You are on page 1of 48

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN

BÁO CÁO BÀI TẬP NHÓM

Môn : Lý thuyết kiểm toán


Lớp : 20214AA6028002
Khoá : 15
Nhóm : 6
Giảng viên : Nguyễn Thị Ngọc Lan

Hà Nội, 2022
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN

BÁO CÁO BÀI TẬP NHÓM

Đề bài: Các nhóm sinh viên thu thập, xây dựng tài liệu giả định tại
một doanh nghiệp (thương mại/sản xuất/xây lắp) và phân phối các
thành viên trong nhóm thực hiện viết báo cáo bài tập nhóm.

Môn : Lý thuyết kiểm toán


Lớp : 20214AA6028002
Khoá : 15
Nhóm : 6
Giảng viên : Nguyễn Thị Ngọc Lan

2
Danh sách thành viên nhóm và bảng phân chia công việc:

STT Họ và tên Mã sinh viên Công việc


- Cơ cấu bộ máy quản

- Đặc điểm tổ chức sản
26 Nguyễn Thu Hương 2020602263 xuất kinh doanh
- Tổng hợp word
- Làm powerpoint

- Làm powerpoint
- Thông tin và môi
43 Lê Thị Ngọc Mai 2019606193
trường kiểm soát

- Chương 4
41 Phạm Thị Luyến 2020605661 - Đề xuất 5 hoạt động

- Xác định rủi ro tiềm


tàng, rủi ro kiểm soát
66 Lương Đoàn Trang 2020601174 trong doanh nghiệp
- Thuyết trình

- Nội quy quy chế đơn


vị
- Những vấn đề chung
39 Vũ Thị Thùy Linh 2020605643 về công tác kế toán
trong doanh nghiệp
- Kết luận

3
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................................5

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY.....................................................................6

1.1. Các thông tin chung của doanh nghiệp..................................................................6

1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý.............................................................................6

1.3. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh................................................................11

1.4. Những vấn đề chung về công tác kế toán trong doanh nghiệp.............................19

1.5. Nội quy, quy chế đơn vị......................................................................................24

Chương 2: ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ VỀ MÔI TRƯỜNG KIỂM SOÁT............................30

2.1. Giá trị đạo đức của nhà quản lý...........................................................................30

2.2. Cơ cấu tổ chức.....................................................................................................32

2.3. Môi trường kiểm soát..........................................................................................32

2.4. Quy trình đánh giá rủi ro.....................................................................................33

2.5. Giám sát các kiểm soát........................................................................................34

Chương 3: RỦI RO KIỂM SOÁT...............................................................................37

3.1. Xác định rủi ro tiềm tàng trong doanh nghiệp.....................................................37

3.2. Xác định rủi ro kiểm soát trong doanh nghiệp.....................................................38

3.3. Xác định rủi ro phát hiện trong doanh nghiệp......................................................41

Chương 4: HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT.....................................................................42

4.1. Khái niệm hoạt động kiểm soát...........................................................................42

4.2. 5 Đề xuất hoạt động kiểm soát chủ yếu để giảm thiểu các rủi ro đã xác định:.....42

KẾT LUẬN...................................................................................................................... 45

4
LỜI MỞ ĐẦU

Trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường, cùng với sự cạnh tranh khốc
liệt, mục tiêu hàng đầu cũng là điều kiện tồn tại của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh,
đó là sinh lợi. Để thực hiện mục tiêu đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng vận
động, phát triển, đổi mới phương thức quản lý, cách thức sản xuất phù hợp đem lại hiệu
quả kinh tế cao nhất.
Do vậy, sự ra đời và phát triển của ngành kiểm toán gắn liền với sự phát triển của
nền sản xuất xã hội. Nền sản xuất xã hội càng phát triển, kiểm toán càng trở nên quan
trọng và là một công cụ không thể thiếu được trong quản lý kinh tế của Nhà nước và của
các doanh nghiệp.
Cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, sản phẩm của các công ty sản xuất
cũng ngày càng trở nên đa dạng và có chất lượng cao với sự giúp đỡ của các máy móc
hiện đại và sự học hỏi kỹ thuật tiên tiến nhất hiện nay từ các chuyên gia nước ngoài. Nó
không những chỉ đáp ứng yêu cầu của con người về nhu cầu, mà cả về yếu tố mỹ thuật
đẹp nhất.
Sơn trang trí tồn tại để thúc đẩy sự thịnh vượng, sức khỏe và hạnh phúc của mọi
người, thông qua việc chúng ta truyền cảm hứng và giúp mọi người làm cho không gian
xung quanh mình trở nên tươi sáng và bền vững hơn. Làm được điều này theo khả năng
tốt nhất sẽ giúp chúng ta trở thành công ty sơn trang trí hàng đầu trên thế giới.
Tạo dựng tương lai tươi sáng hơn là chiến dịch truyền thông về sứ mệnh và hành
trình mới của Sơn trang trí Dulux; về việc tạo dựng một nơi mà chúng ta có thể chia sẻ
những câu chuyện thành công, tập hợp những kiến thức, mô hình thực hiện tốt nhất đang
đem lại những kết quả tốt nhất trên toàn thế giới.
Riêng trong lĩnh vực sơn trang trí, công ty sơn Dulux Việt Nam đã liên tục phát
triển mạnh trong các năm qua và vươn lên trở thành công ty đi đầu trong ngành công
nghiệp sơn trang trí trong nước. Dòng sản phẩm sơn Dulux được người tiêu dùng bình
chọn là thương hiệu sơn được tin cậy nhất liên tục trong 5 năm từ năm 2009 đến 2013
(theo nghiên cứu của công ty nghiên cứu thị trường MillWard Brown) và là một trong số
ít thương hiệu Việt Nam được cấp chứng nhận “Nhãn hiệu xanh” bởi Hội đồng Môi
trường Singapore (Singapore Environment Council - SEC). Ngày 13/10/2013, Dulux tiếp
tục được trao chứng nhận “Thương hiệu thân thiện với Môi trường” bởi Hiệp hội Công
nghiệp & Môi trường Việt Nam.
Công ty TNHH sơn Dulux Việt Nam, nhóm 6 đã thực hiện bài báo cáo kiến tập cơ
sở ngành của mình với chủ đề “Đánh giá hiệu quả kiểm soát nội bộ trong Công ty
TNHH Dulux Việt Nam”.

5
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY

1.1. Các thông tin chung của doanh nghiệp

 Tên doanh nghiệp: Công Ty TNHH Sơn Dulux Việt Nam


 MST: 2300931740
 Địa chỉ văn phòng: Lô G11, Khu công nghiệp Quế Võ, Xã Phương Liễu, Huyện Quế
Võ, Bắc Ninh.
 Điện thoại: 02413875459/09619
 Ngành nghề hoạt động:
- Sản xuất, bán và tiếp thị sơn, sơn phủ, sơn lót, bột trét, chất độn

1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của hệ thống sơn Dulux

6
Cơ cấu tổ chức quản lý

Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo mô hình Công ty Cổ phần với
chi tiết như sau:

Hội đồng Quản trị Ban Giám Đốc

Chủ Tịch Giám đốc

Ủy viên Ủy viên Ủy viên Phó Giám đốc


Chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ từng bộ phận:


Chức năng cụ thể của các bộ phận, phòng ban như sau:

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ:

 Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hàng
năm của công ty.
 Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư.
 Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ; thông qua hợp đồng
mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị.

7
 Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc
và người quản lý quan trọng khác do Điều lệ công ty quy định; quyết định mức lương
và lợi ích khác của những người quản lý đó.
 Giám sát, chỉ đạo Giám đốc và người quản lý khác trong điều hành công việc kinh
doanh hàng ngày của công ty.
 Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty, quyết định thành lập công
ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của doanh
nghiệp khác.
 Trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên Đại hội đồng cổ đông.
BAN GIÁM ĐỐC:
Ban Giám đốc Công ty có trách nhiệm lập báo cáo tài chính phản ánh một cách trung thực
và hợp lý tình hình tài chính cũng như kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình lưu
chuyển tiền tệ của Công ty trong năm, phù hợp với chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán
doanh nghiệp Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày
báo cáo tài chính. Trong việc lập các báo cáo tài chính, Ban Giám đốc được yêu cầu phải:
 Lựa chọn các chính sách kế toán thích hợp và áp dụng các chính sách đó một cách
nhất quán.
 Đưa ra các xét đoán và ước tính một cách hợp lý và thận trọng.
 Nêu rõ các nguyên tắc kế toán thích hợp có được tuân thủ hay không, có những áp
dụng sai lệch trọng yếu cần được công bố và giải thích trong báo cáo tài chính hay
không.
 Lập báo cáo tài chính trên cơ sở hoạt động liên tục trừ trường hợp không thể cho
rằng Công ty sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh.
 Thiết kế và thực hiện hệ thống kiểm soát nội bộ một cách hữu hiệu cho mục đích lập
và trình bày báo cáo tài chính hợp lý nhằm hạn chế rủi ro và gian lận.
 Ban Giám đốc cũng chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn cho tài sản của Công ty và
thực hiện các biện pháp thích hợp để ngăn chặn và phát hiện các hành vi gian lận và
sai phạm khác.

 Mối quan hệ giữa các bộ phận quản lý: Mối quan hệ giữa Chủ tịch HĐQT và Giám
đốc cũng là một vấn đề ảnh hưởng đến hiệu quả của HĐQT và công ty. Chủ tịch
HĐQT và Giám đốc là những người lãnh đạo trong doanh nghiệp. Theo cơ cấu quản
trị của công ty, HĐQT thực hiện việc quản trị, đặc biệt tập trung vào hoạch định chiến
lược  còn Giám đốc thực hiện việc điều hành, thực hiện chiến lược. Vì thế, mối quan
hệ giữa Chủ tịch HDQT và Giám đốc cũng lien quan đến việc phát triển của công ty.

8
CÁC PHÒNG BAN, ĐƠN VỊ LIÊN QUAN:
- Bộ phận Marketing:
 Phát triển sản phẩm mới & Quản lý theo phân khúc và nhãn hàng, giúp
công ty phát triển liên tục;
 Phát triển và triển khai các nhóm hoạt động quảng bá thương hiệu
 Xây dựng và triển các hoạt động Marketing trên kênh bán hàng (GT &
MT), hỗ trợ thúc đẩy doanh số trực tiếp;
 Hỗ trợ công ty xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp (Thiết kế, thông tin
website, dịch vụ khách hàng)
- Bộ phận R&D:
 Triển khai thực hiện các công bố: sản phẩm, nguyện vật liệu, hàng OEM
kịp thời và đúng yêu cầu của pháp luật.
 Triển khai thực hiện các vấn đề liên quan đến nhãn hiệu hàng hóa: tra
cứu, đăng ký và lưu trữ các tài liệu về sở hữu công nghiệp;
 Xây dựng và quản lý hệ thống quản lý chất lượng theo ISO, HACCP,
FSSC, Halal, Kosher và tổ chức thực hiện
 Cải tiến chất lượng sản phẩm

- Bộ phận RD:

 Tham mưu Ban TGĐ trong công tác quảng bá hình ảnh thông qua các sản phẩm
của Công ty - Tổ chức các sự kiện, hoạt động quảng bá thương hiệu
 Phối hợp các tổ chức truyền thông của đơn vị bên ngoài làm phim quảng bá cho
Công ty

- Bộ phận OM:
 Thực hiện các hoạt động mua hàng nhập khẩu: nguyên vật liệu
 Thực hiện các biện pháp tiết kiệm, kiểm soát chi phí mua hàng
 Cung ứng hàng nhập khẩu theo yêu cầu;

- Bộ phận Logistics:

