹ những giải thích
và tự hỏi xem bạn có đồng ý với những giải thích đó không. Có câu hỏi nào nảy sinh trong bạn
khi đọc những lý luận đó không. Bạn có thể đặt ra một số câu hỏi như:

 Tác giả đã có những lý giải hợp lý cho kết quả nghiên cứu hay chưa?
 Có những cách lý giải khác cho kết quả nghiên cứu mà tác giả chưa đề cập đến không?
 Tác giả có thành kiến khi đưa ra các lý giải không?

Phần kết luận sẽ tóm tắt lại những phát hiện/kết quả nghiên cứu chính, chỉ ra tầm quan trọng của
nghiên cứu và gợi ý con đường nghiên cứu tương lai dựa trên kết quả của nghiên cứu này.
Sau khi đọc xong và bắt đầu viết tóm tắt nội dung bài báo, bạn hãy dành thời gian để suy nghĩ và
tự trả lời các câu hỏi sau:

 Tác giả đã giải quyết hợp lý vấn đề nghiên cứu chưa, có hạn chế nào trong những giải
pháp mà tác giả đã đề ra (kể cả khi tác giả đã thừa nhận) hay không?
 Giả thuyết đặt ra có hợp lý chưa. Lô gích của bài báo có rõ ràng, có thể đánh giá được
không?
 Các lập luận có được hỗ trợ bằng những dữ liệu vững chắc chưa, dữ liệu có được thu thập
đúng cách chưa, liệu có thể có những dữ liệu khác thuyết phục hơn không?
 Ý tưởng của bài báo này đã tốt chưa, bạn có thể đưa ra những ý tưởng khác tốt hơn mà
tác giả không nghĩ ra hay không?
 Các ý tưởng này có thể được phát triển thêm hay khái quát hơn được nữa chăng. Nếu bạn
là người thực hiện bạn sẽ làm gì với nó.

Một số kinh nghiệm cho việc đọc hiệu quả


Khi còn ở giai đoạn tích lũy kiến thức, bạn nên đọc và ghi chép cẩn thận với những bước cơ bản
như trên. Nhưng khi đã thuần thục trong chuyên môn, bạn sẽ cảm thấy rất dễ dàng trong việc đọc
và phân tích bài báo. Bạn sẽ dễ dàng nhận ra đâu là đóng góp mới, đâu là những hạn chế trong
nghiên cứu của tác giả.
Biểu đồ doanh số bán lẻ của tạp chí The Times và Daily Paragraph (Hình 3) dưới đây là một ví
dụ về việc đọc tích cực.

Hình 3: Biểu đồ doanh số bán lẻ của tạp chí The Times và Daily Paragraph
Nguồn: Đại học Kentucky.
Nếu nhìn vào biểu đồ cột bên phải, bạn sẽ nghĩ rằng doanh thu của “The Times” gấp đôi “Daily
Telegraph”. Nhưng khi đọc kỹ vào phần tỉ lệ bạn sẽ thấy rằng “The Times” chỉ đạt doanh thu lớn
hơn “Daily Telegraph” khoảng 10% mà thôi. Vì vậy khi đọc, bạn nên:

 Đọc từ thông tin khái quát đến thông tin cụ thể


 Kiểm tra các bảng biểu và biểu đồ một cách cẩn thận
 Luôn đặt ra những câu hỏi khi đọc và đối chiếu thông tin với các bài báo khác về cùng
chủ đề. Điều đó giúp bạn hiểu và nhớ thông tin tốt hơn.
 Viết lại tóm tắt nghiên cứu giúp bạn khắc sâu thông tin và làm cho việc học tập và nghiên
cứu của bạn có hệ thống hơn

Nói tóm lại, để đọc bài báo khoa học một cách hiệu quả và nhanh chóng, người đọc trước hết
phải xác định mục đích đọc. Sau đó, người đọc cần phải đọc nhan đề (bao gồm đối tượng, cách
thức, giai đoạn nghiên cứu) và tóm tắt bài báo (bao gồm mục đích, lý thuyết, phương pháp được
áp dụng, các biến được sử dụng, nơi khảo sát, các kết quả và kết luận). Sau đó, người đọc
cần đọc lướt để làm quen với bài báo để xem khung phân tích của tác giả, tính phù hợp của bài
báo đối với mình. Cuối cùng, người đọc cần đọc kỹ và phân tích bài báo. Người đọc còn luôn
phải đặt ra những câu hỏi, dự đoán và so chúng với phần trình bày của tác giả, sau đó đánh dấu
những dữ kiện quan trọng của bài báo và đặt bài báo trong mối tương quan với những bài báo
khác đã đọc để nhận ra những đóng góp mới của tác giả. Người đọc cũng nên tóm tắt bài báo
bằng tiếng mẹ đẻ sau khi đọc xong, gồm có các câu hỏi nghiên cứu và những câu trả lời, những
lập luận được đưa ra, những dữ kiện được phân tích và những kết luận được rút ra. Làm được
điều này, việc đọc bài báo khoa học sẽ trở nên dễ dàng, chính xác và đem lại nhiều thông tin
hơn bao giờ hết.
Tài liệu tham khảo:

1. Truong, T. (2016). Bài giảng phục vụ Workshop về công bố kết quả nghiên cứu trên tạp chí quốc tế.
2. Lunsford, T. and Lunsford, B. (2016). How to Critically Read aJournal Research Article. Journal of Prosthetics and
Orthotics, 1996 | American Academy of Orthotists & Prosthetists. [online] Oandp.org. Tại địa
chỉ: http://www.oandp.org/jpo/library/1996_01_024.asp [Truy cập ngày 08 tháng 7 năm 2016]
3. Raff, J. (2014). How to Read and Understand a Scientific Paper: A guide for Non-Scientists. [online] Tại địa
chỉ https://violentmetaphors.com/2013/08/25/how-to-read-and-understand-a-scientific-paper-2/ [Truy cập ngày 08 tháng 7 năm
2016]
4. Pain, E. (2016). How to (seriously) read a scientific paper. [online] Tại địa
chỉ http://www.sciencemag.org/careers/2016/03/how-seriously-read-scientific-paper [Truy cập ngày 08 tháng 7 năm 2016]
5. Mitzenmacher, M. (2016). How to read a research paper. [online] Tại địa chỉ:
http://www.eecs.harvard.edu/~michaelm/postscripts/ReadPaper.pdf [Truy cập ngày 08 tháng 7 năm 2016]
6. Conservation Biology Environmental Studies 319. (2016). Criticaly Reading Journal Articles. [online] Tại địa chỉ:
http://ento.psu.edu/graduateprograms/handbook/degree-information/degree-
requirements/phd/CriticallyReadingJournalArticles1.pdf. [Truy cập ngày 08 tháng 7 năm 2016]

Tác giả: ThS. Vũ Thị Thu Thanh, Hoàng Bảo Lân 


CÁCH ĐỌC VÀ PHÂN TÍCH MỘT BÀI BÁO KHOA HỌC | Vietnam Journal of Science (vjsonline.org)

Cách tạo danh mục tài liệu tham khảo có


trích dẫn trong Microsoft Word
Nội dung chính
 1 Danh mục tài liệu tham khảo có trích dẫn là gì?
 2 Tạo danh mục tài liệu tham khảo có trích dẫn trong Word
o 2.1 Tạo danh mục tài liệu tham khảo thủ công
o 2.2 Sử dụng công cụ Bibliography của Microsoft Word
Danh mục tài liệu tham khảo có trích dẫn (Annotated bibliography) là
một phần quan trọng của bất kỳ tài liệu nghiên cứu nào. Công cụ
Bibliography  là một tính năng khá hữu ích mà người dùng Microsoft
không nên bỏ qua. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng Gitiho tìm hiểu
cách tạo danh mục tài liệu tham khảo có trích dẫn trong Microsoft Word
một cách đơn giản và hiệu quả.

Danh mục tài liệu tham khảo có trích dẫn là gì?


Annotated bibliography (danh mục tài liệu tham khảo) là danh sách các
tài liệu được trích dẫn từ các tạp chí, sách, bài báo và các tài liệu khác
được sử dụng và đề cập trong nghiên cứu hoặc chủ đề nào đó. Danh mục
tài liệu tham khảo có ý nghĩa vô cùng quan trọng, mỗi mục còn có thêm
phần chú giải hoặc tóm tắt ngắn về nghiên cứu liên quan.

Nhiều người thường nhầm lẫn giữa danh mục tài liệu tham khảo với
danh mục thông thường hoặc các tác phẩm được trích dẫn.

Một thư mục thông thường là một danh sách các trích dẫn các nguồn tài
liệu. Ví dụ: 

 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002). Các văn bản pháp luật về đào tạo
sau đại học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

Như bạn có thể thấy, ví dụ không đi sâu vào các chi tiết về những cuốn
sách hoặc các nguồn tài liệu được đề cập. Còn đây là ví dụ về danh mục
tài liệu tham khảo có trích dẫn. Bạn có thể nhìn ra những điểm khác biệt
ngay lập tức.
Nhìn vào đoạn văn ở trên, bạn có thể thấy mở đầu là trích dẫn thư mục
thông thường. Sau đó ở dưới là một bản tóm tắt và đánh giá rõ ràng về
nguồn tài liệu bạn sử dụng. Mục đích của việc thêm tóm tắt là để xác
định lĩnh vực chủ đề và cách bạn áp dụng vào nghiên cứu, làm tăng giá
trị đề tài nghiên cứu nhờ có đối chiếu, tham khảo, so sánh,... với các
nguồn tài liệu từ bên ngoài, thể hiện rõ nguồn gốc các thông tin thu thập
được.

Với những bạn đã thành thạo Word, không khó để tạo một danh mục
tương tự, nhưng bạn đã biết cách sử dụng tab References để tạo một
danh mục tài liệu tham khảo tự động chưa? Ngoài ra, hãy tham khảo
thêm khóa học Tuyệt đỉnh Microsoft Word - Chuyên gia soạn thảo văn
bản trên Gitiho để tự mình tạo ra những văn bản chuyên nghiệp và đẹp
mắt.

Tạo danh mục tài liệu tham khảo có trích dẫn trong Word
Tạo danh mục tài liệu tham khảo thủ công
Để tạo danh mục tài liệu tham khảo có trích dẫn trong Microsoft Word,
mọi người thường sử dụng một template để tiết kiệm thời gian.
Tuy nhiên, bạn nên bắt đầu từ đầu để rèn giũa kỹ năng viết nghiên cứu
của mình. Việc này không khó, vì vậy đừng quá lo lắng. Bạn cần nhớ
một vài style tài liệu cần thiết cho nghiên cứu của mình. Các style
thường được sử dụng để tạo danh mục tài liệu tham khảo là APA, AMA
và MLA.

Chúng ta sẽ sử dụng Style MLA (Modern Language Association) và tạo


một danh mục tài liệu tham khảo có trích dẫn với 5 bước đơn giản sau.

1. Tạo tài liệu Word của bạn bằng cách truy cập vào Ribbon > Layout >
Margins > Normal (căn lề 1 inch ở tất cả các slide).

 2. Đặt phông chữ.

 Style MLA đề xuất một phông chữ serif (ví dụ: Times New Roman).
 Bạn cần đi tới Home > Font và chọn phông chữ Times New Roman
và cỡ chữ là 12 pt.
 Ngoài ra, hãy chuyển đến nhóm Paragraph và chọn 2.0 là khoảng
cách giữa các dòng.

Bây giờ, chúng ta bắt tay tạo một danh mục tài liệu tham khảo có trích
dẫn.

3. Chọn vị trí. Một danh mục tài liệu tham khảo có trích dẫn sẽ bắt đầu
trên một trang mới sau khi kết thúc phần nghiên cứu. Nhập "danh mục
tài liệu tham khảo có trích dẫn" ở trên cùng và căn giữa trên trang. Bạn
cần viết hoa và căn giữa, không được in đậm hoặc gạch chân.

4. Chọn nguồn tham khảo của bạn. Nghiên cứu và ghi lại thông tin liên
quan đến chủ đề của bạn. Một trích dẫn phải được định dạng đúng cách
và bạn phải trích dẫn nguồn tham khảo theo Style MLA.

