You are on page 1of 155

1

MỤC LỤC
MỤC LỤC ...................................................................................................................................... 2
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................................ 5
PHẦN I. MICROSOFT WORD 2016 .......................................................................................... 7
CHƯƠNG 1. ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN CƠ BẢN ....................................................................... 7
1.1. Bố cục trang văn bản (Layout) .................................................................................. 7
1.1.1. Page Setup........................................................................................................... 7
1.1.2. Page Background ................................................................................................ 8
1.2. Định dạng Font chữ ................................................................................................. 11
1.3. Định dạng đoạn văn bản.......................................................................................... 13
1.3.1. Paragraph .......................................................................................................... 13
1.3.2. Style .................................................................................................................. 15
1.3.3. Multilevel List .................................................................................................. 18
CHƯƠNG 2. THAM CHIẾU (REFERENCES) ....................................................................... 22
2.1. Mục lục tự động (Table of Contents) ...................................................................... 22
2.2. Danh mục đối tượng (Table of Figures) ................................................................. 24
2.2.1. Mô tả đối tượng (Caption) ................................................................................ 24
2.2.2. Danh mục tự động (Table of Figures) .............................................................. 26
2.3. Tài liệu tham khảo ................................................................................................... 29
2.3.1. Quản lý nguồn tài liệu tham khảo (Manage Source) ........................................ 29
2.3.2. Trích dẫn tài liệu tham khảo (Citation) ............................................................ 31
2.3.3. Danh mục tài liệu tham khảo (Bibliography) ................................................... 32
2.4. Chú thích (Endnote & Footnote) ............................................................................. 34
CHƯƠNG 3. NGẮT VÙNG (SECTION BREAK) ................................................................... 37
CHƯƠNG 4. RÀ SOÁT TÀI LIỆU (REVIEW) ....................................................................... 44
4.1. Ghi chú trong tài liệu (Comment) ........................................................................... 44
4.2. Lưu vết thay đổi trong tài liệu (Trackchange) ........................................................ 45
4.3. Bảo vệ tài liệu (Restrict Editing)............................................................................. 47
CHƯƠNG 5. TRỘN VĂN BẢN (MAILING) ........................................................................... 50
PHẦN II. MICROSOFT POWERPOINT 2016 ....................................................................... 56
CHƯƠNG 1. KỸ THUẬT THIẾT KẾ SLIDE MASTER ....................................................... 56
1.1. Thiết lập kích thước Slide ....................................................................................... 56
1.2. Slide Master ............................................................................................................ 56
1.3. Layout ..................................................................................................................... 57
3

1.4. PlaceHolder ............................................................................................................. 57


1.5. Design Ideas ............................................................................................................ 61
CHƯƠNG 2. QUY LUẬT THIẾT KẾ TRÌNH CHIẾU .......................................................... 63
2.1. Quy luật về nội dung ............................................................................................... 63
2.2. Quy luật về màu sắc ................................................................................................ 63
2.3. Quy luật về Font chữ ............................................................................................... 65
CHƯƠNG 3. ĐỒ HOẠ TRONG POWERPOINT ................................................................... 67
3.1. Hình vẽ .................................................................................................................... 67
3.2. Hình ảnh .................................................................................................................. 71
3.2.1. Phân loại hình ảnh ............................................................................................ 71
3.2.2. Tìm kiếm ảnh .................................................................................................... 72
3.2.3. Xử lý hình ảnh .................................................................................................. 73
3.3. Các đối tượng đồ hoạ khác ...................................................................................... 75
3.3.1. SmartArt............................................................................................................ 75
3.3.2. Đồ thị ................................................................................................................ 77
3.3.3. Video, Audio ..................................................................................................... 80
CHƯƠNG 4. HIỆU ỨNG TRÌNH CHIẾU ............................................................................... 82
4.1. Hiệu ứng Transitions ............................................................................................... 82
4.1.1. Thiết lập hiệu ứng Transitions .......................................................................... 82
4.2. Hiệu ứng Animations .............................................................................................. 85
4.2.1. Phân loại hiệu ứng Animation .......................................................................... 85
4.2.2. Sử dụng Trigger ................................................................................................ 89
CHƯƠNG 5. THAO TÁC QUẢN LÝ BÀI TRÌNH CHIẾU ................................................... 90
5.1.1. Phân vùng Section ............................................................................................ 90
5.1.2. Liên kết khi trình chiếu ..................................................................................... 91
5.1.3. Trình chiếu bài thuyết trình .............................................................................. 92
5.1.4. Các thao tác khi trình chiếu .............................................................................. 93
BÀI TẬP THỰC HÀNH ............................................................................................................. 95
BÀI TẬP BỔ TRỢ....................................................................................................................... 96
PHẦN III. MICROSOFT EXCEL 2016 .................................................................................. 100
CHƯƠNG 1. THIẾT LẬP MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC....................................................... 100
1.1. Thiết lập các thuộc tính của bảng tính .................................................................. 100
1.2. Cố định dòng, cột trong Excel .............................................................................. 103
4

1.3. Chèn thông tin vào Header và Footer ................................................................... 105


1.4. Thiết lập các thuộc tính nâng cao.......................................................................... 108
1.5. Bảo mật dữ liệu trang tính ..................................................................................... 110
1.6. Ẩn và khóa công thức. .......................................................................................... 112
1.7. Ghi chú, nhận xét, thay đổi nội dung trang tính .................................................... 114
CHƯƠNG 2. CÁC HÀM NÂNG CAO TRONG EXCEL ..................................................... 116
2.1. Các hàm toán học .................................................................................................. 116
2.2. Các hàm xử lý văn bản, chuỗi ............................................................................... 117
2.3. Các hàm logic ........................................................................................................ 118
2.4. Các hàm tìm kiếm và tham chiếu. ......................................................................... 118
2.5. Các hàm về cơ sở dữ liệu ...................................................................................... 124
2.6. Tìm và sửa lỗi trong hàm ...................................................................................... 128
CHƯƠNG 3. KHAI THÁC DỮ LIỆU – CÔNG CỤ LẬP BÁO CÁO ................................. 133
3.1. Biểu đồ .................................................................................................................. 133
3.1.1. Tiêu chuẩn về dữ liệu cho biểu đồ .................................................................. 133
3.1.2. Các bước tạo biểu đồ ...................................................................................... 133
3.2. Định dạng có điều kiện ......................................................................................... 139
3.3. Lọc dữ liệu ............................................................................................................ 143
3.4. Công cụ PivotTable và PivotChart........................................................................ 147
3.5. Kiểm tra sự hợp lệ của dữ liệu .............................................................................. 150
5

LỜI MỞ ĐẦU
Tin học văn phòng gồm bộ công cụ Microsoft Office liên quan như Microsoft Word,
Microsoft Excel, Microsoft PowerPoint,… với nhiều phiên bản khác nhau nhưng mục đích
cơ bản là phục vụ cho công việc văn phòng nói chung. Đây cũng là 3 ứng dụng phần mềm
tin học văn phòng trên máy tính cơ bản được sử dụng rộng rãi nhất. Ngày nay kỹ năng Tin
học văn phòng Word, Powerpoint, Excel là một kỹ năng không thể thiếu nơi công sở.
Microsoft Word, còn được biết đến với tên khác là Winword, là một chương trình
soạn thảo văn bản phổ biển hiện nay của công ty phần mềm nổi tiếng Microsoft. Nó cho
phép người dùng làm việc với văn bản thô (text), các hiệu ứng như phông chữ, màu sắc,
cùng với hình ảnh đồ họa (graphics) và nhiều hiệu ứng đa phương tiện (multimedia) khác
như âm thanh, video khiến cho việc soạn thảo văn bản được thuận tiện hơn. Ngoài ra cũng
có các công cụ như kiểm tra chính tả, ngữ pháp của nhiều ngôn ngữ khác nhau để hỗ trợ
người sử dụng.1
Tài liệu này cung cấp những kiến thức soạn thảo, định dạng văn bản phù hợp với
“Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin nâng cao” được quy định tại Thông tư số
03/2014/TTBTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Nội dung Phần I xử lý văn bản nâng cao bao gồm một số kiến thức chính sau:
- Kỹ thuật đánh đề mục, làm mục lục tự động.
- Lập danh mục đối tượng.
- Quản lý, trích dẫn và lập danh mục tài liệu tham khảo.
- Phân vùng văn bản.
- Kỹ thuật trộn văn bản.
- Nhận xét, lưu vết chỉnh sửa và đặt chế độ bảo vệ tài liệu.
Microsoft PowerPoint được xem là công cụ hỗ trợ thuyết trình nhiều tính năng nhất hiện
nay. Các đối tượng mà PowerPoint phục vụ rất đa dạng, từ nhân viên văn phòng, giáo viên,
sinh viên, học sinh, trình dược viên, nhân viên kinh doanh cho đến chính trị gia. PowerPoint
là công cụ thuyết trình hỗ trợ đa phương tiện rất mạnh, trang bị đầy đủ các hiệu ứng tiên tiến.
Gần như mọi thứ có thể số hóa đều có thể đưa vào slide PowerPoint. Vì vậy, PowerPoint có
thể là sản phẩm tích hợp của nhiều yếu tố: ngôn từ, hình ảnh, đồ họa 3D, ghi âm giọng nói,
hiệu ứng âm thanh và hình ảnh động được sử dụng một cách sáng tạo để làm sinh động thêm
các cuộc trao đổi, tăng chất lượng bài giảng, tăng tính thuyết phục cho phần trình bày, làm
phong phú thêm các nghiên cứu và báo cáo…

Phần II sử dụng trình chiếu nâng cao được bố cục thành các phần chính sau đây:

- Kỹ thuật thiết kế slide master


- Quy luật thiết kế trình chiếu
- Đồ hoạ trong powerpoint
- Hiệu ứng trình chiếu
- Thao tác quản lý bài trình chiếu

1
Theo wikipedia.org
6

Tài liệu học phần Sử dụng bảng tính nâng cao được soạn thảo theo Chuẩn kỹ năng sử
dụng công nghệ thông tin được quy định tại Thông tư số 03/2014/TTBTTTT ngày 11/3/2014
của Bộ Thông tin và Truyền thông. Tài liệu này dùng cho sinh viên các hệ đào tạo của Trường
Đại học Công Nghiệp Hà Nội. Trang bị kiến thức, kỹ năng nâng cao hơn so với kiến thức về
bảng tính trong học phần Căn bản Công nghệ Thông Tin.

Phần III sử dụng bảng tính nâng cao gồm:

- Thiết lập môi trường làm việc


- Các hàm nâng cao trong Excel
- Khai thác dữ liệu – Công cụ lập báo cáo
Bố cục các phần kiến thức trong tài liệu học phần cũng tương ứng với bố cục các bài
học của học phần trên hệ thống học liệu trực tuyến của Trung tâm Công Nghệ Thông Tin nhằm
tạo ra sự đồng bộ, trọng tâm và rõ ràng với người học.

Trong tài liệu này nhóm biên soạn chia mỗi phần kiến thức thành các nhóm:

• Kiến thức: Tóm tắt những kiến thức quan trọng cần nắm được
• Hướng dẫn tự học (HDTH): Ví dụ mẫu có các bước hướng dẫn giúp sinh viên tự học.
• Bài tập thực hành (BTTH): Bài tập thực hành trên lớp và bài tập nâng cao.
Ngoài ra, tài liệu còn có hệ thống bài tập đầy đủ, logic và có tính xuyên suốt trong cả quá trình
học, kết hợp với các bài hướng dẫn đầy đủ, chi tiết giúp người học dễ dàng thực hiện được các
thao tác đúng kỹ thuật, đạt được chuẩn đầu ra, hình thành và tích lũy được các kỹ năng cần
thiết phục vụ cho công việc sau này.
7

PHẦN I. MICROSOFT WORD 2016


CHƯƠNG 1. ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN CƠ BẢN
1.1. BỐ CỤC TRANG VĂN BẢN (LAYOUT)
1.1.1. Page Setup

KIẾN THỨC
Công cụ Page Setup giúp ta căn lề, chọn khổ giấy, hướng giấy
Tab Margins:
▪ Margins: Đặt lề
- Top, Bottom, Left, Right: Đặt lề trên, dưới, trái, phải.
- Gutter: Khoảng cách đóng gáy
▪ Orientation: Hướng giấy
- Portrait: Hướng dọc
- Landscape: Hướng ngang
▪ Papes/Multiple Pages:
- Normal: Lề thông thường
- Mirror margins:
Lề đối xứng
- 2 papes per sheet:
2 trang /1 khổ giấy
- Book fold: Sách gấp
Tab Paper:
▪ Paper size: Khổ giấy
Tab Layout:
▪ Section: Phân đoạn (xem phần Section)
▪ Header and Footer
- Different odd and even: Trang chẵn lẻ khác nhau (kết hợp Mirror
margins)
- Different first page: Trang đầu khác các trang còn lại.
- From edge: Khoảng cách đặt Header và Footer.
Apply to:
▪ Whole document: Thiết lập cho toàn văn bản.
▪ This Section: Thiết lập cho phân vùng hiện hành (xem thêm Section).
▪ This point forward: Thiết lập từ vị trí hiện tại trở đi.
8

TỰ HỌC 1: Kỹ năng thiết lập bố cục trang giấy


✓ Sử dụng file HDTH_Luanvan.docx.
✓ Yêu cầu:
- Lưu sang file mới với tên <Mã SV>_Luanvan.docx (Ví dụ:
2018123456_Luanvan.docx). File này sẽ được sử dụng xuyên suốt quá trình.
- Chọn khổ giấy A4, hướng giấy dọc.
- Đặt lề giấy: trên, dưới, trái, phải tương ứng là 2, 2, 3, 2 (cm).

HƯỚNG DẪN
 Mở và lưu file theo yêu cầu.
 Kiểm tra và đổi đơn vị đo về cm:
File/Options/Advanced/Display/Show measurement in unit of: Centimeter
 Vào menu Layout, mở hộp thoại Page Setup, thiết lập thông số như sau:
Tab Margins:
▪ Top: 2cm; Bottom: 2cm; Left: 3cm; Right: 2cm.
▪ Orientation: Portrait (hướng giấy dọc).
Tab Paper: Paper size: A4.

GHI CHÚ
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

1.1.2. Page Background

KIẾN THỨC
✓ Công cụ Page Background giúp ta đặt nền cho
trang giấy. Nền trang bao gồm Page Color (màu
nền, ảnh nền), Watermark (chữ ký bản quyền)
và Page Border (đường viền trang).
Chú ý: Page Border thường được ứng dụng để tạo viền cho trang bìa.
9

TỰ HỌC 2: Kỹ năng tạo nền cho trang giấy


✓ Sử dụng file <Mã SV>_Luanvan.docx đã lưu từ bài trước
✓ Yêu cầu:
 Page Color:
- Đặt màu nền cho văn bản là màu xanh.
- Đổi màu nền thành ảnh nền, sử dụng file Pic2_Background.jpg đính
kèm làm ảnh nền.
- Hủy bỏ nền của văn bản (No color)
 Watermark:
- Đặt Watermark về dạng Picture sử dụng file Pic1_Logo.png
- Thay đổi tỷ lệ kích thước ảnh Watermark về 50%.
- Đổi Watermark dạng text có nội dung: "ĐHCN".
 Page Border:
- Kẻ viền cho trang bìa, kiểu đường viền , viền theo lề giấy.

HƯỚNG DẪN
 Page Color:
- Vào menu Design/Page Color, chọn màu
xanh bất kỳ.
- Vào menu Design/Page Color/Fill Effects.
Sang tab Picture, sử dụng chức năng Select
Picture để chọn ảnh Pic2_Background.jpg
làm nền.
- Vào menu Design/Page Color, chọn No Color để hủy nền.
 Watermark:
- Vào menu Design/Watermark/Custom
Watermark
- Chọn Picture Watermark, sử dụng chức
năng Select Picture để chọn file
Pic1_Logo.png.
- Trong mục Scale chọn 50% =>OK
- Vào menu Design/Watermark/Custom
Watermark
- Chọn Text Watermark.
- Trong mục Text soạn: ĐHCN =>OK
10

 Page Border:
Vào menu Design/Page Borders
- Style: kiểu đường viền
- Color: Màu viền - Automatic
- Width: Độ dày
- Art: Kiểu viền nghệ thuật – Kéo chuột trong
mục này để xem các loại viền khác nhau.
Sau đó chọn None.
- Apply to: This section – First page only
(chỉ viền trang đầu)
- Vào Options:
+ Trong mục Meassure from chọn Text
(viền theo vùng soạn thảo - lề giấy).
Tắt 2 chức năng Surround header/footer
(viền cả vùng header/footer).

GHI CHÚ
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
11

1.2. ĐỊNH DẠNG FONT CHỮ

KIẾN THỨC
Tab Font: Chỉnh cơ bản
▪ Font: Chọn font
▪ Font style: Kiểu chữ
▪ Size: Cỡ chữ
▪ Font color: Màu chữ
▪ Underline style: Gạch chân
▪ Underline color: Màu sắc
▪ Effects: Hiệu ứng
Tab Advanced: Nâng cao
▪ Scale: Tỷ lệ co ngang chữ
▪ Spacing: Khoảng cách ký tự
- Normal: Bình thường
- Expanded: Xa hơn
- Condensed: Gần hơn
▪ Position: Vị trí chữ so với dòng
- Normal: Bình thường
- Raised: Cao hơn
- Lowered: Thấp hơn
Set as Default: Đặt làm mặc định

TỰ HỌC 3: Định dạng Font


✓ Sử dụng file <Mã SV>_Luanvan.docx đã lưu từ bài trước
✓ Yêu cầu:
- Đặt font chữ mặc định: Font chữ Times New Roman, cỡ chữ 13.
- Mở trang 2 - Phiếu giao đề tài tốt nghiệp, căn chỉnh như sau:
- Định dạng văn bản theo mẫu.
- Căn chỉnh Quốc hiệu theo Nghị định số 30/2020/NĐ-CP Về công tác văn thư
quy định về thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản hành chính.

HƯỚNG DẪN
 Căn chỉnh cơ bản:
- Mở hộp thoại Font (Ctrl+D), chọn font Times New Roman, cỡ chữ 13, chọn Set As
Default.
- Mở trang 2, thực hiện căn chỉnh cỡ chữ, đậm, nghiêng, căn lề theo mẫu.
 Căn chỉnh Quốc hiệu theo quy định:
- Dòng "Độc lập …" cỡ chữ 13. Các dòng còn lại cỡ chữ 12.
12

- Dòng "BỘ CÔNG THƯƠNG" chữ không


đậm, các dòng còn lại chữ đậm.
- Vì nội dung "TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG
NGHIỆP HÀ NỘI" quá dài không vừa với
chiều ngang của ô nên cần chỉnh co ngang
bằng cách vào hộp thoại Font, tab
Advanced và chọn Scale: 85%.
- Nội dung "CỘNG HÒA…" chỉnh co ngang tương tự.
- Chỉnh chữ căn lề giữa trong ô.
- Bỏ đường viền ô bằng cách vào biểu tượng Border trong
menu Home chọn No border.
- Vào menu Insert/Shape để kẻ 2 đoạn thẳng gạch dưới
dòng "TRƯỜNG…" và dòng "Độc lập…" (không dùng công cụ Underline).
Kết quả như sau:

GHI CHÚ
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
13

1.3. ĐỊNH DẠNG ĐOẠN VĂN BẢN


1.3.1. Paragraph

KIẾN THỨC
Công cụ Paragraph giúp ta thiết lập định dạng cho đoạn văn bản:
Tab Indent and Spacing:
▪ General:
- Alignment: Căn lề
- Outline level: Cấp đề mục.
▪ Indentation:
- Left/Right: Dịch lề so với lề
mặc định của trang giấy
- Special/First line: Dịch lề dòng
đầu tiên của đoạn.
- Special/Hanging: Dịch lề các
dòng còn lại của đoạn.
▪ Spacing
- Before: Giãn với đoạn trước
- After: Giãn với đoạn sau
- Line spacing: Giãn dòng
- Don't add space between…: Không giãn giữa các đoạn có cùng định dạng.
Tab Line and Page Breaks
▪ Pagnination:
- Widow/Orphan Control: Kiểm soát không để một dòng cuối của đoạn ở
đầu trang sau (Widow) hoặc một dòng đầu của đoạn ở cuối trang trước
(Orphan).
- Keep Lines Together: Đoạn văn bản phải nằm trọn trên một trang.
- Page Break Before: Ngắt trang trước đoạn.
- Keep with Next: Nằm cùng trang với đoạn tiếp theo.
Chú ý: Sử dụng công cụ (Show/Hide) để xem các ký tự ẩn, ký tự điều khiển.

TỰ HỌC 4: Định dạng Paragraph


✓ Sử dụng file <Mã SV>_Luanvan.docx đã lưu từ bài trước
✓ Yêu cầu:
- Chỉnh toàn bộ văn bản (trừ trang 1 và 2): Căn đều 2 bên, giãn dòng 1.5lines,
giãn đoạn Before/After: Auto, lùi dòng đầu (first line): 1cm.
- Căn chỉnh trang bìa theo mẫu dưới.
Chú ý: Sử dụng Layout/before để giãn đoạn, không sử dụng nhiều Enter.
14

HƯỚNG DẪN
 Định dạng văn bản
- Chọn (“bôi đen”) từ trang 3 đến hết
văn bản, vào menu Home/Paragraph
căn chỉnh như hình bên.
 Định dạng trang bìa
▪ Căn chỉnh cơ bản:
- Font Times New Roman, cỡ chữ 14.
Dòng "ĐỒ ÁN…" cỡ chữ 24, dòng
"KHAI PHÁ…" cỡ chữ 18.
- Căn chỉnh đậm, nghiêng theo mẫu.
- Căn giữa toàn bộ, giãn dòng 1.5.
- Riêng 3 dòng "CBHD…, Sinh viên,
Mã số…" căn lề trái, sử dụng công cụ
trên menu Home để dịch sang phải.
▪ Chèn ảnh:
- Chèn ảnh Pic1_Logo.png vào dòng 3.
- Vào Format/Size chỉnh kích thước
ảnh 4x4 cm.
▪ Giãn khoảng cách:
- Đặt con trỏ ở dòng dưới rồi vào menu
Layout/Before để thay đổi khoảng
cách so với dòng trên. Chỉnh các dòng
như sau:
- Dòng "BỘ…": Before=12
- Dòng Logo: Before=48
- Dòng "ĐỒ ÁN…": Before=48
- Dòng "ĐỀ TÀI": Before=36 Before=48
- Dòng "CBHD…": Before=48
- Dòng "Hà Nội…": Tùy chỉnh.
✓ Chú ý: Sử dụng Before thuận tiện hơn
After, không nên sử dụng phím Enter.

GHI CHÚ
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
15

1.3.2. Style

KIẾN THỨC
✓ Style là tập hợp các thuộc tính định dạng như Font, Paragraph, Tab, Border,
Color…, được thiết lập trước, lưu lại thông qua tên Style. Khi áp dụng Style
cho bất kỳ đoạn văn bản nào trong tài liệu, đoạn văn bản đó sẽ được áp dụng
tất cả các định dạng đã được thiết lập trong Style.
✓ Style được tạo 1 lần và có thể sử dụng nhiều lần. Những đoạn văn bản có
cùng định dạng nên áp dụng cùng một Style.
✓ Chú ý: Style gồm 2 loại: Style có sẵn và Style do người dùng định nghĩa.
Style có sẵn thường dùng như: Normal, Caption, Heading 1, Heading 2…
▪ Tạo Style mới:
Vào công cụ More ở góc dưới phải
của bảng Style, chọn Create a Style
- Name: Đặt tên Style mới. More
- Modify: Chỉnh sửa, thiết lập
Font, Paragraph… cho Style
mới.
▪ Sửa Style:
Click chuột phải vào Style cần sửa
chọn Modify.
Khi sửa, những đoạn văn bản áp dụng
Style sẽ tự động được cập nhật.
▪ Áp dụng Style
Chọn đoạn văn bản, vào bảng Style, chọn Style cần áp dụng.
▪ Style Inspector: Công cụ tìm kiếm Style.
Thông thường khi chọn 1 đoạn văn bản, trong
bảng Style sẽ đánh dấu style được áp dụng cho
đoạn văn bản đó. Tuy nhiên, trong một số trường
hợp, bảng Style không đánh dấu hoặc đánh dấu
không đúng. Vì vậy, để tìm đúng Style phải sử
dụng công cụ Style Inspector.
- Sử dụng biểu tượng ở góc dưới bên phải
của bảng Style, xuất hiện hộp thoại Style.
- Trong hộp thoại Style, vào biểu tượng Style
Inspector, xuất hiện hộp thoại Style
Inspector.
- Click chuột vào đoạn văn bản nào, Style của
đoạn văn bản đó sẽ xuất hiện trong hộp thoại
Style Inspector.
16

TỰ HỌC 5: Chỉnh sửa và sử dụng Style có sẵn


✓ Sử dụng file <Mã SV>_Luanvan.docx đã lưu từ bài trước
✓ Yêu cầu:
- Áp dụng style Heading 1 cho tất cả các dòng văn bản được tô màu đỏ.
- Chỉnh sửa style Heading 1 như sau:
+ Font Times New Roman, cỡ 14, chữ đậm, màu Dark Red.
+ Căn giữa, giãn dòng Single, giãn đoạn Before/After: 6.
- Chỉnh sửa style Heading 2 như sau:
+ Font Times New Roman, cỡ 13, chữ đậm, màu Blue.
+ Căn lề trái, giãn dòng Single, giãn đoạn Before/After: Auto.
- Áp dụng style Heading 2 cho tất cả các dòng văn bản được tô màu xanh.
- Chỉnh sửa style Heading 3 như sau:
+ Font Times New Roman, cỡ 13, chữ nghiêng, màu Orange.
+ Căn lề trái, giãn dòng Single, giãn đoạn Before/After: Auto.
- Áp dụng style Heading 3 cho tất cả các dòng văn bản được tô màu cam.

HƯỚNG DẪN
 Áp dụng Style Heading 1
- Bôi đen tất cả các dòng màu đỏ. (Muốn thực hiện nhanh: bôi đen 1 dòng rồi vào
menu Home/Editing/Select chọn Select all text with similar formatting).
- Vào bảng style chọn Heading 1.
 Chỉnh sửa style Heading 1
Trong bảng Style, phải chuột
vào Heading 1 chọn Modify:
- Chỉnh Font, cỡ chữ, màu
sắc, căn lề như hình bên.
- Vào Format ở góc dưới
trái chọn Paragraph để
chỉnh Before/After: 6
- OK
Tất cả các dòng định dạng
Heading 1 đã thay đổi như sau:

 Chỉnh sửa và áp dụng style Heading 2, 3: Tương tự như hướng dẫn trong mục .
17

TỰ HỌC 6: Kỹ thuật tạo Style mới


✓ Sử dụng file <Mã SV>_Luanvan.docx đã lưu từ bài trước
✓ Yêu cầu:
- Tạo style Heading1a kiểu cơ sở (Style based on): Heading 1 (dành cho
tiêu đề không đánh đề mục tự động).
- Đổi màu chữ của Style thành màu tím.
- Áp dụng Style Heading1a cho tất cả các dòng văn bản được tô màu tím.

