You are on page 1of 23

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÁO CÁO CUỐI HỌC PHẦN


MÔN NĂNG LỰC SỐ ỨNG DỤNG

ĐỀ TÀI:
ỨNG DỤNG GOOGLE CLASSROOM TRONG
GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP

Giảng viên hướng dẫn Nhóm thực hiện


Lớp học phần
:

HÀ NỘI - 202
i
ii
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................................... 1
1. Lý do lựa chọn đề tài..................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu..................................................................................................1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...............................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ E-LEARNING VÀ GOOGLE CLASSROOM..............2
1.1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG HỌC TRỰC TUYẾN...........................................2
1.1.1. Khái niệm..........................................................................................................2
1.1.2. Nguồn gốc và sự phát triển................................................................................2
1.1.3. Các hình thức học trực tuyến.............................................................................2
1.1.4. Một số hệ thống học trực tuyến phổ biến hiện nay tại Việt Nam.......................3
1.1.5. Thực trạng giáo dục trực tuyến trên thế giới và Việt Nam................................3
1.1.6. Tác động tích cực và tiêu cực của E-learning....................................................4
1.1.7. So sánh học trực tuyến và học trực tiếp.............................................................5
1.2. TỔNG QUAN VỀ GOOGLE CLASSROOM.........................................................6
1.2.1. Lịch sử hình thành của Google Classroom........................................................6
1.2.2. Một số chức năng chính của Google Classroom................................................6
1.2.3. Các tiện ích của Google Classroom...................................................................7
1.2.4. Vai trò của người dùng Google Classroom.......................................................8
CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT THỰC TRẠNG SỬ DỤNG GOOGLE CLASSROOM CỦA
SINH VIÊN HỌC VIỆN NGÂN HÀNG.........................................................................10
2.1. PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT..............................................................................10
2.2. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KHẢO SÁT...................................................................10
2.2.1. Về độ phổ biến của Google Classroom...........................................................10
2.2.2. Đánh giá về giao diện của Google Classroom.................................................10
2.2.3. Ưu điểm nổi bật của Google Classroom..........................................................11
2.2.4. Những khó khăn sinh viên thường gặp phải khi sử dụng Google Classroom. .12
2.2.5. Quan điểm của sinh viên về hệ thống học trực tuyến hoàn hảo.......................12
2.2.6. Kỳ vọng của sinh viên.....................................................................................13
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP..............................................................15
KẾT LUẬN...................................................................................................................... 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................18

iii
iv
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Với sự linh hoạt, thuận tiện cho cả người học lẫn người dạy, dễ dàng thích ứng được
với những bất cập mà việc học trực tiếp sẽ không thể đáp ứng (tiêu biểu như giãn cách xã
hội trong đợt dịch COVID), các nền tảng học trực tuyến đang ngày càng trở nên gắn bó
với nền giáo dục hiện đại trên toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng. Trong bối cảnh
đó, rất nhiều ứng dụng học trực tuyến đã được ra đời để kịp thời phục vụ nhu cầu học tập
và giảng dạy trực tuyến. Tiêu biểu trong số đó là ứng dụng Google Classroom - một ứng
dụng học trực tuyến của Google đã được sử dụng phổ biến tại nhiều trường Đại học trên
khắp Việt Nam nói chung và Học viện Ngân Hàng nói riêng. Đây là một ứng dụng có
nhiều tính năng hữu ích, dễ sử dụng và gần gũi với sinh viên nên nhóm đã quyết định lựa
chọn đề tài “Nghiên cứu ứng dụng Google Classroom trong học tập và giảng dạy”.
2. Mục đích nghiên cứu
Với lựa chọn đề tài này, nhóm tiến hành tìm hiểu về học trực tuyến và đi sâu vào
nghiên cứu về ứng dụng Google Classroom. Qua những hiểu biết về ứng dụng này và quá
trình tìm hiểu, nghiên cứu, nhóm tiến hành phân tích những tiện ích, chức năng của ứng
dụng này, và thực hiện cuộc khảo sát để đánh giá được những ưu điểm và nhược điểm
của Google Classroom, qua đó đề xuất các giải pháp giúp cải thiện việc học trực tuyến
trên Google Classroom và một số đề xuất giúp cải thiện ứng dụng này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nhóm nghiên cứu trọng tâm về quá trình sử dụng Google Classroom trong giảng
dạy và học tập tại Học viện Ngân Hàng hiện nay.