Style trích dẫn MLA cho một cuốn sách tuân theo trình tự quy định sau:

Tác giả (Năm xuất bản). Tên tác phẩm bằng chữ in nghiêng (lần xuất
bản). Nơi xuất bản: Nhà xuất bản.

Ví dụ: Tạ Thành Văn (2013). Giáo trình Hóa sinh lâm sàng. Nhà xuất
bản Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.

Trích dẫn là phần quan trọng nhất, vì vậy bạn cần tuân theo định dạng đã
được quy định. Có rất nhiều nguồn tham khảo trực tuyến bao gồm các
kiểu trích dẫn phổ biến chi tiết hơn.

5. Thụt lề dòng thứ hai. Dòng thứ hai của trích dẫn phải để bù lại nửa
inch so với lề trái. Bạn chỉ cần nhấn Enter ở cuối dòng đầu tiên và sau
đó nhấn phím Tab để tạo thụt lề đầu dòng. Bạn cũng có thể điều chỉnh
bằng điểm đánh dấu thụt lề đầu dòng trên thước. Trích dẫn của bạn trông
như sau:
Như bạn có thể thấy, mỗi trích dẫn riêng lẻ sẽ bắt đầu từ lề 1 inch.
Nhưng mọi thứ từ dòng thứ hai sẽ bị lệch 0,5 inch sang bên phải.

Để đặt thụt lề đầu dòng, bạn cần đi tới Ribbon > Paragraph, nhấp vào
mũi tên Paragraph settings để hiển thị hộp thoại. Trong Indentation,
nhấp vào Special > Hanging. Theo mặc định, thụt lề đầu dòng được đặt
thành 0,5 inch.
Microsoft Word không phải lúc nào cũng sắp xếp mọi thứ đúng cách. Vì
vậy, bạn có thể phải chỉnh sửa thụt lề từ dòng thứ hai trở đi bằng tay. Sử
dụng công cụ Bibliography của Microsoft Word Microsoft Word có một
công cụ thư mục tích hợp quản lý các danh mục tài liệu tham khảo. Trên
thanh công cụ, bạn cần di chuyển đến tab References.

Microsoft Word không phải lúc nào cũng sắp xếp mọi thứ đúng cách. Vì
vậy, bạn có thể phải chỉnh sửa thụt lề từ dòng thứ hai trở đi bằng tay.
Sử dụng công cụ Bibliography của Microsoft Word
Microsoft Word có một công cụ thư mục tích hợp quản lý các danh mục
tài liệu tham khảo. Trên thanh công cụ, bạn cần di chuyển đến
tab References.
Trong nhóm Citations & Bibliography, hãy nhấp vào mũi tên bên cạnh
Style.

Bấm vào style mà bạn muốn sử dụng cho trích dẫn và nguồn tài liệu, ví
dụ: MLA.

Chọn vị trí mà bạn muốn bắt đầu trích dẫn. Sau đó, nhấp vào Insert
Citation.

1. Bạn có thể thêm thông tin nguồn tài liệu của trích dẫn.
2. Bạn cũng có thể thêm thuộc tính placeholder để có thể tạo trích
dẫn và điền thông tin nguồn tài liệu sau

Nếu bạn chọn Add New Source, hãy nhập tất cả các chi tiết trích dẫn
vào hộp Create Source. Sau đó nhấp vào OK.
Bạn có thể xem trước trích dẫn trong hộp thoại Manage Sources.

Những điều lưu ý khi viết chú thích:

 Chú thích bắt đầu bên dưới phần trích dẫn. Văn bản chú thích
cũng được thụt vào bên dưới phần trích dẫn. Dòng đầu tiên của
trích dẫn bắt đầu bằng họ của tác giả.
 Các đoạn văn bạn đưa vào sẽ tùy thuộc vào mục đích bạn sử
dụng. Một số chú thích có thể là một đoạn tóm tắt, một số là
đoạn phân tích một nguồn trích dẫn, số khác có thể đưa ra ý kiến
về những ý tưởng được trích dẫn. Một số chú thích có thể đầy đủ
cả ba đoạn văn. Tóm lại: chú thích có thể là mô tả, phân tích hoặc
phê bình nhưng đều phải phải tuân theo một thứ tự cụ thể:
 Đoạn đầu tiên là một bản tóm tắt của nguồn tài liệu. Đoạn thứ hai
là đánh giá về nguồn. Đoạn cuối có thể xem xét mức độ liên quan
của nguồn tài liệu đối với nghiên cứu.
 Trong MLA Style, các danh mục tài liệu tham khảo có trích dẫn
phải được sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái theo họ của tác giả
đầu tiên được đề cập trong mỗi trích dẫn. Vì vậy, bạn chỉ cần sao
chép và dán từng chú thích theo thứ tự thích hợp.

Nghiên cứu là một công việc không hề dễ. Bạn cần phải để ý đến từng
chi tiết nhỏ. Vì vậy, bạn cần luyện tập thật nhiều để quen thuộc hơn với
nó. Nếu bạn là một người mới sử dụng Word, hãy dành thời gian tìm
hiểu tất cả các thủ thuật mà bộ Office cung cấp sẵn cho bạn để tiết kiệm
thời gian soạn thảo hơn.

Hy vọng qua bài viết này bạn đã biết cách tạo danh mục tài liệu tham
khảo với công cụ Bibliography có sẵn trong Word. Đừng quên ghé
thăm Gitiho ngay hôm nay nhé, chúng tôi còn nhiều thủ thuật tin học
văn phòng thú vị khác chờ bạn khám phá.

Bài báo khoa học là bản báo cáo kết quả nghiên cứu của một người hay một nhóm nào đó.
Bài báo khoa học được đăng tải phải có 5 bước:    
– Lựa chọn chủ đề nghiên cứu phù hợp
– Thiết kế nghiên cứu
– Thu thập số liệu
– Phân tích số liệu
– Trình bày kết quả
Phương pháp viết bài báo khoa học gồm 4 phần chính (theo chuẩn IMRAD)
– Giới thiệu: I (Introduction) nêu vấn đề đã được chọn lựa để nghiên cứu
– Phương pháp: M (Method) sử dụng phương pháp nào và tiến hành ra sao?
– Kết quả: R (Result) phát hiện gì từ việc nghiên cứu.
– Và: A (And)
– Bàn luận: D (Discusion) ý nghĩa của những phát hiện từ nghiên cứu.
Cấu trúc chi tiết của một bài báo gồm các phần sau:
– Tiêu đề (Title)
– Tên tác giả (Authorship)
– Tóm tắt (Abstract or Summary)
– Từ khóa (Keywords)
– Đặt vấn đề (Introduction)
– Mục tiêu nghiên cứu (Objective)
– Phương pháp nghiên cứu (Materials and Methods)
– Kết quả (Results/Findings)
– Thảo luận kết quả nghiên cứu (Discussion)
– Kết luận (Conclusion), có thể ghép với thảo luận kết quả nghiên cứu
– Lời cảm ơn (Acknowledgements)
– Tài liệu tham khảo (References)
– Phụ lục (Appendix)
Cách viết cụ thể cho bài báo gồm các phần sau:
* Tiêu đề bài báo: viết trên trang đầu của một bài báo, thường ở trung tâm, không gạch
chân, nghiêng tựa đề, dưới tựa đề là tên tác giả và nơi làm việc của từng tác giả. Để có
một tựa đề tốt, nên xem xét đến một số khía cạnh, không viết tắt, không đặt tựa đề mơ hồ,
cần có yếu tố mới, có liên quan từ khóa quan trọng sử dụng trong các cơ sở dữ liệu, không
dài quá 20 từ.
* Tóm tắt: có thể sử dụng 1 trong 2 loại tóm tắt:

 Tóm tắt không cấu trúc hoặc tóm tắt không tiêu đề là một đoạn văn duy nhất tóm tắt
công trình nghiên cứu.
 Tóm tắt có cấu trúc hoặc tóm tắt có tiêu đề là có nhiều đoạn văn theo các tiêu đề
sau đây: hoàn cảnh và mục tiêu (Background &Aims), phương pháp thực hiện
(Methods), kết quả nghiên cứu (Results), và kết luận (Conclusions). Số lượng từ tóm
tắt khoảng 200-300 từ.

* Đặt vấn đề hay phần giới thiệu: cần trả lời câu hỏi “Tại sao làm nghiên cứu này?”, gồm
các ý: nêu bối cảnh, thực trạng vấn đề nghiên cứu, định nghĩa vấn đề hoặc thuật ngữ
chuyên môn; tình trạng hiện tại của nền tảng kiến thức (tóm tắt những kết quả nghiên cứu
trước đã công bố); nêu các thông tin còn thiếu, mô tả các thiếu hụt hiện có về kiến thức;
trình bày mục tiêu của nghiên cứu này là gì và sơ lược cách chuẩn bị nghiên cứu để trả lời
mục tiêu nghiên cứu.
 Lưu ý cách nêu vấn đề đảm bảo nguyên tắc “từ tổng quan đến cụ thể”, từ rộng đến hẹp, từ
chung đến cụ thể, từ quá khứ đến hiện tại, chiếm khoảng ½ trang, thông tin trong phần đặt
vấn đề phải có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, có mục tiêu nghiên cứu.
* Đối tượng và phương pháp: đây là phần quan trọng nhất vì thể hiện tính khoa học. Đây
là phần mà các nhà khoa học thường quan tâm đọc trước khi đọc toàn bộ bài báo. Độ dài
gấp 2-3 lần đặt vấn đề, khoảng 7 đoạn. Nội dung thể hiện là mô tả nghiên cứu một cách
đầy đủ, khi đọc các nhà nghiên cứu khác có thể học và áp dụng được, bao gồm các thành
phần như đã làm gì? Làm như thế nào? và phân tích số liệu như thế nào? Chi tiết cụ thể
như sau:
– Thiết kế nghiên cứu:  mô tả ngắn gọn về mô hình nghiên cứu. Đây là câu văn đơn giản,
nhưng nói lên giá trị khoa học của công trình.
– Đối tượng nghiên cứu: thông tin về đặc điểm đối tượng nghiên cứu đóng vai trò quan
trọng để người đọc đánh giá khái niệm, khái quát hóa công trình nghiên cứu. Gồm đặc
điểm đối tượng nghiên cứu: tuổi, giới, dân tộc, trình độ học vấn, hôn nhân… tiêu chuẩn
tuyển chọn và tiêu chuẩn loại trừ: nêu các biến số.
– Địa điểm và thời gian nghiên cứu: địa điểm có thể ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu.
Nêu địa điểm và thời gian thực hiện.
– Cỡ mẫu và chọn mẫu: rất quan trọng trong nghiên cứu, thường có 1 câu văn mô tả cách
xác định cỡ mẫu. Không nhất thiết phải là công thức tính, mà là những giả định đằng sau
cách tính. Mẫu được chọn theo cách nào: ngẫu nhiên, thuận tiện, hay toàn bộ….)
– Công cụ nghiên cứu và kỹ thuật thu thập thông tin: nêu bộ công cụ, các biến số, việc thử
nghiệm. Quy trình nghiên cứu và thu thập số liệu gồm các bước nghiên cứu, thu thập số
liệu, can thiệp, thử nghiệm can thiệp…
– Phân tích dữ liệu: chú ý 50% số bài báo trong tạp chí quốc tế (như JAMA) bị từ chối vì sử
dụng thống kê không đúng. Cụ thể lưu ý các biến số (độc lập, phụ thuộc), test thống kê,
phần mềm sử dụng.
– Đạo đức nghiên cứu: nếu đã được Tổ chức duyệt (số chứng nhận), thực tế triển khai
(đồng thuận, tự nguyện, có gây hại không, bảo mật).
* Kết quả trình bày những điều phát hiện qua nghiên cứu, trả lời được các câu hỏi “đã phát
hiện những gì?” hoặc trả lời các mục tiêu nghiên cứu. Cần phải phân biệt đâu là kết quả
chính và kết quả phụ, chỉ nên trình bày kết quả quan trọng. Trình bày hợp lý theo qui định,
bảng/biểu có tiêu đề phù hợp, đối với bảng/biểu có trên 5-10 dòng, nhóm số liệu theo mục
tiêu/đặc điểm, dòng/cột không hiển thị. Đối với biểu/hình: tiêu đề ở dưới, hạn chế màu, chú
thích rõ ràng, dễ hiểu.
Khi trình bày kết quả, diễn giải ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc, không lặp lại (lời, bảng, biểu),
đặc biệt trung thực với kết quả (kể cả tiêu cực, mâu thuẫn), tuyệt đối không bình luận cao
hay thấp, xấu hay tốt… mà để nội dung này ở trong phần thảo luận.
Văn phong dùng thì quá khứ, dạng chủ động, đối với các thống kê (như tên của test, trị
số P) nên viết trong ngoặc cùng với kết quả chính.
* Thảo luận kết quả nghiên cứu đây là phần khó viết nhất, bởi lẽ không biết bắt đầu như
thế nào? Không biết nhấn mạnh vào khía cạnh nào? Viết như thế nào cho thuyết phục?
Viết theo cấu trúc nào? Tuy nhiên, những báo cáo hay thường cấu trúc 6 điểm tương
đương 6 đoạn chính sau:
– Tóm lược bối cảnh, giả thuyết, mục tiêu, và phát hiện chính trong đoạn văn đầu tiên;
– So sánh những kết quả này với các nghiên cứu trước;
– Giải thích kết quả bằng cách đề ra mô hình mới hay giả thuyết mới; giả định và dự đoán;
– Khả năng suy rộng (generalizeability) và ý nghĩa (implications) của kết quả;
– Bàn qua những ưu-nhược điểm của nghiên cứu (có ảnh hưởng đến kết quả không?)
– Một kết luận tổng hợp rút ra từ kết quả và bàn luận.
* Kết luận và khuyến nghị
Một kết luận tổng hợp rút ra từ kết quả và bản luận. Ý nghĩa quan trọng nhất của nghiên
cứu tác giả là gì? Cần có khuyến nghị gì?
* Lời cảm ơn cảm ơn các cơ quan đã tài trợ nghiên cứu, hay nhà hảo tâm giúp đỡ tài
chính/kỹ thuật cho tác giả. Cảm ơn đồng nghiệp đã giúp đỡ nghiên cứu, nhưng họ không
đủ tiêu chuẩn để đứng tên tác giả. Cảm ơn đối tượng nghiên cứu đã tham gia. 
* Tài liệu tham khảo sử dụng tài liệu tham khảo phù hợp, cập nhật để chứng minh luận
điểm trong đặt vấn đề, phương pháp và bàn luận. Lưu ý chỉ sử dụng tài liệu thực sự trích
dẫn trong bài. Sử dụng lối trích dẫn phù hợp và nhất quán theo yêu cầu của ban tổ
chức. Nên sử dụng phần mềm (Endnote) để trích dẫn và định dạng tài liệu tham khảo. Độ
dài của danh mục tài liệu tham khảo dưới 10 tài liệu đối với bài báo Việt Nam và 15-30 tài
liệu đối với bài báo quốc tế.