HƯỚNG DẪN
 Tạo Style Heading1a
- Bôi đen "LỜI NÓI ĐẦU", áp dụng style
Heading 1.
- Đổi sang màu tím.
- Vào công cụ More ở góc dưới phải của bảng
Style, chọn Create a Style. Nhập Name:
Heading1a và vào Modify
để cài đặt như hình bên:
- Vào Format/Numbering
chọn None để đặt chế độ
không đánh đề mục cho
Style này.
 Áp dụng Style Heading1a
- Bôi đen tất cả các dòng màu
tím.
- Vào bảng Style chọn style
Heading1a.

GHI CHÚ
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
18

1.3.3. Multilevel List

KIẾN THỨC
✓ Multilevel List là công cụ giúp đánh đề mục tự động cho danh sách phân cấp
(có nhiều cấp độ).
✓ Multilevel List thường được dùng để thiết lập cách đặt thứ tự của tiêu đề
trong tài liệu lớn như sách, luận văn, báo cáo khoa học…
✓ Multilevel List có liên quan chặt chẽ với Style, các đoạn văn bản được đánh
đề mục có cùng cấp độ phải được gán cùng 1 Style riêng biệt.
▪ Hộp thoại Multilevel List:
Vào menu: Home/Paragraph/Multilevel List/Define New Multilevel List
để hiện bảng thiết lập đề mục tự động. Click chuột vào biểu tượng More>> ở
góc dưới bên trái để mở rộng hộp thoại.

- Click level to modify: Chọn cấp độ đề mục cần cài đặt.


- Enter formatting for number: Định dạng cách đánh đề mục
- Include level number from: Chọn cấp độ cao hơn được hiển thị trong đề
mục (chỉ áp dụng từ cấp độ 2).
- Number style for this level: Chọn kiểu đánh số thứ tự của đề mục.
- Start at: Số thứ tự đề mục khi bắt đầu.
- Position: Vị trí đặt số thứ tự, vị trí text, căn lề của đề mục.
- Link level to style: Chọn Style được đánh đề mục cấp độ này.
▪ Cập nhật đề mục:
- Được sử dụng trong trường hợp một số dòng đã đánh đề mục bị xóa đi
hoặc thêm vào hay thay đổi cấp độ đề mục.
19

TỰ HỌC 7: Đánh đề mục tự động


✓ Sử dụng file <Mã SV>_Luanvan.docx đã lưu từ bài trước
✓ Yêu cầu: Đánh đề mục theo chỉ dẫn sau
- Đề mục cấp 1: CHƯƠNG 1, 2, 3… áp dụng cho các tiêu đề sử dụng style
Heading 1.
- Đề mục cấp 2: [Số chương].[STT đề mục cấp 2]. → 1.1; 1.2; 2.1; 3.1;…
áp dụng cho các tiêu đề sử dụng style Heading 2.
- Đề mục cấp 3: [Số chương].[STT đề mục cấp 2].[STT đề mục cấp 3]
→1.1.1… áp dụng cho các tiêu đề sử dụng style Heading 3.
✓ Chú ý: Mở Navigation Pane để xem bố cục tài liệu.

HƯỚNG DẪN
 Vào menu View, chọn
Navigation Pane để xem bố cục tài
liệu và các thay đổi sau khi đánh đề 1

mục. 6

 Đặt con trỏ tại dòng được đánh


đề mục đầu tiên ("GIỚI THIỆU
TỔNG QUAN"). Vào menu 5
2
Home, sử dụng công cụ 3
4
(Multilevel List) chọn Define New
Multilevel List. Xuất hiện hộp
thoại Define New Multilevel List,
chọn More>> ở góc dưới trái để
mở rộng hộp thoại và cài đặt theo các bước dưới đây:
▪ Cài đặt đề mục cấp 1: CHƯƠNG 1, 2, 3…
- Tại mục Click level to modify, chọn số 1 (cấp 1)
- Tại mục Enter formatting for number: Xóa hết nội dung đang có, gõ
“CHƯƠNG” và dấu cách.
- Tại mục Number style for this level: chọn 1, 2, 3, … (cách đánh số của chương)
- Tại mục Start at: Chọn số 1 (số chương đánh số thứ tự bắt đầu từ 1)
- Tại mục Link level to style, chọn Heading 1 (Gán đề mục cho style Heading 1)
▪ Cài đặt đề mục cấp 2: 1.1; 1.2; 2.1; 2.2…
- Tại mục Click level to modify, chọn số 2 (cấp 2)
- Tại mục Enter formatting for number: Xóa hết nội dung đang có.
- Tại mục Include level number from: Chọn Level 1 (số đầu tiên là số của cấp 1)
- Tại mục Enter formatting for number: Gõ thêm dấu chấm (.)
- Tại mục Number style for this level: Chọn 1, 2, 3, … (cách đánh số của cấp 2)
- Tại mục Enter formatting for number: Gõ thêm dấu chấm (.)
- Tại mục Start at: Chọn số 1 (tiêu đề cấp 2 đánh số thứ tự bắt đầu từ 1)
20

- Tại mục Link level to style, chọn Heading 2 (Gán đề mục cho style Heading 2)
▪ Cài đặt đề mục cấp 3: 1.1.1; 1.1.2; 2.1.1; …
- Tại mục Click level to modify, chọn số 3 (cấp 3)
- Tại mục Enter formatting for number: Xóa hết nội dung đang có.
- Tại mục Include level number from: Chọn Level 1 (số đầu tiên là số của cấp 1)
- Tại mục Enter formatting for number: Gõ thêm dấu chấm (.)
- Tại mục Include level number from: Chọn Level 2 (số tiếp là số của cấp 2)
- Tại mục Enter formatting for number: Gõ thêm dấu chấm (.)
- Tại mục Number style for this level: Chọn 1, 2, 3, … (cách đánh số của cấp 3)
- Tại mục Enter formatting for number: Gõ thêm dấu chấm (.)
- Tại mục Start at: Chọn số 1 (tiêu đề cấp 3 đánh số thứ tự bắt đầu từ 1)
- Tại mục Link level to style, chọn Heading 3 (Gán đề mục cho style Heading 3)
 Chọn OK để hoàn thiện đánh đề mục. Tại
cửa sổ Navigation Pane bên trái, các đề mục
đã được đánh thứ tự như hình bên:
Chú ý: Có thể style Heading1a cũng bị đánh đề
mục như style Heading 1. Trong trường hợp
này bạn cần vào chỉnh sửa style Heading1a
như sau: Modify/Format/Numbering: None

GHI CHÚ
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
21

BÀI TẬP 1: Định dạng cơ bản


✓ Sử dụng file BTTH_Tinhocvanphong.docx và thực hiện các yêu cầu sau:
1. Thiết lập trang
- Chọn khổ giấy A4, hướng giấy dọc. Đặt lề giấy: trên, dưới, trái, phải tương
ứng là 2, 2, 3, 2 (cm).
- Đặt Watermark dạng Picture sử dụng file Pic2_MsOffice.png. Căn chỉnh
kích thước, vị trí Watermark như mẫu, không hiện Watermark ở trang bìa.
- Kẻ viền cho trang bìa, kiểu đường viền như hình, viền theo lề giấy.
2. Định dạng
- Chỉnh toàn bộ văn bản: Font chữ Times New Roman, cỡ chữ 13.
- Căn đều 2 bên, giãn dòng 1.5lines, giãn đoạn Before/After: 6.
- Các phần chữ nội dung (trừ bìa, bảng biểu, đề mục):First line 1cm.
- Căn chỉnh trang bìa theo mẫu.
3. Style
- Chỉnh sửa style Heading 1 như sau:
+ Font Times New Roman, cỡ 14, chữ đậm, màu Dark Red.
+ Căn giữa, giãn dòng Single, giãn đoạn Before/After: 6.
+ Áp dụng style Heading 1 cho tất cả các dòng văn bản được tô màu đỏ đậm.
- Chỉnh sửa style Heading 2 như sau:
+ Font Times New Roman, cỡ 13, chữ đậm, màu Blue.
+ Căn lề trái, giãn dòng Single, giãn đoạn Before/After: Auto.
+ Áp dụng style Heading 2 cho tất cả các dòng văn bản được tô màu xanh.
- Tạo style Cap 3 như sau:
+ Font Times New Roman, cỡ 13, chữ nghiêng, màu Orange.
+ Căn lề trái, giãn dòng Single, giãn đoạn Before/After: Auto.
+ Áp dụng style Cap 3 cho tất cả các dòng văn bản được tô màu cam.
- Tạo style Heading 1a (dành cho tiêu đề không đánh đề mục tự động).
+ Kiểu cơ sở (Style based on): Heading 1
+ Áp dụng Style Heading1a cho tất cả các đề mục trang Mục lục, Danh mục,
Tài liệu tham khảo.
4. Đề mục tự động
- Đánh đề mục cho các Style Heading 1, Heading 2 và Cap 3 đã sử dụng ở trên.

Vị trí
Watermark
(vào header
để chỉnh)
22

CHƯƠNG 2. THAM CHIẾU (REFERENCES)


2.1. MỤC LỤC TỰ ĐỘNG (TABLE OF CONTENTS)

KIẾN THỨC
✓ Mục lục là phần chứa số trang tham chiếu đến các mục, đề mục trong tài liệu,
giúp cho việc tìm kiếm nội dung dễ dàng hơn.
✓ Mục lục tự động liên quan chặt chẽ đến Style, các mục hoặc đề mục phải
được gán các Style riêng, khác biệt so với phần không làm mục lục.
▪ Hộp thoại Table of Contents:
Vào menu: References/Table of Contents, chọn Custom Table of Contents.

- Right align…: Số trang căn lề phải


- Show level: Số cấp độ mục lục.
✓ Theo mặc định, word sẽ làm mục lục
đối với các style Heading. Để làm
mục lục cho các Style khác, vào
Option và đánh số thứ tự cấp độ cho
Style tương ứng.
✓ Cập nhật mục lục: Nếu có sự thay đổi
về đề mục hoặc số trang, bạn cần
phải cập nhật lại mục lục bằng cách
ấn phải chuột vào mục lục chọn
Update Field, sau đó chọn Update
entire table.
✓ Chú ý: Mục lục thường đặt ở trang
riêng biệt.

TỰ HỌC 8: Tạo mục lục tự động


✓ Sử dụng file <Mã SV>_Luanvan.docx đã lưu từ bài trước
✓ Yêu cầu:
- Tạo mục lục tự động 3 cấp theo các style Heading 1, 1a, 2, 3.
- Mục lục đặt ở trang 3, tại trang riêng biệt.

HƯỚNG DẪN
 Tạo trang mục lục
- Đặt con trỏ ở đầu trang 3, ấn Ctrl + Enter để ngắt trang.
- Trở về đầu trang 3, soạn chữ "MỤC LỤC"
- Áp dụng style Heading 1a cho dòng "MỤC LỤC"
23

 Chèn mục lục


- Đặt con trỏ ở đầu dòng dưới, vào menu References/Table of Contents, chọn
Custom Table of Contents. Hộp thoại xuất hiện:
- Tích chọn Show page numbers để hiển thị số
trang trong mục lục.
- Tích chọn Right align page number để số trang
căn lề phải.
- Tích vào Use hyperlinks... để tạo liên kết từ mục
lục đến đề mục.
- Tab Leader: chọn kiểu “………”
- Show levels: 3 để hiển thị 3 cấp độ tiêu đề.

TỰ HỌC 9: Thay đổi định dạng Font mục lục


✓ Sử dụng file <Mã SV>_Luanvan.docx đã lưu từ bài trước
✓ Yêu cầu: Thực hiện thay đổi định dạng trong mục lục:
- Font chữ Times New Roman, cỡ 13.
- Mục lục cấp 1 chữ đậm, mục lục cấp 2, 3 chữ thường.
- Chú ý: Style áp dụng cho mục lục mặc định là TOC1, TOC2, TOC3…

HƯỚNG DẪN
- Hiện hộp thoại Style Inspector
- Bấm chuột vào dòng mục lục cấp 1.
- Phải chuột vào style TOC1 trong
bảng Style Inspector chọn Modify.
- Chỉnh sửa font, cỡ chữ, chữ đậm
theo yêu cầu.
- Mục lục cấp 2, 3 chỉnh tương tự.
✓ Sau khi chỉnh Style, có thể mục lục
sẽ bị vỡ định dạng như hình bên. Để khắc
phục, chỉ cần cập nhật nội dung mục lục.
24

- Phải chuột vào mục lục chọn Update field, sau đó chọn Update entire table, kết quả
như sau:

GHI CHÚ
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................

2.2. DANH MỤC ĐỐI TƯỢNG (TABLE OF FIGURES)


2.2.1. Mô tả đối tượng (Caption)

KIẾN THỨC
✓ Mỗi đối tượng (hình ảnh, bảng biểu, công thức, sơ đồ, biểu đồ…) trong tài
liệu có thể có mô tả để thể hiện nội dung một cách rõ ràng hơn.
✓ Kỹ thuật Caption trong Word giúp tạo mô tả cho các đối tượng chính xác về
số thứ tự, thống nhất cách hiển thị và có thể cập nhật nếu có sự thay đổi về
các đối tượng này trong tài liệu.
▪ Hộp thoại Caption
Vào menu References/Captions/Insert Caption
- Label: Nhãn phân loại. Các đối
tượng được phân loại thành các
nhóm khác nhau và được gán
nhãn như hình ảnh, bảng biểu…
- New Label: Tạo nhãn mới
- Delete Label: Xóa nhãn.
- Position: Vị trí đặt mô tả.
- Caption: Nhập nội dung mô tả.
Chú ý số thứ tự của nhãn được
đánh tự động.
- Numbering: Cài đặt kiểu đánh số thứ tự mô tả.
25

TỰ HỌC 10: Tạo mô tả (Caption) cho đối tượng


✓ Sử dụng file <Mã SV>_Luanvan.docx đã lưu từ bài trước
✓ Yêu cầu: Chèn Caption cho mỗi hình ảnh, bảng biểu theo mẫu:
Label: Bảng
- Bảng 1.1: Lựa chọn các thuật toán KPDL theo mục đích
- Bảng 2.1: Tập dữ liệu học ban đầu và kết quả phân lớp
Label: Hình
- Hình 2.1: Các bước xây dựng một hệ thống KPDL
- Hình 2.2: Biểu diễn cây quyết định cơ bản
- Hình 3.1: Kết quả tư vấn học tập với mô hình Naive Bayes
Định dạng tất cả các dòng mô tả như sau:
- Font Times New Roman, cỡ 12, chữ nghiêng.

HƯỚNG DẪN
 Chèn Caption cho bảng
- Chọn bảng đầu tiên.
- Vào menu References/Insert Caption.
- New Label: Soạn "Bảng"
- Position: Above selected item
- Numbering: Tích chọn như hình dưới.
- Caption: Nhập nội dung mô tả.
✓ Với bảng 2, chỉ cần chọn nhãn "Bảng"
trong mục Label và nhập nội dung mô
tả trong phần Caption.
 Chèn Caption cho hình
- Chọn hình đầu tiên.
- Vào menu References/Insert Caption.
- New Label: Soạn "Hình"
- Position: Below selected item
- Numbering: Tích chọn như trên
- Caption: Nhập nội dung mô tả.
✓ Chú ý: Với mỗi nhóm chỉ tạo nhãn 1 lần, các đối
tượng sau chỉ cần chọn đúng nhãn trong mục Label
và nhập nội dung mô tả trong phần Caption.
 Định dạng font Caption
Vì tất cả các dòng mô tả đều được áp dụng style Caption nên chỉ cần chỉnh sửa style
này theo yêu cầu. Nếu không tìm thấy Caption trong bảng Styles thì sử dụng công cụ Style
Inspector để tìm kiếm và chỉnh sửa.
26

GHI CHÚ
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................

2.2.2. Danh mục tự động (Table of Figures)

KIẾN THỨC
✓ Danh mục là phần chứa số trang tham chiếu đến các đối tượng trong tài liệu,
giúp cho việc tìm kiếm dễ dàng hơn.
✓ Kỹ thuật tạo Table of Figures trong Word giúp tạo danh mục tự động cho
các đối tượng trong tài liệu nhanh chóng, chính xác và có thể cập nhật nếu có
sự thay đổi trong tài liệu.
✓ Để có thể tạo danh mục, các đối
tượng này phải được chèn mô tả
(Caption) như mục 2.2.1 trước đó.
▪ Hộp thoại Table of Figures
Vào menu:
References/Captions/Insert Table
of Figures
- Caption Label: Chọn nhãn của
nhóm đối tượng cần tạo danh mục.

TỰ HỌC 11: Tạo danh mục cho đối tượng


✓ Sử dụng file <Mã SV>_Luanvan.docx đã lưu từ bài trước
✓ Yêu cầu:
- Tạo danh mục hình ảnh, bảng biểu của tài liệu
- Danh mục nằm ở sau phần mục lục, tại 1 trang riêng biệt.
- Định dạng Font Times New Roman, cỡ 13 cho danh mục này.
27

HƯỚNG DẪN
 Tạo trang mới
- Đặt con trỏ ở ngay dưới phần mục lục, ấn Ctrl + Enter để ngắt sang trang mới.
 Tạo danh mục hình ảnh
- Soạn dòng chữ: "DANH MỤC HÌNH
ẢNH". Áp dụng style Heading 1a cho
dòng này.
- Đặt con trỏ ở dòng dưới, vào menu
References/Insert Table of Figures.
- Trong mục Caption label chọn: Hình
- OK
 Tạo danh mục bảng biểu
- Soạn dòng chữ: "DANH MỤC BẢNG BIỂU". Áp style Heading 1a cho dòng này.
- Đặt con trỏ ở dòng dưới, vào menu References/Insert Table of Figures.
- Trong mục Caption label chọn: Bảng
- OK
 Định dạng cho danh mục
Tất cả các dòng danh mục này đều được áp dụng style Table of Figures nên chỉ cần
chỉnh sửa style này theo yêu cầu (sử dụng công cụ Style Inspector để tìm kiếm).

TỰ HỌC 12: Cập nhật mô tả, cập nhật danh mục


✓ Sử dụng file <Mã SV>_Luanvan.docx đã lưu từ bài trước
✓ Yêu cầu:
- Chèn hình ảnh Pic3_Neural.jpg vào cuối mục 3.2
- Tạo mô tả cho hình là: "Sơ đồ mạng Neural".
- Di chuyển hình và mô tả đến cuối mục 2.2.3.
- Cập nhật lại thứ tự mô tả.
- Cập nhật lại danh mục hình ảnh, bảng biểu.
28

HƯỚNG DẪN
 Chèn hình ảnh và mô tả
- Chèn hình ảnh Pic3_Neural.jpg vào cuối mục 3.2
- Phải chuột vào hình ảnh chọn Insert Caption, nhập mô tả theo yêu cầu (thứ tự
Caption tự động cập nhật).
- Di chuyển (cut -> paste) hình ảnh và mô tả đến cuối mục 2.2.3 (thứ tự Caption không
tự động cập nhật).
 Cập nhật thứ tự mô tả
- Bôi đen toàn bộ các dòng mô tả (tham khảo cách bôi đen nhanh trong phần Style).
- Phải chuột vào dòng mô tả chọn Update field
 Cập nhật danh mục hình ảnh
- Phải chuột vào danh mục hình ảnh chọn
Update field.
- Chọn Update entire table.

GHI CHÚ
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
29

2.3. TÀI LIỆU THAM KHẢO


2.3.1. Quản lý nguồn tài liệu tham khảo (Manage Source)

KIẾN THỨC
✓ Mỗi tài liệu, đặc biệt là sách, luận văn, bài báo cáo… tác giả thường tham
khảo từ nhiều tài liệu khác. Những tài liệu này cần được liệt kê trong Danh
mục tài liệu tham khảo giúp thể hiện rõ nguồn gốc thông tin thu thập được.
✓ Manage Source là công cụ để quản lý nguồn tài liệu tham khảo (TLTK) như
lưu trữ, chỉnh sửa, xóa nguồn TLTK. Tất cả TLTK của tài liệu cần lưu trữ để
thực hiện tham chiếu khi cần.
▪ Hộp thoại Manage Source:
Vào menu: References/Citations & Bibliography/Manage Sources

-Master List: Danh sách TLTK trong hệ thống


-Current List: Danh sách TLTK được sử dụng trong văn bản này.
-Browse: Chọn nguồn TLTK từ bên ngoài bổ sung vào Master List.
-Copy: Sao chép TLTK từ Master List sang Current List hoặc ngược lại
-Delete: Xóa TLTK
-Edit: Chỉnh sửa thông tin TLTK
-New: Tạo tài liệu TLTK mới
+ Type of Source: Kiểu của
TLTK.
+ Language: Ngôn ngữ
+ Author: Tác giả
+ Title: Tên tài liệu.
+ Year: Năm xuất bản.
+ City: Địa điểm
+ Publisher: Nhà xuất bản.
✓ Chú ý: Tùy thuộc vào kiểu của TLTK (Type of Source) mà các trường thông
tin cần nhập phía dưới có thể khác nhau.
30

TỰ HỌC 13: Nhập thông tin tài liệu tham khảo


✓ Sử dụng file <Mã SV>_Luanvan.docx đã lưu từ bài trước
✓ Yêu cầu:
- Nhập thông tin các TLTK vào cửa sổ Manage Source như sau:

Tác Nhà xuất Ngôn


STT Tên tài liệu Năm Địa điểm
giả bản ngữ

Đỗ Giáo trình khai NXB ĐH Tiếng


1 2006 Tp HCM
Phúc thác dữ liệu Quốc Gia Việt

Đoàn NXB Tiếng


2 Máy học 2002 Hà Nội
Phương KHKT Việt

D. The MIT
3 Data Mining 2001 London English
Hand press

David The RAM


4 Machine learning 1999 Singapore English
Wilson Institute

HƯỚNG DẪN
- Vào menu: References/Citations & Bibliography/Manage Sources
- Chọn New để nhập thông tin cuốn tài liệu thứ nhất như hình dưới ->OK:

- Chọn New để nhập thông tin các cuốn tài liệu còn lại tương tự như trên.
31

2.3.2. Trích dẫn tài liệu tham khảo (Citation)

KIẾN THỨC
✓ Trích dẫn (Citation) là việc chỉ ra 1 thông tin trong tài liệu này đã được trích
dẫn từ 1 cuốn tài liệu tham khảo. Việc này nhằm khẳng định nguồn gốc và độ
chính xác của thông tin đó.
✓ Vị trí đặt trích dẫn thường đặt ngay sau đoạn thông tin được trích dẫn.
▪ Đặt trích dẫn:
- Chọn vị trí đặt trích dẫn
- Vào References/Insert Citation, chọn tên tài liệu.
▪ Định dạng kiểu hiển thị trích dẫn
- Vào Style chọn chuẩn phù hợp (Ví dụ chuẩn IEEE).

TỰ HỌC 14: Kỹ thuật trích dẫn (Citation)


✓ Sử dụng file <Mã SV>_Luanvan.docx đã lưu từ bài trước
✓ Yêu cầu:
- Đặt trích dẫn cho phần "Khái niệm KPDL…" ở đầu mục 2.1.1, trích dẫn
từ cuốn tài liệu "Giáo trình khai thác dữ liệu" của tác giả Đỗ Phúc.
- Đặt trích dẫn cho phần "Định lý Bayes…" ở đầu mục 2.2.2, trích dẫn từ
cuốn tài liệu "Data Mining" của tác giả D.Hand.
- Định dạng trích dẫn theo chuẩn IEEE.

HƯỚNG DẪN
 Đặt trích dẫn cho "Khái niệm KPDL…":
- Đặt con trỏ ở cuối "Khái
niệm KPDL…"
- Vào menu
References/Insert
Citation
- Chọn tên cuốn tài liệu
"Giáo trình…" ✓
- Đặt trích cho "Định lý
Bayes…": tương tự.
 Định dạng trích dẫn:
- Trong nhóm Citations &
Bibliography, vào Style
chọn IEEE. Ký kiệu trích
dẫn được chuyển sang
dạng số theo đúng chuẩn..
32

2.3.3. Danh mục tài liệu tham khảo (Bibliography)

KIẾN THỨC
✓ Bibliography là công cụ tạo danh mục tài liệu tham khảo tự động, giúp hiển
thị thông tin tài liệu tham khảo theo nhiều định dạng khác nhau, tự động cập
nhật nếu có sự thay đổi về tài liệu tham khảo.
✓ Danh mục TLTK thường được đặt ở cuối tài liệu.

▪ Tạo danh mục TLTK:


- Vào menu: References/Bibliography/Insert Bibliography: Chức năng
này sẽ chèn danh mục toàn bộ TLTK mà không hỗ trợ lọc tài liệu.
- Để chèn danh mục có hỗ trợ lọc ngôn ngữ, bạn vào menu:
References/Bibliography và chọn 1 trong các nhãn Bibliography,
References hoặc Works Cited. Sau khi chèn, sử dụng biểu tượng
Bibliographies ở góc trên trái để lọc ngôn ngữ.

▪ Định dạng

Sử dụng công cụ Style Inspector, tìm và chỉnh sửa style Bibliography.

TỰ HỌC 15: Chèn danh mục tài liệu tham khảo (Bibliography)
✓ Sử dụng file <Mã SV>_Luanvan.docx đã lưu từ bài trước
✓ Yêu cầu:
- Chèn danh mục tài liệu tham khảo ở cuối tài liệu.
- Phân loại danh mục theo ngôn ngữ.
- Chỉnh sửa Style chữ của danh mục font Times New Roman, cỡ chữ 13.

HƯỚNG DẪN
 Chèn trang mới
- Đặt con trỏ ở cuối văn bản, ấn Ctrl+Enter để ngắt trang
- Soạn chữ "TÀI LIỆU THAM KHẢO"
- Áp dụng style Heading 1a cho dòng "TÀI LIỆU THAM KHẢO"
33

 Chèn danh mục tài liệu tham khảo


- Đặt con trỏ ở dưới dòng "TÀI LIỆU
THAM KHẢO"
- Vào menu References/Bibliography
chọn Bibliography
 Lọc ngôn ngữ
- Đặt con trỏ trong vùng thông tin tài liệu.
- Vào biểu tượng ở góc trên, trái chọn Filter Languages/Vietnamese.
 Chỉnh sửa tiêu đề nhóm
- Theo mặc định, tiêu đề
Bibliography áp dụng
style Heading 1 nên được
đánh đề mục CHƯƠNG
4. Bôi đen đổi về style No
spacing.
- Sửa nội dung thành
"Tiếng Việt". Căn chỉnh Font chữ Times New Roman, cỡ chữ 13.
 Chèn danh mục TLTK tiếng Anh
- Chèn danh mục tài liệu mới như trên.
- Lọc ngôn ngữ English.
- Chỉnh sửa tiêu đề nhóm thành "Tiếng Anh".
- Chỉnh sửa nội dung và style của tiêu đề nhóm.
 Chỉnh sửa style định dạng
- Sử dụng công cụ Style
Inspector, tìm và chỉnh sửa
style Bibliography; Font
Time. New Roman, cỡ chữ 13.
✓ Sau khi chèn danh mục hình
ảnh, bảng biểu, tài liệu tham
khảo cần cập nhật lại phần
MỤC LỤC để các mục này
được bổ sung vào.
34

GHI CHÚ
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................

