You are on page 1of 3

LOGIC HỌC ĐẠI CƯƠNG

Câu 1: -Tên “Loogic học” có nguồn gốc từ một từ cổ Hy Lạp là “Logos” vốn có 2 nghĩa :

+Thứ nhất, là từ, lời nói, câu, quy tắc viết

+Thứ hai, là tư tưởng, ý nghĩ, sự suy tư.

Xuất hiện trong triết học cổ đại như là tổng thể thống nhất các tri thức khoa học về thế giới, ngay từ thời cổ
loogic học đã được xem là hình thức đặc thù, hình thức duy lý của triết học – để phân biệt với triết học tự
nhiên và đạo đức học (triết học xã hội)

-Ngoài ra, chúng ta còn thường dùng thuật ngữ trên để chỉ những mối liên hệ bản chất, tất yếu và khách quan
giữa:

+ Các đối tượng hoặc giữa các bộ phận trong cùng một đối tượng và nói chung để chỉ trình tự sắp xếp, thứ tự
diễn ra của chúng ở nghĩa này nó được gọi là logic khách quan

+Các ý nghĩ, các tư tưởng diễn ra trong đầu óc con người vốn phản ánh các đói tượng của hiện thực khách
quan ở nghĩa này nó được gọi là logic chủ quan. Logic học quan tâm đến nghĩa cuối cùng này của thuật ngữ
logic.

*Tư duy đúng đắn khác tư duy như thế nào?

-Tư duy là sự phản ánh gián tiếp và khái quát hiện thực khách quan vào đầu óc con người, được thực hiện
bởi con người xã hội trong quá trình hoạt động thực tiễn cải biến thế giới xung quanh.

Ví dụ: Chúng ta không phải tự nhiên biết đọc, biết viết mà cần phải có một quá trình học tập, rèn luyện chăm
chỉ, tiếp thu kiến thức. Hay ví dụ như từ thời Hy Lạp cổ đại cho đến tận thế kỷ XVI con người vẫn quan
niệm rằng Trái Đất đứng yên là trung tâm của Vũ trụ, mặt trời, Mặt Trăng và các thiên thể khác quay quanh
Trái đất . Mãi cho đến thế kỉ XVI Ni-cô-lai Cô-pơ-ni-xớt là nhà thiên văn học người Ba Lan đã đưa ra thuyết
Nhật tâm ngược với thuyết địa tâm cho rằng Mặt Trời là trung tâm của vũ trụ, các hành tinh quay xung
quanh mặt trời, Trái Đất quay xung quanh trục của nó khi chuyển động. Học thuyết này đưa ra đã gây xôn
xao dư luận lúc bấy giờ, nhiều cuộc tranh cãi đã diển ra. Một trong những người dám đứng ra ủng hộ và bảo
vệ học thuyết của Cô-pơ-ni-xớt là Ga-li-lê, sự kiện này được xem là một trong những cột mốc quan trọng
nhất trong lịch sử thiên văn, đánh dấu bước chuyển mình vĩ đại

-Tư duy sai: nguyên nhân có thể do tư duy nhận thức luôn luôn đi sau đối tượng hiện thực (do sự vật hiện
tượng luôn luôn vận động – lý do khách quan) hay do hoàn cảnh (lý do chủ quan – trình độ con người chưa
đủ để nhận thức được về đối tượng đó) -> lỗi: ngụy biện (biết là sai mà vẫn cố tình làm sai), ngộ biện (sai mà
không biết mình sai)

-Tư duy đúng:

+Tư duy phản ánh đứng 1 cách ngẫu nhiên là tư duy phản ánh phù hợp với hiện thực, chân thực hiện thực
nhưng không dựa trên 1 bằng chứng khoa học cụ thể nào cũng như không tuân thủ các nguyên tắc của nhận
thức.

+Tư duy phản ánh đúng 1 cách tất yếu: là tư duy phản ánh phù hợp hiện thực, chân thực hiện thực dựa trên
bằng chứng khoa học cụ thể hoặc tuân theo các nguyên tắc của nhận thức -> TƯ DUY ĐÚNG ĐẮN

Ví dụ: Người tối cổ trải qua quá trình lao động họ tư duy được rằng lửa có thể làm chín thức ăn không
những thế những món ăn còn trở nên ngon hơn, hấp dẫn hơn; ngoài ra lửa còn có thể sưởi ấm, đuổi dã thú và
muôn vàn công dụng khác. Nếu chỉ dừng lại ở việc tư duy rằng lửa nhiều công dụng nhưng lại phải lấy từ tự
nhiên thì họ không nắm được quyền chủ động. Vì vậy họ có tư duy đúng đắn đó là họ cần phải tạo ra lửa. Và
sự thật là họ đã thành công. Họ tạo ra lửa bằng cách ghè hai mảnh đá với nhau. Như vậy, nhờ có tư duy đúng
đắn người tối cổ đã có những bữa ăn có thể nói là “thịnh soạn” và hấp dẫn hơn.