 Phân bổ đơn hàng


 Báo cáo giao hàng
 Lên kế hoach giao hàng, thu hồi
 Quản lý đơn hàng

9
- Bộ phận Supply:

 Đáp ứng đầy đủ & kịp thời hàng hóa theo nhu cầu của thị trường
 Cung cấp đầy đủ & kịp thời nguyên vật liệu

- Bộ phận kế toán quản trị:

 Xây dựng và kiểm soát Kế hoạch kinh doanh và ngân sách năm
 Quản lý & điều tiết ngân sách. - Dự ước và điều chỉnh kế hoạch hoạt động hàng
tháng/quý - Xây dựng và quản lý hệ thống giá thành - Phân tích kết quả và báo
cáo nội bộ: doanh thu, chi phí, giá thành
- Bộ phận kế toán tài chính:
 Sổ sách lưu giữ, hồ sơ ghi lại chính xác các giao dịch
 Giám sát tài khoản bảng cân đối kế toán và đảm bảo chất lượng bảng cân đối
kếtoán
 Báo cáo tài chính và công bố
- Bộ phận IT:
 Quản lý cấp phát máy móc thiết bị, công cụ ứng dụng CNTT, phục vụ nhu cầu
làm việc của nhân viên.
 Xây dựng và quản lý hệ thống lưu trữ dữ liệu, thiết lập chế độ sao lưu đảm bảo
an toàn dữ liệu.
- Bộ phận hệ thống:
 Thực hiện chức năng quản trị rủi ro cho Hệ thống bán hàng Kido.
 Kiểm tra và đánh giá toàn bộ hoạt động của hệ thống bán hàng Kido trong
phạm vi kiểm toán tuân thủ.
- Bộ phận HR:

- Đáp ứng nguồn nhân lực cho các phòng ban:

 Đảm bảo cung cấp đầy đủ và kịp thời nguồn nhân lực cho các phòng ban theo
kếhoạch sản xuất kinh doanh;
 Phối hợp với các phòng ban xây dựng định biên hàng năm đểxây dựng database
ứng viên nhằm đáp ứng kịp thời nguồn nhân lực khi có yêu cầu;
- Đào tạo:
 Phối hợp với các phòng ban phân tích nhu cầu đào tạo và lên kế hoạch đào tạo
cho phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm;
 Đào tạo phát triển kỹ năng mềm, kỹ năng chuyên môn để thực hiện tốt hơn
công việc hiện tại cũng như cho các dự án phát triển sản phẩm mới.

10
- Đảm bảo chế độ, chính sách và các dịch vụ hành chính cho CBCNV:
 Đảm bảo thực hiện đầy đủ, kịp thời chính sách phúc lợi cho CBCNV;
 Cung cấp các dịch vụ hành chánh
- Quan hệ lao động, pháp lý:
 Đảm bảo phổ biến và kiểm tra, giám sát tính tuân thủ nội quy, quy định công ty
của CBCNV.
 Hỗ trợ lực lượng thị trường về mặt pháp lý để thu hồi trang thiết bị bán hàng bị
khách hàng chiếm dụng; kiện đòi tài sản.

1.3. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh

Đặc điểm sản phẩm, công nghệ


- Một vài đặc điểm nổi bật của dòng sơn Dulux:
 Được sản xuất theo công nghệ hiện đại nhất của Hà Lan. Được ứng dụng các công
nghệ pha màu tiên tiến nhất hiện nay để nhằm có được những tone màu độc đáo
đến cho quý khách hàng.
 Sau một thời gian sử dụng thì các mảng màu sơn vẫn giữ được nguyên về độ nhẵn
mịn, không bị xuống màu hay loang lổ … gây mất thẩm mỹ của công trình.
 Có khả năng ngăn ngừa vi khuẩn và chống nấm, chống thấm dột tốt.
 Có khả năng ngăn ngừa vết bẩn bám trên tường và dễ dàng chùi rửa, chỉ cần 
một chiếc khăn ấm cũng có thể lau sạch những vết bẩn bám trên tường khi sử dụng
dòng sơn Dulux.
 Có khả năng che lấp tốt, chống bám bụi và chống rạn nứt, bong tróc sơn sau mộ
thời gian sử dụng.
 Sản phẩm thân thiện với môi trường.
 Màu sắc của sơn bóng đẹp và tạo nên được sự sang trọng cho căn nhà, công trình
của bạn.
 Thương hiệu sơn Dulux là một sản phẩm đáng tin cậy của người dân Việt Nam.
Đây không chỉ là một thương hiệu nổi tiếng trên toàn thế giới mà khi có mặt tại
Việt Nam thì hãng sơn Dulux này đã nhanh chóng lấy được lòng tin cậy của quý
khách hàng từ những năm 2009 đến nay. Cứ nhắc đến sơn thì có lẽ người ta sẽ
nghĩ ngay đến các dòng sơn của thương hiệu sơn Dulux. Đặc biệt hơn nữa, đây là
một trong số ít các hãng sơn được Hiệp hội công nghiệp và môi trường Việt Nam
cấp chứng nhận “Thương hiệu thân thiện với môi trường”.

11
Sơ đồ tổ chức sản xuất

Ban Giám đốc

Phòng Kế Phòng Kỹ Phòng Quản Phòng Phòng Kế


hoạch Vật tư thuật lý sản xuất Kinh doanh toán

Quản lý Cơ khí bảo Bộ phận Điện


kho trì hơi

Kế hoạch Bộ phận Phân xưởng


sản xuất Công nghệ sản xuất

Đặt hàng
nguyên KCS
nhiên liệu

12
Giám đốc: Chỉ đạo chung về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, điều phối
các hoạt động thu mua nguyên liệu đầu vào và thu mua sản phẩm.
Phòng Kế hoạch Vật tư: Lập kế hoạch cho sản xuất, điều phối các hoạt động thu mua
nguyên liệu đầu vào, quản lý mua bán đầu tư, hàng hóa và nguyên nhiên liệu của công ty,
kiểm soát sản lượng đầu ra.
 Quản lý kho: Quản lý, kiểm soát lượng hàng nhập khẩu và lưu kho bao gồm: kho
nguyên nhiên liệu, kho vật tư phục vụ sản xuất, kho bán thành phẩm và kho thành
phẩm.
 Kế hoạch sản xuất: Nhận và tổng hợp các đơn đặt hàng, đối chiếu và kết hợp với các
bộ phận kho và sản xuất để tổng hợp ra các đơn hàng sản xuất phù hợp.
 Đặt hàng nguyên nhiên liệu: căn cứ vào tình hình sản xuất, đơn đặt hàng, lượng hàng
tồn kho mà điều chỉnh đặt hàng phù hợp.
Phòng Kỹ thuật: Giải quyết các vấn đề liên quan đến kỹ thuật của công ty.
 Cơ khí bảo trì: Sữa chữa và bảo trì duy tu thiết bị. Đề nghị đặt hàng dự phòng cho
việc bảo trì. Thực hiện lắp ráp khi có thiết bị dây chuyền mới. Bảo dưỡng cơ sở hạ
tầng nhà máy.
 Bộ phận công nghệ: Tổ chức các buổi học tập về an toàn lao động và vệ sinh lao
động. Tổ chức các buổi hướng dẫn người lao động về các thao tác, thiết bị mới, quy
trình công nghệ mới. Cải tiến các công đoạn, quy trình sản xuất.
 KCS ( Kiểm tra Chất lượng Sản phẩm): Bộ phận KCS luôn giám sát kiểm tra chất
lượng sản phẩm ở các khâu và báo lên bộ phận sản xuất và phòng kỹ thuật để giải
quyết vấn đề
Phòng Quản lý sản xuất: Chịu trách nhiệm trong việc tổ chức sản xuất, chỉ đạo bố trí
nhân viên theo đúng chức năng, đảm bảo tính nhanh nhạy, đúng thời hạn, thống nhất, liên
tục từ trên xuống dưới
 Bộ phận Điện hơi: Cung cấp hơi và đảm bảo nguồn điện hơi liên tục, ổn định
 Phân xưởng sản xuất: Sản xuất Sơn
Phòng Kinh doanh: Điều phối các hoạt động thu mua nguyên liệu đầu vào và tiêu thụ
sản phẩm bao gồm: giao dịch khách hàng, tiếp thị sản phẩm, thu đòi công nợ.
Phòng Kế toán: Quản lý vấn đề sổ sách kế toán, chuẩn bị kinh phí cho các nghiệp vụ
phát sinh, thu chi vay vốn, khấu hao thiết bị, lập kế hoạch ngân quỹ cho các hoạt động sản
xuất và mở rộng dự án, cùng ban giám đốc theo dõi tình hình tài chính công ty.
 Các phòng ban, bộ phận sản xuất có mối quan hệ mật thiết với nhau. Vì vậy, để có
được hiệu quả tốt trong sản xuất thì cần các phòng ban cũng như các bộ phận sản xuất
thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.

13
Quy trình sản xuất

Chất tạo màng , bột


màu, chất phụ gia, dung
môi

Bụi nguyên liệu


Chuẩn bị và Dung môi vệ sinh thiết bị
Điện Dung môi bốc hơi
muối ủ bột
Bao bì đựng nguyên liệu

Nước làm mát Nước sau làm lạnh thiết bị


Nghiền sơn
thiết bị Dung môi bốc hơi
Điện Dung môi vệ sinh thiết bị
Dung môi
Phụ gia Pha sơn Dung môi vệ sinh thiết bị
Chất tạo màng Giẻ lau dính sơn
Điện Dung môi bốc hơi

Bao bì kim loại Dung môi vệ sinh thiết bị


Đóng thùng
Bao bì giấy Dung môi bốc hơi
Nhãn mác Vỏ thùng hỏng
Nhãn mác hỏng
Sản phẩm

Quy trình sản xuất sơn nước bao gồm 4 quá trình chính:
1. Ủ muối
2. Nghiền sơn
3. Pha sơn
4. Đóng gói thành phẩm

14
 Đặc điểm sản phẩm, công nghệ của công ty: Để đáp ứng tất cả các nhu cầu và phục
vụ khách hàng Việt Nam, Sơn Dulux có đầy đủ các dòng sản phẩm tối ưu:

Sơn nội thất


-Dulux Ambiance 5in1 - Sơn nội thất siêu cao cấp: Bề mặt đẹp láng mịn và những gam
màu sắc nét, độc đáo.
-Dulux EasyClean Lau Chùi Hiệu Quả là sơn nội thất cao cấp giúp giữ tường nhà bạn
luôn sạch đẹp hơn.
-Dulux EasyClean Plus có khả năng chống bám vết bẩn tối ưu. Công nghệ đột phá
KidProofTM tạo một lớp màng bảo vệ đặc biệt giúp chống bám các vết bẩn cứng đầu. Do
đó ngăn các vết bẩn thấm sâu vào màng sơn, vết bẩn sẽ được lau chùi một cách dễ dàng.

Sơn Dulux Inspire nội thất láng mịn: Với công nghệ ChromaBrite cho màu sắc bền và
tươi đẹp, tổ ấm của bạn sẽ luôn là không gian đẹp, dễ chịu và thoải mái
Sơn ngoại thất
Sơn Dulux WeatherShield ngoại thất 
Sử dụng công nghệ Alkaline Guard tiên tiến giúp tạo nên lớp màng bảo vệ hoàn hảo cho
ngôi nhà của bạn

Sơn Dulux Inspire ngoại thất


Sử dụng Công nghệ Chromabrite giữ cho ngôi nhà luôn tươi mới dài lâu. Màng sơn bền
chắc có thể chống lại những tác hại của nước, rêu mốc và bong tróc.