2.4. CHÚ THÍCH (ENDNOTE & FOOTNOTE)

KIẾN THỨC
✓ Endnote và Footnote là công cụ để tạo chú thích cho 1 từ hoặc 1 đối tượng
nào đó trong văn bản nhằm giải thích rõ nghĩa hơn.
✓ Cả 2 loại chú thích đều đặt ký hiệu chú thích (dạng số hoặc ký tự) với chữ cỡ
nhỏ và nằm phía trên bên phải nội dung cần chú thích.
✓ Footnote hiển thị dòng chú thích ở cuối mỗi trang.Endnote hiển thị dòng chú
thích ở cuối mỗi văn bản hoặc mỗi Section (nếu văn bản chia thành nhiều
Section).
▪ Chèn Endnote, Footnote
- Đặt con trỏ tại vị trí cần chèn, vào menu:
References/Footnotes chọn Insert Endnote
hoặc Insert Footnote rồi soạn thảo dòng chú
thích vào vị trí tương ứng.
- Next note: Chuyển đến vị trí đặt ký hiệu chú thích tiếp theo.
- Show Notes: Chuyển đến vị trí đặt dòng chú
thích.
- Sử dụng biểu tượng để thiết lập chi tiết cho Endnote. Footnote.

TỰ HỌC 16: Chèn chú thích (Endnote/Footnote)


✓ Sử dụng file <Mã SV>_Luanvan.docx đã lưu từ bài trước
✓ Yêu cầu:
- Chèn chú thích dạng Footnote cho từ viết tắt BIDS trong mục 1.3 là:
"Business Intelligence Development Studio".
- Chèn chú thích dạng Footnote cho từ SQL Server trong mục 1.3 là: "Hệ
quản trị cơ sở dữ liệu của Microsoft".
35

HƯỚNG DẪN
- Đặt con trỏ ngay sau từ BIDS.
- Vào menu References/Insert Footnote.
- Nhập nội dung "Business…" tại vị trí
chân trang.
- Làm tương tự với chú thích còn lại.
- Có thể chỉnh sửa style Footnote text
thông qua công cụ Style Inspector.

GHI CHÚ
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................

BÀI TẬP 2: References


✓ Sử dụng file BTTH_Tinhocvanphong.docx đã lưu từ BÀI TẬP 2.
1. Mục lục tự động
- Tạo mục lục tự động 3 cấp theo các style Heading 1a, 1, 2, 3.
- Mục lục đặt sau trang bìa, tại trang riêng biệt. Chỉnh mục lục theo mẫu:

2. Danh mục hình ảnh, bảng biểu:


- Tạo mô tả cho hình ảnh và bảng biểu trong tài liệu theo mẫu:
36

BÀI TẬP 2: References (tiếp)


-
3. Tài liệu tham khảo
- Nhập thông tin 2 cuốn TLTK sau:
TT Language Title Author Year Publisher City
Hướng dẫn tự Hoàng NXB Hà
1 Vietnamese 2016
học Office 2016 Minh Khoa Sự thật Nội
Office 2016 Hoang Pearson New
2 English 2017
Handbook Tuan Kiet Education York

- Tạo trích dẫn cho đoạn văn bản đầu tiên của mục 1.1 trích dẫn từ TLTK số 1.
- Tạo danh mục TLTK ở cuối văn bản, tại 1 trang riêng. Định dạng theo mẫu:

4. Endnote, Footnote
- Thêm Footnote cho dòng chữ “Start Screen” ở đoạn 2 mục 1.1. Nội dung
Footnote là “Màn hình khởi động ứng dụng Word 2016”
37

CHƯƠNG 3. NGẮT VÙNG (SECTION BREAK)


KIẾN THỨC
✓ Section Break là công cụ để chia, ngắt tài liệu thành nhiều phân vùng khác
nhau. Mỗi vùng có thể cài đặt Page Setup (khổ giấy, hướng giấy, đặt lề, kẻ
viền, header, footer…) khác biệt so với vùng khác.
✓ Mặc định khi tạo file mới, toàn bộ văn bản là 1 Section.
▪ Để ngắt Section, đặt con trỏ tại vị trí cần ngắt, sau đó vào Layout/Page
Setup/Breaks/Section breaks và chọn 1 loại ngắt phù hợp. Có 4 loại ngắt
vùng như sau:
- Next Page: Phần văn bản phía sau con trỏ sẽ được ngắt thành Section khác
và đặt ở đầu trang mới (thường dùng).
- Continuous: Phần văn bản phía sau con trỏ sẽ được ngắt thành Section khác
nhưng vẫn nằm cùng trang với Section trên. Kiểu ngắt này thường được tự
động thêm vào khi sử dụng chức năng chia cột (Columns) văn bản.
-Even Page (Trang chẵn): Văn bản được ngắt thành Section mới, trang bắt
đầu là trang có định dạng giống trang chẵn (dùng khi in 2 mặt).
- Odd Page (Trang lẻ): Văn bản được ngắt thành Section mới, trang bắt đầu
là trang có định dạng giống trang lẻ.
▪ Để quan sát được các Section, ta có thể sử dụng các cách sau:
- Click đúp vào Header

- Sử dụng biểu tượng trong menu Home

▪ Để xóa Section break, bật công cụ , tìm và xóa dòng điều khiển Section
Break.
▪ Page Setup:
- Sau khi ngắt Section, bạn có thể thiết lập trang (khổ giấy, hướng, lề…) cho
từng Section riêng biệt bằng cách vào Page Setup để cài đặt, sau đó trong
mục Apply to chọn This section.
38

KIẾN THỨC (tiếp)


-
▪ Header & Footer:
Khi vào Header, xuất hiện menu Design có cụm chức năng như hình bên:
- Link to Previous: Header, footer của
Section này giống Section trước. Nếu
tắt chức năng này, ta có thể soạn
Header, footer ở 2 Section khác nhau.
- Different First Page: Khác biệt ở trang đầu. Có thể không có hoặc soạn
nội dung khác các trang còn lại.
- Different Odd & Even Pages: Khác biệt giữa trang chẵn lẻ.
▪ Page Number
Sau khi ngắt Section, ta có thể đánh số trang
cho từng Section vào Insert/Page
Number/Format Page Numbers để cài đặt
kiểu đánh số trang của các Section khác
nhau.
- Number format: Kiểu đánh số trang.
- Continue from previous section: Số
trang được kế tiếp từ section trước.
- Start at: Số trang được đánh lại.
▪ Page Border
Sau thi thiết lập đường viền trang, vào mục Apply để chọn:
- Whole document: Viền toàn bộ văn bản
- This Section: Viền toàn bộ Section này.
- This Section – First page only: Chỉ
viền trang đầu của Section này
- This section – All except first page:
Viền tất cả các trang của section này, trừ
trang đầu tiên.
39

TỰ HỌC 17: Ngắt vùng(Section break)


✓ Sử dụng file <Mã SV>_Luanvan.docx đã lưu từ bài trước
✓ Yêu cầu:
 Chia tài liệu thành 3 Section như sau:
- Section 1: Trang bìa và "Phiếu giao đề tài".
- Section 2: Trang "Mục lục", "Danh mục hình ảnh, bảng biểu".
- Section 3: Từ trang "Lời nói đầu" đến hết văn bản.
 Thiết lập trang cho các Section như sau:
▪ Section 1:
- Kẻ viền: Chỉ kẻ viền trang bìa.
- Header: Nhập chữ "Đồ án tốt nghiệp"
+ Font Times New Roman, cỡ 12, chữ nghiêng, căn lề phải.
+ Kẻ viền dưới của Header
+ Không hiện Header ở trang bìa.
- Footer: Không đánh số trang.
▪ Section 2:
- Không kẻ viền trang.
- Header: Nhập chữ "Phần danh mục".
+ Font Times New Roman, cỡ 12, chữ nghiêng, căn lề phải.
+ Kẻ viền dưới của Header
- Footer: Đánh số trang ở giữa, kiểu la mã I, II,III... bắt đầu từ số I.
▪ Section 3:
- Khỏng kẻ viền trang.
- Header: Nhập chữ "Phần nội dung"
+ Font Times New Roman, cỡ 12, chữ nghiêng, căn lề phải.
+ Kẻ viền dưới của Header
- Footer: Đánh số trang ở giữa, kiểu đánh số 1,2, 3… bắt đầu từ số 1.

HƯỚNG DẪN
 Chia tài liệu thành 3 Section
- Để con trỏ ở đầu trang "MỤC LỤC", Vào menu Layout/Breaks/Next Page.
- Để con trỏ ở đầu trang "LỜI NÓI ĐẦU", Vào menu Layout/Breaks/Next Page.
- Nháp đúp chuột vào phần Header để quan sát việc ngắt vùng kết quả như sau:
40

 Thiết lập cho các Section


▪ Section 1:
- Kẻ viền: Đã thực hiện ở bài TỰ HỌC 2.
- Header:
+ Click đúp chuột vào phần Header của trang "Phiếu giao đề tài…".
+ Gõ tab,soạn chữ "Đồ án tốt nghiệp" ở lề phải.
+ Căn chỉnh font cho Header.
+ Vào menu Header & Footer (Một số phiên bản Word khác là menu Design), tích
chọn mục Different First Page.
+ Vào menu Home, công cụ ,
chọn Bottom Border để viền dưới.
+ Chọn Close Header and Footer.
▪ Section 2:
- Bỏ viền trang:
+ Đặt con trỏ vào Section 2.
+ Vào menu Design/Page Borders.
+ Trong mục Setting chọn None.
+ Trong mục Apply to chọn This section =>OK.
- Header:
+ Nháy đúp chuột vào Header của Section 2.
+ Vào Header & Footer, bỏ chọn Link to Previous.
+ Sửa chữ "Đồ án tốt nghiệp" thành "Phần danh
mục".
- Đánh số trang:
+ Xuống phần Footer của Section 2.
+ Bỏ chọn Link to Previous.
+ Vào Page Number chèn số trang ở giữa, bên dưới.
+ Vào Page Number/Format Page Numbers… để
định dạng số trang như hình bên.
▪ Section 3:
- Bỏ viền trang: Tương tự Section 2.
- Header:
+ Nháy đúp chuột vào Header của Section 3.
+ Bỏ chọn Link to Previous.
+ Sửa chữ "Phần danh mục" thành "Phần nội
dung".
- Đánh số trang:
+ Xuống phần Footer của Section 3/
+ Bỏ chọn Link to Previous.
+ Vào Page Number/Format Page Numbers… để
định dạng số trang như hình bên.
41

▪ Kết quả như sau:

GHI CHÚ
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................

TỰ HỌC 18: Ngắt vùng nâng cao


✓ Sử dụng file <Mã SV>_Luanvan.docx đã lưu từ bài trước
✓ Yêu cầu:
▪ Thiết lập tài liệu để in 2 mặt:
- Thiết lập lề đối xứng.
- Trang bìa và trang "Phiếu giao đề tài, chỉ in 1 mặt, mặt sau trống.
- Các dòng Header căn sát lề Outline (lề nhỏ - không đóng gáy).

HƯỚNG DẪN
 Thiết lập lề đối xứng
- Vào Page Setup, tab Margin, trong mục
Multiple pages chọn Mirror margins.
 Thêm trang trắng
- Đặt con trỏ đầu trang Phiếu giao đề tài,
ấn Ctrl+Enter để ngắt sang trang mới.
- Đặt con trỏ cuối trang Phiếu giao đề tài,
ấn Ctrl+Enter để chèn thêm trang trắng.
42

 Căn chỉnh Header/Footer


▪ Section 1:
- Vào Header của trang Phiếu giao đề tài. Trên menu Design tích chọn mục
Different Odd & Even Pages, 2 trang trắng (Even page) không còn Header.

▪ Section 2:
- Vào Header của trang Danh mục hình ảnh (Even page).
- Tắt chức năng Link to Previous.
- Soạn chữ "Phần danh mục" ở sát lề trái.
- Căn chỉnh font, kẻ viền dưới Header.
- Xuống phần Footer, tắt chức năng Link to Previous.
- Vào Insert/Page Number/Bottom of Page để đánh số trang ở cuối trang.

▪ Section 3:
- Vào Header của trang Danh mục hình ảnh (Even page).
- Tắt chức năng Link to Previous.
- Soạn chữ "Phần nội dung" ở sát lề trái.

GHI CHÚ
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
43

BÀI TẬP 3: Section break


✓ Sử dụng file BTTH_Tinhocvanphong.docx đã lưu từ BÀI TẬP 2.
Chia tài liệu thành các Section sau:
▪ Section 1: Trang bìa
- Kẻ viền theo lề, không Header, footer, không đánh số trang.
▪ Section 2: Trang mục lục, danh mục
- Không kẻ viền.
- Header: "Phần danh mục", căn lề trái.
- Đánh số trang trong phần Header, căn lề phải, kiểu đánh số a,b,c…
- Kẻ viền chân Header.
▪ Section 3: Các trang còn lại
- Không kẻ viền.
- Header: "Phần nội dung", căn lề trái.
- Đánh số trang trong phần Header, căn lề phải, kiểu đánh số 1, 2, 3…
- Kẻ viền chân Header.
44

CHƯƠNG 4. RÀ SOÁT TÀI LIỆU (REVIEW)


4.1. GHI CHÚ TRONG TÀI LIỆU (COMMENT)

KIẾN THỨC
✓ Comment là công cụ để chèn ghi chú vào tài liệu. Nội dung ghi chú không
ảnh hưởng đến nội dung tài liệu, có thể xóa đi nếu không còn cần thiết.
✓ Công cụ này thường được sử dụng khi rà soát tài liệu trước khi in hoặc khi
kiểm tra, đánh giá tài liệu của người khác.
▪ Thao tác với Comment
Vào menu Review/Comments:
- New Comment: Tạo ghi chú mới.
- Delete: Xóa ghi chú.
- Previous: Xem ghi chú trước đó.
- Next: Xem ghi chú sau đó.

TỰ HỌC 19: Chèn Comment


✓ Sử dụng file <Mã SV>_Luanvan.docx đã lưu từ bài trước
✓ Yêu cầu:
Chèn Comment
- Chèn Comment cho tên cán bộ hướng dẫn ở trang bìa với nội dung là: "Ghi
đầy đủ học hàm, học vị của giảng viên"
- Chèn Comment cho Bảng 2.1 Tập dữ liệu… với nội dung là: "Căn chỉnh
lại bảng biểu"
- Chèn Comment cho đoạn cuối cùng của phần KẾT LUẬN với nội dung là:
"- Không được viết lời cảm ơn ở phần kết luận.
- Phải có họ tên, chữ ký của sinh viên thực hiện".

HƯỚNG DẪN
Chèn Comment
- Bôi đen họ tên cán
bộ hướng dẫn.
- Vào menu
Review/New
Comment.
- Nhập nội dung theo
yêu cầu.
Các Comment khác
chèn tương tự.
45

GHI CHÚ
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................

4.2. LƯU VẾT THAY ĐỔI TRONG TÀI LIỆU (TRACKCHANGE)

KIẾN THỨC
✓ Trackchange là công cụ để lưu vết, theo dõi những thay đổi trong tài liệu.
Khi tính năng này được bật lên, toàn bộ sự thay đổi trong tài liệu đều được
lưu lại và được đánh dấu. Tác giả của tài liệu gốc có quyền chấp nhận hay
không chấp nhận những thay đổi đó.
✓ Công cụ này thường được sử dụng khi rà soát chỉnh sửa tài liệu. Nếu có nhiều
người (User) cùng tham gia thay đổi tài liệu, các thay đổi của mỗi người sẽ
được đánh dấu bằng các màu khác nhau.
▪ Các thao tác với Track Change
Vào menu Review/Tracking
- Track Change: Bật tắt chế độ
lưu vết.
- Reviewing Pane: Hiển thị các
thay đổi trong cửa sổ riêng.
▪ Các thao tác thay đổi
Vào menu Review/Changes
- Accept: Chấp nhận thay đổi.
- Reject: Hủy bỏ thay đổi.
- Previous: Chuyển đến đề xuất thay đổi trước.
- Next: Chuyển đến đề xuất thay đổi sau.

TỰ HỌC 20: Track Change


✓ Sử dụng file <Mã SV>_Luanvan.docx đã lưu từ bài trước
✓ Yêu cầu:
Bật chế độ Track Change
- Thêm học hàm cho CBHD ở trang bìa là: "Ths. Hoàng Quang Huy"
- Căn chỉnh Bảng 2.1 hợp lý.
- Xóa dòng lời cảm ơn ở cuối phần KẾT LUẬN.
- Thêm phần họ tên, chữ ký của sinh viên thực hiện.
- Căn chỉnh Font Times New Roman, cỡ chữ 13.
46

HƯỚNG DẪN:
Vào menu Review chọn công cụ Track Changes để lưu vết thay đổi của tài liệu.
- Về trang bìa, soạn chữ "Ths." trước tên cán bộ hướng dẫn.
- Vào Review/Comments chọn
Next để nhảy đến Comment ở
bảng 2.1.
- Bôi đen căn chỉnh bảng hợp lý.
- Vào Review/Comments chọn
Next để nhảy đến Comment ở
phần kết luận.
- Xóa đoạn văn bản cuối cùng.
- Soạn thêm phần họ tên, chữ ký
của sinh viên thực hiện.
- Căn chỉnh font theo yêu cầu.

TỰ HỌC 21: Lần vết, xét duyệt Track Change


✓ Sử dụng file <Mã SV>_Luanvan.docx đã lưu từ bài trước
✓ Yêu cầu:
Lần vết theo sự thay đổi của tài liệu
- Tại vị trí trang bìa:
+ Xóa comment.
+ Chấp nhận việc thêm chữ "Ths.".
- Tại vị trí bảng 2:
+ Xóa Comment.
+ Chấp nhận việc căn chỉnh bảng.
- Tại vị trí cuối văn bản:
+ Xóa Comment.
+ Không chấp nhận việc xóa lời cảm ơn.
+ Chấp nhận việc thêm phần họ tên, chữ ký.

HƯỚNG DẪN:
 Vào menu Review/Comment chọn Previous để tìm đến Comment ở
trang bìaVào Comment/Delete để xóa Comment.
- Vào Changes/Previous để tìm sự thay đổi đầu tiên.
- Chọn Accept để chấp nhận viết thêm chữ "Ths."
 Vào Comment/Next để tìm đến Comment ở Bảng 2.1
- Vào Comment/Delete để xóa Comment.
- Bôi đen toàn bộ bảng.
- Chọn Accept để chấp nhận các thay đổi định dạng trong bảng.
 Vào Comment/Next để tìm đến Comment ở cuối tài liệu.
47

- Vào Comment/Delete để xóa Comment.


- Bôi đen đoạn văn bản lời cảm ơn.
- Chọn Reject để không chấp nhận đề nghị xóa.
- Bôi đen phần họ tên chữ ký
- Chọn Accept để chấp nhận đề nghị thêm phần này.
GHI CHÚ
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................

4.3. BẢO VỆ TÀI LIỆU (RESTRICT EDITING)

KIẾN THỨC
✓ Restrict Editing là công cụ giới hạn chỉnh sửa tài liệu. Công cụ này giúp
bảo vệ tài liệu, tránh sự chỉnh sửa mà không có sự cho phép của tác giả. Một
số thiết lập giới hạn chỉnh sửa như sau:
▪ Forrmatting Restrictions: Giới hạn định dạng
Cho phép định dạng 1 số style nhất định,
không cho phép chỉnh sửa nội dung.

▪ Editing Restrictions: Giới hạn soạn thảo.


- No changes: Không chỉnh sửa nội dung.
- Comment: Chỉ cho phép ghi chú, không
chỉnh sửa nội dung.
- Filling in Forms: Cho phép điền thông tin
vào form được thiết kế sẵn.
- Tracked changes: Cho phép sửa nội dung
nhưng sẽ lưu vết.
▪ Exceptions: Giới hạn vùng chỉnh sửa và tài
khoản được cấp quyền chỉnh sửa.
▪ Start enforcement: Bắt đầu bảo vệ.
Các chế dộ giới hạn chỉ có tác dụng khi chọn
vào mục: Yes, Start Enforcing Protection.
Nhập mật khẩu để bảo vệ tài liệu
▪ Stop Protection: Gỡ bỏ chế độ bảo vệ.
48

TỰ HỌC 22: Bảo vệ tài liệu


✓ Sử dụng file <Mã SV>_Luanvan.docx đã lưu từ bài trước
✓ Yêu cầu:
- Đặt giới hạn chỉnh sửa của tài liệu là: "Comment"
- Đặt mật khẩu để bảo vệ tài liệu là: "abc123"

HƯỚNG DẪN
 Vào menu Review/Restrict Editting
- Tại mục Editting Restrictions, tích vào mục
Allow only this type…, chọn Comment
- Tích chọn Everyone (áp dụng giới hạn đối với tất
cả người dùng)
- Chọn Yes, Start Enforcing Protection, hộp thoại
nhập mật khẩu xuất hiện, gõ mật khẩu “abc123” 2
lần. Chọn OK.

GHI CHÚ
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
49

BÀI TẬP 4: Review


✓ Sử dụng file BTTH_Tinhocvanphong.docx đã lưu từ BÀI TẬP 3.
1. Comment
- Chèn comment cho chữ MS WORD 2016 ở đầu tài liệu với nội dung:
"Thay chữ MS bằng Microsoft"
- Chèn comment cho hình ảnh đầu tiên với nội dung: "Thay giao diện khởi
động bằng giao diện sử dụng".
2. Track changes
- Bật chế độ Track Changes.
- Sử dụng chức năng Find and Replace (Ctrl+H), thay tất cả các chữ MS
bằng Microsoft.
- Xóa ảnh số 1, chụp ảnh màn hình Word hiện tại (Print Screen), paste vào
vị trí con trỏ.
- Tìm kiếm và xóa các Comment.
- Lần vết và chấp nhận các thay đổi trong tài liệu.
3. Bảo vệ tài liệu
- Đặt giới hạn chỉnh sửa của tài liệu là: "No changes (Read only)"
- Đặt mật khẩu để bảo vệ tài liệu là; "abc123"
50

CHƯƠNG 5. TRỘN VĂN BẢN (MAILING)


KIẾN THỨC
✓ Mail Merge là công cụ hữu ích cho phép ta tạo phong bì, thư, giấy mời, thẻ
tên, nhãn tủ đồ…

✓ Word thực hiện trộn văn bản bằng cách lấy các bản ghi thông tin từ file chứa
danh sách thông tin đề chèn vào file mẫu giấy trộn (thư, giấy mời, thẻ…) sao
cho mỗi giấy trộn sẽ chứa 1 bản ghi khác nhau.
✓ Để có thể trộn văn bản, đòi hỏi phải có 2 file dữ liệu: File mẫu giấy trộn soạn
trong Word và file chứa thông tin trộn dạng cơ sở dữ liệu: Bảng biểu Word,
Excel hoặc các file cơ sở dữ liệu khác.
▪ Các bước cơ bản để trộn văn bản như sau:
 Start Mail Merge: Chọn mẫu giấy trộn, kiểu trộn.
 Select Recipients: Chọn file chứa thông tin trộn.
 Edit Recipient List: Chỉnh sửa, chọn lọc, sắp xếp thông tin trộn.
 Insert Merge Field: Xác định thông tin cần chènvà vị trí chèn.
 Preview Results: Xem thử kết quả trộn.
 Finish & Merge: Kết thúc cài đặt và thực hiện trộn.

TỰ HỌC 23: Trộn thư


✓ Sử dụng file HDTH_Giaybaoduthi.docx chứa mẫu giấy báo dự thi và file
Danhsach.xlsx chứa thông tin thí sinh.
✓ Yêu cầu:

Thực hiện trộn văn bản để tạo Giấy báo dự thi cho tất cả thí sinh có tên trong
danh sách. Lưu kết quả trộn vào file có tên <Mã SV>_Giay bao du thi.docx”.

HƯỚNG DẪN
 Mở file Giấy báo dự thi (không được mở file Danhsach.xlsx).
- Vào menu Mailings/StartMail Merge chọn Letter để trộn kiểu thư (Word mặc định
là trộn thư nên bước này có thể bỏ qua)
 Vào Select Recipients/Use Existing List để mở file chứa
thông tin Danhsach.xlsx.
 Edit Recipient List: Để chọn lọc sắp xếp (vì trộn tất cả
nên bỏ qua bước này)
51

 Insert Merge Field: Chèn thông tin


- Đặt con trỏ vào vị trí cần chèn.
- Vào Insert Merge Field chọn trường thông tin để chèn như sau:

 Preview Results: Xem thử (sử dụng công cụ để xem)


 Finish & Merge/Edit Individual Documents: Kết thúc và trộn
- All: Trộn tất cả.
- Current record: Trộn bản ghi hiện tại.
- From…to…: Từ số mấy đến số mấy.
Kết quả như sau:
52

TỰ HỌC 24: Trộn thư có chọn lọc, sắp xếp


✓ Sử dụng file HDTH_Giaybaotrungtuyen.docx chứa mẫu giấy báo trúng
tuyển và file Danhsach.xlsx chứa thông tin thí sinh.
✓ Yêu cầu:

Thực hiện trộn văn bản để tạo Giấy báo cho các thí sinh trúng tuyển (Tổng
điểm >=15 và điểm IQ >=5), sắp xếp danh sách theo Quê quán. Lưu kết quả
trộn vào file có tên (Mã SV>_Giaybaotrungtuyen.docx”.

HƯỚNG DẪN
 Mở file Giấy báo trúng tuyển (không được mở file Danhsach.xlsx).
 Vào Select Recipients/Use Existing List để mở file Danhsach.xlsx.
 Edit Recipient List: Để chọn lọc sắp xếp
- Vào Sort để sắp xếp theo Quê quán.
- Vào Filter để chọn lọc thí sinh trúng tuyển
như hình dưới.

