You are on page 1of 100

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA

HỌC

TS. NGÔ HỮU PHƯỚC


ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT TP.HỒ CHÍ MINH
I. TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC
1. KHÁI QUÁT VỀ KHOA HỌC VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
1.1 Khái niệm khoa học
Là quá trình nghiên cứu nhằm khám ra những kiến thức mới, học
thuyết mới về tự nhiên và xã hội. Những kiến thức, học thuyết mới này
phải tốt hơn, có thể thay thế cái cũ, không còn phù hợp.
+> Khoa học là tri thức tích cực đã được hệ thống hoá thành 2 dạng là
tri thức kinh nghiệm và tri thức học
 Tri thức kinh nghiệm:
- Là những hiểu biết được tích luỹ trong mối quan hệ giữa con
người với con người và giữa con người với tự nhiên.
- Tri thức kinh nghiệm được con người sử dung và phát triển
trong hoạt động thực tế;
- Tri thức kinh nghiệm chưa phản ảnh đúng bản chất bên của sự
vật cũng như mối quan hệ giữa chúng và con người;
- Tri thức kinh nghiệm chỉ phát triển đến một giới hạn nhất đinh
và là tiền đề cho việc hình thành tri thức khoa học.
 Tri thức khoa học:
- Là những hiểu biết được tích luỹ một cách có hệ thống nhờ hoạt
động NCKH dựa trên kết quả quan sát, thu thập qua các sự kiện xẩy ra
ngẫu nhiên trong tự nhiên, hoạt động xã hội và qua những thí nghiệm
đã tích luỹ được;
- Tri thức khoa học: Là toàn bộ lượng thông tin mà các nghiên cứu
đã tích luỹ được.
1.2 Nghiên cứu khoa học
Bao gồm các hành vi được tiến hành một cách có hệ thống, dựa trên
một phương pháp và khung lý thuyết căn bản góp phần nhận biết, giải
thích một sự vật, sự việc từ đó bổ sung hoặc làm mới khối tri thức sẵn
có của con người.
NCKH bao gồm: Nghiên cứu cơ bản thuàn tuý; nghiên cứu cơ bản
chiến lược; nghiên cứu ứng dung và phát triển thử nghiệm
Nghiên cứu cơ bản thuần tuý (Pure basic research): Là hoạt
động nghiên cứu lý thuyết cơ bản hay thử nghiệm nhằm để tìm tri
thức mới, không tập trung vào mục đích ứng dụng được xác định cụ
thể.
Trong luật học bao gồm: Nghiên cứu, giải thích sự ra đời của PL;
Mối quan hệ giữa PL với văn hoá, chính trị, đạo đức, tôn giáo, bản
chất của pháp luật, cấu trúc pháp luật…
Nghiên cứu cơ bản chiến lược (Strategic basic research):
Sau khi nhận biết một vấn đề pháp lý cần có lời giải, tiến hành NC cơ
bản để tìm thông tin, tri thức để làm nền móng cho các giải pháp, đó là
nghiên cứu chiến lược.
Kết quả nghiên cứu chiến lược chưa cần cụ thể hoá tới mức có thể
thực hiện ngay.

Nghiên cứu ứng dung (applied research): Nghiên cứu để để đạt được
mục tiêu cụ thể đã xác định như nghiên cứu về điều tra, chứng minh,
pháp hiện vấn đề pháp lý để tìm nguồn luật chúng minh, giải thích, vận
dụng…
Phát triển thử nghiệm (Experimental research):
Áp dụng trí thức đã có để thử nghiệm các quy trình vận hành,
tạo ra sản phẩm, quy trình hay dịch vụ mới…tức là hoạt động
chuyển hoá tri thức nghiên cứu thành các quy trình, sản phẩm hay
dịch vụ cụ thể.
Trong lĩnh vực pháp lý: Ý tưởng pháp luật; ban hành pháp luật,
tổ chức thực hiện pháp luật.
