You are on page 1of 3

BÀI 1: NHẬP MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU XH & NV

BÀI 2: VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT KHOA HỌC


BÀI 3: ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
BÀI 4: PHƯƠNG PHÁP LUẬN & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

BÀI 1: NHẬP MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU XH & NV


I. Đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp tiếp cận môn học
1. Đối tượng nghiên cứu
2. Nhiệm vụ nghiên cứu
3. Phương pháp tiếp cận

II. Khoa học và nghiên cứu khoa học (TRỌNG TÂM)


1. Khái quát khoa học
a, Khái niệm về khoa học
- Khoa học phát triển theo lịch sử tư tưởng của triết học (từ thời kì sơ khai – thế kỉ XVIII)
+ Thời kỳ sơ khai: tri thức dưới dạng thuật ngữ giáo huấn thần học dựa trên đức tin
+ Thế kỷ III TCN: Khoa học là 1 phần của triết học, nghiên cứu “triết lý về phương pháp”
+ Thế kỷ XVIII: tách khoa học hiện đại ra khỏi triết học, phát triển các PP khoa học như là phương
tiện để kiểm chứng các luận điểm khoa học
- Khái niệm khoa học:
+ Latin: scientia = kiến thức/ tri thức
+ 1200 – 1840’s: Science = triết học tự nhiên (tiền thân của KHTN / khoa học thực nghiệm)
“Khoa học là lịch sử của những sai lầm đã được sửa chữa”
 Khoa học là hệ thống tri thức về bản chất, quy luật tồn tại và phát triển của sự vật, hiện
tượng tự nhiên, xã hội và tư duy

- Triết học: một hình thái ý thức xã hội


+ Đối tượng phản ánh: tự nhiên, xã hội, tư duy
+ Là hình thái ý thức xã hội phản ánh hiện thực khách quan, tạo ra hệ thống chân lý về thế giới,
dưới dạng logic trừu tượng, được kiểm nghiệm qua thực tế. Được diễn đạt bằng các khái niệm,
phạm trù, định lý, định luật nguyên lý, giải thuyết, học thuyết…
 Các hình thái ý thức xã hội (6): ý thức chính trị, ý thức pháp quyền, ý thức đạo đức, ý thức lý
luận (hay ý thức khoa học), ý thức thẩm mỹ (hay ý thức nghệ thuật), ý thức tôn giáo.
 Các hình thái khác nhau về đối tượng và chức năng
- Xã hội học: hoạt đồng nghề nghiệp xã hội/ thiết chế xã hội
- Khoa học luận: hệ thống tri thức khoa học (tri thức kinh nghiệm -> tri thức khoa học)
- Khái niệm: Khoa học là hệ thống tri thức phản ánh bản chất/ tính quy luật/ quá trình của sự vật
hiện tượng, hình thành trong lsu và ko ngừng ptr trên cơ sở thực tiễn
- Hệ thống tri thức khoa học = Nghiên cứu khoa học
Hệ thống tri thức về thế giới khách quan (TN, XH, TD)
- Tri thức khoa học là tổng hợp các tri thức về quy luật, lý thuyết giải thích sự vật, hiện tượng

b, Sự phát triển của khoa học


- CMCN lần thứ 1 (1784): cơ khí hoá (động cơ hơi nước)
- CMCN lần thứ 2 (1871) : điện khí hoá (động cơ điện)
- CMCN lần thứ 3 (1969): tự động hoá
- CMCN lần thứ 4 (2000+): công nghệ số hoá + vật lý + sinh hoá

c, Phân loại khoa học


(không thi)

2. Nghiên cứu khoa học


a, Khái niệm nghiên cứu khoa học
- Làm ra sản phẩm khoa học, tìm kiếm những điều chưa ai khám phá về những vấn đề trong đời
sống. Hoạt động nghiên cứu khoa học bắt đầu từ cái chưa biết đến cái đã biết, từ đầu đến cuối
- Vấn đề nghiên cứu (câu hỏi) -> Ý tưởng nghiên cứu -> Thẩm định vấn đề nghiên cứu -> Giả
thuyết nghiên cứu (trả lời) => Kiểm chứng giả thuyết nghiên cứu = Luận điểm (chứng minh cái
gì) + Luận cứ (chứng minh bằng cái gì? => Luận cứ lý thuyết/ luận cứ thực tế) + Luận chứng
(chứng minh bằng cách nào)
 Logic kết cấu đề tài khoa học
1. Tính cấp thiết của đề tài
2. Tình hình nghiên cứu/ tổng quan nghiên cứu
3. Mục đích, mục tiêu nghiên cứu
4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
5. Giả thuyết nghiên cứu/ khung nghiên cứu
6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