1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ E-LEARNING VÀ GOOGLE
CLASSROOM
1.1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG HỌC TRỰC TUYẾN
1.1.1. Khái niệm
Hệ thống học trực tuyến có tên tiếng anh là Electronic learning systems là phương
pháp giảng dạy và học tập thông qua hệ thống có kết nối mạng. Nền tảng này cho phép
giảng viên và học viên có thể giao tiếp, tương tác và trao đổi các vấn đề về học tập
nghiên cứu mà không cần gặp mặt trực tiếp.
Thuật ngữ E-learning lần đầu tiên xuất hiện tại Hội nghị quốc tế về đào tạo dựa trên
máy tính (CBT) vào tháng 10 năm 1999. Kể từ đó, các cụm từ như “học trực tuyến” và
“học ảo” bắt đầu xuất hiện ngày càng nhiều. Kết hợp với cụm từ “học trực tuyến” hay
“học ảo”.
1.1.2. Nguồn gốc và sự phát triển
Vào những năm 1840, Isaac Pitman- một giáo viên có trình độ và đã dạy tại các
trường tư thục ở Anh đã giới thiệu các khóa đào tạo từ xa. Ông đã dạy cho các học trò
của mình cách viết tốc ký qua hệ thống thư. Pitman gửi bài tập của mình cho học sinh của
mình qua hệ thống thư và trả lại chúng khi chúng hoàn thành.
Trong năm 1924, các thiết bị thử nghiệm lần đầu được phát minh. Các máy này cho
phép học sinh tự kiểm tra. Sau đó, năm 1954 BF Skinner- một giáo sư của trường Đại học
Harvard, đã nghiên cứu và phát minh ra “teaching machine” (máy giảng dạy), thiết bị này
giúp các trường học quản lí và hướng dẫn các học sinh trong trường của mình. Tuy nhiên
cho đến năm 1960, các chương trình đào tạo dựa trên máy tính đầu tiên mới được giới
thiệu đến với mọi người trên thế giới.
1.1.3. Các hình thức học trực tuyến
Hiện có hai hình thức giao tiếp giữa người dạy và người học qua hệ thống học trực
tuyến là: Giao tiếp đồng bộ (Synchronous) và giao tiếp không đồng bộ (Asynchronous)
- Giao tiếp đồng bộ: là hình thức giao tiếp trong đó có nhiều người truy cập tại cùng
một thời điểm, người dạy và người học có thể trực tiếp trao đổi các thông tin với nhau
như: thảo luận trực tuyến, hội thảo video…Phương pháp này giúp cho quá trình tương tác
giữa giảng viên và học viên có thể trở nên hiệu quả, nhanh chóng hơn. Đây được xem là
hình thức phổ biến nhất trong thời điểm khó khăn của đại dịch Covid 19.
- Giao tiếp không đồng bộ: là hình thức không yêu cầu học viên phải truy cập tại
cùng một thời điểm thực. Người dùng có thể chủ động thời gian và sắp xếp lịch trình học
tập và làm việc của bản thân, một số hình thức giao tiếp không đồng bộ như: tự học qua
video, email, diễn đàn, CD-ROM…

2
1.1.4. Một số hệ thống học trực tuyến phổ biến hiện nay tại Việt Nam
Phần mềm dạy học trực tuyến Zoom Cloud Meeting, phần mềm hỗ trợ học online
Skype, phần mềm dạy học online Microsoft Teams, ứng dụng học trực tuyến Vsee, công
cụ học trực tuyến Google Classroom, phần mềm học trực tuyến TrueConf, nền tảng dạy
học online Google Hangout.
1.1.5. Thực trạng giáo dục trực tuyến trên thế giới và Việt Nam
- Trên thế giới:
Từ những lợi ích mà E learning mang lại nhiều nhà giáo dục trên thế giới đã tích
cực đầu tư, nghiên cứu cho ra các chương trình học tập, các hệ thống, nền tảng học trực
tuyến.
Giáo dục trực tuyến của các nước trên thế giới là không đồng đều. E learning phát
triển mạnh nhất ở khu vực Bắc Mỹ. Ở châu Âu, E-Learning cũng rất có triển vọng, trong
khi đó châu Á lại là khu vực ứng dụng công nghệ thông tin này ít hơn.
Trong những năm gần đây, châu Âu đã có những thay đổi trong cách nhìn về việc
phát triển công nghệ thông tin và ứng dụng nó vào kinh tế xã hội đặc biệt là hệ thống giáo
dục đào tạo trực tuyến.
Tại Châu Á, E- learning vẫn đang trong tình trạng sơ khai, chứa nhiều thành tựu vì
một số lý do như: các luật lệ bảo thủ, sự ưa chuộng các phương pháp đào tạo truyền
thống, các phương tiện học trực tuyến chưa thực sự có sẵn, cơ sở hạ tầng nghèo nàn và
kinh tế lạc hậu ở một số quốc gia. Tuy vây, ở một số quốc gia E learning đang đóng vai
trò quan trọng trong việc dạy và học như Nhật Bản, Singapore, Đài Loan, Trung Quốc…
- Tại Việt Nam:
Việt Nam được đánh giá là bắt kịp nhanh xu hướng thế giới bởi ở thời điểm năm
2010, khi E-Learning bắt đầu trở thành một xu thế toàn cầu và lan tỏa ra nhiều quốc gia
trên thế giới thì ngay sau đó những doanh nghiệp trong nước cũng có những bước đi khai
phá đầu tiên, cho ra mắt một loạt các trang web học trực tuyến như Violet.vn, Hocmai.vn,
Topica, Onluyen.vn, Speakup.vn, Mathplay… Đến nay, E-Learning đã trở thành một mô
hình học tập thu hút lượng lớn người sử dụng, đặc biệt là tại các thành phố lớn như Hà
Nội và Hồ Chí Minh với độ phủ đối tượng khá rộng, từ học sinh các cấp, sinh viên tới
người đi làm. Hoạt động giáo dục trực tuyến tại Việt Nam cung cấp chủ yếu các nhóm
dịch vụ là: Các khóa học ngoại ngữ; Các chương trình ôn thi/bài giảng kiến thức phổ
thông (cấp 2, cấp 3) và khóa học kỹ năng. Nội dung các bài giảng E-Learning khá phong
phú, được thiết kế tích hợp dưới nhiều hình thức thể hiện khác nhau như video, clip, hiệu
ứng âm thanh, hình ảnh minh họa sinh động… nhưng vẫn đảm bảo sự tương tác với giáo
viên. Riêng với chương trình dành cho học sinh phổ thông các cấp, nhiều trang học trực

