You are on page 1of 2

Câu Hỏi Thi Triết Khoa Học

1. Triết lý khoa học là gì? Tại sao triết lý khoa học quan trọng xét như là một phân ngành của
triết lý về nhận thức và siêu hình học?
Triết lý khoa học là một ngành nghiên cứu tiên nghiệm, khảo sát:
 Các câu hỏi mô tả về nền tảng của khoa học, liên quan đến bản chất của khoa học là gì.
 Các câu hỏi chuẩn mực về nền tảng của khoa học, liên quan đến mục đích của khoa học nên
là gì và khoa học cần hoạt động như thế nào để đạt được những mục đích này.
Khoa học là một hoạt động nghiên cứu của con người, có đối tượng là thế giới tự nhiên và các hiện
tượng tự nhiên. Nó là một công cụ do con người phát triển và sử dụng khi nghiên cứu thế giới tự
nhiên. Mục đích của khoa học là tìm hiểu thế giới tự nhiên, bao gồm việc giải thích và dự đoán các
hiện tượng tự nhiên.
Vậy khoa học cần hoạt động như thế nào?
Một số phương pháp luận được sử dụng trong triết lý khoa học:
 Quy nạp (Inductivism): Phương pháp dựa trên quan sát và bằng chứng thực nghiệm để đi
đến kết luận tổng quát.
 Tuyên bố sai lầm (Falsificationism): Phương pháp của Karl Popper, cho rằng các lý thuyết
khoa học không thể được chứng minh hoàn toàn mà chỉ có thể bác bỏ thông qua các thí
nghiệm bác bỏ.
 Chuyển đổi khuôn mẫu (Paradigm shifts): Ý tưởng của Thomas Kuhn, cho rằng khoa học
phát triển theo các giai đoạn "khuôn mẫu" thống trị, thỉnh thoảng bị gián đoạn bởi những
thay đổi đột ngột và mang tính cách mạng.
 Chương trình nghiên cứu khoa học (Methodology of scientific research programmes):
Khung khổ của Imre Lakatos, mở rộng ý tưởng của Popper bằng cách xem xét các chương
trình nghiên cứu khoa học thay vì các lý thuyết đơn lẻ.
2. Trình bày vấn đề quy nạp (the problem of induction) theo David Hume và trả lời câu hỏi
sau: Nên chăng sử dụng suy luận quy nạp để hình thành nhận thức khoa học?
3. Giải pháp đề nghị bởi Karl Popper có thể giải quyết vấn đề quy nạp hay không?
4. Trình bày ưu và nhược điểm của chủ nghĩa kiểm sai (falsificationism) biện minh bởi Popper
để giải thích sự phát triển của nhận thức khoa học.
5. Lý thuyết khoa học và quan sát của con người tương quan với nhau như thế nào trong tiến
trình hình thành nhận thức khách quan (objective knowledge)?
6. Giải thích và phê bình sự phát triển của nhận thức khoa học theo Thomas Kuhn với những
dẫn chứng cụ thể đến từ cuộc cách mạng Copernic (the Copernican revolution).
7. Theo Thầy/Sơ, nhận thức con người phát triển thế nào qua sự kết hợp giữa những khái
niệm như: (a) quan sát, (b) suy luận quy nạp, (c) suy luận diễn dịch, (d) kiểm sai, (e) thực
nghiệm, và (f) lý thuyết? Nói khác, làm thế nào một người biết mình và thế giới tự nhiên qua
những khái niệm & lý thuyết đề nghị bởi Francis Bacon, David Hume, Karl Popper, và
Thomas Kuhn?

You might also like