Thành tích ảo trong nghiên cứu khoa


học: ‘Chất độc’ bắt đầu phát tác
Một số bài báo ghi địa chỉ trường ĐH ở Việt Nam bị rút ra khỏi các tạp chí quốc tế là
dấu hiệu cho thấy “chất độc” của chiêu trò tạo thành tích ảo trong nghiên cứu khoa
học bắt đầu phát tác.
Một số bài báo ghi địa chỉ trường ĐH ở Việt Nam bị rút ra khỏi các tạp chí quốc tế do vi phạm liêm chính
khoa học

ẢNH DƯƠNG TÚ

Trong bài viết “Thành tích ảo trong nghiên cứu khoa học: Các trường đại học
Việt Nam có thể đang bị 'ăn thịt" đăng trên báo Thanh Niên hồi tháng 9 năm
ngoái, chúng tôi đã cảnh báo tình trạng nhiều đầu nậu thuộc mạng lưới mafia
khoa học nước ngoài hút máu một số trường ĐH Việt Nam bằng cách đứng
ra làm đầu mối thu gom hàng ngàn bài báo thượng vàng hạ cám từ khắp nơi
rồi bán cho các trường để phục vụ mục đích tạo thành tích khoa học ảo.
Ngoài những hậu quả tiềm ẩn, lâu dài, cần thêm thời gian mới biểu hiện
thành triệu chứng rõ rệt, kết cục nhãn tiền của hiện tượng mà chúng tôi gọi là
“bệnh thành tích di căn” này là một loạt bài báo của những cai thầu nước
ngoài ghi địa chỉ làm việc là các trường ĐH trong nước vừa bị nhiều tạp chí
khoa học gỡ bỏ vì vi phạm tính liêm chính trong nghiên cứu khoa học.

Bị gỡ bỏ vì lén bổ sung tác giả liên hệ vào bài báo


Một bài báo do Kittisak Jermsittiparsert của Trường ĐH Tôn Đức Thắng đứng tên tác giả liên hệ
vừa bị tạp chí Applied Surface Science gỡ bỏ.
DƯƠNG TÚ
Mới đây, tạp chí Applied Surface Science thuộc Nhà xuất bản Elsevier (Hà
Lan) đã gỡ bỏ loạt 3 bài báo mà Kittisak Jermsittiparsert là tác giả liên hệ của
cả 3 bài (tác giả liên hệ của bài báo khoa học thường là người chịu trách
nhiệm nộp bản thảo cho tạp chí cũng như liên lạc với biên tập viên và phản
hồi các chuyên gia bình duyệt). Trong 3 bài báo này, Kittisak đều ghi địa chỉ
làm việc là Trường ĐH Tôn Đức Thắng.
Điều đáng nói, ở cả 3 bài báo, tên tác giả Kittisak đều không có trong bản
thảo ban đầu, mà chỉ được thêm vào trong quá trình chỉnh sửa và hoàn thiện
bài báo. Việc bổ sung tên tác giả trong các bài này không hề được thông báo
cho biên tập viên tạp chí cũng như không được các tác giả đầu tiên chấp
thuận một cách rõ ràng.
Thật vậy, bản thảo bài “Tuning the structural and electronic properties of
Ag/Au embedded arsenene monolayers and investigation of their adsorption
behaviors for various gas molecules” (đăng trên Tập 504, tháng 2.2020) và
bài “Structural, electronic and magnetic properties of the Ni/Cu-embedded S-
vacancy defective MoS2 monolayers and their effects on the adsorption of
SOx and O3 molecules” (đăng trên Tập 517, tháng 7.2020) đều chỉ có một tác
giả ban đầu là Wei Gao, địa chỉ tại ĐH Sư phạm Vân Nam, Trung Quốc.
Khi công bố, bài thứ nhất bổ sung thêm tên Kittisak Jermsittiparsert và 2 tác
giả ghi địa chỉ ĐH Tây An, Trung Quốc; bài thứ 2 bổ sung thêm “siêu nhân”
này và 2 nhà nghiên cứu khác của ĐH Nông nghiệp Hà Nam, Trung Quốc.
Bản thảo bài thứ 3, “Enhancing the adsorption performance and sensing
capability of Ti-doped MoSe2 and MoS2 monolayers by applying electric field”
(đăng trên Tập 512, tháng 5.2020), chỉ có một tác giả Lilin Jiang, Học viện Hạ
Châu, Trung Quốc, nhưng khi công bố thì xuất hiện thêm tên của Kittisak
cùng 3 tác giả mới ghi địa chỉ ĐH Nông nghiệp Hà Nam.
Việc bổ sung đồng tác giả trong quá trình bình duyệt bản thảo không phải
hành vi bị cấm trong xuất bản hàn lâm, nhưng với điều kiện nó được thông
báo và giải trình rõ ràng, minh bạch rồi được biên tập viên xử lý bản thảo
chấp thuận. Nhưng trong 3 bài báo trên, tên của “siêu nhân” Kittisak và các
đồng tác giả khác đã được thêm vào mà biên tập viên tạp chí không hề hay
biết. Đặc biệt, việc tác giả được bổ sung về sau lại thế chỗ tác giả ban đầu để
trở thành tác giả đầu mối là hết sức kỳ lạ và bất thường.
Vì lý do này, tạp chí Applied Surface Science đã quyết định gỡ bỏ cả 3 công
trình với nhận định: “Vấn đề với danh tính và đóng góp khoa học của các tác
giả gây nghi ngờ về dữ liệu cũng như những kết luận rút ra từ dữ liệu trình
bày trong bài báo”. Tạp chí này cho biết, “việc thay đổi tác giả sau khi nộp bản
thảo mà không được biên tập viên chấp thuận đi ngược lại chính sách của
tạp chí” và đánh giá hành vi của các tác giả là “biểu hiện của việc lạm dụng
hệ thống xuất bản khoa học”.
Ban biên tập tạp chí Applied Surface Science cũng nói rằng, “cộng đồng khoa
học giữ quan điểm nghiêm khắc về vấn đề này và xin cáo lỗi vì hành vi của
các tác giả đã không được phát hiện trong quá trình xử lý bản thảo”.

“Siêu nhân” Kittisak là ai?


Một bài báo khác do Kittisak Jermsittiparsert của Trường ĐH Tôn Đức Thắng đứng tên tác giả
liên hệ vừa bị tạp chí Applied Surface Science gỡ bỏ.
DƯƠNG TÚ
Kittisak Jermsittiparsert là một “cai thầu săn mồi” tiêu biểu đã được nhắc đến
trên báo Thanh Niên. Tuy mới hoàn thành chương trình tiến sĩ ngành khoa
học xã hội vào năm 2017 tại Thái Lan, “siêu nhân” này đã công bố tới 383 bài
báo thuộc đủ mọi lĩnh vực, từ tính toán lý thuyết đến thực nghiệm, từ khoa
học tự nhiên đến khoa học xã hội (theo thống kê mới nhất của cơ sở dữ liệu
học thuật Scopus).
Nếu như từ 2018 trở về trước, tác giả này chỉ công bố 1-6 công trình khoa
học mỗi năm thì sang các năm 2019 và 2020, số bài báo của Kittisak nhảy vọt
lên lần lượt 207 và 133 bài. Tính trung bình, gần như bất kỳ ngày làm việc
nào “siêu nhân” Kittisak cũng xuất bản một bài báo.
Cho đến nay, Kittisak khai địa chỉ làm việc là Trường ĐH Tôn Đức
Thắng trong 233 bài và Trường ĐH Duy Tân trong 35 bài.
Cả 3 bài báo mà siêu nhân này đứng tên tác giả đầu mối trên tạp chí Applied
Surface Science vừa bị gỡ bỏ đều thuộc lĩnh vực khoa học vật liệu, hoàn toàn
không liên quan gì đến chuyên ngành khoa học xã hội mà Kittisak chỉ vừa tốt
nghiệp 4 năm trước.
Sau bài viết của chúng tôi trên báo Thanh Niên tháng 9 năm ngoái, phát biểu
trên tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, đại diện Trường ĐH Tôn Đức Thắng
cho biết, trường này đã ngừng “hợp tác” với Kittisak. Tuy thế, chúng tôi nhận
thấy một số bài báo mới công bố của siêu nhân này vẫn tiếp tục lấy địa chỉ
làm việc là Trường ĐH Tôn Đức Thằng và một trường ĐH Việt Nam khác.
Chẳng hạn, trong bài báo “The step towards environmental mitigation in
Pakistan: do transportation services, urbanization, and financial development
matter?” công bố trên tạp chí Environmental Science and Pollution
Research (Tập 28, tháng 1.2021), “siêu nhân” Kittisak ghi địa chỉ Trường ĐH
Tôn Đức Thắng; trong khi ở bài “Management of higher heating value
sensitivity of biomass by hybrid learning technique“ đăng trên tạp chí Biomass
Conversion and Biorefinery (tháng 1.2021), nơi làm việc của “siêu nhân” này
lại biến thành Trường ĐH Duy Tân. Cả 2 bản thảo đều được nộp cho các tạp
chí vào thời điểm tháng 11.2020 với Kittisak Jermsittiparsert là tác giả liên hệ. 
(Còn nữa)
TS Ngô Đức Thế làm việc ở ĐH Manchester, Vương quốc Anh; TS Dương Tú
làm việc ở ĐH Purdue, Mỹ. Các tác giả điều tra và viết loạt bài với tư cách cá
nhân nhà khoa học, muốn góp phần làm trong sạch cộng đồng khoa học Việt
Nam.
TIN LIÊN QUAN

Thành tích ảo trong nghiên cứu khoa


học: Không nên tăng thứ hạng một cách
giả tạo
Khi biện hộ cho việc mua bán bài báo khoa học, nhiều nhà khoa học quên
mất cái gì mới là quan trọng cho một trường đại học để nâng cao chất lượng
nghiên cứu và giảng dạy, thay vì tăng thứ hạng một cách giả tạo.
Sau một loạt bài báo về thành tích ảo trong nghiên cứu khoa học của báo Thanh Niên, một nhóm
nhà khoa học Việt Nam đã lập trang Liêm chính khoa học, nhanh chóng thu hút nhiều nhà khoa học
người Việt trong và ngoài nước tham gia

ẢNH QUÝ HIÊN CHỤP MÀN HÌNH

LTS: Sau khi loạt bài Thành tích ảo trong nghiên cứu khoa học của báo Thanh Niên được đăng tải,
trong cộng đồng khoa học Việt Nam đã dấy lên những cuộc tranh luận và đến nay vẫn chưa kết thúc
về chủ đề liêm chính khoa học. Qua theo dõi các cuộc tranh luận đó, GS Pierre Darriulat, một nhà
khoa học lớn người Pháp nhưng có mối quan hệ sâu sắc với giới hàn lâm Việt Nam, đã gửi tới báo
Thanh Niên bài viết này. Tiêu đề bài viết và tiêu đề phụ do tòa soạn đặt.

