You are on page 1of 28

K HOA Y T Ế C Ô N G C Ộ N G

B Ộ M Ô N T H ỐN G K Ê Y T Ế - DÂ N S Ố - S ỨC K H Ỏ E S I N H S Ả N

XÂY DỰNG PHIẾU HỎI ĐỂ NHẬP


SỐ LIỆU BẰNG SPSS
Mục tiêu

1. Ứng dụng phân loại biến số và các dạng câu hỏi thường gặp
trong tạo form nhập số liệu.
2. Sử dụng được các màn hình chính trên SPSS, ứng dụng trong
tạo form nhập liệu và nhập số liệu.
3. Thực hành tạo form nhập liệu và nhập số liệu dựa vào các
thông tin trên phiếu thu thập thông tin giả định.
GIỚI THIỆU VỀ SPSS

 SPSS: Statistical Package for the Social Sciences.


 Nhiều phiên bản khác nhau.
 Hệ thống phần mềm thống kê toàn diện : TK mô tả
(liệt kê dữ liệu,vẽ đồ thị..), TK suy luận (tương quan,
hồi quy..)

 4 dạng màn hình trong SPSS:


 Màn hình quản lý dữ liệu ( Data view)
 Màn hình quản lý các biến (Variable view)

 Màn hình hiển thị kết quả (Output)

 Màn hình cú pháp (Syntax)


KHÁI NIỆM VỀ BIẾN SỐ

 Biến số là một đặc tính của: Người, vật, sự việc, hiện


tượng mà có thể mang các giá trị khác nhau.
 Khi biến số được người nghiên cứu lựa chọn để quan
sát, đo lường trong quá trình nghiên cứu thì nó là
biến số nghiên cứu.
Ví dụ: giới tính, tuổi, cân nặng, nghề nghiệp....

Hằng số?
PHÂN LOẠI BIẾN SỐ

Theo bản chất của biến số

Biến định lượng (quantitative variable)

Biến định tính (qualitative variable)

tính chất độ lớn


Sơ đồ: Phân loại các biến số theo bản chất của biến số

Danh mục

Định tính Thứ hạng

Nhị phân

Biến số
Liên tục

Rời rạc
Định lượng
Tỷ suất

Khoảng chia
PHÂN LOẠI BIẾN SỐ
Quan hệ giữa các biến số
 Biến số độc lập (Independent variable)
 Biến số phụ thuộc (Dependent variable)
 Biến số gây nhiễu (Confounding variable)

Trình độ học vấn người Tình trạng suy dinh


mẹ dưỡng
(biến số độc lập) (biến số phụ thuộc)

Thu nhập gia đình


(biến số gây nhiễu)
Ý nghĩa của phân loại biến số
 Xác định các chỉ số nghiên cứu
 Chọn cách thu thập số liệu
 Chọn test thống kê thích hợp
 Chọn cách trình bày số liệu
 Phân biệt biến số và chỉ số - cách thiết lập các chỉ số
Các dạng thang đo
Thang đo định danh (Nominal scale)
Thang đo thứ bậc (Ordinal scale)
Thang đo định lượng (Scale measure)
- Thang đo khoảng cách (Internal scale)
- Thang đo tỷ lệ (Ratio)

Từ bốn dạng thang đo trên ta phân ra hai loại biến số:


 Biến số định tính: là biến chứa các giá trị quan sát ở
dạng thang đo định danh và thứ bậc.
 Biến số định lượng: là biến chứa các giá trị có dạng
thang đo khoảng cách và tỷ lệ.
Các dạng câu hỏi
Theo số lượng câu trả lời:
 Câu hỏi một lựa chọn
 Câu hỏi nhiều lựa chọn

Trình độ học vấn cao nhất? Các nguồn thu nhập của hộ gia
đình? (có thể chọn nhiều đáp án)
1. Mù chữ 1. Công việc có lương
2. Biết đọc/viết 2. Trồng trọt
3. Tiểu học 3. Chăn nuôi
4. THCS 4. Buôn bán
5. THPT 5. Nguồn khác ………………………
6. CĐ-ĐH
7. Sau ĐH
Các dạng câu hỏi
 Các câu hỏi ràng buộc về mặt logic
Ví dụ:
Câu 1: Bạn có hút thuốc lá không? 1. Có 2. Không
Câu 2: Nếu có, hút bao nhiêu điếu trong một ngày? …… điếu/ngày

