You are on page 1of 3

Bản Tóm Tắt Nội Dung

I. Dẫn nhập
Cuốn sách nhằm giới thiệu triết lý khoa học, tuy không dựa vào kiến thức chi tiết về
khoa học nhưng đưa ra một phân tích về nhiều vấn đề khác nhau (vd: quy nạp). Mục đích là
làm cho người đọc nhận thức được những câu hỏi mà họ có thể chưa bao giờ nghĩ tới, sau đó
dẫn họ đi qua một cuộc điều tra triết học, để học tự đưa ra đánh giá về các lập luận từ nhiều
phía khác nhau, thay vì chỉ dựa theo quan điểm cá nhân người viết. Do đó, có rất ít câu trả lời
được trình bày và nếu người đọc không hiểu trước đây họ đã cảm thấy hài lòng như thế nào,
thì đó là mục đích việc trình bày.
Đặt bối cảnh: Thời đại chúng ta không khác bất kì thời đại nào khác:
- Chăm chỉ để tồn tại – nguyên nhân xung đội không thể kiểm soát được.
- Nhìn thấy địa cầu mà tôi sống nhờ công nghệ - Sự hủy diệt sự sống trên hành tinh chưa
từng có (vũ khí hạt nhân, ô nhiễm môi trường).
 Dù tốt hay xấu, không có cộng nghệ nào có thể tồn tại nếu không có khoa học (lý
thuyết). Các sản phẩm khoa học -công nghệ có ảnh hưởng đến cách chúng ta sống,
cách chúng ta định hình môi trường.
Nhiệm vụ cơ bản của triết học về khoa học: trả lời câu hỏi “Khoa học là gì?”. Vạch
ra ranh giới khoa học đối với niềm tin và thực hành. Phương pháp khoa học: vấn đề trung
tâm của triết học khoa học. Triết học khoa học là triết học của khoa học tự nhiên.
THKH đối với Tri thức luận: trên thực tế chúng ta biết gì?, biện minh thỏa đáng cho
niềm tin – tri thức là niềm tin được chứng minh, tuần theo Phương pháp khoa học ( scientia =
kiến thức). THKH đối với Siêu hình học: Giải thích về điều này là gì?, trọng tâm của khoa
học là các ý tưởng về các quy luật tự nhiên, hiểu biết về tồn tại và giải thích nó.
II. Phương Pháp Khoa Học - Chương 1: Quy nạp
1. Câu chuyện của Hoài nghi
- Nội dung:
 Alice người đặt niềm tin vào giải thích khoa học, tin vào các lý thuyết sẽ được
chứng minh. Các nhà khoa học phát triển niềm tin theo phương pháp hợp lý -thay
vì được bảo. Tin vào thực nghiệm và quan sát làm chúng ta khác biệt với tôn giáo.
 Thomas đặt vấn đề hoài nghi về niềm tin – nhà khoa học kể chuyện (= tôn giáo).
Nhà khoa học tuyên bố phương pháp đảm bảo với lý thuyết nhưng không phải tất
cả đều đi đến một kết luận -họ luôn tranh cãi với nhau. PPKH = Thử sai + tuyên
truyền, vậy làm sao để chứng minh một phương pháp là lý thuyết đúng?
- Vấn đề: Ai sẽ là người hưởng lợi từ phương pháp khoa học?
 Người có niềm tin vào khoa học: điều được các nhà khoa học kể lại thì tốt hơn
niềm tin của mình vào tôn giáo. Phương pháp khoa học tạo nên sự khác biệt bởi
liên quan đến thực nghiệm và quan sát.
 Người hoài nghi hợp lý: Mỗi người đều tin rằng, bản thân không thể trực tiếp biện
minh cho chính mình (vd: niềm tin phổ biến, người khác đúng thì tôi cũng đúng).
Vấn đề nguyên nhân niềm tin của chúng ta (có tính tương đồng) – bản chất PPKH
phải tìm ra PP nghiên cứu mới thay thế cho sự phụ thuộc vào thẩm quyền tuyên
bố (Giáo hội, truyền thống).
2. Cách mạng khoa học
- Cách mạng khoa học diễn ra cào TK 16-17.Với những gì được xem là hiên nhiên đã bị
mất uy tín, đồng thời các phát triển lý thuyến về Thiên văn, vật lý, sinh học được hình
thành đưa ra những dự đoán chính xác và những công nghệ mới được phát triển.
- Thời trung cổ, triết học Aristotle kết hợp vơi các học thuyết Kitô giáo hình thành nên lý
thuyết vũ trụ luận và triết học tự nhiên (kinh viện), mang đến những tri thức không nghi
ngờ. Lý thuyết Nhật tâm của Copernicus đánh dấu cuộc cách mạng khoa học, sự đoạn
tuyệt với trung cổ với những ý tưởng mới được trình bày, tìm kiếm một phương pháp mới
đảm bảo tri thức. Một niềm tin được xem là tri thức chỉ khi nó được biện minh cách hợp
lý.
- Bức tranh vũ trụ dần thay đổi bởi các lý thuyết được chấp nhận rộng rãi:
 Copernicus (1473-1543): lý thuyết chuyển động của các hành tinh (1543)