Về một vụ bê bối…
“Muốn lúa tốt thì phải nhổ cỏ cho sạch” […]

“Chúng ta muốn xây dựng một xã hội mới, một xã hội tự do bình đẳng, một xã hội cần, kiệm, liêm,
chính - cho nên chúng ta phải tẩy cho sạch hết những thói xấu của xã hội cũ”.

“[…] chúng ta phải ra sức học tập, tu dưỡng, tự cải tạo để tiến bộ mãi. Nếu không cố gắng để tiến
bộ, thì tức là thoái bộ, là lạc hậu”.

“Phải kiên quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng […]”

Tác giả của những câu trên là Chủ tịch Hồ Chí Minh, tôi trích dẫn từ các tác phẩm: Thực hành tiết
kiệm, chống tham ô, lãng phí, chống bệnh quan liêu (1952), Đạo đức cách mạng (1958), Nâng cao
đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân (1969) của Người.

Trong bài viết gần đây đăng trên một tạp chí của Bộ Khoa học công nghệ, tôi đã phát biểu rằng,
chúng ta cần phải ưu tiên dành những nỗ lực lớn nhất có thể để tiệm cận tới lý tưởng của năng lực
và sự liêm chính, mà nếu thiếu chúng thì khoa học không thể phát triển. Khi viết như vậy, tôi đã liên
tưởng tới bài Chiêu trò để trường đại học được xếp hạng quốc tế đăng trên báo Thanh Niên số ra
ngày 18.8, liên quan tới một việc mà tôi gọi là một vụ bê bối.

Về bài báo này, tôi có một số bình luận như dưới đây.

Đó hoàn toàn là một lời dối trá


Người ta nói với tôi rằng bài báo trên tờ Thanh Niên “đã gây chia rẽ cộng đồng khoa học”. Các tranh
luận tập trung vào câu hỏi, “liệu có đúng đắn hay không khi một trường đại học trả tiền cho các nhà
khoa học ở các cơ quan nghiên cứu khác để ghi tên trường đó làm địa chỉ cho những bài báo khoa
học mà họ công bố?”.

Nhiều người cho rằng đây là một việc làm bình thường trên thế giới và nó có thể chấp nhận được
trong tình trạng hiện tại của Việt Nam, khi mà hầu hết các nhà khoa học ở các cơ quan công lập
phải nhận mức lương rất thấp và rất nhiều người trong số họ phải làm thêm những công việc khác
ngoài giờ để kiếm kế sinh nhai, vậy thì tại sao không cho họ nhận tiền từ một trường đại học khác
để đổi lấy các bài báo khoa học?
Nhiều người đặt ra câu hỏi: “Tại sao một trường đại học có thể sử dụng nguồn lực tài chính riêng ít
ỏi của mình để hỗ trợ một lượng khá lớn các nhà khoa học ở các nơi khác làm nghiên cứu, trả
lương tốt cho cán bộ cơ hữu của họ, và cung cấp một chất lượng giáo dục tốt cho sinh viên, trong
khi các trường công lập khác nhận được những khoản chi ngân sách lớn từ nhà nước lại không làm
được như vậy?”

Trước khi tiếp tục trình bày quan điểm của mình, cho phép tôi ngay lập tức hoàn toàn bác bỏ lập
luận cho rằng “đây là một việc bình thường trên thế giới”. Điều này đơn giản là sai, đó hoàn toàn là
một lời dối trá. Tôi đã có 30 năm cuộc đời nghiên cứu vật lý tại CERN, một trung tâm nghiên cứu
quốc tế, ở đó bất cứ một sự vi phạm nào tới các quy tắc cơ bản nhất về đạo đức khoa học sẽ ngay
lập tức bị xử phạt nghiêm khắc. Bất cứ cách diễn giải nào khác đều chỉ là nói dối, không thể chấp
nhận được.

Ai đáng bị lên án?


Những lời biện hộ của những người đứng về phía Trường đại học Tôn Đức Thắng đã chạm tới một
vấn đề lớn hơn, đó là tham nhũng. Tham nhũng là một vấn đề đặc thù của Việt Nam và nó đang
ngăn cản sự phát triển của đất nước. Mặc dù Đảng và Nhà nước liên tục nêu cao các bài học đạo
đức, vấn nạn này chưa có dấu hiệu suy giảm trong vòng ba thập kỷ gần đây.

Vì thế, các giáo viên tổ chức các lớp học thêm mà học sinh tốt nhất là nên đi học nếu muốn được
điểm cao. Cũng vì thế, một vài nhà khoa học Việt Nam sẵn sàng ghi địa chỉ của Trường đại học Tôn
Đức Thắng nếu trường Tôn Đức Thắng trả tiền cho họ để làm điều đó.

Những nhà khoa học này không phải là những người đáng bị lên án.

Họ có thể nói: Tôi sống ở một đất nước mà năng lực của tôi nói riêng và giới trí thức nói chung
không được coi trọng, điều này được phản ánh qua đồng lương ít ỏi của tôi. Tôi có thể phản ứng
bằng cách rời bỏ đất nước, như nhiều người vẫn đang làm. Nhưng tôi không muốn thế, tôi muốn
tiếp tục hy vọng vào một xã hội tốt đẹp hơn, tôi muốn những đứa con của mình có thể sống trên
mảnh đất của cha ông chúng, nơi mà bình đẳng và công lý sẽ được tái lập, nơi mà những lời của vị
lãnh tụ, Chủ tịch Hồ Chí Minh, sẽ trở thành hiện thực.

Khi còn thơ ấu, tôi đã mơ được góp sức vào những sự chuyển biến này, nhưng mọi nỗ lực của tôi
đã nhanh chóng bị làm cho nhụt chí và bây giờ tôi đã hiểu ra rằng nhiệm vụ này là quá sức đối với
tôi. Vì thế, tôi đã học cách thoả hiệp giữa lý tưởng và thực tế, học cách làm thế nào để tồn tại được
bằng việc nhân nhượng một chút với quan điểm đạo đức của mình miễn sao đừng làm tổn thương
quá nhiều đến nhân cách của tôi.

Những người đáng bị lên án hiển nhiên là những người phải chịu trách nhiệm cho sự thiếu tôn trọng
dành cho giới trí thức của đất nước và cho sự trì trệ của công cuộc chống tham nhũng.

Vung tiền phí phạm


Khi tôi nói chuyện ở Trường đại học Tôn Đức Thắng là một vụ bê bối, tôi không có ý nhằm vào các
nhà khoa học Việt Nam. Tôi nhắm vào việc Trường đại học Tôn Đức Thắng trả tiền cho các nhà
khoa học nước ngoài để ghi địa chỉ của trường trong các bài báo của họ.
Ví dụ, tôi có thể xét một bài báo tiêu biểu cho vấn đề này và nó thuộc lĩnh vực chuyên môn của
tôi: Nghiên cứu tham số mô tả cánh tay xoáy ốc của thiên hà: độ rộng cánh tay (Investigation of the
parameters of spiral pattern in galaxies: the arm width), đăng trên tạp chí Nghiên cứu Thiên văn học
và Vật lý Thiên văn (Research in Astronomy and Astrophysics), số 20, tập 8, năm 2020. Các tác giả
của bài báo là 3 nhà vật lý thiên văn đáng kính làm việc tại Saint Petersburg; bài báo có nội dung tốt
và ở một đẳng cấp cao.

Tác giả đầu của bài báo, Alexander Mosenkov, ghi địa chỉ ở Phòng Quản lý khoa học và phát triển
công nghệ và khoa Khoa học ứng dụng, Trường đại học Tôn Đức Thắng, TP.Hồ Chí Minh, Việt
Nam; anh ta cũng ghi địa chỉ email của trường Tôn Đức Thắng.

Việc này, theo quan điểm của tôi, là một vụ bê bối trên ít nhất 2 khía cạnh:

1. Trường Tôn Đức Thắng hoàn toàn không đào tạo gì về vật lý thiên văn, đó là lý do tại sao
Mosenkov chỉ có thể ghi địa chỉ Phòng Quản lý khoa học và Phát triển công nghệ, chứ không phải
khoa hay bộ môn thiên văn. Đáng lẽ ra, sẽ rất đáng khen ngợi nếu như Trường đại học Tôn Đức
Thắng, với việc ý thức được rằng hầu hết các trường đại học Việt Nam bỏ qua ngành vật lý thiên
văn là chuyện đáng xấu hổ như thế nào, có thể thành lập một bộ môn vật lý thiên văn và bỏ kinh phí
mời các nhà khoa học xuất sắc ở nước ngoài sang giảng bài. Nhưng thực tế lại hoàn toàn khác.

Số tiền trả cho Mosenkov là hoàn toàn phí phạm đối với Việt Nam. Sẽ tốt hơn nhiều nếu người ta
dùng tiền đó trả cho các đồng nghiệp trẻ người Việt của tôi, những người đang thực sự làm nghiên
cứu về vật lý thiên văn trên đất nước này.

2. Tác hại của việc quá coi trọng chuyện xếp hạng đại học, các hệ số ảnh hưởng và những con số
định lượng khoa học khác đang hiển hiện tại đây trong bộ dạng hoàn toàn trần trụi của nó. Tác dụng
duy nhất của những thứ này là để dành cho các nhà quản lý thiếu năng lực, những người không có
khả năng đánh giá chất lượng của bản thân công việc nghiên cứu khoa học, để cho họ có thể quyết
định nghiên cứu này là tốt còn cái kia là kém.

Thật không may là có cả những nhà khoa học cũng rơi vào cái bẫy này: họ quên mất cái gì mới là
quan trọng cho một trường đại học Việt Nam để nâng cao chất lượng nghiên cứu và giảng dạy, thay
vì tăng thứ hạng một cách giả tạo; và họ cho rằng thứ hạng mới là điều quan trọng.

Ai sẽ làm cho môi trường khoa học liêm chính?


Một lần nữa, cá nhân những nhà khoa học Việt Nam mắc vào những cạm bẫy này không phải là đối
tượng đáng bị chỉ trích. Chúng ta không thể bắt các nhà khoa học Việt Nam hy sinh cho điều mà họ
biết là quá xa tầm tay của mình; chúng ta cần chấp nhận những thoả hiệp và nhượng bộ mà họ phải
làm để tồn tại được ở nơi này.

Những người có thể cải thiện tình hình là những người có trách nhiệm phát triển năng lực và sự
liêm chính của quốc gia, những người có trách nhiệm chèo lái đất nước với di sản Chủ tịch Hồ Chí
Minh để lại, những người có trách nhiệm đào tạo thế hệ trẻ, những người “muốn xây dựng một xã
hội mới, một xã hội tự do bình đẳng, một xã hội cần, kiệm, liêm, chính”, những người sẽ “tẩy cho
sạch hết những thói xấu của xã hội cũ” và “ra sức học tập, tu dưỡng, tự cải tạo để tiến bộ mãi”.

