You are on page 1of 79

ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ


------o0o------

DỰ ÁN KINH TÉ ĐẦU TƯ

Dự án đầu tư cửa hàng SuBe Healthy Food

Nhóm 2. Lớp tín chỉ KTE311(2.1/2021).9


Giáo viên hướng dẫn: ThS. Trần Thanh Phương

Hà Nội, 11/2020

1
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN ............................................................... 5
1.1 Khái quát chung ............................................................................................... 5
1.2 Mục đích của dự án .......................................................................................... 5
1.3 Sản phẩm .......................................................................................................... 5
1.4 Tiềm năng thị trường........................................................................................ 5
1.5 Đội ngũ nhân viên: ........................................................................................... 6
CHƯƠNG 2. MÔ TẢ VỀ CÔNG TY ..................................................................... 7
2.1. Mục tiêu chiến lược......................................................................................... 7
2.1.1. Mục đích ................................................................................................... 7
2.1.2. Chiến lược ................................................................................................ 7
2.2. Phân tích SWOT.............................................................................................. 7
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM .............................. 10
3.1 Thực trạng thị trường F&B nói chung và ngành thực phẩm lành mạnh nói riêng
.............................................................................................................................. 10
3.1.1 Giải thích một số khái niệm .................................................................... 10
3.1.2 Thực trạng thị trường F&B ở Việt Nam hiện nay ................................... 10
3.1.3 Thực trạng thị trường thực phẩm lành mạnh.......................................... 11
3.2 Phân tích SWOT............................................................................................. 15
CHƯƠNG 4: MÔ HÌNH KINH DOANH CANVAS .......................................... 17
4.1 Khách hàng mục tiêu ...................................................................................... 17
4.1.1 Khách hàng mục tiêu sản phẩm tươi....................................................... 17
4.1.2 Khách hàng mục tiêu sản phẩm chế biến................................................ 18
4.1.3 Phân khúc khách hàng ............................................................................ 18
4.2 Giải pháp giá trị .............................................................................................. 19
4.3 Các kênh truyền thông ................................................................................... 20

2
4.4 Quan hệ khách hàng ....................................................................................... 22
4.4.1 Xây dựng quan hệ khách hàng thông qua chất lượng sản phẩm ............ 22
4.4.2 Xây dựng quan hệ khách hàng thông qua các hình thức chăm sóc khách
hàng .................................................................................................................. 22
4.4.3 Xây dựng mối quan hệ khách hàng bằng thẻ thành viên và chương trình
tri ân khách hàng.............................................................................................. 22
4.5 Mô hình BMC ................................................................................................ 23
CHƯƠNG 5: CHIẾN LƯỢC MARKETING...................................................... 26
5.1 Chiến lược Marketing cho thị trường mục tiêu.............................................. 26
5.1.1 Phân đoạn thị trường .............................................................................. 26
5.1.2 Thị trường mục tiêu ................................................................................. 28
5.1.3 Định vị thương hiệu................................................................................. 29
5.2 Chiến lược Marketing Mix ............................................................................. 32
5.2.1 Chiến lược về sản phẩm .......................................................................... 32
5.2.2 Chiến lược về giá .................................................................................... 34
5.2.3 Chiến lược về phân phối ......................................................................... 36
5.2.4 Chiến lược về xúc tiến ............................................................................. 37
CHƯƠNG 6: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN .............................................. 39
6.1 Lộ trình phát triển bền vững........................................................................... 39
6.1.1 Khẳng định thương hiệu và vị thế trên thị trường: ............................ 39
6.1.2 Nền tảng được sử dụng: ..................................................................... 39
6.1.3 Kế hoạch hoạt động: .......................................................................... 39
6.1.4 Các cột mốc cần đạt trong quá trình 5 năm hoạt động: .................... 39
.............................................................................................................................. 40
6.3 Các đối tác ...................................................................................................... 41
6.4 Xây dựng thương hiệu .................................................................................... 45
CHƯƠNG 7: NHÂN SỰ VÀ HOẠT ĐỘNG ....................................................... 45
7.1. Kế hoạch nhân sự: ......................................................................................... 45
3
7.2. Kế hoạch hoạt động ....................................................................................... 54
CHƯƠNG 8: DỰ BÁO TÀI CHÍNH .................................................................... 57
8.1 Vốn đầu tư ...................................................................................................... 57
8.2 Chi phí sản xuất .............................................................................................. 59
8.3 Chi phí nhân công .......................................................................................... 62
8.4 Chi phí Marketing .......................................................................................... 65
8.5 Chi phí dự tính................................................................................................ 66
8.6 Doanh thu ....................................................................................................... 67
8.7 Báo cáo kết quả kinh doanh ........................................................................... 69
8.8 Bảng lưu chuyển tiền tệ.................................................................................. 70
CHƯƠNG 9: NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ ............................................................. 72
9.1 Phân bổ nguồn vốn ......................................................................................... 72
9.1.1 Cơ sở vật chất.......................................................................................... 73
9.1.2 Chi phí dịch vụ ........................................................................................ 73
9.1.3 Nghiên cứu và phát triển (R&D) ............................................................. 74
9.1.4 Chi phí cho sản phẩm .............................................................................. 75
9.1.5 Chi phí nhân công ................................................................................... 75
9.1.6 Chi phí Marketing ................................................................................... 76
9.1.7 Chi phí giảm trừ doanh thu ..................................................................... 75
9.2 Kêu gọi vốn đầu tư ......................................................................................... 76
CHƯƠNG 10: SALE PIPELINE .......................................................................... 77
Tài liệu tham khảo.................................................................................................. 79

4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN

1.1 Khái quát chung


Dự án đầu tư và phát triển nhà hàng chuyên cung cấp các sản phẩm quan tâm và
hướng tới mục đích sức khỏe của con người
Địa điểm dự án: Đường Nguyễn Chí Thanh, quận Đống Đa, Hà Nội
1.2 Mục đích của dự án
Hiện nay, tại Việt Nam con người không chỉ hướng đến việc làm sao để có bữa ăn
no đủ mà còn hướng đến việc lựa chọn những bữa ăn tốt cho sức khỏe. Vì vậy mà
trào lưu Healthy Food hiện nay đang trở nên phổ biến trong các bữa ăn của người
Việt. Cái tên Healthy Food được hiểu theo ý nghĩa "Hãy ăn thức ăn dưới dạng nguyên
thuỷ nhất của nó”. Healthy Food điều chỉnh lại thói quen ăn uống không kiểm soát
hàng ngày của chúng ta, ăn nhiều những thức ăn có lợi cho sức khỏe và cắt giảm
những thức ăn, đồ uống không tốt cho cơ thể, từ đó điều chỉnh vóc dáng và cân nặng
lý tưởng mà mỗi người hướng tới. Lợi ích của Healthy Food là giúp cơ thể đào thải
mỡ thừa, giảm cân tự nhiên mà vẫn đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, giúp cơ
thể vẫn có năng lượng để hoạt động. Tuy nhiên, với nhịp sống bận rộn của con người
hiện nay đặc biệt là ở những bạn trẻ việc dành thời gian bên căn bếp trong ngôi nhà
của mình để nấu ra những món ăn Healthy quả thực rất hạn chế. Vì vậy, mô hình
kinh doanh Healthy Food được mở ra giúp những con người bận rộn có những món
ăn kiêng phù hợp với sức khỏe, đảm bảo đủ chất và năng lượng cho cơ thể.
1.3 Sản phẩm
- Đồ bán: Các loại hạt, ngũ cốc, gạo lứt, yến mạch,…
- Đồ chín: Các đồ ăn chế biến sẵn có sự pha trộn giữa các nguyên liệu phù hợp với
sức khỏe và đảm bảo lượng calo nạp vào cơ thể trong 1 bữa ăn.
1.4 Tiềm năng thị trường
Từ nhiều năm trước, Healthy Food đã xuất hiện và được áp dụng tại các quốc gia
phát triển điển hình như Mỹ, Nhật. Cùng với sự phát triển của internet, mạng xã hội,
food influencers, fitness influencers, bloggers, YouTubers giới thiệu rộng rãi…,
Healthy Food du nhập vào Việt Nam và trở thành chế độ ăn sạch, lành mạnh giúp
nâng cao sức khỏe, cải thiện vóc dáng, làn da hiệu quả và càng được người Việt ưa
chuộng.

5
Đứng trước nhiều nguy cơ tiềm ẩn về dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay,
mọi người thường lo ngại sức khỏe của mình khi lựa chọn những thực phẩm, đồ ăn
uống. Việc tìm đến những sản phẩm tự nhiên, các thực phẩm hữu cơ an toàn sức
khỏe là điều mà mọi người nhận thức ngày càng cao. Điều này mở ra xu hướng kinh
doanh các món ăn healthy đầy tiềm năng.
Theo thống kê, hiện nay có hơn 82% người dùng ý thức hơn trong việc lựa chọn các
sản phẩm hữu cơ, thực phẩm khi chế biến đồ ăn tại nhà. Ngoài ra, với tỉ lệ người mắc
bệnh béo phì ngày càng cao, nhu cầu sử dụng thực phẩm, đồ ăn giảm cân cũng tăng
lên hàng ngày.
Các thực phẩm healthy ngày càng đa dạng, cung cấp đầy đủ thành phần dinh dưỡng
có trong từng sản phẩm. Điều này giúp cho khách hàng có thêm nhiều lựa chọn.
Tuy nhiên, đồ ăn Healthy Food chỉ thật sự phát huy tác dụng khi bạn có được thực
đơn khoa học, phù hợp với thể trạng và đặc biệt là phương pháp chế biến đúng cách.
Chính vì vậy, thay vì nấu ăn tại nhà không đảm bảo đúng quy cách , nhiều người đã
tìm đến các địa chỉ kinh doanh Healthy Food để đặt phần ăn cho cả ngày, cả tuần
thậm chí là cả tháng.
Với công việc bận rộn, thời gian eo hẹp cho việc chế biến, lựa chọn hình thức mua
thức ăn Eat Clean qua các ứng dụng công nghệ đặt đồ ăn online đang là xu hướng
của nhiều người, đặc biệt là giới văn phòng.
Trung bình mỗi suất ăn Healthy Food có giá dao động trong khoảng 50.000 – 60.000
đồng. Nếu mua theo gói sẽ khoảng 150.000 đồng/ngày và 550.000 – 600.000
đồng/tuần. Mức giá trên có vẻ khá cao tuy nhiên với người có thu nhập trung bình,
khá, con số này hoàn toàn hợp lý. Sử dụng thực phẩm sạch, thức ăn lành mạnh vẫn
không hề có dấu hiệu hạ nhiệt. Chính vì vậy, kinh doanh đồ ăn Healthy Food hứa
hẹn giúp bạn cải thiện tài chính nhanh chóng.
1.5 Đội ngũ nhân viên:
1 cửa hàng trưởng, 1 kế toán - 1 quản lý riêng cho đồ sống, nhân viên tiếp thị, nhân
viên bán hàng, nhân viên thu ngân - 1 quản lý riêng đồ chín, bếp trưởng, phụ bếp,
nhân viên phục vụ, nhân viên dọn dẹp, nhân viên thu ngân, bảo vệ.

6
CHƯƠNG 2. MÔ TẢ VỀ CÔNG TY

2.1. Mục tiêu chiến lược


2.1.1. Mục đích
• Xây dựng chuỗi của hàng “healthy food” lớn mạnh, tiên phong, dẫn đầu phát
triển ngành thực phẩm lành mạnh tại Việt Nam.
• Làm ra sản phẩm được mọi người yêu thích, hứng thú, giảm áp lực ăn kiêng
cho những người giảm cân hay cần duy trì một lối sống lành mạnh.
• Đồ ăn, thức uống đạt chất lượng cao, có hương vị độc đáo, mới mẻ nhưng
vẫn phù hợp với khẩu vị người Việt Nam.
• Truyền cảm hứng cho mọi người về thói quen ăn uống lành mạnh, quan tâm
về sức khỏe của bản thân.
2.1.2. Chiến lược
• Thiết kế menu món ăn,đồ uống đa dạng, phong phú, dễ dàng tiếp cận đến
nhiều độ tuổi.
• Tiến hành tuyển chọn cũng như đào tạo về trình độ kỹ thuật, năng lực cho từng
nhóm vị trí nhân viên, giúp họ được nâng cao kĩ năng làm việc trong nghành
F&B.
• Tìm kiếm và thiết lập liên kết với đối tác trong nghành dinh dưỡng, sức khỏe
như các phòng gym, bệnh viện….
• Hướng đến sự phát triển bền vững : sức khỏe con người, bảo vệ môi trường,
phát triển kinh tế nước nhà với tư cách là doanh nghiệp của người Việt.

2.2. Phân tích SWOT


➢ Streng - Điểm mạnh
• Mục tiêu chiến lược rõ ràng, cụ thể, có đối tượng khách hàng tiềm năng để
nhắm đến.
• Biết nắm bắt và tiếp cận những thị trường tiềm năng đúng thời điểm.
• Chiến lược Marketing về sức khỏe con người sẽ dành được sự đón nhận của
mọi lứa tuổi trong xu hướng xã hội hiện tại.

7
➢ Weakness - Điểm yếu
• Lĩnh vực kinh doanh còn mới mẻ ở Việt Nam sẽ gặp phải một số rào cản nhất
định trong tiếp cận thị trường.
• Chi phí nguyên liệu tương đối cao (do nhiều nguyên liệu phải nhập khẩu dẫn
đến chi phí cao trong vận chuyển, bảo quản).
• Thiếu nguồn nguyên liệu đầu vào, không có nhiều sự lựa chọn nhà cung cấp.
• Đòi hỏi kỹ thuật chế biến cao, có tính đặc thù, không phổ biến với thói quen
người Việt.

➢ Opportunity - Cơ hội
• Sự phát triển của internet, mạng xã hội và ảnh hưởng của food influencers,
fitness influencers đã du nhập những phong cách sống và tiêu thụ thực phẩm
lành mạnh từ các nước Mỹ, Nhật vào Việt Nam.
• Thị trường đồ ăn lành mạnh ở Việt Nam được đánh giá là tiềm năng ,nhất là
trong đợt dịch Covid 19 thì vấn đề tập thể dục, ăn uống lành mạnh nâng cao
sức đề kháng trở thành xu hướng trên toàn cầu cũng như ở Việt Nam.
• Việc mở cửa hàng đồ ăn lành mạnh kết hợp với các phòng gym và khu vực lân
cận sẽ đẩy mạnh tốc độ tiếp cận thị trường.
• Thu nhập cũng như mức sống người của nước Việt Nam ngày một cải thiện
phù hợp với nhu cầu sử dụng, chú trọng sản phẩm về sức khoẻ và dinh dưỡng.
• Hiện tại trên thị trường còn khá ít mô hình kinh doanh đồ ăn lành mạnh nên ít
đối thủ cạnh tranh.

➢ Threat - Thách thức


• Đã có doanh nghiệp cạnh tranh tiến vào trước, áp lực tạo ra điều mới mẻ, khác
biệt với cái có trước đề người tiêu dùng thay đổi thói quen mua hàng.
• Sự tham gia thị trường của nhiều đối thủ cạnh tranh mạnh khác.
• Yêu cầu lượng vốn rất lớn để đầu tư cơ sở vật chất, Marketing, …
• Chưa nắm chắc chắn được nhu cầu, sở thích cụ thể của người tiêu dùng, do đó
có thể gặp khó khăn trong tạo menu món ăn, đồ uống, đồ ăn nhẹ
• Lĩnh vực kinh doanh nhạy cảm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người
tiêu dùng, những đòi hỏi ngày càng khắt khe đối với sự an toàn của các loại

8
thực phẩm phục vụ nhu cầu ăn uống hằng ngày, đòi hỏi doanh nghiệp luôn
đảm bảo chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên đây là thực phẩm đặc thù nên gặp
khó khăn trong việc bảo quản, lựa chọn nguyên liệu và nhà cung cấp do Nhà
cung cấp nguyên liệu cho healthy food chưa đa dạng trên thị trường.

9
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

3.1 Thực trạng thị trường F&B nói chung và ngành thực phẩm lành mạnh nói
riêng
3.1.1 Giải thích một số khái niệm
• F&B - Food and Beverage là ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống bao
gồm nhà hàng, quán ăn, quán cà phê, cửa hàng thức ăn nhanh, quán rượu, cửa
hàng ăn uống, hoạt động sản xuất thực phẩm, kinh doanh ăn uống, dịch vụ vận
chuyển thực phẩm, v.v. Công việc trong ngành này có thể bao gồm từ đóng
gói đến chuẩn bị, vận chuyển và phục vụ thực phẩm hoặc đồ uống. (Theo
theworkingcenter.com)
• Ăn kiêng là thực hành ăn thực phẩm theo cách được quy định và giám sát để
giảm, duy trì hoặc tăng khối lượng cơ thể, hoặc để ngăn ngừa và điều trị các
bệnh, như bệnh tiểu đường. Một chế độ ăn kiêng hạn chế thường được sử dụng
bởi những người thừa cân hoặc béo phì, đôi khi kết hợp với tập thể dục, để
giảm khối lượng cơ thể. Một số người theo chế độ ăn kiêng để tăng cân (thường
ở dạng cơ bắp). Chế độ ăn kiêng cũng có thể được sử dụng để duy trì trọng
lượng cơ thể ổn định và cải thiện sức khỏe.