15
Sơn Dulux Inspire ngoại thất
Sử dụng Công nghệ Chromabrite giữ cho ngôi nhà luôn tươi mới dài lâu. Màng sơn bền
chắc có thể chống lại những tác hại của nước, rêu mốc và bong tróc.

Sơn Dulux WeatherShield Powerflexx:


Sơn Dulux WeatherShield Powerflexx được sử dụng công nghệ Powerflexx độc đáo giúp
cho màng sơn co giãn gấp 3 lần so với những loại sơn ngoại thất cao cấp khác.
Bạn sẽ không còn phải lo lắng về các vết nứt nhỏ do tác động của thời tiết, là nguy cơ gây
thấm nước và rêu mốc khiến cho tường nhà xuống cấp và kém thẩm mỹ

Sản phẩm sơn lót


Sơn lót cao cấp trong nhà Dulux A934
Sơn lót Dulux trong nhà là loại sơn lót được cấu tạo từ Nhựa acrylic, chất bền màu
không chứa chì, bột khoáng và nước. Với công thức chế tạo đặc biệt chứa bột khoáng siêu
mịn, thành phần nhựa tổng hợp kết hợp với các phụ gia đặc biệt

Sơn lót chống kiềm ngoại thất Dulux A936


Sơn lót chống kiềm Dulux WeatherShield được cấu tạo từ thành phần nhựa gốc Acrylic,
bột khoáng, phụ gia và nước giúp ngăn chặn sự kiềm hóa, một cách hoàn hảo, tăng cường
khả năng chống thấm, tạo độ bám dính cao...
Hệ thống sơn bả và chống thấm
Bột bả Dulux A502
Bột bả tường Dulux trong và ngoài nhà được cấu tạo từ các thành phần Bột khoáng, xi
măng, bột nhựa và một số chất phụ gia. Với công thức thành phần cấu tạo tiên tiến, bột
bả Dulux được thiết kế để sử dụng cho cả tường ngoài trời và trong nhà với chất lượng tốt
và dễ thi công.

16
 

Sơn chống thấm pha xi măng Dulux Y65

được cấu tạo từ nhựa acrylic chống thấm, chất màu, phụ gia và nước, với công nghệ
Hydroshield đặc biệt giúp bề mặt đanh chắc hơn, cho khả năng chống thấm vượt trội thích
hợp cho các cấu trúc xi-măng và bê tông như tường nhà.

Những khó khăn, thuận lợi


 Thuận lợi
- Sơn Dulux nguồn gốc xuất xứ tại nước hà lan, là một loại hàng của akzonobel –
công ty hàng đầu thế giới ngành sơn và chất phủ , hoạt động ở hơn 80 đất nước,
dùng 50. 000 nhân sự trên khắp toàn cầu với hơn 200 khu vực sinh
- Dulux có độ phủ cao, sơn được nhiều m² ➟ dành dụm nguyên liệu sơn
- Sơn bền bỉ và đẹp, không bong tróc, ngăn thấm vượt bậc ➟ tiết kiệm tiền bạc bảo
trì thường niên
- Chống nóng, làm mát đến 5°c ➟ giảm thiểu tiêu thụ điện làm mát
- Màng sơn co giãn, chống sứt mẻ tường
- Chống rong rêu , rong rêu, khó đóng bụi bẩn
a) Sơn Dulux uy tín và chuyên nghiệp.

- Không thể phủ nhận điều này với một tập đoàn lớn đa quốc gia như Dulux, từ nhà
máy sản xuất sơn đến chuỗi hệ thống cửa hàng phân phối sản phẩm là các cửa
hàng – Trung Tâm pha màu vi tính trên toàn quốc.
- Với đội ngũ nhân viên đông đảo và được chia ra nhiều bộ phận gần 2000 nhân
viên tại Việt Nam giúp cho việc chăm sóc khách hàng chở nên chuyên nghiệp
hơn bao giờ hết.

b) Sơn Dulux với hệ thống màu sắc đa dạng phong phú dễ lựa chọn.

- Với hệ thống màu sắc trên 2097 màu hiện tại Việt Nam chưa có hãng nào đa dạng
như vậy.
- Hệ thống màu sắc sơn Dulux ngoài việc có thể lựa chọn trực tiếp trên cây màu thì
khách hàng có thể chọn màu sắc online vô cùng tiện lợi.

c) Sơn Dulux với bề mặt sơn bền đẹp dễ lau chùi và cọ rửa.

17
- Các dòng sơn dulux đều nghiêng về tính năng lau chùi , các dòng lau chùi tốt
chiếm ưu thế  trên thị trường như A991, A991B , DULUX 5IN1 66A ,  66AB.
- Đối với nhiều hãng sơn thường tập chung vào về mặt bóng và siêu bóng thì dulux
đi theo hướng bảo vệ toàn diện cho ngôi nhà với các tính năng như: làm mát
chống nóng của dòng sơn ngoại GJ8B,BJ9 co dãn tốt, chống kiềm hóa hiệu quả,
chống rong rêu mốc.

d, Sơn Dulux an toàn sức khỏe đạt chứng chỉ xanh Singapore.

- Khi chọn mua sơn Dulux thì hầu như khách hàng đều là những người chú ý đến
sức khỏe bởi sơn Dulux tất cả các dòng sơn đều được kiểm tra khắt khe và đạt
chứng nhận an toàn về sức khỏe của Singapore.

- Các dòng sơn đều mùi dễ chịu , hàm lượng voc thấp và đặc biệt có cả dòng sơn
không mùi Z611 , và dòng sơn thanh lọc không khí giúp cho ngôi nhà luôn
thoáng đãng và trong mát sảng khoái nhờ công nghệ sinh học như dòng sơn
Dulux Better air clean C986B .

e, Sơn Dulux đa dạng về sản phẩm khách hàng dễ lựa chọn.  

- Với sự đa dạng về sản phẩm ngoại thất khoảng 6 dòng và nội thất khoảng 11
dòng khách hàng sẽ vô cùng thoải mái lựa chọn sơn bóng hoặc mờ, dòng lau chùi
hoặc mịn, dòng siêu cao cấp hoặc trung cao cấp…..

 Khó khăn

- Kỹ năng chuyên môn của các nhân viên phòng ban, phân xưởng còn thấp.
- Một số nhóm sản phẩm đang đi vào tăng trưởng chậm lại thậm chí là mất thị phần.
- Một số kỹ năng chung như: kỹ năng quản lý dự án, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng
giám sát, kỹ năng giải quyết và quyết định vấn đề cần phải được nâng cao.
- Cạnh tranh trong ngành ngày một gay gắt hơn, đặc biệt sự cạnh tranh đến từ các
công ty khách, trong đó đáng chú ý là Công ty TNHH Sơn Jotun (đối thủ cạnh
tranh của Dulux trong nhiều năm qua. Sơn Jotun là dòng sản phẩm sơn nội thất có
khả nằng chống nấm mốc, không chứa chất APEO (Chất gây hại có thể dẫn đến
ung thư)
- Khó khăn hơn cả là dòng sơn Dulux xuất hiện nhiều công ty sản xuất hàng nhái,
làm ảnh hưởng lớn đến uy tín cũng như doanh số bán hàng. Gây thiệt hại lớn cho
toàn bộ các chuỗi cửa hàng của Dulux

18
- Thị trường chứng khoán và bất động sản đang kém hấp dẫn và thiếu tính thanh
khoản sẽ gây trở ngại trong việc thanh lý các khoản đầu tư chứng khoán và triển
khai dự án bất động sản của DULUX
- Các chính sách thuế của Nhà nước cũng như nhiều chính sách kinh tế khác có ảnh
hưởng đến việc xuất khẩu của công ty.
- Một số khách hàng thiếu vốn, dẫn đến trả nợ chậm cho công ty, gây khó khăn
trong kinh doanh của công ty.

1.4. Những vấn đề chung về công tác kế toán trong doanh nghiệp

Tổ chức bộ máy kế toán, phân công lao động kế toán


 Sơ đồ bộ máy kế toán:

Kế toán Trưởng

Kế toán Tổng
hợp

Kế toán
Kế toán Kế toán Kế toán Kế toán
Tài sản cố
Thuế Tiền lương Công nợ Bán hàng
định

19
Tiêu chuẩn, quyền và trách nhiệm của người làm kế toán:
1. Người làm kế toán phải có các tiêu chuẩn sau đây:
a) Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành
pháp luật;
b) Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán.
2. Người làm kế toán có quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán.
3. Người làm kế toán có trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật về kế toán, thực
hiện các công việc được phân công và chịu trách nhiệm về chuyên môn, nghiệp vụ của
mình. Khi thay đổi người làm kế toán, người làm kế toán cũ có trách nhiệm bàn giao công
việc kế toán và tài liệu kế toán cho người làm kế toán mới. Người làm kế toán cũ phải
chịu trách nhiệm về công việc kế toán trong thời gian mình làm kế toán.
Chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận:
 Kế toán Trưởng: Xây dựng - tổ chức, quản lý hệ thống bộ máy kế toán. Kiểm tra,
giám sát việc thực hiện các công việc liên quan đến kế toán trong công ty.
 Kế toán Tổng hợp: Có nhiệm vụ tổng hợp của các phần hành kế toán chi tiết. Đây là
công việc kết nối các phần hành kế toán chi tiết, tạo ra sự hoàn chỉnh, thống nhất của
hệ thống số liệu kế toán. Kết quả của phần hành kế toán tổng hợp là các báo cáo tài
chính.
 Kế toán Thuế: Thu thập các hóa đơn, chứng từ đầu ra/đầu vào làm căn cứ kê khai
thuế.
 Kế toán Tiền lương: Tiền lương và các khoản trich theo lương theo Quy định của
công ty dựa trên Bảng chấm công, Hợp đồng lao động.
 Kế toán Công nợ: Theo dõi các khoản phải thu của Khách hàng, phải trả Nhà cung
cấp. Đưa ra những kế hoạch thanh toán cho từng Nhà cung cấp và thu hồi công nợ.
 Kế toán Bán hàng: lập Hóa đơn bán hàng, theo dõi và tổng hợp số lượng hàng bán để
lập các Báo cáo về tình hình bán hàng.
 Kế toán Tài sản cố định: tham gia kiểm kê và đánh giá lại TSCĐ theo quy định của
Nhà nước, lập các báo cáo về TSCĐ của công ty, tiến hành phân tích tình hình trang
bị, huy động, sử dụng TSCĐ.

 Bộ máy kế toán là tập thể cán bộ, nhân viên kế toán cùng cộng tác để thực hiện toàn
bộ công tác kế toán thống kê và công tác tài chính tại công ty. Vì vậy, nếu giữa các bộ
phận kế toán làm việc hiêu quả, khăng khít với nhau thì công ty cũng sẽ hoạt động có
hiệu quả. Đó cũng là điều kiện quan trọng để cung cấp thông tin kế toán một cách kịp

20
thời, đầy đủ, chính xác và hữu ích.
 Phòng kế toán là bộ phận giúp Giám đốc tổ chức, hướng dẫn, chỉ đạo các phòng ban
thực hiện việc ghi chép đúng chế độ phương pháp. Giúp giám đốc tổ chức công tác
thông tin kinh tế, phân tích hoạt động kinh doanh và quyết toán với cấp trên.  Giúp
giám đốc phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các chế độ đúng theo quy định
của Nhà nước.
 Các thành viên của phòng kế toán có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, mỗi thành viên là
một mắt xích tạo thành cơ cấu tổ chức kế toán hoàn chỉnh, nếu thiếu một mắt xích thì
không thể tạo ra một hệ thống kế toán chặt chẽ.