Sản phẩm nghiên cứu khoa học
Khái niệm: SPNCKH là các thông tin bao gồm:
- Luận điểm hay luận đề: Là điều cần chúng minh trong khoa học.
Luận điểm là một phấn đoán mà tính chính xác của nó cần phải được
chúng minh. Luận điểm của tác giả cần chúng minh hoặc bác bỏ đều
khẳng định có tồn tại hay không bản chat đã nêu trong giả thiết. Luận
điểm trả lời cho câu hỏi: Cần chứng minh điều gì?
 Luận cứ là bằng chứng đưa ra để chứng minh luận điểm, được
xây dựng từ những thông tin qua tài liệu, quan sát, thực nghiệm
gồm hai loại: Luận cứ lý thuyết (các luận điểm khoa học đã
được chứng minh, các tiên đề, định luật, định lý…) và luận cứ
thực tiễn (thu được từ thực tiễn, thực nghiệm, phỏng vấn, điều
tra hoặc các công trình nghiên cứu trước đó.
 Luận cứ trả lời câu hỏi: Chứng minh bằng cái gì?
Sản phẩm khoa học:
(1) Sản phẩm đặc biệt
 Phátminh: Phát hiện ra các quy luật, tính chất hoặc hiện tượng
của thế giới vật chất tồn tại một cách khách quan mà trước đó
chưa ai biết, nhờ đó làm thay đổi cơ bản nhận thức của con người;
 Phát hiện: Sự nhận ra những vật thể, những quy luật xã hội đang
tồn tại một cách khách quan;
 Sáng chế: Là thành tựu trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.
Các giải pháp kỹ thuật mang tính mới về nguyên lý kỹ thuật, tính
sáng tạo và áp dung được.
(2) Vật mang thông tin
 Là các phương tiện trung gian để tiếp xúc được thông tin khoa học,
gồm:
+ Vật mang vật lý: Sách báo, bang ghi âm, ghi hình; Tạp chí khoa học;
+ Vật mang công nghệ: Vật dụng được sản xuất cho ta hiểu được thông
tin những thông tin về nguyên lý vận hành, công nghệ và vật lieu chế tạo
ra nó. Ta có thể cảm nhận và hiểu được các thông tin liên quan đến vật
phẩm này;
+ Vật mang xã hội: Một người hoặc một nhóm người cùng chia sẻ một
quan điểm khoa học, cùng theo một trường phái khoa học, cùng nuôi
dưỡng một ý tưởng hoặc một bí quyết công nghệ
2, MỘT SỐ THUẬT NGỮ CƠ BẢN TRONG NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC
(1) Nghiên cứu hàn lâm (Academic research and applied
research):
Nhằm xây dựng, kiểm định các lý thuyết khoa học. Kết quả nghiên
cứu thường được công bố trên các Tạp chí khoa học;
(2) Nghiên cứu ứng dung
Gắn liền với việc tìm kiếm các lựa chọn, lập luận, giải pháp, quyết
định cụ thể.
(3) Suy diễn, diễn dịch (Deduction): Là quá trình mà người nghiên
cứu dựa các lý thuyết nền tảng, đã biết (foundational theories) để xây
dựng các giả thuyết (hypothesis) nhằm trả lời câu hỏi nghiên cứu
(research question) và dung quan sát, thu thập bằng chứng, dữ liệu để
kiểm định (testing) các giả thuyết đó.
(4). Quy nạp (induction): Người nghiên cứu xuất phát từ câu hỏi nghiên
cứu, tiến hành quan sát các hiện tượng khoa học, từ đó xây dựng thành
các mô hình (pattern) và tổng quát hoá, nhằm giải thích các hiện tượng
đó thông qua lý thuyết khoa học (ngược lại với suy diễn).
(4). Định tính (Qualitative approach): Là phương pháp dựa vào quy
trình quy nạp để nghiên cứu, đưa ra các lý thuyết nhằm giải thích một
hiện tượng.
(5). Định lượng (Quantitative approach): Là phương pháp nghiên
cứu dựa trên quy trình suy diễn để kiểm định một lý thuyết khoa học,
từ lý thuyết kiểm định qua nghiên cứu quan sát.
