You are on page 1of 8

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
~~~~~~*~~~~~~

BÁO CÁO

HỌC PHẦN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


CHỦ ĐỀ 1: ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN LÀ
GÌ?
Giảng viên hướng dẫn: TS.Lê Đức Long
Nhóm sinh viên thực hiện: Vũ Thế Tâm – 49.01.104.
Nguyễn Mạnh Phú – 49.01.104.
Lê Văn Khánh – 49.01.104.068
Lớp học phần: PSYC280118

TPHCM, 2024
I. Khoa học là gì?
Khoa học là quá trình nghiên cứu và hiểu biết về thế giới tự nhiên thông qua
quan sát, thử nghiệm và lập luận logic. Nó không chỉ là việc thu thập thông
tin mà còn là việc tìm hiểu cách thức hoạt động của các hiện tượng và quy
luật bí ẩn ẩn sau chúng. Khoa học tạo ra kiến thức mới và giải quyết những
vấn đề phức tạp trong xã hội và tự nhiên.
Ví dụ: Một công ty có thể sử dụng khoa học á để tối ưu hóa quy trình sản
xuất của mình. Bằng cách áp dụng các phương pháp nghiên cứu và thu thập
dữ liệu, họ có thể phân tích hiệu suất của các dây chuyền sản xuất, xác định
các điểm yếu và đề xuất các biện pháp cải thiện để tăng cường hiệu suất và
giảm chi phí.
Khoa học được hiểu là “hệ thống tri thức về mọi quy luật của vật chất và sự
vận động của vật chất, những quy luật của tự nhiên, xã hội, tư duy”. Hệ
thống tri thức được nói ở đây là hệ thống tri thức khoa học, khác với tri thức
kinh nghiệm.
Tri thức khoa học là mạng lưới hệ thống tri thức khái quát về tổng thể những
sự vật, hiện tượng kỳ lạ cũng như quy luật hoạt động của chúng, tri thức
khoa học được xác lập trên địa thế căn cứ đúng mực được kiểm nghiệm và
có tính ứng dụng cao .Tri thức khoa học được chí thành hai dạng chính là tri
thức lý luận và tri thức kinh nghiệm .Trong đó tri thức lý luận dựa trên mạng
lưới hệ thống kiến thức và kỹ năng, lý luận nghiên cứu và điều tra. Còn tri
thức kinh nghiệm được tích góp một cách ngẫu nhiên từ chính những sự vật
và hiện tượng kỳ lạ trong đời sống hằng ngày là cơ sở cho sự hình thành tri
thức khoa học.
II. Nghiên cứu khoa học là gì?
Nghiên cứu khoa học là một hoạt động xã hội, hướng vào việc tìm kiếm
những điều mà khoa học chưa biết: Hoặc là phát hiện bản chất sự vật, phát
triển nhận thức khoa học về thế giới; hoặc là sáng tạo phương pháp mới và
phương tiện kỹ thuật mới để cải tạo thế giới.
Nghiên cứu khoa học là tìm ra đặc tính, bản chất, quy luật chung của sự vật,
hiện tượng dựa trên những dữ liệu, số liệu, tài liệu đã thu thập được thông
qua các hoạt động tìm hiểu, quan sát, làm thí nghiệm,... Nghiên cứu khoa
học hướng đến việc tìm kiếm những điều mà khoa học chưa lý giải được,
hoặc là sáng tạo ra những phương pháp, phương tiện kỹ thuật mới để thế
giới ngày một phát triển.
Nghiên cứu khoa học giúp cho nhận thức của con người phát triển sâu và
rộng hơn về thế giới, mở rộng kho tàng tri thức của nhân loại.
Bên cạnh đó, các hoạt động nghiên cứu này sẽ giúp mọi người mở mang
kiến thức, nâng cao trình độ văn hóa. Một công trình nghiên cứu khoa học
thành công sẽ phát hiện ra các vấn đề còn tồn đọng và đưa ra các phương án
để giải quyết vấn đề một cách tốt nhất.
III. Bản chất và đặt điểm của nghiên cứu khoa học?
1. Bản chất của nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu khoa học là hành động tìm hiểu, quan sát, thí nghiệm… dựa
trên những số liệu, dữ liệu, tài liệu thu thập được để phát hiện ra bản chất,
quy luật chung của sự vật, hiện tượng, tìm ra những kiến thức mới hoặc
tìm ra những ứng dụng kỹ thuật mới, những mô hình mới có ý nghĩa thực
tiễn.
Để hiểu rõ bản chất của các vấn đề cần nghiên cứu, nghiên cứu khoa học
sử dụng một loạt các phương pháp khác nhau như quan sát, khảo sát,
thực nghiệm và thí nghiệm. Bằng cách thu thập thông tin từ các phương
pháp này, nghiên cứu có thể đáp ứng các yêu cầu ban đầu và tạo ra các
nghiên cứu chất lượng, cùng với việc phát triển các kỹ thuật tiên tiến
phục vụ cho các quy trình nghiên cứu khác và cải thiện thế giới xung
quanh.