3.1.2 Thực trạng thị trường F&B ở Việt Nam hiện nay
• Tiềm năng thị trường: Thực tế cho thấy hiện nay dịch vụ ăn uống tại Việt Nam
là một thị trường lớn, đa dạng và ngày càng thu hút nhiều vốn đầu tư. Thị
trường F&B Việt Nam là một thị trường màu mỡ với sức tăng trưởng nhanh
chóng. Theo thống kê của Dcorp R- Keeper Việt Nam (doanh nghiệp cung
cấp giải pháp POS và hệ sinh thái công nghệ cho các doanh nghiệp F&B), cả
nước hiện có đến 540.000 cửa hàng ăn uống, trong đó có khoảng 430.000 cửa
hàng nhỏ, 7.000 nhà hàng chuyên dịch vụ thức ăn nhanh, 22.000 cửa hàng cà
phê, các quầy bar và trên 80.000 nhà hàng được đầu tư bài bản. Qua từng năm,
con số này tăng lên một cách nhanh chóng và đáng kể. Việt Nam được xếp
vào một trong những nhóm nước có thu nhập cá nhân tăng hàng năm, dân số
trẻ, có xu hướng thích ăn ngoài, đã và đang trở thành thị trường lớn đầy tiềm
năng cho ngành F&B.
• Những xu hướng nổi trội trong ngành F&B hiện nay: Sự phát triển của khoa
học kỹ thuật, công nghệ thông tin đã đem đến những thay đổi mang tính đột
phá trong mọi lĩnh vực. Thị trường F&B cũng không ngoại lệ với bằng chứng
thực tế là công nghệ sản xuất thực phẩm hiện đại, ứng dụng giao hàng công
nghệ, e-voucher (phiếu mua hàng điện tử được cung cấp bởi các đơn vị kinh
doanh thương mại điện tử),… Ngoài ra, do sự phát triển kinh tế, gia tăng thu
nhập cá nhân cũng như sự thay đổi trong thói quen tiêu dùng, người dân có
10
xu hướng quan tâm hơn đến chất lượng bữa ăn, tìm hiểu về các chế độ ăn
uống lành mạnh và việc ăn tối và tụ tập bạn bè bên ngoài đã trở nên thường
xuyên hơn, đi kèm với đó là sự phát triển của xu hướng food reviewers và
fitness influencers.

3.1.3 Thực trạng thị trường thực phẩm lành mạnh


− Xu hướng thị trường:
o Sự bùng nổ nội dung thảo luận về ăn uống lành mạnh trên mạng xã hội nửa
cuối năm 2017 với gần 1 triệu kết quả tìm kiếm đã đánh dấu sự mở đầu của
xu hướng tiêu dùng thực phẩm lành mạnh ở Việt Nam. Đây là kết quả của
sự phát triển internet, mạng xã hội và ảnh hưởng của food influencers,
fitness influencers – du nhập những phong cách sống và tiêu thụ thực phẩm
lành mạnh từ các nước Mỹ, Nhật vào Việt Nam.
o Các chủ đề nổi bật về việc ăn uống lành mạnh: ăn chay, thực phẩm organic,
sữa hạt, low carb, detox, thực dưỡng, thay thế phụ gia thực phẩm, eat clean,
thực phẩm không biến đổi gien
− Đặc điểm của đối tượng khách hàng tiềm năng:
Bên cạnh những nghiên cứu thông qua tài liệu, nhóm cũng đang thực hiện 1
cuộc khảo sát để chứng thực:

Độ tuổi có sự hiểu biết về xu hướng ăn uống Eat Clean là tầm 18-22t. Đây là
độ tuổi khách hàng trẻ của thị trường. Những khách hàng ở độ tuổi này thường

11
thuộc trong khoảng năm sinh 9x – thế hệ vàng của dân số Việt Nam hay còn
gọi là thế hệ Z. Thế hệ này là thế hệ được sinh ra và trưởng thành trong kỷ
nguyên thời đại mới và dễ hòa nhập với cuộc cách mạng Công nghệ 4.0. Thiết
bị thông minh, mạng xã hội, công nghệ cao, sống nhanh sống ảo, chịu nhiều
áp lực cạnh tranh về vật chất và danh vọng chính là những điều có thế nói lên
cuộc sống và thời đại của thế hệ Z. Thế hệ Z đang dần bước vào và trở thành
nguồn lực lao động chính của thế gới. Chính thế khách hàng trong phân khúc
này có xu hướng hiện đại hóa các quan điểm và lối sống. các khách hàng trong
độ tuổi này thường dễ bị tác động và ảnh hưởng của các xu hướng đến từ nước
ngoài, ảnh hưởng từ các influencer.
Theo thống kê của Hootsuite và We Are Socialhiện, Việt Nam là quốc gia có
lượng người sử dụng mạng xã hội nhiều thứ 7 trên thế giới. Các xu hướng ăn
uống lành mạnh ví dụ như “Eat clean” là một xu hướng được nổi rộ lên từ các
mạng xã hội, đặc biệt là từ các influencer trên mạng xã hội. Điều này đã dẫn
đến có sự nhận thức nhanh chóng của các khách hàng có sử dụng mạng xã hội.
Theo một bài báo từ trang themoderatevoice.com – Bài báo viết về “Lý do tại
sao clean eating lại trở nên phổ biến?” đã chỉ ra, Instagram là một trong những
nhân tố thúc đẩy sự phổ biến của xu hướng ăn uống mới này. Rất nhiều người
dùng Instagram đã bị thu hút bởi những hình ảnh đẹp mắt về các món ăn eat
clean được những người nổi tiếng chia sẻ trên các tài khoản cá nhân. Những
bài chia sẻ đó nói về những lợi ích đến từ việc tuân thủ chế clean eating và sự
thay đổi tích cực về hình dáng cũng như sức khỏe của chủ nhân bài viết đã
kích thích sự tò mò và thích thú của những người sử dụng Instagram.

12
Theo Báo cáo Tương lai nhu cầu người tiêu dùng của HSBC, thay đổi về đặc
điểm nhân khẩu học và hành vi người tiêu dùng sẽ tạo nhiều cơ hội mới cho
các doanh nghiệp trong vài thập kỷ tới đồng thời đặt ra nhiều thách thức cho
một số chiến lược tiếp thị kiểu cũ trước đây. Bài báo cáo cũng đã chỉ ra rằng,
thế hệ 9x, 2000 sẽ thay đổi xu hướng tiêu dùng toàn cầu nhanh chóng. Nếu
như trước đây ở thế hệ Y hay thế X, nhu cầu về dinh dưỡng trong các bữa ăn
của họ thường là ăn nhiều bổ nhiều, một món ăn đầy đủ món, đầy đủ chất dinh
dưỡng và cụ thế chúng ta có thế thấy qua được nhưng mâm cơm, hay là cách
những khách hàng đó đến các nhà hàng và cách họ gọi thức ăn. Đối với thế hệ
Z thì nhu cầu dinh dưỡng trong bữa ăn dường như đã và đang dần thay đổi
theo những xu hướng mới. Chúng tôi đã thực hiện cuộc khảo sát và nhận thấy,
cùng là mục đích là “Cơ thể khỏe mạnh”, người tiêu dùng trong thời đại lại
nhận thấy clean eating là một trong những cách để thỏa mãn nhu cầu đó
• Đối thủ cạnh tranh
Ngành F&B Việt Nam đã lớn mạnh và phát triển trong nhiều năm. Do đó, đã
có một số lượng lớn các thương hiệu, công ty trong ngành công nghiệp này.
Theo thống kê của Dcorp R- Keeper Vietnam (một doanh nghiệp cung cấp giải
pháp POS và hệ sinh thái công nghệ cho các doanh nghiệp F&B), có tới
540.000 nhà hàng trong cả nước, trong đó có khoảng 430.000 cửa hàng nhỏ,
7.000 nhà hàng chuyên về dịch vụ thức ăn nhanh, 22.000 quán cà phê, quán
bar và hơn 80.000 nhà hàng được đầu tư tốt. Trong những năm qua, con số
này tăng lên nhanh chóng và đáng kể.
Tập đoàn Golden Gate, nhượng quyền KFC, Pizza Hut ... đã là những ông lớn
trong ngành F&B nói chung và trong lĩnh vực thực phẩm nói riêng, bao gồm
hàng trăm nhà hàng và nhiều nhượng quyền tại Việt Nam và thế giới.
13
Về lĩnh vực thực phẩm tốt cho sức khỏe, mặc dù lĩnh vực này còn mới mẻ ở
Việt Nam, đã có nhiều nhà hàng, cửa hàng và cửa hàng bán thực phẩm tốt cho
sức khỏe với cả cách thức trực tuyến và trực tuyến. Tại Hà Nội, có hơn 100
nhà hàng, cửa hàng và quán ăn nhỏ bán các món ăn tốt cho sức khỏe

14
3.2 Phân tích SWOT
• Điểm mạnh: Mô hình còn mới, ít đối thủ cạnh tranh. Theo báo cáo mới nhất
của IFIC – International Food Information Council’s Foudation – báo cáo về
Kết quả Khảo sát liên quan đến Thực phẩm và Sức khỏe (IFIC Foundation’s
2019 Food & Health Survey), báo cáo đã chỉ ra rằng “Clean Eating” là xu
hướng giảm cân mới phổ biến nhất 2019 (“…Consumers Report “Clean
Eating” as Most Popular New Diet Attempt in 2019”).
Chính vì độ phổ biến lớn ngày càng rộng rãi của xu ướng clean eating, dự án
này sẽ dễ dàng tiếp cận với giới trẻ – nguồn khách hàng tương lai hơn so với
những xu hướng ăn chay, hay low – carb,… vì những yêu cầu hà khắc.
• Điểm yếu:
o Bài toán về chi phí: Chi phí cao.
o Thực đơn chưa đủ phong phú.
o Độ bao phủ thị trường thấp: Vì xu hướng này còn khá mới đối với văn
hóa Việt Nam, cách thức nấu và chế biến sẽ khiến thực phẩm sẽ rất khó
ăn đối với nhiều người. Cho nên, độ phổ biến và khả năng chấp nhận sẽ
tốn khá nhiều thời gian. Người Việt Nam chúng ta luôn có xu hướng ăn
mặn và có nước chấm bên cạnh nhưng với chế độ eat clean thì ăn dưới
dạng nguyên thủy nhất nên toàn bộ vị là vị nguyên bản có thể sẽ không
có vị nên rất nhạt so với nhiều người. Hơn nữa tạo cảm giác lạt miệng
khó khăn, vì thế nhóm vẫn đang nghiên cứu sao cho phù hợp và gần gũi
nhất với bữa cơm gia đình Việt cũng như là khẩu phần ăn sao cho hợp
lý nhất.
o Chưa có tổ chức. Công tác tổ chức còn sơ hai, khó khăn trong bước thiết
lập ban đầu
• Cơ hội (Opportunities)
o Nguồn nguyên liệu dồi dào. Nhiều nhà cung cấp thực phẩm sạch
o Thị phần trong ngành F&B còn ít nên đây là cơ hội để phát triển và triển
khai nhanh nhất.
o Người tiêu dùng càng ngày càng quan tâm đến các vấn đề sức khỏe,
cuộc sống lành mạnh. Đây cũng là chế độ ăn phù hợp cho tất cả mọi
người, ngay cả những bạn đi tập gym. Vì vậy có khả năng sẽ liên kết
với các trung tâm Fitness để được nhận nhiều đơn hàng tăng doanh thu.
• Thách thức (Threats)
15
o Nguy cơ thị phần thu hẹp bởi đối thủ cạnh tranh.
o Có thể nói đây là người tiên phong trong mô hình này vì vậy có thể sẽ
sai sót trong quy trình đóng gói sản phẩm.
o Thực đơn chưa phong phú nên có khả năng khách hàng sẽ chán và kén
ăn với thực đơn đó.

16
CHƯƠNG 4: MÔ HÌNH KINH DOANH CANVAS

4.1 Khách hàng mục tiêu


4.1.1 Khách hàng mục tiêu sản phẩm tươi

Nhóm khách hàng Nhu cầu Mối lo ngại

Nhóm 1: Người nội trợ Muốn tìm thực An toàn thực phẩm không
hiện đại, kỹ tính và quan phẩm tốt nhất để nấu được đảm bảo
tâm đến an toàn thực phẩm những bữa ăn ngon
lành, giàu dinh
dưỡng cho gia đình
mình

Nhóm 2: Gia đình trẻ, có Khám phá những Việc đi chợ mỗi ngày khá
lối sống mới, thích sự tiện hương vị mới và phiền phức và không tìm
lợi, thích trải nghiệm các theo đuổi lối sống được sản phaamrbajwts kịp
dòng sản phẩm fresh & lành mạnh từ chế độ xu hướng ở những điểm bán
healthy dinh dưỡng hàng truyền thống
ngày

Nhóm 3: Người tiêu dùng Muốn lựa chọn thực Thực phẩm lành mạnh cao
có địa vị xã hội, quan tâm phẩm cao cấp xứng cấp khó kiếm ở Việt Nam
đến sức khỏe, khắt khe trong tầm và trải nghiệm
lựa chọn thực phẩm, mong tinh hoa văn hóa ẩm
muốn sử dụng thực phẩm an thực
toàn tuyệt đối

17
4.1.2 Khách hàng mục tiêu sản phẩm chế biến

Thế hệ MILLENIAL: Sáng tạo và Thế hệ Z: Thế hệ người tiêu dùng tương
định hình xu hướng – thế hệ cốt lõi đang lai, lan tỏa cảm hứng và gây ảnh hưởng
tạo ra giá trị cho xã hội tới quyết định của thế hệ trước

- Cư dân các thành phố lớn - Giới trẻ tại các thành phố lớn
- Quan tâm đến sức khỏe và an - Internet và mạng xã hội là một phần
toàn thực phẩm thiết yếu trong cuộc sống
- Công việc bận rộn, dành nhiều - Cởi mở, khao khát trải nghiệm;
thời gian làm việc và trao đổi thông tin nhanh chóng nắm bắt và tham gia vào
qua Internet các xu hướng mới để chứng tỏ cái tôi và
- Luôn bị hấp dẫn bởi các xu vị trí trong cộng đồng
hướng mới, nhưng dành thời gian và
nghiên cứu và chọn lọc trước khi quyết
định tham gia

4.1.3 Phân khúc khách hàng

PHÂN KHÚC KHÁCH ĐỀ XUẤT GIÁ TRỊ


HÀNG

1 Nội trợ hiện đại: công - Sản phẩm sạch


sở - Chủng loại đa dạng, phong phú, phổ thông (Phổ
biến)
- Dịch vụ tiện ích, tiện lợi (Tiết kiệm thời gian,
công sức, suy nghĩ, đắn đo…)

18
2 Ăn lành mạnh - Sản phẩm sạch
- Eat clean - Sản phẩm đặc biệt (Đặc thù, không phổ thông)
- Fitness - Đơn vị tính đặc thù (Đóng gói sản phẩm: khối
- Chay lượng nhỏ, số lượng nhiều)
- Dịch vụ tiện ích, tiện lợi (Tiết kiệm thời gian,
công sức, suy nghĩ, đắn đo…)

3 Đặc thù sức khỏe - Sản phẩm sạch


- Ăn dặm - Sản phẩm đặc biệt (Đặc thù, không phổ thông)
- Bệnh - Đơn vị tính đặc thù (Đóng gói sản phẩm: khối
lượng nhỏ, số lượng nhiều)
- Dịch vụ tiện ích, tiện lợi (Tiết kiệm thời gian,
công sức, suy nghĩ, đắn đo…)

4.2 Giải pháp giá trị


- 100% nguyên liệu được lấy từ các trang trại hữu cơ từ các khu vực lân cận Hà
Nội để đảm bảo độ tươi của thực phẩm. VD: Hòa Lạc, Hòa Bình, Vĩnh Phúc,…
- Có chuyên gia dinh dưỡng để tư vấn một chế độ ăn lành mạnh phù hợp theo
từng nhu cầu và mục đích của khách hàng (giảm cân, giữ cân, điều trị bệnh…) và
được cập nhật mỗi 2 tuần.
Chuyên gia dinh dưỡng: Tiến sĩ. Bác sĩ Dinh dưỡng Hồ Thu Mai đã có nhiều năm
kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn dinh dưỡng. Tiến sĩ. Bác sĩ Mai từng tham gia các
chương trình hợp tác với các Tổ chức quốc tế như UNICEF, WHO, FAO, Save the
Children trong các hoạt động và chương trình về dinh dưỡng, đồng thời cũng đã tham
gia các chương trình giáo dục, truyền thông về dinh dưỡng cho cộng đồng trên các
phương tiện thông tin đại chúng
- Thành phần mỗi món ăn được tính toán dựa trên sự cân nhắc của cả chuyên
gia dinh dưỡng và đầu bếp để vừa đảm bảo được nhu cầu về dinh dưỡng, vừa đảm

19
bảo được sự ngon miệng của món ăn để có thể duy trì thói quen ăn và sử dụng thực
phẩm lành mạnh lâu dài.
- Có app và web đặt hàng, hỗ trợ thanh toán trực tuyến. Giao hàng 7 ngày trong
tuần.
4.3 Các kênh truyền thông

Giai Mục tiêu Kênh truyền thông Nội dung


đoạn

1 Thu hút khách hàng Chạy từ khóa trên Google. Lợi ích của thực
mục tiêu, xây dựng Đăng banner quảng cáo về phẩm lành mạnh
nhận thức thương công ty trên các trang mạng xã và thói quen sử
hiệu. hội. dụng thực phẩm
Đặt banner tại các phòng tập, lành mạnh.
tòa nhà dân cư và văn phòng
Viết bài editorial trên tạp chí:
Đẹp, ELLE, Her, GUU.
Công cụ: 52% Digital
Marketing (Google Ads,
Facebook, Instagram,
Youtube, Zalo), 48% PR
(editorial).