(6). Hệ nhận thức (Paradigm): còn gọi là hệ giá trị, hệ luận,
hệ quy chiếu, bao gồm các thang giá trị định hình nêu quan
điểm, nhận thức và phương pháp luận khi tiến hành nghiên
cứu
(7) Phương pháp luận (Methodology): Là tầm nhìn và cách thức tìm
kiếm, khám phá ra tri thức khoa học, giải thích cách thức tiến hành
nghiên cứu, xây dựng và kiểm định các lý thuyết.

(8) Phương pháp nghiên cứu (Mothods): Là cách tiến hành nghiên
cứu cụ thể để xác định lý thuyết nền tảng, thu thập và đánh giá dữ liệu
như phân tích, tổng hợp, quy nạp…
(9) Công cụ nghiên cứu (Tools, Techniques): Là các công
cụ được sử dụng trong quá trình nghiên cứu như: Bảng hỏi,
điều tra xã hội học, thiết kế mẫu, phỏng vấn chuyên gia, phân
tích số liệu…
BÀI 6: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU PHÁP LUẬT

6.1 Phân loại nghiên cứu pháp luật


 Nghiên cứu học thuyết pháp lý-;
 Nghiên cứu xây dựng pháp luật;
 Nghiên cứu lý thuyết để hiểu các nguyên tắc pháp luật- gồm: PL nội
dung, PL hình thức và quá trình thực hiện trong lĩnh vực cụ thể;
 Nghiên cứu nền tảng nhằm giải thích pháp luật như một hiện tượng xã
hôi trong tương quan so sánh với các lĩnh vực khác như lịch sử, ngôn
ngữ, kinh tế, chính trị, xã hội…
* Nghiên cứu học thuyết pháp lý (Doctrinal research, Legal
dogmatics)
Nhằm mục đích phát hiện, tìm hiểu, giải thích các nguyên tắc
và quy định của pháp luật hiện hành của một quốc gia cụ thể.
Loại nghiên cứu này nhằm mục đích tìm hiểu pháp luật là gì,
tìm ra luật áp dụng để điều chỉnh một quan hệ cụ thể.
Nghiên cứu học thuyết pháp lý được hiểu là luật học theo
nghĩa hẹp.
*Nghiên cứu xây dựng pháp luật
Là nghiên cứu nhằm mục đích tìm hiểu sự hợp lý của các quy
định của pháp luật hiện hành để đánh giá, kiến nghị hoàn thiện hoặc
giải thích mới, hay huỷ bỏ chúng.
Nghiên cứu này dẫn tới kiến nghị, sáng kiến lập pháp như:
Chương trình, dự án Luật; xây dung các văn bản pháp luật cụ thể.
* Nghiên cứu lý thuyết
Là nghiên cứu nhằm tìm hiểu quan niệm, quan điểm, học thuyết,
luật nội dung và luật hình thức trong một lĩnh vực pháp luật cụ thể.
Nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu luật thực định là nền tang cho
nghiên cứu thực tiễn áp dung pháp luật.
* Nghiên cứu nền tang nhằm giải thích pháp luật
Nghiên cứu này giao thao với các khoa học khác như kinh tế học,
xã hội học, chính trị học, nhân chủng học, tôn giáo, lịch sử và văn
hoá => nghiên cứu liên ngành;
Nghiên cứu này để hiểu thể chế và quy trình lập pháp vận hành
như thế nào? sự ra đời, phát triển, ảnh hưởng, tác động của pháp
luật đối với xã hội?