Người muốn làm nghiên cứu khoa học phải có những kiến thức nhất định
về lĩnh vực nghiên cứu nhưng chủ yếu là phải rèn luyện cách làm việc tự
lực và có phương pháp. Do đó, là sinh viên với những kiến thức hạn chế
thực hiện nghiên cứu càng phải phát huy khả năng tự học để trau dồi
những kiến thức cần thiết, đồng thời việc lựa chọn đề tài nên phù hợp với
khả năng của mình.
Nghiên cứu còn đem lại cho người, nghiên cứu niềm vui khi hoàn thành
và đem lại những bài học đất giá trong quá trình nghiên cứu.
2. Đặc điểm của nghiên cứu khoa học?
Nghiên cứu khoa học là một dạng hoạt động xã hôi, là một dạng nhân công
lao động xã hội và có các đặc điểm sau:
2.1 Tính mới mẻ
Quá trình nghiên cứu khoa học là quá trình sáng tạo ra những điều
mới mẻ, vì vậy nó có tính mới mẻ.- Quá trình nghiên cứu khoa học
không có sự lặp lại các thí nghiệm hoặc một việc gì đã được làm
trước đó.Tính mới trong nghiên cứu khoa học được hiểu là dù đạt
được một phát hiện mới thì người nghiên cứu vẫn phải hướng tới,
tìm tòi những điều mới mẻ hơn.
2.2 Tính thông tin
Sản phẩm của nghiên cứu khoa học có thể là một bài báo khoa học, tác
phẩm khoa học, cũng có thể là một mẫu vật, sản phẩm mới, … Tuy
nhiên dù sản phẩm đó là gì thì nó đều mang đặc trưng thông tin về quy
luật vận động của sự vật hiện tượng, thông tin về quy trình công nghệ
và các tham số đi kèm.
2.3 Tính khách quan
Tính khách quan là đặc điểm của nghiên cứu khoa học và cũng là tiêu
chuẩn của người nghiên cứu khoa học. Nếu trong nghiên cứu khoa học
mà không khách quan thì sản phẩm nghiên cứu khoa học sẽ không thể
chính xác và không có giá trị gì cả.
2.4 Tính tin cạy
Một kết quả nghiên cứu được gọi là tin cậy nếu nó có khả năng kiểm
chứng bởi bất kỳ người nào, bất kỳ trong trường hợp, điều kiện giống
nhau nào đều cho một kết quả như nhau.
2.5 Tính rủi ro
Nghiên cứu khoa học là quá trình tìm ra cái mới, vì vậy nó có thể
thành công hoặc thất bại, thành công sớm hoặc thành công rất muộn.
Vì vậy tính rủi ro của nó là rất cao.
2.6 Tính kế thừa
Tính kế thừa có ý nghĩa quan trọng về mặt phương pháp nghiên cứu
khoa học.- Hầu hết các phương hướng nghiên cứu đều xuất phát và kế
thừa từ các kết quả đã đạt được trước đó.
2.7 Tính cá nhân
Dù có thể là một nhóm người cùng thực hiên nghiên cứu thì vai trò cá
nhân trong sáng tạo cũng mang tính quyết định.
2.8 Tính kinh phí
Nghiên cứu khoa học rất khó định lượng được một cách chính xác như
trong lao động sản xuất và thậm chí có thể nói không thể định
mức.Hiệu quả kinh tế không thể xác định được. Lời nhuận không dễ
xác định
IV. Hệ thống các phương pháp nghiên cứu khoa học
1. Nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định tính là một dạng nghiên cứu được tạo thành từ các
phương pháp kỹ thuật chuyên môn được sử dụng để tìm hiểu sâu về các
phản ứng từ trong suy nghĩ và tình cảm của con người.
Nghiên cứu định tính là loại hình nghiên cứu nhằm mô tả sự vật hiện
tượng mà không quan tâm đến sự biến thiên của đối tượng nghiên cứu và
không nhằm lượng hóa sự biến thiên này.

Nghiên cứu định tính hướng đến ý nghĩa các khái niệm, định nghĩa, đặc
điểm và sự mô tả đối tượng nghiên cứu.