Chính sách kế toán áp dụng

 Cơ sở lập BCTC: BCTC được lập trên cơ sở kế toán dồn tích


 Các khoản phải thu thương mại và các khoản phải thu khác được ghi nhận theo hóa
đơn, chứng từ. Hiện nay, công ty đang áp dụng chế độ Kế toán Việt Nam theo thông
tư 200/2014/QĐ-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính.
 Niên độ kế toán: Được tính theo năm dương lịch, năm tài chính được bắt đầu từ này
01/01 đến ngày 31/12.
 Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán Báo cáo Tài chính và các nghiệp vụ kế toán lập
và ghi trong sổ bằng Đồng Việt Nam (VND).
 Phương pháp tính thuế GTGT: Phương pháp khấu trừ.
 Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên.
 Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: Phương pháp đường thẳng.

a) Hệ thống chứng từ kế toán


Hệ thống chứng từ kế toán Công ty hiện đang áp dụng đều tuân thủ theo đúng mẫu
do Bộ Tài chính quy định. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được lập và phản
ánh theo đúng mẫu và phương pháp đã quy định trong thông tư 200/2014/QĐ-BTC
ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính.

 Lao động tiền lương


− Bảng chấm công Mẫu số 01a-LĐTL
− Bảng thanh toán tiền lương Mẫu số 02- LĐTL
− Bảng kê trích nộp các khoản theo lương Mẫu số 10- LĐTL
− Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội Mẫu số 11- LĐTL

21
 Hàng tồn kho
− Phiếu nhập kho Mẫu số 01-VT
− Phiếu xuất kho Mẫu số 02-VT
 Tài sản cố định
− Biên bản giao nhận TSCĐ Mẫu số 01-TSCĐ
− Biên bản thanh lý TSCĐ Mẫu số 02-TSCĐ
− Biên bản đánh giá TSCĐ Mẫu số 04-TSCĐ
− Biên bản kiểm kê TSCĐ Mẫu số 05-TSCĐ
− Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ Mẫu số 06-TSCĐ
 Tiền tệ
− Phiếu chi Mẫu số 02-TT
− Giấy đề nghị tạm ứng Mẫu số 03-TT
− Giấy thanh toán tiền tạm ứng Mẫu số 04-TT
− Biên lai thu tiền Mẫu số 06-TT
− Bảng kê chi tiền Mẫu số 09-TT
 Chứng từ khác
− Hóa đơn giá trị gia tăng Mẫu số 01GTKT3/001

b) Hệ thống tài khoản kế toán


Hệ thống tài khoản kế toán được Công ty áp dụng thống nhất theo Thông tư
200/2014/QĐ-BTC ngày 22/12/1014 do Bộ Tài chính ban hành.
Hình thức sổ kế toán: Hiện nay, Doanh nghiệp áp dụng hình thức ghi sổ là hình thức
kế toán Nhật ký chung.

22
 Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung:

Chứng từ kế toán

Sổ Nhật ký SỔ NHẬT KÝ Sổ, thẻ kế toán


đặc biệt CHUNG chi tiết

Bảng tổng hợp


SỔ CÁI chi tiết

Bảng cân đối số


phát sinh

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Chú thích:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ
Quan hệ đối chiếu

23
Mô tả cụ thể:
− Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dung làm căn cứ ghi sổ, trước
hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó kế toán ghi vào các sổ chi
tiết liên quan. Căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các
tài khoản kế toán phù hợp.
− Trường hợp đơn vị mở các số Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ
được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặc biệt liên
quan. Định kỳ, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản
phù hợp trên Sổ Cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng
thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có).
− Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát
sinh. Sau k hi đã kiểm tra đối chiếu khớp, đúng số liệu ghi trên Sổ Cái, và bảng tổng
hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dung để lập các Báo cáo tài
chính. Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên Bảng cân
đối phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật ký
chung (hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ số trùng
lặp trên các sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ.
c) Báo cáo kế toán
− Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B 01-DN)
− Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B 02-DN)
− Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B 03-DN)
− Bản Thuyến minh Báo cáo tài chính (Mẫu số B 09-DN)

1.5. Nội quy, quy chế đơn vị

 Nội dung, quy chế của đơn vị, thỏa ước lao động tập thể
a) Quy định về thời gian làm việc:
1. Từ thứ 2 đến thứ 7: Sáng: 8h00 đến 12h00
Chiều: 13h30’ đến 17h30’
2. Người lao động đến nơi làm việc đúng giờ, sử dụng hết thời gian làm việc cho sản
xuất và công tác. Không làm việc riêng trong thời gian làm việc, không làm trở ngại
đến công việc của những đồng nghiệp xung quanh.
3. Nếu vì lý do đột xuất phải đến cơ quan trễ, cũng không được trễ quá 30 phút mỗi lần
và số lần đi trễ không được quá 3 lần/tháng.

24
4. Trường hợp do yêu cầu của hoạt động kinh doanh, người sử dụng lao động và người
lao động có thỏa thuận làm thêm giờ, thời gian làm thêm giờ tuân theo quy định của
nhà nước.
5. Trường hợp ốm đau, công việc gia đình đột xuất thì phải báo cho người quản lý bộ
phận hoặc báo cho lãnh đạo công ty tránh trường hợp nghỉ không thông báo trước
làm ảnh hưởng kế hoạch chung của công ty.
6. Cán bộ nhân viên (CBNV) trong Công ty được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương
trong những ngày lễ được quy định tại điều 73 Bộ Luật Lao động.
7. CBNV Công ty có 12 tháng làm việc tại Công ty thì được nghỉ hàng năm 12 ngày
làm việc hưởng nguyên lương. Nếu chưa đủ 12 tháng thì ngày nghỉ hàng năm được
tính tương ứng với số tháng làm việc trong năm.
8. CBNV Công ty được nghỉ về việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong những
trường hợp sau đây :
 Bản thân CBNV kết hôn : được nghỉ 3 ngày.
 Con kết hôn : được nghỉ 01 ngày.
 Bố mẹ (cả bên chồng và bên vợ) chết, vợ hoặc chồng chết, con chết : được nghỉ 3
ngày.

b) Quy định về trật tự:


1. Trong giờ làm việc, CBNV Công ty phải ngồi làm việc đúng chỗ đã được sắp xếp,
hạn chế việc đi lại thường xuyên trong phòng làm việc nếu không có yêu cầu giải
quyết công việc; trường hợp cần liên hệ công tác giữa các bộ phận công tác thì nên
sử dụng điện thoại nội bộ hoặc đến liên hệ trực tiếp; không tùy tiện đến những nơi
mà mình không có phận sự; không tự ý lục lọi, xem hồ sơ, tài liệu của những người
khác, những bộ phận công tác khác; không tự ý sử dụng các phương tiện làm việc
không thuộc quyền quản lý và sử dụng của mình.
2. Từng CBNV có trách nhiệm sắp xếp, lưu trữ hồ sơ, tài liệu thuộc phạm vi trách
nhiệm của mình một cách khoa học và có hệ thống, đúng nơi quy định để có thể sử
dụng cho công việc khi cần.
3. Trong giờ làm việc, nghiêm cấm CBNV Công ty :
 Ăn quà bánh tại nơi làm việc;
 Tổ chức uống rượu, bia tại phòng làm việc;
 Hút thuốc lá trong phòng làm việc và phòng họp và những nơi có gắn bảng “cấm
hút thuốc” (kể cả ngoài giờ làm việc).
 Làm việc riêng, tụ tập nói chuyện, đùa giỡn ồn ào, lớn tiếng trong phòng làm việc;
 Sử dụng máy vi tính của Công ty để chơi trò chơi điện tử hoặc làm việc riêng (kể
cả ngoài giờ làm việc);

25
 Phát ngôn bừa bãi, vô trách nhiệm, thiếu căn cứ, không đúng chỗ, nhằm gây mất
đoàn kết nội bộ, làm phương hại đến sự ổn định và phát triển của Công ty.
 Nghiêm cấm nhân viên bảo vệ (ngày và đêm) tổ chức bài bạc, nhậu nhẹt trong
khuôn viên Công ty, không được phép có mùi rượu, bia khi đang thừa hành nhiệm
vụ.
4. Đối với các cuộc họp, các buổi làm việc có tính chất nội bộ của Công ty, những
người được mời họp hoặc được phân công dự họp hoặc làm việc phải có mặt tại
phòng họp đúng thành phần và đúng giờ quy định. Trường hợp vắng mặt có lý do
chính đáng thì phải báo cáo trước cho người chủ trì cuộc họp hoặc buổi làm việc biết.
5. CBNV của Công ty chỉ được sử dụng điện thoại của Công ty để giao dịch, giải quyết
các công việc chung của cơ quan.
6. CBNV đi làm việc bằng xe hai bánh phải để xe đúng nơi quy định dành cho CBNV.
Trong khuôn viên Công ty, CBNV không được nổ máy xe hoặc rú ga tạo tiếng ồn
quá lớn ảnh hưởng đến môi trường làm việc của Công ty.

c) Quy định về an toàn lao động, vệ sinh loa động:


1. Máy móc, thiết bị sử dụng tại Văn phòng Công ty phải được lắp đặt đúng kỹ thuật,
bố trí đúng chỗ, để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người sử dụng.
2. CBNV được giao sử dụng thiết bị, máy móc phải vận hành theo đúng quy trình đã
được hướng dẫn; nếu phát hiện thấy có những trục trặc hoặc có những hiện tượng bất
thường không đảm bảo an toàn thì phải báo ngay cho cấp trên để cho người sữa chữa
kịp thời.
3. CBNV Công ty phải tham gia đầy đủ các buổi huấn luyện, hướng dẫn về phòng cháy,
chữa cháy và về các mặt an toàn kỹ thuật khác do Công ty hoặc các Cơ quan chức
năng tổ chức.
4. CBNV Công ty phải có ý thức và có trách nhiệm thực hiện tốt việc giữ gìn vệ sinh tại
nơi làm việc cũng như tại các nơi khác trong khuôn viên Công ty, không khạc nhổ,
xả rác bừa bãi hoặc có những hành vi khác gây mất vệ sinh, làm ảnh hưởng đến tính
chất sạch, đẹp của Công ty.

d) Quy định về bảo vệ tài sản, bí mật kinh doanh:


1. Mọi CBNV Công ty phải có ý thức và có trách nhiệm bảo vệ tài sản của Công ty,
ngăn chặn và hạn chế tối đa các trường hợp hư hỏng, mất mát, thất thoát; đảm bảo
các tài sản này được đưa vào phục vụ tốt nhất cho các mặt hoạt động của Công ty.
2. Các CBNV có hành vi trộm cắp, hũy hoại, làm hư hỏng, mất mát tài sản của Công ty,
tùy theo mức độ nặng, nhẹ, sẽ bị xử lý kỹ luật và phải bồi thường cho Công ty.