BÀI 6
VIẾT BÀI BÁO KHOA HỌC/CÔNG TRÌNH
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC/KHOÁ LUẬN/
LUẬN VĂN/LUẬN ÁN
6.1 LỰA CHỌN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

6.1.1 Ý tưởng nghiên cứu


- Có nguồn ý tưởng về một vấn đề nghiên cứu:
Từ hoạt động học tập nghiên cứu, làm việc, công tác của người
nghiên cứu;
Từ truyền thông;
Từ đối thoại, giao tiếp với chuyên gia; từ việc tham gia thảo luận,
toạ đàm, hội nghị, hội thảo khoa học…
6.1.2 Tiêu chí của một đề tài hay
- FEASIBLE: Một đề tài hay nếu có tính khả thi (đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên
cứu, thời gian nghiên cứu, không gian nghiên cứu, nguồn lực nghiên cứu phù hợp với người
nghiên cứu);
INTERESTING: Một đề tài hay phải thú vị, hấp dẫn người nghiên cứu: Cho người nghiên
cứu thêm kinh nghiệm, kỹ năng, tri thức mới, tầm nhìn mới…
NOVELTY: Một đề tài hay phải có tính mới: Mới về ý tưởng, mới về cách thức và
phương pháp tiếp cận, mới về kết quả nghiên cứu hoặc phương thức diễn giải kết quả nghiên
cứu;
ETHICS: Một đề tài hay nếu thuân thủ, thúc đẩy đạo đức nghề luật, công bằng, công lý
(vi phạm đạo đức như: NC để lách luật, khả năng trốn tránh thuế, kinh nghiệm xiết nợ, phủ
nhận giá trị văn hoá, lịch sử, truyền thống….
RELEVANCE: Một đề tài hay phải có ý nghĩa xã hội, có khả năng ảnh hưởng , đóng góp
cho khao học, pháp lý, cho thực tiễn cuộc sống
6.1.3 Đặt tên đề tài
Tên đề phải ngắn gọn, rõ ràng;
 Tránh sử dụng những thuật ngữ không chuyên ngành, khó hiểu, gây tranh
cãi; Nếu thuật ngữ gây tranh cãi thì chọn thuật ngữ được sử dụng phổ
biến;
 Tên đề tài phải thể rõ mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu…Không
nên đặt tên đề tài quá rộng; quá hẹp;
Þ Tên đề tài cần làm rõ: chuyên ngành đào tạo; đối tượng nghiên cứu là
một vấn đề pháp lý; phạm vi nghiên cứu địa phương, quốc gia, khu
vực, quốc tế;
Thời gian nghiên cứu trong giai đoạn nào, thời kỳ nào?
Chủ thể được nghiên cứu là cá nhân hay tổ chức hay quốc gia, quốc tế?
Dữ liệu nghiên cứu thu thập ở đâu/ nguồn dữ liệu đó;
Tránh việc ghép quá nhiều nhiệm vụ nghiên cứu trong đề tài hoặc ghép
nhiệm vụ độc lập, không liên quan với nhau;
6.2 Câu hỏi nghiên cứu
- Xác định câu hỏi nghiên cứu của đề tài:
+ Phải động não để đặt và chọn câu hỏi nghiên cứu phù hợp với đề tài
+ Vận dung các câu hỏi cụ thể: Who? (chủ thể), What? (về điều gì);
Where? (ở đâu); How (như thế nào); When (Khi nào); Why (vì sao);
+ Lập sơ đồ về các nội dung liên quan đến câu hỏi nghiên cứu;
Sự kiện pháp lý- Vấn đề pháp lý- Nguồn luật điều chỉnh-Phân tích
tổng hợp-Kết luận pháp lý
6.3 Đề cương nghiên cứu
Đề cương luận văn, luận án ngành Luật phải có các phần chính sau đây:
- Phần mở đầu
- Các chương
- Kết luận
- Danh mục tài liệu tham khảo
- Phục lục (nếu có)
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài (Lý do chọn đề tài)
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
3. Mục đích nghiên cứu đề tài
4. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
5. Phương pháp nghiên cứu đề tài
6. Đối tượng và phạm vị, giới hạn nghiên cứu đề tài
7. Tính mới của đề tài
8. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
9. Cơ cấu của đề tài
Tính cấp thiết của đề tài
+ Bối cảnh: Giới thiệu bối cảnh kinh tế, chính trị, xã
hôi…..trong nước quốc tế;
+ Vấn đề nghiên cứu: Đánh giá thực trạng hệ thống pháp
luật; vấn đề pháp luật cần nghiên cứu; tại sao phải nghiên cứu;
bất cập, hạn chế trong quá trình thực thi…
+ Câu hỏi nghiên cứu: Nghiên cứu cái gì? Nội dung gì? Để
làm gì? Đóng góp gì…
+ Có thể đưa số liệu, dữ liệu để chúng minh
Tình hình nghiên cứu đề tài
 Có tác giả nào nghiên cứu vấn đề pháp lý này chưa?