 Johannes Kepler (1571-1630): quỹ đạo chuyển động của các hành tinh theo hình
elip.
 Newton: lý thuyết vạn vật hấp dẫn.
- Dường như hệ thống lý thuyết của Copernicus có vẻ trái ngược với trải nghiệm của chúng
ta theo nghĩa chúng ta không cảm nhận được sự tồn tại của nó. Lý thuyết khoa học dường
như mô tả thực tại khác biệt với vẻ bề ngoài của sự vật.Từ đây khơi lên câu hỏi về Siêu
hình học tìm cách mô tả sự vật “như chúng thực sự là” hơn chỉ đơn thuần chúng trông
như thế nào. Thuyết nhật tâm, dẫn đến đến sự mâu thuẫn trực tiếp với học thuyết Kitô
giáo với cách hiểu truyền thống, niềm tin vào bức tranh về thế giới cần tìm được một
cách lý giải mới.
3. Công cụ mới “quy nạp”
- Một Phương pháp khoa học – làm thế nào đề kiến thức có thể được sử dụng trong thực tế.
Đặt vấn đề trên Logic hình thức của Aristotle: tính hợp lệ có liên quan gì đến tiền đề hoặc
kết luận có tính đúng,sai hay các tiền đề và lập luận có liên quan gì đến hình thức và cấu
trúc.
 Aristotle: Logic diễn dịch – giới hạn những gì có thể biết trong phạm vi cần thiết
(kiến thức về thế giới tự nhiên) – Tiền đề phải liên quan đến thực thể. Bản chất
của tri thức đến từ trực giác cho phép ai đó nhận thức nguyên nhân sự việc, mục
đích hướng tới.
 Đánh giá: có ít vai trò của trải nghiệm giác quan trong thực tế thông qua kiến
thức vận hành. Tâm trí hiện đại (chủ nghĩa kinh nghiệm), kiến thức chỉ có thể thu
được thông qua việc sử dụng giác quan tìm hiểu về thế giới, hơn là tư duy thuần
lý.
 Bacon: PP Logic Quy nạp – nhấn mạnh hoài nghi, từ bỏ những hiểu biết đã có
đồng thời không vội đưa ra kết luận trong quá trình điều tra hiện tượng. Khoa học
gắn với thí nghiệp và thu thập dữ liệu trong điều kiện khác nhau = nhận thức luận:
chủ nghĩa kinh nghiệm.
- Tiêu cực: Quy nạp = những diễn dịch không hợp lệ/ mục đích tránh mắc sai lầm khi đưa
ra phán đoán hơn là đưa ra cách đạt được phán đoán mới. Những thứ cản trở suy luận
đúng đắn Thần tượng ( Tâm trí= ngụy biện; Bộ lac = nhận thức về trật tự đều đặn trong
tự nhiên hơn là thực tế; Hang động= điểm yếu cá nhân về điều thích-không thích, thành
kiến; Chợ = ngôn ngữ tiếp nhận ảnh hưởng đến nhận thức; Nhà hát= những hệ thống triết
học kết hợp phương pháp sai)
- Tích cực: thu thập thông tin về tình trạng cụ thể của sự vật từng bước đi đến một kết luận
chung. Quan sát điều kiện xảy xa trong thí nghiệm cho phép đặt câu hỏi dự đoán “điều gì
sẽ xảy ra nếu…?”. phương pháp thu thập dữ liệu khoa học đưa ra bằng chứng ủng hội hay
chống lại quan điểm khoa học, đảm bảo tính khách quan và không thiên vị. tìm ra điều gì
hiện diện trong mọi trường hợp, tìm ra bằng cách loại trừ chứ không phải suy đoán.
- Ví dụ: Quan sát “chuyển động giản nở” – khoa học có nhiệm vụ khám phá ra các dạng
của sự vật. nhấn mạnh nguyên nhân trực tiếp – những nguyên tắc, quy luật chi phối lên
hiện tượng trong thế giới vật chất.
- Đóng góp: khái niệm về trường hợp tiêu cực; Cách giải thích về lý thuyết khoa hcọ đặt ra
vấn đê cho những người sau.
4. Chủ nghĩa quy nạp (ngây thơ)
- Phương pháp: Quan sát (không định kiến) + quy nạp (dữ liệu giác quan) = báo cáo quan
sát  khái quát hóa.
- Tính hợp pháp theo Thuyết quy nạp ngây thơ = Quan sát trong điều kiện khác nhau (X)
+ Phát hiện đặc điểm (Y_không có mâu thuẫn với khái quát hóa) tất cả X đều có Y.
khi không ai bác bỏ thì chúng ta có quyền suy ra khái quát hóa.
- Nguyên lý quy nạp: quan sát trường hợp cụ thể + khái quát hóa  (niềm tin được biện
minh) phương pháp + quy luật lý thuyết  (suy luận) hệ quả của quy luật + dự đoán
(giải thích)
Đóng – Mở bài.
- Quy nạp là phương pháp khoa học bao gồm sự khách quan tích lũy quan sát và suy luận
quy nạp để khái quát hóa các hiện tượng
- Phương pháp quy nạp giải thích như thế nào về nhận thức dưới dạng sự vật không thể
quan sát được.

You might also like