2 Tăng lượng view, Chọn 3 người đại diện trong 3 Hiệu quả của thói
theo dõi và chứng nhóm phân khúc khách hàng quen sử dụng thực
minh sự hiệu quả và để trải nghiệm sản phẩm miễn phẩm lành mạnh.
thú vị của việc tiêu phí trong vòng 1 tháng:
dùng thực phẩm lành - Người tham gia cần cam
mạnh. kết tuân thủ tuyệt đối theo chế
độ ăn của chuyên gia dinh
dưỡng tư vấn.

20
- Người tham gia cần viết
nhật ký, chụp hình cùng món
ăn và đăng lên tài khoản cá
nhân mỗi tuần 2 lần (có kèm
hashtag).
- Người tham gia cần chụp
hình trước và sau khi trải
nghiệm.
Viết bài advertorial trên tạp
chí: Đẹp, ELLE, Her, Guu.
Công cụ: 40% Digital
Marketing (Facebook Ads,
Forum Seeding), 60% PR
(advertorial).

3 Khuyến khích cài Facebook Ads để cài app. “Cài app ngay,
app, tăng lượng dùng App: Tặng mã coupon 75% để nhận Coupon liền
thử và doanh số trải nghiệm dịch vụ cho khách tay”.
hàng lần đầu tiên cài app.
Mời bạn bè cài app qua mã
code để nhận coupon 20%.
Khách hàng sẽ được tặng mã
coupon 30% nếu bạn bè của họ
sử dụng dịch vụ gói 1 tháng
trong lần đầu tiên.
Đưa brochure cho những
khách hàng lần đầu tiên đặt
hàng.
Công cụ: 82% Digital
Marketing, 16% Sales
Promotion (coupons), 2%

21
Direct Marketing
(brochures).

4.4 Quan hệ khách hàng


4.4.1 Xây dựng quan hệ khách hàng thông qua chất lượng sản phẩm
Để xây dựng được lòng tin của khách hàng, giới thiệu và hướng dẫn dùng thử sản
phẩm để cho khách hàng có cái nhìn trực quan và cảm nhận cũng như trải nghiệm
thật nhất về sản phẩm mà họ chọn lựa, vì thế mà niềm tin của khách hàng vào sản
phẩm sẽ tăng lên gấp bội phần
4.4.2 Xây dựng quan hệ khách hàng thông qua các hình thức chăm sóc khách hàng
Quá trình này được diễn ra ngay sau khi mà khách hàng mua sản phẩm trực tiếp tại
cửa hàng, điểm phân phối. Như đã bàn ở trên mối quan hệ khách hàng không chỉ là
sự tìm hiểu trước- trong mà còn cả sau quá trình mua hàng. Vì vậy mà các hình thức
chăm sóc khách hàng ra đời nhằm mục đích duy trì mối quan hệ khách hàng.
Cụ thể các hình thức chăm sóc khách hàng ở đây là thông qua các phương tiện mà
trong quá trình mua hàng mà khách hàng cung cấp thông tin cá nhân, thông tin liên
lạc tại các điểm bán hàng.
Dựa vài các thông tin đó mà nhân viên chăm sóc khách hàng sẽ làm công đoạn tiếp
theo đó chính là vận dụng các hình thức chăm sóc khách hàng thông qua địa chỉ
email, tin nhắn qua số điện thoại, diễn đàn, tương tác trực tiếp trên fanpage Facebook,
trang web trực tiếp của cửa hàng để có thể cung cấp, tư vấn, phản hồi thông tin một
cách nhanh nhất đến khách hàng.
4.4.3 Xây dựng mối quan hệ khách hàng bằng thẻ thành viên và chương trình tri ân
khách hàng
Thẻ thành viên hoặc đăng ký làm thành viên khi mua sản phẩm cũng chính là cách
để có thể duy trì và xây dựng mối quan hệ khách hàng một cách nhanh nhất. Bởi
thông qua thẻ thành viên, nhân viên kinh doanh và bộ phận chăm sóc khách hàng có
thể dễ dàng liên lạc và cung cấp thông tin khuyến mãi, giảm giá và dịp tri ân.

22
4.5 Mô hình BMC

Đối tác chính Hoạt động Giải pháp giá trị Quan hệ khách Phân khúc khách
chính hàng hàng

• 100% nguyên liệu • Người nội trợ


• Nhà đầu tư • Nghiên được lấy từ các • Quảng cáo hiện đại, kỹ tính
• Các nông cứu và trang trại hữu cơ qua poster, và quan tâm đến
trại, siêu thị phát từ các khu vực lân banner, chiến an toàn thực
hữu cơ khu triển sản cận Hà Nội để dịch xúc tiến phẩm
vực lân cận phẩm đảm bảo độ tươi tiêu thụ • Gia đình trẻ, có
Hà Nội • Chế của thực phẩm. • Sử dụng các lối sống mới,
• Hệ thống biến sản VD: Hòa Lạc, Hòa công cụ digital thích sự tiện lợi,
cửa hàng phẩm Bình, Vĩnh marketing như thích trải nghiệm
phân phối • Đóng Phúc,… Google Ads, các dòng sản
• Các phòng gói sản • Có chuyên gia Facebook… phẩm fresh &
tập, cơ sở phẩm dinh dưỡng để tư • Quảng cáo healthy
làm đẹp và • Quảng vấn một chế độ ăn thông qua • · Người tiêu
chăm sóc cáo, lành mạnh phù KOLs, dùng có địa vị
sức khỏe chăm hợp theo từng influencers… xã hội, quan
• Tổ chức sóc nhu cầu và mục • Hoạt động tâm đến sức
truyền thông khách đích của khách khuyến mại, khỏe, khắt khe
• Nhà cung hàng hàng (giảm cân, dùng thử trong lựa chọn
cấp, đóng giữ cân, điều trị • Tặng thực phẩm,
gói bao bì bệnh…) và được vouchers giảm mong muốn sử

23
• Các KOLs và cập nhật mỗi 2 giá, đổi hộp dụng thực phẩm
influencers tuần. nhựa cũ lấy an toàn tuyệt đối
• Thành phần mỗi vouchers
Kols dự kiến: món ăn được tính
Hana Giang Anh toán dựa trên sự
cân nhắc của cả
chuyên gia dinh
dưỡng và đầu
bếp để vừa đảm
bảo được nhu cầu
về dinh dưỡng,
vừa đảm bảo
được sự ngon
miệng của món
ăn để có thể duy
trì thói quen ăn và
sử dụng thực
phẩm lành mạnh
lâu dài.
• Có app và web
đặt hàng, hỗ trợ
thanh toán trực
tuyến. Giao hàng
7 ngày trong tuần.

24
Nguồn lực chính Các kênh thông tin và Cấu trúc chi phí Dòng doanh thu
phân phối

• Giá trị thương • Các cửa hàng • Chi phí cố định: • Các thực
hiệu bán lẻ, cửa hàng chi phí thuê cửa phẩm, đồ
• Các nguồn tiện ích: Circle lương hàng ăn sạch,
cung cấp thực K, HaproFood, tháng của nhân đảm bảo
phẩm, nguyên Vinmart+, … viên cửa hàng, sức khoẻ
liệu đảm bảo • Các bên giao chi phí quản lý khách
uy tín hàng trực tuyến: các phần mềm, hàng
• Đội ngũ cửa Now, Baemin, trang thông tin
hàng: bếp Grab Food .... đại chúng.
trưởng, bếp • Chi phí phát
phụ, thu phục sinh, chi phí vận
vụ, bảo vệ, chuyển và các
nhân viên tiếp loại chi phí khác
thị, nhân viên
bán hàng, kế
toán

25
CHƯƠNG 5: CHIẾN LƯỢC MARKETING

5.1 Chiến lược Marketing cho thị trường mục tiêu


5.1.1 Phân đoạn thị trường
Việc lựa chọn cơ sở để phân đoạn thị trường được nhóm em dựa vào một số thông
tin cơ bản về tình hình sử dụng sản phẩm lành mạnh của người dân Hà Nội trong
những năm gần đây trong việc giảm cân và duy trì bữa ăn tốt cho sức khỏe.
Cụ thể, khi xét về tiêu thức nhân khẩu học để phân đoạn thị trường, nhóm em nhận
thấy rằng nhu cầu sử dụng sản phẩm đồ ăn lành mạnh cho việc ăn kiêng và giảm cân
đang tăng lên trong vòng 3 năm trở lại đây. Trên các diễn đàn về phương pháp ăn
uống lành mạnh eat clean, eat healthy food sau khi được thống kê, có khoảng
89.900.000 kết quả tìm kiếm cho cụm từ khóa “kinh doanh thức ăn dinh dưỡng ở
Việt Nam”. Ngoài ra theo điều tra của The Neilsen 2016, có khoảng 72% dân số Việt
Nam cho biết họ đang theo chế độ ăn uống đặc biệt để hạn chế hoặc không tiêu thụ
một số loại thực phẩm. Dựa trên thị trường tiềm năng về những loại sản phẩm đồ ăn
lành mạnh cho sức khỏe, nhóm chúng em đã thực hiện phân tích về các yếu tố độ
tuổi, giới tính và thu nhập thì tại mỗi phân đoạn khách hàng có những đặc điểm cụ
thể như sau:
Cơ sở Độ tuổi
Phân Học sinh từ 15 – Sinh viên từ 18 – Người đi làm Người từ 40 – 60
khúc 18 tuổi 23 tuổi từ 23 – 40 tuổi tuổi
• Có một số ít Nhu cầu ăn Nhu cầu ăn Nhu cầu ăn
có nhu cầu uống lành mạnh uống lành uống hướng về
giảm cân và để giảm cân mạnh được đề việc đảm bảo đủ
ăn uống lành nhiều hơn lứa lên cao hơn và dinh dưỡng cho
mạnh tuổi học sinh được chú trọng sức khỏe hơn là ăn
• Độ tuổi này nhưng chưa rõ hơn uống giảm cân
hầu như chưa ràng Nhu cầu Là người lớn
có ý thức về Độ tuổi này giảm cân và tuổi nên nhận thức
Đặc
việc ăn uống vẫn còn thích ăn giữ dáng cũng về sản phẩm ăn
điểm
lành mạnh uống tự do và được chú ý kiêng còn ít
không bị gò bó hơn
Quan tâm
về sức khỏe
hơn nên quan
tâm về sản
phẩm lành
mạnh hơn

26
Có thu nhập
và tự chủ về tài
chính

Bên cạnh yếu tố về độ tuổi ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng sản phẩm đồ ăn lành
mạnh thì giới tính cũng là yếu tố được nhóm chúng em phân tích khi phân đoạn thị
trường.
Cơ sở Giới tính
Phân
Nữ Nam
khúc
• Đề cao nhu cầu giảm cân, giữ vóc Có nhu cầu giảm cân, tập
dáng thon gọn lên cơ bắp, lấy sức khỏe
• Có khả năng nấu nướng Ngại nấu nướng
Đặc • Nhận thức về ăn uống lành mạnh và Thường uống rượu bia nên
điểm giảm cân rất cao bị dồn mỡ bụng
• Thường ăn những thực phẩm như fast
food, trà sữa dẫn đến béo phì,…

Ngoài ra trong những năm gần đây, mức thu nhập của người dân Hà Nội cũng được
nâng cao, theo Tổng cục thống kê thu nhập bình quân ước đạt 130 triệu
đồng/người/năm. Do đó, ngoài nhu cầu ăn uống bình thường thì người dân Hà Nội
đang có xu hướng sử dụng những sản phẩm ăn uống lành mạnh giúp nâng cao chất
lượng cuộc sống và sức khỏe. Chính vì vậy, thu nhập là yếu tố thứ ba nhóm chúng
em nghiên cứu để phân đoạn thị trường.
Cơ sở Thu nhập
Người có thu nhập từ 3 – Người có thu nhập Người có thu nhập
Phân
10 triệu đồng/tháng từ 10 – 20 triệu trên 20 triệu
khúc
đồng/tháng đồng/tháng
• Khả năng chi trả cho Có khả năng chi Sẵn sàng chi trả cho
thức ăn lành mạnh trả cho các sản phẩm sản phẩm lành mạnh
không lớn do các sản ăn uống lành mạnh với mục đích có thể
phẩm lành mạnh có Nhu cầu về ăn giảm cân và duy trì vóc
Đặc mức giá từ trung bình uống lành mạnh dáng
điểm đến cao được đề cao hơn do Nhu cầu làm đẹp
• Ý thức ăn uống cho thu nhập có dư thừa vóc dáng, duy trì cuộc
cuộc sống lành mạnh sống lành mạnh được
chưa được đề cao. đề cao và quan tâm
nhiều

27
5.1.2 Thị trường mục tiêu
Cửa hàng kinh doanh đồ ăn healthy food của nhóm em là cửa hàng khởi nghiệp với
quy mô trung bình vừa nên với quy mô vốn và nhân lực, nhóm em đã lên kế hoạch
Marketing cá nhân để phục vụ cho việc lựa chọn thị trường mục tiêu.
Dựa trên những đánh giá và phân tích ở mục phân đoạn thị trường, nhóm em đưa ra
những quyết định lựa chọn thị trường mục tiêu như sau dựa trên sự đánh giá về mức
độ hấp dẫn của thị trường.
Cơ sở Độ tuổi Giới tính Thu nhập
• Người đi Người Người tiêu dùng có
làm từ 23 – tiêu dùng thu nhập trung bình
40 tuổi nam và nữ đến cao từ 10 triệu
• Một số sinh đồng/tháng trở lên
Phân đoạn thị trường viên từ 18 –
được lựa chọn 23 tuổi
• Một số
người lớn
tuổi từ 40 –
60 tuổi
• Quy mô vừa và trung bình
Quy mô, sự • Có nhu cầu ăn giảm cân, giữ gìn vóc dáng, tập
tăng trưởng luyện thể dục thể thao
và cơ cấu thị • Có tiềm năng tăng trưởng lớn
trường • Khả năng thu lợi nhuận lớn
Đánh giá
• Khả năng tiếp cận khách hàng cao
mức độ
hấp dẫn • Khả năng tài chính của cửa hàng có khả năng đáp
(Lý do lựa ứng lượng cầu là khả thi
chọn) Mục tiêu và • Kênh phân phối: trực tiếp và gián tiếp, dễ dàng
khả năng triền khai
của doanh • Sản phẩm: có thị trường tiềm năng lớn đáp ứng
nghiệp nhu cầu của khách hàng
• Có khả năng Marketing và khả năng R&D

Từ những phân tích trên, nhóm em đưa ra đối tượng khách hàng mục tiêu có những
đặc điểm như sau:

28
• Khách hàng là đối tượng người đi làm, nhân viên văn phòng, người tập thể dục
thể thao trong độ tuổi từ 23 – 40 tuổi, có thể có một số ít khách hàng là đối tượng
sinh viên và lớn tuổi hơn từ 40 – 70 tuổi
• Khách hàng là cả đối tượng nam và nữ có nhu cầu ăn uống giảm cân, giữ gìn vóc
dáng, tập luyện nâng cơ bắp, giảm mỡ.
• Khách hàng có thu nhập trung bình và cao trong khoảng từ 10 triệu đồng/tháng
trở lên.
Dựa trên những đặc điểm nêu trên của thị trường mục tiêu, chiến lược cơ bản để cửa
hàng healthy food có thể làm hài lòng thị trường mục tiêu của mình đó là chiến lược
Marketing đơn phân khúc (Single segment Marketing). Cụ thể, cửa hàng sẽ lựa chọn
theo đuổi tập trung vào một đoạn thị trường – chính là thị trường mục tiêu. Việc này
giúp cửa hàng có thể có được một điểm xuất phát hợp lý, làm đà cho quá trình mở
rộng kinh doanh tiếp theo. Nhờ vào marketing tập trung, doanh nghiệp sẽ giành được
một vị trí vững chắc trong thị trường nhỏ nhờ hiểu biết được nhu cầu - mong muốn
- đòi hỏi của nhóm khách hàng trong các thị trường đó.
5.1.3 Định vị thương hiệu
Do thị trường của sản phẩm đồ ăn uống healthy lành mạnh để giảm cân rất tiềm năng
nên sự cạnh tranh của các cửa hàng là rất lớn. Do đó để khẳng định thương hiệu cũng
như mong muốn xây dựng cửa hàng với sự khác biệt so với các cửa hàng khác thì
nhóm em tập trung xây dựng và khác biệt hai yếu tố chính là hình ảnh cửa hàng và
sản phẩm.
Khía
cạnh
khác Chi tiết sự khác biệt Đánh giá
biệt
hóa
• Sự đảm bảo về chất lượng từng Với nhu cầu giảm cân của đối
khẩu phần ăn từ: nguồn gốc tượng khách hàng mục tiêu thì
nguyên liệu được kiểm định rõ yêu cầu về sản phẩm ăn uống
ràng xuất xứ, đến khâu chế biến trong quá trình đó rất quan trọng.
Sản qua tay đầu bếp chuyên nghiệp, Với những khác biệt trên về sản
phẩm dụng cụ nhà bếp sạch sẽ cùng sự phẩm của cửa hàng có thể giúp
của đảm bảo về an toàn vệ sinh thực khách hàng cảm thấy an tâm hơn
cửa phẩm. về chất lượng sản phẩm và giúp
hàng • Đa dạng các món ăn trong thực đỡ họ phần lớn trong lộ trình giảm
đơn cho khách hàng vừa giúp cân nhất là trong việc tính toán
giảm cân duy trì vóc dáng, vừa kcal nạp vào cơ thể hàng ngày.
giúp thay đổi và tăng sự mới lạ Với những công thức nấu ăn
trong vị giác của khách hàng riêng biệt của cửa hàng sẽ đem lại
29
• Kết hợp giữa các món ăn được sự ngon miệng, hấp dẫn khách
đầu bếp chế biến sẵn giúp khách hàng, là sự khác biệt to lớn so với
hàng có thể sử dụng trực tiếp với các cửa hàng khác.
các món ăn mà khách hàng có thể
mua mang về nhà để tự chế biến
phục vụ cho quá trình giảm cân
của bản thân như ngũ cốc, yến
mạch và các loại hạt.
• Các sản phẩm món ăn đều được
tính toán kcal rõ ràng giúp khách
hàng có thể tự tính năng lượng
mình nhập vào cơ thể để điều
chỉnh chế độ ăn cho phù hợp với
bản thân và lộ trình giảm cân
• Với những khách hàng mới bắt
đầu giảm cân thì cửa hàng cung
cấp những combo bao gồm
những món ăn được tính toán sẵn
lượng kcal giúp khách hàng dễ
dàng hơn trong việc tính toán
năng lượng.
• Các món ăn được nhà dinh dưỡng
và đầu bếp sáng tạo ra nhằm phục
vụ cho nhu cầu của từng khách
hàng, trong đó cửa hàng có thế
mạnh về các món liên quan đến
yến mạch, tạo nên nét riêng về
sản phẩm với các của hàng.
• Cửa hàng phát triển theo hình ảnh Trong sự cạnh tranh lớn như
thân thiện với môi trường, lấy hiện nay về các sản phẩm đồ ăn
màu xanh làm màu sắc chủ đạo giảm cân thì cách xây dựng hình
nhằm mục đích lan tỏa ý nghĩa ảnh của cửa hàng được cho là hợp
Hình việc trồng cây, phủ xanh diện lý mang lại dấu ấn sâu sắc cho
ảnh tích. khách hàng.
cửa • Cửa hàng lấy chữ tín làm trọng Ngoài ra, lấy cảm hứng từ hình
hàng tâm phát triển, các sản phẩm đồ ảnh thân thiện với môi trường
ăn uống đều được kiểm định chặt cũng là một điểm cộng lớn cho
chẽ để tạo nên ấn tượng cho cửa hàng trong hoàn cảnh cả thế
khách hàng về một cửa hàng uy giới chung tay bảo vệ môi trường.
tín là trên hết

30
• Cửa hàng lấy khách hàng là trọng
tâm phục vụ, vì vậy nên cửa hàng
chú trọng phát triển và nâng cao
chất lượng dịch vụ chăm sóc
khách hàng tận tình từ hàng nhân
viên phục vụ đến chuyên gia dinh
dưỡng. Cửa hàng cố gắng để trở
thành người bạn đồng hành với
khách hàng trên con đường giảm
cân lấy vóc dáng hướng tới cuộc
sống lành mạnh. Với sự hướng
dẫn của chuyên gia dinh dưỡng
về các bữa ăn hàng ngày, điều đó
sẽ giúp khách hàng cảm thấy
được quan tâm và giúp ích cho
quá trình giảm cân của khách.

Biểu đồ định vị thương hiệu

Như vậy, với kế hoạch định vị như trên, cửa hàng nhóm em định hướng sản phẩm
bán ở mức giá trung bình vừa nhằm vào những đối tượng có thu nhập từ tầm trung
bình đến cao trở lên. Bên cạnh đó cửa hàng em hướng đến chất lượng sản phẩm được
kiểm định có chất lượng uy tín cao hơn so với đối thủ cạnh tranh và phù hợp với mức
giá sản phẩm.

31
5.2 Chiến lược Marketing Mix
5.2.1 Chiến lược về sản phẩm
Do dòng sản phẩm chính mà cửa hàng muốn hướng đến là đồ ăn uống giảm cân nên
nhóm em đưa ra bảng danh sách menu của cửa hàng bao gồm những thông tin chi
tiết về món ăn. Cửa hàng tập trung bán sản phẩm theo khẩu phần dành riêng cho
khách hàng.
Dòng món ăn mà cửa hàng có thế mạnh và muốn tập trung và phát triển là đồ ăn liên
quan đến yến mạch giúp giảm cân.
Dưới đây là bảng menu món ăn được chế biến bởi đầu bếp của cửa hàng:
Mục Món Năng lượng Chi tiết món ăn, trang trí
Cơm ức gà • Các món ăn được bày trên những đĩa
hấp nấm + rau được làm từ gốm và thủy tinh nhằm
củ 550kcal/suất truyền tải nét đẹp truyền thống về làng
Cơm ức gà nghề gốm sứ Việt Nam.
nướng sốt • Cửa hàng hướng đến không gian thân
teriyaki + rau thiện với môi trường nên các món đồ
củ 560kcal/suất để bày món ăn đều được hạn chế tối
đa hàm lượng nhựa.
Cơm bò viên
• Với cách phân phối online, đồ để
sốt cà chua +
cơm phần đựng thức ăn được sử dụng từ giấy có
rau củ 650kcal/suất
gạo lứt in hình logo của cửa hàng lấy màu
Cơm cá thu sốt xanh làm màu chủ đạo, thân thiện với
teriyaki + rau môi trường và hạn chế rác thải nhựa.
củ 580kcal/suất
Cơm cá hồi sốt
Nhật + rau củ 540kcal/suất
Cơm tôm xào
bông cải 500kcal/suất
Cơm rang ngũ
sắc 620kcal/suất
Salad bắp cải 500kcal/suất
Salad xà lách 480kcal/suất
Salads Salad hoa quả 490kcal/suất
Salad gà sốt
midori 780kcal/suất
Sandwich cá
ngừ 500kcal/suất
32
Sandwich gà
nướng 520kcal/suất
Sandwich
Sandwich
chuối bơ đậu
bánh mì
phộng 600kcal/suất
đen
Sandwich
chuối bơ đậu
phộng mật ong 630kcal/suất
Nước ép cam • Với sản phẩm được bán trực tiếp tại
cà rốt 94kcal/suất cửa hàng, các ly đựng đồ uống được
Nước ép cần làm từ thủy tinh có gắn logo cửa hàng.
tây 85kcal/suất • Ống hút được sử dụng là ống hút giấy
thân thiện với môi trường
Nước ép ổi 90kcal/suất
Nước hoa • Với các phân phối online thì các ly
quả Nước ép dưa nước uống cũng được sử dụng từ giấy.
hấu 90kcal/suất
Nước ép táo
dưa chuột 92kcal/suất
Smoothie
chuối táo 150kcal/suất

Danh sách đồ ăn không qua chế biến, được bán trực tiếp cho khách hàng, đây là điểm
đặc biệt về sản phẩm của cửa hàng khi ngoài bán những món ăn được chế biến trực
tiếp tại cửa hàng thì cửa hàng còn bán thêm những sản phẩm bổ sung để tiện lợi cho
khách hàng đem về nhà chế biến và sử dụng cho quá trình giảm cân của mình. Những
sản phẩm khô được cửa hàng lựa chọn để bán đều được nhập từ nguồn gốc cụ thể,
chứa những thành phần tốt cho cơ thể trong quá trình giảm cân, dễ dàng chế biến
thành món ăn healthy. Dưới đây là danh sách món ăn được cửa hàng lựa chọn để
bán
Khối Năng lượng
Mục Tên sản phẩm lượng
Ngũ cốc Calbee original 800g 223kcal/100g
Ngũ cốc Calbee nâu (ngọt vừa phải) 223kcal/100g
700g
Ngũ cốc (chuối socola)
Ngũ cốc Calbee trắng (ít ngọt) 223kcal/100g
600g
( hạt nghiền, dâu tây, nho tím, yến mạch)

33
Ngũ cốc Calbee cam (cho ng ăn kiêng tuyệt 223kcal/100g
đối) 700g
( ngũ cốc + yến mạch)
Yến mạch ăn liền Quaker Oats 600g 389kcal/100g
800g 348kcal/100g
Yến mạch nguyên chất ăn liền Xuân An
400g 348kcal/100g
Yến
Yến mạch hữu cơ Xuân An 400g 345kcal/100g
mạch
Yến mạch gạo lứt Yumfood 210g 343kcal/100g
Yến mạch nếp cẩm Yumfood 210g 389kcal/100g
Yến mạch trái cây Oata 800g 450kcal/100g
Hạnh nhân nguyên vỏ tự nhiên 500g 597kcal/100g
Hạnh nhân tách vỏ 250g 600kcal/100g
Óc chó tách vỏ 250g 675kcal/100g
Hạt Óc chó đỏ tách vỏ 250g 185kcal/100g
Macca nứt vỏ Úc 500g 718kcal/100g
Macca tách vỏ Úc 250g 728kcal/100g
Black Bag chia 500g 486kcal/100g

5.2.2 Chiến lược về giá


Để đưa ra chiến lược về giá cho sản phẩm của cửa hàng, nhóm em thực hiện các
bước để có thể đưa ra cách định giá phù hợp nhất cho sản phẩm của cửa hàng.
Thứ nhất, xác định mục tiêu định giá: Căn cứ vào mục tiêu Marketing và chiến lược
định vị sản phẩm của cửa hàng, nhóm em quyết định mục tiêu định giá là khẳng định
chất lượng của sản phẩm trên thị trường và tối đa hóa doanh thu.
Thứ hai, xác định nhu cầu của thị trường:
o Căn cứ vào đối tượng khách hàng mục tiêu là nhóm khách hàng người đi
làm có độ tuổi từ 23 – 40 tuổi, có thu nhập từ 10 triệu đồng/ tháng trở lên
bao gồm cả nam và nữ có nhu cầu giảm cân, tập luyện thể dục thể thao giữ
gìn vóc dáng.
o Căn cứ vào nhu cầu về sản phẩm lành mạnh nhằm mục đích giảm cân ngày
càng lớn của người dân Hà Nội: Hà Nội là thủ đô của Việt Nam nên chất
lượng đời sống của người dân tại đây cũng được cải thiện lên hàng ngày
được thể hiện qua sự tăng lên về bình quân thu nhập đầu người hàng năm.
Do sự ăn uống không lành mạnh dẫn đến tỉ lệ béo phì của người dân Hà
Nội mà chủ yếu là nhóm nhân viên văn phòng và người đi làm tăng lên.
Chính vì vậy, nhận thức của người dân về việc giảm cân để bảo đảm sức
34
khỏe và cuộc sống lành mạnh được đề cao hơn. Điều đó chứng tỏ nhu cầu
của người dân về sản phẩm lành mạnh chuyên vè giảm cân là tăng lên rõ
ràng.
Thứ ba, dự tính chi phí được nhóm chúng em trình bày trong phần kế hoạch tài chính
bao gồm tất cả chi phí biến đổi và chi phí cố định cho việc kinh doanh của cửa hang.
Thứ tư, phân tích mức giá của đối thủ cạnh tranh: Theo nghiên cứu của nhóm em về
các cửa hàng cùng kinh doanh về mặt hàng sản phẩm giảm cân thì mức giá của đối
thủ nằm ở mức cao hơn so với các sản phẩm ăn uống thông thường và từ 80.000
đồng – 150.000 đồng cho một khẩu phần ăn.
Thứ năm, lựa chọn phương pháp định giá: Căn cứ vào định vị thương hiệu của cửa
hàng, nhóm em sử dụng chính sách giá theo mô hình 3C, phụ thuộc vào chi phí
(Cost), đối thủ cạnh tranh (Competion), khách hàng (Customer).
Thứ sáu, lựa chọn mức giá và báo giá: Sau khi phân tích lần lượt các bước trên, nhóm
em đưa ra mức giá cho từng sản phẩm món ăn đồ uống như sau:
o Với món ăn được chế biến tại cửa hàng:
Mục Món Giá
Cơm ức gà hấp nấm + rau củ 62.000
Cơm ức gà nướng sốt teriyaki + rau củ 62.000
Cơm bò viên sốt cà chua + rau củ 62.000
cơm phần gạo lứt Cơm cá thu sốt teriyaki + rau củ 62.000
Cơm cá hồi sốt Nhật + rau củ 62.000
Cơm tôm xào bông cải 62.000
Cơm rang ngũ sắc 52.000
Salad bắp cải 40.000
Salad xà lách 40.000
Salads
Salad hoa quả 40.000
Salad gà sốt midori 40.000
Sandwich cá ngừ 32.000
Sandwich Sandwich gà nướng 32.000
bánh mì đen Sandwich chuối bơ đậu phộng 20.000
Sandwich chuối bơ đậu phộng mật ong 20.000
Nước ép cam cà rốt 38.000
Nước hoa quả
Nước ép cần tây 38.000

35
Nước ép ổi 38.000
Nước ép dưa hấu 38.000
Nước ép táo dưa chuột 38.000
Smoothie chuối táo 38.000
o Với sản phẩm khô, bán sẵn:
Đơn giá
Khối (Nghìn
Mục Tên sản phẩm lượng đồng)
Ngũ cốc Calbee original 800g 180
Ngũ cốc Calbee nâu (ngọt vừa phải)
(chuối socola) 700g 180
Ngũ cốc Ngũ cốc Calbee trắng (ít ngọt)
( hạt nghiền, dâu tây, nho tím, yến mạch) 600g 180
Ngũ cốc Calbee cam (cho ng ăn kiêng tuyệt
đối)
( ngũ cốc + yến mạch) 700g 180
Yến mạch ăn liền Quaker Oats 600g 110
800g 140
Yến mạch nguyên chất ăn liền Xuân An
400g 75
Yến
Yến mạch hữu cơ Xuân An 400g 110
mạch
Yến mạch gạo lứt Yumfood 210g 40
Yến mạch nếp cẩm Yumfood 210g 40
Yến mạch trái cây Oata 800g 160
Hạnh nhân nguyên vỏ tự nhiên 500g 170
Hạnh nhân tách vỏ 250g 110
Óc chó tách vỏ 250g 150
Hạt Óc chó đỏ tách vỏ 250g 185
Macca nứt vỏ Úc 500g 165
Macca tách vỏ Úc 250g 200
Black Bag chia 500g 150

5.2.3 Chiến lược về phân phối


Sau khi thực hiện phân tích thị trường và nghiên cứu phát triển, để lựa chọn các kênh
phân phối phù hợp cho sản phẩm đồ ăn cửa cửa hàng, nhóm em đã thực hiện theo ba

36
bước: phân nhóm kênh phân phối, phân tích từng nhóm kênh phân phối và đưa ra
quyết định lựa chọn kênh phân phối.
Qua quá trình nghiên cứu và phân tích, nhóm em đưa ra 2 kênh phân phối chính cho
sản phẩm đồ ăn uống của cửa hàng:
Kênh Chi tiết phân phối Lý do lựa chọn
phân
phối
• Bán sản phẩm trực Các sản phẩm được chế biến trực tiếp
tiếp tại cửa hàng nên sẽ được bán trực tiếp cho khách hàng
• Cửa hàng được mở tại cửa hàng đảm bảo hương vị tươi ngon
cửa theo thời gian phù nhất của đồ ăn
Kênh hợp với bữa ăn Cửa hàng được đặt tại vị trí gần phòng
phân healthy phục vụ quá tập gym nên có khả năng thu hút những
phối trình giảm cân: sau nhóm khách hàng mục tiêu là người có nhu
trực tiếp 20h không phục vụ cầu giảm cân
• Các sản phẩm được Cách phân phối trực tiếp sẽ tạo mối quan
chế biến trực tiếp hệ tốt hơn với khách hàng và tìm hiểu được
tâm lý và khẩu vị để tư vấn chế độ dinh
dưỡng cho khách.
• Liên kết với các app Do thời đại hiện nay phát triển mạnh về
bán đồ ăn online như công nghệ nên tỉ lệ người sử dụng điện thoại
Now food, Grab food di động rất lớn, qua kênh phân phối online
để bán sản phẩm có thể tiếp cận với những khách hàng ở xa
Kênh • Thông qua đội ngũ cửa hàng trực tiếp tạo ra sự thuận lợi về
phân shipper để vận chuyển đường đi cho khách hàng, thỏa mãn tâm lý
phối đồ ăn đến từng khách của những khách hàng trẻ ngại đi lại
online hàng Cách phân phối online tạo thêm nguồn
doanh thu cho cửa hàng, hạn chế chi phí
phục vụ khách hàng trực tiếp, hạn chế khả
năng bị quá tải khi phân phối trực tiếp.