 Nội dung đã nghiên cứu, công bố;
 Phương pháp, cách thức tiếp cận, hướng nghiên cứu;
 Ưu điểm, hạn chế của công trình đó;
 Tác giả thừa hưởng được gì?
 Hướng phát triển, cách tiếp cận, sản phẩm, mô tả sản phẩm….
 Cách thức trích dẫn theo mẫu: Tên tác giả (năm xuất bản), tên tác
phẩm, NxB (Tạp chí/số). Nguồn gốc/nguồn chính/nguồn gián
tiếp/nguồn thứ cấp
Mục đích nghiên cứu đề tài
 Trả lời câu hỏi tác giả nghiên cứu này để làm gì?
Lưu ý:
- Mục đích nghiên cứu phải ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, không
mập mờ và chỉ một câu;
- Luôn có mối liên hệ với câu hỏi nghiên cứu;
- Mục đích phải có tính khả thi (phù hợp nguồn lực và năng lực
nghiên củua tác giả), tranh mơ hồ, ảo tưởng, thiếu thực tế
- Cần phân biệt rõ mục đích với mục tiêu nghiên cứu:
- Mục tiêu nghiên cứu phải gắn với nhiệm vụ nghiên cứu;
- Mục tiêu phải phản ảnh được mục đích của đề tài…(mục
đích chung/mục tiêu cụ thể)
=> Mục đích là căn cứ để đánh giá bài báo khoa học, luận
văn, luận án có thành công hay không?
Các loại mục đích
 Mục đích dự báo: Dự báo một hiện tượng, xu hướng, khả năng
xảy ra trong tương lai;
 Diễn giải , giải thích một hiện tượng, một xu hướng, một lý
thuyết, học thuyết…;
 Đánh giá một hiện tượng, xu hướng theo những thanh giá trị
nhất định;
 Mô tả một hiện tượng, một cơ chế, một quá trình của sự vật,
hiện tượng;
 Cải thiện một thực trạng nào đó chưa tốt trong xã hội;
 Nâng cao nhận thức, hiểu biết về vấn đề nghiên cứu;
 Thay đổi, hoàn thiện pháp luật
Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
 Nhiệm vụ là từng công việc mà tác giả phải thực hiện để đạt được mục tiêu
và mục đích nghiên cứu;
 Các loại nhiệm vụ trong nghiên cứu khoa học, làm luận văn, luận án ngành
Luật:
- Xây dung khung lý thuyết, khung pháp lý để đánh giá (khái niệm, đặc
điểm, vai trò, ý nghĩa…);
- Đánh giá, khảo sát thực tiễn thực thi pháp luật trên có sở lý thuyết và hoặc
quy định của pháp luật;
- Nêu, phân tích, đánh giá, bình luận những hạn chế, bất cập và nguyên nhân;
- So sánh luật quốc gia này với quốc gia khác/Luật quốc gia với luật quốc tế;
- Đề xuất giả pháp, kiến nghị, hoàn thiện pháp luật
Lưu ý:
 Nhiệm vụ phải gắn liền với các phần/ mục của luận văn, luân án;
 Cácnhiệm vụ nghiên cứu phải có mối liên hệ với nhau, logic với
toàn luận văn, luận án;
 Tên của các nhiệm vụ (các mục/tiểu mục) phải rõ ràng, chính xác
(các chương là nhiệm vụ chính/nhiệm vụ lớn, các mục, tiểu mục
là nhiệm vụ nhỏ);
 Cácmục, tiêu mục phải logic với nhau (không trùng lắp với tên