Nghiên cứu định tính thường được áp dụng trong xã hội học, tâm lý học,
kinh tế học, kinh tế chính trị, luật,…

Nghiên cứu định tính thường dùng các phương pháp phân tích, so sánh,
tổng hợp, mô tả, logic,…

Nghiên cứu định tính thường được áp dụng giai đoạn thu thập dữ liệu và
phân tích dữ liệu. Ở giai đoạn thu thập dữ liệu, các kỹ thuật nghiên cứu
định tính thường được áp dụng gồm nghiên cứu lý thuyết nền, phỏng vấn
nhóm, phỏng vấn chuyên gia, nghiên cứu tình huống, quan sát,…

Ở giai đoạn phân tích dữ liệu, nghiên cứu định tính được sử dụng các kỹ
thuật phân tích nội dung với các dữ liệu thu thập, quan sát hành vi cũng
như các chứng cứ, sự kiện thu thập được.

2. Nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu định lượng là loại hình nghiên cứu mà ta muốn lượng hóa sự
biến thiên của đối tượng nghiên cứu và công cụ thống kê, mô hình hóa
được sử dụng cho việc lượng hóa các thông tin của nghiên cứu định
lượng.

Các phương pháp định lượng bao gồm các quy trình thu thập dữ liệu,
phân tích dữ liệu, giải thích và viết kết quả nghiên cứu.

Các phương pháp này liên quan đến sự xác định mẫu, chiến lược điều tra,
thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu, trình bày kết quả nghiên cứu, thảo
luận kết quả và viết công trình nghiên cứu.

Nghiên cứu định lượng phù hợp với các nghiên cứu xác định các yếu tố
ảnh hưởng một kết quả nào đó. Cách tiếp cận định lượng thực hiện khi
cần kiểm định các giả thuyết khác nhau và một lý thuyết nào đó.

3. Nghiên cứu hỗ hợp


Nghiên cứu phối hợp giữa định tính và định lượng được sử dụng khá phổ
biến trong các ngành kinh tế, quản trị, tài chính,…

Trong quá trình nghiên cứu, chúng ta muốn hiểu rõ bản chất sự vật,
nghiên cứu cơ sở lý thuyết, xây dựng mô hình hay khung phân tích thì
phải dùng phương pháp nghiên cứu định tính với các công cụ tổng hợp,
phân tích, so sánh đối chiếu, chuyên gia,…

Đồng thời, trong nghiên cứu chúng ta thường dựa trên một quan sát với
cỡ mẫu đủ lớn để có kết quả tin cậy cần thiết. Chúng ta dùng dữ liệu,
thông tin của mẫu để ước đoán số liệu, thông tin tổng thể nghiên cứu. Vì
vậy phương pháp định lượng là hiển nhiên.

V. Trình tự logic nghiên cứu khoa học

Trình tự của sơ đồ logic nghiên cứu khoa học có 7 bước:

Bước 1: Phát hiện vấn đề nghiên cứu là giai đoạn khởi đầu của nghiên cứu,
khi đặt ra câu hỏi, người nghiên cứu sẽ đưa ra được câu trả lời, nghĩa là, có
thể xác định được phường hướng nghiên cứu.

Bước 2: Xây dựng giả thuyết khoa học, tức xây dựng luận đề của nghiên
cứu, tức những nhận định sơ bộ về bản chất sự vật. Quá trình nghiên cứu
chính là quá trình tìm kiếm luận cứ để chứng minh hoặc bác bỏ luận đề.

Bước 3: Lập phương án thu thập thông tin, lên phương án chọn mẫu khảo
sát, dự kiến tiến độ, phương tiện và phương pháp. Đây chính là quá trình xác
định luận chứng của nghiên cứu.

Bước 4: Xây dựng cơ sở lý luận, tức luận cứ lý thuyết nghiên cứu. Khi xác
định được luận cứu lý thuyết, người nghiên cứu biết được những bộ môn
khoa học nào cần được vận dụng để làm chỗ dựa cho công trình nghiên cứu.

Bước 5: Thu thập dữ liệu nhằm hình thành các luận cứ thực tiễn của nghiên
cứu. Dữ liệu cần thu thập bao gồm các thông tin định tính và định lượng.

Bước 6: Phân tích và bàn luận kết quả xử lí thông tin, tức kết quả nghiên
cứu, đánh giá mặt mạnh, mặt yếu trong kết quả thu thập và xử lí thông tin;
chỉ ra những sai lệch trong quan sát, thực nghiệm; đánh giá ảnh hưởng của
những sai lệch ấy, mức độ có thể chấp nhận trong kết quả nghiên cứu.
Bước 7: Tổng hợp kết quả/Kết luận/Khuyến nghị. Phần này là kêt quả cuối
cùng của nghiên cứu, bao gồm 4 nọi dung: (1) Tổng hợp để đưa ra bức tranh
khái quát nhất về kết quả; (2) Kết luận mặt mạnh và mặt yếu; (3) Khuyến
nghị về khả năng áp dụng, và (4) Khuyến nghị về việc tiếp tục nghiên cứu
hoặc kết thúc sự quan tâm tới nội dung nghiên cứu.

You might also like