5.2.4 Chiến lược về xúc tiến


Với mục đích quảng cáo rộng rãi về cửa hàng tới những đối tượng khách hàng mục
tiêu, thúc đẩy nhu cầu sử dụng sản phẩm của cửa hàng, nhóm chúng em triển khai
những kế hoạch xúc tiến, truyền thông cho cửa hàng như sau:
Thông điệp cửa hàng muốn nhấn mạnh: “Thực phẩm sạch, lối sống xanh, vóc dáng
thanh mảnh”
Thứ nhất, về kế hoạch quảng cáo và PR
37
o Lập một page về cửa hàng nhằm mục đích dành cho cửa hàng đưa ra thực
đơn mới và khách hàng muốn trao đổi về chế độ dinh dưỡng khi giảm cân,
và góp ý của khách hàng
o Thực hiện quay video viral với nội dung là thông điệp cửa hàng muốn nhấn
mạnh nhằm tạo trào lưu ăn uống lành mạnh hướng tới đối tượng khách
hàng trẻ, sau đó quảng cáo trên các trang mạng xã hội như Facebook, Tik
Tok
o Chạy Facebook Ads để quảng cáo rộng rãi về cửa hàng và thúc đẩy khách
hàng hướng tới việc ăn đồ ăn lành mạnh cho sức khỏe để có cuộc sống lành
mạnh.
o Phát tờ rơi quảng cáo về cửa hàng nhằm mục đích thu hút sự chú ý của
khách hàng về cửa hàng
o Liên kết với các phòng tập gym để treo các banner, poster về cửa hàng và
thu hút lượng khách hàng của phòng tập gym sử dụng sản phẩm của cửa
hàng.
o Sử dụng KOLs là các PT tại phòng tập gym, các food reviewer để hướng
khách hàng tới những điểm nổi bật của sản phẩm về chất lượng phù hợp
với người ăn giảm cân, tạo thiện cảm cho khách hàng về cửa hàng
Thứ hai, về kế hoạch xúc tiến bán:
o Với những khách hàng mua sản phẩm lần đầu trực tiếp tại cửa hàng, thu
thập thông tin khách hàng về số điện thoại, ngày tháng năm sinh để tích
điểm, tư vấn cho khách hàng về chế độ dinh dưỡng trong quá trình giảm
cân
o Tạo mối liên kết gắn bó với những khách hàng thân thiết bằng cách tặng
những vouchers vào những ngày đặc biệt của họ hay những ngày đặc biệt
trong năm.
o Tặng voucher cho những khách hàng thường xuyên sử dụng sản phẩm của
cửa hàng và có sự hiệu quả trong giảm cân
o Nhằm mục đích bảo vệ môi trường, những khách hàng đem những hộp
đựng đồ ăn đã qua sử dụng đến cửa hàng sẽ được dùng để đổi lấy voucher.
o Tạo phiếu mua hàng theo tháng dành cho khách hàng.

38
CHƯƠNG 6: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN

6.1 Lộ trình phát triển bền vững


6.1.1 Khẳng định thương hiệu và vị thế trên thị trường:
Khẳng định thương hiệu thông qua việc cam kết chất lượng sản phẩm cung cấp cho
khách hàng từ việc thuê chuyên gia dinh dưỡng để lên thực đơn cho các món ăn được
phục vụ ở quán đến việc kiểm tra kỹ lưỡng chất lượng của các nguyên vật liệu đầu
vào, quá trình chế biến đảm bảo an toàn vệ sinh và có đầy đủ giấy chứng nhận vệ
sinh an toàn thực phẩm.
Khẳng định vị thế trên thị trường thông qua việc mở rộng cơ sở kinh doanh sau 3
năm hoạt động, đẩy mức doanh thu cửa hàng tăng nhanh, liên kết với nhiều app đồ
ăn online, các trung tâm chăm sóc sức khỏe.
6.1.2 Nền tảng được sử dụng:
Quán được lên thực đơn và chế biến khẩu phần ăn theo nguyên lý Lowcab với sự cố
vấn trực tiếp của chuyên gia dinh dưỡng, thực đơn đa dạng món ăn vừa đảm bảo đủ
các chất dinh dưỡng thiết yếu, quản lý được lượng calo dung nạp vào cơ thể, vừa
đảm bảo sức khỏe, duy trì vóc dáng đẹp và cơ thể khỏe mạnh.
6.1.3 Kế hoạch hoạt động:
Tăng việc sử dụng và tái sử dụng dịch vụ đối với khách hàng: thông qua nâng cao
chất lượng và đổi mới danh mục sản phẩm, tiếp thu phản hồi từ khách hàng.
Mở rộng hợp tác và kiểm định chất lượng nhà cung cấp dịch vụ, nguyên liệu đầu vào
trên các địa bàn hoạt động.
Ứng dụng các mô hình kinh tế và quản trị tiên tiến vào hệ thống.
Tận dụng tối ưu nguồn lực để giải quyết vấn đề. Giảm thiểu nguồn lực không cần
thiết tránh gây lãng phí.
6.1.4 Các cột mốc cần đạt trong quá trình 5 năm hoạt động:
Năm 1: Định vị sản phẩm, đưa healthy food trở thành xu hướng trên thị trường.
Năm 2: Mở rộng hợp tác với các trung gian marketing, liên kết với tất cả các app đồ
ăn online hiện hành.
Năm 3: Hoàn vốn
Năm 4: Mở thêm 1 cơ sở trên địa bàn Hà Nội.

39
Năm 5: Mở thêm 2 cơ sở trên địa bàn Hà Nội.
Sơ đồ tổng quan hệ thống:

6.2 R&D
- Nghiên cứu các công thức nấu món ăn tốt cho sức khỏe mới để đáp ứng các
nhu cầu ăn uống ngày càng thay đổi và đa dạng của người tiêu dùng.
o Các công thức nấu món cơm, bánh mì, sandwich, snack, yến mạch trộn.
o Các loại đồ uống, sinh tố tốt cho sức khỏe.
- Nghiên cứu các loại đồ ăn, thực phẩm mới tốt cho sức khỏe mà có thể thay thế
được cho những món đồ ăn không tốt cho sức khỏe mà người tiêu dùng hay tiêu thụ
như:
o Snack, bim bim.
o Đồ uống có ga.
o Các món ăn vặt khác.
- Nghiên cứu các nguyên liệu tốt cho sức khỏe cũng như hàm lượng calo, chất
béo và các chất dinh dưỡng, vitamin,… trong chúng để giúp người tiêu dùng có
những lựa chọn hợp lý nhất trong việc ăn uống.

40
- Nghiên cứu, tìm hiểu, đánh giá các nguồn cung hàng hóa chất lượng thỏa mãn
các tiêu chí sau:
o Giá cả ổn định.
o Chất lượng sản phẩm.
o Độ thân thiện với môi trường của sản phẩm.
o Các vấn đề giấy phép và các vấn đề liên quan đến hải quan, vận chuyển.
o Các giấy phép kinh doanh hợp pháp của nguồn cung hàng.
- Nghiên cứu tính năng, ứng dụng các công cụ marketing. Qua đó quảng bá
thương hiệu, tạo hiệu ứng lan tỏa đến người tiêu dùng.
- Nghiên cứu các chính sách liên quan đến vấn đề pháp lý tại nước sở tại để
có những biện pháp quản lý rủi ro cần thiết.
- Thu thập thông tin thử nghiệm, đánh giá, kiểm tra và sửa lỗi sản phẩm từ phía
khách hàng và phân tích đưa ra các đánh giá trong việc kinh doanh.
- Phát triển, mở rộng thêm hệ thống nhà bán lẻ để đưa sản phẩm tới nhiều người
tiêu dùng hơn.
- Nghiên cứu các đối tác tiềm năng có thể hợp tác trong tương lai, bao gồm:
o Các bên dịch vụ giao đồ ăn mới.
o Các nguồn phân phối nguyên liệu mới.
o Các thị trường, phân khúc khách hàng mới.
6.3 Các đối tác

STT Hạng Tên đối tác Thông tin liên hệ Ghi chú
mục

1 Công ty Công ty o Địa chỉ: Tầng 3, 338 Bạch Mai, 9Space là


thiết kế 9Space. Hai Bà Trưng, Hà Nội một công ty
không o Điện thoại: 09345.666.08 chuyên cung
gian nội o Website: https://9space.vn/ cấp dịch vụ
thất thiết kế kiến,
bên phía đối
tác này sẽ
tham gia

41
việc decor
không gian
cho quán.

2 Các công Nhà Cung o Ô Số 9, Cầu 10, Chợ Ngọc Hà, P. Đối tác cung
ty, nguồn Cấp Thực Đội Cấn, Q. Ba Đình,Hà Nội cấp các mặt
cung thực Phẩm Tươi o Điện thoại: Hotline: 036 417 hàng thực
phẩm, Sống Tại Hà 9999 - 0987 600 101 phẩm: thịt,
nguyên Nội Doanh cá, sữa, gạo
liệu trong Nghiệp Tư lứt,...
nước. Nhân
Nguyễn Văn
Tám

3 Công Ty o Địa chỉ trụ sở : Phòng 201- Đối tác cung


TNHH Thực Nhà C6- Phường Mai Động -Quận cấp các mặt
Phẩm Hoàng Hoàng Mai -Thành phố Hà Nội hàng thực
Đông phẩm: hải
sản tươi
sống, rau củ,
quả,..

4 Doanh o Địa chỉ: Tổ 3 Vọng La, Vọng La, Đối tác cung
Nghiệp Tư Đông Anh, Hà Nội cấp các mặt
Nhân Ngọc o Điện thoại: 0989891764 hàng thực
Cường phẩm: thịt,
cá, sữa, gạo
lứt,...

5 Taobao https://www.world.taobao.com/

42
6 1688 https://www.1688.com/ Nguồn hàng
Các
cung cấp các
trang,
7 Tmall https://www.tmall.com/ nguồn hàng
nguồn
ngũ cốc, sữa,
8 bán hàng Alibaba https://www.alibaba.com/ yến mạch
thực
cũng như
phẩm nội
các loại
địa Trung
snack tốt cho
uy tín
sức khỏe.

9 Các Rakuten https://www.rakuten.co.jp/ Nguồn hàng


trang, cung cấp các
10 nguồn Amazon https://www.amazon.co.jp/ nguồn hàng
bán hàng Japan ngũ cốc, sữa,
thực yến mạch
phẩm nội cũng như
địa Nhật các loại
uy tín snack tốt cho
sức khỏe.

11 Các công ty o Địa chỉ : Trụ sở chính : 24/113 Nguồn hàng


trang, TNHH Yên Hòa- Cầu Giấy – Hà Nội cung cấp các
nguồn Upshop o Hotline : 083.7273.222 nguồn hàng
bán hàng ngũ cốc, sữa,
thực yến mạch
phẩm nội cũng như
địa Hàn các loại
uy tín snack tốt cho
sức khỏe.

12 Vinmart Chuỗi các cửa hàng trên địa bàn Hà Phân phối
Nội các sản
13 Circle K

43
14 Các cửa T mart phẩm của
hàng bán cửa hàng.
lẻ

15 Các Phòng tập Địa chỉ: 28A4 Phạm Hồng Thái, Các đối tác
phòng tập gym AK Ba Đình, Hà Nội trong việc
gym trên Fitness quảng bá
địa bàn Phạm Hồng thương hiệu
thành phố Thái của hàng
Hà Nội cũng như
16 Phòng tập o Địa chỉ: 722 Hoàng Hoa Thám, hợp tác phát
Gym Titan Ba Đình, Hà Nội. triển về vấn
Hoàng Hoa đề dinh
Thám dưỡng
dưỡng cho
17 Phòng tập o Địa chỉ: 343 Đội Cấn, phường người đi tập
Body Style Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội. gym
Fitness &
Yoga

18 Phòng tập o Địa chỉ : SỐ 1A Nguyễn Khắc


TopGym Nhu, Phường Trúc Bạch, Ba Đình,
quận Ba Hà Nội.
Đình

19 Phòng tập o Địa chỉ: Tầng 6, tòa nhà số 8


Gym Curves Láng Hạ, phường Thành Công, Ba
Láng Hạ Đình, Hà Nội.

20 Các bên Now Các kênh


giao đồ giao đồ ăn
21 ăn online Baemin online mà dự

22 Grab

44
23 Foody án sẽ triển
khai trên đó.
24 Gojek

25 Loship

6.4 Xây dựng thương hiệu


Xây dựng thương hiệu một quán ăn chuyên cung cấp sản phẩm tốt cho sức khỏe, đầy
đủ dinh dưỡng cần thiết mà vẫn duy trì được vóc dáng đẹp và đảm bảo năng lượng
cần thiết với mức giá trung bình. Đặc biệt quán có chuyên gia dinh dưỡng riêng để
lên thực đơn và tư vấn về bữa ăn cho khách hàng - dịch vụ chăm sóc khách hàng mà
ít đối thủ cạnh tranh nào có.

CHƯƠNG 7: NHÂN SỰ VÀ HOẠT ĐỘNG


7.1. Kế hoạch nhân sự:
7.1.1. Sơ đồ tổ chức:

7.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, yêu cầu của từng vị trí:
1. Quản lý:
a. Chức năng, nhiệm vụ:

45
• Hoạch định và lên kế hoạch về nhu cầu nhân sự.
• Tuyển chọn nhân viên.
• Huấn luyện, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.
• Bố trí sử dụng và quản lý nhân viên.
• Thúc đẩy, động viên nhân viên.
• Trả công lao động.
• Đánh giá năng lực thực hiện công việc của nhân viên.
• Tìm nguồn cung nguyên liệu thay thế nếu cần.
• Chịu trách nhiệm an toàn thực phẩm và sức khỏe.
• Giám sát quá trình hoạt động tại cửa hàng để điều chỉnh vị trí hoặc giải quyết
các sự cố xảy ra bất ngờ.
• Giải quyết các tương quan nhân sự (các quan hệ lao động như: khen thưởng,
kỷ luật, sa thải, tranh chấp lao động,…).
• Tiếp nhận và xử lý các đơn hàng online và cung cấp thông tin thời gian về
món ăn được giao để thức ăn vẫn đảm bảo chất dinh dưỡng và sau đó chuyển
giao cho bếp.
• Có mối quan hệ rộng với nhà cung cấp cũng như khách hàng.
b. Yêu cầu:
• Tính “đa năng”, hiểu biết sâu về cách thức hoạt động của cả nhà hàng và mỗi
bộ phân đồng thời điều phối tất cả nhân sự làm việc tại nhà hàng.
• Sáng tạo, có những ý tưởng mới mẻ để giới thiệu nhà hàng và làm tăng doanh
thu.
• Khả năng kiểm soát và quản lý áp lực.
• Kỹ năng quản lý, tổ chức và lãnh đạo
• Là người tinh tế, biết lắng nghe mọi việc, không ngừng học hỏi nâng cao trình
độ chuyên môn.
• Kỹ năng giao tiếp khéo léo, thành thạo, có vốn hiểu biết xã hội để có thể đàm
phán cùng với khách hàng và đối tác.
• Linh hoạt trong xử lý tình huống. Có khả năng sắp xếp và giải quyết các vấn
đề nảy sinh trong thời gian ngắn.