luận văn, luận án và tên của các chương);
Phương pháp nghiên cứu đề tài
 Là cách tiến hành nghiên cứu cụ thể để xác định lý thuyết nền
tảng, thu thập và đánh giá dữ liệu như phương pháp lịch sử,
phân tích, tổng hợp, quy nạp, diễn dịch, so sánh, lấy ý kiến
chuyên gia, phân tích luật viết, xã hội học, nghiên cứu tình
huống (case)…
 Phải nêu được các phương pháp mà tác giả đã sử dụng để làm
luận văn, luận án;
 Phảichỉ rõ phương pháp nghiên cứu chủ đạo, nội dung nào, sử
dụng phương pháp nào để nghiên cứu;
Đối tượng và phạm vị, giới hạn nghiên cứu đề tài
 Cần xác định rõ đối tượng nghiên cứu của đề tài;
 Đốitượng nghiên cứu của đề tài phải phù hợp với nội dung,
mục đích nghiên cứu đề tài;
 Đối tượng nghiên cứu có thể là: Điều ước quốc tế; Pháp luật
quốc gia; Tập quán quốc tế, quốc gia; quốc gia, Tổ chức quốc
tế; quy trình, tình huống cụ thể (case) gắn với nội dung nghiên
cứu;
 Một luận văn, luận án có thể có một hoặc nhiều đối tượng
nghiên cứu.
Phạm vị, giới hạn nghiên cứu đề tài
 Phạm vi nghiên cứu phải xác định rõ bối cảnh về thời gian,
không gian, cơ sở pháp lý (nguồn luật) của việc nghiên cứu;
 Xácđịnh phạm vi phải logic với vấn đề nghiên cứu, mục đích
và phương pháp nghiên cứu;
 Phạm vi nghiên cứu phải khả thi, phù hợp với nguồn lực nghiên
cứu;
 Phạm vi nghiên cứu là “áp giáp” bảo vệ người nghiên cứu khi
tranh luận, bảo vệ kết quả nghiên cứu.
 Phạm vi nghiên phải trả lời được các câu hỏi sau đây:
- Nghiên cứu những nội dung gì?
- Những nội dung gì chưa được nghiên cứu?
- Nghiên cứu ở đâu (không gian nghiên cứu)?
- Nghiên cứu khi nào (thời gian nghiên cứu)?
- Nghiên cứu đối tượng nào?
- Cơ sở pháp lý để nghiên cứu?
Tính mới của đề tài
 Trả lời được các câu hỏi:
- Mới có tính phát hiện?
- Mới có tính bổ sung, hoàn thiện?
- Mới về phương pháp, cách tiếp cận nghiên cứu?
- Mới về mục đích, đối tượng, phạm vi, nghiên cứu?
- Mới về cách diễn đạt, mô tả, thể hiện kết quả nghiên cứu?
=> Không trùng lắp với các công trình nghiên đã được nghiên
cứu trước đó.
Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài và
 Đóng góp gì cho lý thuyết, lý luận? (hàn lâm);
 Đóng góp gì cho thực tiễn thi hành và áp dung pháp luật?
 Đóng góp gì cho hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học?
Cơ cấu của đề tài
 Phần mở đầu
 Các chương/Phần
 Kết luận
 Danh mục tài liệu tham khảo
 Phụ lục (nếu có): Dự thảo văn bản, điều ước; Case; Phiếu thăm
dò, khảo sát; hình ảnh, sơ đồ, bản đồ...tránh lạm dụng, đưa quá
nhiều, không cần thiết.