 Câu hỏi có đáp án khác, ghi rõ


Ví dụ: Tôn giáo?
1. Phật giáo 2. Thiên Chúa giáo 3. Không 4. Khác, ghi rõ ………………

 Câu hỏi mở
Ví dụ: Ý kiến đóng góp của anh/chị về chất lượng KCB tại bệnh viện
ĐHYD?
Tạo form nhập liệu trên phần mềm SPSS
Số liệu sau khi thu thập bằng nhiều cách khác nhau được nhập vào phần
mềm trước khi tiến hành phân tích:
 Nhập trực tiếp vào phần mềm SPSS (sử dụng màn hình Data view)
 Nhập gián tiếp thông qua một phần mềm chuyên về nhập số liệu
(Epidata, Epi Info…)
 Thu thập các file điện tử từ số liệu có sẵn (Excel,...)
 Số liệu trực tuyến
 Sử dụng máy tính bảng trong điều tra (ODK, Redcap...)

Cần nắm rõ các khái niệm và cấu trúc của một form nhập liệu trên SPSS
kể cả khi nhập trực tiếp hay gián tiếp.
Tạo form nhập liệu trên phần mềm SPSS
Một số khái niệm cơ bản
 Trường hợp (Case): là một chủ thể bao gồm các thông tin cho một đơn vị của
phép phân tích. Trong nghiên cứu thì các quan sát là các trường hợp.
Mỗi trường hợp được thể hiện trong một hàng (Row) tại màn hình Data View.
 Biến số (Variable): là thông tin hoặc thuộc tính được thu thập cho từng chủ
thể. Ví dụ: Tuổi, giới tính, học vấn, nhận thức, thái độ về phòng chống sốt xuất
huyết...
Mỗi biến số được thể hiện trong một cột (Column) tại màn hình Data View, hoặc
được thể hiện trong một hàng (Row) tại màn hình Variable View
 Giá trị của biến số (Value): là thông tin cụ thể tương ứng với một biến số và
một trường hợp cụ thể. Ví dụ: Chiều cao đối tượng nghiên cứu có mã số 23 là
165cm.
Mỗi giá trị của biến số nằm trong một ô (Cell), giao nhau giữa hàng và cột tại
màn hình Data View.
Tạo form nhập liệu trên phần mềm SPSS
Khai báo biến số trên màn hình Variable View

Màn hình quản lý biến số (Variable View)