46
• Có cái nhìn tổng quát về thị trường, biết được điểm mạnh, điểm yếu của nhà
hàng và các đối thủ cạnh tranh.
• Kỹ năng tuyển dụng, đào tạo nhân sự và thúc đẩy năng suất làm việc.
• Khả năng theo dõi và phân tích tình hình kinh doanh, thiết lập báo cáo theo
thời gian quy định.
2. Bếp chính:
a. Chức năng, nhiệm vụ:
• Đảm bảo chất lượng món ăn.
• Trực tiếp chế biến và nấu ăn.
• Phân công công việc cho phụ bếp.
• Kiểm tra chất lượng hàng hóa, thực phẩm.
• Kiểm tra chất lượng các thực phẩm tồn, các loại gia vị vào cuối ca làm việc để
có phương pháp bảo quản phù hợp.
• Hủy các thực phẩm không đủ đảm bảo chất lượng.
• Đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.
• Quản lý công cụ, dụng cụ, máy móc, tài sản được giao.
• Cùng bộ phận nhân sự tuyển chọn, hướng dẫn và đào tạo phụ bếp.
• Đánh giá kết quả làm việc của phụ bếp, tạo điều kiện để phụ bếp phát huy năng
lực của mình.
b. Yêu cầu:
• Có khả năng điều hành, giám sát và tổ chức công việc.
• Làm việc linh hoạt, có thể làm thêm giờ.
• Kỹ năng quản lý chi phí.
• Tay nghề cao và luôn sáng tạo có thể tạo ra các món ăn mới.
• “Gu” thẩm mỹ tinh tế và khiếu nghệ thuật riêng.
• Kỹ năng giao tiếp và làm việc tập thể.
• Kiên nhẫn, tỉ mỉ, khéo léo, cởi mở, ham học hỏi.
• Có khả năng chịu đựng áp lực công việc cao, yêu nghề, bất chấp khó khăn.
3. Phụ bếp:
a. Chức năng, nhiệm vụ:

47
• Chuẩn bị nguyên liệu, thành phần món ăn theo công thức. Đảm bảo số lượng
nguyên liệu, thực phẩm để chế biến luôn đủ dùng.
• Chuẩn bị các dụng cụ dùng để chế biến món ăn hoặc theo sự phân công từ bếp
trưởng.
• Kiểm tra, sắp xếp hàng hóa, dụng cụ khi lấy ra hoặc cất vào đúng nơi quy định.
Tuân thủ các quy định về bảo quản hàng hóa, trang thiết bị trong bếp.
• Sơ chế các nguyên, vật liệu theo yêu cầu, sự hướng dẫn của bếp trưởng.
• Báo cáo với các cấp trên khi gặp các sự cố về nguyên liệu, dụng cụ nấu nướng.
• Thực hiện đúng các kỹ năng, tiêu chuẩn khi tiếp thực, đặc biệt trước khách
hàng.
• Giữ vệ sinh các khu vực bếp, luôn đảm bảo các khu vực như kho cất nguyên
liệu, khu vực sơ chế, chế biến luôn sạch sẽ trong và sau giờ làm việc.
• Đảm bảo các khu vực kho, kệ, tủ đựng thực phẩm luôn được gọn gàng và sắp
xếp hợp lý.
• Luôn tuân thủ nội quy, quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm.
• Lau dọn và kiểm tra các máy móc, thiết bị trong khu vực bếp luôn hoạt động
tốt và báo cáo lại nếu như có hỏng hóc, gặp vấn đề.
• Học hỏi cách chế biến các món ăn từ bếp trưởng.
• Đóng khóa hệ thống gas, đèn, quạt… trong khu vực Bếp trước khi ra về.
b. Yêu cầu:
• Siêng năng, chăm chỉ và chịu được áp lực cao trong giờ cao điểm.
• Luôn nhiệt tình với công việc và ham học hỏi.
• Có sự quan sát tốt và sự sáng tạo nhất định.
• Có tình yêu với nghề Bếp.
• Có trách nhiệm cao với công việc.
• Sự tỉ mỉ, cẩn thận.
• Tiếng Anh giao tiếp căn bản và vốn từ vựng về lĩnh vực Bếp.
4. Thu ngân:
a. Chức năng, yêu cầu:
• Thiết kế bảng lương.
• Theo dõi và kiểm soát các chi phí của toàn bộ hoạt động của cửa hàng.
48
• Báo cáo doanh thu và các khoản thu chi hàng ngày.
• Có tinh thần cầu tiến, chịu khó, thật thà, siêng năng.
• Tuân theo sự phân công của quản lý.
• Tác phong nhanh nhẹn, trung thực.
b. Yêu cầu:
• Có kinh nghiệm làm việc ở vị trí thu ngân hoặc lĩnh vực chăm sóc khách hàng.
• Khả năng xử lý các giao dịch chính xác và có trách nhiệm.
• Kiến thức toán học và kỹ năng máy tính cơ bản.
• Khả năng đứng trong thời gian dài, làm việc với đồng nghiệp khác trong môi
trường nhịp độ nhanh để cung cấp dịch vụ tốt nhất.
• Kỹ năng tỉ mỉ, cẩn thận.
• Thái độ lịch sự, nhã nhặn khi giải quyết khiếu nại.
• Chịu được áp lực công việc.
• Khả năng giao tiếp tốt.
5. Phục vụ:
Nhân viên phục vụ làm theo ca, được phân theo từng khu vực, mỗi khu vực 2 nhân
viên linh hoạt quan sát khách hàng và phân chia công việc phục vụ. Dự kiến ca sáng
4 nhân viên, ca chiều và ca tối mỗi ca 2 nhân viên.
a. Chức năng, nhiệm vụ:
• Order đồ ăn, đồ uống cho khách hàng.
• Bưng đồ ăn, đồ uống cho khách hàng.
• Giải quyết mọi yêu cầu của khách hàng.
• Tuân theo sự phân công của quản lý.
• Tạo ấn tượng tốt về khách hàng và chịu được áp lực công việc.
b. Yêu cầu:
• Hiểu thực đơn.
• Kỹ năng giao tiếp, làm việc chuyên nghiệp.
• Có thái độ lịch sự với khách hàng.
• Chịu được áp lực công việc.
• Trang phục làm việc phải đúng quy định, đúng tác phong, gọn gàng.

49
• Đón tiếp tận tình, chu đáo, quan tâm đến những sở thích, nhu cầu khách hàng.
• Khả năng giao tiếp linh hoạt, thuyết phục để tạo thiện cảm với khách hàng.
• Có tinh thần cầu tiến, không ngừng học hỏi.
6. Bảo vệ:
a. Chức năng, nhiệm vụ:
• Bảo vệ tài sản của cửa hàng: máy móc, thiết bị điện tử, bàn ghế, đồ gia dụng,…
• Nắm vững chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng bảo vệ, những quy
định của pháp luật, nội quy, quy tắc của địa phương.
• Trông giữ, dắt xe cho khách hàng.
• Sử dụng vũ lực và phương tiện, biện pháp theo quy định của pháp luật.
• Quan sát hành vi bất thường và ngăn chặn kịp thời.
b. Yêu cầu:
• Nghiệp vụ bảo vệ cơ bản.
• Nghiệp vụ cấp cứu người bị nạn.
• Nghiệp vụ PCCC
• Nghiệp vụ ứng phó và xử lý các tình huống khẩn cấp.
• Giao tiếp tốt.
• Có sức khỏe tốt.
• Thân thiện, trung thực, nhanh nhẹn, có trách nhiệm với công việc.
• Sử dụng thành thạo các công cụ hỗ trợ công việc.
7. Nhân viên tiếp thị:
a. Chức năng, nhiệm vụ của nhân viên tiếp thị:
• Viết bài quảng cáo thương hiệu qua các kênh quảng cáo.
• Triển khai các kế hoạch tiếp thị và tiếp thị cho những sản phẩm trực tuyến.
• Theo dõi và giải đáp thắc mắc của người dùng trên mạng xã hội.
• Quản lý, tối ưu các chiến dịch quảng cáo đã triển khai.
• Nghiên cứu xu hướng mới về truyền thông xã hội.
b. Yêu cầu của nhân viên tiếp thị:
• Dám vượt qua các chuẩn mực để theo đuổi các ý tưởng mới.
• Có niềm đam mê với công việc.
50
• Có năng lực viết tốt, sáng tạo nội dung, nắm bắt được trend.
• Thành thạo các công cụ, phần mềm.
• Giao tiếp tốt, có khả năng làm việc nhóm
• Năng lực ngoại ngữ
• Chịu được áp lực công việc.
8. Nhân viên bán hàng:
a. Chức năng, nhiệm vụ của nhân viên bán hàng:
• Tiếp nhận, đảm bảo về số lượng, chất lượng đầu vào của hàng hóa, sản phẩm.
• Trực tiếp bán hàng, đảm bảo doanh số và doanh thu.
• Bảo quản, giữ gìn hàng hóa sẵn có.
• Trưng bày hàng hóa và thống kê hàng tồn.
• Tiếp nhận và giải đáp những khiếu nại, phản hồi từ khách hàng.
• Lập báo cáo chi tiết theo định kỳ.
b. Yêu cầu của nhân viên bán hàng:
• Ngoại hình ưa nhìn.
• Trang phục gọn gàng.
• Sức khỏe tốt.
• Thái độ, cử chỉ ân cần.
• Am hiểu về ngành hàng.
• Có kỹ năng giao tiếp với khách hàng.
9. Kế toán:
a. Chức năng, nhiệm vụ của kế toán:
• Thu thập xử lý thông tin số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc
kế toán.
• Ghi chép, tính toán, phản ánh số hiện có, tình hình luân chuyển và sử dụng tài
sản, vật tư, tồn vốn; quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
• Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch SXKD, kế hoạch thu chi tài chính, kiểm
tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính.
• Cung cấp các số liệu, tài liệu cho việc điều hành hoạt động SXKD.
b. Yêu cầu của kế toán:

51
• Chính xác, trung thực, khách quan.
• Kế toán phải kịp thời, đầy đủ.
• Thành thạo các phần mềm văn phòng.
• Có khả năng giao tiếp tốt.
• Ngoại ngữ luôn có lợi thế.
7.1.3. Thời gian làm việc:

Ca Vị trí Thời gian

Sáng + Trưa Bếp trưởng 6h30-14h30

Phụ bếp 6h30-14h30

Thu ngân 6h30-14h30

Phục vụ 6h30-10h30

10h30-14h30

Bảo vệ 6h30-14h30

Nhân viên quản lý Page + lên đơn onl 6h30-14h30

Kế toán 6h30-14h30

Chiều + Tối Bếp trưởng 14h30-20h30

Phụ bếp 14h30-20h30

Thu ngân 14h30-20h30

Phục vụ 14h30-18h30

18h30-21h30

Bảo vệ 14h30-20h30

52
Nhân viên quản lý Page + lên đơn onl 14h30-20h30

Kế toán 14h30-20h30

7.1.4. Số lượng nhân sự:

STT Vị trí Số lượng

1 Quản lý 2
(1 quản lý đồ ăn sống, 1 quản lý đồ ăn
chín)

2 Bếp trưởng 2
(Mỗi ca 1 người)

3 Phụ bếp 4
(Mỗi ca 2 người)

4 Thu ngân 2
(Mỗi ca 1 người)

5 Phục vụ 9
(Mỗi ca 3 người)

6 Bảo vệ 4
(Mỗi ca 2 người)

7 Nhân viên tiếp thị 1

8 Nhân viên bán hàng(đồ ăn 2


sống) (Mỗi ca 1 người)

53
9 Kế toán 1

7.2. Kế hoạch hoạt động


7.2.1. Cơ sở và cơ sở hạ tầng
• Dự kiến đặt cửa hàng tại quận Đống Đa, Hà Nội
• Gồm 2 tầng, mỗi tầng rộng 75m2. Tầng 1 có một khu vực chế biến đồ ăn, một
quầy khách hàng order và một khu vực ngồi chờ đối với khách hàng order
mang về, một khu vực để khách ngồi ăn tại cửa hàng. Tầng 2 là khu vực khách
ngồi ăn. Tầng 1 trang bị 1 ghế dài ở khu vực ngồi chờ và 2 bộ bàn ghế ở khu
vực ăn. Tầng 2 trang bị 5 bộ bàn ghế.
7.2.2. Trang thiết bị

STT TÊN ĐƠN SỐ


VỊ LƯỢNG

NHÓM VẬT DỤNG NỘI THẤT

1 Bàn tròn Cái 2

2 Ghế tựa Cái 8

3 Bộ bàn ghế ( 1 bộ gồm 1 bàn 45*60*50 cm và 4 ghế Bộ 5


cao 30 cm)

4 Quầy tính tiền và order Cái 1

5 Tủ lạnh ( 1 tủ đựng thức ăn tươi và 1 để nước uống Cái 2


)

6 Máy lạnh âm trần LG công suất 6.0 Cái 2

54
7 Hệ thống ánh sáng

NHÓM VẬT DỤNG CHẾ BIẾN

8 Tủ bếp Bộ 1

9 Máy xay hoa quả Cái 2

10 Tủ kính trưng bày hoa quả tươi Cái 1

11 Khay, hộp đựng nguyên liệu Cái 5

12 Bếp Cái 1

13 Bộ dụng cụ sơ chế Bộ 2

14 Bộ dụng cụ ăn uống Bộ 30

NHÓM DỤNG CỤ PHỤC VỤ

15 Khay bưng đồ 30*40cm Cái 3

16 Ly, cốc Cái 30

17 Giá đựng ly, cốc, đĩa,…. Cái 2

18 Đồng phục nhân viên Bộ 23

NHÓM DỤNG CỤ KHÁC

19 Máy tính Cái 1

20 Hệ thống loa, âm thanh Cái 1

55
21 Camera AVTECH AVC153P Cái 3

22 Máy in hóa đơn Cái 1

23

7.2.3. Phương thức truyền thông


• Truyền thông online: lập fanpage qua các kênh mạng xã hội cho cửa hàng
(facebook, instagram)
• Truyền thông offline: phát tờ rơi
7.2.4. Các chi phí vận hành
- Chi phí thuê mặt bằng
- Chi phí điện, nước, internet
- Chi phí nguyên vật liệu
- Chi phí nhân công
- Chi phí marketing
- Chi phí thiết bị
- Chi phí khác
7.2.5. Nguồn cung cấp nguyên vật liệu
• Thực phẩm tươi sống: cá, thịt
• Rau củ
• Đồ uống sẵn: sữa chua,...
• Trái cây
• Nguyên vật liệu khác

56
CHƯƠNG 8: DỰ BÁO TÀI CHÍNH
8.1 Vốn đầu tư
Cơ sở vật chất
SỐ ĐƠN THÀNH
Mục
Chi tiết LƯỢNG VỊ ĐƠN GIÁ TIỀN GHI CHÚ
Tủ Sanaky 300l 1 cái 5.000.000 5.000.000
Tủ lạnh Electrolux
1 cái 12.000.000 12.000.000
522l
Tủ bếp 4 cái 500.000 2.000.000
Phích đun nước 4 cái 200.000 800.000
Cân thực phẩm 1 cái 1.000.000 1.000.000
Cân tiểu li 1 cái 400.000 400.000
Lò vi sóng 1 cái 5.000.000 5.000.000
Lò nướng 70l 1 cái 15.000.000 15.000.000
Nồi cơm công
1 cái 3.000.000 3.000.000
nghiệp
Máy xay 1 cái 1.500.000 1.500.000
Máy ép hoa quả 1 cái 2.000.000 2.000.000
Khay, hộp đựng
2 cái 50.000 100.000
nguyên liệu
BẾP
Bếp ga công nghiệp 2 cái 6.000.000 12.000.000
Bát, dụng cụ nấu ăn
1 bộ 2.000.000 3.000.000
chuyên dụng
- Dao
- Thớt
Bộ dụng cụ sơ chế 6 bộ 600.000 3.600.000
- Rổ, rá
- Muôi
- 10 bát
- 10 đôi
Bộ dụng cụ ăn
7 bộ 600.000 4.200.000 đũa
uống tại quán
- 10 thìa
- 10 đĩa
Khay bưng đồ
20 50.000 1.000.000
30*40cm
- 1 bộ 10
cái
6 bộ 300.000 1.800.000
- Dùng
Cốc tại quán