26
3. Nghiêm cấm CBNV Công ty lợi dụng chức trách được giao để móc ngoặc với khách
hàng, hoặc gây khó dễ cho khách hàng để đòi hỏi tiền bạc, làm mất uy tín của Công
ty.
4. Mọi CBNV Công ty phải có ý thức và có trách nhiệm thực hành tiết kiệm khi sử
dụng các phương tiện làm việc được Công ty giao, từ việc tiết kiệm văn phòng
phẩm , tiết kiệm điện, nước, xăng xe và các chi phí phát sinh trong hoạt động hàng
ngày của Công ty.
5. CBNV được giao sử dụng các loại máy móc, thiết bị phục vụ cho công tác phải hiểu
rõ và vận hành đúng quy trình kỹ thuật đã được hướng dẫn; phải thường xuyên bảo
trì hoặc yêu cầu bảo trì các phương tiện làm việc này đảm bảo sử dụng được tốt và
lâu dài; bảo quản an toàn tuyệt đối tài sản, tránh hư hỏng, mất mát.
6. Mọi CBNV Công ty phải tuân thủ nghiêm nhặt các quy định về phòng chống cháy nổ
trong Công ty.
7. Tại các phòng làm việc, mỗi bộ phận công tác phải có sổ phân công người chịu trách
nhiệm tắt đèn, tắt máy móc và các dụng cụ sử dụng điện khác trước khi ra về vào
cuối mỗi buổi làm việc (nhất là buổi chiều). Trong trường hợp Công ty bị mất điện,
CBNV được phân công phải tắt cầu dao điện trước khi ra về.
8. Mọi hồ sơ, tài liệu, sổ sách, chứng từ.... của Công ty phải được để hoặc lưu trữ đúng
nơi, đúng chỗ; những thứ quan trọng phải được cất vào tủ có khoá vào cuối mỗi buổi
làm việc. Nghiêm cấm CBNV Công ty mang hồ sơ, tài liệu, sổ sách, chứng từ của
Công ty ra khỏi cơ quan, nếu không vì lý do công vụ hoặc chưa được sự cho phép
của Ban Giám đốc Công ty.
9. Các số liệu, tài liệu quan trọng có liên quan đến các mặt hoạt động của Công ty, số
liệu tổng hợp phải được bảo quản chặt chẽ. Chỉ những người có trách nhiệm trong
Công ty mới được lưu giữ hoặc tham khảo các số liệu, tài liệu này.
10. Không một CBNV nào của Công ty được phép cung cấp bất cứ số liệu, tài liệu nào
của Công ty cho người ngoài Công ty, nếu chưa được sự chấp thuận của Ban Giám
đốc Công ty. Trong nội bộ Công ty, việc thông tin, lưu chuyển các số liệu, tài liệu
quan trọng cũng chỉ được thực hiện đối với những người có trách nhiệm hoặc có liên
quan.

e) Các hình thức kỷ luật lao động

1. Người vi phạm kỹ luật lao động, tùy theo mức độ phạm lỗi, bị xử lý theo một trong
những hình thức sau đây :
 Khiển trách:

27
− Khiển trách bằng miệng : áp dụng đối với CBNV có hành vi vi phạm kỹ luật lao
động lần đầu, ở mức độ nhẹ.
− Khiển trách bằng văn bản, thông báo toàn Công ty : áp dụng đối với CBNV có
hành vi vi phạm kỹ luật lao động ở mức độ nhẹ, đã bị khiển trách bằng miệng,
nhưng không sữa chữa, nay lại tiếp tục vi phạm.
 Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng hoặc chuyển làm công việc khác có
mức lương thấp hơn, trong thời hạn tối đa 6 tháng: áp dụng đối với CBNV có hành
vi vi phạm kỹ luật lao động, đã bị khiển trách bằng văn bản nhưng không sữa chữa,
lại tái phạm trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày bị khiển trách; hoặc các trường hợp
vi phạm kỷ luật khác ở mức độ nặng, nhưng chưa đến mức phải áp dụng hình thức
kỷ luật sa thải.
 Sa thải: áp dụng đối với CBNV Công ty phạm một trong các trường hợp sau đây:
− CBNV có hành vi trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật công nghệ, kinh doanh của
Công ty hoặc có những hành vi khác gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích
của Công ty.
− CBNV đã bị xử lý kỹ luật kéo dài thời hạn nâng lương, chuyển làm công việc
khác có mức lương thấp hơn mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỹ luật; hoặc bị
xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm.
− CBNV tự ý bỏ việc năm (5) ngày cộng dồn trong một tháng hoặc hai mươi (20)
ngày cộng dồn trong một năm mà không có lý do chính đáng.

Đối với một hành vi vi phạm kỷ luật của CBNV chỉ áp dụng một hình thức xử lý kỷ
luật lao động như đã nêu trên.
Thời hiệu để xử lý vi phạm kỷ luật lao động tối đa là ba (3) tháng, kể từ ngày xảy ra
vi phạm, trường hợp đặc biệt cũng không được quá sáu (6) tháng.
Người bị khiển trách sau ba (3) tháng và người bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng
lương hoặc chuyển làm công việc khác sau sáu (6) tháng, kể từ ngày bị xử lý, nếu
không tái phạm thì đương nhiên được xoá kỷ luật.
Người bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc chuyển làm công việc khác
sau khi chấp hành được một nửa thời hạn, nếu sữa chữa tiến bộ, thì sẽ được Hội đồng
kỷ luật Công ty xét giảm thời hạn.

2. Nguyên tắc, thời hiệu, trình tự và thủ tục xử lý hành vi vi phạm kỹ luật lao động đối
với CBNV Công ty được áp dụng theo các quy định hiện hành tại Bộ Luật Lao động
và các văn bản dưới luật có liên quan.

28
3. CBNV làm hư hỏng dụng cụ, máy móc, thiết bị của Công ty hoặc có hành vi khác
gây thiệt hại cho tài sản Công ty thì phải bồi thường về thiệt hại đã gây ra. Nếu
CBNV gây thiệt hại không nghiêm trọng (thiệt hại gây ra dưới 5 triệu đồng) và do sơ
suất thì phải bồi thường nhiều nhất là ba (3) tháng lương và bị khấu trừ dần vào
lương không quá 30% tiền lương hàng tháng.

4. CBNV làm mất dụng cụ, máy móc, thiết bị của Công ty, hoặc làm mất các tài sản
khác do Công ty giao, hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép, thì tùy trường
hợp phải bồi thường thiệt hại một phần hay toàn bộ theo thời giá thị trường. Trong
trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm.
Nếu CBNV chứng minh được việc mất mát này là do nguyên nhân bất khả kháng thì
không phải bồi thường.

5. Việc xem xét, quyết định mức bồi thường thiệt hại theo trách nhiệm vật chất do
CBNV Công ty gây ra như đã nêu trên phải căn cứ vào lỗi và mức độ thiệt hại thực
tế; đồng thời phải xem xét đến thực trạng hoàn cảnh gia đình, nhân thân và tài sản
của CBNV gây thiệt hại.

6. Trình tự và thủ tục xử lý việc bồi thường thiệt hại áp dụng như quy định hiện hành
tại Bộ Luật Lao động và các văn bản dưới luật có liên quan.

29
Chương 2: ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ VỀ MÔI TRƯỜNG KIỂM
SOÁT
2.1. Giá trị đạo đức của nhà quản lý

- Quản lý là nghệ thuật hoàn thành công việc thông qua người khác; là quá trình lập kế
hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra công việc của các thành viên trong tổ chức, sử dụng
các nguồn lực sẵn có để đạt được các mục tiêu của tổ chức. Như vậy chức năng cơ bản
của quản lý là: Lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp và kiểm tra.
- Nhà quản lý là những người làm việc trong tổ chức, điều khiển công việc của người
khác và chịu trách nhiệm trước kết quả hoạt động của họ. Nhà quản lý là người lập kế
hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát con người, tài chính, vật chất và thông tin một cách
có hiệu quả để đạt được mục tiêu.
- Nhà quản lý đóng vai trò quan trọng, góp phần chủ yếu quyết định hiệu quả và sự phát
triển bền vững của tập thể. Với chức trách của mình, người quản lý đảm đương nhiều vai
trò khác nhau. Có thể tổng hợp các vai trò cơ bản chung nhất mà tất cả những người làm
quản lý đều phải thực hiện:
- Vai trò giao tiếp, quan hệ:
+ Đối với bên ngoài là đại diện cho tập thể mà người đó quản lý.
+ Đối với bên trong là lãnh đạo, liên kết mọi người để hoàn thành mục tiêu chung
 Giá trị đạo đức của nhà quản lý
Tính chính trực và các giá trị đạo đức của nhà quản lý
- Chính trực: Liêm chính, Trung thực trong ứng xử và trong tất cả các giao dịch. Tính
chính trực và các giá trị đạo đức là yếu tố chính của môi trường kiểm soát, nó tác động
đến các thành phần khác trong hệ thống kiểm soát nội bộ.
- Tôn trọng: Tôn trọng bản thân, tôn trọng đồng nghiệp. Tôn trọng Công ty, tôn trọng đối
tác. Hợp tác trong sự tôn trọng.
- Công bằng: Công bằng với nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp và các bên liên quan
khác.
- Tuân thủ: Tuân thủ Luật pháp, Bộ Quy Tắc Ứng Xử và các quy chế, chính sách, quy
định của Công ty.

30
- Đạo đức: Tôn trọng các tiêu chuẩn đã được thiết lập và hành động một cách đạo đức.
- Ban giám đốc công ty luôn coi trọng xây dựng tính trung thực và các giá trị đạo đức.
Các quyết định ban giám đốc đưa ra đều dựa trên thực tế công việc, năng lực của từng bộ
phận, cá nhân, khách quan, công bằng và minh bạch, vẫn chưa có quy định cụ thể bằng
văn bản.

Đánh giá

+ Ưu điểm
- Công ty đã có cố gắng tạo dựng môi trường văn hóa doanh nghiệp nhằm nâng cao tính
chính trực và các giá trị đạo đức của nhân viên. Hầu hết các nhà quản lý của các bộ phận
trong công ty đều có nhận thức đúng đắn về mức độ ảnh hưởng của các hành vi vi phạm
của nhân viên đến các mục tiêu trong kiểm soát nội bộ nên đều có những quy định về đạo
đức nghề nghiệp để ngăn ngừa vi phạm.
- Các bộ phận trong công ty thể hiện sự kiên định và ý thức bảo vệ tính chính trực, đạo
đức mặc dù có áp lực từ thuế và các nhân tố khó khăn khác. Bên cạnh ý thức của bản
thân, các nhà quản lý cấp cao còn muốn phát triển rộng rãi tính chính trực vào đạo đức
cho toàn công ty. Ngoài những quy định cụ thể về trách nhiệm của người lao động, nhà
quản lý còn có những chính sách khuyến khích nhân viên.

+ Nhược điểm
- Các bộ phận trong công ty còn chưa quy định cụ thể tính chính trực và chuẩn mực đạo
đức đến toàn thể nhân viên bằng văn bản mà chỉ thông qua lời nói. Lời nói chỉ mang tính
nhất thời, không có sự quy định rõ ràng và thiếu sự ràng buộc. Điều này dễ dẫn đến sai
phạm. Công ty xử lý vi phạm theo tiền lệ hoặc trên hậu quả phát sinh khi vi phạm thực sự
đã xảy ra, trong khi người nhân viên thực sự không hoặc chưa biết rõ hậu quả khi thực
hiện hành động cho đến khi khá muộn, điều này không thuận lợi việc thực hiện mục tiêu
chung của công ty.
- Trong thực tế, vấn đề đạo đức chỉ mới được nhân viên thực hiện dưới sự tự giác trong
công việc của mình. Nếu nhân tố này nếu được quan tâm đúng đắn thì sự gắn kết trong
mối quan hệ giữa nhân viên và Tổng công ty cũng từ đó mà lâu bền hơn
 Một số biện phạm giúp nhà quản lí khắc phục trong quá trình kiểm soát
Với vị trí là một nhà điều hành hay quản lý, chúng ta được kỳ vọng là không những hiểu
và tuân thủ Bộ Quy Tắc Ứng Xử mà còn thể hiện với tư cách của một người định hướng,
mẫu mực. Đặc biệt, chúng ta lấy làm vinh dự gánh vác những trách nhiệm sau đây:

31
-Thứ nhất, đẩy mạnh sự tuân thủ: Chúng ta phải có biện pháp để đảm bảo nhân viên cấp
dưới của mình hiểu và nhận thức được rằng công việc và trách nhiệm của mỗi người đều
chịu sự chi phối của Bộ Quy Tắc Ứng Xử và các quy chế, chính sách, quy định khác của
Vinamilk. Cụ thể như, chúng ta luôn tạo ra những cơ hội để thảo luận về Bộ Quy Tắc
Ứng Xử, cũng như tạo ra và duy trì một môi trường thoải mái để mỗi nhân viên có thể
đưa ra những thắc mắc hay mối quan tâm của mình. Là người lãnh đạo, chúng ta không
bao giờ được khuyến khích, có hàm ý hoặc trực tiếp, chỉ đạo nhân viên đánh đổi giá trị
đạo đức để đạt được một mục tiêu công việc/ kinh doanh nào đó. Hãy luôn đi trước một
bước, thực hiện những hành động hợp lý để ngăn chặn những hành vi vi phạm Bộ Quy
Tắc Ứng Xử như là hành động giám sát của chúng ta đối với nhân viên.
-Thứ hai, quan tâm và lắng nghe ý kiến phản hồi và giải đáp các câu hỏi: Hãy dành cho
nhân viên sự chú tâm khi tiếp nhận thông tin phản hồi về Bộ Quy Tắc Ứng Xử hay bất cứ
thắc mắc nào khác có liên quan đến đạo đức. Chúng ta hãy làm rõ các thông tin tiếp nhận
được và phản hồi ngay khi điều kiện cho phép. Là người giải đáp thắc mắc, nhưng chúng
ta cũng không có trách nhiệm phải trả lời ngay hoặc trả lời tất cả các vấn đề, chúng ta
cũng hãy tìm đến sự trợ giúp từ cấp quản lý trực tiếp cao hơn hoặc Bộ Phận Tuân Thủ nếu
chưa có câu trả lời thỏa đáng.