3
tuyến cung cấp hệ thống dữ liệu hàng nghìn bài giảng được thiết kế bám sát chương trình
của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Đặc biệt giai đoạn đại dịch Covid 19, khi Chính phủ ban hành Chỉ thị 16 cách ly xã
hội, trong bối cảnh đó việc học trực tuyến là giải pháp tối ưu nhất đối với học viên và
giảng viên. Tất cả các trường đại học, cao đẳng, THPT, THCS và Tiểu học đều đổi hướng
sang giảng dạy trực tuyến, vừa đảm bảo về tiến trình học tập vừa đảm bảo sức khỏe cá
nhân và cộng đồng.
1.1.6. Tác động tích cực và tiêu cực của E-learning
- Tác động tích cực
Với sự phát triển của mạng Internet, nền giáo dục ở Việt Nam đã kịp tiếp cận những
phương pháp học tập mới, phù hợp với bối cảnh xã hội hiện nay. Do đó, một hình thức
học mới được phát triển đó là học trực tuyến. Học trực tuyến đã đem lại rất nhiều những
lợi ích cho cả những người giảng dạy và cả những người học.
Trước hết, với các khóa học trực tuyến trên nhiều nền tảng, người học có thể làm
chủ được thời gian học, có thể học bất cứ khi nào rảnh, thậm chí học nhiều văn bằng,
chứng chỉ trong thời gian ngắn. Việc này giúp tiết kiệm thời gian học so với hình thức
học trực tiếp, đồng thời cũng tiết kiệm thời gian di chuyển đến các địa điểm học cũng như
chi phí cho việc đi lại. Đặc biệt, hình thức học trực tuyến rất hữu ích cho các sinh viên
hiện nay, họ có thể chọn loại hình đào tạo từ xa của các trường đại học, học trực tuyến và
vẫn được cấp bằng sau khi hoàn thành khóa học. Thông thường, giá của các khóa học
online sẽ rẻ hơn so với các lớp học trực tuyến do không tốn chi phí cho việc chi trả tiền
mặt bằng nên người học có thể tiết kiệm được kha khá tiền.
Hai là, khi học online, mọi tài liệu liên quan đến bài giảng sẽ được đăng tải trực tiếp
trên các phần mềm/ ứng dụng học trực tuyến dưới dạng bản mềm, điều này giúp tiết kiệm
chi phí cho việc in ấn tài liệu… Ngoài ra, người học còn có thể truy cập để xem lại tài
liệu liên quan đến khóa học bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu.
Ba là, là sự linh động trong việc học. Đối với những khóa học online được quay sẵn
video, người dùng có thể học bất cứ lúc nào trong thời gian rảnh. Các khóa học online
linh động đối với những người bận rộn đi làm. Theo Viện nghiên cứu của Mỹ, Học tập
điện tử có thể tăng tỷ lệ duy trì bằng cách 25-60% so với hình thức đào tạo truyền thống.
Nghiên cứu cho thấy sự kiểm soát nhiều hơn đối với quá trình học tập là một trong những
động lực chính giúp duy trì người học cao hơn. Khoảng 70% tổng số học sinh tin rằng
hướng dẫn trực tuyến tốt bằng hoặc tốt hơn so với một lớp học truyền thống (Theo thống
kê của đại học Potomac).
Bốn là, hình thức học online trong mùa dịch giúp hạn chế sự tiếp xúc trực tiếp, góp
phần đảm bảo an toàn cho sức khỏe cho mọi người.

4
Ngoài ra, học trực tuyến giúp người học tập trung cao độ hơn vào bài giảng và tăng
tính chủ động trong quá trình tiếp thu kiến thức của sinh viên.
- Tác động tiêu cực
Đầu tiên đó chính là những sự cố do đường truyền mạng trong quá trình học trực
tuyến. Đây là yếu tố khách quan và chủ yếu khiến việc học trực tuyến trở nên khó khăn
hơn.
Học trực tuyến sẽ không hiệu quả với những người không có tính tự giác và chủ
động trong việc học vì vậy có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng học tập, khả năng tiếp
thu và kết quả học tập sẽ bị giảm sút.
Ngoài ra, học trực tuyến sẽ không tạo được không khí của một lớp học như học trực
tiếp, không có sự tương tác giữa các sinh viên với sinh viên và sinh viên với giảng viên
Bên cạnh đó, những hạn chế về khả năng sử dụng công nghệ và thiết bị công nghệ
cũng là một trong những yếu tố tác động tiêu cực đến việc học tập khi học trực tuyến.
Như vậy, học trực tuyến không phải là một hình thức học hoàn hảo bởi một vài hạn
chế của nó. Tuy nhiên, có thể kết hợp song song giữa học trực tuyến và học trực tiếp để
việc học tập hiệu quả hơn.
1.1.7. So sánh học trực tuyến và học trực tiếp
- Giống nhau: Đều có chung mục đích nhằm tiếp thu kiến thức, kĩ năng. Người học
cần chủ động, tích cực tư duy, rèn luyện mới lĩnh hội được kiến thức.
- Khác nhau:

Học Offline Học Online


Thời Bao gồm thời gian học Chỉ bao gồm thời gian thực giờ học
gian + thời gian di chuyển
tới địa điểm học

Địa Địa điểm cố định Linh hoạt với người học


điểm

Tài Bảng viết, tài liệu bản File mềm (hình ảnh, video trực tuyến, word, pdf…) 
liệu cứng (giấy in, sách…)

Chi Bao gồm chi phí đi lại Bao gồm chi phí cho kết nối mạng, tiền điện, các
phí  thiết bị có liên quan (webcam, mic...), học phí
thường sẽ rẻ hơn do không cần phải chi cho địa điểm
học.
So với học trực tiếp, việc học trực tuyến giúp người học tiết kiệm và chủ động hơn
trong việc sắp xếp thời gian. Người học cũng có thể dễ dàng tiếp cận với những tài liệu
có sẵn trên mạng một cách dễ dàng và miễn phí.

5
1.2. TỔNG QUAN VỀ GOOGLE CLASSROOM
1.2.1. Lịch sử hình thành của Google Classroom
Google Classroom là một trong những ứng dụng của Google, được ra mắt lần đầu
tiên vào ngày 6 tháng 5 năm 2014, đã được công bố chính thức vào ngày 12 tháng 8 năm
2014. Đến năm 2015, Google đã tích hợp thêm công cụ lịch Google, cho phép tạo thời
hạn của các bài tập, lên lịch cho các nhiệm vụ, công việc, ...và cũng trong năm này, người
dùng Google nào cũng có thể tạo riêng cho mình một lớp học trên Google Classroom.
Năm 2018, Google đã nâng cấp Google Classroom, thêm một số tính năng mới như: như
thêm phần làm việc trên lớp, cải thiện giao diện chấm điểm, cho phép sử dụng lại các lớp
học đã tạo trước đó và thêm các tính năng tổ chức nội dung giảng dạy theo chủ đề dành
cho giáo viên.
1.2.2. Một số chức năng chính của Google Classroom
Với những tính năng tiện lợi và công nghệ hiện đại, Google Classroom đã và đang
là một trong những hệ thống học trực tuyến được sử dụng phổ biến tại các trường học tại
Việt Nam hiện nay. Google Classroom được coi như là một công cụ hữu ích cho sinh
viên và giảng viên trong việc học tập và giảng dạy. Chỉ cần có các thiết bị có kết nối
Internet như điện thoại thông minh, laptop, ipad..., chúng ta có thể dễ dàng truy cập và sử
dụng ứng dụng này. Người dùng có thể tải ứng dụng Google Classroom trên điện thoại
hoặc sử dụng trực tiếp trên web. Google Classroom tích hợp Google Docs, Google Drive
và Gmail nhằm mục đích giúp đơn giản hóa công việc giảng dạy và học tập.
- Chức năng tạo lớp học: Giáo viên/ giảng viên cần có tài khoản Gmail để đăng
nhập vào ứng dụng Google Classroom trên điện thoại hoặc có thể truy cập vào website
https://classroom.google.com để thực hiện các chức năng của Google classroom

Hình 1: Thao tác tạo lớp học


Bước 1: Nhấp vào dấu “+” ở góc phải trên cùng, giao diện xuất hiện như ảnh trên.
Bước 2: Chọn “Tạo lớp học”, đặt tên cho lớp học, học phần, chủ đề, phòng, sau đó
click “Tạo”.
6
Hình 2: Giao diện đặt tên và mã cho lớp học
Sau khi tạo xong lớp học, giảng viên chia sẻ mã lớp học cho sinh viên và sinh viên
có thể truy cập vào lớp học. Ngoài ra, giảng viên có thể sử dụng tính năng “Thêm sinh
viên cho lớp học”, tuy nhiên, cách làm này sẽ bất tiện hơn bởi giảng viên cần có Gmail
của sinh viên để thêm vào lớp học.
- Chức năng “Thêm bài tập”
Một trong những chức năng chính của Google Classroom đó là giảng viên có thể
giao bài tập cho sinh viên trên hệ thống này, điều này giúp tiết kiệm thời gian và chi phí
so với việc dùng tài liệu giấy. Bên cạnh đó, giảng viên có thể kiểm tra bài tập của sinh
viên dễ dàng hơn khi hệ thống sẽ thông báo thời gian sinh viên nộp bài. Đặc biệt, giảng
viên còn có thể chấm và trả bài kiểm tra cho sinh viên trên Google Classroom.
- Chấm điểm và trả bài trên Google Classroom

Bước 1: Các bạn nhấp chuột vào tên học sinh bạn muốn chấm bài.
Bước 2: Thêm bình luận trong Drive (Folder) để phản hồi chi tiết cho học sinh (B)
Bước 3: Trong phần No Grade các bạn nhập điểm cho học sinh (C).
Bước 4: Click vào ô vuông bên trái tên học sinh. Nhấn nút Return để lưu điểm và
báo cho học sinh rằng mình bài của họ đã được chấm điểm xong.
Bước 5: Nếu bạn muốn thêm bất kỳ phản hồi nào thì các bạn hãy nhấn vào mục
Return Assignment.
1.2.3. Các tiện ích của Google Classroom
Google Classroom tích hợp Google Docs, Google Drive và Gmail nhằm mục đích
giúp đơn giản hóa công việc giảng dạy và học tập. Dưới đây là một số tiện ích:

7
- Sử dụng Google Docs được tích hợp tự động trong Google Classroom, giảng viên
không còn cần phải thu thập tài liệu giấy. Giảng viên có thể chỉ định cho sinh viên một tài
liệu Google trống hoặc sử dụng một mẫu mà sinh viên sẽ điền vào. Google Classroom tạo
một bản sao cho mỗi sinh viên và cho họ một nút xoay khi họ hoàn thành.
- Bảo vệ quyền riêng tư: Thay vì tạo một thư mục toàn cầu được chia sẻ với tất cả
các học sinh trong lớp, Google Classroom hạn chế quyền truy cập vào các tài liệu cho
giáo viên và từng học sinh.
- Nắm bắt giữa quá trình: Google Classroom đặt tất cả các sinh viên làm việc vào
một thư mục có thể dễ dàng truy cập từ Google Drive của giảng viên. Trong khi các sinh
viên đang ở giữa làm việc với nhiệm vụ của họ, giảng viên có thể đi vào và chèn nhận xét
và hướng dẫn họ trong suốt quá trình.
- Email sinh viên: Không còn cần phải tạo một nhóm địa chỉ email của sinh viên,
Google Classroom cho phép giảng viên gửi email cho mọi người cùng một lúc.
- Phản hồi qua email: Khi trả lại công việc cho sinh viên, bạn có thể cung cấp một
ghi chú toàn cầu cho tất cả các sinh viên hoặc cung cấp phản hồi riêng lẻ. Google
Classroom cung cấp khả năng đăng một ghi chú cho bài tập từ giáo viên và cho phép học
sinh bình luận lại. Điều này thay thế cho một ghi chú một mặt trong lề của bài báo của
sinh viên, cung cấp trải nghiệm năng động hơn.
- Dễ dàng xem bài nộp của sinh viên: Lớp học Google rõ ràng đếm số lượng sinh
viên có và chưa gửi bài tập.
1.2.4. Vai trò của người dùng Google Classroom
Mỗi ứng dụng đều có những chức năng nhất định đối với từng người dùng khác
nhau và Google Classroom cũng vậy, sau đây là vai trò cũng như quyền hạn của mỗi
người dùng khi sử dụng Google Classroom.

Đối tượng Vai trò

Giảng - Tạo và quản lý các lớp học, tài liệu và điểm số online.Thêm các
viên đường link tài liệu khác vào file bài tập, ví dụ như các video trên
Youtube, các form khảo sát trên Google Form, và các mục khác từ
Google Drive
- Đưa ra lời nhận xét, phản hồi sinh viên trực tiếp trên Google
Classroom
- Tạo các thông báo và tham gia thảo luận với sinh viên

Sinh viên - Theo dõi bài tập trên lớp và nộp bài
- Kiểm tra hạn nộp bài tập, lời nhận xét và phản hồi từ giáo viên,
xem điểm số.
- Chia sẻ tài liệu và tương tác với những sinh viên khác hoặc giảng
viên trên lớp học đã tham gia

8
Nhà quản - Bảo vệ dữ liệu và đặt ra những quyền lợi cho người tiêu dùng.
trị ứng - Thiết lập các danh sách lớp học
dụng - Thêm hoặc xóa giảng viên, sinh viên khỏi lớp học
- Hỗ trợ người dùng 24/7

9
CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT THỰC TRẠNG SỬ DỤNG GOOGLE
CLASSROOM CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
2.1. PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT
Để hiểu rõ hơn đánh giá của người dùng về Google Classroom, nhằm hiểu rõ thực
trạng để đề ra các giải pháp phát huy điểm mạnh khắc phục điểm yếu của ứng dụng
nhóm 14 đã tiến hành khảo sát qua Google Form, và thu được 102 phiếu khảo sát của các
sinh viên Học viện Ngân hàng. Phiếu khảo sát gồm 9 câu hỏi.
2.2. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KHẢO SÁT
2.2.1. Về độ phổ biến của Google Classroom

Kết quả khảo sát cho thấy hầu hết các sinh viên sử dụng Google Classroom cho
việc học trực tuyến (97.1%). Ta thấy rằng Google Classroom là một trong những công cụ
được nhiều sinh viên lựa chọn để học trực tuyến với mức độ phổ biến cao. Trong những
năm đại dịch Covid-19 nhu cầu học trực tuyến của học sinh sinh viên rất cao nên đẩy số
lượng người dùng Google Classroom lên cao, ứng dụng được biết đến và sử dụng rộng
rãi hơn. Bên cạnh đó trong thời đại công nghệ số, cùng với nhu cầu học tập đa lĩnh vực
của sinh viên tăng cũng là nguyên nhân khiến Google Classroom được sử dụng rộng rãi
hơn. Kết quả khảo sát còn phần nào cho thấy những tính vượt trội của Google Classroom
so với các ứng dụng học trực tuyến khác khi được đông đảo sinh viên lựa chọn.