57
Hộp giấy đựng đồ
1500 2.000 3.500.000
ăn+ giấy ăn
Giá đựng ly, cốc,
15 cái 50.000 750.000
đĩa,….
Quầy tính tiền 1 cái 1.000.000 1.000.000
THU NGÂN Máy in hóa đơn 1 cái 1.500.000 1.500.000
Máy tính 2 bộ 3.000.000 6.000.000
Hệ thống loa, âm
2 bộ 6.500.000 13.000.000
thanh
Camera AVTECH
5 bộ 1.500.000 7.500.000
AVC153P
Bàn ghế
15 bộ 1.500.000 22.500.000
CỬA HÀNG (80x60)+ 4 ghế
Kệ đựng đồ 3 kệ 500.000 1.500.000
Sửa chữa,trang trí
1 20.000.000 20.000.000
cửa hàng
Trả trước thuê mặt
3 tháng 35.000.000 105.000.000
bằng
Chi phí hoạt động
MỞ GIAN HÀNG
ONLINE Now, Grabfood 2 1.000.000 2.000.000
CHUẨN BỊ Nhập hàng chuẩn
HÀNG bị 77.700.000
KHAI TRƯƠNG Tổ chức khai
CỬA HÀNG trương 1 15.000.000 15.000.000
CHI PHÍ DỰ
PHÒNG 200.000.000
Nghiên cứu thị
trường,
xin cấp phép,... 25.000.000
CHI PHÍ KHÁC
Nghiên cứu sản
phẩm 5.000.000
Dịch vụ mua ngoài 3.000.000
583.350.000

58
8.2 Chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất, nhập hàng dự kiến
ĐƠN GIÁ SỐ
TÊN NGUYÊN ĐƠN THÀNH THÀNH TIỀN
MỤC (nghìn LƯỢNG
LIỆU VỊ TIỀN THÁNG
đồng) TUẦN
Gạo lứt kg 30.000 70 2.100.000
Thịt bò kg 200.000 7 1.400.000 5.600.000
Thịt gà kg 35.000 8 280.000 1.120.000
Cá thu kg 250.000 4 1.000.000 4.000.000
Cá ngừ kg 250.000 4 1.000.000 4.000.000
Thực phẩm
Cá hồi kg 400.000 5 2.000.000 8.000.000
sống
Tôm tươi bóc vỏ kg 135.000 4 540.000 2.160.000
Trứng quả 2.000 100 200.000 800.000
Lạp xưởng kg 150.000 2 300.000 1.200.000
Chả lụa kg 200.000 2 400.000 1.600.000
Bánh mì lát
Thực phẩm (sandwich) ổ 30.000 50 1.500.000 6.000.000
chế biến
Bơ đậu phộng hũ 30.000 1 30.000 120.000
sẵn
Mật ong (650ml) hũ 35.000 1 35.000 140.000
Gia vị Tổng hợp 1.000.000 1 1.000.000 4.000.000
Ngô kg 10.000 8 80.000 320.000
Cải chip kg 30.000 7 210.000 840.000
Bắp cải kg 20.000 12 240.000 960.000
Rau củ
Xà lách Lollo kg 40.000 4 160.000 640.000
Cà rốt kg 17.000 18 306.000 1.224.000
Cần tây kg 60.000 5 300.000 1.200.000
Chuối kg 8.000 4 32.000 128.000
Táo kg 40.000 5 200.000 800.000
Hoa quả
Dưa chuột kg 15.000 3 45.000 180.000
Dưa hấu kg 5.000 30 150.000 600.000
Ngũ cốc Calbee
original gói 108.000 0 2.700.000
Ngũ cốc
Ngũ cốc Calbee
nâu gói 108.000 0 2.700.000

59
Ngũ cốc Calbee
trắng gói 108.000 0 2.700.000
Ngũ cốc Calbee
cam gói 108.000 0 2.700.000
Yến mạch ăn liền
Quaker Oats gói 71.500 0 1.787.500
hộp
800g 91.000 0 2.275.000
Yến mạch nguyên gói
chất ăn liền Xuân An 400g 52.500 0 1.312.500
Yến mạch hữu cơ
Yến mạch
Xuân An gói 71.500 0 1.787.500
Yến mạch gạo lứt
Yumfood gói 28.000 0 700.000
Yến mạch nếp cẩm
Yumfood gói 28.000 0 700.000
Yến mạch trái cây
Oata gói 96.000 0 2.400.000
Hạnh nhân nguyên
vỏ tự nhiên hộp 102.000 0 2.550.000
Hạnh nhân tách vỏ hộp 71.500 0 1.787.500
Óc chó tách vỏ hộp 90.000 0 2.250.000
Hạt
Óc chó đỏ tách vỏ hộp 111.000 0 2.775.000
Macca nứt vỏ Úc hộp 99.000 0 2.475.000
Macca tách vỏ Úc hộp 120.000 0 3.000.000
Black Bag chia gói 90.000 0 2.250.000
Chi phí nguyên liệu chế biến 11.408.000
Hàng nhập vào 38.850.000
Tổng 50.258.000

Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5


Nguyên
liệu chế
biến 136.896.000 150.585.600 180.702.720 189.737.856 199.224.749
Hàng
nhập
bán 77.700.000 388.500.000 466.200.000 559.440.000 587.412.000 616.782.600
Chi phí khác

60
Thiết bị,
đồ dùng
nhà bếp 74.150.000 2.000.000 2.000.000 2.000.000 2.000.000 2.000.000
Thiết bị
đồ dùng
ngoài
nhà bếp 32.500.000 500.000 500.000 500.000 500.000 500.000
Phụ
kiện
(hộp
giấy,
giấy
ăn...) 3.500.000 3.500.000 4.200.000 5.250.000 5.250.000 5.250.000
Phát
triển cải
thiện
sản
phẩm 5.000.000 2.000.000 2.000.000 3.000.000 2.000.000 2.000.000
Thuê
mặt
bằng 105.000.000 420.000.000 420.000.000 420.000.000 420.000.000 420.000.000
Điện,
nước,
internet,
bảo
hiểm 3.000.000 120.000.000 120.000.000 123.000.000 123.000.000 123.000.000
Hoạt
động
trên app
đặt đồ
ăn 0 376.209.500 395019975 434.521.973 456.248.071 479.060.475
Chi phí
dự
phòng 200.000.000 100.000.000
Giảm
trừ
doanh
thu 198.005.000 217.805.500 326.708.250 375.714.488 432.071.661
Tổng 423.150.000 1.647.610.500 1.161.525.475 1.414.980.223 1.384.712.559 1.463.882.135

61
8.3 Chi phí nhân công
Năm 1
SỐ CHI PHÍ LƯƠNG CƠ TỔNG LƯƠNG TỔNG LƯƠNG
STT VỊ TRÍ PHỤ CẤP BHYT BHXH
LƯỢNG ĐÀO TẠO BẢN THEO THÁNG THEO NĂM
Bếp trưởng 2 0 10.000.000 2.000.000 180.000 960.000 21.720.000 260.640.000
Phụ bếp 4 50.000 4.000.000 1.000.000 75.000 400.000 18.100.000 217.200.000
Phục vụ 9 50.000 2.000.000 500.000 37.500 200.000 20.362.500 244.350.000
Bảo vệ 1 0 4.000.000 500.000 67.500 360.000 4.072.500 48.870.000
Quản lý 1 70.000 5.000.000 500.000 82.500 440.000 4.977.500 59.730.000
Thu ngân 1 50.000 2.000.000 500.000 37.500 200.000 2.262.500 27.150.000
Kế toán 1 50.000 4.000.000 500.000 67.500 360.000 4.072.500 48.870.000
Quản lí
fanpage+ lên
đơn onl 1 50.000 2.000.000 500.000 37.500 200.000 2.262.500 27.150.000
TỔNG 320.000 33.000.000 6.000.000 585.000 3.120.000 77.830.000 933.960.000
Năm 2
SỐ CHI PHÍ LƯƠNG CƠ TỔNG LƯƠNG TỔNG LƯƠNG
STT VỊ TRÍ PHỤ CẤP BHYT BHXH
LƯỢNG ĐÀO TẠO BẢN THEO THÁNG THEO NĂM
Bếp trưởng 2 0 10.000.000 2.500.000 187.500 1.000.000 22.625.000 271.500.000
Phụ bếp 4 0 4.000.000 1.000.000 75.000 400.000 18.100.000 217.200.000
Phục vụ 9 0 2.000.000 500.000 37.500 200.000 20.362.500 244.350.000
Bảo vệ 1 0 4.000.000 500.000 67.500 360.000 4.072.500 48.870.000
Quản lý 1 0 5.500.000 500.000 90.000 480.000 5.430.000 65.160.000
Thu ngân 1 0 2.000.000 500.000 37.500 200.000 2.262.500 27.150.000

62
Kế toán 1 0 4.000.000 500.000 67.500 360.000 4.072.500 48.870.000
Quản lí
FBpage+ lên
đơn onl 1 0 2.000.000 500.000 37.500 200.000 2.262.500 27.150.000
TỔNG 0 33.500.000 6.500.000 600.000 3.200.000 79.187.500 950.250.000

Năm 3
SỐ CHI PHÍ LƯƠNG CƠ TỔNG LƯƠNG TỔNG LƯƠNG
STT VỊ TRÍ PHỤ CẤP BHYT BHXH
LƯỢNG ĐÀO TẠO BẢN THEO THÁNG THEO NĂM
Bếp trưởng 2 0 11.000.000 2.500.000 202.500 1.080.000 24.435.000 293.220.000
Phụ bếp 4 0 4.500.000 1.000.000 82.500 440.000 19.910.000 238.920.000
Phục vụ 9 0 2.500.000 500.000 45.000 240.000 24.435.000 293.220.000
Bảo vệ 1 0 4.500.000 500.000 75.000 400.000 4.525.000 54.300.000
Quản lý 1 0 6.000.000 500.000 97.500 520.000 5.882.500 70.590.000
Thu ngân 1 0 2.500.000 500.000 45.000 240.000 2.715.000 32.580.000
Kế toán 1 0 4.500.000 500.000 75.000 400.000 4.525.000 54.300.000
Quản lí
FBpage+ lên
đơn onl 1 0 3.000.000 500.000 52.500 280.000 3.167.500 38.010.000
TỔNG 0 38.500.000 6.500.000 675.000 3.600.000 89.595.000 1.075.140.000

Năm 4
SỐ CHI PHÍ LƯƠNG CƠ TỔNG LƯƠNG TỔNG LƯƠNG
STT VỊ TRÍ PHỤ CẤP BHYT BHXH
LƯỢNG ĐÀO TẠO BẢN THEO THÁNG THEO NĂM
Bếp trưởng 2 0 11.550.000 2.500.000 210.750 1.124.000 25.430.500 305.166.000

63
Phụ bếp 4 0 4.725.000 1.000.000 85.875 458.000 20.724.500 248.694.000
Phục vụ 9 0 2.625.000 500.000 46.875 250.000 25.453.125 305.437.500
Bảo vệ 1 0 4.725.000 500.000 78.375 418.000 4.728.625 56.743.500
Quản lý 1 0 6.300.000 500.000 102.000 544.000 6.154.000 73.848.000
Thu ngân 1 0 2.625.000 500.000 46.875 250.000 2.828.125 33.937.500
Kế toán 1 0 4.725.000 500.000 78.375 418.000 4.728.625 56.743.500
Quản lí
FBpage+ lên
đơn onl 1 0 3.150.000 500.000 54.750 292.000 3.303.250 39.639.000
TỔNG 0 40.425.000 6.500.000 703.875 3.754.000 93.350.750 1.120.209.000

Năm 5
SỐ CHI PHÍ LƯƠNG CƠ TỔNG LƯƠNG TỔNG LƯƠNG
STT VỊ TRÍ PHỤ CẤP BHYT BHXH
LƯỢNG ĐÀO TẠO BẢN THEO THÁNG THEO NĂM
Bếp trưởng 2 0 12.127.500 2.500.000 219.413 1.170.200 26.475.775 317.709.300
Phụ bếp 4 0 4.961.250 1.000.000 89.419 476.900 21.579.725 258.956.700
Phục vụ 9 0 2.756.250 500.000 48.844 260.500 26.522.156 318.265.875
Bảo vệ 1 0 4.961.250 500.000 81.919 436.900 4.942.431 59.309.175
Quản lý 1 0 6.615.000 500.000 106.725 569.200 6.439.075 77.268.900
Thu ngân 1 0 2.756.250 500.000 48.844 260.500 2.946.906 35.362.875
Kế toán 1 0 4.961.250 500.000 81.919 436.900 4.942.431 59.309.175
Quản lí
FBpage+ lên
đơn onl 1 0 3.307.500 500.000 57.113 304.600 3.445.788 41.349.450
TỔNG 0 42.446.250 6.500.000 734.194 3.915.700 97.294.288 1.167.531.450
64
8.4 Chi phí Marketing
SỐ ĐƠN NĂM
LOẠI CHI PHÍ THÀNH PHẦN LƯỢNG GIÁ 0 NĂM 1 NĂM 2 NĂM 3 NĂM 4 NĂM 5
Thuê người quản lí fanpage và
lên bài 1

Truyền thông 1 1.500.000


online FB ads + event 1.000.000 16.500.000 5.500.000 5.000.000 4.000.000 4.000.000
1 3.000.000
Book reviewers 500.000 4.000.000 1.500.000
Truyền thông Chạy chương trình đặc biệt 1 1.000.000 5.000.000 1.000.000 2.000.000 1.000.000 1.000.000
offline Voucher khuyến mãi 1 1.000.000 4.500.000 2.000.000 4.000.000 3.000.000 3.000.000
30.000.000 8.500.000 12.500.000 8.000.000 8.000.000

Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5


Marketing online 20.500.000 5.500.000 6.500.000 4.000.000 4.000.000
Marketing offline 9.500.000 3.000.000 6.000.000 4.000.000 4.000.000
Chi phí marketing 30.000.000 8.500.000 12.500.000 8.000.000 8.000.000

65
8.5 Chi phí dự tính
Mục Cụ thể NĂM 0 NĂM 1 NĂM 2 NĂM 3 NĂM 4 NĂM 5
Sửa chữa, cải Bao gồm lắp đặt loa,
Chi tạo cửa hàng camera,...,trang trí lại 40.500.000 2.000.000
phí Thiết bị, đồ
cơ sở dùng nhà bếp 74.150.000 2.000.000 2.000.000 2.000.000 2.000.000 2.000.000
vật Thiết bị,đồ
chất dùng ngoài nhà Quầy thu ngân, bán
bếp hàng, bàn ăn 32.500.000 500.000 500.000 500.000 500.000 500.000
Trả lương cho nhân
Chi phí nhân sự
viên 933.960.000 950.250.000 1.075.140.000 1.120.209.000 1.167.531.450
Nguyên liệu chế biến 136.896.000 150.585.600 180.702.720 189.737.856 199.224.749
Nhập hàng đầu vào 77.700.000 388.500.000 466.200.000 559.440.000 587.412.000 616.782.600
Chi phí cho sản Phụ kiện (hộp giấy,
phẩm giấy ăn...) 3.500.000 3.500.000 4.200.000 5.250.000 5.250.000 5.250.000
Phát triển, cải thiện sản
Chi phẩm 5.000.000 2.000.000 2.000.000 3.000.000 2.000.000 2.000.000
phí Chi phí Marketing online 20.500.000 5.500.000 6.500.000 4.000.000 4.000.000
hoạt marketing
Marketing offline 9.500.000 3.000.000 6.000.000 4.000.000 4.000.000
động
Thuê mặt bằng 105.000.000 420.000.000 420.000.000 420.000.000 420.000.000 420.000.000
Chi phí dịch vụ Điện, nước, internet,
mua ngoài bảo hiểm 3.000.000 120.000.000 120.000.000 123.000.000 123.000.000 123.000.000
Hoạt động trên app đặt
đồ ăn 0 376.209.500 395019975 434.521.973 456.248.071 479.060.475
Khai trương+ Sự kiện khai trương 15.000.000
mở gian hàng Mở gian hàng online 2.000.000 0 0 0 0 0