 Insert Merge Field: Chèn thông tin


- Đặt con trỏ vào vị trí cần chèn.
- Vào Insert Merge Field chọn trường thông tin để chèn như sau:

 Preview Results: Xem thử


 Finish & Merge/Edit Individual Documents: Kết thúc và trộn tất cả (All).
53

Kết quả như sau:

TỰ HỌC 25: Trộn nhãn


✓ Sử dụng file ảnh Pic4_Thesinhvien.png và file Danhsach.xlsx chứa thông
tin thí sinh.
✓ Yêu cầu:

Thực hiện chức năng trộn nhãn để tạo Thẻ sinh viên theo mẫu cho các thí
sinh trúng tuyển ở trên, sắp xếp danh sách theo ngành học. Lưu kết quả trộn
vào file có tên (<Mã SV>_Thesinhvien.docx”.

HƯỚNG DẪN
 Tạo nhãn:
- Vào File/New để tạo 1 văn bản mới.
- Vào Mailings/Start Mail Merge/Labels,
chọn New Label để tạo nhãn mới vài cài đặt
như hình bên:
+ Label name: Tên nhãn
+ Page size: Khổ giấy in.
+ Top/side margin: Lề trên, trái.
+ Label height, width: Kích thước nhãn.
+ Number across/down: Số lượng nhãn trên
1 trang in (2 cột x 3 hàng)
+ Vertical/Horizontal pitch: Khoảng cách
giữa các nhãn.
✓ Word tạo ra 1 bảng biểu chứa nhãn trộn, tuy
nhiên nếu chưa cài đặt chế độ hiện khung của
bảng thì sẽ khó khăn cho việc tạo nhãn. Vào File/Options/Advanced/Show
document content, tích chọn Show text boundaries để hiện khung.
54

 Soạn thảo nội dung nhãn:


- Soạn nội dung thẻ sinh viên vào ô đầu
tiên của bảng như sau:
- Căn chỉnh Font Times New Roman, cỡ
12, giãn dòng single, giãn đoạn
Before/After: 0
- Chèn ảnh Pic4_Thesinhvien.png vào
trong ô, chỉnh chế độ Wraptext của ảnh
là: Behind text.
- Căn chỉnh vị trí các dòng thông tin phù
hợp với mẫu thẻ như hình dưới (Vào
menu Layout chỉnh Before: 66pt – Left 2,8cm).

 Vào menu Mailing/Select Recipients/Use Existing List để mở file Danhsach.xlsx.


 Vào Edit Recipient List:
- Chọn lọc thí sinh trúng tuyển
- Sắp xếp theo Ngành học
 Vào Insert Merge Field:
- Chèn thông tin như hình bên.
 Vào Update Labels để cập nhật mẫu thẻ vào
các ô trong bảng.

 Vào Finish & Merge để trộn tất cả:


55

GHI CHÚ
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................

BÀI TẬP 5: Tổng hợp kỹ thuật trộn văn bản

✓ Yêu cầu:
▪ Tạo giấy mời họp theo mẫu. Lưu file với tên GiayMoiHop.docx.

▪ Lập danh sách 10 học sinh của 3 lớp gồm thông tin: họ tên cha/mẹ, họ
tên học sinh, lớp, ngày họp, địa điểm họp, họ tên giáo viên chủ nhiệm.
Lưu file với tên DSMoiHop.xlsx.
▪ Tạo giấy mời họp cho những học sinh trong danh sách. Sắp xếp giấy mời
theo lớp. Lưu file chứa giấy mời là “GiayMoiHoanThien.docx”.
56

PHẦN II. MICROSOFT POWERPOINT 2016

CHƯƠNG 1. KỸ THUẬT THIẾT KẾ SLIDE MASTER


1.1. THIẾT LẬP KÍCH THƯỚC SLIDE

KIẾN THỨC
Thiết lập kích thước cho trang trình chiếu: Chọn tab Design, chọn Slide size:
✓ Standard (4:3): Đây là lựa chọn khi sử dụng máy chiếu hoặc các thiết bị có tỷ lệ
màn hình 4:3.
✓ WideScreen (16:9): Lựa chọn này dành cho các máy chiếu, tivi hoặc các thiết bị
có tỷ lệ màn hình (16:9) (thường chọn kích thước này)
✓ Custom Slide Size: Lựa chọn này sử dụng loại màn hình có tỷ lệ khác 2 loại nói
trên hoặc thiết kế tài liệu có kích thước tuỳ ý.

1.2. SLIDE MASTER

KIẾN THỨC

✓ Slide Master trong PowerPoint là công cụ dùng để định dạng chung cho toàn bộ
như: định dạng logo, hình nền, font chữ, size chữ, màu chữ, tạo hiệu ứng chuyển
động, … Silde Master giúp cho chúng ta định dạng hay hiệu chỉnh toàn bộ slide
trong PowerPoint nhanh và hiệu quả hơn.
✓ Đây là chức năng cho phép người sử dụng tạo ra mẫu hình nền tùy biến theo ý tưởng
của mình. Để sử dụng chức năng này, chọn tab Views rồi Click chọn Slide Master:

✓ Trong Slide Master, có thể chèn hình ảnh, hình vẽ, logo, footer, hoạ tiết hay chèn
Text vào để tạo ra mẫu slide cho riêng mình. Sau khi tạo xong, Click chọn Tab Slide
Master rồi Click chọn Close Master View:

Một bài thuyết trình có thể có 1 hoặc nhiều


SlideMaster.
Với nhiều Slide Master, ta có thể áp dụng mỗi
Slide Master cho mỗi chương hoặc phần trong
bài thuyết trình.
+ Insert Slide Master: thêm mới Slide Master.
57

1.3. LAYOUT

KIẾN THỨC

Layout (bố cục) trong SlideMaster là một sự kết hợp và sắp xếp các đối tượng trong một
slide.
+ Insert Layout: thêm mới Layout.

1.4. PLACEHOLDER

KIẾN THỨC

Placeholder là những thành phần trong slide chứa các nội dung
như chữ, hình ảnh, biểu đồ, bảng, nhạc hoặc đoạn phim.
Có nhiều kiểu Placeholder như content, text, picture, chart,….
trên Layout hoặc SlideMaster.
Thêm mới Placeholder:
1. Chọn Slide Master hoặc slide layout bổ sung placeholder.
Ví dụ như bạn chọn Title Slide Layout.
2. Trong ngăn Slide Master, đến nhóm Master Layout,
chọn Insert Placeholder
58

TỰ HỌC 1: Thiết kế Slide Master


✓ Thực hiện các yêu cầu sau:
Tạo file KidsCooking.pptx.
✓ Yêu cầu: Sắp xếp bố cục bài thuyết trình theo mẫu:
+ Thiết kế Slide Master: chèn logo góc trên bên phải, chỉnh sửa font chữ và màu
chữ xanh cho ô Title, thiết lập ảnh nền Anh1.jpg cho trang Master.
+ Trang Layout Title thay đổi nền slide Anh2.jpg

Chú ý: Sinh viên tham khảo hướng dẫn video P1_Video1.mp4.


Thiết kế mẫu Slide Master và Layout Title:

Hình 1: Slide Master Hình 2: Layout Title


Áp dụng tạo Slide sau:
59
60

TỰ HỌC 2: Thiết kế Layout


Thực hiện các yêu cầu sau:
Sử dụng file KidsCooking.pptx đã thực hành trong HDTH1.
Yêu cầu: Sắp xếp bố cục bài thuyết trình theo mẫu:
Tạo 2 Layout:
+ Trang Layout 1, chèn PlaceHolder Picture, Tex. Chỉnh sửa font chữ, màu chữ
cho Text. (Hình 1)
+ Trang Layout 2, chèn PlaceHolder Picture, sử dụng thuộc tính Shape Effect: 3-D
Rotation chọn Off Axis 1 Right, chọn hiển thị đường viền của Picture (Hình 2)

Chú ý: Sinh viên tham khảo hướng dẫn video P1_Video2.mp4.

Thiết kế mẫu Layout:

Hình 1: Sử dụng Picture, Text Hình 2: Sử dụng Picture


Áp dụng tạo Slide sau:
61

1.5. DESIGN IDEAS

KIẾN THỨC
✓ Với PowerPoint của phiên bản Office 365, tính năng Design Ideas (ý tưởng thiết kế).
giúp tạo ra các ý tưởng bố cục slide bằng cách chỉ cần kéo thả hình ảnh, văn bản vào
một slide và PowerPoint Designer sẽ tự động cung cấp các ý tưởng thiết kế.
✓ Design Ideas sử dụng công nghệ điện toán đám mây để phân tích và xác định đâu là
phần hấp dẫn nhất trong hình ảnh, để từ đó tìm ra mẫu thiết kế phù hợp nhất với nội
dung thuyết trình.
✓ Cách tạo Design Ideas:
B1: Chèn 1 hoặc nhiều ảnh, danh mục các đối tượng, danh mục các mốc thời gian
B2: Chọn Design, nhấn Design Ideas, trong cửa sổ Design Ideas chọn một mẫu slide
phù hợp.
62

TỰ HỌC 3: Design Ideas


Thực hiện các yêu cầu sau:
✓ Sử dụng file KidsCooking.pptx đã thực hành trong HDTH2.
✓ Yêu cầu: Sử dụng công cụ Design Ideas để thiết kế slide sau:
+ Mở file KidsCooking.pptx, chèn 2 hình ảnh trong thư mục HinhAnh vào slide
như hình dưới đây:

Vào Design chọn Design Ideas. chọn 1 mẫu như hình (gợi ý)

Chú ý: Sinh viên tham khảo hướng dẫn video P1_Video3.mp4.

Kết quả:

GHI CHÚ

...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
63

CHƯƠNG 2. QUY LUẬT THIẾT KẾ TRÌNH CHIẾU


2.1. QUY LUẬT VỀ NỘI DUNG

KIẾN THỨC

✓ Slide chỉ hiển thị dàn ý của bài thuyết trình nên nội dung đưa lên Slide cần ngắn gọn.
Vì vậy đối với những nội dung quá dài người thuyết trình cần phải:
+ Chắt lọc nội dung, hiển thị những nội dung chính sao cho mỗi slide không nên quá
5 đoạn, mỗi đoạn không quá 2 dòng.
+ Chia đoạn/tách ý nội dung.
+ Phân cấp thông tin: thông tin chính/phụ: Nội dung chính nên viết hoa, kích thước
chữ to hơn, đậm và màu khác. Cỡ chữ nhỏ nhất 1x (thường là 18pt), phân cấp cao hơn
1.2x - 1.5x, tiêu đề: 2x - 3x.

2.2. QUY LUẬT VỀ MÀU SẮC

KIẾN THỨC

✓ Quy luật về màu sắc: chỉ nên sử dụng tối đa 3-5 màu trên 1 Slide.
+ Phong cách thiết kế tự do: Dùng màu của hình ảnh có sẵn trên Slide, chọn màu
nhiều nhất xuất hiện trong ảnh, không nên chọn các màu quá nóng.
+ Phong cách thiết kế chuyên nghiệp: Nên dùng màu chủ đạo xuyên suốt trong Slide
(màu Logo, nhận diện thương hiệu).
+ Sử dụng bộ 3 màu bổ trợ không thể thiếu trên Slide: Trắng, đen, xám.
* Màu đen: Không nên dùng màu đen đặc, đặt biệt là với đoạn văn, nên sử dùng
màu đen ngả xám hoặc ngả xanh. Khi đối tượng có nền màu vàng thì nên dùng chữ
màu đen.
* Màu trắng: Màu đơn gian hiệu quả, chuyên nghiệp, an toàn, thể hiện đc màu sắc
nhận diện thương hiệu.
64

KIẾN THỨC
* Màu xám: thường dùng cho những thông tin phụ.
+ Khi nền của Slide là nền màu thì nên sử dụng đối tượng có màu trắng. Khi nền quá
sáng nên tô đối tượng tối hơn so với màu nền.
✓ Sử dụng công cụ trích màu EyeDrop để lấy màu chữ, màu nền, đường viền cho đối
tượng:

✓ Tham khảo một số trang web cung cấp cách phối màu:
www.colourlovers.com
www.colorhunter.com
https://webgradients.com
65

2.3. QUY LUẬT VỀ FONT CHỮ

KIẾN THỨC

✓ Các loại Font chữ:


+ Font có chân (Serif): Font chữ truyền thống, cổ điển, sang trọng, quý phái, cảm giác
an tâm, đáng tin cậy, nghiêm túc, quyền lực. VD: Times New Roman.
+ Font không chân (Sanserif): cảm giác trẻ trung năng động, gọn gàng, dễ đọc. VD:
Helvetica (Tiếng Anh), Arial…
+ Font Viết tay: Mềm mại, nữ tính, phá cách, sáng tạo, hướng tới giới trẻ, chứa đựng
cảm xúc VD: Lobster.
+ Font Bút lông, thư pháp: Nét bụi, không đều, theo kiểu thư pháp ngày xưa, mang
nét văn hoá phương đông, phóng khoáng tự do.

✓ Về cỡ chữ (size), nên dùng cỡ từ 18pt trở lên. Nếu dùng font chữ với cỡ <18pt khán
giả sẽ khó đọc, nhất là trong các hội trường rộng. Riêng phần tựa đề, cỡ font chữ phải
36pt đến 44pt. Tuy nhiên, trong trường hợp phải trình bày tài liệu tham khảo thì font
size khoảng 12-14pt.
66

KIẾN THỨC

✓ Một số quy tắc khi sử dụng Font chữ:


+ Không nên sử dụng Font không hỗ trợ gõ tiếng Việt.
+ Đối với nội dung dài nên sử dụng font đơn giản (Font có chân, Font không chân)
+ Không bao giờ dùng chữ viết hoa như “THIS IS A TEST” cho đoạn văn bản quá
dài. Chữ viết hoa khó đọc và khó theo dõi.
+ Hạn chế rơi chữ (trên một dòng nên có ít nhất 4-5 từ).
+ Nên đính kèm font khi gửi file.
67

CHƯƠNG 3. ĐỒ HOẠ TRONG POWERPOINT


3.1. HÌNH VẼ

KIẾN THỨC
✓ Chọn Tab Insert, Click chọn Shape để lựa chọn hình cần vẽ. Nhấn giữ chuột
và kéo trên Slide để thực hiện vẽ hình, thả chuột khi hoàn thành.

✓ Các phím phối hợp khi vẽ hình:

✓ Chỉnh sửa hình (Edit Shape), ở đây cho ta 2 sự lựa chọn:


+ Change Shape: Thay đổi kiểu hình vẽ.
+ Edit Point: Công cụ này cho phép vẽ hình bằng các điểm neo giống như trong
PhotoShop. Khi Click chọn công cụ này, hình vẽ sẽ có dạng như sau:

Click vào điểm neo có màu đen (như hình trên) sẽ xuất hiện 2 đường điều chỉnh,
nhấn giữ chuột kéo qua lại để thực hiện vẽ theo mong muốn.
✓ Căn lề (Align): xác định vị trí của hình vẽ trên Slide.
Align Left: định vị trí về bên trái
Align Center: định vị trí vào giữa
Align Right: định vị trí về bên phải
Align Top: định vị trí lên đầu Slide
68

KIẾN THỨC
Align Middle: định vị trí giữa (theo chiều dọc).
Align Bottom: định vị trí xuống dưới.
Distribute Horizontally: chia đều khoảng cách các đối
tượng theo chiều ngang.
Distribute Vertically: chia đều khoảng cách các đối
tượng theo chiều dọc.
✓ Gộp nhóm hình (Group): Khi chọn từ 2 hình trở lên, chúng ta có thể thực hiện chức
năng gộp nhóm các hình này thành 1 (phím tắt Ctrl + G). Nếu muốn tách nhóm,
chọn lại hình sau đó chọn Ungroup (phím tắt Ctrl + Shift + G).
✓ Chức năng xoay hình (Rotate):
Rotate Right 900: Xoay phải 900.
Rotate Left 900: Xoay trái 900.
Flip Vertical: Xoay lật hình theo chiều dọc.
Flip Horizontal: Xoay lật hình theo chiều ngang.
More Rotation Options...: Chức năng này cho phép
người dùng tự xác định các thông số khi xoay lật hình.
✓ Chức năng hợp hình (Merge Shapes):
Union: nối 2 đối tượng này lại với nhau và thành một đối tượng duy nhất.
Combine: kết hợp 2 đối tượng lại thành 1 và khoảng giao nhau sẽ rỗng.
Fragment: cắt các đối tượng này thành từng phần riêng biệt.
Intersect: chỉ lấy phần giao nhau và bỏ đi phần còn lại.
Subtract: đối tượng đầu tiên bị đối tượng sau cắt.
69

TỰ HỌC 4: Hình vẽ

Thực hiện các yêu cầu sau:


✓ Sử dụng file KidsCooking.pptx đã thực hành trong HDTH3.
✓ Yêu cầu: Thực hiện vẽ logo mới cho bài thuyết trình như hình dưới đây. Vẽ chữ
O, sử dụng hình Circle, Circle Hollow, sau đó Merge Shapes:

Chú ý: Sinh viên tham khảo hướng dẫn video P3_Video4.mp4.

Kết quả:

Lưu thành logo.png.

Thực hiện đổi logo mới cho bài thuyết trình.


70

TỰ HỌC 5: Hình vẽ (tiếp)

Thực hiện các yêu cầu sau:


✓ Sử dụng file KidsCooking.pptx đã thực hành trong HDTH4.
Yêu cầu: Tiếp tục tạo slide Master cho slide như hình dưới đây:
+ Sử dụng Insert PlaceHolder Picture, sử dụng hình vẽ để cắt ảnh theo mẫu:

Chú ý: Sinh viên tham khảo hướng dẫn video P_Video5.mp4.

Kết quả :
71

3.2. HÌNH ẢNH


3.2.1. Phân loại hình ảnh

KIẾN THỨC

✓ Phân loại hình ảnh:


+ Ảnh động: đuôi ảnh .gif
+ Ảnh tĩnh:
* Ảnh thật (.jpg, .png): mang tính nghệ thuật, sang trọng, chất hơn, truyền cảm
hứng tốt hơn.
* Ảnh vẽ: hướng tới sự chuyên nghiệp và an toàn.
* Ảnh Vector (đuôi ảnh .eps, .ai), ảnh Clip Art/Cartoon, Ảnh 3D.
✓ Trong thiết kế Slide, hay dùng ảnh Vector và ảnh thật, icon.

✓ Icon:
+ MonoColor Icon (icon đơn sắc): Icon đặc và icon viền.
* Icon đặc: nên dùng khi hình nhỏ.

* Icon viền: Khi thiếu sự tương phản, khi kết hợp ảnh thật với ảnh vẽ.

+ MultiColor Icon (icon đa sắc): Nên dùng khi chữ một bên và hình một bên. Sử
dụng trong phong cách thiết kế tự do (FreeStyle).

✓ Một số nguyên tắc khi sử dụng hình ảnh:


+ Nên sử dụng hình ảnh có độ phân giải cao, không nên sử dụng ảnh quá mờ.
+ Không nên sử dụng hình ảnh có chữ ký bản quyền.
+ Khi ảnh được đặt trên Slide có nền khác nền của ảnh, nên xoá nền cho ảnh hoặc lựa
chọn những ảnh có nền trong suốt.
+ Khi thay đổi kích thước ảnh phải giữ nguyên tỉ lệ, không được bóp méo ảnh.
72

3.2.2. Tìm kiếm ảnh

KIẾN THỨC
✓ Tìm kiếm ảnh trên các trang cung cấp hình ảnh miễn phí www.freepik.com

+ Mở trình duyệt, gõ địa chỉ freepik.com. VD: Trong ô Search gõ từ khoá “Kid
Cooking”, nhấn Search:

+ Chọn Selection để chọn ảnh miễn phí, Premium là ảnh mất phí bản quyền.
+ Các lựa chọn kiểu file: ảnh vector, ảnh photo (ảnh chụp), icon, Photoshop.
✓ Tìm kiếm hình ảnh trên Google.com bằng các từ khoá hoặc các hình ảnh:
+ Mở trình duyệt, gõ địa chỉ Google.com. Trong ô search gõ từ khoá “Green
Forest”, nhấn chọn Tool (Công cụ), chọn Size (Kích thước): chọn Big (Lớn).

+ Muốn tìm ảnh động chọn Type (Loại) chọn Animated (Hình động).
+ Muốn tìm ảnh có nền trong suốt, chọn Color (Màu): chọn Transparent.
✓ Tìm kiếm icon: Mở trình duyệt, gõ địa chỉ www.flaticon.com

+ Chọn Monocolor khi tìm icon đơn sắc, Multicolor khi tìm icon đa sắc.

+ Chọn Edit icon khi muốn đổi màu trực tiếp trên trang web.
73

3.2.3. Xử lý hình ảnh

KIẾN THỨC

✓ Xoá nền cho ảnh:


Vào Format, chọn Remove Background, thay đổi kích thước của khung sao cho bao
trọn đối tượng cần giữ lại.
Dùng dấu lấy lại phần bị mất và dùng dấu trừ xoá đi phần thừa.
Nhấn Keep Change để lưu kết quả.

✓ Đổi màu cho ảnh: Vào Format, chọn Color, chọn màu ảnh.
✓ Tạo hiệu ứng nghệ thuật cho ảnh: vào Format, chọn Artistic Effects.
✓ Cắt ảnh: vào Format, chọn Crop:
+ Crop: cắt theo khung hình chữ nhật.
+ Crop to shape: cắt theo hình.
+ Aspect Ratio: cắt ảnh nhanh theo tỉ lệ có sẵn.
+ Fill: cắt ảnh vừa với chiều cao hoặc chiều rộng của hình vẽ.
+ Fit: thiết lập kích thước ảnh sao cho chiều cao và chiều rộng của ảnh cả hai vừa
khít với kích thước của hình dạng.

GHI CHÚ

..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
74

TỰ HỌC 6: Hình ảnh

Thực hiện các yêu cầu sau:


✓ Sử dụng file KidsCooking.pptx đã thực hành trong HDTH5.
✓ Yêu cầu: Chèn hình ảnh đã cung cấp trong thư mục. Xoá nền cho ảnh trong Slide
để được hình ảnh kết quả như sau:

Chú ý: Sinh viên tham khảo hướng dẫn video P_Video6.mp4.

Kết quả:

Sử dụng hình ảnh vừa tách nền để thiết kế Slide sau:


75

3.3. CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐỒ HOẠ KHÁC

3.3.1. SmartArt

KIẾN THỨC

Để thêm sử dụng SmartArt, vào trình đơn Insert trên PowerPoint. Tìm các tùy chọn
menu SmartArt và chọn SmartArt cần chèn.

Hình 0.1: Tạo mới SmartArt

Hình 0.2: Chọn các loại SmartArt

Nếu Slide có sẵn phần nội dung văn bản, chúng ta có thể tạo mới SmartArt bằng cách
bôi đen đoạn văn bản, vào tab Home/Paragraph/Convert To SmartArt:

Hình 0.3: Chuyển từ Text sang SmartArt


76

KIẾN THỨC
Các loại SmartArt:

Loại Mô tả Minh họa


Sử dụng khi có một danh sách đơn giản
List chứa dữ liệu trong PowerPoint, kiểu danh
(Danh sách) sách SmartArt thì dễ dàng làm cho dữ liệu
hấp dẫn trực quan hơn.
Các kiểu SmartArt Process dùng để thể
Process
hiện một tiến trình hay các bước thực hiện
(Tiến trình)
công việc.

Cycle Tương tự như sơ đồ tiến trình nhưng theo


(Vòng tròn) một chu trình khép kín, liên tục.

Hierachy
Được sử dụng để xây dựng một sơ đồ tổ
(Cấu trúc phân
chức cho một công ty hay nhóm cá nhân.
nhánh)

Relationship Thiết kế để hiển thị những phần riêng lẻ


(Mối quan hệ) có liên quan với nhau.

Tương tự như relationship charts, nhưng


Matrix
nó có nhiều hơn một đối tượng và chia
(Ma trận)
thành các phần bằng nhau trên tổng thể.

Pyramid Thể hiện đối tượng theo cấu trúc hình


(Hình chóp) tháp.

Picture
Sử dụng hình ảnh trong các tuỳ chọn.
(Hình ảnh)

Chỉnh sửa SmartArt: vào tab Design:

Hình 0.4: Tùy chỉnh thiết lập cho SmartArt

+ Change Color: Thay đổi màu sắc SmartArt.


+ Layout: Thay đổi kiểu SmartArt.
+ Create Graphic: tùy chỉnh SmartArt
+ SmartArt Style: Thay đổi loại SmartArt
77

3.3.2. Đồ thị

KIẾN THỨC

Đối với những dữ liệu dạng số, chúng ta có thể dử dụng biểu đồ để biểu diễn thông tin
một cách hiệu quả trong Powerpoint. Biểu đồ giúp người đọc dễ dàng hiểu được xu
hướng phát triển của dữ liệu và so sánh các dữ liệu với nhau.

Để chèn đồ thị, trên tab Insert/Illustration/Chart:

Hình 0.5: Chèn mới đồ thị

Các loại đồ thị:

Loại Mô tả Minh họa

Biểu đồ hình cột được sử dụng để so sánh giá


Column
trị giữa các nhóm dữ liệu.

Biểu đồ đường được sử dụng để biểu diễn xu


Line
thế của dữ liệu theo thời gian.

Biểu đồ tròn được sử dụng để hiển thị sự phân


Pie bố dữ liệu so với tổng giá trị của dữ liệu và so
sánh tương quan giữa các phần dữ liệu.

Biểu đồ thanh biểu diễn sự so sánh nhiều giá trị


Bar
dữ liệu.
78

KIẾN THỨC

Loại Mô tả Minh họa


Biểu đồ diện tích được sử dụng để nhấn mạnh
Area sự khác nhau giữa các tập hợp dữ liệu theo chu
kỳ thời gian.

XY Biểu đồ phân tán được sử dụng để so sánh các


(Scatter) cặp giá trị

Biểu đồ Stock (Chứng khoán): thường dùng


Stock biểu diễn các giá trị chứng khoán cho ngành tài
chính.

Biểu đồ Surface (Bề mặt): so sánh xu thế của


Surface giá trị theo 2 chiều trong một đường cong liên
tiếp.

Biểu đồ Radar: biểu diễn sự thay đổi giá trị


Radar
tương đối với một điểm trung tâm.

Other Treemap, Sunburst, Histogram, Box&Whisker,


Chart type Waterfall, Combo

Tùy chỉnh đồ thị:

Hình 0.6: Thiết lập cho đồ thị

Các thành phần của đồ thị:

Hình 0.7: Các thành phần của đồ thị


79

TỰ HỌC 7: SmartArt

Thực hiện các yêu cầu sau:


✓ Sử dụng file KidsCooking.pptx đã thực hành trong HDTH6.
✓ Yêu cầu: Tạo SmartArt theo mẫu sau đây:

Chú ý: Sinh viên tham khảo hướng dẫn video P_Video7.mp4

Kết quả :

GHI CHÚ

..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
80

3.3.3. Video, Audio

KIẾN THỨC

✓ Video:
+ Việc chèn Video và Audio vào Slide với PowerPoint 2016 hết sức đơn giản. Để
chèn Video ta có 2 cách giống như với Picture là chèn Video từ máy tính và chèn
Video trực tiếp từ Internet.