10
2.2.2. Đánh giá về giao diện của Google Classroom

Phần lớn sinh viên được khảo sát (95.1%) cho rằng giao diện của Google Classroom
dễ thao tác, dễ sử dụng. Tuy nhiên cũng có những sinh viên cho rằng Google Classroom
phức tạp, bất tiện và khó sử dụng (3.9%) nguyên nhân có thể đến từ việc người dùng
chưa hiểu rõ về ứng dụng và các tính năng của nó, hoặc có thể do giao diện chưa thật sự
đơn giản dễ hiểu với các bạn sinh viên. Đây là một trong những vấn đề cần chú ý để có
những chính sách, phương pháp cải tiến ứng dụng, nâng cao độ hài lòng của người dùng.
2.2.3. Ưu điểm nổi bật của Google Classroom

Từ kết quả khảo sát cho thấy 93.1% sinh viên được khảo sát cho rằng tính năng nộp
bài tập, kiểm tra trực tuyến, chia sẻ tài liệu của Google Classroom tiện lợi đáp ứng nhu
cầu của người dùng. Sử dụng tài liệu số và làm bài kiểm tra trực tuyến đang là xu hướng
của sinh viên trong thời đại mới bởi tính tiện lợi dễ sử dụng dễ mang theo của chúng. Bạn
chỉ cần thiết bị số kết nối internet có thể mang theo cả thư viện bên mình đi mọi nơi. Việc

11
trao đổi chia sẻ tài liệu cũng dễ dàng hơn. Thầy cô chỉ cần “update” lên Google
Classroom thì sinh viên sẽ nhận được ngay. Xu hướng này còn do ảnh hưởng từ các
phong trào bảo vệ môi trường: tiết kiệm giấy để bảo vệ rừng, kêu gọi tái chế giấy vụn,
không xả rác ra môi trường.... Vì vậy ta nên chú trọng phát triển tính năng này của ứng
dụng để đáp ứng nhu cầu người dùng trong thời đại mới.
Tính năng được hài lòng nhất của Google Classroom là nộp bài tập và kiểm tra trực
tuyến (68.6%). Đây là tính năng được người dùng ưa chuộng, cũng là điểm mạnh của
Google Classroom.
Tính năng tương tác với giảng viên của ứng dụng chiếm tỉ trọng thấp (14.7%). Hiện
nay Google Classroom không hỗ trợ tương tác trực tiếp giữa giảng viên và sinh viên.
Điều này gây khó khăn cho người học vì thiếu sự trao đổi trực tiếp và tiếp cận trực quan
cho sinh viên. Trong quá trình tiếp thu kiến thức mới việc trao đổi trực tiếp là rất cần thiết
giúp kịp thời giải đáp các khúc mắc của sinh viên có những phát hiện bài học mới. Đây là
vấn đề cần được chú trọng khắc phục ngay để có thể nâng cao hiệu quả sử dụng của ứng
dụng.
2.2.4. Những khó khăn sinh viên thường gặp phải khi sử dụng Google Classroom

Sinh viên gặp khó khăn vì đường truyền mạng không ổn định hoặc trục trặc về kĩ
thuật (61.4%). Nguyên nhân dẫn đến vấn đề về đường truyền mạng có thể do nhiều
người truy cập cùng một lúc, hoặc do những yếu tố chủ quan khác. Điều này có thể dẫn
đến việc sinh viên nộp bài muộn hoặc chậm cập nhật bài lên hệ thống nên chậm
deadline... Như đã phân tích ở trên việc không thể tương tác trực tiếp giữa giảng viên và
sinh viên là vấn đề cần khắc phục trong việc cải thiện ứng dụng này.
Ngoài ra còn có những sinh viên còn gặp khó khăn trong việc tham gia lớp học, hạn
chế về công nghệ và khả năng sử dụng công nghệ. Điều này đặt ra vấn đề cho giáo dục và
đào tạo về năng lực số cho sinh viên. Tuy nhiên, nếu nhìn theo góc nhìn tích cực ta thấy
sinh viên gặp vấn đề này chỉ chiếm một phần nhỏ (13.8%) cho thấy năng lực số của sinh
viên Học viện Ngân hàng đã ở mức khác nhau.

12
2.2.5. Quan điểm của sinh viên về hệ thống học trực tuyến hoàn hảo

Từ kết quả khảo sát đến 73,5% người được khảo sát lựa chọn tích hợp nhiều tiện ích.
Mong đợi của sinh viên về một ứng dụng học trực tuyến nhiều tính năng hỗ trợ cho quá
trình học tập của họ. Việc sử dụng một ứng dụng có nhiều tính năng có ích hơn rất nhiều
so với sử dụng kèm nhiều ứng dụng hỗ trợ khác. Một ứng dụng có nhiều tiện ích kèm
theo sẽ đóng vai trò như một người trợ lý trong học tập của sinh viên.
Bên cạnh đó một số sinh viên được khảo sát muốn giao diện của Google Classroom
bắt mắt hơn, ngôn ngữ đa dạng (15.7%). Một giao diện bắt mắt sẽ tạo được hứng thú học
tập cho sinh viên để việc học không trở nên nhàm chán.
2.2.6. Kỳ vọng của sinh viên

Từ kết quả khảo sát cho thấy mong muốn Google Classroom tích hợp tính năng
tương tác trực tiếp giữa giảng viên với sinh viên chiếm tỉ trọng cao nhất (41.2%). Như đã
phân tích ở trên, khi học tập sinh viên luôn có nhu cầu có thể trao đổi lắng nghe trực tiếp
để giải đáp thắc mắc của mình, tăng độ tập trung vào bài giảng của thầy cô.

13
37.3% số sinh viên được khảo sát muốn thêm tính năng nhắc nhở lịch học cho sinh
viên. Có thêm tính năng này sinh viên không cần lo lắng quên lịch học, giúp họ điều
chỉnh thời gian biểu lên kế hoạch học tập hiệu quả.