Họ là những người có thể giải phóng các hiệp hội chuyên môn, ví dụ như Hội Vật lý Việt Nam và Hội
Thiên văn và vũ trụ Việt Nam, là hai nơi mà tôi quen thuộc, khỏi những điều cấm kỵ đang làm tê liệt
hoạt động của các hội này và khuyến khích những tranh luận với mục tiêu đi tìm con đường hiệu
quả nhất hướng tới năng lực và sự liêm chính. Họ là những người có thể tái lập sự trân trọng những
giá trị tri thức của đất nước, khích lệ thế hệ trẻ tư duy phản biện, khuyến khích họ đọc những cuốn
sách viết về những điều họ không tán thành để được trang bị tốt hơn khi đấu tranh bảo vệ luận điểm
của mình.

Họ là những người có thể triển khai những cách thức quản lý khoa học hiệu quả hơn, bớt phung phí
tiền bạc cho những thiết bị vô dụng như ta vẫn thường thấy, và thay vào đó là đãi ngộ tốt hơn cho
các nhà khoa học. Họ là những người hiểu rằng tương lai của đất nước nằm trong khối óc và con
tim của thế hệ trẻ, chứ không phải ở những dấu hiệu sung túc giả tạo và những biểu tượng địa vị
khác mà thực ra chỉ là ảo ảnh.  

GS Pierre Darriulat là một nhà vật lý hàng đầu thế giới về lĩnh vực vật lý hạt và vật lý thiên văn. Ông
là viện sĩ thông tấn Viện hàn lâm Khoa học Pháp từ 1986, Giám đốc khoa học của Trung tâm
Nghiên cứu Hạt nhân châu Âu (CERN) trong khoảng 1987-1994.

Sau khi nghỉ hưu (cuối năm 1999), ông sang định cư ở Hà Nội. Từ đó đến nay, ông đã tập trung
giúp đỡ xây dựng và phát triển vật lý thiên văn ở Việt Nam.

TIN LIÊN QUAN

 Thành tích ảo trong nghiên cứu khoa học: Các trường đại học Việt Nam có thể đang bị 'ăn
thịt'
 Thành tích ảo trong nghiên cứu khoa học: Đánh giá thông qua con số dễ ngụy tạo
 Thành tích ảo trong nghiên cứu khoa học: Chất lượng bài báo quốc tế đến đâu?

Thành tích ảo trong nghiên cứu khoa


học: Chất lượng bài báo quốc tế đến
đâu?
Việc mua bán bài báo khoa học để đạt 'đẳng cấp quốc tế' mà Trường ĐH Tôn
Đức Thắng là một ví dụ điển hình khiến nhiều nhà khoa học đặt câu hỏi về
phát triển nghiên cứu khoa học không thực chất.

60 bài báo khoa học/năm/người ?


Nhiều nhà toán học ngỡ ngàng khi biết thông tin, theo bảng xếp hạng ARWU
2020 của Trường ĐH Giao thông Thượng Hải (Trung Quốc) trong lĩnh vực
toán học, Trường ĐH Tôn Đức Thắng xếp số 1 Việt Nam! Trong bảng xếp
hạng này ở lĩnh vực toán học, trường nằm ở top 301 - 400 thế giới. Trong top
500 ngành toán không có thêm trường nào của Việt Nam.
GS Phùng Hồ Hải, Viện trưởng Viện Toán học, chia sẻ: “Tôi tra cứu cơ sở dữ
liệu của Hội Toán học Mỹ và phát hiện một số nhà toán học không công tác ở
Trường ĐH Tôn Đức Thắng nhưng trong những năm gần đây, mỗi năm công
bố tới hơn 10 bài với địa chỉ trường này. Trong năm 2019 có 266 bài báo ghi
địa chỉ Trường ĐH Tôn Đức Thắng, nhiều gấp 4 lần số bài của Viện Toán học
Việt Nam cũng trong năm đó”.
Còn GS Ngô Việt Trung, Chủ tịch Hội Toán học Việt Nam, cũng cho biết khi
tìm kiếm các công bố của một nhà khoa học được xem như một ngôi sao
sáng ở Trường ĐH Tôn Đức Thắng, ông nhận thấy có một số thông tin đáng
ngờ về chất lượng nghiên cứu của vị này. “Có một số dấu hiệu để tôi nghi
ngờ anh ta tham gia các liên minh viết bài với các tác giả từ nhiều nước như
Venezuela, Tunisia, Iran, Iraq, Ả Rập Xê Út, Trung Quốc, Ấn Độ, Kuwait,
Pakistan, Morocco...”, GS Ngô Việt Trung nói.
Nhiều người cũng chia sẻ sự ngạc nhiên về “năng suất” sản xuất bài báo của
một số cán bộ cơ hữu là người châu Á của Trường ĐH Tôn Đức Thắng. Kỷ
lục là một vị người Thái Lan, năm 2019 tham gia viết khoảng 70 bài báo, năm
2020 (đến thời điểm này) tham gia viết được khoảng 30 bài báo. Một vị khác,
ở Khoa Kỹ thuật công trình của Trường ĐH Tôn Đức Thắng, năm ngoái cũng
tham gia viết gần 60 bài báo. Một nhà khoa học bình luận: “Nếu nghiên cứu
thực chất, việc một nhà khoa học viết nhiều bài báo như vậy là điều không
tưởng!”.

Nhiều báo khoa học của Trường ĐH Tôn Đức Thắng là sự “hợp tác”, mua bán từ các tác giả
người nước ngoài
ẢNH: CHỤP MÀN HÌNH
Một nữ tiến sĩ vật lý cho biết gần đây trong giới khoa học nổ ra những cuộc
tranh cãi dữ dội về chất lượng các tạp chí quốc tế uy tín, từ đó đòi hỏi phải
tẩy chay việc đăng bài trên những tạp chí tuy nằm trong danh mục ISI (tạp chí
uy tín) nhưng lại đáng ngờ về chất lượng khoa học, ví dụ như những tạp chí
của Nhà xuất bản MDPI.

Tổng số các bài báo từ Việt Nam trên MDPI tính từ khi nhà xuất bản này
thành lập (năm 2013) tới năm 2018 là 703 bài. Trong khi đó, số các công bố
trong 2 năm 2019 và 2020 tới thời điểm này đã lên tới 1.695 bài; riêng số bài
có địa chỉ Trường ĐH Tôn Đức Thắng là 538 bài, chiếm 31,7% so với tổng số
bài có địa chỉ Việt Nam đăng trên MDPI trong cùng khoảng thời gian. “Năm
2019 và 2020, cứ hơn 3 bài từ Việt Nam đăng trên MDPI thì có một bài ghi
địa chỉ Trường ĐH Tôn Đức Thắng”, nhà khoa học này nhận xét.

Chủ yếu liên kết với các nước khoa học chưa phát
triển
Một giáo sư trong lĩnh vực sinh học cũng nêu đích danh một số bài báo mà
qua đó cho thấy “đầu tư cho khoa học” của Trường ĐH Tôn Đức Thắng thực
sự là chỉ nhằm gia tăng số lượng bài báo chứ không phải để phục vụ hoạt
động nghiên cứu và đào tạo của trường. Một bài có tên (tạm dịch) Sự chấp
nhận công nghệ năng lượng sinh học tại châu Phi: tổng quan về thực trạng
quá khứ và hiện tại, một bài khác là nghiên cứu các kỹ thuật GIS và Fuzzy
Logic cho lưu vực sông Jemma của Ethiopia. Nếu các công trình trên
do người Việt Nam nghiên cứu thì không có vấn đề, nhưng trong các đề tài
kiểu này (rất nhiều trong danh sách bài báo quốc tế ghi địa chỉ Trường ĐH
Tôn Đức Thắng) không có bóng dáng một nhà khoa học người Việt nào, trừ
cái địa chỉ của trường!
Qua đó cho thấy việc thuê người viết bài của trường ĐH Tôn Đức Thắng chủ
yếu nhằm vào các nước mà quy định về quản lý các nhà khoa học và đạo
đức khoa học chưa chặt chẽ, thậm chí làm khoa học “dỏm”. Cho nên, các bài
báo đó dù được đăng trên các tạp chí trung bình, thậm chí hạng khá, thì cũng
tiềm ẩn nhiều nguy cơ không trung thực trong khoa học. “Trong số 22 bài báo
của Việt Nam bị gỡ cho đến nay, có 4 bài ghi địa chỉ của Trường ĐH Tôn Đức
Thắng, và cả 4 bài này đều là sản phẩm của “ngoại binh” đến từ những nước
kém phát triển”, giáo sư này bức xúc.
Trước thông tin này, một nhà khoa học khác bình luận: “Việc dùng tiền tài trợ
cho các nghiên cứu không liên quan gì đến Việt Nam thì không có gì có thể
bào chữa được rằng đó là việc làm chính đáng. Phần lớn tài trợ nghiên cứu
của các quỹ đều phải có yêu cầu chứng minh sự ảnh hưởng đối với xã hội (ở
đây là xã hội Việt Nam vì dùng tiền của Việt Nam). Việc Trường ĐH Tôn Đức
Thắng dùng tiền tài trợ cho các nghiên cứu này để đặt tên của trường mình là
cách tăng hạng nghiên cứu không chỉ rất không liêm chính mà còn làm thất
thoát ngoại tệ cho một hoạt động không liêm chính trong nền học thuật trên
thế giới”. (còn tiếp)
Nhà nghiên cứu nước ngoài nói gì ?
Một nhà nghiên cứu Việt Nam trong lĩnh vực dược học đang làm việc ở một
ĐH của Mỹ cho biết, ông đã thử liên hệ với một số người nước ngoài để hỏi
về việc ghi địa chỉ Trường ĐH Tôn Đức Thắng trên một số bài báo quốc tế
của họ. Một nhà toán học Pakistan đã hồi âm và chia sẻ một số thông tin.
Theo nhà toán học Pakistan này, ông là giáo sư toàn thời gian của ĐH Quaid-
i-Azam, nhưng được phép “làm thêm” cho các trường ĐH khắp nơi trên thế
giới (chủ yếu cho Trung Quốc, Ả Rập Xê Út), với điều kiện nộp lại 30% thu
nhập cho trường ĐH mà mình đang làm việc. “Tôi có nhiều bài báo ghi địa chỉ
là trường ĐH của mình, đồng thời có một số bài ghi địa chỉ Trường ĐH Tôn
Đức Thắng để điều hành phòng thí nghiệm của tôi và cấp học bổng cho sinh
viên vì trường ĐH không hỗ trợ”, nhà toán học Pakistan giải thích.
Một số trường cũng theo con đường này
Nhiều nhà khoa học cũng thông tin, ngoài Trường ĐH Tôn Đức Thắng cũng
có một số trường ĐH khác tổ chức mua bán bài để tăng số lượng bài báo
quốc tế, nhưng với cách thức tinh vi hơn. Chẳng hạn, một nhà khoa học ở ĐH
Huế từng được báo chí ca ngợi do “năng suất cao” (một năm viết được 19 bài
báo quốc tế) được mệnh danh là “cây bán bài” cho Trường ĐH Duy Tân.
Một nhà khoa học khác thì gửi cho Thanh Niên một bài báo đăng ở tạp chí
hạng cao mà ông là tác giả liên hệ, một số đồng nghiệp khác (trong và ngoài
nước) là đồng tác giả. Trong đó, 2 tác giả người Đức đều ghi địa chỉ Trường
ĐH Duy Tân. “Tôi là người làm, tôi biết chắc chắn bài báo này không hề có sự
đóng góp của Trường ĐH Duy Tân. Lý do tại sao các cộng sự của tôi ghi địa
chỉ này thì tôi không biết. Trong suốt quá trình làm việc, các cộng sự đó vẫn ở
Đức, chúng tôi thảo luận, trao đổi qua email hoặc trực tuyến”, nhà khoa học
này khẳng định.
Thành tích ảo trong nghiên cứu khoa
học: Dán nhãn mác giả trong công bố
khoa học
Hoạt động nghiên cứu khoa học không phải là chi tiền mua các công trình nghiên cứu
của người khác về làm 'vốn' của mình. 