Có 2 Tab là Format và PlayBack :


+ Tab Format là tab sẽ có các nội dung định dạng Video chủ yếu là để trang trí khi
trình chiếu. Cần lưu ý rằng: Các Video chèn từ Internet chỉ mở được khi máy tính của
có kết nối với Internet. Việc định dạng tương tự như định dạng ảnh.
+ Tab Playback: Thiết lập cấu hình cho Video khi trình chiếu. Có nhiều sự chọn lựa,
cụ thể như sau:

+ Chức năng Trim Video: Click chọn Trim Video, bảng thoại cắt Video hiện ra.
+ Để thực hiện cắt Video, chọn thời điểm bắt đầu (Start Time) và thời điểm kết thúc
(End Time) để cắt đoạn Video. Ta cũng có thể nhấn giữ chuột di chuyển 2 thời điểm
Start và End trên time line.
+ Fade in, Face out: Chọn thời điểm để tạo hiệu ứng tại thời điểm bắt bắt đầu và kết
thúc Video khi trình chiếu.
+ Start: Onclick và Automatic. Nếu chọn Onclick, video sẽ bắt đầu chạy khi Click
chuột. Nếu chọn Automatic, video sẽ chạy luôn khi mở Slide.
+ Play Full Screen: Video sẽ chiếm toàn màn hình khi chạy.
+ Hide White Not Play: Video sẽ chỉ có màu trắng khi không chạy.
+ Loop until Stopped: Lặp cho đến khi dừng Slide.
+ Rewind After Playing: Video sẽ được tua lại sau khi kết thúc.
81

KIẾN THỨC
✓ Audio: tương tự như Video. Có 2 lựa chọn Audio on My PC, Record Audio.
+ Audio on My PC: chèn audio từ máy tính.
+ Record Audio: ghi âm trực tiếp.
✓ Mở tab Playback của Audio Tool ta có một số lựa chọn sau:

+ Trim Audio: Cắt nhạc, giống như cắt Video.


+ Fade Duration: Lựa chọn hiệu ứng khi bắt đầu và kết thúc bản nhạc.
+ Volume: Mở âm thanh to, nhỏ.
+ Start: Có 2 sự lựa chọn giống Video (Onclick hoặc Automatic).
+ Play Across Slides: Chạy âm thanh trong suốt quá trình trình chiếu slide.
+ Loop Until Stopped: Lặp cho đến khi kết thúc Slide.
+ Hide During Show: Ẩn phần điều khiển khi mở Slide.
+ Rewind affter Playing: Tua lại sau khi kết thúc bản nhạc.

TỰ HỌC 8: Chèn Video


Thực hiện các yêu cầu sau:
✓ Sử dụng file KidsCooking.pptx đã thực hành trong HDTH7.
✓ Yêu cầu: Chèn video vào slide. Thực hiện cắt video từ giây thứ 10 đến giây thứ 30.
Thiết lập chế độ tự động chạy video.

Chú ý: Sinh viên tham khảo hướng dẫn video P_Video8.mp4

Kết quả :
82

CHƯƠNG 4. HIỆU ỨNG TRÌNH CHIẾU


4.1. HIỆU ỨNG TRANSITIONS

4.1.1. Thiết lập hiệu ứng Transitions

KIẾN THỨC

✓ Để xác định hiệu ứng chuyển Slide, trước hết chọn các Slide muốn thiết lập hiệu ứng
chuyển Slide. Tiếp theo, chọn Tab Transition và click chọn 1 trong các hiệu ứng như
hình dưới đây:

Có ba loại hiệu ứng chuyển tiếp đặc biệt để lựa chọn, tất cả có thể được tìm thấy trên
tab Transitions.
• Subtle: Đây là những loại chuyển tiếp cơ bản nhất, sử dụng các hiệu ứng đơn giản
để di chuyển giữa các slide.

• Exciting: Sử dụng các hiệu ứng phức tạp hơn để chuyển đổi giữa các slide. Mặc dù
thú vị hơn các chuyển đổi trong nhóm Subtle nhưng việc thêm quá nhiều hiệu ứng
có thể làm cho bài thuyết trình trông kém chuyên nghiệp hơn. Tuy nhiên, khi được
sử dụng ở mức vừa phải, có thể làm nổi bật các slide quan trọng.

• Dynamic Content: Nếu đang chuyển tiếp giữa hai slide sử dụng bố cục slide tương
tự, hiệu ứng chuyển tiếp động sẽ chỉ di chuyển các placeholder, chứ không phải bản
thân slide đó. Khi được sử dụng đúng cách, các hiệu ứng chuyển tiếp động có thể
giúp hợp nhất các slide và bài thuyết trình trông chuyên nghiệp hơn.
83

KIẾN THỨC

• Nhấp vào lệnh Effect Options và chọn tùy chọn mong muốn. Các tùy chọn này sẽ
khác nhau tùy thuộc vào hiệu ứng chuyển tiếp đã chọn.

Tuỳ chọn nâng cao cho hiệu ứng Transitions:

- Sound: thêm âm thanh

- Duration: thiết lập thời gian chuyển động cho hiệu ứng

- Apply to All: áp dụng hiệu ứng cho tất cả slide trong bài thuyết trình.

- On Mouse Click: click chuột lên slide sẽ chuyển sang slide kế tiếp

- After: tự động chuyển sang slide kế tiếp sau 1 khoảng thời gian thiết lập.

GHI CHÚ

..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
84

TỰ HỌC 9: Hiệu ứng Transitions

Thực hiện các yêu cầu sau:

✓ Sử dụng file KidsCooking.pptx đã thực hành trong HDTH8.

✓ Yêu cầu: Sử dụng hiệu ứng Transition để thiết lập cho bài thuyết trình trên
+ Với slide đầu tiên được chọn, áp dụng hiệu ứng chuyển tiếp Push từ danh
mục Subtle.
+ Thay đổi các Effect Options để có hiệu ứng đẩy từ bên phải.
+ Thay đổi Duration thành 2.00. Áp dụng hiệu ứng Push cho toàn bộ bài thuyết
trình.
+ Slide số 4 sử dụng hiệu ứng Airplane.
+ Đặt các slide số 4 Automatically Advance sau 7 giây hoặc 00:07.00.
+ Sử dụng nút Slide Show ở cuối cửa sổ của bạn và bắt đầu bài thuyết trình.

GHI CHÚ
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
85

4.2. HIỆU ỨNG ANIMATIONS

4.2.1. Phân loại hiệu ứng Animation

KIẾN THỨC

✓ Có 4 loại Animation:
Để thực hiện tạo hiệu ứng cho các đối tượng trong Slide, trước hết chọn đối tượng cần
tạo hiệu ứng (đối tượng ở đây là hình ảnh, hình vẽ, text,..). Tiếp theo chọn tab Animation.
PowerPoint cung cấp 4 loại hiệu ứng cho các đối tượng:
- Entrance: hiệu ứng xuất hiện.
- Emphasic: hiệu ứng nổi bật.
- Exit: hiệu ứng biến mất đối tượng khỏi Slide.
- Motion Paths: thiết lập hiệu ứng theo đường Paths.

Sau khi chọn hiệu ứng cho đối tượng, cần lưu ý một số thuộc tính sau:
- Effect Option: các lựa chọn cho hiệu ứng.
- Add Animation: thêm hiệu ứng cho đối tượng.
- Animation Pane: mở cửa sổ thiết lập hiệu ứng cho đối tượng.
86

KIẾN THỨC
- Start: Lựa chọn các chế độ cho hiệu ứng. Bao gồm:
+ On Click: Hiệu ứng xuất hiện khi thực hiện click chuột vào Slide.
+ With Previous: Hiệu ứng xuất hiện đồng thời với hiệu ứng trước đó.
+ After Previous: Hiệu ứng xuất hiện sau hiệu ứng trước đó.
- Duration: Thiết lập thời gian cho hiệu ứng.
- Delay: Độ trễ trước khi xuất hiện hiệu ứng (thường dùng cho việc thiết kế đồng hồ đếm
ngược).

- Cửa sổ Animation Pane: Click vào nút tam giác của hiệu ứng. Chọn Effect
Options hoặc Timing... Sẽ xuất hiện cửa sổ thiết lập hiệu ứng.

+ Until Next Click: Lặp đến khi Click.


+ Until End of Slide: Lặp cho đến khi chuyển Slide.
87

TỰ HỌC 10: Hiệu ứng Animations

Thực hiện các yêu cầu sau:

✓ Sử dụng file KidsCooking.pptx đã thực hành trong HDTH9.

✓ Yêu cầu: Sử dụng hiệu ứng Animation để thiết lập cho bài thuyết trình trên.
Các đối tượng xuất hiện lần lượt từ trên xuống dưới, từ trái sang phải.
Đối với SmartArt, đồ thị, các thành phần sẽ xuất hiện lần lượt.

GHI CHÚ

..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
88

TỰ HỌC 11: Hiệu ứng Animations (tiếp)

Thực hiện các yêu cầu sau:


✓ Tạo file CounDown.pptx.
✓ Yêu cầu: Tạo hiệu ứng “Count Down” đếm ngược hiển thị từ 5s ->1s. Mỗi lần thay
đổi số sẽ quay 1 vòng tròn màu xanh và hiển thị tiếng “Bíp”.
+ Đặt nền Slide màu đen
+ Vẽ hình tròn: vào Insert, chọn Circle: Hollow, giữ phím Shift khi vẽ.
+ Để tạo hiệu ứng xoay vòng: thiết lập hiệu ứng Animation “Entrance” có tên là
Wheel chuyển động trong thời gian là 1s và lặp lại 5 lần.
+ Để tạo số hiển thị tạo 6 nhãn từ 5,4,3,2,1,0 tạo hiệu ứng hiển thị và xuất hiện
các số cách nhau 1s.
+ Tạo hiệu ứng Exit là Disappear cho vòng tròn biến mất khỏi slide.
+ Hiển thị textbox có nội dung “Happy New Year 2021”
+ Chèn các hình ảnh động của pháo hoa.
Chú ý: File âm thanh, hình ảnh có kèm trong thư mục bài tập

Chú ý: Sinh viên tham khảo hướng dẫn video P_Video11.mp4

Kết quả:

GHI CHÚ

..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
89

4.2.2. Sử dụng Trigger

KIẾN THỨC

✓ Thực chất đây là một kiểu lệnh điều khiển hiệu ứng cho một đối tượng nào đó trong
Slide mà khi ta click vào đối tượng được chọn, hiệu ứng sẽ xuất hiện. Để thực hiện
công việc này, ta làm như sau:
- Bước 1: Tạo một hiệu ứng cho một đối tượng.
- Bước 2: Tạo một đối tượng khác (hoặc chính đối tượng đó nếu hiệu ứng của đối
tượng là thuộc loại hiệu ứng bay đi hoặc hiệu ứng làm nổi bật hay hiệu ứng theo đường
Path).
- Bước 3: Click chọn công cụ Trigger, lựa chọn đối tượng, chọn On Click of, một
danh sách các đối tượng trong Slide sẽ hiển thị, click chọn đối tượng mà khi click vào
đó, sẽ làm xuất hiện hiệu ứng.

TỰ HỌC 12: Trigger


Thực hiện các yêu cầu sau:
✓ Sử dụng file KidsCooking.pptx đã thực hành trong HDTH11.
Yêu cầu: Tạo slide như hình sau. Thiết lập hiệu ứng cho bài thuyết trình:
Khi click chuột vào ô “GAME” sẽ xuất hiện câu hỏi và hình ảnh.
Khi click chuột vào các nguyên liệu (thịt bò, khoai tây, cà chua) sẽ xuất hiện các đáp
án tương ứng.

Chú ý: Sinh viên tham khảo video hướng dẫn thực hành P_Video12.mp4.

Kết quả:
90

CHƯƠNG 5. THAO TÁC QUẢN LÝ BÀI TRÌNH CHIẾU


5.1.1. Phân vùng Section

KIẾN THỨC
Trong cửa sổ quản lý Slide, chọn slide muốn chia phân vùng, click chuột phải, chọn Add
Section.

Muốn xoá phân vùng, chọn phân vùng, click chuột phải, chọn Remove Section

TỰ HỌC 13: Quản lý Section

Thực hiện các yêu cầu sau:


✓ Sử dụng file KidsCooking.pptx đã thực hành trong HDTH12.
+ Trong cửa sổ quản lý Slide, chọn slide số 5,
click chuột phải chọn Add Section, nhập tên
section “Phần 2: Món ăn”
+ Chọn slide số 7, click chuột phải chọn Add
Section, nhập tên section “Phần 3: Công thức và
chế biến”.
+ Chọn section 1 “Default Section”, chuột phải,
chọn Rename Section “Giới thiệu và lịch học”.
+ Nhấn thu gọn/mở rộng Section.
+ Thực hiện xoá Section 3, chuột phải, chọn
Remove Section.

✓ Yêu cầu: Sử dụng Section phân vùng cho tài liệu:


91

5.1.2. Liên kết khi trình chiếu


KIẾN THỨC

Để thiết lập liên kết, chúng ta có thể sử dụng 1 trong các cách sau:
- Cách 1: Nhấn tổ hợp phím Ctrl+K.

- Cách 2: Nháy phải chuột, chọn Hyperlink

- Cách 3: Mở tab Insert, chọn Hyperlink.

Hình 5.1: Tạo liên kết

- Liên kết đến một trang Web:

Để liên kết đến một trang Web, chỉ cần nhập địa chỉ liên kết (URL) vào mục Address
(như hình trên).

- Liên kết đến một chương trình trong máy tính:

Để liên kết đến một chương trình bất kỳ trong máy tính, chỉ cần click tìm file chương
trình trong máy tính.

- Liên kết đến File PowerPoint:

Việc liên kết đến File PowerPoint sẽ giúp mở trực tiếp phần trình chiếu của Precentation.
Để thực hiện công việc này, chỉ cần Click tìm file PowerPoint trong máy tính.

- Liên kết trong nội bộ Precentation:

Để thực hiện tạo liên kết nội bộ của Precentation, trong cửa sổ Insert Hyperlink, click
chọn Place in this Document. Một danh sách các Slide sẽ xổ ra, click chọn Slide cần liên
kết đến (hình dưới). Tiếp theo nhấn Ok để hoàn thành.
92
KIẾN THỨC

Hình 5.2: Tạo liên kết đến một trang Slide

5.1.3. Trình chiếu bài thuyết trình

KIẾN THỨC

Trình chiếu ngay từ Slide đầu tiên, sử dụng một trong các cách sau:
+ Nhấn phím tắt F5 (một số laptop cần nhấn Fn+F5)
+ Để Slide đầu tiên trên phần hiển thị, nhấn vào biểu tượng Slide Show trên thanh
Toolbar ở phía dưới góc phải của phần Slide.
+ Mở tab Slide Show, click chọn From Beginning
- Trình chiếu với Slide hiện hành (Slide đang mở trên Precentation)
+ Nhấn tổ hợp phím Shift+F5 (một số laptop nhấn Shift+Fn+F5)
+ Nhấn biểu tượng Slide Show trên thanh Toolbar ở phía dưới góc phải của Slide.
+ Mở tab Slide Show, click chọn From Current Slide.

GHI CHÚ
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
93

5.1.4. Các thao tác khi trình chiếu


KIẾN THỨC

- Chuyển Slide và các hiệu ứng chọn chế độ Onclick: Nhấn các phím lên, xuống, trái,
phải hoặc Click chuột để dịch chuyển Slide trong trình chiếu. Ngay trên Slide đã xuất
hiện nút chuyển qua lại ở góc dưới phải của màn hình trình chiếu, Click chuyển qua
chuyển lại bằng 2 nút có hình tam giác trên Slide.
- Chuyển đến Slide bất kỳ:
+ Nếu ghi nhớ được Slide cần nhảy đến là Slide thứ mấy (Slide đầu tiên là số 1), chỉ cần
nhấn số rồi nhấn Enter để nhảy đến trang đó. Chẳng hạn, chúng ta cần nhảy đến Slide thứ
9, nhấn phím số 9 rồi nhấn phím Enter.

+ Nếu không nhớ được số thứ tự của Slide, Click chọn nút thứ 4 ở góc dưới trái của
màn hình trình chiếu, một cửa sổ như hình dưới hiện ra, chỉ cần click chọn Slide (phần
trình chiếu không hiện nội dung này)

Hình 5.3: Màn hình hiển thị lựa chọn Slide để nhảy đến Slide bất kỳ

Các công cụ ghi chú khi trình chiếu:

Nhấn vào nút thứ ba góc dưới trái của màn hình trình chiếu:

Hình 5.4: Ghi chú khi trình chiếu


94

KIẾN THỨC

+ Laser Pointer (Ctrl+L): Trỏ chuột biến thành con trỏ hình tròn nhỏ, sử dụng làm
nổi bật con trỏ khi chúng ta cần chỉ vào nội dung nào đó.
+ Pen (Ctrl+P): Trỏ chuột sẽ biến thành cây bút vẽ để chúng ta có thể khoanh hoặc
gạch chân nhấn mạnh phần nội dung quan trọng.
+ Highlighter (Ctrl+I): Trỏ chuột sẽ biến thành công cụ tô màu cho phần nội dung
cần nhấn mạnh.
+ Eraser(Ctrl+E): Công cụ xóa những nội dung chúng ta đã vẽ hoặc tô màu trên
Slide, click chọn phần đã vẽ hay tô màu các nội dung đó sẽ biến mất.
+ Erase All lnk on Slide (E): Nhấn vào nội dung này, toàn bộ phần vẽ hoặc tô màu
trên Slide sẽ biến mất.
+ Ngoài các nội dung nêu trên, có thể đổi màu tô cho các công cụ trên bằng cách
lựa chọn màu sắc như hình bên.
- Che màn hình: Khi cần tắt màn hình trình chiếu để người xem tập trung vào nội dung
người thuyết trình đang nói. Nhấn phím B (hoặc phím W) để che toàn bộ nội dung trình
chiếu. Khi cần hiển thị nội dung, nhấn lại phím B (hoặc phím W).

Hình 5.5: Che màn hình trình chiếu

+ Phím B: màn hình chuyển sang màu đen.


+ Phím W: màn hình chuyển sang màu trắng.

- Công cụ phóng to làm nổi bật nội dung: Click chọn công cụ kính lúp trong phần
trình chiếu. Ở đây, chúng ta có thể phóng to một nội dung nào đó trên phần trình chiếu,
con trỏ chuột sẽ biến thành hình bàn tay, nhấn giữ chuột và kéo đến phần cần phóng to.
Để kết thúc chúng ta có thể nháy phải chuột hoặc nhấn phím ESC.
Ngoài ra, chúng ta có thể sử dụng phím dấu +, hoặc tổ hợp phím Ctrl và dấu + liên tục
để thực hiện tác vụ này. Tiếp đó, có thể chọn phím lên, xuống, trái phải để tìm đến nội
dung cần phóng to.
Lưu ý: Để tìm kiếm nội dung trợ giúp, trên màn hình trình chiếu nhấn chuột phải chọn
Help. Ở đây, có đủ hướng dẫn cho các nội dung vừa trình bày.
95

BÀI TẬP THỰC HÀNH

BÀI TẬP 1: Tạo Poster


Thực hiện các yêu cầu sau:
✓ Tạo file Cover.pptx.
✓ Yêu cầu: Tạo slide có kích thước 20.8cmx7.9cm như mẫu dưới đây:

Lưu thành file Cover_Quangcao.jpg

Kết quả:

GHI CHÚ

..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
96

BÀI TẬP BỔ TRỢ

BÀI TẬP 2: Kiến thức tổng hợp

Thực hiện các yêu cầu sau:


✓ Yêu cầu 1: Tạo Slide Master như hình dưới đây:
✓ + Sử dụng logo Kiểm toán nhà nước được cung cấp trong thư mục HinhAnh và bảng
màu đã được xây dựng theo màu sắc nhận diện thương hiệu của Logo:
✓ Yêu cầu: Tạo slide thuyết trình sau đây:
+ Lưu tên file “BaocaoKTNN.pptx”.
+ Thiết lập hiệu ứng trình chiếu Transition.
+ Thiết lập hiệu ứng chuyển động cho đối tượng Animation.

+ Tạo Slide Master:

=+

Yêu cầu 2: Tạo Slide trình chiếu như gợi ý sau đây:

TT Slide HƯỚNG DẪN

- Áp dụng SlideMaster Title


Slide
1
- Sử dụng hình ảnh, Textbox,
hình vẽ.
97

- Áp dụng Layout của


2 SlideMaster.
- Sử dụng SmartArt và Textbox.

- Áp dụng Layout của


Slidemaster.
3 - Sử dụng hình ảnh, hình vẽ,
Textbox.

- Áp dụng Layout của


SlideMaster.
4 - Sử dụng bảng biểu, hình vẽ,
Textbox.

- Áp dụng Layout của


SlideMaster.
5 - Sử dụng bảng biểu, hình vẽ,
Textbox, đồ thị.
98

- Áp dụng Layout của


SlideMaster.
6
- Sử dụng hình vẽ, Textbox.

- Áp dụng Layout của


SlideMaster.
7
- Sử dụng bảng biểu, Textbox.

- Áp dụng Layout của


SlideMaster.
8 - Sử dụng SmartArt, hình vẽ,
Textbox.

s
GHI CHÚ
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
99

BÀI TẬP 3: Kiến thức tổng hợp

Thực hiện các yêu cầu sau:


✓ Sử dụng thư mục DL mẫu BTTH3
✓ Yêu cầu: Tạo slide thuyết trình sau đây:
+ Lưu tên file “Hoithao.pptx”.
+ Thiết lập hiệu ứng trình chiếu Transition.
+ Thiết lập hiệu ứng chuyển động cho đối tượng Animation.

Kết quả:

=+
100

PHẦN III. MICROSOFT EXCEL 2016

CHƯƠNG 1. THIẾT LẬP MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC


1.1. THIẾT LẬP CÁC THUỘC TÍNH CỦA BẢNG TÍNH

KIẾN THỨC

✓ Excel cho phép tùy chỉnh môi trường làm việc cho phù hợp với nhu cầu, để thực hiện,
vào tab File->Options, hộp thoại Excel Options xuất hiện như dưới đây:

▪ Trang General: Cho phép tùy chỉnh môi trường làm việc với Excel như giao diện,
số trang tính (Worksheet) mặc định, font mặc định khi tạo bảng tính (Workbook)
mới.
▪ Trang Formulas: Cho phép tùy chỉnh tính toán, làm việc với công thức, kiểm tra
lỗi và các quy tắc kiểm tra lỗi.
101

KIẾN THỨC

▪ Trang Proofing: Cho phép tùy chỉnh cách chỉnh sửa và định dạng văn bản
(AutoCorected Options) hoặc thiết lập tự động bỏ qua các từ hay các lỗi (Custom
Dictionaries).

▪ Trang Save: Cho phép tùy chỉnh cách lưu bảng tính như phần mở rộng, thời gian
tự động lưu, tự động lưu phiên bản cuối nếu đóng không lưu, đường dẫn để tự
động lưu và đường dẫn mặc định khi lưu.

▪ Trang Advanced: Cho phép tùy chỉnh cách chỉnh sửa, sao chép, di chuyển, dán,
in, hiển thị, công thức và một số tùy chỉnh khác.
▪ Trang Customize Ribbon: Cho phép tùy chỉnh thêm hoặc bớt các tính năng vào
Ribbon.
102

KIẾN THỨC

o Muốn sắp xếp lại thứ tự các thẻ trên Ribbon dùng nút
o Muốn thêm tính năng mới vào Ribbon: Định nghĩa một thẻ mới (New
Tab), kế tiếp đặt tên thẻ mới và tên nhóm (Rename), chọn tính năng muốn
thêm ở khung bên trái rồi click Add để thêm vào nhóm của thẻ vừa thêm.
o Ngược lại, muốn gỡ bỏ tính năng khỏi Ribbon, chọn tính năng cần bỏ và
click Remove.
▪ Trang Quick Access Toolbar: Cho phép tùy chỉnh thêm hoặc bớt các tính
năng vào Quick Access Toolbar. Chọn tính năng ở khung bên trái
click Add để thêm, ngược lại chọn tính năng ở khung bên phải
click Remove để gỡ bỏ.

✓ Đổi đơn vị đo lường từ inch sang cm: Vào File->Options->Advanced->Di chuyển


tới Display->Chọn Ruler Units, chọn đơn vị đo lường là Centimeters (cm).
✓ Thay đổi màu lưới Grid: Vào File->Options->Advanced->Chọn nhóm Display
Options for This WorkSheet->Chọn Gridline Color.
✓ Đổi màu Sheet Tab: Click chuột phải tại tên Sheet->Tab Color.
✓ Ẩn/hiện lưới Grid: Vào View->Gridline.
✓ Ẩn/hiện thanh công thức: Vào View->Formula Bar.
✓ Ẩn/hiện chỉ số hàng cột: Vào View->Heading.
103

TỰ HỌC 1: Căn chỉnh

✓ Sử dụng Sheet HDTH 1.1 trong file E_P1_HDTH.xlsx,


✓ Yêu cầu:
▪ Đổi đơn vị đo lường từ inch về cm.
▪ Thiết lập cỡ giấy A4, hướng giấy ngang, căn lề trái 3cm, các lề khác 2cm.
▪ Định dạng, điều chỉnh cột, dòng, font chữ, cỡ chữ để định dạng trang tính.
▪ Căn chỉnh trang in.

Thực hiện:
1. Để đổi đơn vị đo lường trong Excel, chúng ta vào File->Options, cửa sổ Excel Option
xuất hiện, chọn Advanced ở khung bên trái, khung bên phải di chuyển đến nhóm tùy chọn
hiển thị Display, chọn mục Ruler units->chọn Centimeters, sau đó click OK.

2. Để thiết lập cỡ giấy, hướng giấy và căn lề, chúng ta chọn tab Page Layout, trong nhóm
chức năng Page Setup chọn Margins->Custom Margins.
3. Tại cửa số Page Setup, tab Page, chọn Lanscape trong mục Orientation, chọn A4 trong
mục Paper size để thiết lập cỡ giấy.
4. Chọn tab Margins để căn lề trang giấy, thiết lập giá trị cho các trường Top (lề trên),
Bottom (lề dưới), Left (lề trái), Right (lề phải) lần lượt là 2, 2, 3, 2, sau đó chọn OK.
5. Thay đổi độ rộng các cột của bảng tính để hiển thị đầy đủ nội dung, căn chỉnh, định dạng
font chữ, cỡ chữ, đánh số thứ tự tự động.
6. Lưu file sau khi hoàn thành các yêu cầu bằng tổ hợp phím Ctrl + S.