66
Khảo sát thị trường,
Chi phí bằng tiền
cấp phép hoạt động,
khác thiết kế logo,... 25.000.000
Chi phí dự phòng 200.000.000 100.000.000
Giảm trừ doanh thu (5%) 198.005.000 217.805.500 326.708.250 375.714.488 432.071.661
TỔNG 583.350.000 2.611.570.500 2.737.061.075 3.244.762.943 3.290.071.415 3.455.420.934

8.6 Doanh thu


NĂM 1 NĂM 2 NĂM 3 NĂM 4 NĂM 5
SẢN GIÁ
PHẨM BÁN SỐ SỐ SỐ SỐ SỐ
LƯỢNG THÀNH TIỀN LƯỢNG THÀNH TIỀN LƯỢNG THÀNH TIỀN LƯỢNG THÀNH TIỀN LƯỢNG THÀNH TIỀN
Cơm suất 62.000 27.000 1.674.000.000 29.700 1.841.400.000 44.550 2.762.100.000 51.233 3.176.415.000 58.917 3.652.877.250
Cơm
rang ngũ
sắc 52.000 5.400 280.800.000 5.940 308.880.000 8.910 463.320.000 10.247 532.818.000 11.783 612.740.700
Salad 40.000 18.000 720.000.000 19.800 792.000.000 29.700 1.188.000.000 34.155 1.366.200.000 39.278 1.571.130.000
Sanwich
mặn 32.000 5.400 172.800.000 5.940 190.080.000 8.910 285.120.000 10.247 327.888.000 11.783 377.071.200
Sandwich
chuối bơ
đậu
phộng 20.000 9.000 180.000.000 9.900 198.000.000 14.850 297.000.000 17.078 341.550.000 19.639 392.782.500
Nước ép 38.000 16.200 615.600.000 17.820 677.160.000 26.730 1.015.740.000 30.740 1.168.101.000 35.350 1.343.316.150
Ngũ cốc 180.000 600 108.000.000 660 118.800.000 990 178.200.000 1.139 204.930.000 1.309 235.669.500
Yến
mạch ăn 110.000 100 11.000.000 110 12.100.000 165 18.150.000 190 20.872.500 218 24.003.375
67
liền
Quaker
Oats
Yến 140.000 120 16.800.000 132 18.480.000 198 27.720.000 228 31.878.000 262 36.659.700
mạch
nguyên
chất ăn
liền Xuân
An 75.000 100 7.500.000 110 8.250.000 165 12.375.000 190 14.231.250 218 16.365.938
Yến
mạch
hữu cơ
Xuân An 110.000 100 11.000.000 110 12.100.000 165 18.150.000 190 20.872.500 218 24.003.375
Yến
mạch gạo
lứt
Yumfood 40.000 150 6.000.000 165 6.600.000 248 9.900.000 285 11.385.000 327 13.092.750
Yến
mạch nếp
cẩm
Yumfood 40.000 150 6.000.000 165 6.600.000 248 9.900.000 285 11.385.000 327 13.092.750
Yến
mạch trái
cây Oata 150.000 100 15.000.000 110 16.500.000 165 24.750.000 190 28.462.500 218 32.731.875
Hạnh
nhân
nguyên
vỏ tự
nhiên 170.000 120 20.400.000 132 22.440.000 198 33.660.000 228 38.709.000 262 44.515.350

68
Hạnh
nhân
tách vỏ 120.000 120 14.400.000 132 15.840.000 198 23.760.000 228 27.324.000 262 31.422.600
Óc chó
tách vỏ 150.000 120 18.000.000 132 19.800.000 198 29.700.000 228 34.155.000 262 39.278.250
Óc chó đỏ
tách vỏ 175.000 120 21.000.000 132 23.100.000 198 34.650.000 228 39.847.500 262 45.824.625
Macca
nứt vỏ Úc 165.000 120 19.800.000 132 21.780.000 198 32.670.000 228 37.570.500 262 43.206.075
Macca
tách vỏ
Úc 200.000 120 24.000.000 132 26.400.000 198 39.600.000 228 45.540.000 262 52.371.000
Black
Bag chia 150.000 120 18.000.000 132 19.800.000 198 29.700.000 228 34.155.000 262 39.278.250
TỔNG 3.960.100.000 4.356.110.000 6.534.165.000 7.514.289.750 8.641.433.213

8.7 Báo cáo kết quả kinh doanh

STT Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5


1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 3.960.100.000 đ 4.356.110.000 đ 6.534.165.000 đ 7.514.289.750 đ 8.641.433.213 đ
2 Các khoản giảm trừ doanh thu 198.005.000 đ 217.805.500 đ 326.708.250 đ 375.714.488 đ 432.071.661 đ
3 Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ 3.762.095.000 đ 4.138.304.500 đ 6.207.456.750 đ 7.138.575.263 đ 8.209.361.552 đ
4 Giá vốn hàng bán 1.757.460.000 đ 616.785.600 đ 740.142.720 đ 777.149.856 đ 816.007.349 đ
5 Lợi nhuận gộp 2.004.635.000 đ 3.521.518.900 đ 5.467.314.030 đ 6.361.425.407 đ 7.393.354.203 đ
6 Doanh thu hoạt động tài chính 0đ 0đ 0đ 0đ 0đ

69
7 Chi phí hoạt động tài chính 0đ 0đ 0đ 0đ 0đ
8 Chi phí bán hàng 803.640.000 đ 950.250.000 đ 1.075.140.000 đ 0đ 0đ
9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 0đ 0đ 0đ 0đ 0đ
10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 1.200.995.000 đ 2.571.268.900 đ 5.467.314.030 đ 6.361.425.407 đ 7.393.354.203 đ
11 Thu nhập khác 0đ 0đ 0đ 0đ 0đ
12 Chi phí khác 0đ 0đ 0đ 0đ 0đ
13 Lợi nhuận khác 0đ 0đ 0đ 0đ 0đ
14 Lợi nhuận trước thuế 1.200.995.000 đ 2.571.268.900 đ 5.467.314.030 đ 6.361.425.407 đ 7.393.354.203 đ
15 Thuế thu nhập doanh nghiệp 168.139.300 đ 359.977.646 đ 765.423.964 đ 890.599.557 đ 1.035.069.588 đ
16 Lợi nhuận sau thuế 1.032.855.700 đ 2.211.291.254 đ 4.701.890.066 đ 5.470.825.850 đ 6.358.284.615 đ

8.8 Bảng lưu chuyển tiền tệ


Năm 0 1 2 3 4 5
Chuẩn bị đầu tư
Mua tài sản cố định -2.295.900.000 đ
Tài trợ nhu cầu VLĐ -200.000.000 đ
Thu chi đặc biệt
Triển khai
Doanh thu 3.960.100.000 đ 4.356.110.000 đ 6.534.165.000 đ 7.514.289.750 đ 8.641.433.213 đ
Chi phí -2.779.450.500 đ -2.773.741.075 đ -3.279.442.943 đ -3.326.751.415 đ -3.492.100.934 đ
Khấu hao 459.180.000 đ 459.180.000 đ 459.180.000 đ 459.180.000 đ 459.180.000 đ
Thuế -236.129.900 đ -316.473.785 đ -650.944.412 đ -837.507.667 đ -1.029.866.456 đ
CL NCVLĐ -100.000.000 đ
70
Kết thúc
Thanh lí
Thu hồi NCVLĐ 100.000.000 đ
CF -2.495.900.000 đ 1.403.699.600 đ 1.725.075.140 đ 3.062.957.646 đ 3.809.210.668 đ 4.678.645.823 đ
DCF -2.495.900.000 đ 1.316.791.370 đ 1.518.076.325 đ 2.528.537.375 đ 2.949.892.388 đ 3.398.866.811 đ

(Mua TSCĐ= Tổng CSVC+ chi phí mặt bằng;


Chi phí còn lại của năm 0 được + vào chi phí năm 1)

NPV 8.645.651.283,58 đ
IRR 79%
PI 4,463941377
DPP 1,776712351

71
CHƯƠNG 9: NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ

9.1 Phân bổ nguồn vốn


STT Chi phí Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5

1 Cơ sở vật chất 147.150.000 2.500.000 2.500.000 4.500.000 2.500.000 2.500.000

2 Chi phí dịch vụ 125.000.000 916.209.500 935.019.975 977.521.973 999.248.071 1.022.060.475

3 R&D 25.000.000

4 Sản phẩm 86.200.000 530.896.000 622.985.600 748.392.720 784.399.856 823.257.349


5 Nhân công - 933.960.000 950.250.000 1.075.140.000 1.120.209.000 1.167.531.450

6 Marketing - 30.000.000 8.500.000 12.500.000 8.000.000 8.000.000

Tổng 383.350.000 2.413.565.500 2.519.255.575 2.818.054.693 2.914.356.927 3.023.349.274

7 Dự trù rủi ro 200.000.000 - - 100.000.000 - -


Giảm trừ doanh
8 thu (5%) - 198.005.000 217.805.500 326.708.250 375.714.488 432.071.661

TỔNG VỐN ĐẦU TƯ 583.350.000 2.611.570.500 2.737.061.075 3.244.762.943 3.290.071.415 3.455.420.935

1
9.1.1 Cơ sở vật chất
Gồm chi phí mua mới vào năm 0 và chi phí bảo trì, sửa chữa cho các năm sau

MỤC NĂM 0 NĂM 1 NĂM 2 NĂM 3 NĂM 4 NĂM 5


Bếp
74.150.000 2.000.000 2.000.000 2.000.000 2.000.000 2.000.000
Quầy
thu
8.500.000 500.000 500.000 500.000 500.000 500.000
ngân
Thiết bị
của
cửa 169.500.000 2.000.000
hàng

9.1.2 Chi phí dịch vụ


Chi phí dịch vụ chung
Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5
Thuê mặt bằng 105.000.000 420.000.000 420.000.000 420.000.000 420.000.000 420.000.000
Điện, nước,
internet, bảo
hiểm 3.000.000 120.000.000 120.000.000 123.000.000 123.000.000 123.000.000
Hoạt động trên
app đặt đồ ăn 0 376.209.500 395019975 434.521.973 456.248.071 479.060.475
Mở gian hàng
online 2.000.000 0 0 0 0 0

2
Khai trương
cửa hàng 15.000.000 0 0 0 0 0
Chi phí dự
phòng 200.000.000 0 0 100.000.000 0 0
TỔNG 325.000.000 916.209.500 935.019.975 1.077.521.973 999.248.071 1.022.060.475

Chi phí thuê mặt bằng


GIÁ THUÊ 35.000.000
THỜI GIAN
5 năm
THUÊ
DIỆN TÍCH 75 m2
TỔNG CHI PHÍ 2.100.000.000

9.1.3 Nghiên cứu và phát triển (R&D)


Nghiên cứu thị
trường,
xin cấp phép,... 25.000.000
Nghiên cứu sản
phẩm 5.000.000
TỔNG 30.000.000

3
9.1.4 Chi phí cho sản phẩm
Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5

Nguyên liệu chế biến 136.896.000 150.585.600 180.702.720 189.737.856 199.224.749

Hàng nhập bán 77.700.000 388.500.000 466.200.000 559.440.000 587.412.000 616.782.600


Phụ kiện đóng
Chi gói, giấy ăn,.. 3.500.000 3.500.000 4.200.000 5.250.000 5.250.000 5.250.000
phí Phát triển cải
khác thiện sản
phẩm 5.000.000 2.000.000 2.000.000 3.000.000 2.000.000 2.000.000

TỔNG 86.200.000 530.896.000 622.985.600 748.392.720 784.399.856 823.257.349

9.1.5 Chi phí nhân công


SỐ
STT VỊ TRÍ NĂM 1 NĂM 2 NĂM 3 NĂM 4 NĂM 5
LƯỢNG
1 Bếp trưởng 2 260.640.000 271.500.000 293.220.000 305.166.000 317.709.300
2 Phụ bếp 4 217.200.000 217.200.000 238.920.000 248.694.000 258.956.700
3 Phục vụ 9 244.350.000 244.350.000 293.220.000 305.437.500 318.265.875
4 Bảo vệ 1 48.870.000 48.870.000 54.300.000 56.743.500 59.309.175
5 Quản lý 1 59.730.000 65.160.000 70.590.000 73.848.000 77.268.900
6 Thu ngân 1 27.150.000 27.150.000 32.580.000 33.937.500 35.362.875
7 Kế toán 1 48.870.000 48.870.000 54.300.000 56.743.500 59.309.175

4
Quản lí fanpage+ lên đơn
8 onl 1 27.150.000 27.150.000 38.010.000 39.639.000 41.349.450
TỔNG 933.960.000 950.250.000 1.075.140.000 1.120.209.000 1.167.531.450

9.1.6 Chi phí Marketing


NĂM 0 NĂM 1 NĂM 2 NĂM 3 NĂM 4 NĂM 5
Marketing
online 20.500.000 5.500.000 6.500.000 4.000.000 4.000.000
Marketing
offline 9.500.000 3.000.000 6.000.000 4.000.000 4.000.000
Tổng 0 30.000.000 8.500.000 12.500.000 8.000.000 8.000.000

9.1.7 Chi phí giảm trừ doanh thu


Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5
Giảm trừ doanh thu (5%) - 198.005.000 217.805.500 326.708.250 375.714.488 432.071.661
Mỗi năm trích một phần vốn vào chi phí giảm trừ doanh thu cho những dịp khuyến mãi, chiết khấu,… sản phẩm ( cụ
thể :5% doanh thu)
9.2 Kêu gọi vốn đầu tư
Công ty dự kiến kêu gọi vốn đầu tư 2,00,000,000 VNĐ tương đương 25% cổ phần công ty.

5
CHƯƠNG 10: SALE PIPELINE

Name of Size of deal Date PO Probability % of


customers expected getting sales
Người đi Từ 23- Chiếm tỉ lệ nhiều nhất, khoảng 40%. Nhóm khách hàng 120 suất/ngày 90%
làm 30 tuổi này thường thực hiện các phương pháp ăn uống healthy để
hạn chế những khuyết điểm về ngoại hình như vóc dáng,
da, tóc,...
Có thu nhập và
tự chủ về tài
chính.
Từ 30- Những người ở độ tuổi này thường lựa chọn sản phẩm 30 suất/ngày
45 tuổi healthy vì quan tâm đến sức khỏe của bản thân và gia đình.
Có thu nhập ổn định
tự chủ về tài
chính.
Tuy nhiên, nhóm khách hàng này hầu như tự nấu ăn tại nhà
nên chỉ chiếm 15%
Học sinh Chiếm khoảng 5%, người ở độ tuổi này ít có nhu cầu về 15 suất/ngày 40%
(Dưới 18 tuổi) giảm cân hay ăn uống lành mạnh cũng như vẫn còn phụ
thuộc vào bố mẹ, gia đình.

1
Sinh viên Khoảng 30% sinh viên sử dụng sản phẩm do đã bắt đầu có 80 suất/ngày 70%
(Từ 18-22 tuổi) nhiều hơn nhu cầu về ngoại hình: làn da, vóc dáng… Tuy
nhiên họ ưa chuộng các loại thực phẩm khác hơn cũng như
chưa có thu nhập ổn định.
Người lớn tuổi 10% người ở độ tuổi này sử dụng sản phẩm healthy food vì 25 suất/ngày 50%
(Từ 45 tuổi trở đi) nhu cầu sức khỏe. Họ cho rằng ăn uống lành mạnh sẽ giúp
phòng trị bệnh tốt hơn, giúp tránh những căn bệnh phát
sinh do ăn uống thiếu điều độ như đau dạ dày, gan nhiễm
mỡ, tiểu đường hay ung thư... Nhưng độ tuổi này thường
ăn tại gia vì có nhiều thời gian và có con cái giúp đỡ.

2
Tài liệu tham khảo

• https://www.theworkingcentre.org/food-and-beverage-industry/700
• https://www.younetmedia.com/insights/healthy-eating-lan-song-thay-doi-
trong-thoi-quen-an-uong-cua-nguoi-tieu-dung-viet.html
• https://themoderatevoice.com/why-did-the-clean-eating-trend-gain-
popularity/
• Báo cáo IFIC Foundation’s 2019 Food & Health Survey
• Đề án kinh doanh của Be Fresh - Khoa Quản trị Kinh doanh, Đại học Kinh tế
Đà Nẵng
• Thực trạng và phương hướng phát triển của thị trường thực phẩm an
toàn Việt Nam hiện nay (tapchicongthuong.vn)
• Healthy Eating – Làn sóng thay đổi trong thói quen ăn uống của người
tiêu dùng Việt (brandsvietnam.com)
• 5 xu hướng ẩm thực lành mạnh sẽ "làm mưa làm gió" thị trường F&B
năm 2020 (phần 2) - Foodtechmaster.vn

You might also like