 
MINH HỌA: DAD

Đó là cách làm của bệnh thành tích ảo, cần phải được ngăn chặn tận gốc để nghiên cứu khoa học phát
triển lành mạnh và bền vững...
Chi tiền mua danh hão

Việc Trường ĐH Tôn Đức Thắng trả tiền cho các cán bộ không phải của trường để họ ghi vào trong công
bố khoa học của họ địa chỉ tác giả ở trường này chẳng khác gì mua hàng ở Trung Quốc về rồi gắn mác
Việt Nam.

Những năm gần đây, hoa quả Trung Quốc thường vô tư đội lốt hàng Việt Nam để bán được hàng.
Chuyện này có thể bị phạt hành chính vì tội lừa dối người tiêu dùng.

Tinh vi hơn là bán hàng loạt đồ điện tử có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng lại gắn mác “Hàng Việt Nam
chất lượng cao”. Những vụ việc này đã bị cáo buộc gian lận thương mại. Để tránh tình trạng sản xuất và
buôn bán hàng giả, nhà nước đã ban hành Nghị định về nhãn hàng hóa quy định hàng hóa phải gắn nhãn
mác ghi rõ xuất xứ nơi sản xuất.

Rất tiếc là trong công bố khoa học gần đây cũng xảy ra những chuyện tương tự việc giả mạo nhãn mác.

“Mua bài” của các nhà khoa học trong và ngoài


nước
Công bố khoa học được xem là một trong những thước đo trình độ phát triển khoa học công nghệ của
một quốc gia. Chỉ trong một thời gian ngắn, số lượng các công bố quốc tế của Việt Nam hằng năm đã
tăng gần 5 lần, từ 1.764 năm 2009 lên đến 8.234 năm 2018. Đến năm 2019 thì con số này đã là 11.461
bài báo, tăng gấp 1,3 lần so với năm 2018. Một trong những nguyên nhân cơ bản là Chính phủ và xã hội
đã dần coi công bố khoa học là tiêu chuẩn đánh giá trình độ các nhà khoa học (cấp học vị, phong học
hàm, xét duyệt đề tài...).
Bài báo gần đây đăng trên MDPI có ghi địa chỉ tác giả ở Trường ĐH Tôn Đức Thắng đều là
người nước ngoài
ẢNH: CHỤP MÀN HÌNH
Tuy nhiên, có những hiện tượng không thể giải thích được. Ví dụ như Trường ĐH Tôn Đức Thắng có số
công bố quốc tế vượt hẳn Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam, là cơ quan bao gồm rất nhiều
viện nghiên cứu khoa học cơ bản hàng đầu trong nước. Tìm hiểu sự việc thì thấy hầu hết tác giả người
Việt của các công bố quốc tế của Trường ĐH Tôn Đức Thắng lại không phải là cán bộ của trường ĐH này.
Các tác giả đó là cán bộ cơ hữu của nhiều trường ĐH và viện nghiên cứu trong cả nước. Trường ĐH Tôn
Đức Thắng đã trả tiền cho các cán bộ đó để họ ghi vào trong công bố khoa học của họ địa chỉ tác giả ở
trường. Chuyện này chẳng khác gì anh mua hàng ở Trung Quốc về rồi gắn mác ở Việt Nam. Vì công bố
khoa học không phải là hàng hóa, nên việc này được tiến hành thông qua các hợp đồng làm việc, trong
đó nghĩa vụ duy nhất là công bố quốc tế có ghi địa chỉ ở Trường ĐH Tôn Đức Thắng, thậm chí còn chỉ dẫn
cách ghi địa chỉ thế nào để có vẻ là cán bộ của một nhóm nghiên cứu của họ. Các tác giả này cũng chẳng
cần thiết phải đến giảng dạy hay nghiên cứu ở Trường ĐH Tôn Đức Thắng. Lẽ ra phải ghi xuất xứ bài báo
là địa chỉ cơ quan công tác của tác giả.

Nếu chỉ “mua bài” của các nhà khoa học trong nước không thôi, cách làm này cũng không thể đem lại
cho Trường ĐH Tôn Đức Thắng một số lượng công bố lớn như vậy. Vấn đề là phần lớn các công bố khoa
học của Trường ĐH Tôn Đức Thắng có tác giả ở nước ngoài, nhưng vẫn ghi địa chỉ ở trường. Hầu hết các
tác giả nước ngoài đều đang làm việc ở các nước Bắc Phi, Ả Rập, Trung cận Đông, Nam Á và Đông Nam
Á, thậm chí ở cả những đất nước còn đang bất ổn như Iraq hay Iran nên khó lòng đến Việt Nam được.

Giá trị ảo
Như vậy, số lượng công bố quốc tế của Trường ĐH Tôn Đức Thắng là con số ảo, bao gồm cả những công
bố quốc tế không được thực hiện tại Việt Nam. Thành tích công bố quốc tế của Việt Nam cũng vì thế cần
phải đánh giá lại. Nếu chấp nhận kiểu làm này của Trường ĐH Tôn Đức Thắng thì Chính phủ chỉ cần bỏ
tiền mua công bố khoa học của các tác giả nước ngoài là Việt Nam sẽ trở thành cường quốc về khoa học
ngay. Tiền của bỏ ra chỉ để mua về cái danh hão.
Danh sách các tác giả bài báo khoa học quốc tế của Trường ĐH Tôn Đức Thắng có nhiều người
nước ngoài dưới danh nghĩa là của trường này
ẢNH: CHỤP MÀN HÌNH
Chưa kể chất lượng công bố khoa học của Trường ĐH Tôn Đức Thắng cũng có vấn đề. Gần đây, có hàng
loạt tạp chí khoa học ra đời theo trào lưu truy cập mở, có nghĩa là các ấn phẩm chỉ tồn tại trên mạng, ai
cũng đọc được, nhưng tác giả phải trả tiền mới được đăng. Có một số nhà xuất bản lợi dụng trào lưu này
để kiếm tiền nên được quốc tế gọi là “xôi thịt” (dịch thoát nghĩa của từ predatory tiếng Anh). Đặc điểm
chung phần lớn tạp chí của các nhà xuất bản này là quá trình xét duyệt bản thảo rất nhanh và rất dễ
được đăng. Càng đăng nhiều bài thì họ thu được càng nhiều tiền. Có thể thấy ngay là chất lượng các
công bố ở đây không được đảm bảo. Có nhà xuất bản MDPI mới ra đời năm 2010 nhưng đã có 262 tạp
chí. Nó đã từng lọt vào một danh sách những nhà xuất bản “xôi thịt” của quốc tế và bị tố cáo là việc xét
duyệt đăng bài được quản lý bởi những người không có chuyên môn ở Trung Quốc. Về chất lượng các
công bố trên MDPI, có thể tham khảo wikipedia: https://en.wikipedia.org/wiki/MDPI.

Nếu tra cứu trang mạng của MDPI sẽ thấy Trường ĐH Tôn Đức Thắng có 705 công bố ở đây từ năm
2016, trung bình hơn 150 bài mỗi năm, riêng từ đầu năm 2020 đến nay là 272 bài.

Để minh chứng chuyện này, hãy xem bài báo mới gần đây đăng trên MDPI có ghi địa chỉ tác giả ở Trường
ĐH Tôn Đức Thắng: https://www.mdpi.com/2073-4441/12/8/2294.

Bài báo này gửi đăng ngày 10.7.2020, chữa ngày 4.8.2020, nhận đăng ngày 7.8.2020, cho thấy thời gian
phản biện rất ngắn. Bài báo có 6 tác giả đều ở nước ngoài: 4 người ở Iran (trong đó có 2 người ghi địa chỉ
Trường ĐH Tôn Đức Thắng, 1 người ghi địa chỉ Trường ĐH Duy Tân), 1 người ở Iraq, 1 người ở Pháp.

Người đọc có thể tự hỏi tại sao Trường ĐH Tôn Đức Thắng lại làm như vậy? Việc này có giúp gì cho việc
giảng dạy đâu? Chỉ có thể đoán là nó sẽ giúp Trường Tôn Đức Thắng có thêm chỉ tiêu tuyển sinh và thu
hút được nhiều sinh viên hơn. Nhưng như vậy chả khác gì chuyện giả mạo nhãn mác để bán hàng kém
chất lượng. Đấy là chưa kể tội lãng phí tiền bạc của Việt Nam đem trả cho các tác giả ở nước ngoài. Bộ
GD-ĐT cần xem xét chuyện này một cách nghiêm túc, không để cho con vi rút này lan ra nhiều trường
ĐH khác. (còn tiếp)

Không thấ y tác giả củ a các nướ c phát triể n

Theo một giáo sư Viện Công nghệ thông tin, Viện Hàn lâm khoa học Việt
Nam, tìm hiểu về các tác giả quốc tế đã viết bài về công nghệ thông tin cho
Trường ĐH Tôn Đức Thắng, ông nhận thấy rất nhiều bài ghi địa chỉ trường
này gồm 4 hoặc 5 tác giả nước ngoài, không có tác giả Việt Nam, trong đó có
một vài người chỉ ghi địa chỉ Trường Tôn Đức Thắng. Có bài ghi nhận tài trợ
của Trường Tôn Đức Thắng, có bài ghi nhận tài trợ của trường ĐH nước
khác. Điều đặc biệt, ông không thấy tác giả từ các nước phát triển như Mỹ,
Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản ghi địa chỉ Trường ĐH Tôn Đức Thắng mà toàn là
từ các nước đang phát triển...