“Nghiên cứu khoa học là tìm kiếm điều chưa biết trên cơ sở pp khoa học”

- Khái niệm: hoạt động sáng tạo của các nhà khoa học nhằm khám phá bản chất và các quy luật
vận động của thế giới, ứng dụng vào các quá trình xã hội để tạo ra những sản phẩm vật chất,
tinh thần thoả mãn nhu cầu của con người
- Bản chất:
+ Phát hiện bản chất sự vật, hiện tượng, quy luật vận động của thế giới khách qua (tự nhiên, xã
hội, con người)
+ Sáng tạo các giải pháp nhằm biến đổi trạng thái của sự vật hiện tượng, cải tạo thế giới
- Mục đích nghiên cứu khoa học -> tri thức khoa học
(tri thức mới có giá trị đóng góp cho khoa học)
+ Tạo ra tri thức khoa học: khám phá phát hiện các quy luật và thiết lập các lý thuyết để giải thích
hiện tượng tự nhiên, xã hội, con người
- Phương pháp nghiên cứu
+ Tập hợp các kỹ năng được chuẩn hoá dùng để tạo ra tri thức khoa học
+ Tìm kiếm quy luật hoặc lý thuyết khoa học phải thông qua quá trình suy luận logic (lý thuyết)
và luận cứ (kiểm nghiệm thực tế)
- Điều kiện 1 hoạt động được coi là nghiên cứu khoa học:
+ Là hoạt động của con người tạo ra tri thức mới bằng cách sử dụng phương pháp khoa học
+ Là hoạt động của con người nhằm mở rộng biên cương tri thức qua các pp khoa học
+ Điều kiện mục tiêu tạo ra tri thức khoa học và phương pháp nghiên cứu

b, Chức năng nghiên cứu khoa học


 Mô tả: Là bản chất của sự vật, hiện tượng
 Giải thích: Quy luật vận động
 Dự báo: Dựa trên bản chất + quy luật để đưa ra dự đoán
 Sáng tạo: Làm ra một sự vật mới chưa từng tồn tại
c, Đặc điểm nghiên cứu khoa học
- Tính mới & sự kế thừa
- Tính thông tin
- Tính phi kinh tế: không xem kinh tế là lợi ích trước mắt
- Tính mạnh dạn, mạo hiểm
- Tính cá nhân & vai trò của tập thể

 Những đặc thù trong nghiên cứu KHXH & NV


- Tính trừu tượng
- Tính giai cấp
- Tính chỉnh thể hệ thống

d, Các loại hình nghiên cứu khoa học


- các loại hình nghiên cứu khoa học là tập hợp các công trình nghiên cứu được phân loại theo một
cách thức nhất định. Xuất phát từ sự phân chia các ngành khoa học, người ta phân chia công
trình khoa học thuộc các ngành khoa học khác nhau.
- Tiêu chí phân chia loại hình nghiên cứu:
+ PT thu thập thông tin:
o Nghiên cứu thư viện
o Nghiên cứu điền giã
o Nghiên cứu la- bo
+ Chức năng
o Nghiên cứu mô tả
o Nghiên cứu giải thích
o Nghiên cứu dự báo, thăm dò
+ Giải pháp
o Nghiên cứu lý thuyết
o Nghiên cứu thực nghiệm
+ Giai đoạn
o Nghiên cứu cơ bản
 Nghiên cứu cơ bản thuần tuý
 Nghiên cứu cơ bản định hướng
o Nghiên cứu ứng dụng
o Nghiên cứu triển khai – thực nghiệm
 Phòng thí nghiệm
 Triển khai bán đại trà
 Triển khai đại trà

3. Các loại hình nghiên cứu khoa học

You might also like