Sinh viên cần hỗ trợ phương pháp học trực tuyến hiệu quả hơn (55.9%), khai thác
tối đa tiện ích của hệ thống học trực tuyến (36.3%)... Việc học trực tuyến đã trở nên phổ
biến hơn sau 3 năm đại dịch Covid-19, tuy nhiên nhiều sinh viên vẫn chưa thực sự sử
dụng hiệu quả các công cụ học trực tuyến gây khó khăn việc học. Để việc học trực tuyến
phát huy hiệu quả tối đa, khi xây dựng hệ thống học trực tuyến ngoài việc phát triển các
tính năng của ứng dụng, ta cần có các phương án hỗ trợ người dùng, nâng cao sự hài lòng
của người dùng về hệ thống học trực tuyến của mình.
Qua kết quả khảo sát nhóm 14 nhận thấy ưu nhược điểm của Google Classroom, từ
đó đề ra các giải pháp, phương hướng phát triển ứng dụng. Về ưu điểm, Google
Classroom đáp ứng nhu cầu cơ bản của việc học trực tuyến: nộp bài tập, chia sẻ tài liệu,
làm bài kiểm tra, nhắc nhở qua email... Tuy nhiên ứng dụng còn tồn tại nhưng những hạn
chế cần khắc phục: thiếu sự tương tác trực tiếp với giảng viên, vấn đề bảo mật tài liệu,
chưa hỗ trợ nhiều tiện ích cho người dùng.

14
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP
Với những ưu và nhược điểm nêu trên, sinh viên tham gia khảo sát đã đưa ra quan
điểm, mong muốn trong cải thiện việc học trực tuyến trên ứng dụng Google Classroom.
Nhóm đã tham khảo, tổng hợp đồng thời tự đề xuất một số giải pháp.
Phần lớn khó khăn của sinh viên trong việc sử dụng Google Classroom là bị gián
đoạn khi truy cập, tải lên/xuống hình ảnh/file bài tập. Trên thực tế, chất lượng truy cập
không chỉ phụ thuộc vào chất lượng kết nối Internet mà còn phụ thuộc vào chất lượng
thiết bị điện tử. Sau đại dịch COVID-19, mọi người đã bị căng thẳng nặng nề và bị ảnh
hưởng về tài chính. Một số gia đình không đủ điều kiện để cung cấp cho con cái những
thiết bị điện tử: laptop, điện thoại... chất lượng hoặc hoặc không đủ kinh tế để đăng ký kết
nối internet qua 3G, 4G. Để khắc phục điều này, nhà trường có thể lắp đặt, nâng cấp wifi
để đảm bảo tất cả phòng học đều có kết nối internet ổn định. Nhà trường có thể hỗ trợ
sinh viên không có thiết bị điện tử bằng cách cung cấp phòng máy miễn phí cho sinh viên
nhưng phải có sự kiểm soát nhất định tránh trường hợp sử dụng ngoài mục đích học tập.
Theo kết quả khảo sát, có đến 73.5% trong tổng số 102 sinh viên cho rằng việc ứng
dụng Google Classroom tích hợp nhiều tiện ích sẽ đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập trực
tuyến. Tuy nhiên, Google Classroom vẫn còn thiếu sót một số tiện ích quan trọng, gây
khó khăn trong quá trình học trực tuyến mà sinh viên và giảng viên mong muốn được cải
thiện.
- Thứ nhất là tính năng tạo các buổi họp trực tuyến. Hiện nay, tình hình dịch bệnh
tương đối ổn định, sinh viên đã được trở lại trường để học tập. Việc tổ chức các buổi học
trực tuyến trở nên ít cần thiết, sự tương tác trực tuyến giữa giảng viên và sinh viên chủ
yếu là qua các thông báo, file tài liệu, bài tập. Do đó, Google Classroom vẫn có thể đáp
ứng được nhu cầu học tập, giảng dạy. Tuy nhiên, thời điểm năm 2021, dịch bệnh Covid-
19 diễn biến phức tạp, Học viện Ngân hàng nói riêng và các cơ sở giáo dục trên cả nước
nói chung phải chuyển sang giảng dạy trực tuyến. Tại học viện, công tác giảng dạy trực
tuyến được thực hiện dựa trên việc kết hợp sử dụng Zoom và Google Classroom. Zoom
là nơi diễn ra các buổi học trực tuyến nhưng buổi học thường bị ngắt quãng do thời gian
giới hạn là 40 phút khiến hứng thú học tập, giảng dạy của sinh viên và giảng viên giảm
sút, hiệu quả của buổi học chưa thực sự cao, trong khi đó, Google Classroom không có
tính năng tương ứng để thay thế. Tại thời điểm này, cả Zoom và Google Classroom đều
chưa thực sự đáp ứng tốt được nhu cầu học tập, giảng dạy tại học viện. Tuy nhiên, để gia
hạn thời gian buổi họp trên Zoom cần nâng cấp tài khoản với chi phí khá cao. Do đó, việc
Google Classroom thêm tính năng tạo buổi họp trực tuyến bằng cách tích hợp Google
Meet… là vô cùng cần thiết nếu muốn hướng đến mục tiêu trở thành ứng dụng học trực
tuyến hiệu quả.