2.2. Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức là 1 hệ thống chính thức về các mối quan hệ vừa độc lập, vừa phụ thuộc
trong tổ chức, thể hiện những nhiệm vụ rõ ràng do ai làm, làm cái gì và liên kết với các
nhiệm vụ khác trong tổ chức như thế nào nhằm tạo ra một hợp tác nhịp nhàng để đáp ứng
mục tiêu của tổ chức.
Cơ cấu tổ chức giúp cho nhân viên làm việc cùng nhau một cách hiệu quả, bằng cách:
+ Phân chia con người và các nguồn lực khác cho các hoạt động
+ Làm rõ trách nhiệm của các nhân viên và sự nỗ lực hợp tác của họ bằng cách thông qua
các bản mô tả công việc, các sơ đồ tổ chức và quyền hành trực tuyến
+ Cho phép nhân viên biết được những điều đang kỳ vọng ở họ thông qua các quy tắc, các
thủ tục hoạt động và tiêu chuẩn công việc.
+ Thiết kế các tiến trình để thu thập và đánh giá thông tin giúp các nhà quản trị đưa ra các
quyết định và giải quyết vấn đề

2.3. Môi trường kiểm soát

a) Truyền đạt thông tin và yêu cầu thực thi chính trực và giá trị đạo đức.

32
- Doanh nghiệp quy định về giá trị đạo đức và các giá trị này được thông tin đến các bộ
phận của DN
- DN quy định giám sát việc tuân thủ các nguyên tắc về tính chính trực và giá trị đạo đức
- Có quy định rõ và áp dụng đúng các biện pháp xử lý đối với các sai phạm về tình hình
chính trực và giá trị đạo đức
b) Cam kết đối với năng lực và trình độ của nhân viên
- Doanh nghiệp có cụ thể hóa mô tả các yêu cầu về trình độ, kỹ năng đối với từng vị trí
nhân viên
- Doanh nghiệp chú trọng đến trình độ , năng lực của nhân viên được tuyển dụng
- DN có biện pháp xử lý kịp thời đối với nhân viên không có năng lực
c) Sự tham gia của BQT và BGĐ
- BQT bao gồm những người có kinh nghiệm, vị thế trong DN
- Giám đốc thường xuyên tham gia các hoạt động quan trọng của Doanh nghiệp
- Các vấn đề quan trọng và các sai phạm được báo cáo kịp thời với Giám đốc. Sau đó
Giám đốc cho họp thường xuyên hoặc định kỳ các biên bản họp BQT giám sát việc thực
hiện của Ban Giám đốc
d) Phong cách điều hành của Giám đốc
Giám đốc quan tâm đến hệ thống Kiểm soát nội bộ và quan tâm đến việc lập và trình bày
Báo cáo tài chính
e) Phân công quyền hạn và trách nhiệm
Doanh nghiệp có các chính sách và thủ tục cho việc ủy quyền và phê duyệt các nghiệp vụ
ở từng mức độ phù hợp
Nhân viên có hiểu rõ nhiệm vụ của mình và của những cá nhân có liên quan đến công
việc của mình
g) Các chính sách và thông lệ về nhân sự
Doanh nghiệp có chính sách và tiêu chuẩn choviệc tuyển dụng, đào tạo, đánh giá, đề bạt,
và sa thải nhân viên. Các chính sách này được truyền đạt đến mọi nhân viên công ty
Những nhân viên mới có nhận thức được trách nhiệm của họ cũng như sự kỳ vọng của
Giám đốc . Kết quả và công việc của mỗi nhân viên có được đánh giá và soát xét định kỳ

33
2.4. Quy trình đánh giá rủi ro

Ban lãnh đạo đưa ra các mục tiêu hoạt động và tài chính phù hợp với quy mô và mức độ
của Công ty. Các mục tiêu của DN có thường xuyên được rà soát, cập nhật và được phê
duyệt bởi HĐQT,BGĐ . Doanh nghiệp xem xết đến các yếu tố rủi ro gian lận trong Báo
cáo Tài chính, bút toán kế toán và các giao dịch khác đến quản lý rủi ro
2.5. Giám sát các kiểm soát

Doanh nghiệp có chính sách xem xét lại Kiểm soát nội bộ định kỳ và đánh giá tính hiệu
quả của kiểm soát và đưa chính sách, thủ tục để đảm bảo thực hiện kịp thời các biện pháp
sửa chữa đối với các thiếu sót của Kiểm soát nội bộ
BGĐ có xem xét các ý kiến đề xuất liên quan đến hệ thống KSNB đưa ra bởi KTV độc
lập và thực hiện đề xuất. Bộ phận KTNB có gửi báo cáo phát hiện các thiếu sót của
KSNB lên BQT kịp thời và theo dõi các biện pháp sửa chữa của BGĐ
KẾT LUẬN:
 Môi trường kiểm soát
 Sự trụng thực và giá trị đạo đức:
− Các nhà quản trị cấp cao đã xây dựng những chuẩn mực đạo đức thông qua nội
quy công ty (Ví dụ: đúng giờ, lịch sự, cởi mở, hợp tác, đạo đức nghề nghiệp, phát
biểu ý kiến và lắng nghe,…), được ban hành thành văn bản và phổ biến đến mọi
nhân viên.
− Theo khảo sát đánh giá của các nhân viên trong công ty, các nhà quản trị luôn làm
gương cho cấp dưới về việc tuân thủ các chuẩn mực đạo đức đó.
 Cam kết về năng lực:
− Doanh nghiệp luôn quan tâm đến năng lực của các ứng viên khi tuyển dụng.
− Có các chính sách nhân sự và thủ tục liên quan để có thể tuyển dụng và phát triển
đội ngũ nhân viên có năng lục và trung thực để phục vụ hữu hiệu cho hoạt động
của công ty.
− Tất cả nhân viên khi vào làm đều được đào tạo, huấn luyện kĩ càng và bài bản
hơn.
 Chính sách nhân sự:
− Công ty ban hành chính sách nhân sự khá chặt chẽ
− Ở cấp quản lý: Ưu tiên năng lực, chịu áp lực cao.

34
− Nhân viên bán hàng: Có kinh nghiệm, nhanh nhẹn, chăm chỉ và ưu tiên có Ngoại
ngữ.
− Tất cả nhân viên đều được tham gia các lớp huấn luyện, có đầy đủ các hiểu biết về
công ty, về các chính sách công ty, đảm bảo đủ các kỹ năng cơ bản đáp ứng tốt cho
quá trình hoạt động.
− Công ty cũng có các chính sách khen thưởng cũng như kỷ luật rõ ràng.
 Đánh giá rủi ro
Đối với các hoạt động của một công ty hay một doanh nghiệp nào đó đều có thể phát sinh
những rủi ro và khó có thể kiểm soát được tất cả
 Rủi ro từ môi trường bên ngoài:
− Hiện nay, công ty có rất nhiều đối thu cạnh tranh, vì vậy, công ty đang lo ngại
thị phần của mình sẽ bị thu hẹp nếu đối thủ cạnh tranh ngày càng tăng.
− Thị trường sơn càng ngày càng phát triển, khách hàng sẽ có nhiều sự lựa chọn
hơn và họ cũng sẽ càng ngày càng yêu cầu cao hơn về chất lượng sản phẩm cũng
như việc chăm sóc khách hàng.
 Rủi ro từ bên trong:
− Năng lực chuyên môn: đây cũng là vấn đề đáng quan tâm của công ty hiện nay.
Trình độ chuyên môn của nhân viên không đồng đều, trình độ hiểu biết của nhân
viên cũng chỉ là tương đối. Vấn đề này cũng là rủi ro trong hệ thống kiểm soát nội
bộ.
− Sự thiếu nghiêm túc: quá trình bán hàng cũng sẽ xảy ra nhiều rủi ro nếu các nhân
viên không làm việc nghiêm túc với nhau.
 Thông tin và truyền thông
- Hiện nay, công ty đang sử dụng phần mềm kế toán, đáp ứng được các như cầu bên
trong công ty.
- Các nhân viên khi vào công ty đều được tham gia buổi huấn luyện đào tạo đẻ biết
cụ thể chính sách củ công ty cũng như công việc cụ thể mình cần làm.
- Các thông tin chỉ thị từ cấp trên đưa xuống đều thông qua các văn bản cụ thể.
- Công ty cũng đưa ra các hình thức quảng cáo thông qua internet và các trang
mạng xã hội phổ biến để quảng bá hình ảnh của công ty
 Hoạt động kiểm soát
- Các chứng từ được thiết kế rõ ràng, dễ hiểu và dễ kiểm tra
- Các chứng từ được lập nhiều liên, để cuối ký có thể kiểm tra đối chiếu dễ dàng
- Đánh số liên tục các chứng từ.

35
- Ban quản lý thực hiện kiểm tra xét duyệt các chính sách bán hàng, chính sách
khuyến mãi, và các hợp đồng thương mại.
- Các hóa đơn sẽ được chuyển đến phòng kế toán để thực hiện việc ghi nhận, lưu
trữ.
- Tất cả dữ liệu đều được lưu trong máy tính, có sự phân chia quyền hạn rõ ràng.
 Giám sát
 Giám sát thường xuyên:
- Nội bộ công ty, các nhà quản lý cũng thường xuyên có những cuộc gặp gỡ với
nhân viên, lắng nghe những phản hồi của nhân viên về tình hình hoạt động của
công ty để tiến hành kiểm tra, xem xét và có hướng điều chỉnh thích hợp.
- Đối với hoạt động của doanh nghiệp, các nhà quản trị phân công các phòng ban
giám sát lẫn nhau.
- Thường xuyên đối chiếu sổ sách với số liệu thực tế định kì 15 ngày/lần.
 Giám sát định kỳ:
- Doanh nghiệp không có tổ chức bộ phận kiểm toán nội bộ.
- Công ty thực hiện giám sát định kỳ thông qua các cuộc kiểm toán mỗi năm một
lần do kiểm toán viên thực hiện.
- Doanh nghiệp có tổ chức đanh giá mỗi tháng 1 lần thông qua các buổi họp.