1.2. CỐ ĐỊNH DÒNG, CỘT TRONG EXCEL

KIẾN THỨC
✓ Chức năng cố định dòng, cột (Freeze Panes) cho phép cố định vị trí một hoặc nhiều
hàng, cột được chỉ định khi chúng ta di chuyển thanh cuộn dọc và thanh cuộn ngang
để quan sát và thao tác với dữ liệu. Có 3 kiểu cố định dòng, cột:
▪ Freeze Panes: Cho phép cố định một vùng dữ liệu nằm bên trái, phía trên ô đã
được lựa chọn.
▪ Freeze Top Row: Giúp chúng ta cố định dòng đầu tiên của trang tính.
▪ Freeze First Column: Giúp người sử dụng cố định cột đầu tiên của trang tính
(cột A).
✓ Để sử dụng Freeze Panes, vào tab View->Freeze Panes.
104

TỰ HỌC 2: Freeze Pane

✓ Sử dụng Sheet HDTH 1.1 trong file E_P1_HDTH.xlsx đã lưu ở bài Tự học 1
✓ Yêu cầu:
▪ Sử dụng Freeze Pane để cố định các cột tiêu đề bảng như: TT, Mã SV, Họ và tên.

Thực hiện:
1. Freeze Top Row: Vào View->Freeze Panes->Freeze Top Row. Sau khi chọn dòng/hàng
đầu tiên của bảng tính đã được cố định. Thực hiện cuộn bảng tính lên phía trên ta sẽ thấy
hàng đầu của bảng tính được giữ nguyên. Để hủy cố định dòng đầu, chúng ta chọn tab
View->Freeze Panes->Unfreeze Panes.

2. Freeze First Column: Vào View->Freeze Panes->Freeze First Column. Di chuyển


thanh cuộn bảng tính sang phải, chúng ta thấy cột “TT” là cột đầu tiên luôn hiển thị
bên trái. Để hủy cố định cột đầu tiên, chúng ta thực hiện chọn tab View->Freeze
Panes->Unfreeze Panes.
3. Freeze Pane: Thực hiện như sau
▪ Đặt con trỏ tại D11.
▪ Vào View->Freeze Panes->Freeze Panes.
▪ Di chuyển các thanh cuộn bảng tính lên, xuống và qua trái, phải để kiểm tra.
105

1.3. CHÈN THÔNG TIN VÀO HEADER VÀ FOOTER

KIẾN THỨC
Header và Footer là các thông tin hiển thị trên đầu và cuối trang tính và lặp lại khi trang
tính được in trên nhiều trang. Có 3 cách thường được sử dụng để hiển thị Header và Footer
như sau:
✓ Tại tab Insert, nhóm Text, chọn Header and Footer.

✓ Tại tab Page Layout, mở hộp thoại Page Setup mở rộng. Trong đó
chọn Header/Footer và ấn Custom Header hoặc Custom Footer để chỉnh sửa.
106

KIẾN THỨC
✓ Tại tab View, chuyển trang tính từ chế độ Normal View sang chế độ Page Layout.
Khi ở chế độ Page Layout, Header hoặc Footer sẽ được hiển thị và phân bổ theo ba
khu vực: Bên trái, ở giữa và bên phải trang tính.

▪ Page Number: Hiển thị số trang.


▪ Number of Pages: Hiển thị tổng số trang.
▪ Current Date: Ngày hiện tại.
▪ Current Time: Giờ hiện tại.
▪ File Name: Tên của file được lưu chứa bảng tính.
▪ File Path: Đường dẫn tới vị trí lưu trữ file.
▪ Sheet Name: Tên trang tính.
▪ Picture: Một bức ảnh. Ví dụ: Logo thương hiệu, banner…
Lưu ý: Current Date và Current Time sẽ update liên tục theo thời gian.

TỰ HỌC 3: Header Footer


✓ Sử dụng Sheet HDTH 1.1 trong file E_P1_HDTH.xlsx đã lưu ở bài Tự học 2.
✓ Yêu cầu:
▪ Chèn tiêu đề trái: Họ và tên sinh viên, mã sinh viên mỗi thông tin trên một dòng,
chữ màu đỏ, font chữ Arial, cỡ chữ 10.
▪ Chèn tiêu đề giữa: Hiển thị thông tin ngày tháng.
▪ Chèn tiêu đề phải: Hiển thị tên trang tính/Sheet Name.

Thực hiện:
1. Vào Page LayOut->Margins->Custom Margins
2. Chọn tab Header/Footer như hình bên dưới
107

3. Chọn Custom Header

4. Click chuột vào một trong các ô Left section, Center section và Right section, sau đó
nhập các thông tin yêu cầu từ bàn phím và thanh công cụ trong cửa sổ Header.
5. Lưu file khi hoàn thành tất cả yêu cầu bằng tổ hợp phím Ctrl + S.
108

1.4. THIẾT LẬP CÁC THUỘC TÍNH NÂNG CAO

KIẾN THỨC
✓ Thiết lập in lặp các dòng trong bảng tính trên nhiều trang

Tính năng này cho phép người dùng có thể thiết lập để in lặp lại một hoặc nhiều dòng
(thường là các dòng tiêu đề của bảng biểu) trên nhiều trang. Cách in lặp lại các
dòng/dòng tiêu đề bảng trong Excel áp dụng cho tất cả các phiên bản hiện nay. Đây
cũng là tính năng cơ bản chúng ta cần phải nắm bắt trước khi thực hiện in ấn với số lượng
trang in lớn và có nhiều bảng biểu.

✓ Các thông số in ấn trong hộp thoại Print


Để mở hộp thoại thiết lập in, chúng ta có thể dùng tổ hợp phím Ctrl + P hoặc chọn File–
>Print. Khi hộp thoại in xuất hiện, chúng ta có thể tùy chỉnh các thông số:

▪ Printer: Chọn máy in.


▪ Setting: Chọn vùng cần in (sheet hay vùng cần in).
▪ Print Active Sheets: Chỉ in sheet hiện tại hoặc các sheet được chọn.
▪ Print Entire Workbook: In toàn bộ bảng tính.
▪ Print Selection: Chỉ in những vùng đang được lựa chọn.

Tiếp đến chúng ta điều chỉnh thông số hướng giấy, khổ giấy, căn lề…

Copies: Chọn số lượng bản in mà chúng ta muốn in ra tại trường Copies. Sau khi đã
thiết lập xong, click Print để bắt đầu in.
109

TỰ HỌC 4: Print Titles

✓ Sử dụng Sheet HDTH 1.1 trong file E_P1_HDTH.xlsx đã lưu ở bài Tự học 3.
✓ Yêu cầu:
▪ Thiết lập in lặp các dòng tiêu đề của bảng trên tất cả trang in.

Thực hiện:
1. Nhấn tổ hợp phím Ctrl + P (hoặc Ctrl + F2) để xem trước trang in, dịch chuyển đến
trang 2 ta thấy hàng tiêu đề không được lặp lại.

2. Vào Page Layout->Page Setup, chọn tab Sheet, tại trường Rows to repeat at top, chọn
các dòng mong muốn được in lặp lại ở các trang. Trong bài tập này, chúng ta sẽ in lặp
phần tiêu đề bảng bao gồm các trường thông tin TT, Mã SV, Họ và tên, …

3. Nhấn tổ hợp phím Ctrl + P xem lại trang in số 2 ta đã thấy hàng tiêu đề được lặp lại.
4. Lưu file khi hoàn thành tất cả các yêu cầu bằng tổ hợp phím Ctrl + S
110

BÀI TẬP 1
✓ Sử dụng Sheet BT1.1 trong file E_P1_BT.xlsx
✓ Yêu cầu:
▪ Đổi đơn vị đo lường về cm.
▪ Thiết lập cỡ giấy, hướng giấy, căn lề bảng tính.
▪ Định dạng cột, dòng.
▪ Cố định hàng, cột.
▪ Header và Footer.
▪ Thiết lập in ấn.

Chú ý: Sinh viên có thể dựa vào thông số của bài Hướng dẫn tự học 1 hoặc tự cung cấp các
thông tin để hoàn thành yêu cầu của bài tập này.
1.5. BẢO MẬT DỮ LIỆU TRANG TÍNH

KIẾN THỨC
✓ Đặt mật khẩu không cho mở file bảng tính.
✓ Đặt cho xem nhưng không cho phép thay đổi nội dung bảng tính.

TỰ HỌC 5: Encrypt With Password


✓ Sử dụng Sheet HDTH 1.2 trong file E_P1_HDTH.xlsx
✓ Yêu cầu:
▪ Đặt mật khẩu cho file bảng tính là “ttcntt”.

Thực hiện:
1. Vào File->Info->Protect WorkBook->Encrypt With Password

2. Nhập mật khẩu 2 lần và nhấn tổ hợp phím Ctrl + S để lưu bảng tính.
111

3. Mở lại file bảng tính sẽ thấy xuất hiện:

TỰ HỌC 6: Protect Current Sheet

✓ Mở File E_P1_HDTH.xlsx sau khi thực hiện Tự học 5, mật khẩu mở file là “ttcntt”
✓ Yêu cầu:
▪ Xóa mật khẩu bảo vệ bảng tính.
▪ Di chuyển đến Sheet HDTH 1.2, đặt mật khẩu bảo vệ trang tính là “ttcntt”, cho
phép mở nhưng không cho phép thay đổi nội dung.

Thực hiện:
1. Để xóa mật khẩu, chúng ta vào File->Info->Protect WorkBook->Encrypt With
Password.
2. Cửa số mật khẩu xuất hiện, xóa bỏ mật khẩu hiện tại và click OK để gỡ bỏ mật khẩu.

3. Để đặt mật khẩu bảo vệ trang tính nhưng vẫn xem được nội dung, chúng ta vào File-
>Info->Protect WorkBook->Protect Current Sheet và nhập mật khẩu.
112

4. Nhấn tổ hợp phím Ctrl + A, đánh dấu toàn bộ bảng tính và bấm phím Delete ta thấy xuất hiện
thông báo:

5. Ấn tổ hợp phím Ctrl + S để lưu.


Cách hủy bảo vệ và hiện công thức trong Excel
Để hiện các công thức trên thanh công thức lần nữa, thực hiện một trong các cách sau:
▪ Trên tab Home, trong nhóm Cells, click Format, chọn Unprotect Sheet từ danh sách tùy
chọn. Sau đó gõ mật khẩu để đã thiết lập trước đó để gỡ bảo vệ trang tính, click OK.
▪ Hoặc, di chuyển đến thẻ Review->Changes->Unprotect Sheet.

1.6. ẨN VÀ KHÓA CÔNG THỨC.

KIẾN THỨC
✓ Thiết lập ẩn hoặc hiển thị công thức trong bảng tính.
✓ Không cho phép thay đổi công thức trong bảng tính.
113

TỰ HỌC 7: Khóa công thức


✓ Sử dụng Sheet HDTH 1.3 trong file E_P1_HDTH.xlsx
✓ Yêu cầu:
▪ Gỡ bỏ mật khẩu bảo vệ bảng tính.
▪ Thực hiện khóa toàn bộ công thức bảng tính.

Thực hiện:
1. Nhấn tổ hơp phím Ctrl + A đánh dấu toàn bộ bảng tính, sau đó nhấn Ctrl + 1 hoặc click
chuột phải vào bất kỳ ô được chọn nào và chọn Format Cell. Chọn tab Protection, bỏ
đánh dấu tùy chọn Locked và click OK.

2. Vào tab Home->Find&Select->Goto Special

3. Chọn Fomulars, click OK


114

4. Nhấn tổ hợp phím Ctrl + 1 mở hộp thoại Format Cells, chọn tab Protection, chọn
Locked để khóa công thức và chọn Hidden để ẩn công thức (Có thể chọn cả hai).

5. Vào Review->Protect Sheet và nhập mật khẩu hai lần.


6. Dịch chuyển con trỏ đến ô bất kỳ chứa công thức, click Delete để xóa chúng ta thấy thông
báo lỗi.

1.7. GHI CHÚ, NHẬN XÉT, THAY ĐỔI NỘI DUNG TRANG TÍNH

KIẾN THỨC

✓ Thêm chú thích vào công thức trong trang tính: Hàm N() cho phép thêm một chú thích
trực tiếp vào bên trong một ô bảng tính. Để sử dụng chức năng này, chúng ta chỉ cần
thêm một dấu cộng (+) vào cuối của hàm hoặc công thức chính và sau đó nhập vào
một chuỗi văn bản chú thích vào trong dấu ngoặc kép bên trong dấu ngoặc đơn.
115

KIẾN THỨC

▪ Ví dụ: Khi thêm công thức N(“Lấy 4 ký tự bên phải”) vào ngay sau công thức
của hàm RIGHT, thì kết quả vẫn không hề thay đổi, và khi chúng ta click chuột
tới ô kết quả sẽ thấy chú thích của hàm RIGHT trên thanh Công thức.
✓ Thêm chú thích vào ô trong trang tính
▪ Chọn ô cần chú thích, chọn tab Review->New Comment hoặc click chuột phải
rồi chọn Insert Comment.
▪ Cửa sổ chú thích xuất hiện, nhập nội dung mong muốn.
▪ Để sửa/xóa chú thích, chọn ô chứa chú thích cần sửa/xóa, sau đó chọn tab Review-
>Edit Comment/Delete Comment.

✓ Quản lý chú thích, chúng ta vào tab Review


116

CHƯƠNG 2. CÁC HÀM NÂNG CAO TRONG EXCEL


2.1. CÁC HÀM TOÁN HỌC

KIẾN THỨC

Hàm POWER()
Tính lũy thừa của một số.
Có thể dùng toán tử ^ thay cho hàm này. Ví dụ: POWER(2, 10) = 2^10
Cú pháp: = POWER(number, power)
▪ number: số mũ
▪ power: số cần tính lũy thừa
Hàm PRODUCT()
Dùng để tính tích của các số.
Cú pháp: = PRODUCT(number1, number2, ...)
▪ number1, number2,...: Dãy số mà ta muốn tính tỷ lệ giữa giai thừa tổng và tích
giai thừa của chúng.
Hàm SUMPRODUCT()
Trả về tổng của các tích số của các số tương ứng trong các mảng.
Cú pháp: = SUMPRODUCT(array1, array2, ...)
▪ array1, array2, ...: Có thể dùng từ 2 tới 255 mảng (với Excel 2003 trở về trước
thì con số này chỉ là 30) và các mảng này phải cùng kích thước với nhau.
Lưu ý:
• Nếu các mảng không cùng kích thước, SUMPRODUCT sẽ báo lỗi #VALUE!
• Bất kỳ một phần tử nào trong mảng không phải là dữ liệu kiểu số, sẽ được hàm
SUMPRODUCT coi như bằng 0.
Hàm SUMIF()
Tính tổng các ô trong một vùng thỏa một điều kiện cho trước.
Cú pháp: = SUMIF(range, criteria, sum_range)
▪ Range: Vùng các ô muốn đánh giá điều kiện, có thể là ô chứa số, tên, mảng, hay
tham chiếu đến các ô chứa số. Ô rỗng và ô chứa giá trị text sẽ được bỏ qua.
▪ Criteria: Điều kiện để tính tổng. Có thể ở dạng số, biểu thức, hoặc text. Ví
dụ, criteria có thể là 32, "32", "> 32", hoặc "apple", v.v...
117

KIẾN THỨC
▪ Sum_range: Là vùng dữ liệu sẽ được tham chiếu đến để tính tổng. Nếu bỏ qua,
Excel sẽ coi như sum_range = range.
Hàm SUMIFS()
Tính tổng các ô trong một vùng thỏa nhiều điều kiện cho trước.
Cú pháp: = SUMIFS(sum_range, criteria_range1, criteria1, criteria_range2,
criteria2, ...)
▪ Sum_range: Dãy các ô để tính tổng, có thể là ô chứa số, tên, mảng, hay tham
chiếu đến các ô chứa số. Ô rỗng và ô chứa giá trị text sẽ được bỏ qua.
▪ Criteria_range1, criteria_range2...: Có thể có từ 1 đến 127 vùng dùng để liên
kết với các điều kiện cho vùng.
▪ Criteria1, criteria2... : Có thể có từ 1 đến 127 điều kiện để tính tổng. Chúng có
thể ở dạng số, biểu thức, hoặc chữ (text). Ví dụ, criteria có thể là 32, "32", "> 32",
hoặc "apple", v.v...

2.2. CAC HAM XỬ LÝ VAN BẢN, CHUỖI

KIẾN THỨC

Hàm REPLACE
Dùng để thay thế một phần của chuỗi bằng một chuỗi khác, dựa vào số ký tự được chỉ
định.
Cú pháp: =REPLACE(old_text, start_num, num_chars, new_text)
• old_text: Chuỗi văn bản cần được xử lý.
• start_num: Vị trí bắt đầu tìm cái sẽ thay thế, tính từ bên trái sang.
• num_chars: Số ký tự của chuỗi cần được thay thế.
• new_text: Chuỗi văn bản sẽ thay thế cho số ký tự đã chọn bởi start_num và
num_chars.
Hàm VALUE
Cú pháp: =VALUE(text)
▪ text: Phải là định dạng số, ngày tháng hoặc bất kỳ một thời gian nào miễn là được
Excel công nhận.
118

2.3. CÁC HÀM LOGIC

KIẾN THỨC

Hàm IF()
Trả về một giá trị nếu điều kiện có giá trị TRUE, và một giá trị khác nếu điều kiện có giá
trị FALSE.
Cú pháp: IF(logical_test, value_is_true [, value_is_false])
▪ logical_test: Biểu thức điều kiện trả về TRUE hoặc FALSE. Ví dụ, A1=100 là
một biểu thức logic. Nếu giá trị trong A1 bằng 100, biểu thức sẽ trả về giá trị
TRUE, còn ngược lại thì biểu thức trả về giá trị FALSE. Đối số này có thể sử dụng
bất kỳ toán tử so sánh nào.
▪ value_is_true: Giá trị trả về nếu logical_test là TRUE.
▪ value_is_false: Giá trị trả về nếu logical_test là FALSE.

Hàm IFERROR()
Trả về một giá trị đã xác định nếu công thức có lỗi, hoặc trả về kết quả của công thức nếu
công thức đó không có lỗi. Thường dùng IFERROR() để bẫy lỗi trong các công thức.
Cú pháp: IFERROR(value, value_if_error)
▪ value: Một biểu thức, một công thức cần kiểm tra có lỗi hay không.
▪ value_if_error: Giá trị trả về nếu value gây ra lỗi, là các loại lỗi sau đây: #N/A,
#VALUE!, #REF!, #DIV/0!, #NUM!, #NAME?, hoặc #NULL!.

2.4. CÁC HÀM TÌM KIẾM VÀ THAM CHIẾU.


KIẾN THỨC

Hàm VLOOKUP

▪ Cú pháp:
=VLOOKUP(lookup_value, table_array, col_index_ num, range_lookup)
▪ Thực hiện tìm giá trị được chỉ định trong đối lookup_value, tìm ở cột đầu tiên
trong bảng cho trước. Kết quả là giao của hàng vừa tìm đó với cột chỉ định trong
đối col_index_num.
▪ Trong đó:
o lookup_value: Giá trị cần tìm trong cột thứ nhất của bảng giới hạn.
o table_array: Bảng tham chiếu để dò tìm.
o col_index_num: Số thứ tự cột trong bảng giới hạn để trả về kết quả.
o range_lookup: Là giá trị logic (TRUE=1, FALSE=0) quyết định so chính
xác hay so tương đối với bảng tham chiếu.
+ Nếu range_lookup = 1 (TRUE): So tương đối.
+ Nếu range_lookup = 0 (FALSE): So chính xác.
+ Nếu bỏ qua đối này thì Excel hiểu là range_lookup = 1.
119

KIẾN THỨC

▪ Ví dụ: Hãy tính thuế nhập khẩu theo Đối tượng của các mặt hàng ở trên. Tại ô
G5 ta gõ công thức: =VLOOKUP(D5,$D$17:$F$20,2,1)*E5
▪ Trong đó:
o VLOOKUP: Hàm dùng để tìm kiếm thuế nhập khẩu tại Bảng quy định thuế.
o D5: Giá trị là đối tượng cần tìm ở đây là các đối tượng từ 1,2,3,4.
o $D$17:$F$20: Bảng giới hạn dò tìm, chính là D17:F20, nhấn phím F4 cố
định giá trị để copy công thức xuống các ô từ G6 đến G12.
o 2: Thứ tự cột giá trị cần lấy, trong trường hợp này chính là cột Thuế nhập khẩu
o 1: lấy giá trị so sánh tương đối, trường hợp này ta cũng có thể chọn là 0 để
lấy giá trị so sánh chính xác.
o E5: Đơn giá sản phẩm để tính ra thuế nhập khẩu.
Hàm HLOOKUP

Hàm có chức năng tìm kiếm giá trị trong hàng của bảng hoặc mảng giá trị.

▪ Cú pháp:
▪ =HLOOKUP(lookup_value, table_array, row_ index_num, [range_lookup])
▪ Trong đó:
o lookup_value: Giá trị cần tìm kiếm.
o table_array: Là mảng, tên, dãy hay vùng để tìm kiếm thông tin.
o row_index_num: Thứ tự của hàng cần tìm.
o range_lookup: Là giá trị Logic (TRUE=1, FALSE=0) quyết định hàm
sẽ so chính xác hay tương đối với đối số lookup_value.
120

KIẾN THỨC

Hàm MATCH

▪ Cú pháp: MATCH(lookup_value,Lookup_array,[Match_type])
▪ Công dụng: Tìm số thứ tự của một giá trị cho trước trong một danh sách giá trị
Trong đó:
▪ Lookup_value: Giá trị tìm kiếm, có thể là một giá trị số, văn bản, giá trị logic
hay một tham chiếu ô đến một số, văn bản hay giá trị logic, bắt buộc.
▪ Lookup_array: Mảng để tìm kiếm, bắt buộc.
▪ Match_type: Kiểu tìm kiếm, không bắt buộc.
Có 3 kiểu tìm kiếm là:
1: Less than (Nhỏ hơn giá trị tìm kiếm).
0: Exact match (Chính xác giá trị tìm kiếm).
1: Greater than ( Lớn hơn giá trị tìm kiếm).
Khi bỏ qua không nhập gì thì hàm MATCH mặc định là 1.
Hàm INDEX

▪ Cú pháp: INDEX(Array,Row_num,[Column_num])
▪ Công dụng: Trả về giá trị của một phần tử trong mảng được xác định bởi chỉ
số hàng và chỉ số cột.
Trong đó:
▪ Array: Phạm vi ô hoặc một hằng số mảng, bắt buộc.
▪ Row_num: Chọn hàng trong mảng mà từ đó trả về một giá trị.
▪ Column_num: Chọn cột trong mảng mà từ đó trả về một giá trị.
Chú ý: Bắt buộc phải có ít nhất một trong hai đối số Row_num và Column_num.
TỰ HỌC 1: Sử dụng công thức tính toán

✓ Sử dụng Sheet HDTH 2.1 trong file E_P2_HDTH.xlsx


✓ Yêu cầu:
▪ Thiết lập cỡ giấy in A4, theo chiều ngang, lề trái = 3cm, các lề khác = 2cm.
▪ Tiêu đề góc trên bên trái gồm 2 dòng chứa các thông tin: Ngày tháng, tên File, mỗi
thông tin trên một dòng.
▪ Nhóm gói cước: Tách lấy ký tự đầu của Mã gói.
▪ Tính Cước 3/4G, biết rằng đơn giá là 1000 đồng/MB và nếu Dung lượng sử dụng
>= 600MB thì Cước 3/4G giảm 15%, còn lại không được giảm.
▪ Khuyến mại: Nếu 2 ký tự cuối của Mã gói là ”04” hoặc ”05” thì được giảm 5%,
còn lại không được giảm.
▪ Tính Tổng tiền=Cước 3G/4G - số tiền Khuyến mại.
▪ Cột Ghi chú ghi tên gói cước, dựa vào BẢNG GÓI CƯỚC.
121

Thực hiện
1. Vào Page Layout->Page Setup, vào tab Paper chọn cỡ giấy A4, hướng giấy ngang. Chọn
tab Margin đặt lề theo yêu cầu, chọn tab Header/Footer để chèn thông tin vào Header
theo yêu cầu.
2. Tìm gói cước: Tại ô D3 nhập công thức: =VLOOKUP(LEFT(B3,1),$A$26:$B$28,2,0)
3. Tính cước 3G/4G: Tại ô F3 nhập công thức: =IF(E3>=600,E3*1000*0.85,E3*1000)
4. Tính Khuyến mại: Đặt chuột tại ô G3, gõ:
=IF(OR(RIGHT(C3,2)="04",RIGHT(C3,2)="05"), 0.05, 0)
5. Tính tổng tiền: Tại ô J3, gõ công thức: =F3-F3*G3
6. Định dạng dấu phân cách hàng nghìn cho dữ liệu số và định dạng lại bảng biểu.

TỰ HỌC 2: Sử dụng công thức tính toán

✓ Sử dụng Sheet HDTH 2.2 trong file E_P2_HDTH.xlsx


✓ Yêu cầu:
▪ Tính Cước di động: Dựa vào Mã gói cước đăng ký và Thành phố, tra trong BẢNG
GÓI CƯỚC để xác định Cước di động cho khách hàng.
▪ Tính Khuyến mại: Nếu ký tự đầu của Mã gói là ”B” thì giảm giá 5%, còn lại không
giảm giá.
▪ Tính lại Tổng tiền cho từng khách hàng: (Cước 3G/4G+Cước di động) - số tiền
Khuyến mại.
▪ Hoàn thành BẢNG THỐNG KÊ.

Thực hiện
1. Tìm Cước di động: Tại ô H3 nhập công thức:
=INDEX($C$26:$E$28,MATCH(LEFT(D3,1),$A$26:$A$28,0),MATCH(C3,$C$25:$E$25,
0))
2. Tính Tổng tiền: Tại ô J3, nhập công thức =(G3+H3)-(G3+H3)*I3
3. Hoàn thành BẢNG THỐNG KÊ:
▪ Tại ô I26, nhập công thức: =COUNTIF($D$3:$D$22,"B*"),
▪ Tại ô J26, nhập công thức: =SUMIF($D$3:$D$22,"B*",$J$3:$J$22),
Chú ý: sử dụng AutoFill để copy công thức xuống các ô còn lại và đổi tham số điều kiện thành “E*”
và “F*” tương tứng với các gói cước.
4. Định dạng dấu phân cách hàng nghìn cho dữ liệu số và định dạng lại bảng biểu (nếu cần).
122

1. TỰ HỌC 3: Sử dụng công thức tính toán


✓ Sử dụng Sheet HDTH 2.3 trong file E_P2_HDTH.xlsx
✓ Yêu cầu:
▪ Thiết lập cỡ giấy in A4, theo chiều ngang. Lề trái = 3cm, các lề khác = 2 cm.
▪ Tiêu đề góc trên bên trái gồm 2 dòng chứa các thông tin: Tên file/Workbook, tên
trang tính/sheet, mỗi thông tin trên một dòng.
▪ Tên hàng: Dựa vào mã hàng tra tìm trong BẢNG 1
▪ Đơn vị tính: Dựa vào ký tự đầu của Mã hàng, nếu là ”S” thì đơn vị tính là ”Hộp”,
nếu là ”K” đơn vị tính là ”Cây”, còn lại là ”Chai”.
▪ Đơn giá: Dựa vào mã hàng, tháng bán tra tìm trong BẢNG 1
▪ Thành tiền: Số lượng * Đơn giá. Nếu Số lượng mặt hàng >=10 thì Thành tiền
giảm 2%.
▪ Lập bảng thống kê theo mẫu trên.