Câu 2:
*Logic của tư duy hình thức là gì?

- Tư duy logic là tư duy có hệ thống, tất yếu, chặt chẽ và chính xác

-Logic của tư duy hình thức: là khoa học nghiên cứu các hình thức và quy luật của tư duy đúng đắn để phản
ánh về đối tượng ở mặt hình thức hay nói cách khác là để phản ánh đối tượng ở trạng thái tĩnh, đứng im
tương đối.

*Thế nào là nội dung, hình thức của tư duy?

-Nội dung của tư duy: là những tri thức khác nhau mà con người có được trong quá trình phản ánh về đối
tượng và nội dung tư duy thể hiện sự phong phú của hiện thực.

-Hình thức của tư duy: là những cấu trúc logic hay những kết cấu logic của tư tưởng trong quá trình phản ánh
về đối tượng. Hình thức tư duy thể hiện thông qua các ký hiệu logic.

*Phân biệt tính chân thực và tính đúng đắn của tư duy?

-Tính chân thực của tư duy là thuộc tính căn bản của nó thể hiện trong quan hệ với hiện thực, đó là thuộc tính
tái tạo lại hiện thực như nó vốn có, tương thích với nó về nội dung, biểu thị khả năng của tư duy đạt tới chân
lý.

-Tính đúng đắn của tư duy lại là thuộc tính căn bản khác nhưng cũng được thể hiện trong quan hệ với hiện
thực. Đó là khả năng tư duy tái tạo trong cấu trúc của tư tưởng cấu trúc khách quan của hiện thực, phù hợp
với quan hệ thực giữa các đối tượng.

Như vậy tính chân thực của tư tưởng là sự phù hợp của nó với thực tế, còn tính đúng đắn của tư duy là sự
tuân thủ các quy luật và quy tắc của logic học. Một tư duy đúng đắn chưa hẳn đã chân thực (mới chỉ phù hợp
với hình thức phản ánh) nhưng một tư duy chân thực đương nhiên phải là tư duy đúng đắn.

Vd: Mọi số chẵn đều là số chia hết cho 2

Số 524 là số chẵn

Cho nên, số 524 là số chia hết cho 2

 Kết luận này là chân thực vì cả 2 tiền đề có nội dung chân thực và kết luận rút ra đúng quy luật logic
hình thức.

Câu 3:

*Trình bày về vai trò, các chức năng của logic học?

-Vai trò: là công cụ tư duy cho việc nhận thức thế giới khách quan

-Chức năng:

+Nhận thức: giúp đạt tới những tri thức chân thực

+Thế giới quan: giải quyết vấn đề quan hệ giữa tư duy với tồn tại, tham gia hình thành thế giới quan

+Phương pháp luận: kết quả đạt được trở thành phương tiện, phương pháp của việc tiếp tục nhận thức sâu
sắc hơn về thế giới

+Tư tưởng hệ: là phương tiện quan trọng để luận chứng cho một hệ tư tưởng nhất định trong cuộc đấu tranh
với hệ tư tưởng khác, giữ chủ nghĩa duy vật với chủ nghĩa duy tâm

*Nêu rõ ý nghĩa của logic học và của việc học tập logic học?

- Nâng cấp trình độ, kỹ năng tư duy từ tự phát lên tự giác – từ tư duy theo kinh nghiệm trở thành tư du theo
quy tắc logic nghiêm ngặt

-Công cụ để sáng tạo (phát minh)


-Trang bị tri thức logic học mang lại thành công trong cuộc sống của mỗi người “Duyên nghiệp nào thì
nghiệp quả vậy”

-Kỹ năng logic được trang bị sẽ giúp hình thành văn hóa logic (ứng xử có nguyên tắc hiệu quả)

Câu 4:

*Nguồn gốc và bản chất của khái niệm?

You might also like