Bài báo khoa học, ISI và một số “thước đo” đánh giá
nhà khoa học
Bài báo khoa học, ISI và một số “thước đo” đánh giá nhà khoa học
1. Mở đầu
Ngày 26/11/2011, trong khuôn khổ Hội nghị toàn quốc về Điều khiển và Tự động hóa VCCA
2011, các đại biểu tâm huyết đã tổ chức Diễn đàn trao đổi về Điều khiển học và chương
trình nghiên cứu cơ bản của Nhà nước. Trong diễn đàn này, các đại biểu đã làm rõ nhu cầu
và vạch ra con đường phát triển nghiên cứu cơ bản về Điều khiển học, được coi là “linh
hồn của lĩnh vực Điều khiển và tự động hóa”.
Theo đó, Điều khiển học cần được tham gia vào chương trình nghiên cứu cơ bản của Nhà
nước, cụ thể là Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia NAFOSTED. Thay vì đưa
các đề tài về Điều khiển học “len lỏi” vào các hội đồng chuyên môn về Toán học, Tin học
hoặc Cơ học, các đại biểu nhất trí rằng cần đề xuất với Nhà nước lập hội đồng khoa học
riêng về ngành Điều khiển học. Đó đương nhiên là những ý kiến xác đáng và cần phải thực
hiện.
Tuy nhiên, quỹ NAFOSTED được vận hành theo những quy định về tiêu chí rất chặt chẽ
xoay quanh giá trị khoa học của đề tài và thành tích khoa học của người đăng ký chủ trì
cũng như của thành viên hội đồng khoa học. Những giá trị và thành tích khoa học này được
“đo” theo những tiêu chuẩn quốc tế. Cụ thể, kết quả của đề tài phải là các bài báo được
đăng trên các tạp chí khoa học được công nhận bởi Viện Thông tin Khoa học ISI (sau đây
gọi tắt là “chuẩn ISI”), người đăng ký chủ trì cũng phải có ít nhất 2 bài báo chuẩn ISI trong 5
năm trở lại đây. Như vậy, để tham gia vào “sân chơi NAFOSTED”, các nhà khoa học thuộc
lĩnh vực của chúng ta trước tiên cần phải nắm rõ các vấn đề về tiêu chí quốc tế chuẩn mực
trong khoa học như ISI. Người viết bài này nhận thấy rằng đây là những vấn đề ít nhiều còn
xa lạ với không ít người trong ngành của chúng ta. Bài viết này giới thiệu những vấn đề cơ
bản nhất về một số thước đo định lượng đánh giá nghiên cứu cũng như đánh giá nhà khoa
học. Trước đó, nhằm mục đích định hướng cho những nhà nghiên cứu trẻ (sinh viên, học
viên cao học và nghiên cứu sinh), người viết giới thiệu và phân tích ngắn gọn về vai trò, giá
trị và cấu trúc của một bài báo khoa học. Cuối cùng, một số vấn đề đặc thù của ngành Điều
khiển và Tự động hóa trong đánh giá nghiên cứu sẽ được nêu và phân tích cùng với những
đề xuất của người viết nhằm đưa ngành của chúng ta vào chương trình nghiên cứu cơ bản
của Nhà nước.
Bài viết này giúp cho những nhà nghiên cứu trẻ mới bước chân vào con đường khoa học
để tự vạch ra những mục tiêu cũng như phương pháp nghiên cứu của mình sao cho phù
hợp với những chuẩn mực của quốc tế. Các chuyên gia đầu ngành, những nhà nghiên cứu
đã có kinh nghiệm cũng có thể tham khảo để tự đánh giá những nghiên cứu của bản thân
và hướng dẫn cho những sinh viên, học viên và nghiên cứu sinh của mình.
2. Bài báo khoa học
Sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình nghiên cứu
Ta có thể nói rằng bài báo khoa học chính là sợi chỉ xuyên suốt quá trình nghiên cứu, từ khi
bắt đầu tới khi kết thúc. Khi bắt đầu một đề tài, người nghiên cứu sẽ phải tìm đọc các bài
báo của các tác giả khác về lĩnh vực đó nhằm hai mục đích: học những kiến thức nền tảng
và nắm bắt xu thế nghiên cứu của đề tài. Từ đó, nhà nghiên cứu định ra con đường của
mình, tìm hướng nghiên cứu riêng của mình. Một công trình nghiên cứu chỉ được coi là có
giá trị khoa học khi kết quả của nó có thể được viết thành các bài báo đăng trên các tạp chí
hoặc báo cáo ở các hội nghị khoa học quốc tế được thẩm định về chuyên môn thông qua
phản biện của các chuyên gia (peer-review, có người gọi là “bình duyệt”). Bắt đầu bằng
việc đọc và học từ bài báo của người khác và kết thúc ở việc công bố bài báo của bản thân
mình, đó là một chu trình bắt buộc của nghiên cứu.
“Công bố hay là chết” (Publish or Perish)
Có nhiều người từ trẻ tuổi đến gạo cội trong ngành của chúng ta có quan niệm sai lầm,
hiểu sai về vai trò của bài báo khoa học và việc công bố bài báo khoa học. Thường xuất
hiện những suy nghĩ như sau:
-    Bài báo chỉ là thứ để giải quyết vấn đề bằng cấp. Do yêu cầu phải có báo mới được bảo
vệ luận án (tiến sĩ) nên ta phải viết báo.
-    Nghiên cứu ứng dụng là phải ra sản phẩm có tính thương mại, phục vụ đời sống chứ
không phải là viết báo. Giá trị của nghiên cứu nằm ở công dụng của sản phẩm chứ không
phải ở chất lượng bài báo. Tư duy này khá phổ biến trong các ngành kỹ thuật công nghệ
với suy nghĩ rằng nghiên cứu ứng dụng không cần công bố bài báo mà điều đó chỉ quan
trọng trong nghiên cứu cơ bản.
Đây đều là những ngụy biện sai lầm. Sự cần thiết của việc công bố trên các tạp chí và hội
nghị quốc tế và những lập luận chống lại những tư duy sai lầm này đã được những nhà
khoa học tâm huyết đề cập đến nhiều lần như trong các tài liệu [1 - 3]. Trong khuôn khổ bài
viết này, người viết không đi vào phân tích những sai lầm đó mà chỉ muốn nhấn mạnh vai
trò tối quan trọng của bài báo khoa học đối với nghiên cứu. Như sẽ trình bày trong phần
sau, ta thấy rằng mọi đánh giá về nghiên cứu và đánh giá nhà khoa học đều dựa trên bài
báo khoa học. Thậm chí trong giới khoa bảng phương Tây còn có câu thành ngữ “publish
or perish”, tạm dịch là “công bố hay là chết”. Nếu sử dụng cho ý nghĩa về “sinh mệnh khoa
học” thì câu nói này hoàn toàn không hề phóng đại. Luật của thế giới là đánh giá công trình
nghiên cứu và đánh giá nhà khoa học qua bài báo, nếu anh không có báo tức là anh đứng
ngoài cuộc chơi và không được cộng đồng khoa học thừa nhận.
Cấu trúc một bài báo khoa học
Nhìn chung, một bài báo khoa học có cấu trúc gồm các phần [4]: Giới thiệu (Introduction),
Phương pháp (Materials and Method), Kết quả và đánh giá, bình luận (Results and
Discussion) và Kết luận (Conclusion). Đây là một cấu trúc tổng quan cho tất cả các ngành,
bạn đọc có thể tham khảo ở [4] hoặc nhiều tài liệu khác. Người viết bài này muốn trình bày
một cấu trúc chi tiết và đặc thù hơn trong ngành Điều khiển và Tự động hóa như sau:
1. Giới thiệu (Introduction). Trong phần này, tác giả cần làm rõ đối tượng nghiên cứu, động
lực nghiên cứu (tại sao cần nghiên cứu đối tượng này), tình hình nghiên cứu qua công trình
của các tác giả khác với đánh giá về ưu nhược điểm của chúng, mục tiêu của nghiên cứu
và cuối cùng là cấu trúc của bài báo.
2. Mô tả hệ thống và phương pháp đang được sử dụng (System configuration and current
methods/techniques). Các nghiên cứu trong ngành Điều khiển và Tự động hóa thường làm
việc với một đối tượng xác định. Trong phần này, tác giả cần phải mô tả cấu hình hệ thống,
mô hình hóa đối tượng (mô hình toán học) và mô tả phương pháp, kỹ thuật hay thuật toán
đang được sử dụng rộng rãi. Chẳng hạn, nếu công trình của tác giả là một thuật toán cải
tiến chất lượng cho hệ điều khiển vector động cơ không đồng bộ thì trong phần này, tác giả
phải mô tả cấu hình hệ truyền động, mô hình hóa động cơ và hệ truyền động và trình bày
những chi tiết cơ bản về phương pháp điều khiển vector thông thường.
3. Phương pháp do tác giả đề xuất (Proposed method/technique). Tác giả phải trình bày
những hạn chế của phương pháp đã biết và đề xuất phương pháp của mình. Đó có thể là
một phương pháp mới hoặc một kỹ thuật để cải tiến phương pháp đã biết. Đây là giá trị
khoa học chính của bài báo. Bài báo có được đăng hay không, chất lượng thế nào phụ
thuộc chủ yếu vào phần này.
4. Kết quả mô phỏng và thực nghiệm với các đánh giá về kết quả (Simulation and
experimental results and evaluations). Trong phần này tác giả trình bày các kết quả mô
phỏng và thực nghiệm để chứng minh tính đúng đắn và hiệu quả của phương pháp đề
xuất. Cần phải có các đánh giá, phân tích và bình luận cho mỗi kết quả.
5. Kết luận (Conclusion). Đây là phần đánh giá lại toàn bộ phương pháp (những ưu điểm và
tồn tại của nó), nhấn mạnh lại đóng góp khoa học của bài báo. Cuối cùng tác giả có thể gợi
mở hướng nghiên cứu tiếp theo.
6. Phụ lục (Appdendix). Bài báo có thể có phụ lục. Đây có thể là bảng số liệu, kết quả mô
phỏng và thực nghiệm hoặc những tính toán và chứng minh toán học chi tiết. Những phần
đưa vào phụ lục là những phần rất quan trọng, nhưng nếu đưa vào nội dung bài báo sẽ
khiến cho nó trở nên phức tạp, dài và khó theo dõi. Bài báo nên được trình bày mạch lạc,
rõ ràng để người đọc hiểu được công việc của tác giả. Sau đó, những điều được trình bày
trong phụ lục sẽ làm rõ hơn hoặc chặt chẽ hơn đóng góp của tác giả. Đôi khi đây lại là phần
hay và giá trị nhất của bài báo.
Đối với từng loại bài báo và từng lĩnh vực cụ thể, cấu trúc trên có thể có sự thay đổi. Chẳng
hạn một bài báo về Lý thuyết điều khiển sẽ xoay quanh các thuật toán mà có thể không có
một cấu hình hệ thống cụ thể. Các kết quả mô phỏng hoặc thực nghiệm nếu có thường chỉ
để minh họa cho tính ứng dụng của thuật toán. Trong khi đó, với một nghiên cứu về Điện tử
công suất hoặc Truyền động điện thì cấu hình hệ thống và các kết quả là không thể thiếu.
Trong lĩnh vực này, một bài báo có kết quả thực nghiệm thường được đánh giá cao hơn
một bài chỉ dừng ở mô phỏng. Tuy vậy, dù trong trường hợp nào, giá trị khoa học quyết
định của bài báo cũng nằm ở đóng góp mang tính học thuật của tác giả về phương pháp đề
xuất, đó gọi là yêu cầu về “cái mới” (novelty) của các công bố khoa học.
Còn một dạng bài báo nữa thường được đọc và trích dẫn rất nhiều (sẽ đề cập ở phần sau)
là các bài tổng quan (review paper). Đây thường là những bài báo do các tác giả có uy tín
viết, nó là đánh giá tổng quan về một sự phát triển, một nhánh nghiên cứu nào đó với
những nhìn nhận, phân tích và tổng hợp dựa trên kết quả nghiên cứu của chính tác giả và
của các tác giả khác. Loại bài báo này có thể không có phương pháp đề xuất mới, mà giá
trị của nó nằm ở những đánh giá tổng hợp của tác giả giúp người đọc có cái nhìn hệ thống
về các vấn đề trong lĩnh vực chuyên môn.
Không chỉ dành cho bài báo, cấu trúc trên còn là cấu trúc điển hình của một báo cáo khoa
học, đồ án tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ hoặc luận án tiến sĩ. Hơn thế nữa, một quy trình
nghiên cứu cũng theo đúng cấu trúc như trên. Người làm nghiên cứu đầu tiên phải đọc
công trình của các tác giả khác để học nền tảng kiến thức và xác định rõ mục tiêu cũng như
hướng nghiên cứu của mình. Sau đó, bằng việc phân tích đánh giá ưu và nhược điểm của
các phương pháp đã có, ta tìm ra “khe hở”, từ đó đề xuất ra phương pháp của mình. Sau
khi có ý tưởng và phương pháp, ta xây dựng các mô phỏng và hệ thống thực nghiệm để
thử nghiệm các phương pháp cũ và mới, từ đó điều chỉnh phương pháp đề xuất và công bố
kết quả là bài báo của mình khi nghiên cứu đã hoàn thiện.
3. Khái niệm về ISI
Trong phần trên, ta đã bàn về vai trò của bài báo khoa học. Các bài báo sẽ được công bố
trên các tạp chí khoa học (academic journal, có người gọi là “tập san”) hoặc báo cáo tại các
hội nghị khoa học. Tuy vậy, không phải tạp chí và hội nghị nào cũng có giá trị như nhau và
đều được cộng đồng khoa học quốc tế công nhận. Ta dễ thấy những tạp chí của Việt Nam
hầu như có rất ít giá trị đối với thế giới. Có những tạp chí đăng bài tương đối dễ, có những
tạp chí là niềm mơ ước cả đời không với tới được của nhiều nhà khoa học. Vậy thế nào là
“được công nhận” và “không được công nhận”; thế nào là “dễ” và “khó”?
Vấn đề chất lượng của tạp chí, việc “dễ” và “khó được nhận” sẽ được đề cập ở phần sau.
Câu hỏi về “tạp chí nào được công nhận” có thể được trả lời một cách đơn giản: tạp chí
nằm trong danh sách thống kê của Viện Thông tin Khoa học ISI (Institute for Scientific
Information). ISI được thành lập bởi Eugene Garfield, một nhà khoa học người Mỹ, vào
năm 1960 và sau đó được sáp nhận vào tập đoàn Thomson Reuters. ISI thống kê, đánh giá
và xếp hạng hàng nghìn tạp chí khoa học thuộc hầu hết các lĩnh vực tạo thành một bộ cơ
sở dữ liệu thông tin khoa học đáng tin cậy với nhóm [5]:
-    SCI (Science Citation Index) có 3773 tạp chí thuộc 100 ngành. Sau đó có SCIE (Science
Citation Index Expanded với 8207 tạp chí thuộc 150 ngành. Có thể xem rằng các tạp chí
thuộc SCI được đánh giá cao hơn các tạp chí thuộc SCIE (mở rộng).
-    SSCI (Social Sciences Citation Index) gồm 2697 tạp chí và 3500 công trình của 50
ngành. A&HCI (Art and Humanities Citation Index) gồm 1470 tạp chí và 6000 công trình.
Đây là những tạp chí thuộc lĩnh vực Nghệ thuật, Khoa học Xã hội và Nhân văn.
-    CPCI (Conference Proccedings Citation Index) gồm 110000 tuyển tập hội nghị.
4. Một số thước đo đánh giá nhà khoa học
Trong phần này, người viết sẽ giới thiệu hai chỉ số cơ bản và thường được sử dụng để
đánh giá các công trình nghiên cứu và đánh giá các nhà khoa học; cùng với đó là một số
phân tích về ưu và nhược điểm của những thước đo này.
a. Chỉ số trích dẫn (Citation Index)
Chỉ số trích dẫn được Garfield đưa ra vào năm 1955, đó là toàn bộ số lần một bài báo
được trích dẫn trong các tài liệu khác [6]. Đây là chỉ số đơn giản nhất và cũng là quan trọng
nhất vì nó là nền tảng để tính các chỉ số khác. Một cách định tính, ta thấy rằng một bài báo
có chất lượng của một tác giả uy tín sẽ được nhiều người đọc, tham khảo và trích dẫn và
ngược lại. Do vậy, có thể lấy số lần trích dẫn để đo giá trị của bài báo, tạp chí và tác giả.
Tuy đây là một chỉ số hợp lý, nó có những vấn đề gây khó khăn cho việc đánh giá. Trong
bài viết này, người viết đề cập đến hai vấn đề: sự khác nhau giữa kết quả từ các công cụ
thống kê khác nhau và văn hóa trích dẫn của từng ngành.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Hình 1. Kết quả tìm kiếm theo IEEExplore.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Hình 2. Kết quả tìm kiếm theo ISI Web of Science.
Sự khác biệt về kết quả giữa các công cụ thống kê
Việc thống kê trích dẫn của các tạp chí và bài báo ngày nay đều dựa trên các công cụ tìm
kiếm và thống kê bằng máy tính. Trên thế giới có rất nhiều các công cụ như vậy. Đối với
ngành Điều khiển và Tự động hóa, người viết giới thiệu ba công cụ: IEEExplore, ISI Web of
Science và Google Scholar. IEEExplore (http://ieeexplore.ieee.org) thống kê tất cả các ấn
phẩm gồm sách, báo, tạp chí, kỷ yếu hội nghị và tiêu chuẩn của tổ chức IEEE (Institute of
Electrical and Electronic Engineers) và IET (Institution of Engineering and Technology). ISI
Web of Science (http://isiwebofknowledge.com) là công cụ thống kê và tìm kiếm của ISI.
Google Scholar (http://scholar.google.com) là dịch vụ của Google với bộ cơ sở dữ liệu
được coi là phong phú nhất trong các công cụ tìm kiếm (tuy nhiên họ không công bố danh
sách cơ sở dữ liệu này).
Do dựa trên những cơ sở dữ liệu khác nhau nên kết quả thống kê của các công cụ này
cũng khác nhau. Lấy một ví dụ, người viết bài này có bài báo “Convergence Improvement
of Efficiency-Optimization Control of Induction Motor Drives” đăng trên tạp chí IEEE
Transactions on Industry Applications năm 2001, sử dụng ba công cụ tìm kiếm khác nhau
đem lại ba kết quả khác nhau, với các kết quả là 22, 26 và 98 như các Hình 1, 2 và 3.