Thực hiện:
1. Vào Page Layout->Page Setup, chọn Tab Paper chọn cỡ giấy 4, hướng in Landscape.
Chọn tab Margin đặt lề theo yêu cầu.
2. Tên hàng: Tại ô E4 nhập công thưc: =VLOOKUP(LEFT(B4,2),$B$16:$C$19,2,0)
3. Đơn giá: Tại ô E 4 nhập công thức:
4. =INDEX($D$16:$F$19,MATCH(LEFT(B4,2),$B$16:$B$19,0),MATCH(C4,$D$15:$
F$15,0))
5. Thành tiền: Tại ô H4 nhập công thức =IF(F4>10,98%*F4*G4,F4*G4)
6. Đơn vị tính: Tại ô E4 nhập công thức:
7. =IF(LEFT(B4, 1)="S", "Hộp", IF(LEFT(B4,1)="K", "Cây", "Chai"))
8. Lập bảng thống kê: Tại ô I16 nhập công thức: =SUMIF($D$4:$D$11,H16,$H$4:$H$11)

TỰ HỌC 4: Sử dụng công thức tính toán


✓ Sử dụng Sheet HDTH 2.4 trong file E_P2_HDTH.xlsx
✓ Yêu cầu:
▪ Thực hiện tính cột Thành tiền.
▪ Thực hiện lập bảng tổng hợp theo mẫu:
123

Thực hiện:
1. Copy dữ liệu 2 cột “Mã” và “Tên hàng” xuống phía dưới như hình vẽ. Đánh dấu khu vực
dữ liệu vừa copy, vào Data chọn Remove Duplicate để loại bỏ các hàng trùng nhau ta được
2 cột “Mã” và “Tên hàng” của bảng tham chiếu.
2. Dùng hàm Month() lấy ra cột tháng bán và loại bỏ dữ liệu trùng nhau như trên.

3. Copy các tháng, Paste vào phần tháng của bảng thống kê, Paste Special->Transpose.
4. Copy bảng Thống kê ra hai vị trí như hình vẽ:
124

5. Tại ô G3 nhập công thức: =Product(E3:F3). Copy công thức xuống các ô còn lại.
6. Tại ô G18 nhập công thức: =SUMPRODUCT(E3:E17,F3:F17)
7. Tại ô D39 nhập công thức:
=SUMIFS($G$3:$G$17,$B$3:$B$17,$B39,$H$3:$H$17,D$38)
8. Thực hiện copy công thức tới các ô còn lại.
9. Tại ô D57 nhập công thức dưới và copy tới các ô còn lại.

=SUMPRODUCT(($B$3:$B$17=$B50)*(MONTH($A$3:$A$17)=D$49),$G$3:$G$17)

2.5. CÁC HÀM VỀ CƠ SỞ DỮ LIỆU

KIẾN THỨC
Cú pháp chung của nhóm hàm cơ sở dữ liệu:
=Tên_hàm(database,field,criteria)
Trong đó:
▪ database: Địa chỉ vùng cơ sở dữ liệu.
▪ field: Cột cần tính trong vùng cơ sở dữ liệu, có thể sử dụng tên cột hoặc số thứ tự
cột trong database.
▪ criteria: Địa chỉ vùng tiêu chuẩn.
125

KIẾN THỨC
Cho bảng kết quả học tập của sinh viên như sau:

Hàm DAVERAGE
Tính trung bình cộng các giá trị số trong cột (field) của cơ sở dữ liệu thỏa mãn điều kiện
nào đó.
▪ Cú pháp: DAVERAGE(database, field, criteria)
▪ Công dụng:
▪ Ví dụ: Tính trung bình cộng của các sinh viên có kết quả >=5.
▪ Lập vùng điều kiện:

• Lập công thức: = DAVERAGE(A1:H17, H1, A19:A20) kết quả là 7.3.


Hàm DCOUNT

Đếm các ô chứa giá trị số trong cột (field) của của cơ sở dữ liệu thỏa mãn điều kiện nào
đó

▪ Cú pháp: DCOUNT(database, field, criteria)


▪ Ví dụ: Cho biết số sinh viên nữ có kết quả đạt (>=5).
▪ Lập vùng điều kiện:

▪ Lập công thức: =DCOUNT(A1:H17, H1, A23:B24) -> kết quả là 3.


126

KIẾN THỨC
Hàm DCOUNTA

Đếm các ô không rỗng trong cột (field) của cơ sở dữ liệu thỏa mãn điều kiện nào đó

▪ Cú pháp: DCOUNTA(database, field, criteria)


▪ Ví dụ: =DCOUNTA(A1:H17, H1, A23:B24) -> kết quả là 0.
Hàm DGET

Trích ra một giá trị trong cột (field) của cơ sở dữ liệu thỏa mãn điều kiện nào đó.
▪ Cú pháp: DGET(database, field, criteria)
▪ Ví dụ: Cho biết tên sinh viên nữ có kết quả >=8
▪ Lập vùng tiêu chuẩn:

▪ Lập công thức: =DGET(A1:H17, C1, A28:B29) -> kết quả là “Thùy”.
Hàm DMAX

Trả về giá trị số lớn nhất trong cột (field) của cơ sở dữ liệu thỏa mãn tiêu chuẩn chỉ định

▪ Cú pháp: DMAX(database, field, criteria)


▪ Ví dụ: Cho biết điểm kết quả cao nhất của sinh viên “Nam” học ngành “Truyền
thông và mạng máy tính”.
▪ Lập vùng tiêu chuẩn:

• Lập công thức: =DMAX(A1:H17,H1, A33:B34) -> kết quả là 7.9.


Hàm DMIN

▪ Cú pháp: DMIN(database, field, criteria)


▪ Công dụng: Trả về trị số nhỏ nhất trong cột (field) của cơ sở dữ liệu thỏa mãn điều
kiện nào đó.
▪ Ví dụ: Cho biết điểm kết quả thấp nhất của sinh viên nữ học ngành Kế toán – Kiểm
toán
▪ Lập vùng tiêu chuẩn:

▪ Lập công thức: =DMIN(A1:H17, H1, A37:B38), kết quả là 3.8.


127

KIẾN THỨC
Hàm DPRODUCT

▪ Cú pháp: DPRODUCT(database, field, criteria)


▪ Công dụng: Trả về tích các giá trị số trong cột (field) của cơ sở dữ liệu thỏa mãn
điều kiện nào đó.
▪ Ví dụ: Cho vùng dữ liệu

▪ Yêu cầu: Tính tích các giá trị <14000 và có STT <=4.
▪ Thực hiện:
o Lập vùng tiêu chuẩn:

o Lập công thức: =DPRODUCT(A1:B6, B1, A9:B10) kết quả là 162,000,000.


Hàm DSUM

Trả về tổng các giá trị số trong cột (field) của vùng dữ liệu thỏa mãn điều kiện.

▪ Cú pháp: DSUM (database, field, criteria)


▪ Ví dụ: Cho bảng doanh số từng mặt hàng đã bán trong quý 1.

▪ Yêu cầu: Cho biết doanh số bán được trong tháng 2 của mặt hàng máy lạnh và
máy giặt của hãng LG.
128

KIẾN THỨC

▪ Thực hiện:
o Lập vùng tiêu chuẩn:

▪ Lập công thức: =DSUM(A3:F18, E3, A20:A22) và kết quả là 395.000,000.

2.6. TÌM VÀ SỬA LỖI TRONG HÀM

KIẾN THỨC
Khi làm việc với Excel, chúng ta thường thấy những thông báo lỗi khó hiểu như ####,
#REF, #N/A… Nếu không hiểu được ý nghĩa của các lỗi này sẽ phải mất thời gian để sửa
lỗi và làm chậm tốc độ thao tác trên Excel.

Lỗi hiển thị: #####

Lỗi này thường xuất hiện khi ô tính nằm trong cột quá hẹp, không thể hiện thị hết dữ liệu
trong ô. Thông báo lỗi này không ảnh hưởng đến giá trị ô tính mà chỉ gặp vấn đề trong
hiển thị kết quả ô.
Giải pháp: Thay đổi chiều rộng cột có chứa ô báo lỗi.

Lưu ý: Trong một trường hợp ít gặp khác, giá trị trong ô là thời gian hoặc ngày tháng với
kết quả âm hoặc giá trị quá lớn để hiển thị được ngày tháng. Khi đó, việc thay đổi độ rộng
của cột liên quan không có tác dụng. Chúng ta chỉ cần thay đổi định dạng ô tính dưới
dạng Number để hiện kết quả giá trị số của thời gian hay ngày tháng trong ô tính.

Lỗi sai ký tự: #NAME!

Đây là lỗi thường gặp khi nhập sai tên hàm, công thức, quên đặt chuỗi văn bản vào dấu
kép đôi "" dẫn đến việc Excel không hiểu công thức vừa nhập.
Giải pháp: Kiểm tra lại cẩn thận từng ký tự trong công thức từ đầu đến cuối và sửa lại.
Ví dụ: =SUN(12,13) | =SUM(A1B2) | =LEN(3hoc) hiển thị lỗi #NAME! được chỉnh
tương ứng thành =SUM(12,13) | =SUM(A1:B2) | =LEN("3hoc")

Lưu ý: Một số hàm Excel chỉ sử dụng được ở những phiên bản MS Office mới hơn hoặc
phải cài đặt thêm thì vẫn hiện lỗi này vì Excel không nhận diện được công thức chúng ta
nhập.
129

KIẾN THỨC
Lỗi dữ liệu rỗng: #NULL!
Trường hợp chọn không đúng vùng dữ liệu, Excel không thể hiểu chính xác vùng chọn
thì kết quả sẽ hiện #NULL!
Giải pháp: kiểm tra vùng dữ liệu trong hàm và cập nhật lại. Ví dụ =SUM(A1 B2) cần sửa
thành =SUM(A1,B2) hoặc =SUM(A1:B2)
Lỗi chia 0: #DIV/0!

Lỗi này rất dễ nhận biết, nguyên nhân là do chúng ta thực hiện phép chia cho 0 hoặc
không nhập số chia.
Giải pháp: thay đổi số chia khác 0. Ví dụ: =MOD(3,0) phải thay bằng =MOD(3,x) với x
là số khác 0.
Lỗi không tìm thấy dữ liệu: #N/A

Lỗi này thường xảy ra khi không tìm thấy hoặc mất dữ liệu, thường gặp khi sử dụng các
hàm tìm kiếm VLOOKUP, HLOOKUP, MATCH…

Giải pháp: Kiểm tra lại bảng dữ liệu đối chiếu trong các hàm tìm kiếm và sắp xếp dữ liệu
so sánh trong bảng theo giá trị từ nhỏ đến lớn. Đảm bảo dữ liệu tìm kiếm và đối chiếu
phải cùng một kiểu định dạng dữ liệu đồng thời giá trị của dữ liệu tìm kiếm không được
nhỏ hơn giá trị nhỏ nhất của dữ liệu đối chiếu.
Lỗi sai giá trị: #VALUE!

Đây là lỗi phổ biến khi nhập giá trị không cùng kiểu dữ liệu (hàm sử dụng số nhưng lại
nhập chuỗi văn bản), thừa giá trị (hàm yêu cầu đối số là giá trị nhưng chọn mảng có nhiều
hơn 1 giá trị)...
Lỗi không thể tham chiếu: #REF!

Lỗi này thường gặp khi công thức Excel có chứa dữ liệu tham chiếu hoặc liên kết nhưng
không thể tìm thấy. Lý do thường là sai liên kết hoặc tham chiếu đến số hàng, cột vượt
quá dữ liệu vùng tham chiếu.
Giải pháp: Kiểm tra phần dữ liệu tham chiếu hoặc liên kết trong công thức và cập nhật
lại.
Lỗi số: #NUM!

Khi tính toán số trong Excel, khi gặp kết quả quá lớn nằm ngoài khả năng tính toán hoặc
giá trị số không phù hợp để sử dụng trong hàm thì Excel sẽ hiện giá trị #NUM!
130

BÀI TẬP 1

✓ Sử dụng Sheet BT2.1 trong file E_P2_BT.xlsx


✓ Yêu cầu:
▪ Định dạng bảng tính
o Định dạng trang tính in trên trang A4, theo chiều ngang.
o Lề trên = lề dưới = 3cm, lề phải = 1 cm, lề trái = 2cm.
o Tiêu đề góc trên bên trái gồm 3 dòng chứa các thông tin: Ngày tháng,
đường dẫn file, tên file, mỗi thông tin trên một dòng.
▪ Thực hiện tính toán
o Hãng sản xuất: Dựa vào ký tự đầu tiên của "Mã hóa đơn" tra trên bảng 2.
Ví dụ ký tự đầu của mã hóa đơn là H thì hãng sản xuất là Honda.
o Phân khối: Dựa vào ký tự thứ 2 và thứ 3 của "Mã hóa đơn" tra trên bảng
1. Ví dụ ký tự thứ 2 và thứ 3 là 10 thì phân khối là 100.
o Thời gian bảo hành: Dựa vào mã phân khối là ký tự thứ 2 và thứ 3 của
"Mã hóa đơn".
o Nhãn hiệu xe: Gồm tên hãng sản xuất - tên xe, tra trên bảng 3 dựa vào
"Hãng sản xuất" và "Phân khối". Ví dụ hãng sản xuất là Honda và phân
khối là 100 thì tên xe là Dream và nhãn hiệu xe là "Honda Dream".
o Ngày hết hạn bảo hành: Dựa vào ngày bán và thời gian bảo hành.
o Lập bảng thống kê theo mẫu "Bảng thống kê số lượng xe".

BÀI TẬP 2
✓ Sử dụng Sheet BT2.2 trong file E_P2_BT.xlsx
✓ Yêu cầu:
▪ Định dạng bảng tính
o Định dạng bảng tính in trên trang A4, theo chiều ngang.
o Lề trên = lề dưới =3cm; Lề phải = 1cm, lề trái = 2cm.
o Tiêu đề góc trên bên trái gồm 3 dòng chứa các thông tin: tên file, ngày
tháng, thời gian, mỗi thông tin trên một dòng.
▪ Thực hiện tính toán
o Phòng/Ban Khoa: Dựa vào 2 ký tự đầu của "Mã nhân viên" tra trên bảng
2. Ví dụ hai ký tự đầu của Mã nhân viên là CL thì Phòng/Ban Khoa là
"Phòng chiến lược".
131

BÀI TẬP 2

o Hệ số lương: Dựa vào học hàm và ký tự cuối cùng của mã nhân viên tra
trên bảng 1. Ví dụ nếu học hàm là GS và ký tự cuối của "Mã nhân viên" là
số 1 có nghĩa là bậc lương là 1 và có hệ số là 6,2.
o Bảo hiểm y tế = Hệ số lương * Lương cơ bản * 1,5%.
o Bảo hiểm xã hội = Hệ số lượng * Lương cơ bản * 8%.
o Bảo hiểm thất nghiệp = Hệ số lương * Lương cơ bản *1%.
o Tạm ứng = 30%*Lương cơ bản*hệ số lương. Nếu 30%*Lương cơ bản*hệ
số lương >4000000 thì tạm ứng 4000000, nếu không thì tạm ứng
=30%*Lương cơ bản*hệ số lương. Làm tròn đến hàng nghìn.

BÀI TẬP 3
✓ Sử dụng Sheet BT2.3 trong file E_P2_BT.xlsx
Sử hóa
✓ Môotả mã dụngđơn:
DataValidation để thiết lập cột "Học hàm", chỉ được nhập các giá
trị GS, PGS,TS,ThS. Nếu nhập sai thông báo "Dữ liệu không hợp lệ"
▪ Ký tự thứ hai từ bên trái là tên hãng xe tra trên bảng 1. Ví dụ ký tự thứ hai của
mã Thực
o hóa đơnhiệnlàtính toán
K thì bảngxethống
hãng đó làkê lương theo phòng, theo học hàm như bảng 3
KIA.
▪ oHaiSử
ký dụng
tự cuốiConditon
của mã hóa đơn là sốthay
chỗ ngồi của xe.
Formatting đổi màu nền toàn bộ các dòng của
✓ Yêu cầu:
những nhân viên có học vị GS công tác tại phòng chiến lược.
▪ Định dạng bảng tính (1 điểm)
o Định dạng bảng tính in trên trang A4, theo chiều ngang.
o Lề trên = lề dưới = lề phải = 2 cm, lề trái = 3cm.
o Tiêu đề góc trên bên trái gồm 3 dòng chứa các thông tin: Ngày tháng, tên
file, mỗi thông tin trên một dòng.
o Đánh số trang in ở góc dưới bên phải theo dạng Trang/Tổng số trang.
▪ Thực hiện tính toán
o Hãng xe, dựa vào ký tự thứ 2 của ”Mã hóa đơn”.
o Số ngày thuê = Ngày trả - Ngày thuê +1.
o Đơn giá: Dựa vào ký tự thứ 2 và 2 ký tự cuối của "Mã hóa đơn" tra trên
bảng 1. Ví dụ ký tự thứ 2 là K và 2 ký tự cuối là 04 tra trên bảng 1 Đơn giá
là 1500000.
o Tiền phụ trội được tính như sau: Khách hàng thuê xe mỗi ngày theo quy
định được đi tối đa 250km một ngày. Nếu đi quá số km quy định phải trả
thêm 7500đ/km.
o Thành tiền = Số ngày thuê * Đơn giá + Tiền phụ trội.
o Khóa bảo vệ toàn bộ các công thức bảng tính.
132

BÀI TẬP 4
✓ Sử dụng Sheet BT2.4 trong file E_P2_BT.xlsx
✓ Yêu cầu:
▪ Định dạng bảng tính (1 điểm)
o Định dạng bảng tính in trên trang A4, theo chiều dọc.
o Lề trên = 3cm, lề dưới = 2cm, lề phải =1,5cm, lề trái = 3cm.
o Tiêu đề góc trên bên trái gồm 3 dòng: Tên thư mục, đường dẫn, ngày tháng.

▪ Thực hiện tính toán


o Định mức: Dựa vào 2 ký tự đầu và ký tự cuối của ”Mã hộ” tra trong Bảng 1.
Ví dụ mã hộ là NN-A sẽ có định mức là 150.
o Số trong định mức = Số mới - Số cũ nếu (Số mới - Số cũ)< định mức, ngược
lại = Định mức.
o Số ngoài định mức = (Số mới – Số cũ) – Định mức, nếu số ngoài định mức >0,
ngược lại = 0.
o Tính toán bảng thống kê theo mẫu Bảng 2. Dựa vào ký tự cuối cùng của mã hộ
để biệt loại hộ đó thuộc vùng nào.
o Sử dụng Freeze Panes khóa dòng tiêu đề của bảng tính.

BÀI TẬP 5
✓ Sử dụng Sheet BT2.5 trong file E_P2_BT.xlsx
✓ Yêu cầu:
▪ Viết công thức lấy tên hàng, số lượng dựa vào SHĐ và bảng giá.
▪ Viết công thức Đơn giá tùy thuộc vào thời gian và mua hay bán.
▪ Tính Thành tiền = Số lượng * Đơn giá.
▪ Tính tổng doanh số giao dịch của từng tên vàng và mua/bán.
133

CHƯƠNG 3. KHAI THÁC DỮ LIỆU – CÔNG CỤ LẬP BÁO CÁO


3.1. BIỂU ĐỒ

KIẾN THỨC

3.1.1. Tiêu chuẩn về dữ liệu cho biểu đồ


Một trong những quan niệm sai lầm hay gặp phải khi muốn vẽ biểu đồ trên Excel là: Bất
kỳ dữ liệu nào cũng có thể vẽ biểu đồ được. Điều này gây ra một số vấn đề:

▪ Không biết chọn loại biểu đồ nào.


▪ Dữ liệu biểu diễn không đúng trên biểu đồ.
▪ Thiếu hoặc thừa nội dung cần biểu diễn.
▪ Biểu đồ sai mà không biết nguyên nhân, không biết sửa thế nào cho đúng.
Tại sao chúng ta cần phải biết các tiêu chuẩn về dữ liệu cho biểu đồ. Khi tuân thủ các tiêu
chuẩn này, chúng ta có thể tự tin vẽ được biểu đồ đúng. Các tiêu chuẩn đó như sau:

Tiêu chuẩn 1: Dữ liệu đã được tổng hợp, không phải dữ liệu chi tiết.
▪ Dữ liệu chi tiết tức là cùng 1 đối tượng nhưng xuất hiện nhiều lần, trên nhiều
dòng, mỗi dòng thể hiện 1 nội dung chi tiết.
▪ Khi đó trên bảng dữ liệu, chúng ta thấy có rất nhiều dòng. Mỗi đối tượng lại
xuất hiện nhiều lần. Do đó, nếu vẽ ngay trên bảng dữ liệu chi tiết, chúng ta rất
khó để xác định đúng được trên biểu đồ bởi vì biểu đồ không có chức năng tự
tổng hợp dữ liệu. Việc tổng hợp phải làm trước khi vẽ biểu đồ.
Tiêu chuẩn 2: Dữ liệu vẽ biểu đồ phải thống nhất về định dạng và loại dữ liệu
Sự thống nhất bao gồm các tiêu chí

▪ Các dữ liệu phải cùng loại: Cùng là Text hoặc cùng là Number, % chứ
không được lẫn lộn giữa các loại này.
▪ Các dữ liệu cùng loại phải nằm trên cùng 1 hàng hoặc cùng 1 cột.
Tiêu chuẩn 3: Các trường dữ liệu (tên cột, tên hàng) phải có nội dung rõ ràng.
Việc này ảnh hưởng khi vẽ lên biểu đồ, chúng ta có thể gặp tình trạng không biết các
thành phần của biểu đồ thể hiện nội dung gì. Phải xác định rõ các nội dung,
mới đọc được ý nghĩa của biểu đồ.

3.1.2. Các bước tạo biểu đồ


Trong Excel, ở mỗi phiên bản có một số sự cải tiến trong việc vẽ biểu đồ, đặc biệt từ phiên
bản Excel 2013 và 2016 trở đi. Các phiên bản này có hỗ trợ thêm nhiều loại biểu đồ mới,
cách tùy biến biểu đồ đa dạng hơn. Các bước vẽ biểu đồ cơ bản như sau:
134

KIẾN THỨC

▪ Chọn bảng dữ liệu cần vẽ biểu đồ.


▪ Trong tab Insert, chọn nhóm Chart và chọn loại biểu đồ phù hợp.
▪ Vẽ ra vị trí bất kỳ trong Sheet. Nếu biểu đồ chưa đúng hoặc cần thay đổi dữ liệu
đầu vào cho biểu đồ, chọn tab Chart Tools (tab này xuất hiện khi chọn biểu
đồ), chọn tiếp tab Design/Select Data.
▪ Trang trí, định dạng biểu đồ.
Để thêm các thành phần của biểu đồ như: Tên biểu đồ, tên các trục, số liệu kèm theo với
từng phần nội dung biểu đồ… chúng ta thêm những thành phần này ở mục Add Chart
Element trong tab Design của Chart Tools:

Các nội dung trong Chart Element bao gồm:

▪ Axes: Chia tỷ lệ trên các trục tọa độ.


▪ Axis Titles: Tên tiêu đề của từng phần trên mỗi trục tọa độ.
▪ Chart Title: Tên biểu đồ.
▪ Data Labels: Nhãn số liệu trên các nội dung biểu đồ.
▪ Data Table: Dữ liệu của các nội dung biểu đồ thể hiện dưới dạng bảng.
▪ Error Bar: Thanh hiển thị lỗi/độ lệch của biểu đồ.
▪ Gridlines: đường kẻ mờ làm nền trong biểu đồ.
▪ Legend: Ghi chú cho các đối tượng thể hiện trong biểu đồ.
▪ Lines: Đường kẻ dóng xuống trục hoành (chỉ áp dụng cho biểu đồ dạng Line).
▪ Trendline: Đường xu hướng của biểu đồ.
Trang trí biểu đồ thường là bước cuối cùng nhưng cũng là bước rất quan trọng vì
biểu đồ làm ra để báo cáo, nhiều người sẽ xem thông tin biểu đồ này. Do đó hiệu quả
thẩm mỹ mà biểu đồ mang lại sẽ tăng tính thuyết phục người xem. Một biểu đồ đẹp
thường bao gồm các yếu tố:
▪ Nội dung thể hiện đúng.
▪ Có tên biểu đồ và tên các mốc trên trục tọa độ rõ ràng.
▪ Các thành phần được cách đều nhau hoặc theo tỷ lệ cân đối.
▪ Cách phối màu đồng nhất, gọn gàng, càng đơn giản càng tốt.
135

TỰ HỌC 1: Chart
✓ Sử dụng Sheet HDTH 3.1 trong file E_P3_HDTH.xlsx
✓ Yêu cầu:
▪ Vẽ biểu đồ dạng cột (Column) so sánh số lượng giữa các gói cước.
▪ Vẽ biểu đồ dạng thanh (Bar) so sánh doanh thu giữa các gói cước.

Thực hiện
1. Tại BẢNG THỐNG KÊ, chọn cột Gói cước và Số lượng.
2. Vào tab Insert->Charts->Insert Column or Bar Chart->Clustered Column và di
chuyển biểu đồ vừa tạo đến vị trí phù hợp trong trang tính hoặc bảng tính.
3. Định dạng biểu đồ, chúng ta vào tab Design
▪ Mục Chart Styles, chọn Style 3.
▪ Mục Quick Layout, chọn Layout 1.
▪ Mục Add Chart Element:
o Chọn Chart Title, chọn Above Chart, nhập “SO SÁNH SỐ LƯỢNG GÓI
CƯỚC”, cỡ chữ 14
o Chọn Data Labels, chọn Data Callout
o Legend, chọn Right
4. Để vẽ biểu đồ dạng thanh (Bar), tại BẢNG THỐNG KÊ, giữ phím Ctrl và chọn cột Gói
cước và Doanh thu.
5. Vào tab Insert->Charts->Insert Column or Bar Chart->Clustered Bar và di chuyển
đến vị trí phù hợp trong bảng tính.
6. Định dạng biểu đồ, chúng ta vào tab Design và làm tương tự các mục ở bước 3 ở trên.
136

TỰ HỌC 2: Chart
✓ Sử dụng Sheet HDTH 3.2 trong file E_P3_HDTH.xlsx
✓ Yêu cầu:
▪ Vẽ biểu đồ dạng hình tròn (Pie) thể hiện tỷ lệ % tuyển sinh giữa các ngành
trong Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội.