Các chương của luận văn/luận án
 Số lượng chương tuỳ thộc vào mục đích, đối tượng và phạm vi
nghiên cứu để xác định;
 Thông thường: Chương lý luận về vấn đề nghiên cứu/ Chương
thực trạng về vấn đề nghiên cứu/ Chương kiến nghị, giải pháp
về vấn đề nghiên cứu (linh hoạt)
 Nội dung của các chương chính là các nhiệm vụ nghiên cứu;
 Cuối chương phải có kết luận của chương;
 Kết thúc luận văn/luận án phải có kểt luận chung;
Lưu ý:
 Tên của các chương chính là các nhiệm vụ nghiên cứu chính;
tên các mục, tiểu mục là các nhiệm vụ nhỏ, nhánh;
 Tên chương phải ngắn gọn, súc tích, rõ ràng nhưng phải bao
quát được các nội dung cần nghiên cứu;
 Tên các chương không trùng với tên của luận văn, luận án;
 Tên các mục, các tiểu mục không trùng tên luận văn, luận án;
 Tên của các mục, tiểu mục không trùng với nhau;
 Mỗi chương có ít nhất 2 mục lớn;
 Mỗi mục lớn có ít nhất 02 tiểu mục;
 Mỗi tiểu mục có ít nhất 02 tiểu mục nhỏ
 Nếu sử dung ký tự Ả Rập thì không quá 4 con số (1.1.1.1;
1.1.1.2…)
 Khuyến khích sử dung cách đánh mục lục Ả Rập:
Chương 1: 1.1; 1.2; 1.3; 1.1.1; 1.1.2; 1.1.3; 1.1.4….
Chương 2: 2.1; 2.2; 2.3; 2.1.1; 2.1.2; 2.1.3; 2.1.4
 Kết luận các chương phải đánh giá tổng quan các nội dung
đã nghiên cứu của chương; ý nghĩa của việc nghiên cứu nội
dung đó; tiền đề cho việc nghiên cứu các chương tiếp
theo…
 Nếu viết theo phong cách: 1. (1)…Một là, thứ nhất, thứ
hai…
 Kết luận chung = Kết luận các chương (tránh sao chép
nguyên văn);
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
 Chỉ liệt các tài lieu được sử dụng, tham khảo để viết luận văn,
luận án;
 Nên sắp xếp trật tự:
1. Điều ước quốc tế và văn kiện quốc tế;
2. Văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam theo thứ bậc, giá trị
pháp lý và tên văn bản;
3. Giáo trình, sách chuyên khảo, tham khảo, khoá luận, luận
văn, luận án, công trình nghiên cứu khoa học, bài báo khoa học,
địa chỉ website
4. Tài liệu bằng tiếng nước ngoài
MỘT SỐ LƯU Ý KHI VIẾT LUẬN VĂN, LUẬN
 Hình
ÁN
thức của luận văn, luận án: trình bày trang bìa, trang phụ bìa,
lời cam đoan, mục lục, các chương kết luận, danh mục tham khảo
và phụ lục nếu có theo đúng quy đinh về dãn dòng, font chữ, cỡ
chữ, canh lề;
 Ngữ pháp, chính tả, văn phong: Viết đúng ngữ pháp; hạn chế viết
câu, đọan quá dài; viết câu càng ngắn càng tốt; sử dụng văn phong
háp lý; diễn đạt trực tiếp, tránh vòng vo, khó hiểu -
quy tắc viết hoa.doc
 Sử dung thuật ngữ phải nhất quán trong toàn luận văn, luận án;
 Tránh lạm dụng viết tắt;
 Tuân thủ quy tắc trích dẫn, trích đoạn, tránh lạm dụng chú
thích;
 Dẫn nguồn tài liệu: Tài liệu mới, cập nhật, tin cậy;
HÌNH THỨC LUẬN VĂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
KINH TẾ-LUẬT TP.HỒ CHÍ MINH
Hình thức luận văn phải đúng quy định của Trường Đại học
Luật TP.Hồ Chí Minh.
III. BẢO VỆ LUẬN VĂN/LUẬN ÁN
 Chuẩn bị bài bảo vệ;
 Trình bày
 Phản ứng;
 Tiếp thu
 Tranh luận;
 Phản biện;

You might also like