Hình 3. Kết quả tìm kiếm theo Google Scholar.


Sự khác biệt về văn hóa trích dẫn của mỗi ngành
Có một vấn đề là ta rất khó so sánh các công trình và các nhà khoa học ở các lĩnh vực
khác nhau dựa trên số lần trích dẫn. Lý do là mỗi ngành có một “văn hóa trích dẫn” khác
nhau. Có ngành trích dẫn nhiều, có ngành trích dẫn ít. Một thống kê trên Hình 4 cho ta cái
nhìn về sự khác nhau giữa số lần trích dẫn trung bình trên một bài báo ở các ngành khoa
học khác nhau [7]. Ngành Điều khiển và Tự động hóa của ta có tỉ lệ tương tự như nhóm
ngành thấp nhất (Toán và Tin học). Như vậy, ta có thể nhận định gần đúng rằng một bài
báo trong ngành Toán được trích dẫn 2 lần sẽ tương đương với một bài báo trong ngành
Vật lý được trích dẫn 6 lần. Sự khác biệt về văn hóa trích dẫn này dẫn tới những sự chênh
lệch và khác biệt lớn về hệ số ảnh hưởng sẽ được trình bày dưới đây.
Bên cạnh đó, cũng có một số vấn đề khác như việc trích dẫn chỉ là để nhắc lại lịch sử trong
phần tổng quan của bài báo. Lúc này, một bài báo được trích dẫn cao chưa hẳn đã là do
giá trị của nó. Chẳng hạn như những công trình nghiên cứu về truyền điện không dây
(Wireless Power Transfer) rất hay trích dẫn bằng sáng chế của Nikola Tesla “Apparatus for
Transmitting Electrical Energy”, US patent 1,119,732 năm 1902 (mặc dù đây không phải là
“bài báo” nhưng vẫn là một ví dụ tốt) vì đây là nỗ lực đầu tiên để truyền năng lượng điện
không qua dây dẫn; mặc dù trên thực tế Tesla đã thất bại, thiết bị này không hoạt động.
Hình 4. Số lần trích dẫn trung bình trên một bài báo thuộc các nhóm ngành khác nhau. Dữ
liệu từ Thomson Scientific năm 2000 [7].
b. Hệ số ảnh hưởng (Impact Factor – IF)
Hệ số ảnh hưởng (IF) là thông số được tính hàng năm cho mỗi tạp chí, nó thể hiện rằng
các bài trong tạp chí đó được trích dẫn nhiều hay ít, nghĩa là chất lượng của tạp chí cao
hay thấp. Thông số này được tính hàng năm và thay đổi theo thời gian, có khi biến động rất
lớn.
Hệ số ảnh hưởng của một tạp chí trong năm N được tính bằng tổng số lần các bài báo
trong tạp chí đó được trích dẫn trong 2 năm trước N (tức là N-1 và N-2) chia cho tổng số
bài báo trong hai năm đó. Chẳng hạn, Nếu một tạp chí A có tất cả 100 bài trong hai năm
2009 và 2010 và được trích dẫn tổng cộng 170 lần thì hệ số ảnh hưởng của năm 2011 sẽ
là IF_2011 = 170/100 = 1.7.
Hệ số ảnh hưởng cho biết uy tín và chất lượng của tạp chí. Hệ số này càng cao thì tạp chí
càng có uy tín và càng khó để có bài được đăng trên tạp chí này. Một bài báo được đăng
trên một tạp chí có hệ số ảnh hưởng cao sẽ được đánh giá cao, dễ được đọc và được trích
dẫn hơn. Một nhà khoa học đăng được bài trên tạp chí chất lượng và bài báo được trích
dẫn nhiều sẽ được đánh giá cao.
Vì hệ số ảnh hưởng (và thực tế là hầu hết các thước đo khác) được tính dựa trên chỉ số
trích dẫn nên nó mang đầy đủ những hạn chế đặc thù của hệ số trích dẫn. Một thống kê rất
thú vị và chi tiết về sự khác biệt giữa hệ số ảnh hưởng trung bình của các lĩnh vực được
trình bày trong [8], người viết trích giới thiệu trong Hình 5. Trong hình, hệ số của một số
lĩnh vực liên quan gồm Lý thuyết điều khiển, Hệ thống điện, Trường điện từ và Khoa học
máy tính được chỉ rõ (khoanh đỏ) trong tương quan so sánh với hai ngành có hệ số thuộc
nhóm cao nhất là Y học và Sinh học phân tử và tế bào.
5. Đề xuất liên quan đến một số vấn đề đặc thù của ngành Điều khiển và Tự động hóa
Ta quay trở lại với vấn đề về việc đưa Điều khiển học, cũng như Điều khiển và Tự động
hóa nói chung tham gia vào chương trình nghiên cứu cơ bản của Nhà nước. Như đã nói ở
trên, việc này đòi hỏi các nhà khoa học trong ngành phải có công bố trên các tạp chí ISI.
Quy định này có phần gây khó cho các nhà nghiên cứu thuộc ngành Điều khiển và Tự động
hóa nói riêng cũng như ngành Điện nói chung, bởi lẽ, quy định cứng về tạp chí ISI đã bỏ
qua một yếu tố quan trọng liên quan tới “văn hóa công bố” của ngành. Đối với những ngành
khác như Toán học, Vật lý hay Sinh học thì các báo cáo tại hội nghị không được tính là bài
báo nghiên cứu, không tính vào thành tích khoa học. Tuy nhiên, điều này không đúng đối
với ngành Điện, Điện tử và Tin học. Với nhóm ngành này, bài báo ở các hội nghị có chất
lượng cao được đánh giá không thua kém bài báo trong các tạp chí. Ta có thể thấy rất rõ
điều này khi đọc phần trích dẫn (tài liệu tham khảo) các bài báo của ngành, trong đó các bài
báo hội nghị được trích dẫn rất nhiều.
Như vậy, người viết bài này có một ý kiến rằng khi đề xuất lập hội đồng về Điều khiển học,
chúng ta nên đề nghị hội đồng khoa học quốc gia xem xét và điều chỉnh tiêu chuẩn đối với
ngành Điều khiển học, cho phép tính các bài báo tại các hội nghị được liệt kê bởi ISI (CPCI,
đã đề cập ở cuối phần 3) do những đặc thù về văn hóa công bố của ngành như vừa phân
tích.
Hình 5. Thống kê hệ số ảnh hưởng trung bình giữa các lĩnh vực [8].
6. Kết luận
Trong bài viết này, tác giả đã trình bày về vai trò, tầm quan trọng và cấu trúc điển hình của
bài báo khoa học, tiếp đó là những khái niệm cơ bản để đánh giá nghiên cứu và đánh giá
nhà khoa học, cuối cùng là một phân tích và đề xuất về vấn đề văn hóa ngành trong công
bố nghiên cứu. Tác giả hy vọng bài viết sẽ là một tài liệu tham khảo tốt cho những nhà
nghiên cứu trẻ trong định hướng và xác định mục tiêu trong khoa học. Cuối cùng, tác giả
mong rằng bài viết sẽ đóng góp được một số ý kiến nhỏ trong nỗ lực đưa Điều khiển học
vào chương trình nghiên cứu cơ bản của Nhà nước.
Tài liệu tham khảo
[1]    Nguyễn Văn Tuấn, “Chín lý do cho công bố quốc tế”, blog cá nhân nguyenvantuan.net,
08/2009.
[2]    Nguyễn Văn Tuấn, “Một vài hiểu lầm tai hại”, Tạp chí Tia Sáng, bản điện tử, ngày
03/02/2009.
[3]    Phạm Đức Chính, “Lực cản từ chính một số cây đa cây đề”, Tạp chí Tia Sáng, bản
điện tử, ngày 02/02/2009.
[4]    Nature Education, “English Communication for Scientists – Part 2.1: Structuring Your
Scientific Paper”, online: http://www.nature.com/scitable.
[5]    Hồ Tú Bảo, “Đánh giá định lượng kết quả nghiên cứu khoa học”, Seminar Đánh giá
định lượng kết quả nghiên cứu khoa học, tp HCM, 2010.
[6]    Eugene Gafield, “Citation Indexes for Science: A New Dimension in Documentation
through Association of Ideas”, Science, 122(3159), 1955.
[7]    Adler, R., Ewing, J., Taylor, P., “Citation Analysis”, Statistical Science, 24(1), 1-14,
2009.
[8]    Althouse, B.M., West, J.D., Bergstrom, T.C., and Bergstrom, C.T., “Differences in
Impact Factor Across Fields and Over Time”, Journal of the American Society for
Information Science and Technology, 60(1), 27-34, 2009.
Tạ Cao Minh Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng và Sáng tạo Công nghệ, Đại học Bách Khoa
Hà Nội
Số 134 (1+2/2012)♦Tạp chí tự động hóa ngày nay
http://egov.hufi.edu.vn/nghien-cuu-trao-doi/bai-bao-khoa-hoc-isi-va-mot-...

Writing a manuscript | Authors | Springer Nature

You might also like