Thực hiện
1. Chọn cột Khoa và Tỷ lệ tuyển sinh.
2. Vào tab Insert->Charts->Insert Pie or Doughtnut Chart->Pie và di chuyển đến vị trí
phù hợp trong bảng tính.
3. Định dạng biểu đồ, chúng ta vào tab Design
▪ Mục Chart Styles, chọn Style 11.
▪ Mục Change Colors, chọn Color 4.
▪ Mục Quick Layout, chọn Layout 6.
▪ Mục Add Chart Element,
o Chọn Chart Title > Above Chart, nhập “TỶ LỆ TUYỂN SINH CÁC
NGÀNH”, cỡ chữ 14.
o Chọn Data Labels > Outside End.
o Chọn Legend > Right.

TỶ LỆ TUYỂN SINH CÁC NGÀNH


5%
15%
10%

Công nghệ thông tin


Hóa
15% 15%
Điện tử viễn thông
Điện công nghiệp
Du lịch
Việt Nam học

40%
137

BÀI TẬP 1
✓ Sử dụng Sheet BT 3.1 trong file E_P3_BT.xlsx
✓ Yêu cầu:
▪ Vẽ đồ thị như sau:

Chart Title
1,200,000,000

1,000,000,000

800,000,000
Axis Title

600,000,000

400,000,000

200,000,000

0
2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012
Axis Title

CN HCM CN Hà Nội

▪ Cho hiển thị bảng dữ liệu phía dưới như sau:

Chart Title
1,200,000,000

1,000,000,000

800,000,000

600,000,000

400,000,000

200,000,000

0
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
CN HCM 11,632, 720,844 98,810, 403,088 258,820 507,412 812,105 881,195 393,101 386,097 593,280 714,014
CN Hà Nội 45,158, 46,680, 48,148, 344,710 448,727 443,457 965,647 757,725 776,719 349,140 970,647 135,307

CN HCM CN Hà Nội

▪ Thêm đường xu hướng (TrendLine) cho đồ thị như sau:

Chart Title
1,200,000,000

1,000,000,000

800,000,000

600,000,000

400,000,000

200,000,000

0
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
CN HCM 11,632, 720,844 98,810, 403,088 258,820 507,412 812,105 881,195 393,101 386,097 593,280 714,014
CN Hà Nội 45,158, 46,680, 48,148, 344,710 448,727 443,457 965,647 757,725 776,719 349,140 970,647 135,307

CN HCM CN Hà Nội Linear (CN HCM)


138

BÀI TẬP 2
✓ Sử dụng Sheet BT 3.2 trong file E_P3_BT.xlsx
✓ Yêu cầu:
▪ Viết công thức cho biết số gọi thuộc tỉnh hay thành phố nào.
▪ Nếu ký tự đầu là "0" thì là cuộc gọi liên tỉnh, dùng ký tự thứ 2 và 3 để tra trong
bảng 1, ngược lại là cuộc gọi nội hạt (trong thành phố).
▪ Lập công thức cho cột vùng, để biết số gọi thuộc vùng nào, biết rằng thành
phố có vùng là 3.
▪ Tính thời gian gọi quy ra phút.
▪ Lập công thức cho cột đơn giá, biết rằng nếu cuộc gọi liên tỉnh thì tra cước
mỗi phút trong bảng 2, nếu gọi trong thành phố thì đơn giá một cuộc gọi là
800 đồng.
▪ Tính số cuộc gọi, biết rằng nếu gọi liên tỉnh, số cuộc gọi là số phút gọi, nếu
gọi nội hạt thì 3 phút tính một cuộc gọi. Nếu số phút <3 vẫn tính là 1 cuộc gọi.
▪ Tính tiền phải trả = Đơn giá * Số cuộc gọi.
▪ Sắp xếp danh sách theo thứ tự tăng dần của vùng, nếu trùng vùng thì sắp xếp
tăng dần theo Tỉnh/TP.
▪ Trang trí bảng tính và định dạng các ô chứa trị dạng số theo mẫu trên.
▪ Trích ra danh sách các cuộc gọi liên tỉnh và có thời gian gọi trên 10 phút
▪ Tính tổng số tiền gọi theo từng vùng.
▪ Vẽ biểu đồ biển diễn số điện thoại theo từng vùng.

BÀI TẬP 3

✓ Sử dụng Sheet BT 3.3 trong file E_P3_BT.xlsx


✓ Yêu cầu:
▪ Chèn thêm cột Stt trước cột SBD và điền vào cột này theo dạng 01,02,03.
▪ Lập công thức cho cột Tổng điểm biết các môn không có hệ số.
▪ Lập công thức cho cột Ưu tiên, dựa vào ký tự đầu bên phải của SBD.
▪ Lập công thức cho cột ĐKQ, biết ĐKQ = Tổng cộng + Ưu tiên.
▪ Lập công thức cho cột Ngành thi, dựa vào ký tự đầu bên trái của SBD.
▪ Lập công thức cho cột Điểm chuẩn, biết ngành Toán là 30, Lý là 28, Hóa là
26, Sinh là 24.
▪ Lập công thức cho cột Kết Quả nếu Tổng cộng >= Điểm chuẩn thì kết quả là
"Đạt" ngược lại để trống.
▪ Lập công thức cho cột KQ1, nếu điểm Toán >=9 và một trong hai môn Hóa
hoặc Lý từ 8 trở lên,thì đánh dấu x.
▪ Lập công thức cho cột KQ2, nếu điểm Toán >=9 và một trong hai môn Hóa
hoặc Sinh từ 8 trở lên thì đánh dấu x.
139

BÀI TẬP 3

▪ Sắp xếp danh sách tăng dần theo Tên, nếu trùng tên thì sắp xếp giảm dần theo
Tổng cộng.
▪ Trang trí bảng tính và định dạng các ô chứa trị dạng số theo đúng mẫu trên.
▪ Tạo một danh sách mới gồm các học sinh có kết quả đạt.
▪ Lập bảng thống kê theo mẫu.
▪ Vẽ biểu đồ (PIE) phân tích tỷ lệ học sinh đạt và không đạt (có tiêu đề và trang trí
cần thiết).

3.2. ĐỊNH DẠNG CÓ ĐIỀU KIỆN

KIẾN THỨC
✓ Định dạng có điều kiện (Conditional Formatting) là một tính năng trong Excel
cho phép áp dụng định dạng cụ thể cho các ô đáp ứng các tiêu chí nhất định. Nó
thường được sử dụng để đổi màu ô theo điều kiện, nhấn mạnh hoặc phân biệt giữa
dữ liệu và thông tin được lưu trữ trong bảng tính.
✓ Conditional Formatting cho phép người dùng có thể thực hiện việc gây chú ý
cho các điểm dữ liệu thông tin quan trọng, làm nổi bật các thông tin chính. Nhìn
chung, áp dụng định dạng có điều kiện là tạo ra sự chú ý trực quan đến các ngày
và thời hạn quan trọng, nhiệm vụ, ... Do vậy, việc sử dụng đúng định dạng sẽ giúp
chúng ta làm việc hiệu quả hơn bằng cách giảm thời gian sử dụng dữ liệu thủ công
và giúp xác định xu hướng dễ dàng hơn.
✓ Định dạng theo điều kiện có sẵn: Vào Home/Conditional Formatting trong mục
Style chọn kiểu điều kiện cần định dạng:
▪ Highlight Cells Rules: Excel làm nổi bật các ô trong bảng tính thoả mãn
điều kiện:
o Greater Than: Lớn hơn một giá trị xác định.
o Less Than: Nhỏ hơn giá trị cho trước.
o Between: Nằm trong khoảng giá trị định sẵn.
o Equal To: Bằng đúng giá trị xác định.
o Text That Contains: Nôi dung ô bảng tính chứ phần chữ.
o A Date Occurring: Giá trị ô tính chưa một ngày tháng cho trước.
o Duplicate Values: Xác định những giá trị trùng lặp.
▪ Top/Bottom Rules: Định dạng các ô trong bảng tính theo giá trị:
o Top 10 Items: 10 giá trị lớn nhất.
o Top 10%: 10% giá trị ô tính có giá trị lớn nhất.
o Bottom 10%: 10% số lượng ô tính có giá trị nhỏ nhất.
o Above Average: Những giá trị lớn hơn giá trị trung bình toàn vùng
chọn.
o Below Average: Những giá trị nhỏ hơn giá trị trung bình toàn vùng
chọn.
140

KIẾN THỨC
o Data Bar: Hiển thị mức độ lớn nhỏ của dữ liệu bằng biểu đồ trong ô. Thanh
dài nhất thể hiện giá trị cao nhất và thanh ngắn nhất cho thấy giá trị nhỏ
nhất. Data Bars này giúp người dùng phát hiện số lượng lớn và nhỏ dễ dàng
trong bảng tính.

o Color Scales: Phân biệt giá trị dữ liệu bằng màu sắc.
o Icon Sets: Giá trị ô tính được phân biệt theo nhóm biểu tượng.
✓ Định dạng theo điều kiện riêng: Home->Conditional Formatting->New Rules.

o Color Scales: Phân biệt giá trị dữ liệu bằng màu sắc. Color Scales thực sự
gây chú ý đến giá trị cao nhất và thấp nhất trong danh sách dữ liệu
141

KIẾN THỨC
o Icon Sets: Giá trị ô tính được phân biệt theo nhóm biểu tượng.

✓ Định dạng theo điều kiện riêng: Home->Conditional Formatting->New Rules

TỰ HỌC 3: Conditional Formatting

✓ Sử dụng Sheet HDTH 3.3 trong file E_P3_HDTH.xlsx


✓ Yêu cầu:
▪ Thực hiện định dạng có điều kiện tô màu nền cho những ô ở cột điểm 1 và cột
điểm 2 có giá trị >=8.
▪ Thực hiện định dạng có điều kiện tô màu nền bất kỳ những dòng có giá trị ở
cột Tổng điểm <=5.

Thực hiện
1. Đánh dấu khu vực dữ liệu cột “Điểm 1”, “Điểm 2” từ F2:G24, vào
Home->Conditional Formatting->High Light Cells Rules->More Rules:
142

2. Tại cửa sổ New Formating Rule, chọn “Format only cells that contain”, tại khu vực
Edit the Rule Description, từ trái qua phải, chọn Cell Value, greater than or equal to và
gõ giá trị số 8.
3. Click OK, các giá trị ở cột Điểm 1 và Điểm 2 mà >=8 sẽ được tô màu mà chúng ta lựa
chọn.

BÀI TẬP 4
✓ Sử dụng Sheet BT 3.4 trong file E_P3_BT.xlsx
✓ Yêu cầu:
▪ Nhập dữ liệu cho các cột điểm danh, sinh viên đi học nhập chữ “x” sinh viên
không đi học nhập chữ “o”.
▪ Sử dụng định dạng có điều kiện tô màu nền các ô điểm danh sinh viên nghỉ
học.
▪ Nhập điểm cho 3 cột điểm Đ1, Đ2, Đ3.
▪ Nhập công thưc xét điều kiện dự thi cho sinh viên: Nếu sinh viên nghỉ quá
20% tổng số giờ môn học hoặc có một trong ba điểm kiểm tra nhỏ hơn 5 sẽ bị
“Cấm thi”, còn lại “Đủ điều kiện”.
▪ Sử dụng Conditional Formatting thay đổi màu nền toàn bộ các dòng sinh viên
bị cấm thi.
143

3.3. LỌC DỮ LIỆU

KIẾN THỨC
✓ Lọc dữ liệu là chỉ ra các bản ghi (hàng) thỏa mãn điều kiện lọc nào đó.
✓ Trong quá trình thao tác với các bảng dữ liệu trong Excel, việc lọc dữ liệu trong
các bảng dữ liệu là rất cần thiết và sử dụng phổ biến.
✓ Advanced Filter là một chức năng lọc dữ liệu. Advanced Filter không hạn chế
điều kiện lọc nên sẽ giúp chúng ta lọc dữ liệu nhanh chóng và hiệu quả.
✓ Để sử dụng chức năng Advanced Filter bảng dữ liệu cần lọc cần đảm bảo các
yêu cầu sau:
o Tiêu đề bảng dữ liệu chỉ được sử dụng một dòng duy nhất.
o Trong bảng dữ liệu cần lọc không được trộn bất kì ô nào.

TỰ HỌC 4: Advanced Filter

✓ Sử dụng Sheet HDTH 3.4 trong file E_P3_HDTH.xlsx


✓ Yêu cầu:
▪ Sử dụng Conditional Formatting để đánh dấu, tô màu (hợp lý) các ô trường
Tổng tiền phải thanh toán từ 1.200.000 đến 2.000.000.
▪ Sử dụng Conditional Formatting để đánh dấu, tô màu vàng cả dòng những
thuê bao có mã gói là “B06”.
▪ Sử dụng Advanced Filter để lọc dữ liệu những thuê bảo ở Hà Nội và có sử
dụng dung lượng Internet > 800 MB.

Thực hiện
1. Chọn toàn bộ bảng dữ liệu.
2. Vào tab Home->Conditional Foratting->New Rule.
3. Từ cửa sổ New Formatting Rule->User a formula to determine which cells to
format, sau đó nhập =$J3>2000000, vào mục Format value where this formula is
true, tô màu xanh lá cây, sau đó click OK.
4. Tương tự các bước 1, 2, 3 ở trên, chúng ta định dạng có điều kiện to màu vàng cho
những dòng có mã gói là B05.
5. Sử dung Advanced Filter để lọc dữ liệu, chúng ta copy 2 trường điều kiện và 2 giá trị
tương ứng vào ô bất kỳ (ví dụ copy vào vùng L2:M3).
6. Vào tab Data, chọn Advance, cửa sổ Advanced Filter xuất hiện, ta nhập như hình dưới
đây và click OK.
144

Kết quả trả về như sau:

TỰ HỌC 5: Advanced Filter

✓ Sử dụng Sheet HDTH 3.5 trong file E_P3_HDTH.xlsx


✓ Yêu cầu:
▪ Sử dụng Advanced Filter lọc ra danh sách những sinh viên có Tổng điểm >=15

Thực hiện
1. Tạo vùng điều kiện lọc:

▪ Chọn tiêu đề cột cần làm điều kiện lọc, sau đó chọn Home -> Copy (hoặc Ctrl + C).
▪ Dán (Ctrl + V) vào một ô bất kỳ trong Excel.
▪ Nhập điều kiện lọc vào ô bên dưới như hình vẽ.
145

2. Sử dụng chức năng Advanced Filter:

▪ Chọn Data -> Advanced.


▪ Xuất hiện hộp thoại Advanced Filter, trong phần Action có 2 sự lựa chọn:
o Filter the list, in-place: lọc và trả về kết quả ở chính bảng dữ liệu lọc.
o Copy to another location: lọc và trả về kết quả lọc ở vị trí khác.
▪ Ví dụ chọn Copy to another location.

▪ Trong phần List range, click vào biểu tượng ở cuối dòng.
▪ Sau đó, chọn bảng dữ liệu chính cần lọc bằng cách click chuột, giữ và kéo đến ô
cuối cùng trong bảng.
146

▪ Trong phần Criteria range, chúng ta cũng thực hiện tương tự để chọn đến bảng
điều kiện lọc.
▪ Với lựa chọn Copy to another location, trong ô Copy to bạn click chọn vào một
ô trống ngoài vùng dữ liệu.
▪ Tùy chọn Unique records only: chỉ lọc ra những kết quả duy nhất.

▪ Sau đó, click OK ta sẽ được kết quả dưới đây:


147

BÀI TẬP 5
✓ Sử dụng Sheet BT 3.5 trong file E_P3_BT.xlsx
✓ Yêu cầu:
▪ Sử dụng Advanced Filter trích rút ra danh sách sinh viên đủ điều kiện dự thi
và danh sách sinh viên không đủ điều kiện dự thi.

3.4. CÔNG CỤ PIVOTTABLE VÀ PIVOTCHART

KIẾN THỨC
PivotTable là một trong những tính năng hữu dụng và mạnh mẽ nhất của Excel dùng để
tổng hợp, trích lọc, phân tích dữ liệu dễ dàng và nhanh chóng. Kết quả của PivotTable có
thể tiếp tục được sử dụng để tính toán ra các chỉ tiêu mới nhằm phục vụ các mục đích
khác nhau:
▪ Tạo bảng thống kê: Insert->Pivot Table->Pivot Table
▪ Tạo bảng thống kê, vẽ biểu đồ: Insert->Pivot Table->Pivot Chart
148

TỰ HỌC 6

✓ Sử dụng Sheet HDTH 3.6 trong file E_P3_HDTH.xlsx


✓ Yêu cầu:
▪ Sử dụng PivotTable làm báo cáo thống kê doanh thu theo nhóm hàng, khu
vực và tháng.

Thực hiện
1. Đánh dấu khu vực dữ liệu bảng tính.
2. Vào Insert->Pivot Table->Pivot Table.
3. Một cửa sổ mới hiện lên, click OK để thiết lập tạo một pivot table theo chế độ mặc
định của Excel.
4. Cửa sổ Create PivotTable xuất hiện, để tính tổng số tiền bán được của mỗi nhóm sản
phẩm chúng ta thực hiện các bước.
▪ Kéo cột Nhóm SP vào vùng Row Labels.
▪ Kéo cột Tháng vào vùng Column Labels.
▪ Kéo cột Số Tiền vào vùng Values area.
▪ Kéo cột Khu Vực vào vùng Report Filter.
149

5. Kết quả sau khi hoàn thành các bước trên.


150

Nếu muốn lọc doanh thu theo 1 khu vực nào đó, chúng ta chọn như hình bên dưới:

BÀI TẬP 6
✓ Sử dụng Sheet BT 3.6 trong file E_P3_BT.xlsx
✓ Yêu cầu:
▪ Tính điểm trung bình cho sinh viên, làm tròn 1 số sau số phẩy thập phân.
▪ Viết bằng chữ cho điểm trung bình.
▪ Xếp loại sinh viên nếu Điểm trung bình>=8 là "giỏi", >=7 là khá, >5 là "trung bình", còn
lại là yếu.
▪ Xếp hạng cho sinh viên dựa theo điểm trung bình.
▪ Định dạng cho các sinh viên "giỏi" có màu xanh, sinh viên "yếu" có màu đỏ.
▪ Sử dụng Pivot Table để hiển thị số lượng sinh viên theo XẾP LOẠI.
▪ Sử dụng Pivot Table để hiển thị số lượng sinh viên theo QUÊ QUÁN.
▪ Vẽ biểu đồ dạng hình đĩa cho số lượng sinh viên theo QUÊ QUÁN.
▪ Vẽ biểu đồ dạng cột cho số lượng sinh viên theo XẾP LOẠI.

3.5. KIỂM TRA SỰ HỢP LỆ CỦA DỮ LIỆU

KIẾN THỨC
Thiết lập khu vực bảng tính nhập dữ liệu thỏa mãn điều kiện nào đó:
- Chỉ được phép nhập số từ min đến max.
- Chỉ được phép nhập số thực từ min đến max.
- Chỉ được phép nhập dữ liệu nguyên trong một danh sách có sẵn.
- Chỉ được nhập kiểu ngày tháng.
151

TỰ HỌC 7: Data Validation

✓ Sử dụng Sheet HDTH 3.7 trong file E_P3_HDTH.xlsx


✓ Yêu cầu:
▪ Sử dụng Data Validation thiết lập các yêu cầu sau:
o Ngày sinh: Chỉ được nhập từ 1/1/2002 đến 31/12 năm 2002.
o Giới tính: Chỉ được phép nhập Nam hoặc Nữ.
o Điểm Ttoán, điểm Lý, điểm Anh: Chỉ được nhập số từ 0,0 đến 10,0.

Thực hành
1. Đánh dấu cột ngày sinh, vào Data->DataValidation, thiết lập các thuộc tính như hình
dưới:

2. Dịch chuyển con trỏ đến A15 nhập Nam, A16 nhập Nữ.
3. Đánh dấu cột giới tính, vào Data->Data Validation và thiết lập như hình dưới.
4. Chọn Tab Input Message và thiết lập như hình bên dưới.
5. Chọn Tab Error Alert và thiết lập như hình bên dưới.
152

6. Đánh dấu phần dữ liệu 3 cột Điểm Toán, Điểm Lý, Điểm Anh vào Data->Data Validation
và thiết lập các thuộc tính như hình dưới.
7. Sau khi thiết lập xong, nhập dữ liệu cho bảng tính, nếu nhập sai khuôn dạng sẽ có thông
báo lỗi.
153

BÀI TẬP 7
✓ Mở File E_P3_BT7.xlsx
✓ Yêu cầu :
▪ Yêu cầu với Sheet Chitiet
o Tên hàng/Nhãn hiệu: là list chọn theo danh sách trên sheet Bangdo. List có
thể tự động cập nhật khi thêm Tên hàng/nhãn hiệu ở sheet Bangdo.
o Ngày nhập hàng: Nhập kiểu ngày, trong tháng 6/2015 ngày sau phải lớn hơn
hoặc bằng ngày trước.
o Số lượng: Chỉ được nhập số nguyên lớn hơn 0. Định dạng đơn vị là hộp.
o Đơn giá (dùng công thức mảng & Index): Dựa vào thông tin Nhãn hiệu và
Tên hàng để dò tìm trong các bảng trên sheet bangdo.
o Thuế (dùng công thức mảng): Đối với nhãn hiệu trong nước thì 10%, đối với
nhãn hiệu nước ngoài thì 20%. Định dạng số %.
o Thành tiền (dùng công thức mảng): Số lượng * đơn giá * (1 - Thuế). Tuy
nhiên, phụ thu thêm 5% thành tiền nếu là Mật ông nhãn hiệu Royal yelly
hoặc các mặt hàng sữa ong chúa của nhãn hiệu Costar.
o Dùng Conditional Formatting tô nền tím - chữ trắng cho những dòng bị lỗi do
chưa chọn Nhãn hiệu/tên hàng.
▪ Yêu cầu với Sheet Thong_ke_1:
o Dùng công cụ Consolidate thống kê tổng số lượng và tổng thàng tiền theo Nhãn
hiệu . Lưu ý: số liệu thống kê sẽ tự động cập nhật khi thay đổi dữ liệu chi tiết.
▪ Yêu cầu với Sheet Thong_ke_2:
o Khống chế dữ liệu ở ô B2, B3 chỉ được nhập ngày trong tháng 6/2015, B3>=B2.
o Dùng công cụ Data Table kết hợp cùng công thức mảng thống kê tổng số lượng
theo từng tên hàng và nhãn hiệu trong khoảng thời gian từ ngày được nhập
trong ô B2 đến ngày được nhập trong ô B3 dựa trên dữ liệu ở Sheet Chitiet.
154

BÀI TẬP 8
✓ Mở File E_P3_BT8.xlsx
✓ Yêu cầu:
▪ Sheet LoaiHang: Chứa danh sách các loại hàng.
▪ Sheet DanhMucHang: Chứa danh sách các mặt hàng phân theo từng loại.
▪ Sheet BaiThi: Thực hiện công thức tính toán và nhập dữ liệu theo yêu cầu.
o Khống chế dữ liệu nhập.
o Loại hàng: danh sách chọn từ các loại hàng trong sheet LoaiHang.
o Tên hàng: danh sách chọn từ sheet DanhMucHang dựa theo từng loại hàng
tương ứng.
o Ngày bán: trong tháng 11/2011, ngày nhập sau phải lớn hơn hoặc bằng ngày
nhập trước.
o Số lượng bán: được phép nhập sao cho tổng số lượng từng mặt hàng phải nhỏ
hơn số lượng của mặt hàng đó trong danh mục hàng.
▪ Định dạng theo điều kiện: Tô màu nền xanh chữ đỏ cho những dòng không nhập
ngày bán.
▪ Thiết lập công thức:
o Đơn vị tính, Xuất xứ: dựa vào tên hàng dò tìm trong Sheet DanhMucHang.
o Đơn giá: dựa vào tên hàng dò tìm trong Sheet DanhMucHang. Tuy nhiên, nếu
hàng xuất xứ từ Việt Nam thì không tính thuế VAT. Định dạng 1,000 đồng.
o Thành tiền = SoLuongBan * DonGia. Nếu số lượng bán lớn hơn 10 hoặc ngày
bán trong vòng 15 ngày đầu tháng thì giảm 10% thành tiền (dùng công thức
mảng).
▪ Thống kê:
o Tính tổng số lượng bán theo Loại hàng và Xuất xứ. Lưu ý: Loại hàng là danh
sách chọn từ Sheet LoaiHang và Xuất xứ là danh sách tất cả các nước trong
DanhMucHang (dùng công thức mảng).
▪ Dùng DataTable thống kê Tổng Số lượng, Tổng Thành tiền theo Xuất xứ.

BÀI TẬP 9

✓ Mở File E_P3_BT9.xlsx
✓ Yêu cầu:
▪ Khống chế dữ liệu nhập:
o Nhóm thuốc: là danh sách chọn từ List nhóm thuốc trong Sheet NhomThuoc.
o Tên thuốc: là danh sách chọn dựa trên từng nhóm thuốc trong từng sheet tương ứng.
o Ngày bán: sáu tháng cuối năm 2011, ngày nhập sau phải lớn hơn ngày nhập trước.
o Số lượng: nhập sao cho tổng số lượng nhỏ hơn số lượng từng loại tương ứng.
155

BÀI TẬP 9
▪ Định dạng có điều kiện:
o Tô màu cam những dòng không nhập ngày bán.
▪ Lập công thức:
o Nhà sản xuất, đơn vị, đơn giá bán: dựa trên Tên thuốc tra trong từng sheet
tương ứng. Riêng đối với đơn giá bán thì tăng 30%.
o Thành tiền (dùng công thức mảng): Số lượng*Đơn giá. Nếu SL trong kho còn
>100 thì giảm 10%, Nếu số lượng bán lớn hơn 5 hoặc thuộc nhóm thuốc tim
mạch thì giảm 5%. Ngược lại không giảm (chú ý: nếu đơn hàng thỏa cả 2 điều
kiện giảm thì chỉ được nhận giảm 1 lần cao nhất).
▪ Sheet ThongKe:
o Dùng Consolidate thống kê Tổng Số lượng và Tổng Thành tiền theo Nhóm
thuốc (cho phép cập nhật lại khi dữ liệu nguồn thay đổi).
o Dựa trên số liệu thống kê vẽ biểu đồ phù hợp.

You might also like