15
- Thứ hai là tính năng nhắc nhở lịch học cho sinh viên. Thời điểm học trực tuyến tại
nhà, tính năng này đối với Google Classroom là không cần thiết. Do các buổi học trực
tuyến diễn ra trên Zoom, đồng thời, Zoom cũng có tính năng nhắc nhở lịch học. Ở thời
điểm hiện tại, sinh viên không học toàn bộ thời gian trong tuần, địa điểm học không cố
định và lịch học cũng thay đổi theo tháng, nếu nắm được chính xác lịch học sẽ không mất
thêm chi phí, thời gian trong quá trình đi lại cũng như không bỏ lỡ các buổi học. Google
Classroom có thể thêm tính năng này bằng cách tích hợp Calendar trong Google
Classroom với Gmail. Khi đó, lịch học của từng lớp học trên Google Classroom sẽ được
tổng hợp qua Google Calendar và được thông báo qua Gmail trước giờ học ít nhất 3 giờ.
Điều này sẽ hạn chế tối đa được vấn đề sinh viên quên/nhầm lịch học.
- Thứ ba là tính năng phát hiện đạo văn và đánh giá tiến bộ. Khi học trực tuyến sinh
viên rất dễ sao chép câu trả lời từ internet. Nếu đó chỉ là một câu hỏi đơn giản và một câu
trả lời đơn giản, điều này có thể không phải là vấn đề lớn; tuy nhiên, nếu bài tập liên quan
đến viết một báo cáo hoặc một bài tiểu luận, đạo văn có thể rất dễ xảy ra. Chỉ cần một vài
cú nhấp chuột để tìm kiếm một trang tài liệu và thêm một vài cú nhấp chuột nữa để sao
chép và dán nó vào bài của họ. Google Classroom cần thiết lập thêm tính năng phát hiện
đạo văn để giúp giảng viên ngăn chặn sự thiếu trung thực trong học tập của sinh viên.
Đồng thời, nếu thiết lập cùng với tính năng đánh giá tiến bộ, giảng viên có thể theo dõi
quá trình hoàn thành bài tập của sinh viên thông qua các phần hoặc bản nháp mà sinh
viên nộp theo thời gian, khiến sinh viên khó khăn thậm chí là không thể gian lận hoặc
nhờ người khác làm bài.
Nâng cao năng lực công nghệ thông tin của giảng viên và sinh viên. Google
Classroom cung cấp các tính năng khác nhau nhưng hầu hết giảng viên và sinh viên
không sử dụng chúng. Do đó, cả giảng viên và sinh viên vẫn không biết về hiệu quả thực
sự của ứng dụng này, chỉ sử dụng nó như một nơi trao đổi tài liệu, có thể thay thế bằng
Google Drive. Chính vì vậy, việc nâng cao khả năng sử dụng công nghệ nói chung và
Google Classroom nói riêng sẽ mang lại hiệu quả đáng kể trong quá trình học trực tuyến
trên ứng dụng. Nhà trường có thể triển khai các buổi học đào tạo, hướng dẫn sử dụng
Google Classroom hoặc bản thân giảng viên và sinh viên có thể tự tìm hiểu qua các trang
mạng: Google, Youtube…
Nâng cao ý thức học tập của sinh viên. Thực tế, một số sinh viên gặp khó khăn
trong việc tham gia lớp học bằng mã lớp nên họ trì hoãn cho đến khi có bài kiểm tra họ
mới bắt đầu nhờ giúp đỡ từ bạn bè và giảng viên. Thậm chí, một số sinh viên tham gia
lớp học thành công và cảm thấy công việc của mình đã kết thúc mà không truy cập
thường xuyên vào Google Classroom để phục vụ mục đích học tập. Giảng viên cần có
biện pháp theo dõi thường xuyên và xử lý phù hợp với những đối tượng này.

16
17
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]     Nguyễn Bùi Nhật Mỹ. (2021). Google Classroom là gì? Cách đăng ký, tạo lớp học
online trên Google Classroom dễ dàng. Được truy lục từ Điện máy xanh:
https://www.dienmayxanh.com/kinh-nghiem-hay/google-classroom-la-gi-cach-dang-ky-
tao-lop-hoc-1249440
[2]      Nguyễn Văn Thấu. (2021). Hiện trạng và giải pháp tạo hứng thú học trực tuyến
cho sinh viên Trường Đại học Văn Lang. Được truy lục từ Tạp chí Công thương: 
https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/hien-trang-va-giai-phap-tao-hung-thu-hoc-truc-
tuyen-cho-sinh-vien-truong-dai-hoc-van-lang-85311.htm
[3]     Nhóm tác giả viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. (2022). Thực trạng học tập trực
tuyến của học sinh phổ thông Việt Nam trong bối cảnh COVID-19. Được truy lục từ Tạp
chí Khoa học Giáo dục Việt Nam: 
http://vnies.edu.vn/tin-tuc/thong-tin-tap-chi/18352/thuc-trang-hoc-tap-truc-tuyen-cua-
hoc-sinh-pho-thong-viet-nam-trong-boi-canh-covid-19
[4]      TS. Chu Văn Huy. (2022). Slide bài giảng môn Năng lực số ứng dụng.
[5]       Upmaster to up great. (2020). Ưu điểm và nhược điểm của Google Classroom.
Được truy lục từ UPMASTER TO UP GREAT:  
https://upm.com.vn/tin-tuc/tat-tan-tat-ve-google-classroom-uu-diem-va-nhuoc-diem-ve-
ung-dun

18

You might also like