36
Chương 3: RỦI RO KIỂM SOÁT
3.1. Xác định rủi ro tiềm tàng trong doanh nghiệp

Sơn là mặt hàng được nhiều người lựa chọn kinh doanh trong thời buổi hiện đại
bởi nó mang lại nguồn thu nhập cao trong những năm gần đây. Nhờ sự phát triển
của ngành bất động sản mà ngành sơn cũng được “hưởng ké”. Tuy có nhiều lợi thế
là vậy nhưng cũng nên tìm hiểu qua những rủi ro tiềm ẩn trên thị trường này.
Rủi ro tiềm tàng là rủi ro tiềm ẩn, vốn có do khả năng từng nghiệp vụ, từng khoản
mục trong báo cáo tài chính chứa đựng sai sót trọng yếu khi tính riêng rẽ hoặc tính
gộp, mặc dù có hay không có hệ thống kiểm sốt nội bộ..
- Rủi ro tiềm tàng có thể bị ảnh hưởng bởi các  yếu tố sau:
 Bản chất kinh doanh.
 Bản chất của các bộ phận, khoản mục được kiểm toán.
 Bản chất của hệ thống kế toán và thông tin.
- Dựa vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, so sánh với
những yêu cầu đặt ra trong chuẩn mực cho thấy, các doanh nghiệp nói chung và
công ty TNHH Sơn DULUX nói riêng đều có những rủi ro tiềm tàng. Cụ thể tại
Công ty TNHH Sơn DULUX đã tồn tại một số những rủi ro tiềm tàng như sau:

- Rủi ro không chú trọng tư vấn khách hàng


Doanh nghiệp sơn DULUX đã không mấy chú tâm đến việc tư vấn, tìm hiểu kỹ về
nhu cầu của khách hàng để tư vấn những sản phẩm phù hợp. Họ chỉ cố gắng làm
sao để có thể bán được nhiều sản phẩm, doanh thu cao nhất có thể mà không cân
nhắc đến nhu cầu của người dùng.

- Rủi ro không biết áp dụng công nghệ vào quy trình quản lý
Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào quy trình quản lý như phần mềm quản lý
chuỗi cửa hàng sơn từ lâu đã không còn là điều xa lạ với bất cứ hãng kinh doanh
sơn nào. Lý do mà họ gặp thất bại chính là không sử dụng hoặc chọn sai công cụ
hỗ trợ.
Trên thị trường hiện nay có khá nhiều phần mềm quản lý để lựa chọn, tuy nhiên
đâu đó vẫn còn một số hạn chế về tốc độ truy cập, làm hạn chế trải nghiệm cho
người dùng hoặc phần mềm thường xuyên bị lỗi sai số dẫn đến những thất thoát
nghiêm trọng cho doanh nghiệp.

37
- Rủi ro về sự biến động thị trường: sự ảnh hưởng của lạm phát trong vòng 2 năm
trở lại đây đã làm cho nghuyên vật liệu đầu vào tăng lên một cách đột biến.Nó ảnh
hưởng đến sự cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Do trên thị trường cũng
có rất nhiều những mặt Sơn cùng công dụng, chất lượng có thể được gọi là ngang
nhau, cũng đang rất chiếm ưu thế trên thị trường hiện nay
- Rủi ro tài chính: Trong năm 2021- 2022 với thị trường tài chính thất thường đặc
biệt là thị trường bất động sản đã làm ảnh hưởng không ít đến quyết định cơ cấu
vốn hóa của công ty.
- Rủi ro do thiên tai, dịch bệnh:
 Trong vòng đầu năm 2022 công ty đã chịu ảnh hưởng không hề nhỏ khi dịch bệnh
covid diễn ra phức tạp tại Việt nam làm giảm khả năng cung ứng nguyên vật liệu
đầu vào, nguồn nhân công bị hạn chế, điều này đã ảnh hưởng đến hoạt đông sản
xuất kinh doanh.Tình hình dịch bệnh phức tạp cũng là 1 trong những rủi ro chính
dẫn đến tình hình doanh thu và lợi nhuận của công ty giảm .
- Rủi ro về sự cố trong quá trình vận chuyển hàng hóa thì hàng hóa có thể bị
đánh cắp, hoặc mất do quá trình vận chuyển tới nhà đại lý lớn hay các cửa hàng tư
nhân nhỏ.
- . Các giao dịch bất thường có khả năng ghi chép không chính xác vì kế toán thiếu
kinh nhiệm, thường do một số giao dịch sau: tổn thất do hỏa hoạn, ....
- Rủi ro tiềm tàng còn do việc tính toán phức tạp dẫn đến sai sót nhiều hơn các tính
toán đơn giản, khoản mục tiền thường gặp rủi ro mất hơn là các khoản mục khác.
- Báo cáo tài chính cũng có thể chứa đựng những sai sót như: Báo cáo tài chính của
doanh nghiệp có những điều chỉnh liên quan đến niên độ trước; báo cáo tài chính
có nhiều ước tính kế toán, hoặc trong năm tài chính có sự thay đổi về chính sách kế
toán của công ty.
3.2. Xác định rủi ro kiểm soát trong doanh nghiệp

- Rủi ro kiểm soát : là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính khi tính
riêng rẽ hoặc tính gộp mà hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ không
ngăn ngừa hết hoặc không phát hiện và sửa chữa kịp thời.
 Kiểm toán viên không được cung cấp đầy đủ cơ sở để đánh giá sự đầy đủ và hiệu
quả của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng.
- Rủi ro lập hóa đơn: Nhân viên lập hóa đơn có thể quên lập một số hóa đơn hàng
hóa đã giao, lập sai hóa đơn, lập một hóa đơn thành nhiều lần hoặc lập hóa đơn
khống khi thực tế không giao hàng. hoặc nhân viên có thể xuất sai hóa đơn các loại
sản phẩm.

38
- Rủi ro thu tiền mặt: Thủ quỹ hoặc nhân viên thu ngân có thẻ ăn cắp tiền mặt
khách hàng thanh toán trước khi khoản tiền mặt đó được ghi nhận là doanh thu.
- Rủi ro về bán chịu: Khách hàng có thể không trả hoặc cố tình trả chậm, kéo dài
thời gian trả tiền hàng.
- Rủi ro nguồn nhân lực:
Rủi ro nhân lực đề cập đến các đối tượng có liên quan đến tài sản con người của tổ
chức. Rủi ro có thể gây tổn thương cho quản lý, nhân viên hay các đối tượng có
liên quan đến tổ chức như khách hàng, nhà cung cấp.Thiệt hại trong rủi ro nhân lực
có thể xảy ra khi nhân lực trong doanh nghiệp bị thương tật, bị tử vong, khi họ tuổi
cao phải về hưu, khi một nhân lực rời bỏ doanh nghiệp...
- Rủi ro thông tin:
Trong một chuỗi, các mắt xích cần phải chia sẻ thông tin với nhau thì mới có thể
quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả. Nếu có sự kiện gây thiếu thông tin hoặc hiểu
nhầm thông tin giữa các mắt xích sẽ gây ra rủi ro cho toàn bộ chuỗi cung ứng.
- Rủi ro chất lượng: Khi doanh nghiệp không đạt được chất lượng cho các sản
phẩm, dịch vụ của mình sẽ là dẫn đến hậu quả trực tiếp là không bán được hàng,
tụt giảm doanh thu.
- Rủi ro vận hành: Chính là những rủi ro về bộ máy quản lý, cách thức vận hành
của doanh nghiệp. Hệ thống quản lý lỏng lẻo có thể là nguyên nhân khiến doanh
nghiệp bị thất thoát tài sản, đánh mất thị trường,…
- Rủi ro về thuế: Doanh nghiệp mua và sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế không
tránh khỏi những trường hợp rủi ro cao khi hạch toán thuế. Chưa kể trong một số
trường hợp, luật thuế mới có thể phá vỡ hoàn toàn mô hình kinh doanh của một
ngành.
- Thêm nữa là rủi ro kiểm soát còn đến từ cường độ và khối lượng giao dịch mạnh
hay yếu, nhiều hay ít; tính chất phức tạp hay mới mẻ của các giao dịch.
- Rủi ro kiểm soát từ chất lượng và số lượng của hệ thống nhân lực tham gia kiểm
soát trong doanh nghiệp, đôi khi cũng đến từ tính hợp lý, hiệu quả của các thủ tục
kiểm toán cũng như trình tự kiểm soát trong doanh nghiệp

 Rủi ro trong quản lý nhà phân phối:


- Hết hàng hoặc cháy hàng là rủi ro thứ 1 trong quy trình phân phối của công ty. Có
những thời điểm do nhu cầu tăng cao về việc xây dựng nên kéo theo thị trường sơn
khan hiếm.
- Rủi ro về sự cạnh tranh: Với thị trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay, công ty
ngoài việc có sản phẩm tốt, giá thành tốt, thị trường tốt, cần phải quan tâm đến yếu

39
tố quản lý hệ thống phân phối tốt để đảm bảo việc bao phủ thị trường, nắm bắt
được nhu cầu và sở thích của khách hàng.
 Rủi ro về kiểm soát nội bộ:
- Các bộ phận, phòng ban nếu không được quán triệt sát sao, người đứng đầu mỗi
phòng ban lơ là, không kiểm soát chặt chẽ sẽ làm cho hoạt động kinh doanh bị trì
trệ, dẫn đến những sai sót trong hợp đồng, giấy tơ, sổ sách, quy trình hoạt động,
làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, kinh doanh.
- Thông tin quản lý nếu không được giữ cẩn thận sẽ gây ra việc để lộ những dự án,
chiến lược ra bên ngoài, đối thủ sẽ tận dụng cơ hội này để cạnh tranh thị trường.
- Bộ máy kế toán cần được đào tạo, quán triệt theo đúng các nguyên tắc, chuẩn mực.
Nếu việc này không được quản lý nghiêm ngặt dẫn tới việc thao túng tài chính
công ty, trục lợi cá nhân, chứng từ sổ sách bị ghi khống, không hợp lý, hợp lệ.
 Rủi ro kiểm soát của Công Ty DULUX
Công ty nhận góp vốn liên doanh một tài sản cố định hữu hình trị giá 100 triệu. Kế
toán nhầm vào nợ dài hạn
Kiểm toán ghi nhận và đánh giá lại:
Nợ TK 342 100 triệu
Có TK 411 100 triệu
- Trong năm công ty thanh toán chiếu khấu cho khách hàng trả tiền trước hạn bằng
tiền gửi ngân hàng với số tiền 10 triệu. Kế toán hạch toán vào chi phí bán hàng.
Kiểm toán ghi nhận và đánh giá lại:
Nợ TK 635 10 triệu
Có TK 641 10 triệu
Như vậy, việc đánh giá rủi ro kiểm soát thực chất là việc đánh giá về tính hiệu quả của
hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ có đủ khả năng ngăn chặn, phát hiện và
xử lí kịp thời các gian lận, sai sót trọng yếu xảy ra trong doanh nghiệp một cách đáng
tin cậy hay không
- Kiểm toán viên có thể đánh giá rủi ro kiểm soát là cao đối với cơ sở dẫn liệu của
BCTC trong trường hợp:
+ Hệ thống kế toán và hệ thống kiểm toán nội bộ không đày đủ và hiệu quả
+ KTV không có được đầy đủ cơ sở để đánh giá sự thích hợp, đầy đủ và hiệu quả của
hệ thống kiểm toán và hệ thống kiểm soát nội bộ doanh nghiệp.