Tạo form nhập liệu trên phần mềm SPSS
Tên biến số (Name)
 Đại điện cho một biến số trên phần mềm.
 Không được đặt tên biến số trùng nhau trong một file số liệu.
 Độ dài của tên biến số từ phiên bản SPSS 16 trở lên có thể tối đa 64 ký
tự, ở những phiên bản thấp hơn tối đa là 8 ký tự.
 Ký tự bắt đầu tên biến số phải là những chữ cái Alphabet (Ví dụ: a, b, c,
A, B, C…).
 Tên biến số nên đặt không dấu để thuận tiện cho việc phân tích ở mọi
phiên bản của phần mềm.
 Những ký tự dùng trong các phép tính toán học không được xuất hiện
trong tên biến số Ví dụ: ! % ^ & * ( ) < > = ? ~ `, + -
 Không được sử dụng dấu khoảng trắng (Blank space) “ “ giữa các từ mà
phải dùng dấu gạch dưới _.
 Các từ khóa sau đây không được dùng làm tên biến số: ALL, NE, EQ, TO,
LE, LT, BY, OR, GT, AND, NOT, GE, WITH.
 Tên biến số nên ngắn gọn hoặc đặt tên theo một nguyên tắc nhất định để
dễ dàng nhận dạng trong quá trình phân tích.
Tạo form nhập liệu trên phần mềm SPSS
Kiểu số liệu (Type)
 Số (Numeric), trường hợp nhập vào số liệu số, thường là biến số định lượng.
Có 2 thông số đi kèm là độ rộng (Width) và phần thập phân (Decimal Places).
 Chuỗi ký tự (String), trường hợp nhập vào số liệu chuỗi. Thường là biến số định
tính.
Có 1 thông số đi kèm là số ký tự trong chuỗi ký tự (Characters) mặc định là 8.
 Ngày tháng (Date), trường hợp nhập vào số liệu ngày tháng năm như là ngày
sinh hay ngày tiến hành điều tra.
Lưu ý, chọn định dạng ngày, tháng, năm là dd.mm.yyyy.
Tạo form nhập liệu trên phần mềm SPSS
Độ rộng (Width)
- Giới hạn con số hoặc số ký tự được phép nhập vào trong biến số hiện tại, có thể
chỉnh ngay ở kiểu số liệu.
- Biến số mặc định có độ rộng là 8.
Phần thập phân (Decimals)
- Thể hiện phần thập phân ở những biến số định lượng liên tục. Chỉ tùy chỉnh được
nếu kiểu số liệu là số. Biến số mặc định có phần thập phân là 2.
- Phần thập phân luôn thấp hơn độ rộng 1 đơn vị.
Ví dụ: Nếu độ rộng là 8 thì phần thập phân tối đa là 7.
Tạo form nhập liệu trên phần mềm SPSS
Nhãn biến số (Label)
Thông thường, tên biến số sẽ viết tắt để thuận tiện cho các phép phân tích, nhãn
biến số sẽ giúp mô tả tên biến số rõ hơn.
Nhãn biến số sẽ được hiển thị trong các câu lệnh và trong phần kết quả.
Tạo form nhập liệu trên phần mềm SPSS
Nhãn giá trị biến số (Value Labels)
 Được sử dụng đối với các biến số định tính đã mã hóa, giúp nhập số liệu nhanh
hơn và hạn chế các sai số trong quá trình nhập.
 Mỗi giá trị của biến số được gán bằng một con số.
 Ví dụ: Biến số giới tính được mã hóa thành 2 nhóm: 1. Nam 2. Nữ
Tạo form nhập liệu trên phần mềm SPSS
Giá trị khuyết (Missing)
 Đối tượng nghiên cứu không muốn trả lời hoặc không biết hay không nhớ về
thông tin đó, ta ghi nhận trên phiếu hỏi bằng cách tích vào mục “Không
biết/Không nhớ/Không trả lời…”. Số liệu này vẫn được nhập vào phần mềm, tuy
nhiên yêu cầu phân tích sẽ không hiển thị kết quả cho những trường hợp này, ta
gọi đó là giá trị khuyết (Missing)
 Phân biệt giá trị khuyết do người tạo form nhập liệu khai báo như trong trường
hợp này (User missing) và giá trị khuyết do bỏ trống số liệu (System missing).
Tạo form nhập liệu trên phần mềm SPSS
Độ rộng cột (Columns)
 Độ rộng cột là độ rộng mỗi cột tại màn hình Data View, giá trị mặc định là 8. Có
thể chỉnh độ rộng cột sao cho số liệu được hiển thị rõ ràng. Ví dụ: Họ tên hoặc
địa chỉ quá dài, phải tăng độ rộng cột để có thể hiển thị hết tất cả các giá trị.
Chỉnh độ rộng cột không ảnh hưởng đến số liệu nhập vào.
Canh lề số liệu (Align)
 Số liệu sẽ được canh lề trái, phải, giữa tại màn hình Data View, giúp phân biệt
các biến số rõ ràng hơn. Việc canh lề cũng không ảnh hưởng đến số liệu nhập
vào.
Tạo form nhập liệu trên phần mềm SPSS
Thang đo (Measure)
 Thang đo định danh (Nominal)
 Thang đo thứ bậc (Ordinal)
 Thang đo định lượng (Scale )
Nhập số liệu và lưu, mở file số liệu trên phần mềm SPSS

Form nhập liệu đã được xây dựng hoàn chỉnh tại màn hình Variable View
Nhập số liệu và lưu, mở file số liệu trên phần mềm SPSS
Nhập số liệu trực tiếp vào phần mềm

Màn hình Data View trong quá trình nhập liệu


Nhập số liệu và lưu, mở file số liệu trên phần mềm SPSS
Nhập số liệu trực tiếp vào phần mềm

Màn hình Data View trong quá trình nhập liệu


Nhập số liệu và lưu, mở file số liệu trên phần mềm SPSS
Lưu file số liệu đã nhập
 Form nhập liệu và số liệu sau khi nhập có thể lưu bằng
cách vào menu File  Save, chọn folder cần lưu số
liệu, đặt tên file và nhấn nút Save.
Mở file số liệu đã nhập
 Để mở số liệu, vào menu File Open  Data và chọn
đến folder đã lưu file trước đó, chọn file đã lưu và
nhấn Open.
Nhập số liệu và lưu, mở file số liệu trên phần mềm SPSS
Lưu ý:
 Nên chọn những folder có thể tìm thấy dễ dàng trên ổ đĩa cứng, tránh
lưu vào những folder chung (Documents).
 Sau khi xây dựng form nhập liệu, phải lưu ngay trước khi nhập.
 Trong quá trình nhập liệu thỉnh thoảng phải lưu lại file, tránh các sự
cố xảy ra trong quá trình nhập làm mất số liệu đã nhập vào.
 Sau khi nhập xong có thể lưu file số liệu ít nhất 2 nơi riêng biệt tránh
làm mất số liệu vì bị hỏng phần cứng hoặc vô ý xóa mất số liệu.
Lượng giá sau lớp học: 5 phút

You might also like