40
Ngược lại, KTV có đầy đủ điều kiện, đầy đủ bằng chứng và cơ sở để kết luận hệ thống
kế toán và kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp là có hiệu lực, hiệu quả. Như vậy hệ
thống này có khả năng năng ngăn chặn, phát hiện và xử lí kịp thời các gian lận, các sai
sót trọng yếu trong doanh nghiệp.

3.3. Xác định rủi ro phát hiện trong doanh nghiệp.

+ Rủi ro phát hiện là khả năng mà các thủ tục kiểm toán không phát hiện được các sai
phạm trọng yếu. Nếu như rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát tồn tại một cách độc lập,
KTV không can thiệp được mà chỉ có thể đánh giá chúng thì ngược lại, KTV phải có
trách nhiệm thực hiện các thủ tục thu thập các bằng chứng kiểm toán quản lý và kiểm soát
đối với rủi ro phát hiện.
+ Dự kiến phạm vi rủi ro phát hiện, tổ chức cuộc kiểm tra phù hợp, lựa chọn phạm vi, quy
mô phù hợp không lãng phí chi phí kiểm toán.

41
Chương 4: HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT
4.1. Khái niệm hoạt động kiểm soát

− Là hoạt động được thiết được thiết lập thông qua chính sách, quy trình giúp bảo đảm
chỉ thị giảm nhẹ rủi ro đối với việc đạt được mục tiêu của ban quả lý.
− Xét về bản chất kiểm soát doanh nghiệp có thể áp dụng .
− Một là, xây dựng hệ thống mạng nội bộ tại các công ty thành viên và kết nối trực tiếp
vào hệ thống mạng nội bộ tại công ty mẹ.
− Hai là, các công ty thành viên tùy theo điều kiện của mình cũng có thể nghiên cứu
triển khai Hệ thống thông tin tích hợp nội bộ như tại Công ty mẹ Tập đoàn
− Ba là, tiếp tục nghiên cứu triển khai ERP tại các đơn vị thành viên còn lại của Tập
đoàn.
4.2. 5 Đề xuất hoạt động kiểm soát chủ yếu để giảm thiểu các rủi ro đã xác định:

 Một là, Xây dựng các quy trình thực hiện công việc một cách cụ thể và chặt chẽ
hơn là căn cứ kiểm soát và đánh giá hoạt động của các phòng ban, bộ phận, cá
nhân trong đơn vị:
- Giám đốc cần nhận diện và phân tích kịp thời các thay đổi của bối cảnh, môi
trường, từ đó xây dựng và triển khai các dự án để củng cố, phòng ngừa rủi ro.
- Thường xuyên có các hoạt động giám sát việc thực hiện các quy chế của doanh
nghiệp.
- Chú trọng đến những ràng buộc pháp lý đối với ngành bánh kẹo chủ yếu liên
quan đến an toàn thực phẩm và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. 
- Có chiến lược lâu dài trong việc xem trọng an toàn thực phẩm 
- Các bộ phận chức năng trong doanh cần nhận thức và tuyên truyền về quản lý
rủi ro trong bộ phận mình công tác.
- Tăng cường tính ổn định của hoạt động kinh doanh, đồng thời giảm bớt gánh
nặng trách nhiệm pháp lý.
- Tăng cường khả năng dự báo tốt, tính linh hoạt trong quản trị
- Giảm thiểu những sai sót trong mọi khía cạnh của doanh nghiệp.
- Bảo vệ hình ảnh doanh nghiệp bằng việc tích cực triển khai các chương trình
chống hàng giả thông qua việc nâng cấp bao bì sản phẩm, tổ chức việc tiếp nhận
thông tin từ nhiều nguồn khác nhau về hàng giả, phối hợp với các cơ quan chức
năng phát hiện hàng giả trên thị trường, ...
- Phát triển và hỗ trợ nguồn nhân lực và nền tảng tri thức của doanh nghiệp.

42
- Tối ưu hóa hiệu quả hoạt động.

 Hai là, công ty Tập đoàn cần nghiên cứu bổ sung các báo cáo phân tích vào hệ
thống báo cáo kế toán quản trị của Tập đoàn, sau đó phổ biến cho các đơn vị thành
viên trong Tập đoàn để có cơ sở đánh giá, soát xét toàn bộ quá trình hoạt động
trong các lĩnh vực của Tập đoàn qua đó có những điều chỉnh kịp thời thông qua các
gian lận, sai sót được phát hiện .

- Công ty mẹ và các công ty con thống nhất về chính sách kế toán đối với những
giao dịch và sự kiện trọng yếu có tính chất tương tự trong hoàn cảnh tương tự
như: Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận và hạch toán hàng tồn kho, tài sản
cố định, vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí…
- Công ty mẹ và công ty con thống nhất về kỳ kế toán. Niên độ kế toán của các
thành viên tập đoàn đều bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm dương
lịch. Các công ty thực hiện lập BCTC theo quý và năm, phù hợp với kỳ công bố
thông tin hợp nhất của tập đoàn nên không cần thực hiện sự điều chỉnh nào về
kỳ kế toán.

 Ba là , Chú trọng đến việc liên kết với các đối tác, các tập đoàn kiểm toán trong
việc hoàn thiện chương trình kiểm toán, thủ tục kiểm toán, phương pháp kiểm toán
và đào tạo, cập nhập kiến thức, nâng cao trình độ cho Kiểm toán viên;
- Công ty cần ban hành các quy định về trách nhiệm của nhân viên kế toán và
thời hạn tiến hành các công việc như kết chuyển, khóa sổ và in sổ kế toán từ
phần mềm kế toán.
- Nâng cao trình độ kiểm toán viên, xây dựng hoàn chỉnh bộ máy kiểm soát của
công ty nhằm giám sát chất lượng hoạt động, dự đoán khả năng xảy ra sai sót
hoặc khả năng ít xảy ra sai sót trên báo cáo tài chính.

 Bốn là, đánh giá và xếp hạng các công ty kiểm toán hàng năm; Ban hành quy định
về tiêu chí đánh giá, chấm điểm chất lượng cuộc kiểm toán; Đẩy mạnh công tác
khuyến khích thi đua, bầu chọn công ty kiểm toán điển hình, cá nhân xuất sắc.

43
- Kiểm toán, kế toán là hoạt động thiết yếu mà mỗi doanh nghiệp thực hiện đảm
bảo thông qua quá trình nghiêm ngặt, chính xác và trung thực.
- Hàng năm các công ty kiểm toán việt nam được đánh giá theo nhiều tiêu chuẩn
khác nhau như doanh thu, số lượng, chất lượng và khách hàng . Một số công ty
kiểm toán hàng đầu Việt Nam như : Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam,
Công ty TNHH Deloitte Việt Nam, Công ty TNHH Pricewaterhousesecoopers
Việt Nam (PwC),….

 Năm là, Xây dựng một bộ máy kiểm soát riêng rẽ với các phòng ban, được thiết
kế đầy đủ các chức năng, thủ tục hợp lý để kiểm tra, giám sát, đánh giá chất lượng
hoạt động nhằm giảm thiểu rủi ro kiểm soát.
- Trong cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp, trong cơ cấu tổ chức thường có các
cấp gồm: Cấp quản lý, cấp công ty, cấp đơn vị, cấp chức năng,... Các cấp này
phản ánh sự phân chia chức năng quản lý theo chiều dọc. Mặt khác, trong cơ
cấu công ty có các phòng ban chức năng như phòng tổ chức, phòng kinh
doanh, phòng sản xuất,...
- Các bộ phận, phòng ban ngày thể hiện sự phân chia chức năng theo chiều
ngang, thể hiện sự chuyên môn hóa trong phân công lao động quản lý.
Trong đó, chức năng chính của từng bộ phận như sau:

 Kế toán: Phụ trách công tác kế toán, tài chính của doanh nghiệp.
 Hành chính - Nhân sự: Phụ trách công tác tuyển dụng, sắp xếp và bố trí nhân sự
cùng cách chính sách, quy chế lao động.
 Sales: Lập kế hoạch kinh doanh và tìm kiếm khách hàng, các cơ hội kinh doanh,...

 Nghiên cứu và phát triển (R&D): Nghiên cứu thị trường, lên kế hoạch phát triển
sản phẩm, dịch vụ.
 Mua hàng: Tiếp nhận và xử lý những đề xuất mua hàng hóa, nguyên liệu, máy móc
thiết  bị,... phục vụ cho sản xuất, kinh doanh.
 Chuỗi cung ứng: Bao gồm các hệ thống cửa hàng trực tiếp phân phối sản phẩm,
dịch vụ của doanh nghiệp ra thị trường.
 Kiểm soát chất lượng: Trực tiếp theo dõi và kiểm soát chất lượng hàng hóa, dịch
vụ trước, trong và sau khi cung cấp cho khách hàng.
 Chăm sóc khách hàng: Tiếp nhận phản hồi từ khách hàng để đề xuất các chính
sách khách hàng phù hợp.
 Phát triển cửa hàng: Tìm kiếm và nghiên cứu để phát triển hệ thống chuỗi cửa
hàng.

44
KẾT LUẬN

Công ty cổ phần sơn Dulux Việt Nam là doanh nghiệp thành lập từ những ngày đầu
tiên trên thị trường nước ta. Đến nay, hơn 30 năm tồn tại và phát triển, công ty sơn
Dulux đã trở nên lớn mạnh và là một trong những doanh nghiệp hàng đầu được người
tiêu dùng bình chọn là một trong những thương hiệu chất lượng cao trong nhiều năm
liền.
Chúng tôi tin tưởng và tự hào là một trong những doanh nghiệp hàng đầu, tiên
phong trong mọi xu hướng về tính năng cũng như màu sắc. Đó cũng chính là lí do bạn
nên chọn sơn Dulux cho không gian sống của gia đình mình.
Sơn Dulux có bảng hệ thống màu sơn vô cùng phong phú, đa dạng có thể đáp ứng
mọi nhu cầu của người tiêu dùng. Như vậy, bạn cứ tha hồ lựa chọn những màu sơn
ưng ý, phù hợp với tính cách và sở thích của mình nhé.
Giá cả lại vô cùng hợp lí, phù hợp với nhu cầu chung của của tất cả các khách
hàng. Chúng tôi tự tin chất lượng luôn đi cùng giá cả, thách thức với các thương hiệu
và sản phẩm cùng loại trên thị trường.

45
PHIẾU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM
Họ và tên người đánh giá: Nhóm: 6
Ngày Tháng Năm 2022

Tên thành viên Điểm đánh giá

Nguyễn Thu Hương

Lê Thị Ngọc Mai

Phạm Thị Luyến

Lương Đoàn Trang

Vũ Thị Thùy Linh

Tổng điểm

46
PHIẾU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM
Ngày tháng năm 2022

Nguyễn Lê Thị Phạm Lương Vũ Thị


Tên Điểm
Thu Ngọc Thị Đoàn Thùy
thành trung bình
Hương Mai Luyến Trang Linh
viên
(1) (2) (3) (4) (5)
Nguyễn
Thu
Hương
Lê Thị
Ngọc
Mai
Phạm
Thị
Luyến
Lương
Đoàn
Trang
Vũ Thị
Thùy
Linh
Tổng
điểm

47
BẢNG TỔNG HỢP ĐIỂM HOẠT ĐỘNG NHÓM
Tên học phần: Lý thuyết kiểm toán
Mã học phần: 20214AA6028002
Giảng viên giảng dạy: Nguyễn Thị Ngọc Lan

STT Họ và tên Mã sinh viên Nhận xét Điểm

26 Nguyễn Thu Hương 2020602263

43 Lê Thị Ngọc Mai 2019606193

41 Phạm Thị Luyến 2020605661

66 Lương Đoàn Trang 2020601174

39 Vũ Thị Thùy Linh 2020605643

48

You might also like